Chương 11
Tác giả: Kiên Nguyễn
"Tao vào được không?" Ông Lâm hỏi, vẫn đứng trước cửa.
Tôi bước lùi lại. Ông ta bước vào nhà, quay nhìn khu vườn đổ nát phía sau lưng và những mảnh vỡ tung tóe trong phòng khách với vẻ hiếu kỳ. Có vẻ như ông ta không tin ở mắt mình.
"Trời đất! Chuyện gì xảy ra vậy?" Ông ta hỏi, nhưng rồi hiểu ra ngaỵ "Chúng đến phá nhà, phải vậy không? Mẹ mày... "
Ông ta ngừng lại khi thấy bóng mẹ tôi ở cuối phòng. Khuôn mặt bẩn thỉu của ông ta đỏ lên vì ngượng. Ông ta giả lả:
"Bà khỏe không?"
Mẹ tôi đứng tựa người vào vách tường, hai tay khoanh trước ngực, dửng dưng liếc nhìn ông ta đang đứng với vẻ ngượng ngập.
Ông ta gãi đầu gãi tai. "Chắc bà nghĩ là sẽ không bao giờ gặp lại tôi phải không? Tôi cũng không biết nói sao. Tôi không đi được. Thực ra, nếu bà biết được những bất hạnh đã xảy ra cho tôi sau khi tôi bỏ mấy người ra đi thì chắc bà hả dạ lắm." Ông ta cười gượng. "Thật là một đêm khủng khiếp, tôi suýt chết hai lần, nhưng cảm ơn trời đất cho tôi thoát nạn. Nhiều lúc tôi ngạc nhiên tự hỏi không biết tại sao cái thứ khốn nạn như tôi lại được nhiều may mắn như vậy. Tóm lại, hôm nay tôi đến đây là có lý dọ Tôi đến xin bà cho tôi được trở lại. Có lẽ có một lúc nào đó, bà sẽ cần đến tôi."
Mẹ tôi vẫn lặng câm như điếc.
Giọng ông Lâm kéo dài ra đầy vẻ chán nản:
"Cũng có thể không."
"Đi ra!" Mẹ tôi nói, giọng bà bình tỉnh nhưng nét mặt chứa đầy oán ghét.
"Coi kìa." Ông Lâm nài nỉ. "Tôi biết bà đang giận, và chuyện đó cũng không trách bà được, nhưng xin bà đừng xua đuổi tôi mà chưa nghe tôi kể hết đầu đuôi. Suốt tháng qua tôi chết đi sống lại bao nhiêu lần. Tôi nghĩ là tôi không còn chịu đựng được nữa. Xin bà tin tôi khi tôi nói là tôi đã học được một bài học đắt giá. Bất cứ những chuyện sai trái nào tôi đã làm cho bà thì tôi đã phải trả một cái giá đắt rồi, trả cả vốn lẫn lời. Tội bị cướp, bị đánh đập. Và cái bọn "cách miệng" chó đẻ nhốt tôi hai tuần vì tội ngủ ngoài công viên. Trừ cái bọn đó ra, tôi nghĩ chẳng ai màng đến việc sống chết của tôi. Tệ hơn nữa là tôi đã xài hết tiền, bán cả căn cước và giấy thông hành. Ba ngày rồi tôi chưa có hột cơm nào trong bụng, vừa đói vừa mệt. Xin bà đừng đuổi tôi ra khỏi nhà, ít ra thì cũng cho tôi ở tạm vài ngày."
Mẹ tôi vẫn lặng thinh. Ông Lâm tiếp tục:
"Nếu bà thực sự muốn đuổi tôi đi thì cũng xin bà cho tôi ăn, cho tôi tắm rửa một chút. Tôi xin bà."
Mẹ tôi không có thì giờ để trả lời. Bên ngoài, chúng tôi nghe tiếng động cơ xe nhà binh, báo hiệu là ông Trần và đám công an đã đến. Qua khung cửa sổ, chúng tôi thấy những chiếc xe của họ đậu bừa bãi trên lối đi và những người công an vội vã kéo nhau vào theo con đường ngập rác xuyên qua khu vườn. Ngay khi thấy mẹ tôi, ông Trần toét miệng ra cười. Tóc ông ta láng mướt và chải tém ra phía sau trông như một cái đuôi vịt, trên vai mang một chiếc xắc cốt, một mốt của đám cán bộ Việt Cộng. Ông ta ra dấu cho toán công an đi nhanh lên, khi đến gần nhà.
Mẹ tôi quay sang ông Lâm:
"Ông muốn ở đây, phải không? Báo cho ông biết là tôi không còn là người có quyền quyết định nữa. Ông cần phải hỏi ông tạ"
"Ông tả Ai?" Ông Lâm ngơ ngác.
"Ông nhìn ra sẽ thấy." Mẹ tôi nhún vai.
Ông Lâm nhìn toán người mới tới với vẻ khó hiểu.
"Chuyện gì vậy?" Ông ta hỏi. "Tại sao công an đến nhà bà vậy? Bà đã làm gì ở đây, Khuôn?"
Mẹ tôi bước đến chào ông Trần ngay khi ông vừa mới đặt chân vào nền gạch hoa trong nhà. "Chào ông Trần, ông đến thật đúng giờ. Chúng tôi vừa mới thu dọn đồ đạc xong. Ông còn nhớ ông Lâm đây không?" Quay sang Lâm, mẹ tôi tiếp: "Ông Lâm, tôi nghĩ tôi không cần phải giới thiệu ông với ông Trần đây, nhưng có một việc ông cần phải biết. Kể từ hôm nay, ông Trần , khóm trưởng của chúng ta, sẽ là chủ ngôi biệt thự này. Vì vậy, nếu tôi là ông, tôi sẽ phải thận trọng bày tỏ lòng tôn kính của tôi đối với ông tạ"
Ông Lâm nhướng mày lên có vẻ như muốn hỏi gì nhưng không thốt được lời nào.
Cuối cùng khi nhận ra được ông Lâm, ông Trần phá ra cười, bước đến thò tay cầm lấy bàn tay phải của ông Lâm lắc lắc.
"Ồ, đừng có đực người ra như vậy." Ông ta nói. "Tôi không thay đổi dữ như vậy đâu; mà cũng có thể vì nhìn mặt ông thì biết. Nhưng ông cũng đổi khác nhiều lắm. Tôi thiếu điều không nhận ra được. Nhưng biết làm sao." Ông ta nhún vai, rồi nghiêm giọng: "Ông có con mắt tinh lắm, ông thấy tôi vẫn là người làm vườn tưới cây, ngủ ngoài nhà bếp trước đây, nhưng cái khác là bây giờ tôi là chủ mới của căn nhà này. Tục ngữ có nói: Sông có khúc, người có lúc. Và lúc này là lúc của tôi."
Ông ta hít một hơi dài rồi tiếp: "Thôi bỏ hết đi, hai người đừng có đứng chù ụ ra như vậy. Ông vẫn còn sống chung với bà ấy chớ?" Ông ta nháy mắt với ông Lâm rồi chỉ vào mẹ tôi. "Bà ấy bây giờ không còn là Bà Nguyễn, hút thuốc lá, chủ nhà băng nữa?"
Ông Lâm cố lấy lại bình tỉnh. Tuy nhiên ông Trần không đếm xỉa gì đến ông ta nữa. Ông cho tay vào túi áo, lôi ra một xấp giấy rồi quay sang mẹ tôi:
"Bà nhớ cho là tôi tốn rất nhiều công sức để tìm cái bằng khoán nhà bà ở Bộ Gia Cự Thật là một chuyện mò kim đáy biển, nhưng may mắn là tôi đã tìm được. Có một vài chỗ tôi cần bà ký tên và lăn tay ngay bây giờ, còn những chuyện giấy tờ lặt vặt khác lúc sau làm cũng được. Bà lại gần đây tôi chỉ cho coi."
Mẹ tôi bước đến bên ông ta: "Ông muốn tôi ký gì tôi cũng ký, nhưng tôi cần cái giấy chứng nhận đăng ký hộ khẩu cho gia đình. Tôi phải có nó trước khi rời khỏi chỗ này."
"Tôi hiểu." Ông ta gật đầu. "Không ai là hợp pháp cả nếu tôi chưa chấp thuận. Bà đừng lọ Tôi có đủ cả mọi giấy tờ ở đây. Chúng ta sẽ làm xong mọi thứ nội trong buổi sáng hôm naỵ"
Ông ta lôi ra một tập đựng giấy tờ màu xanh dày cộm. Ngay trang đầu một hàng chữ đậm đánh máy: "Chứng Minh Nhân Dân, Khóm 4, Hộ số 12509. Chủ hộ: Nguyễn Thị Khuôn."
"Cái số 125091 này." Ông ta kéo ngón tay thô kệch ngang trên mặt trang giấy và giải thích cho mẹ tôi "là số hộ của bà. Chúng tôi không dùng chữ gia đình vì nó có vẻ cá nhân quá, riêng tư quá. Chúng tôi coi mỗi gia đình là một hộ, giống như trong cơ thể, mỗi một tế bào là một phần tử cấu thành của thân thể. Tôi khuyên bà nên giữ cuốn sổ này như giữ mạng sống của mình. Trong thời gian chờ đợi thì đây là căn cước của bà. Đi đâu bà cũng phải mang nó theo cho đến khi nhà nước thay thế bằng một hệ thống khác tiện lợi hơn. Trong này có tên tất cả mọi người, cho nên các người đi đâu cũng phải đi chung với nhau, bất cứ lúc nào. Khi bà đến chỗ mới, không được nhận thêm bất cứ người nào, cũng không được để bất cứ người nào bỏ đi. Mỗi ngày, giới nghiêm từ 6 giờ chiều, mọi người phải ở trong nhà, bởi vì có thể có khám xét bất thường vài lần mỗi tuần. Đó là lệnh. Khi có khám xét thì công an sẽ coi theo quyển sổ này và đếm đầu người. Nếu có thêm người lạ, thì chủ hộ và người đó sẽ bị đưa đi tù khổ sai. Bà thông suốt chưa? Được rồi, bây giờ bà đọc chậm rãi cho tôi ghi địa chỉ mới của bà."
Trong khi mẹ tôi đánh vần từng chữ cái địa chỉ mới cho ông Trần thì vú Loan và cả gia đình bước vào lặng lẽ đứng nhìn.
"Có bao nhiêu người trong hộ của bà?" Ông Trần hỏi mẹ tôi.
"Thưa ông, tôi có phải tính luôn đứa bé trong bụng không?"
" Đừng có ngu như vậy." Ông ta nhướng mày lên. "Có bao nhiêu người trong hộ của bà, tính người già, người lớn và con nít. Không tính cái bụng của bà. Khi nào sanh thì bà sẽ đăng ký đứa nhỏ đó ở bệnh viện."
"Sáu người. Hai ông bà già, hai người đàn bà và hai bé trai."
Bị bỏ quên trong góc nhà từ nảy giờ, ông Lâm lên tiếng: "Bảy, kể cả một người đàn ông. Đừng quên tôi chớ!"
Ông Trần ném cho ông Lâm một cái nhìn đe dọa, rồi nạt:
"Tôi đang nói chuyện với ông hả?"
Ông Lâm đỏ mặt, đứng yên.
Ông Trần tiếp:
"Chủ căn hộ này không cho tôi biết là có một người đàn ông. Như vậy thì ông tự cho ông cái quyền được để tên vào đây. Có phải vậy không?"
Ông Lâm rán nở một nụ cười:
"Thưa ông, ông biết là tôi ở trong căn nhà này năm sáu năm naỵ Tôi cũng là một thành viên trong gia đình này giống như tất cả mọi người hiện đang có mặt tại đây, trừ ông."
"Ông có hôn thú với bà ta không?"
"Không, nhưng tôi là cha của đứa bé trong bào thai."
Đến lượt mẹ tôi đỏ mặt khi ông Trần quay sang đối diện bà: "Bà Khuôn, tôi không muốn cãi cọ với thằng điếm chảy này. Tôi để tùy bà. Sáu hay bảy người?"
"Có sáu người trong hộ tôi." Mẹ tôi trả lời chắc nịch.
Mẹ tôi định nói thêm gì đó, nhưng ông Trần ra dấu cho mẹ tôi im lặng. Đôi lông mày ông ta nhíu lại.
"Để coi." Ông ta nói. "Cái thằng dở hơi này nói cũng có lý. Không có người đàn ông nào trong hộ này, trừ người cha già của bà mà không chừng sẽ bị bắt đi học tập cải tạo vì những tội ác trong quá khứ. Mà dù cho ông ta được nhà nước khoan hồng vì tàn tật đi nữa thì hộ này cũng không có đủ nhân lực lao động. Nếu tôi cho tên hắn vào thì sẽ tăng lực lượng lao động lên gấp đôi. Ý kiến tốt, bà nghĩ sao? Mà dù bà không đồng ý với tôi đi nữa thì rồi một ngày nào đó bà sẽ cảm ơn tôi."
Như vậy là ông ta đã quyết định. Không để cho mẹ tôi có được một lời phản đối, ông ta nắn nót ghi tên bảy người vào cuốn sổ. Ngay sau khi mẹ tôi ký vào giấy hiến nhà, ông Trần trao cho mẹ tôi cuốn sổ hộ khẩu. Cho tất cả những giấy tờ còn lại vào cái xắc cốt, ông ta quay sang nhìn Loan. Ông ta ngắm nhìn vú Loan thật lâu như một nông gia quan sát đánh giá một con bò cái. Rồi ông ta lên tiếng, giọng không một chút oán ghét:
"Loan, cô năm nay mười tám tuổi phải không?"
"Dạ đúng." Vú Loan trả lời.
"Tốt, tốt lắm. Đây là cuốn sách nhỏ tôi muốn cô đọc. Cuốn sách này nói về Đoàn Thanh Niên Xung Phong, một tổ chức gồm những người trẻ như cộ Tôi đề nghị cô nên đọc, và nếu lúc nào cô quyết định muốn gia nhập, hoặc nếu cô muốn biết thêm tin tức gì thì liên lạc với người khóm trưởng của cô, hoặc với tôi. Chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp cho cộ Sự thật là tôi đã chứng kiến cô lớn lên trong căn nhà này, và tôi nghĩ là cô đã khôn lớn trưởng thành. Với xã hội mới hiện nay, cô sẽ có cơ hội tiến lên rất cao, vì đây là lúc cho những người nghèo như chúng ta đứng lên nắm lấy vận mạng của mình. Cô phải hứa với tôi là sẽ đọc cuốn sách này và làm một cái gì đó cho chính cô và cho đất nước chúng ta, thay vì cứ bám vào cái đám người hết thời này. Không có luật nào bắt cô phải chết theo bọn tư bản. Thời đại của bọn người bóc lột cô đã qua rồi, cô hiểu không?"
Rồi ông ta nhét cuốn sách vào tay vú Loan. Lúc đi ngang qua mẹ tôi, ông ta rên ư ư? một lời hát quen thuộc, đầu gục gặt theo điệu nhạc. Trong phòng kế bên, mấy người công an đang khuân đồ đạc của chúng tôi ra xe. Một tiếng đồng hồ sau chúng tôi lên xe về chỗ mới.
Tôi tựa người vào ghế nhìn lần cuối quang cảnh ngôi nhà bên ngoài cửa xe. Dưới ánh nắng mặt trời, căn biệt thự trống trơn, xơ xát đứng trơ vơ sau những bờ tường đổ nát và những giàn giây leo tàn úa. Kỷ niệm cũ lần lượt hiện ra trong óc tôi như trong một giấc mợ Tôi thấy mình chạy từ phòng này sang phòng khác, cười nắc nẻ trong khi vú Loan rượt theo sau, mái tóc mới gội của chị bay phất phơ như một giải mây, thoảng mùi gió biển. Tôi nhớ lại những buổi tiệc bất tận của mẹ tôi, những người khách khiêu vũ bên hồ bơi dưới ánh đèn rực rỡ, mùi nước hoa thơm lừng trong không khí. Mẹ tôi vẫn như đang ngồi trước gương săm soi những chiếc móng tay với suối tóc buông xỏa trên vai.
Trong lúc tôi mơ màng với những suy tưởng của mình, bên cạnh mẹ tôi đang ngồi ôm bụng trầm tự Không biết những điều mẹ tôi đang nghĩ đến có giống như tôi? Jimmy ngồi bên kia, trông nó có vẻ chẳng hiểu việc gì đang xảy ra. Nó cười với mọi người, phô hai chiếc răng cửa đã rụng, nhìn ra ngoài đường với đôi mắt ngây thơ.