watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Miền Thơ Ấu-II - tác giả Vũ Thư Hiên Vũ Thư Hiên

Vũ Thư Hiên

II

Tác giả: Vũ Thư Hiên

Tin tức từ trong tù báo ra cho biết: bố tôi sẽ bị đi an trí.
Đó là số phận chung của những người bị tình nghi có dính líu tới những hoạt động chống lại Nhà nước Bảo hộ, nhưng là những người mà Nhà nước Bảo hộ không có đủ chứng cứ để có thể đem ra xử và kết án. Cách làm này thực dân Pháp học được của phát xít Đức. Trại an trí hay là "căng" (camp), theo cách gọi thời ấy, chẳng qua chỉ là một cái tên khác của trại tập trung (camp de concentration). Có nhiều "căng" cho tù chính trị, nhưng bố tôi sẽ bị đi "căng" nào thì chưa biết.
Tạm thời, ông bị giam tại Hỏa Lò.
Có nhiều người Hà nội chính gốc không biết lai lịch của Hỏa Lò. Phần nhiều chỉ biết nó là nhà tù, nó ở đâu, và chỉ thế thôi. Tôi biết Hỏa Lò quá sớm. Nó để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề.
Tên thật của Hỏa Lò là Lao Trung ương (Mai son Centrale). Cái công trình bằng đá hộc có bốn cạnh không đều này nằm lù lù giữa thành phố, bốn góc có tháp canh lính gác ngày đêm. Nằm sát bên nó là Tha Đại Hình, cách một con đường nhỏ. Tên Hỏa Lò là tên phố, đâu xưa kia ở phố này có nhiều cửa hàng bán Hỏa Lò đất. Nhưng cái tên phố được dành cho nhà tù lại gợi nghĩ đến một cái gì đó thiêu đốt, hành hạ bằng lửa, bằng sức nóng của thứ bếp rừng rực than hồng. Những người đã từng ở bên trong Hỏa Lò nói rằng bốn bức tường đá giăng quanh bị mặt trời hun nóng ban ngày, ban đêm tiếp tục nhả lửa vào các xà lim cá nhân tối tăm và ngột ngạt. Về mùa đông, Hỏa Lò tắt ngấm khí đá lạnh thấu xương. Nghe nói Hỏa Lò được xây dựng cùng thời với Nhà Bưu Điện, Đồn Thủy và các trại lính trong khu thành cổ. Nghĩa là khi có tín hiệu báo động, lính thủy và lính bộ của thực dân Pháp sẽ từ các trại lính xông ra đàn áp các cuộc nổi dậy, bắt được ai thì bỏ vào Hỏa Lò.
Thật là tiện.
Để được thăm bố tôi, mẹ tôi và tôi phải dậy sớm chầu chực ở chân tường bên phải cửa vào, sát đường Hàng Bông Thợ Nhuộm. Đến giờ vào thăm tù sẽ có một thầy ký ra gọi tên. Thầy ký này có vẻ mặt và dáng dấp trịnh trọng không lẫn vào đâu được, đến nay tôi còn nhớ rõ. Gầy và xanh, vận com-lê trắng, nếp là thẳng tắp, đeo kính trắng, đi đứng khụng khiệng, ông ta cao giọng gọi tên từng người được vào thăm tù theo cách riêng của ông ta:
- Le Đin Khoi!
- Tran Van Bik!
- Nguyen Thi Mai!
Cái lối gọi lơ lớ theo tiếng Pháp, không có dấu, của thầy ký làm cho nhiều người lầm lẫn. Đám đông lộn xộn hỏi nhau, quát gọi í ới, rồi bỗng ai đó chợt nhận ra người ta gọi đích tên mình chứ không phải người khác, vội tất tưởi chạy về phía cổng.
Để vào tới chỗ thăm tù, chúng tôi phải qua ba lần cửa. Không kể lần cửa ngoài cùng, bên dưới vòng cung đắp nổi hai chữ MAISON CENTRALE, còn có một cửa sắt thưa, rồi một cửa sắt nữa, nhỏ hơn, dẫn vào một hành lang quét vôi xám. Rẽ sang trái, chúng tôi rơi vào một căn phòng tối mờ, ban ngày cũng phải thắp điện. Những người đi thăm tù ngồi đợi ngao ngán trên những ghế dài.
Chỗ gặp là một tấm lưới thép chạy dài ngăn căn phòng thành một phòng nữa nhỏ hơn. Bên tấm lưới ấy, những người nhà pha (người tù) nói chuyện chõ ra với người nhà. Những mẩu đối thoại ngắn ngủi, tiếng gắt gỏng của những viên giám thị, tiếng đàn bà khóc nức nở, tất cả làm thành một tiếng ồn không dứt. Nền xi măng giội lên trần cao một lần nữa tiếng chân người sàn sạt, tiếng thì thào tiếng ho bị bịt lại của những người đang nóng ruột chờ tới lượt mình. Tất cả những cái đó đè nặng lên tôi. Tôi chỉ muốn mau mau thoát ra khỏi căn phòng này để tới với khoảng không rực nắng và thoáng đãng ngoài kia. Thậm chí tôi quên cả nỗi nhớ thèm được gặp bố, chỉ mong sao cho cuộc đi thăm này sớm kết thúc. Bầu không khí ngột ngạt làm cho đầu tôi váng vất.
Sau nửa giờ chờ đợi, tôi nghe thấy một giọng hách dịch và lạnh tanh kêu tên bố tôi.
Mẹ tôi đứng bật dậy, lật đật chạy tới tấm lưới thép, tôi chạy sau. Từ trong cửa ngách, bố tôi xuất hiện, mặt hốc hác, râu tua tủa nhiều ngày không cạo. Nhưng bố tôi cười. Trong những phút hiểm nghèo, những lúc khó khăn bao giờ bố tôi cũng cười, nụ cười làm cho người nhìn thấy yên lòng. Tôi đứng bên mẹ, ngẩng đầu lên nhìn bố. Nói chuyện với mẹ, bố thỉnh thoảng lại nháy mắt với tôi, có ý nói tôi đừng buồn, bố vẫn biết có tôi đứng đấy, nhưng vì có chuyện quan trọng phải nói với mẹ đã, cho nên bố chưa có thời giờ nói với tôi. Tôi hiểu, bố mẹ tôi dành những phút gặp gỡ hiếm hoi này để thông tin cho nhau những điều mà bên ngoài hoặc bên trong nhà tù cần phải biết, những chuyện khác chỉ là bề ngoài, để che giấu câu chuyện chính.
Viên giám thị già, tay chắp sau lưng, đầu hơi cúi, đi đi lại lại dọc theo tấm lưới thép. Bên trong, sát chỗ bố tôi đứng, một viên giám thị khác, mập lùn, vẻ mặt ngán ngẩm, ngồi trên ghế tựa, luôn đổi chân vắt lên nhau và ngáp vặt. Chung quanh, những người đến lượt gặp người nhà nói chuyện nhao nhao cùng một lúc. Phần lớn tù được ra gặp người nhà là thường phạm. Có thể phân biệt được hai loại tù: chính trị phạm có dáng trí thức, phong thái đĩnh đạc. Thường phạm không thế - trong họ dấu ấn nguồn gốc bình dân rất rõ. ở góc xa có một chính trị phạm đang nói chuyện với mẹ. Tôi nhìn thấy bà cụ tóc bạc phơ này từ khi đứng đợi ở bên ngoài, rất sớm.
Rồi cũng đến lúc mẹ tôi nhấc tôi lên cho tôi nói chuyện với bố. Tôi nhìn thấy bố rất gần. Mặt hai bố con gần chạm nhau, chỉ cách có tấm lưới.
Bố tôi gầy quá, bây giờ tôi càng thấy rõ. Lưỡng quyền nhô cao, mắt trũng sâu, đôi môi khô, nứt nẻ.
Chắc chúng nó đã tra điện bố tôi. Và ông đã rứt đứt cúc áo cắn chặt giữa hai hàm răng để khỏi cắn vào lưỡi. Những câu chuyện về mật thám tra điện thế nào tôi đã được nghe.
Chỉ cần nghiến chặt răng chịu đựng cho tới khi ngất đi là xong, những người từng bị tra điện nói thế.
- Mẹ sẽ vất vả lắm đấy, con hiểu không? - bố tôi nói, giọng xúc động.
- Con hiểu ạ.
- Con lên bảy rồi, con đã lớn.
Bố định nói tiếp điều gì, rồi lại ngập ngừng.
- Con sẽ chăm học. - tôi vội nói cho bố yên lòng.
- ừ, con phải chăm học. Nếu con học dốt, bố sẽ buồn.
- Con sẽ không chành chọe với các em.
- Phải chiều các em, bởi vì chúng nó bé hơn con.
- Vâng.
Viên giám thị mập lùn đứng lên, ngáp một cái dài. Rút trong túi áo cái đồng hồ quả quít mạ bạc bóng loáng, ông ta bật nắp, nheo mắt lại để đọc giờ, rồi đậy nắp lại đánh tách:
Hết giờ!
Cánh cửa ghi-sê được mở ra cho mẹ tôi chuyển quà vào. Mẹ tôi đột ngột ôm chặt tôi, đút vội tôi qua ghi-sê. Tôi chỉ giãy mạnh chân một cái là đã nằm gọn trong vòng tay bố. Ông ôm ghì lấy tôi, hôn khắp mặt.
- Ê, bỏ ra, không được phép!
Bố tôi hôn tôi lần cuối, và đút tôi trở lại. Viên giám thị già giằng bố tôi ra xa ghi-sê. Đôi lông mày rậm như hai con sâu róm của ông ta cau lại.
- Con về ở với cô Gái phải ngoan, con nhé!
Bố tôi dặn với. Đó là điều bố ngần ngừ mãi mới nói được với tôi.
Chắc chuyện này bố đã bàn với mẹ, nhưng tôi không nghe thấy. Mà cũng có thể ông chỉ nói quyết định của mình, đến lúc ấy mới nói ra. Không phải quyết định nào ông cũng bàn với vợ, tính ông thế.
Quyết định của bố làm tôi choáng váng. Mẹ tôi ôm chặt tôi, mắt đỏ hoe.
Bố tôi đi về phía cửa nách. Ông ngoảnh lại mất lần, kiễng chân lên để nhìn chúng tôi cho rõ hơn. ở cửa, ông dừng lại, đưa tay lên vẫy, gật đầu và mỉm cười.
Một giọng hách dịch vang lên gọi tên một người nào đó.
- Con về ở với cô Gái phải ngoan, con nhé?
Trong đầu tôi văng vẳng câu nói của bố.
Ngoài trời, nắng lóa mắt. Tôi bước theo mẹ, nhưng không còn thấy sung sướng được bước ra khỏi căn phòng tối mờ và ngột ngạt của Hỏa Lò như ít phút trước tôi còn ham muốn.



Tin tức từ trong tù báo ra cho biết: bố tôi sẽ bị đi an trí.
Đó là số phận chung của những người bị tình nghi có dính líu tới những hoạt động chống lại Nhà nước Bảo hộ, nhưng là những người mà Nhà nước Bảo hộ không có đủ chứng cứ để có thể đem ra xử và kết án. Cách làm này thực dân Pháp học được của phát xít Đức. Trại an trí hay là "căng" (camp), theo cách gọi thời ấy, chẳng qua chỉ là một cái tên khác của trại tập trung (camp de concentration). Có nhiều "căng" cho tù chính trị, nhưng bố tôi sẽ bị đi "căng" nào thì chưa biết.
Tạm thời, ông bị giam tại Hỏa Lò.
Có nhiều người Hà nội chính gốc không biết lai lịch của Hỏa Lò. Phần nhiều chỉ biết nó là nhà tù, nó ở đâu, và chỉ thế thôi. Tôi biết Hỏa Lò quá sớm. Nó để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề.
Tên thật của Hỏa Lò là Lao Trung ương (Mai son Centrale). Cái công trình bằng đá hộc có bốn cạnh không đều này nằm lù lù giữa thành phố, bốn góc có tháp canh lính gác ngày đêm. Nằm sát bên nó là Tha Đại Hình, cách một con đường nhỏ. Tên Hỏa Lò là tên phố, đâu xưa kia ở phố này có nhiều cửa hàng bán Hỏa Lò đất. Nhưng cái tên phố được dành cho nhà tù lại gợi nghĩ đến một cái gì đó thiêu đốt, hành hạ bằng lửa, bằng sức nóng của thứ bếp rừng rực than hồng. Những người đã từng ở bên trong Hỏa Lò nói rằng bốn bức tường đá giăng quanh bị mặt trời hun nóng ban ngày, ban đêm tiếp tục nhả lửa vào các xà lim cá nhân tối tăm và ngột ngạt. Về mùa đông, Hỏa Lò tắt ngấm khí đá lạnh thấu xương. Nghe nói Hỏa Lò được xây dựng cùng thời với Nhà Bưu Điện, Đồn Thủy và các trại lính trong khu thành cổ. Nghĩa là khi có tín hiệu báo động, lính thủy và lính bộ của thực dân Pháp sẽ từ các trại lính xông ra đàn áp các cuộc nổi dậy, bắt được ai thì bỏ vào Hỏa Lò.
Thật là tiện.
Để được thăm bố tôi, mẹ tôi và tôi phải dậy sớm chầu chực ở chân tường bên phải cửa vào, sát đường Hàng Bông Thợ Nhuộm. Đến giờ vào thăm tù sẽ có một thầy ký ra gọi tên. Thầy ký này có vẻ mặt và dáng dấp trịnh trọng không lẫn vào đâu được, đến nay tôi còn nhớ rõ. Gầy và xanh, vận com-lê trắng, nếp là thẳng tắp, đeo kính trắng, đi đứng khụng khiệng, ông ta cao giọng gọi tên từng người được vào thăm tù theo cách riêng của ông ta:
- Le Đin Khoi!
- Tran Van Bik!
- Nguyen Thi Mai!
Cái lối gọi lơ lớ theo tiếng Pháp, không có dấu, của thầy ký làm cho nhiều người lầm lẫn. Đám đông lộn xộn hỏi nhau, quát gọi í ới, rồi bỗng ai đó chợt nhận ra người ta gọi đích tên mình chứ không phải người khác, vội tất tưởi chạy về phía cổng.
Để vào tới chỗ thăm tù, chúng tôi phải qua ba lần cửa. Không kể lần cửa ngoài cùng, bên dưới vòng cung đắp nổi hai chữ MAISON CENTRALE, còn có một cửa sắt thưa, rồi một cửa sắt nữa, nhỏ hơn, dẫn vào một hành lang quét vôi xám. Rẽ sang trái, chúng tôi rơi vào một căn phòng tối mờ, ban ngày cũng phải thắp điện. Những người đi thăm tù ngồi đợi ngao ngán trên những ghế dài.
Chỗ gặp là một tấm lưới thép chạy dài ngăn căn phòng thành một phòng nữa nhỏ hơn. Bên tấm lưới ấy, những người nhà pha (người tù) nói chuyện chõ ra với người nhà. Những mẩu đối thoại ngắn ngủi, tiếng gắt gỏng của những viên giám thị, tiếng đàn bà khóc nức nở, tất cả làm thành một tiếng ồn không dứt. Nền xi măng giội lên trần cao một lần nữa tiếng chân người sàn sạt, tiếng thì thào tiếng ho bị bịt lại của những người đang nóng ruột chờ tới lượt mình. Tất cả những cái đó đè nặng lên tôi. Tôi chỉ muốn mau mau thoát ra khỏi căn phòng này để tới với khoảng không rực nắng và thoáng đãng ngoài kia. Thậm chí tôi quên cả nỗi nhớ thèm được gặp bố, chỉ mong sao cho cuộc đi thăm này sớm kết thúc. Bầu không khí ngột ngạt làm cho đầu tôi váng vất.
Sau nửa giờ chờ đợi, tôi nghe thấy một giọng hách dịch và lạnh tanh kêu tên bố tôi.
Mẹ tôi đứng bật dậy, lật đật chạy tới tấm lưới thép, tôi chạy sau. Từ trong cửa ngách, bố tôi xuất hiện, mặt hốc hác, râu tua tủa nhiều ngày không cạo. Nhưng bố tôi cười. Trong những phút hiểm nghèo, những lúc khó khăn bao giờ bố tôi cũng cười, nụ cười làm cho người nhìn thấy yên lòng. Tôi đứng bên mẹ, ngẩng đầu lên nhìn bố. Nói chuyện với mẹ, bố thỉnh thoảng lại nháy mắt với tôi, có ý nói tôi đừng buồn, bố vẫn biết có tôi đứng đấy, nhưng vì có chuyện quan trọng phải nói với mẹ đã, cho nên bố chưa có thời giờ nói với tôi. Tôi hiểu, bố mẹ tôi dành những phút gặp gỡ hiếm hoi này để thông tin cho nhau những điều mà bên ngoài hoặc bên trong nhà tù cần phải biết, những chuyện khác chỉ là bề ngoài, để che giấu câu chuyện chính.
Viên giám thị già, tay chắp sau lưng, đầu hơi cúi, đi đi lại lại dọc theo tấm lưới thép. Bên trong, sát chỗ bố tôi đứng, một viên giám thị khác, mập lùn, vẻ mặt ngán ngẩm, ngồi trên ghế tựa, luôn đổi chân vắt lên nhau và ngáp vặt. Chung quanh, những người đến lượt gặp người nhà nói chuyện nhao nhao cùng một lúc. Phần lớn tù được ra gặp người nhà là thường phạm. Có thể phân biệt được hai loại tù: chính trị phạm có dáng trí thức, phong thái đĩnh đạc. Thường phạm không thế - trong họ dấu ấn nguồn gốc bình dân rất rõ. ở góc xa có một chính trị phạm đang nói chuyện với mẹ. Tôi nhìn thấy bà cụ tóc bạc phơ này từ khi đứng đợi ở bên ngoài, rất sớm.
Rồi cũng đến lúc mẹ tôi nhấc tôi lên cho tôi nói chuyện với bố. Tôi nhìn thấy bố rất gần. Mặt hai bố con gần chạm nhau, chỉ cách có tấm lưới.
Bố tôi gầy quá, bây giờ tôi càng thấy rõ. Lưỡng quyền nhô cao, mắt trũng sâu, đôi môi khô, nứt nẻ.
Chắc chúng nó đã tra điện bố tôi. Và ông đã rứt đứt cúc áo cắn chặt giữa hai hàm răng để khỏi cắn vào lưỡi. Những câu chuyện về mật thám tra điện thế nào tôi đã được nghe.
Chỉ cần nghiến chặt răng chịu đựng cho tới khi ngất đi là xong, những người từng bị tra điện nói thế.
- Mẹ sẽ vất vả lắm đấy, con hiểu không? - bố tôi nói, giọng xúc động.
- Con hiểu ạ.
- Con lên bảy rồi, con đã lớn.
Bố định nói tiếp điều gì, rồi lại ngập ngừng.
- Con sẽ chăm học. - tôi vội nói cho bố yên lòng.
- ừ, con phải chăm học. Nếu con học dốt, bố sẽ buồn.
- Con sẽ không chành chọe với các em.
- Phải chiều các em, bởi vì chúng nó bé hơn con.
- Vâng.
Viên giám thị mập lùn đứng lên, ngáp một cái dài. Rút trong túi áo cái đồng hồ quả quít mạ bạc bóng loáng, ông ta bật nắp, nheo mắt lại để đọc giờ, rồi đậy nắp lại đánh tách:
Hết giờ!
Cánh cửa ghi-sê được mở ra cho mẹ tôi chuyển quà vào. Mẹ tôi đột ngột ôm chặt tôi, đút vội tôi qua ghi-sê. Tôi chỉ giãy mạnh chân một cái là đã nằm gọn trong vòng tay bố. Ông ôm ghì lấy tôi, hôn khắp mặt.
- Ê, bỏ ra, không được phép!
Bố tôi hôn tôi lần cuối, và đút tôi trở lại. Viên giám thị già giằng bố tôi ra xa ghi-sê. Đôi lông mày rậm như hai con sâu róm của ông ta cau lại.
- Con về ở với cô Gái phải ngoan, con nhé!
Bố tôi dặn với. Đó là điều bố ngần ngừ mãi mới nói được với tôi.
Chắc chuyện này bố đã bàn với mẹ, nhưng tôi không nghe thấy. Mà cũng có thể ông chỉ nói quyết định của mình, đến lúc ấy mới nói ra. Không phải quyết định nào ông cũng bàn với vợ, tính ông thế.
Quyết định của bố làm tôi choáng váng. Mẹ tôi ôm chặt tôi, mắt đỏ hoe.
Bố tôi đi về phía cửa nách. Ông ngoảnh lại mất lần, kiễng chân lên để nhìn chúng tôi cho rõ hơn. ở cửa, ông dừng lại, đưa tay lên vẫy, gật đầu và mỉm cười.
Một giọng hách dịch vang lên gọi tên một người nào đó.
- Con về ở với cô Gái phải ngoan, con nhé?
Trong đầu tôi văng vẳng câu nói của bố.
Ngoài trời, nắng lóa mắt. Tôi bước theo mẹ, nhưng không còn thấy sung sướng được bước ra khỏi căn phòng tối mờ và ngột ngạt của Hỏa Lò như ít phút trước tôi còn ham muốn.
Miền Thơ Ấu
Lời nói đầu
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII + XVIII
XIX
XX
XXI