watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kho Tàng Truyện Cổ Tích-96. CỐ BU - tác giả Nguyễn đổng Chi Nguyễn đổng Chi

Nguyễn đổng Chi

96. CỐ BU

Tác giả: Nguyễn đổng Chi

Ngày xưa ở làng Phan-xá thuộc Hà-tĩnh - một làng ngay sát nách con sông mà nước thuỷ triều vẫn lên xuống đều đều - có một người nghèo tên là Bu. Bu mới lọt lòng mẹ, người ta thấy dưới gan bàn chân có ba cái lông trắng, dấu hiệu của tài bơi lặn. Lớn lên quả nhiên ông lặn lội rất tài, có thể ở được lâu dưới nước. Không những có tài bơi lặn, Bu còn có một sức khoẻ tuyệt trần. Bu đi học võ với một ông thầy. Thấy là người có tài lạ, thầy truyền cho mười tám ban võ nghệ và các môn nhâm cầm độn toán. Bu không có chí làm quan với triều đình, chỉ đi lang thang hết xứ Đông đến xứ Đoài, ở đâu ông cũng có rất nhiều bè bạn.

Cho đến năm năm mươi tuổi, Bu đã đi hầu khắp sông hồ, nghe được nhiều, thấy được rộng. Sau một thời kì lang bạt, Bu lại trở về quê hương. Lúc này ông đã để râu, một bộ râu rất đẹp. Người ta bảo nhau: " Râu như râu cố Bu " . Ông bí mật chiêu mộ tráng sĩ, luyện tập võ nghệ, chia lương thực, có ý muốn lập nên một giang sơn riêng, lấy núi Hồng-lĩnh làm đồn trại. Nhờ có phép thuật và võ nghệ, ông hoạt động rất kín nhẹm. Lại nhờ có bè bạn ở các nơi làm tai mắt tay chân nên tuy ở trong núi sâu, Bu vẫn nắm được tình hình mọi nơi. Trong những năm mất mùa đói khát, mỗi lần có tin báo, Bu đem các tráng sĩ đến lấy thóc tiền của bọn trọc phú. Lấy xong, Bu đem chia cho tất cả những người nghèo khổ trong vùng. Bu làm rất kín đáo và chóng vánh, không giết chóc, không đốt phá, chỉ bắt buộc bọn chúng phải bỏ thóc bỏ tiền ra giúp mọi người. Cứ như thế, Bu đã cứu nguy cho không biết bao nhiêu thôn xóm đói khổ. Bọn nhà giàu sợ Bu mất mật, nhưng tất cả những người nghèo khổ coi Bu là vị cứu tinh. Quan quân tuy lùng bắt ráo riết nhưng chẳng kết quả gì. Đã hai lần chúng sắp tóm được Bu, nhưng một lần Bu nhảy xuống sông trốn thoát, một lần khác nhờ phép thuật của ông nên chúng mù tịt, chả còn tìm ra manh mối.

Một hôm, Bu bí mật về làng cũ thăm bà con họ mạc. Bọn hào lý đã đánh hơn thấy ông nên chúng cấp tốc đi báo huyện. Huyện sợ bắt không nổi nên vội vàng đi báo tỉnh. Biết Bu không phải là người tầm thường nên bọn quan tỉnh điểm ngay hai nghìn quân sĩ với hai con voi và hai lưới sắt đi suốt đêm về làng. Bấy giờ, vào khoảng canh năm, quân gia chia nhau vây bọc bốn phía trùng trùng điệp điệp. Bu đang ngủ. Mọi người sợ nguy đến ông nên vội đánh thức ông dạy bàn cách chạy trốn. Nhưng Bu khoát tay bảo họ: - " Cứ bình tâm! Ta sẽ có cách " . Đoạn ông hỏi thăm tình hình ở mọi nơi. Người ta cho biết là ở xóm phía Nam có một đám ma đang chuẩn bị kèn trống ra đồng. Bu bèn hướng về phía Nam trèo lên một cây cao, đứng im trên đó để nghe ngóng. Vừa khi đám ma đi qua, Bu liền tụt xuống xen vào đám đông, lấy vạt áo che mặt, kỳ thực là che bộ râu, giả bộ khóc lu loa. Thấy có đám ma, bọn lính rẽ ra cho đi. Nhưng khi ra khỏi vòng vây, Bu đã chìa bộ râu, cười lớn, bảo chúng: - " Tao là Bu đây! Chúng mày hãy nói với chủ tướng đừng có vây bọc mất công nữa " .

Nghe nói thế, quan quân xô nhau đuổi theo, nhưng Bu đã nhảy ngay xuống sông. Bọn quan tỉnh sai lấy lưới sắt giăng chặn hai đầu xông lại và cho hai con voi xuống giẫm. Nhưng chúng chỉ làm việc mệt nhọc vô ích vì Bu vốn là tay giỏi lặn, lặn luôn một mạch hàng trăm dặm, nên đã biến mất từ lâu.

Một lần khác, Bu đi một mình. Nhân trời tối, ông vào nghỉ ở một làng nọ. Một người dân trong làng có giỗ khẩn khoản mời Bu đến ăn. Chưa xong bữa rượu thì quan quân đã kéo về rầm rộ vây kín tất cả các nẻo. Người ta đưa ông đến một cái hầm kín. Trước khi xuống hầm, Bu còn làm phép để đánh lừa quan quân. Bu sai múc một bát nước, đặt lên một chiếc đũa rồi niệm chú bước qua. Lần này bọn quan quân có đưa theo một thầy độn. Khi sục sạo các nhà không tìm thấy Bu, bọn tướng bảo thầy độn bấm xem thử thế nào. Thầy độn giở phép của mình ra nhưng hắn bị mắc lừa vì bát nước, chiếc đũa của Bu, nên sau khi bấm xong, hắn ngơ ngác trả lời rằng: - " Thằng giặc ấy đã đi qua một chiếc cầu tre bắc qua đầm trốn thoát mất rồi! " . Bọn chúng tin lời, cho quân đi lùng sục các chỗ khác. Thế là một phen nữa, Bu lại thoát vòng nguy hiểm.

Một lần khác, Bu đang phát thóc cho dân một xóm gần bãi. Chia vừa xong thì quan quân đã bổ vây bốn mặt. Bu lại dược mọi người dẫn đi trốn ở một nơi kín. Nhưg trước khi trốn, Bu cũng xin một mảnh chiếc trùm lên người làm phù phép, khiến cho thầy độn của quan quân một lần nữa lại bị lừa, bảo rằng ông đang trốn ở một bụi lác ngoài bãi. Quân quân nghe lời tất cả đổ xô ra bờ sông. Bu thừa dịp lại trốn đi vô sự.

Quan quân cứ mấy lần tưng hửng như thế, chả làm gì được Bu. Còn Bu thì hết đi vùng này sang vùng khác, đến đâu cũng bí mật giúp đỡ dân nghèo và được họ che chở. Về sau không rõ Bu đi đâu.

Ngày nay ở động Dang trên núi Hồng-lĩnh còn có dấu vết cột cờ, thành luỹ và nền nhà, nền kho, tương truyền là đồn trại cũ của cố Bu [1] .



KHẢO DỊ


Phần đầu truyện này theo như một số người địa phương Hà-tĩnh kể lại, thì lúc trẻ nhà nghèo Bu phải làm nghề chăn vịt, thường đưa vịt đi ăn ở cánh đồng gần bờ sông. Cũng như truyện Yết Kiêu (số 72 , tập II ), một hôm vào khoảng nửa đêm, Bu thấy hai con trâu từ dưới nước lên bờ húc nhau. Thấy sự lạ, Bu vác gậy đánh đuổi. Khi trâu biến mất, Bu thấy có mấy cái lông dính ở đầu gậy. Biết đó là lông trâu thần, ông bỏ vào miệng nuốt, nên từ đó bơi lặn rất tài.

Về tình tiết này, trong Thiên-lộc huyện phong thổ chí [2] có một truyện tương tự, nhưng lại khác hẳn về kết cục:

Xưa có người tên là Trần Hồ làm nghề đánh cá, thường đậu thuyền ở ngã ba sông Hoàng. Một đêm nọ bỗng thấy một cặp trâu từ dưới nước lên bờ và húc nhau ở gần mũi thuyền. Ông bèn cầm gậy đánh đuổi, hai con trâu lặn xuống nước. Ông nhìn lại thấy có lông dính ở đầu gậy, liền nhặt lấy nhưng không nuốt như Cố Bu mà đeo vào nách. Từ đấy lặn xuống nước như đi trên đất liền, nhờ thế bắt được cá không biết bao nhiêu mà kể. Tiếng đồn ngày một rộng. Khi vua Lê Thánh Tông đi qua đấy, nghe tiếng ông, bèn gọi đến thử tài. Ông lặn ngược dòng vài dặm, bắt được một con cá lớn, bề ngang chín tấc, đem lên dâng vua. Sau đó, ông cho là còn bé, lại thả cá xuống sông, lặn xuôi dòng ba bốn dặm bắt được con cá thước tư. Vua khen ngợi. Lúc vua hỏi nguyện vọng, ông chỉ muốn được một khu đất riêng để phơi lưới. Vua bèn ban cho ông một nơi gần đó gọi là hồ Thám.

Về chỗ Bu che râu đi theo đám ma vượt khỏi vòng vây, có người kể: Bu bảo người ta bó chiếu lại như bó người chết, cất hai thủ hạ khiêng, một thủ hạ khác cầm đuốc đi trước, còn mình thì vác cuốc thuổng theo sau, làm thành 1 đám ma giả, rồi cứ thế tiến đến chỗ quân lính vây bọc, xin phép ra đồng chôn. Lính thấy có người chết, không cần căn vặn mà còn cho đi ngay, thế là mắc lừa Bu.

Về câu chuyện " qua cầu tre, nằm bãi lác " , trong sự tích Cố Nghinh cũng có tình tiết tương tự. Cố Nghinh (tức Nguyễn Hữu Nghinh) quê ở Vạn-phúc-đông (Đức-thọ, Hà-tĩnh), là người cuối đời Lê, khi nhà Nguyễn lên không chịu đi thi. Gia Long nghe tin cố học giỏi cho sứ triệu ra làm quan, song cố nhất định không chịu.Về sau Minh Mạng sai Nguyễn Công Trứ đem quân đi bắt. Ai cũng lo thay cho cố, song cố vẫn điềm nhiên. Một lần quân đến vây bọc, cố lấy một chiếc chiếu lác bước qua chậu nước, rồi vào nằm trong nhà, đắp chiếu ấy lên. Nguyễn Công Trứ đến, bấm một quẻ độn, nói rằng: - " Nghinh đã chạy qua một con sông, hiện giờ còn trốn trong một bãi lác " . Bèn cho quân vượt sông đi tìm. Ở bên này, Nghinh trốn thoát.[3]









[1] Theo Jê-ni-bren (Génibrel). Chuyện đời xưa mới in ra lần đầu hết và lời kể của người Hà-tĩnh.

[2] Của Lưu Công Đạo.

[3] Theo lời kể của người Hà-tĩnh.
Kho Tàng Truyện Cổ Tích
Lời Dẫn
CÙNG MỘT TÁC GIẢ
Phần thứ nhất - I. BẢN CHẤT TRUYỆN CỔ TÍCH
6. PHÂN BIỆT TRUYỆN CỔ TÍCH VỚI LỊCH SỬ VÀ VỚI TIỂU THUYẾT
II - LAI LỊCH TRUYỆN CỔ TÍCH
III. TRUYỆN CỔ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI
PHẦN THỨ HAI -
I. NGUỒN GỐC SỰ VẬT
2. SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VÔI
3. SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG
4. SỰ TÍCH CÂY HUYẾT DỤ
5. SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ
6. SỰ TÍCH CHIM TU HÚ
7. SỰ TÍCH CHIM QUỐC
8. SỰ TÍCH CHIM NĂM-TRÂU-SÁU-CỘT VÀ CHIM BẮT-CÔ-TRÓI-CỘT
9. SỰ TÍCH CHIM ĐA ĐA
10. SỰ TÍCH CON NHÁI
11. SỰ TÍCH CON MUỖI
12. SỰ TÍCH CON KHỈ
13. SỰ TÍCH CÁ HE
14. SỰ TÍCH CON SAM
15. SỰ TÍCH CON DÃ TRÀNG
16. GỐC TÍCH BỘ LÔNG QUẠ VÀ BỘ LÔNG CÔNG
17. GỐC TÍCH TIẾNG KÊU CỦA VẠC, CỘC, DỦ DỈ, ĐA ĐA VÀ CHUỘT
18. GỐC TÍCH CÁI NỐT DƯỚI CỔ CON TRÂU
19. SỰ TÍCH CÁI CHÂN SAU CON CHÓ
20. SỰ TÍCH CÁI CHỔI
21. SỰ TÍCH ÔNG ĐẦU RAU
22. SỰ TÍCH ÔNG BÌNH VÔI
23. SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT
24. GỐC TÍCH BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH DẦY
25. GỐC TÍCH RUỘNG THÁC ĐAO HAY LÀ TRUYỆN LÊ PHỤNG HIỂU
II. SỰ TÍCH ĐẤT NƯỚC VIỆT 26. SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
27. SỰ TÍCH HỒ BA-BỂ
28. SỰ TÍCH ĐẦM NHẤT-DẠ VÀ BÃI TỰ-NHIÊN
29. SỰ TÍCH ĐẦM MỰC
30. SỰ TÍCH SÔNG NHÀ-BÈ HAY LÀ TRUYỆN THỦ HUỒN
31. TẠI SAO SÔNG TÔ-LỊCH VÀ SÔNG THIÊN-PHÙ HẸP LẠI?
32. SỰ TÍCH ĐÁ VỌNG PHU
33. SỰ TÍCH ĐÁ BÀ-RẦU
34. SỰ TÍCH THÀNH LỒI
35. SỰ TÍCH NÚI NGŨ-HÀNH
III. SỰ TÍCH CÁC CÂU VÍ 36. THẠCH SÙNG CÒN THIẾU MẺ KHO HAY LÀ SỰ TÍCH CON MỐI
37. BÒ BÉO BÒ GẦY
38. NỮ HÀNH GIÀNH BẠC
39. LẨY BẨY NHƯ CAO BIỀN DẬY NON
40. BỤNG LÀM DẠ CHỊU HAY LÀ TRUYỆN THẦY HÍT
NGUYỄN ĐỔNG CHI - TRÉSOR DES CONTES VIETNAMIENS
TẬP II
III. CÁC TÍCH CÁC CÂU VÍ 41. ĐỒNG TIỀN VẠN LỊCH
42. CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
43. NỢ TÌNH CHƯA TRẢ CHO AI, KHỐI TÌNH MANG XUỐNG TUYỀN ĐÀI CHƯA TAN
44. NỢ NHƯ CHÚA CHỔM
45. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
46. SINH CON RỒI MỚI SINH CHA SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG
47. CON VỢ KHÔN LẤY THẰNG CHỒNG DẠI NHƯ BÔNG HOA LÀI CẮM BÃI CỨT TRÂU
48. CỨU VẬT VẬT TRẢ ÂN CỨU NHÂN NHÂN TRẢ OÁN
49. ĐỨA CON TRỜI ĐÁNH HAY LÀ TRUYỆN TIẾC GÀ CHÔN MẸ
[50]. GIẾT CHÓ KHUYÊN CHỒNG
51. CHA MẸ NUÔI CON BỂ HỒ LAI LÁNG CON NUÔI CHA MẸ KỂ THÁNG KỂ NGÀY
52. CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ ĐÃ ĐE HÀNG TỔNG
53. DÌ PHẢI THẰNG CHẾT TRÔI, TÔI PHẢI ĐÔI SẤU SÀNH
54. CÁI KIẾN MÀY KIỆN CỦ KHOAI
55. VẬN KHỨ HOÀI SƠN NĂNG TRÍ TỬ, THỜI LAI BẠCH THỦY KHẢ THÔI SINH
56. TRINH PHỤ HAI CHỒNG
57. KIỆN NGÀNH ĐA
58. TO ĐẦU MÀ DẠI, NHỎ DÁI MÀ KHÔN
59. NHÂN THAM TÀI NHI TỬ, ĐIỂU THAM THỰC NHI VONG
60. NÓI DỐI NHƯ CUỘI
61. CỦA TRỜI TRỜI LẠI LẤY ĐI GIƯƠNG ĐÔI MẮT ẾCH LÀM CHI ĐƯỢC TRỜI
IV. THÔNG MINH TÀI TRÍ VÀ SỨC KHỎE 62. HAI ÔNG TƯỚNG ĐÁ RÃI
63. LÊ NHƯ HỔ
64. CHÀNG LÍA
65. ANH EM SINH NĂM
66. BỐN ANH TÀI
67. KHỔNG LỒ ĐÚC CHUÔNG HAY LÀ SỰ TÍCH TRÂU VÀNG HỒ TÂY
68. THẠCH SANH
69. ĐẠI VƯƠNG HAI HAY LÀ TRUYỆN GIẾT THUỒNG LUỒNG
70. ÔNG Ồ
71. ÂM DƯƠNG GIAO CHIẾN
72. YẾT KIÊU
73. LÝ ÔNG TRỌNG
74. BẢY GIAO, CHÍN QUỲ
75. NGƯỜI Ả ĐÀO VỚI GIẶC MINH
76. BỢM LẠI GẶP BỢM
77. QUẬN GIÓ
78. CON MỐI LÀM CHỨNG
79. BÙI CẦM HỔ
80. EM BÉ THÔNG MINH
81. TRẠNG HIỀN
82. THẦN GIỮ CỦA
83. KẺ TRỘM DẠY HỌC TRÒ
84. CON MỤ LƯỜNG
85. CON SÁO VÀ PHÚ TRƯỞNG GIẢ
86. CON THỎ,
87. CON THỎ VÀ CON HỔ
88. MƯU CON THỎ
89. BỢM GIÀ MẮC BẪY
90. GÁI NGOAN DẠY CHỒNG
91. BÀ LỚN ĐƯỜI ƯƠI
92. CON CHÓ,
93. NGƯỜI HỌ LIÊU VÀ DIÊM VƯƠNG
KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
V. SỰ TÍCH ANH HÙNG NÔNG DÂN 94. CỐ GHÉP
95. ÔNG NAM CƯỜNG
96. CỐ BU
97. QUẬN HE
98. HẦU TẠO
99. LÊ LỢI
100. LÊ VĂN KHÔI
101. BA VÀNH
102. HAI NÀNG CÔNG CHÚA NHÀ TRẦN
103. VỢ BA CAI VÀNG
105. NGƯỜI THỢ MỘC NAM-HOA
VI. TRUYỆN PHÂN XỬ 106. NGƯỜI ĐẦY TỚ VÀ NGƯỜI ĂN TRỘM
107. BA CHÀNG THIỆN NGHỆ
108. CHÀNG NGỐC ĐƯỢC KIỆN
109. NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ VU OAN
110. TRA TẤN HÒN ĐÁ
111. NGUYỄN KHOA ĐĂNG
112. SỢI BẤC TÌM RA THỦ PHẠM
113. PHÂN XỬ TÀI TÌNH
114. NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TÍCH
115. TINH CON CHUỘT
116. HÀ Ô LÔI
117. MIẾNG TRẦU KỲ DIỆU
118. TÚ UYÊN
119. NỢ DUYÊN TRONG MỘNG
120. TỪ ĐẠO HẠNH HAY SỰ TÍCH THÁNH LÁNG
121. CHÀNG ĐỐN CỦI
122. NGƯỜI THỢ ĐÚC
123. SỰ TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐA HÒA
124. CON CHIM KHÁCH MÀU NHIỆM
125. CÂY TRE TRĂM ĐỐT
126. NGƯỜI LẤY CÓC
127. CÂY THUỐC CẢI TỬ HOÀN SINH
128. LẤY CHỒNG DÊ
129. NGƯỜI LẤY ẾCH
130. SỰ TÍCH ĐỘNG TỪ THỨC
131. NGƯỜI HỌC TRÒ VÀ BA CON QUỶ
132. HAI CÔ GÁI VÀ CỤC BƯỚU
133. NGƯỜI HÓA DẾ
134. THÁNH GIÓNG
135. AI MUA HÀNH TÔI
136. NGƯỜI DÂN NGHÈO
KHO TÀNG
Phần II -
138. NGƯỜI THỢ SĂN VÀ MỤ CHẰNG
139. QUAN TRIỀU
VIII. TRUYỆN ĐỀN ƠN TRẢ OÁN _140. THỬ THẦN
141. CON CÓC LIẾM NƯỚC MƯA
142. THẦY CỨU TRÒ
143. HAI CON CÒ VÀ CON RÙA
144. CÔ GÁI LẤY CHỒNG HOÀNG TỬ
145. NGƯỜI DÌ GHẺ ÁC NGHIỆT
146. LÀM ƠN HÓA HẠI
147. HUYỀN QUANG
148. TIÊU DIỆT MÃNG XÀ
149. GIÁP HẢI
150. TAM VÀ TỨ
151. BÍNH VÀ ĐINH
152. HÀ RẦM HÀ RẠC
153. ÔNG GIÀ HỌ LÊ
154. TẤM CÁM
156. PHẠM NHĨ
157. CON MA BÁO THÙ
158. RẮN BÁO OÁN
159. RẠCH ĐÙI GIẤU NGỌC
160. NGƯỜI HỌC TRÒ
161. SỰ TÍCH ĐỀN CỜN
163. QUÂN TỬ
164. CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG
165. MŨI DÀI
166. BỐN CÔ GÁI MUỐN LẤY CHỒNG HOÀNG TỬ
167. ÔNG DÀI ÔNG CỘC
168. SỰ TÍCH THÁP BÁO ÂN
170. VỤ KIỆN CHÂU CHẤU
IX - TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ NGHĨA VỤ 171. BÀ CHÚA ONG
172. ANH CHÀNG HỌ ĐÀO
173. DUYÊN NỢ TÁI SINH
174. MỴ CHÂU - TRỌNG THỦY
175. CÔ GÁI CON THẦN NƯỚC MÊ CHÀNG ĐÁNH CÁ
KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TẬP V 176. QUAN ÂM THỊ KÍNH
180. BÁN TÓC ĐÃI BẠN
181. TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI
182. Ả CHỨC CHÀNG NGƯU
183. BỐN NGƯỜI BẠN
184. NGƯỜI CƯỚI MA
185. VỢ CHÀNG TRƯƠNG
186. SỰ TÍCH KHĂN TANG
187. NGẬM NGẢI TÌM TRẦM
188. CÁI VẾT ĐỎ TRÊN MÁ CÔNG NƯƠNG
189. CHÀNG NGỐC HỌC KHÔN
190. PHIÊU LƯU CỦA ANH CHÀNG NGỐC
191. THỊT GÀ THUỐC CHỒNG
192. HÒA THƯỢNG
193. HAI ANH EM
194. CHÀNG RỂ THONG MANH
195. LÀM CHO CÔNG CHÚA NÓI ĐƯỢC
196. RỦ NHAU ĐI KIẾM MẬT ONG
196. RỦ NHAU ĐI KIẾM MẬT ONG
197. CÔ GÁI LỪA THÀY SÃI,
197. CÔ GÁI LỪA THÀY SÃI,
198. THẦY LANG BẤT ĐẮC DĨ
199. "GIẬN MÀY TAO Ở VỚI AI"
200. CÁI CHẾT CỦA BỐN ÔNG SƯ
201. HAI BẢY MƯỜI BA
PHẦN THỨ BA NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM
2. TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM
3.TÍNH CÁCH PHÊ PHÁN HIỆN THỰC
4. TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM
V. THỬ TÌM NGUỒN GỐC TRUYỆN CỐ TÍCH VIỆT - NAM
3. THU HÚT TINH HOA KHO TRUYỆN CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM
LỜI SAU SÁCH
II. BÁO VÀ TẠP CHÍ
KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM
NHÀ CỔ TÍCH HỌC NGUYỄN ĐỔNG CHI
MỘT VÀI KÝ ỨC VỀ ANH TÔI
BẢNG TRA CỨU TÊN TRUYỆN KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM