watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Miền Thơ Ấu-XVII + XVIII - tác giả Vũ Thư Hiên Vũ Thư Hiên

Vũ Thư Hiên

XVII + XVIII

Tác giả: Vũ Thư Hiên

Cô Mỹ nói với cô Gái:
- Chị cho cháu ở lại mấy ngày, em cho nó xuống bể. Cho nó đi chơi một thí, cho rộng tầm con mắt.
Bể đây tức là biển, gọi theo cách người quê tôi. Quê chồng cô Mỹ cách biển không xa. Nếu đi thuyền theo một con ngòi, mà người ta gọi phóng đại lên là sông, thời mất đúng một đêm. Khi có nước ròng đi còn mau hơn. Tôi thường theo anh Lịch ra bơi ở con ngòi này, nước đục ngầu phù sa và hai bên bờ chi chít lỗ cáy. Cá biển, tôm biển ngược con ngòi này lên chợ Cầu (chợ làng bác Mỹ) vẫn còn tươi. Nhìn những mẹt hải sản ê hề - những con cá thu béo lẳn, những con cá chim to bè nằm chen lấn với những con cá khoai trong như thạch, những đống tôm từ dưới thuyền đổ lên ngồn ngộn, cùng với những con mực trắng và không biết bao nhiêu loại cá loại tôm khác làm tôi hoa mắt. Tôi hình dung một biển giàu có, hào phóng với con người ở đó người ta không bao giờ coi một xâu cá rô ron là một niềm vui không bao giờ cảm thấy hạnh phúc nằm trong một bát canh sung nấu với vài con mương nhép.
- Xuống bể, tớ với mình đi tắm, khoái lắm - anh Lịch nói với tôi.
- Hai đứa không được đi tắm một mình - cô Mỹ ra lệnh - Đi đâu phải có người nhớn.
Người nhớn mà chúng tôi có trách nhiệm vâng lời là một ông lái buôn nồi đất, một ông hàng nồi. Ông cất hàng ở các lò xa, mãi gần tỉnh lỵ, bán hàng ở các chợ biển. Hết hàng ông quay về làm chuyến khác. Con đường ông đi, bằng chiếc thuyền gỗ cũ kỹ đã vá víu nhiều chỗ, chạy qua nhà cô tôi. Tôi phải chờ đợi cả tuần lễ mới gặp ông. Đó là một người đàn ông đã đứng tuổi, tóc đã lốm đốm sợi bạc, ít nói, cử chỉ chậm chạp nhưng chắc chắn. Ông cho thuyền đi bằng cách lao con sào xuống nước rồi tì vai vào đầu sào, cúi đầu xuống mà đi rất chậm từ mũi xuống lái. Không bao giờ ông lao sào hai lần.
Ông hàng nồi tới, ăn bữa cơm mời ở nhà cô tôi, lẳng lặng nghe lời cô tôi dặn dò rồi dẫn chúng tôi ra sông. ở đó ông kẹp chúng tôi mỗi đứa một bên nách bước xuống tấm ván bắc chênh vênh, và thả chúng tôi xuống thế giới nồi niêu và tiểu sành của ông.
Thuyền của chúng tôi đi giữa hai bên đồng lúa ngút tầm mắt, thỉnh thoảng lại gặp một thôn xóm sầm uất với những cây cầu tre bắc ngang. Mùa nước dâng, mui thuyền không chui qua được những cây luồng bắc giữa cầu, ông lái phải dừng thuyền, bà vợ nhảy lên bờ, nhấc một đầu luồng lên, thuyền qua rồi lại nhảy xuống. Công việc nhấc cây luồng ấy rất thú vị đối với chúng tôi bởi cái sự được nhảy lên nhảy xuống chứ không phải ngồi bó gối cả ngày dưới thuyền, nên chúng tôi tình nguyện làm thay bà vợ cũng ít lời của ông. Lúc đầu ông hàng nồi còn sợ chúng tôi ngã xuống ngòi, nhưng thấy chúng tôi nhanh nhẹn và nhảy nhót nhẹ nhàng như những con khỉ con, ông bằng lòng. ở đoạn đường đông làng mạc, ông cho phép chúng tôi đi bộ song song với thuyền.
Đi bộ cũng thích lắm. Chúng tôi gặp không biết bao nhiêu cái lạ mắt. Những người đàn ông mình trán trùng trục da đỏ như đồng hun, choãi hai chân, người ngửa hẳn về phía sau, chăm chú bện những sợi chão rất lớn một đầu cột vào cọc lim. Khi cuộn lại những sợi dây đã bện xong vào hai thanh gỗ bắt chéo, hai tay họ đánh vòng đuổi nhau như múa. Những người đàn bà chẻ những nan cót mỏng tang như giấy. Những tấm cót phơi mình trên cỏ trắng lên một màu trắng ngà, trông xa như một con đường nhỏ, sạch và đẹp kỳ lạ, chạy dài từ đầu xóm tới cuối xóm. Những cô gái se tơ để dệt lưới quay vè vè những cái sa đặc biệt không giống các loại sa tơ khác. Các cô nhích từng bước một, tay không lúc nào ngừng quay, cùng với những hàng sợi song hành mỗi lúc một xăn. Tiếng sáo diều đi theo chúng tôi ở mọi đoạn đường, những cánh diều nâu và. đen không ngừng chao đi chao lại nô rỡn với nhau trên bầu trời xanh ngắt. Diều lên rộn ràng nhất vào lúc trời chiều. Sáo vùng này đặc biệt đông đúc và nhiều loại, nhưng phần lớn là sáo ro, thứ sáo phổ cập trong trẻ nghèo. Cũng có những diều lớn hơn mang sáo bộ, tức là ba bốn sáo hoặc nhiều hơn trên một giá. Thành thử, tiếng sáo vi vu không tắt tới tận khuya. Khi trời tối hẳn, ông hàng nồi mời chúng tôi xuống thuyền ăn cơm.
Ông không chống sào nữa mà ngồi bên tay lái, cánh tay trái hờ hững đặt lên trên thanh gỗ đã lên nước bóng nhãy. Bên trên chúng tôi là bầu trời sâu thẳm, lấp lánh sao. Bữa cơm nhà thuyền gồm cá câu được trong ngòi, rau mua chợ bên đường, tất cả đều tươi, rất ngon miệng. Nhà thuyền không có chạn để thức ăn, người nhà thuyền không ăn món nào để lưa cữu. ăn xong thì sẩm tối. Ông hàng nồi thấy cần phải làm vui cho chúng tôi, ông sợ chúng tôi buồn:
- Các cậu có biết cách người ta nhìn trời xem sao mà biết được nước lên nước xuống hay không? Sao thì ở tít tắp trên kia, vậy mà nhìn nó lại biết con nước dưới đất, mới lạ. Các cậu nhìn lên kia, đấy, có thấy sao con vịt không?
- Đâu, con vịt đâu?
- Làm gì có con vịt. Là những ông sao kia kìa, đấy! Có giống con vịt không?
- Cháu chả thấy giống, có phải mấy ông sao gần nhau thành cái đường cong cong kia không, ông? - tôi chỉ tay, hỏi.
- Đúng đấy. Gọi là con vịt là do mình hình ra như vậy, là nói nó ang áng như vậy thôi, chứ đâu nó có giống con vịt thật. - Ông nói chậm, như thể khó nhọc vì tính ít nói của mình - Vậy, các cậu ạ, bao giờ cái đầu con vịt áp với sông Ngân, thức thị cái dải sao chi chít sang sáng kia kìa, như hôm nay, là nước lên. Nước lên thì vịt phải vào gần bờ môi kiếm được con tôm con tép. Nước mà xuống, sông cạn thì cái đầu nó xa ra khỏi dải Ngân hà, tựa nó phải kiếm cái ăn ở giữa sông. Nhìn quen, có quên ngày cũng biết được hôm nay mấy con nước.
- Con nước là con gì hả ông?
Ông giảng giải cho tôi thế nào là con nước. Giọng đều đều ông kể như lần giở từng trang sách. Giống bác Hai Thực, ông có một cuốn sách thú vị về bầu trời, về những chòm sao, những ngày nước lên nước xuống, những quầng những tán của trăng, từ đó ông có thể biết trước thời tiết và nhiều cái khác nữa.
- Tôi buôn nồi thế vầy đã lâu lắm. - Ông nhẩn nha kể về nghề mình, mắt ưu tư nhìn về phía mũi thuyền - Mà chỉ độc buôn nồi thôi, không buôn giống gì khác. Đi buôn, ai chả bảo để lấy lãi, phải không nào? Vậy mà không phải thế cả đâu. Tôi khác, tôi đi buôn là vì cái tính tôi thích đi đây đi đó, các cậu ạ. Ngồi một chỗ cuồng cẳng lắm. Lại nữa, tôi mê cái nghề gốm này. Cậu Thư tính tò mò, cậu mà được xem cậu cũng mê luôn. Tài lắm kia, cậu ạ. Từ hòn đất người ta vật đi vật lại cho thật nhuyễn, thật mịn, thật dẻo, đưa lên bàn xoay, thoắt cái hòn đất đã thành vại thành chĩnh, thành nồi thành chum. Bà nhà tinh lắm, đố có bịt được mắt bà. Gõ vào cái nồi một tiếng, nhiều là hai tiếng, bà phân biệt ngay tốt xấu. Cái tiếng nồi, nghe được nó phải là giỏi. Có nhiều khi đun vài bận mới biết nồi có vết nứt. Xem nồi cũng như xem tướng con người ta, y vậy. Chọn đúng cái nồi, dùng cả đời người không hỏng. Chọn sai, non.thì dễ bục, già thì dễ rạn, phí tiền thì ít, bực mình thì nhiều. Bà nhà mà cả cũng riết róng phải biết, nhưng tôi biết, bà mà cả cho phải phép, ai mua mà không cả, nhưng bà biết tôi buôn toàn loại tốt, giá có nhỉnh hơn hàng khác thật, cơ mà đáng đồng tiền. Lại nữa, biết cách dùng thì nồi đất chẳng kém gì nồi đồng, có khi còn hơn. Nấu cơm gạo tám mà nấu nồi đồng thì bì thế nào được với nồi đất, vầng cháy của nó nhai đã ròn thì chớ mà còn đáo để là ngon, ăn đến đâu khoái đến đó. Rim cá cũng phải nồi đất mới hay...
Ông say sưa với câu chuyện nồi của mình. Gió biển vuốt ve chúng tôi. Chúng tôi ngủ lúc nào không biết.
Gần sáng, ông hàng nồi đánh thức chúng tôi dậy. Đàng lái bập bùng ánh lửa, bà hàng nồi nấu cơm sáng.
Tôi nằm vắt mình qua mạn thuyền, vục nước lên rửa mặt. Những giọt nước rơi xuống cháy lên những đốm lửa xanh lục. Tôi té nước - hàng loạt đốm lửa như vậy lại hiện lên trong nước đêm, bên cạnh những vì sao bị vỡ vụn. Trò chơi cuốn hút tôi. Nhưng những đốm lửa nhạt dần. Chúng mất hẳn khi nước sông đã sóng sánh trong ánh bình minh nhợt nhạt. Cũng lúc đó tôi nghe thấy một âm thanh kỳ lạ, tường chừng rất nhiều thôn xóm quanh chúng tôi thức dậy cùng một lúc và đang hối hả xay thóc. Tôi quay mặt lại hỏi ông hàng nồi.
- Cái gì vậy ông?
- Bể đấy?
Ông nói, giọng tự hào như khoe một vật quí, của riêng mình.
Lát sau, tiếng ầm ì to dần lên, nghe trong đó như có tiếng cả một đàn chó lớn gầm gừ.
- Bể nó kêu, hả ông? - tôi hỏi.
- Không phải, sóng đấy!
Anh Lịch tôi vẫn ngủ say sau khi chuyển chỗ. Anh ngủ nhiều. Những người ngủ nhiều thường ngủ qua mất nhiều điều thú vị.
Những vì sao cuối cùng đã tắt ngấm trong màu xanh mỗi lúc một sáng thêm. Những đám mây lớn bùng cháy trên bầu trời và ở đôi nơi, chúng giống như những mảng xà cừ khổng lồ. Gió biển mát đến rùng mình. Sương đêm làm cho ván thuyền sẫm lại. Ngoài tiếng biển ra, không còn tiếng gì khác.
Thuyền của ông hàng nồi cập bến chợ biển. Sau khi gánh nồi lên cho vợ bán, ông dẫn chúng tôi ra gặp biển.
Trước mặt tôi, qua những mô đất và cồn cát lơ thơ cỏ gai, đột khởi một bức tường vĩ đại màu hung đỏ, trên đó giăng hàng loạt dải bông tơ màu trắng.
- Bể này gọi là bể Bạch Long, - Ông hàng nồi giới thiệu - vì sóng nhiều, trông tựa vảy một con rồng trắng. Cậu thấy có giống không?
Tôi có trí tưởng tượng nghèo nàn, tôi không thấy con rồng trắng ở đâu.
Anh Lịch không có ý kiến. Nói chung, anh ít quan tâm tới mọi cái. Lớn hơn tôi một hoặc hai tuổi, anh biết nhiều hơn tôi, nhưng đối với cái gì anh cũng dửng dưng, không có gì làm anh chú ý, cũng chẳng có gì làm anh ngạc nhiên, y như thể anh đang sống lần thứ hai trên mặt đất.
Càng đến gần biển thì bức tường càng thấp xuống, nằm nghiêng nghiêng như một đồng chiêm bao la ngập nước không thấy đâu bờ bến. Tôi lặng đi trước cảnh tượng hùng vĩ. Những cảm xúc hỗn độn, không có tên, tràn ngập tâm hồn bé bỏng của tôi. Trong lòng tôi mang mang nỗi bồi hồi của sự chờ đợi một cái gì, cái gì ấy sẽ đến với tôi, không phải ngay hôm nay hay ngày mai, nhưng nó sẽ đến, nhất định sẽ đến. Dường như biển đang nói với tôi lời tiên đoán về cuộc đời tôi, mà tôi thì lại không hiểu.
Tôi cởi quần áo, đi những bước rụt rè về phía những con sóng đang chạy đuổi nhau vào bờ. Biển giang cánh tay mát rượi đón tôi vào lòng, vuốt ve tôi, tung tôi lên rồi nghịch ngợm đưa tôi ra xa.
- Vào ngay, chết giờ? - anh Lịch hét lên.
Từ trên bờ, ông hàng nồi cứ để nguyên quần áo hấp tấp chạy xuống. Tôi nhìn thấy ông đung đưa trên mặt nước biển đúng vào lúc một con sóng lớn ập tới, đẩy tôi ngã xuống rồi cắp lấy tôi mang đi. Tôi uống một lúc mấy ngụm nước chát, sặc sụa.
Ông hàng nồi đã túm được tóc tôi, rồi quắp lấy tôi, giằng tôi ra khỏi tay biển và đưa tôi lên bờ. Tô lử lả ngồi bệt trên cát. Ông hàng nồi cởi quần áo cho tôi, vắt kiệt nước rồi bắt tôi mặc vào. Vừa làm việc đó ông vừa cằn nhằn:
- Đã bảo cậu không được tắm, mà cậu cứ tắm. Lại còn giỡn sóng nữa chứ. May mà tôi vớt kịp...
Cuộc gặp gỡ không êm dịu với biển, tuy nhiên, không làm tôi sợ nó. Ngược lại, cuộc gặp gỡ ấy đã đem lại cho tôi một tình yêu suốt cuộc đời đối với biển, cũng như với những khoảng không bao la.
Nhưng cuộc gặp gỡ với biển đồng thời cũng làm tan vỡ trong tôi hình dung về cuộc sống no đủ và sung sướng ở những người sống bên biển.
Chúng tôi theo thuyền của ông hàng nồi đi tới bốn năm chợ biển. ở đâu cũng tôm cá ê hề, đủ loại, nhưng ở đâu tôi cũng gặp những con người rách rưới, với nét mặt cam chịu, ủ ê, chẳng khác gì ở quê tôi.
- Cái số con người ta nó vậy. - Ông hàng nồi trả lời khi tôi hỏi - Người số sướng thì vẫn sướng, người số khổ thì vẫn khổ ở đây cũng khối người giàu đấy, cậu ạ. Người nghèo đi biển kiếm được con tôm con cá về phải bán ngay tại bãi cho người giàu. Họ trường vốn mà, cậu. Đã giàu lại càng giàu thêm. Còn người nghèo thì làm sao giàu lên được khi vớ được cái gì cũng phải bán tống bán tháo ngay để đong gạo. Biển lặng thì chớ, biển động mấy ngày liền là đói. Lại còn cái tang ra khơi rồi gặp bão, khối người không về... ở ven biển, những người đàn bà chít khăn trắng cũng nhiều chẳng kém gì ở quê tôi. Thì ra, biển cũng chẳng hào phóng. Để giành giật miếng ăn từ lòng biển, cũng như từ lòng rừng, người ta phải trả giá không thấp, có khi bằng cả tính mạng.
Ngày cuối cùng trong chuyến đi biển của tôi, tôi đã thấy biển trong cơn thịnh nộ. Những đợt sóng cao như những bức tường thành khổng lồ dâng lên ở chân trời. Sóng đập vào bờ làm thành những tiếng nổ rền. Tôi chỉ dám đứng từ xa mà nhìn. Bầu trời thấp và nhiều mây, những đám mây xám, cau có, ảm đạm; chúng biến dạng nhanh chóng với những đường viền rách rưới.
Anh Lịch kéo tôi về ngôi nhà tranh nhỏ bé, nơi chúng tôi ngủ đỗ. Ông lái không để cho chúng tôi ở dưới thuyền trong cơn bão. Con thuyền đã hết hàng vật vã trên mặt nước xám đục. Nó được cột chặt bằng mấy sợi dây chão lớn. Ông hàng nồi vẫn chưa yên tâm. Chốc chốc ông lại chạy ra xem con thuyền của mình, lo lắng cho nó như thể nó là một sinh vật yếu đuối, cần được ông che chở. - Nước lên quá thể. - Ông chủ nhà ngồi xếp bằng tròn trên phản, đứa con chốc đầu ngủ nghẹo trong lòng, ngao ngán nhìn ra ngoài trời, nơi hàng tre xơ xác vặn mình, rạp hẳn xuống đất - Cứ thế này thì chẳng còn nề muối nào nguyên vẹn, cơ khổ.
- Năm nay bão sớm. - Ông hàng nồi nói.
- Mà dữ quá. - Ông chủ nhà nói thêm.
- Thật vậy - Ông hàng nồi đồng ý - Quái, ai đi ngoài kia thế đang cơn bão?
- Có cái kho tạm mới cất bị bung vách, mấy người đi kiếm hạt muối đấy. Gặp Tây Đoan thì chết.
- Chúng nó ác quá. Người làm ra muối mà mang vài nắm về cũng bắt, cũng đánh.
- Vậy đấy, chẳng bao giờ hết khổ đâu. Tối đến, tôi ngồi đọc kinh với nhà chủ. Gió rú rít bên ngoài ngôi nhà chốt chặt mọi cửa.
"Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu...", tiếng đọc kinh đều đều, buồn bã đắm chìm trong tiếng gió. Trong bóng đêm, biển vẫn lồng lộn, gào thét.
XVIII
Một tai họa khủng khiếp bất ngờ giáng xuống cô Gái. Tôi đang lúi húi vót nan cho cái lồng bẫy chim khuyên ở thềm thì nghe trong buồng, cô tôi kêu thất thanh:
- Giê-su?
Tôi quăng dao, chạy vào. Cô tôi ngồi bệt trên giường, mặt méo xệch, miệng muốn kêu gì mà không kêu được, chỉ động đậy hàm dưới. Trong bóng tối, tôi thấy mặt bà bệch ra, nhợt nhạt.
- Cô ơi cô làm sao vậy cô?
Tôi chồm lên giường, ôm chầm lấy bà. Cô tôi nhìn tôi ngỡ ngàng, như thể bà không nhận ra tôi. Rồi trấn tĩnh lại được bà bỗng cuống quít xua xua hai tay:
- Ra, ra ngay ngoài kia!
Tôi sợ hãi lùi dần ra phía cửa buồng, mắt không rời bộ mặt đau đớn, kinh hoàng và ngây dại của cô tôi.
- Cô ốm hay làm sao, cô?
Cô tôi gắng gượng đứng lên, lập cập bước xuống đất, lẳng lặng đẩy tôi ra, khép chặt cửa buồng lại.
Tôi đứng sững bên ngoài, nghe tiếng cô Gái dấm ngực thùm thụp, tiếng khóc nghẹn ngào, tiếng kêu xuýt xoa của người bị đau:
- Giê-su! Giê-su? Giê-su?
Không suy nghĩ, tôi lao sang cô Oanh. Tôi không sang gọi cô Nhung bởi tôi biết tính cách mềm nhũn của cô. Cô Nhung sẽ hốt hoảng cùng kêu tên Chúa nhiều lần với cô Gái, nhưng làm điều gì hơn thế cho cô Gái thì cô chịu. Cô Oanh hối hả sang ngay. Nhưng hối hả thì hối hả, bà cũng còn phải xoa chút dầu Nhị Thiên Đường lên mũi đã.
Đó là thói quen cố hữu của bà, mỗi khi ra khỏi nhà bà phải xoa dầu và choàng khăn.
Tôi chạy về trước, đập cửa buồng báo cho cô Gái biết cô Oanh sắp sang. Bà kêu Giê-su một lần nữa rồi quát ra:
- Thằng quỷ, ai bảo mày gọi cô sang! Ai bảo?
Cô Oanh đã lật đật sang tới nơi.
- Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bà làm sao vậy?
- Em bị cảm xoàng thôi mà. - cô Gái đáp vọng từ trong buồng ra - Cháu nó thấy em rên, nó hãi...
- Nó bảo có dễ bà ngã hay là trúng phong... Không việc gì hả?
- Thưa chị, không. Em vừa xoa dầu, người chỉ ngây ngấy rét.
- Phải xoa cả hai bàn chân nữa. Để tôi hái nắm lá cho bà xông.
Chị cho em một nắm. Cái giống cảm mạo thế này, xông được cái là nhẹ liền.
- Bảo cháu đun nước cho cô.
- Thưa chị, vâng.
- Mài ít quế Thanh ra mà uống. Nhà còn không hay để tôi mang sang cho. Quế cũng hay đáo để.
- Thưa chị, vâng.
Cô Oanh về. Lát sau, bà gọi tôi sang lấy lá xông. Bà hỏi kỹ tôi có thật tôi nghe cô Gái khóc không, còn việc cô tôi kêu Chúa liên hồi bà không quan tâm. ở làng tôi khi bị chó đuổi người ta cũng kêu tên Chúa.
- Lạ nhỉ, cảm thì việc gì mà khóc? - cô Oanh thắc mắc.
Tôi mang nắm lá về, đang định xuống bếp để cho vào nồi nước thì cô Gái ló ra ngoài cửa buồng:
- Vào đây!
Tôi len lét bước vào. Tôi sợ cô tôi sẽ trị tội tôi về chuyện láu táu sang gọi cô Oanh, bà vẫn thường rủa tôi là đồ "nhanh nhảu đoảng, thật thà hư. Nhưng cái phất trần vẫn treo ở nhà ngoài, tôi không thấy bà cầm nó trong tay.
- Cháu vào đây! - cô Gái nghẹn ngào bảo tôi - Vào đây, cháu. Ngồi xuống đây với cô. Cháu nhìn xem này, mối xông hết mất rồi!
Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhìn thấy đống giấy bạc tung tóe trên giường. Khi tay tôi đụng vào những tờ giấy, chúng vụn ra. Từ đống giấy xông lên mùi giấy bạc mới quen thuộc và mùi đất ẩm. Tôi đã biết sức mạnh tàn phá của những con vật bé nhỏ tưởng chừng hiền lành này. Chúng đã ăn ruỗng nhiều chỗ trong ngôi nhà ông bà tôi, còn dữ tợn hơn cả mọt, bởi vì chúng phá phách với tốc độ vô cùng kinh khủng. Hôm nay, bức vách còn nguyên vẹn, không để ý mai đã bị đục ruỗng. Cô Gái cẩn thận kê bốn chân hòm gian lên bốn cái bát canh loại lớn đổ đầy nước. Một miếng giẻ rơi xuống đã thấm hết nước trong bát, làm thành cái cầu cho mối leo lên.
Cô Gái như người mất trí, hai tay bà quờ quạng trên những tờ giấy tan nát:
- Cô mất hết rồi, cháu ơi? cô đã giành dụm bao nhiêu lâu mới được từng đây, mà hết...
Tôi chẳng biết làm gì hơn, tôi ôm lấy bà cô tội nghiệp của tôi, lấy bàn tay bé bỏng vuốt trên lưng bà, trên cánh tay xương xẩu của bà.
- Cô chết mất, cháu ạ. Lạy Chúa tôi, sao người để con khốn khổ thế vầy? Con làm gì nên tội, lạy Thánh Mẫu Đồng Trinh? Tiền này bác Linh, bác Thông, bác Trác, bố cháu gửi cho cô đấy, tiền của cô dành dụm bao nhiêu năm đây, để cô trông nom nhà cửa đây, vậy mà nước lã đổ ra sông ráo, cháu ơi!
Bà vừa kể lể vừa lẩn thẩn chắp những đồng bạc rách lại với nhau rồi tuyệt vọng quăng chúng xuống đất. Dưới chân giường chẳng mấy chốc trắng xóa giấy bạc nát.
- Mà cô dành dụm cho ai? Để cho chúng mày chứ còn để cho ai, mày với lại thằng Hiếu, chỉ có hai đứa là yêu cô, muốn ở với cô. Cô nghĩ, chúng mày lớn lên đã có tiền đây tu bổ cửa nhà, giữ lấy mảnh đất tổ tiên, Lạy Chúa tôi, sao Người không rước con đi mà lại để con đến nông nổi này? Sao Người ác với con làm vậy?
Bà đâm ra nói nhảm. Trong cơn đau, bà oán cả Chúa mà bà dốc lòng thờ phượng. Tôi vuốt lưng bà, nghĩ rằng nếu tôi có phép lạ, tôi sẽ làm ra một đống tiền mới to hơn nữa để bà thôi đau đớn. Tôi không chịu được bất cứ nỗi đau đớn nào mà tôi phải chứng kiến, dù nó phải hay nó trái.
- Công của cô bao nhiêu năm trời thành công dã tràng, bà tiếp tục kể lể - rồi cô cháu mình đến đi ăn mày, cháu ơi? Thế là hết, hết sạch, sao mà tôi khốn khổ thế vầy? Tôi buông cô Gái, nhanh nhẹn chui vào trong hòm gian. Không, bà không thể hết sạch được, bà còn cả một gói lớn bạc hoa xòe rất cứng đối với răng của những con mối tệ hại, bà còn nhiều thứ nữa mà chúng chưa kịp đụng đến. Đống bạc mối xông đã làm cho bà quẫn trí.
Tôi lục tung hòm gian, quẳng ra ngoài những công trình phá hoại khác của lũ mối mà bà chưa biết: lá cờ thêu hình Đức Mẹ ẵm Đức Chúa Giê-su Hài Đồng, bức màn gió bằng vải hoa, mấy chiếc áo dài cô tôi ít dùng tới và mấy cái quần lĩnh mới may. Cô Gái đỡ lấy chúng, soi về phía cửa sổ để nhìn cho rõ hơn những vết mối ăn lỗ chỗ, những mảng thủng lớn, rồi tàn nhẫn quẳng xuống đất, kể cả Đức mẹ bị vỡ ngực và Đức Chúa Giê-su chỉ còn nửa mặt. Nhưng lũ mối mới hoành hành bên trái hòm, đúng như tôi dự đoán. Chúng chưa kịp phá nát những gì xếp ở bên phải. Tôi chuyển ra cho cô tôi những bộ quần áo nguyên vẹn của ông bà tôi, của cô tôi. Đến khi tôi bốc cả gói bạc hoa xòe chỉ bị mối xông mấy lần vải bọc đưa cho bà thì bà tỉnh hẳn lại:
- Lạy Chúa tôi lòng lành chẳng cùng! - bà kêu lên, mừng rỡ - May, còn được chỗ này!
Thì ra đúng là cô tôi không nghĩ đến độ cứng không răng động vật nào có thể gặm nổi của kim loại. Bà đứng lên, thò hẳn đầu vào trong hòm gian, cổ vũ tôi tiếp tục cuộc khảo sát. Hóa ra, lũ mối chưa đụng đến một bọc giấy bạc năm đồng. Chui ra ngoài, tôi phát hiện thêm là số bạc hào đã tan nát hết, nhưng số bạc giấy một đồng còn nhiều tờ có thể cứu vãn - mối chỉ ăn lẹm một số tờ ở rìa, có tờ bị đứt đôi thì lại đứt rất ngọt, có thể dán khéo lại mà người ta không biết. Cô tôi tỉnh hẳn người, bà vớ lấy những tờ giấy bạc bị thương chạy đến bên cửa sổ để soạn lại, thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ:
- Tờ này còn nguyên, cháu ạ! Tờ này thủng một tí, mà không sao, tiêu được.
- Xấp này chỉ bị mối ăn mấy tờ ngoài, bên trong không việc gì
- Lúc nãy, cô thấy toàn bạc bị xông với đất mùn, cô tưởng hết sạch rồi, cháu ạ, may quá là may? Lạy Chúa tôi lòng lành chẳng cùng!
- Để cháu dán lại cho cô - tôi nói cho bà vui thêm - Dán được khối đấy, cô ạ!
- Cháu dán lại cho cô nhá, chịu khó rồi cô cho một hào mua sâu bà Cơ.
Cô Gái ngọt ngào nói với tôi. Nhưng rồi bà sực nhớ ra tôi đang ngồi trước hàng xấp dày giấy một đồng, trong đó có những tờ hầu như nguyên vẹn, bà vội chạy đến bên tôi, gạt tôi ra:
- Cứ để đấy, cô soạn. Ra ngoài kia chơi, lúc nào cô gọi thì hãy vào. Mà này, chớ có nói với ai nhá, chớ đấy!
Tôi bước ra. Cô Gái hấp tấp cài then cửa. Tôi ra vườn, trèo lên cây khế, bứt vài quả. Tôi nhai những quả khế chua lòm và ngắm nghía mấy con vành khuyên đang chuyền trong hàng rào dâm bụt. ở sâu trong vườn sau, con báo cô kêu ri ri. Tôi đã thấy nó xòe cánh ra vẫy vẫy, miệng há to, đúng là một con chim non, chờ những con chim sâu bé nhỏ mớm mồi cho nó. Tôi ghét con chim ăn bám này đến nỗi cứ thấy nó ở đâu là tôi ném, thậm chí còn dùng súng cao su bắn nó.
Nhưng hôm nay, tôi mặc. Tôi đang bận với nỗi buồn của tôi. Tôi đã thật lòng thương cô tôi, muốn an ủi bà, muốn giúp bà, vậy mà bà lại ngờ vực tôi sẽ lấy cắp tiền của bà, nếu để tôi ở lại với đống tiền trước mặt. Thì ra người có của bao giờ cũng nhìn thấy trong kẻ nghèo một tên ăn cắp. Chuông trưa báo mười hai giờ được một lúc lâu tôi mới nghe tiếng cô tôi gọi. Chắc bà sực nhớ ra tôi chưa ăn cơm, mà gạo thì lại để trong buồng.
- Cháu nấu cơm ăn đi. Cô hôm nay thế nào ấy, chẳng muốn ăn gì ráo - bà bảo tôi.
- Cháu cũng không muốn ăn. - tôi uể oải đáp.
- Sao không ăn?
- Cháu đầy bụng.
Tôi lại ra vườn sau, trèo lên cây sung. Tôi cảm thấy đói khi cô tôi nhắc bữa. May, mấy quả sung tôi khía gặp mưa đã nở và chín. Sung khía ăn ngọt hơn hẳn sung chín tự nhiên, lại không có bọ. Trong quả sung thường, mỗi khi bửa ra phải thổi hết bọ mới ăn được. Mà bọ nhiều lắm, những con côn trùng tí xíu lớn lên ở trong đó, được ra ngoài trời là bay liền. Về sau này, tôi mới biết quả sung chính là hoa của cây sung, nhưng tôi vẫn ngờ ngợ - khoa học giải thích thế thật, nhưng rõ nó là quả kia mà.
Gần tối, cô Gái mới bước ra khỏi buồng. Nét mặt đã trở lại bình thường, nhưng bà gầy rộc đi như sau một cơn bệnh nặng. Bữa chiều rất đạm bạc. Nhà chẳng còn thức ăn, tôi không đi câu, chỉ có mỗi mớ rau muống luộc tú hù và nước mắm cáy.
- Cô đắng miệng quá! - cô Gái uể oải nhai trệu trạo - Cháu ăn nhiều đi.
- Mất nhiều không, cô?
- Cũng khớ.
- Còn may, cô nhỉ?
- Nhưng vẫn tiếc đứt ruột, mồ hôi nước mắt của mình, cháu ạ. Cô dặn rồi, chớ có nói với ai, nghe không?
- Vâng.
Đột nhiên, bà rưng rưng nước mắt.
- Cô có một mình, nghĩ cực quá.
Tôi cũng thấy nao nao. Tôi cũng có một mình, như bà. Mai cô soạn những tờ nát ra, cháu dán lại cho cô, cô
- ừ, cháu giúp cô với.
Sáng hôm sau, tôi nghỉ học, ngồi nhà dán tiền cho cô. Anh Cu Nhớn vừa lò dò sang, bà đã quát:
- Đã lại rủ em đi câu hả? Về ngay, tao cấm tiệt. Bé đi câu, nhớn đi hầu, già đi làm khách nợ.
Bác Hai Thực nghe tiếng, quát vọng sang:
- Thằng Nhớn, về? Không nghe cô nói đấy hử? Từ giờ, tao cấm mày không được bước chân sang bên ấy nữa.
- Thì thày vừa sai con... - anh Cu Nhớn cãi lại.
- Tao có sai mày sang nom cô ốm khỏe ra sao. Tao không sang được vì chưng tao cũng ốm, mới phải bảo mày. Cô đã cấm mày thì tao cũng cấm luôn, rõ chửa?
Cô Gái biết sai, lặng ngắt.
Cả ngày tôi cặm cụi dán tiền cho cô. Vì số tiền bị hư quá nhiều, đành phải hi sinh một số tờ để bổ sung vào chỗ thiếu của tờ khác. Công việc kéo dài, tôi cắp sách đến trường một buổi, một buổi xin nghỉ ở nhà dán tiền cho cô. Ngồi còm cọm một mình, buồn quá, thỉnh thoảng tôi vứt đấy, chạy sang với anh Cu Nhớn. Bác Hai Thực không đuổi tôi, nhưng anh Cu Nhớn nhất định không bước sang sân nhà tôi nữa:
- Tôi đã buộc chỉ cổ tay rồi.
Anh giơ cổ tay cho tôi xem. Anh đã buộc thật, bằng một sợi chỉ tơ chập ba.
Bác Hai Thực không buộc chỉ cổ tay, nhưng ông quyết không nhắc tới bà em đanh đá.
Những vụ đụng độ như vậy thỉnh thoảng lại xảy ra giữa những người cháu đã già cùng chung một ông bà. Những người chết dàn hòa họ với nhau trong những ngày giỗ, tức là những tối đọc kinh cầu hồn. Họ nhớ lại cái gia đình lớn đã chia năm xẻ bảy, quên đi nỗi bực tức hôm nào, lại chạy đi chạy lại với nhau, xin nhau tí lửa, vay nhau nhúm muối và thăm hỏi nhau như cũ. Thường thì người ta giận nhau không lâu. Sợi chỉ nơi cổ tay anh Cu Nhớn chưa đứt thì nỗi giận cũng đã tiêu tan.
Chị Liễu phải đi những chợ xa đong gạo đong cám bằng những đồng tiền mối xông đã được tôi vá lại. Không thể đong ở chợ làng, bởi vì nếu phát hiện đồng tiền vá, người ta sẽ đến tận nhà tôi đòi đổi lại. Cô Gái cũng đi chợ, bỏ cả bán thuốc. Những khách hàng quen thuốc, tín nhiệm thuốc của bà, phải mò vào tận nhà để mua.
Những đồng tiền vá được tiêu vào lúc tinh mơ, khi chợ vừa họp, hoàn toàn trót lọt, chẳng bị ai phát hiện. Cô tôi mừng ra mặt. Công việc dán vá cũng thu hút tôi - những con mối càng gặm giấy oái oăm bao nhiêu thì tôi lại càng phải nghĩ ra cách chữa tinh vi bấy nhiêu. Chưa một bài thủ công nào ở trường được tôi làm một cách cẩn thận đến như thế. Mỗi tờ giấy bạc dán xong lại như mới, tôi khoái trá chạy vào khoe với cô tôi:
- Một đồng nữa, cô nhá!
Bà giơ lên xem, bà sờ, bà ngửi, rồi xếp nó vào chỗ giấy bạc sẽ được tống đi cho nhanh:
- Khéo lắm!
Nếp sống bỗng nhiên đổi khác trong nhà chúng tôi làm cho cô Oanh. Cô Nhất, cô Nhung và vợ chồng bác Hai Thực chú ý. Nhưng mọi người chỉ xầm xì bàn tán, đặt ra nhiều giả thuyết, nhưng không ai đoán ra việc gì đang xảy ra trong ngôi nhà cô Gái. Tôi và chị Liễu chỉ cười xòa đáp lại những lời hỏi han thóc mách.
Cái kim ở trong bọc đã lòi ra hết sức tình cờ. Một người bán đỗ xanh ngoài chợ Lễ, nhưng lại là người làng, sau buổi chợ đã phát hiện ra tờ giấy bạc vá với những đường rách ngoằn ngoèo được gắn lại rất tinh vi. Đó là một người đàn bà dữ tợn và chua ngoa. Chị Liễu đã phải kêu tên Chúa mà thề, bà ta cũng cữ vẫn khăng khăng một mực rằng đồng năm hào đó là của chị, không của ai khác. Đáng lẽ cứ mặc kệ cuộc cãi vã muốn đến đâu thì đến, cô Gái chột dạ vội vã mang một đồng khác ra đổi. Đáng lẽ phải đổi cho bà ta một đồng mới thì không sao, nhưng cái tính thích giữ tiền mới đã hại cô tôi, bà đưa cho người bán đỗ một đồng mối xông khác, sạch sẽ hơn, mối chỉ ăn lẹm một chút ngoài rìa. Người đàn bà khảo sát tờ giấy một lát, tin chắc rằng tờ này tiêu được, miễn cưỡng nhận nó và ngúng nguẩy ra về.
Hôm sau tin đồn về bà Gái lắm tiền đến nỗi tiền của bà bị mối xông lan khắp làng. Chỗ nào có ba người gặp nhau, chỗ ấy người ta nói tới bà Gái. Đó là một sự kiện ghê gớm, đang được loan truyền cho nhau, người ta thổi phồng nó lên đến mức số tiền bị mối xông tới hàng nghìn.
Cô tôi rụng rời chân tay.
Chị Liễu tự tìm đến người đàn bà chua ngoa nọ, nhận mình sơ ý đã đưa cho bà ta đồng năm hào mối xông đó, nhưng là tiền chị nhận từ khách hàng đong gạo của chị. Người đàn bà chối bai bải, không nhận mình đã tung tin đồn nọ. Bà ta cũng kêu tên Chúa mà thề. Tất nhiên, Chúa biết bà ta đã phạm tội làm chứng dối, nhưng Chúa sẽ tha cho bà khi bà xưng tội, còn cái tin đồn tai hại đó thì giá bà ta có muốn thu về cũng không được nữa rồi. Tin đồn một khi đã ra đời, có cuộc sống riêng của nó. Như một đứa con trưởng thành đã rời nhà cha mẹ, nó ở ngoài vòng quản lý của bà ta, giờ đây nó nhởn nhơ rong chơi trong làng, rẽ vào từng nhà, làm vui cho những cuộc ngồi lê đôi mách.
- Giê-su, ai ngờ bà Gái mà lấm của làm vậy!
Cả một hòm gian đầy ắp, người ta bảo thế.
- Thế mới là: ki ca ki cóp cho cọp nó tha.
- Mối chứ đâu phải cọp.
Mối còn dữ hơn cọp, nó biết chỗ có tiền nó đến. Chứ như nhà tôi thì nó chịu, gặm cái gì?
Gặm gỗ chứ còn gặm gì nữa. Thôi đi, đến lúc ông lắm tiền thì mối nó cũng chẳng tha đâu.
Đến lúc ấy thì tôi nuôi mối ấy chứ. Chỉ tội là không có lúc ấy thôi, gọi là đến tết.
- Bà Gái rõ khổ, ăn thì độc rau lang chấm mắm cáy, bóp mồm bóp miệng. Chính mắt tôi trông thấy mà. Hôm ấy tôi vào mua thuốc, bà ấy vội lấy cái lồng bàn che đi, khốn lồng bàn rách, trong mâm có gì nom tỏ mồn một, tội nghiệp!
- Tôi nghiệp gì, đáng đời?
- Giê-su, sao mà ông độc miệng làm vậy!
- Có tội nghiệp là tội nghiệp mấy ông em chở của về cho chị, tiếc đứt ruột.
- Còn dành dụm mối còn xông. Chuyến này cả nhà ấy sạt nghiệp?
Những lời bình luận ấy đến tai tôi, làm tôi giận dữ. Tôi căm ghét cái thói đời khoái trá trước nỗi đau của người khác Nó giống cái khoái trá của con chó dữ với dòng bọt mép sùi ra sau khi cắn rách tai con chó già ốm yếu không còn sức đánh trả và chẳng động gì tới nó, đơn giản chỉ vì con chó trẻ ngứa mắt và ngứa răng. Tôi thương cô Gái của tôi, trong lòng, tôi đứng về phía bà.
Cô tôi không dám ra khỏi nhà. Bà phát ốm thật sự. Bất cứ tiếng động mạnh nào cũng làm bà giật mình. Tôi bỏ mọi việc, trông nom cô, nấu cháo cho bà, bóp dầu cho bà, tóm lại tôi không rời bà nửa bước. Tôi kể lại cho bà nghe những lời dồn đại làm bà sợ hãi, nhưng lại khăng khăng bắt tôi phải thu lượm chúng cho bà. Đến khi tôi thuật lại cho bà biết rằng trong làng có kẻ nói rằng cần phải trình quan huyện việc này, vì bà đã phạm tội phá hoại tờ giấy bạc của nhà nước, mà tội này được ghi rành rành bằng chữ Tây trên mỗi tờ giấy bạc, thì bà không chịu nổi nữa. Cô tôi gục xuống, hai tay ôm lấy đầu, mái tóc bạc xổ tung, bà thét lên:
- Giê-su!
Bác Hai Thực nghe tiếng thét vội chạy sang, quên cả dép. Cô Oanh, cô Nhất, cô Nhung, chị Phượng, anh Cu Nhớn, Cu Bé chạy sang hết. Mọi người cuống cuồng chung quanh cô Gái, xoa dầu, đốt chậu than dặt dưới gầm giường. Cô Gái mặc cho mọi người muốn làm gì thì làm, bà chỉ một mực rên rỉ:
- Giê-su! Giê-su?
Trong mấy ngày, cả ba nhà cuống cuồng, xốn xang, rầu rĩ, lo lắng cho cô Gái, tức tối với những lời đồn thổi bẩn thỉu của bọn thối mồm.
Vụ mối xông tiền của cô Gái chỉ tắt sau khi cha xứ lên tòa giảng mắng nhiếc con chiên một trận nên thân về tội huyên truyền những lời đồn đại vô căn cứ. Bằng các điển tích rút trong Kinh Thánh, cha nhấn mạnh rằng sự ăn không nói có, sự không thấy tận mắt mà nói theo người khác là phạm mười điều răn của Đức Chúa trời, là tội trọng, đáng sa Hỏa Ngục.
Những quả quít đầu mùa, những chai rượu bách nhật và những gói bánh quế của cô tôi đã mất đi không vô ích.



Cô Mỹ nói với cô Gái:
- Chị cho cháu ở lại mấy ngày, em cho nó xuống bể. Cho nó đi chơi một thí, cho rộng tầm con mắt.
Bể đây tức là biển, gọi theo cách người quê tôi. Quê chồng cô Mỹ cách biển không xa. Nếu đi thuyền theo một con ngòi, mà người ta gọi phóng đại lên là sông, thời mất đúng một đêm. Khi có nước ròng đi còn mau hơn. Tôi thường theo anh Lịch ra bơi ở con ngòi này, nước đục ngầu phù sa và hai bên bờ chi chít lỗ cáy. Cá biển, tôm biển ngược con ngòi này lên chợ Cầu (chợ làng bác Mỹ) vẫn còn tươi. Nhìn những mẹt hải sản ê hề - những con cá thu béo lẳn, những con cá chim to bè nằm chen lấn với những con cá khoai trong như thạch, những đống tôm từ dưới thuyền đổ lên ngồn ngộn, cùng với những con mực trắng và không biết bao nhiêu loại cá loại tôm khác làm tôi hoa mắt. Tôi hình dung một biển giàu có, hào phóng với con người ở đó người ta không bao giờ coi một xâu cá rô ron là một niềm vui không bao giờ cảm thấy hạnh phúc nằm trong một bát canh sung nấu với vài con mương nhép.
- Xuống bể, tớ với mình đi tắm, khoái lắm - anh Lịch nói với tôi.
- Hai đứa không được đi tắm một mình - cô Mỹ ra lệnh - Đi đâu phải có người nhớn.
Người nhớn mà chúng tôi có trách nhiệm vâng lời là một ông lái buôn nồi đất, một ông hàng nồi. Ông cất hàng ở các lò xa, mãi gần tỉnh lỵ, bán hàng ở các chợ biển. Hết hàng ông quay về làm chuyến khác. Con đường ông đi, bằng chiếc thuyền gỗ cũ kỹ đã vá víu nhiều chỗ, chạy qua nhà cô tôi. Tôi phải chờ đợi cả tuần lễ mới gặp ông. Đó là một người đàn ông đã đứng tuổi, tóc đã lốm đốm sợi bạc, ít nói, cử chỉ chậm chạp nhưng chắc chắn. Ông cho thuyền đi bằng cách lao con sào xuống nước rồi tì vai vào đầu sào, cúi đầu xuống mà đi rất chậm từ mũi xuống lái. Không bao giờ ông lao sào hai lần.
Ông hàng nồi tới, ăn bữa cơm mời ở nhà cô tôi, lẳng lặng nghe lời cô tôi dặn dò rồi dẫn chúng tôi ra sông. ở đó ông kẹp chúng tôi mỗi đứa một bên nách bước xuống tấm ván bắc chênh vênh, và thả chúng tôi xuống thế giới nồi niêu và tiểu sành của ông.
Thuyền của chúng tôi đi giữa hai bên đồng lúa ngút tầm mắt, thỉnh thoảng lại gặp một thôn xóm sầm uất với những cây cầu tre bắc ngang. Mùa nước dâng, mui thuyền không chui qua được những cây luồng bắc giữa cầu, ông lái phải dừng thuyền, bà vợ nhảy lên bờ, nhấc một đầu luồng lên, thuyền qua rồi lại nhảy xuống. Công việc nhấc cây luồng ấy rất thú vị đối với chúng tôi bởi cái sự được nhảy lên nhảy xuống chứ không phải ngồi bó gối cả ngày dưới thuyền, nên chúng tôi tình nguyện làm thay bà vợ cũng ít lời của ông. Lúc đầu ông hàng nồi còn sợ chúng tôi ngã xuống ngòi, nhưng thấy chúng tôi nhanh nhẹn và nhảy nhót nhẹ nhàng như những con khỉ con, ông bằng lòng. ở đoạn đường đông làng mạc, ông cho phép chúng tôi đi bộ song song với thuyền.
Đi bộ cũng thích lắm. Chúng tôi gặp không biết bao nhiêu cái lạ mắt. Những người đàn ông mình trán trùng trục da đỏ như đồng hun, choãi hai chân, người ngửa hẳn về phía sau, chăm chú bện những sợi chão rất lớn một đầu cột vào cọc lim. Khi cuộn lại những sợi dây đã bện xong vào hai thanh gỗ bắt chéo, hai tay họ đánh vòng đuổi nhau như múa. Những người đàn bà chẻ những nan cót mỏng tang như giấy. Những tấm cót phơi mình trên cỏ trắng lên một màu trắng ngà, trông xa như một con đường nhỏ, sạch và đẹp kỳ lạ, chạy dài từ đầu xóm tới cuối xóm. Những cô gái se tơ để dệt lưới quay vè vè những cái sa đặc biệt không giống các loại sa tơ khác. Các cô nhích từng bước một, tay không lúc nào ngừng quay, cùng với những hàng sợi song hành mỗi lúc một xăn. Tiếng sáo diều đi theo chúng tôi ở mọi đoạn đường, những cánh diều nâu và. đen không ngừng chao đi chao lại nô rỡn với nhau trên bầu trời xanh ngắt. Diều lên rộn ràng nhất vào lúc trời chiều. Sáo vùng này đặc biệt đông đúc và nhiều loại, nhưng phần lớn là sáo ro, thứ sáo phổ cập trong trẻ nghèo. Cũng có những diều lớn hơn mang sáo bộ, tức là ba bốn sáo hoặc nhiều hơn trên một giá. Thành thử, tiếng sáo vi vu không tắt tới tận khuya. Khi trời tối hẳn, ông hàng nồi mời chúng tôi xuống thuyền ăn cơm.
Ông không chống sào nữa mà ngồi bên tay lái, cánh tay trái hờ hững đặt lên trên thanh gỗ đã lên nước bóng nhãy. Bên trên chúng tôi là bầu trời sâu thẳm, lấp lánh sao. Bữa cơm nhà thuyền gồm cá câu được trong ngòi, rau mua chợ bên đường, tất cả đều tươi, rất ngon miệng. Nhà thuyền không có chạn để thức ăn, người nhà thuyền không ăn món nào để lưa cữu. ăn xong thì sẩm tối. Ông hàng nồi thấy cần phải làm vui cho chúng tôi, ông sợ chúng tôi buồn:
- Các cậu có biết cách người ta nhìn trời xem sao mà biết được nước lên nước xuống hay không? Sao thì ở tít tắp trên kia, vậy mà nhìn nó lại biết con nước dưới đất, mới lạ. Các cậu nhìn lên kia, đấy, có thấy sao con vịt không?
- Đâu, con vịt đâu?
- Làm gì có con vịt. Là những ông sao kia kìa, đấy! Có giống con vịt không?
- Cháu chả thấy giống, có phải mấy ông sao gần nhau thành cái đường cong cong kia không, ông? - tôi chỉ tay, hỏi.
- Đúng đấy. Gọi là con vịt là do mình hình ra như vậy, là nói nó ang áng như vậy thôi, chứ đâu nó có giống con vịt thật. - Ông nói chậm, như thể khó nhọc vì tính ít nói của mình - Vậy, các cậu ạ, bao giờ cái đầu con vịt áp với sông Ngân, thức thị cái dải sao chi chít sang sáng kia kìa, như hôm nay, là nước lên. Nước lên thì vịt phải vào gần bờ môi kiếm được con tôm con tép. Nước mà xuống, sông cạn thì cái đầu nó xa ra khỏi dải Ngân hà, tựa nó phải kiếm cái ăn ở giữa sông. Nhìn quen, có quên ngày cũng biết được hôm nay mấy con nước.
- Con nước là con gì hả ông?
Ông giảng giải cho tôi thế nào là con nước. Giọng đều đều ông kể như lần giở từng trang sách. Giống bác Hai Thực, ông có một cuốn sách thú vị về bầu trời, về những chòm sao, những ngày nước lên nước xuống, những quầng những tán của trăng, từ đó ông có thể biết trước thời tiết và nhiều cái khác nữa.
- Tôi buôn nồi thế vầy đã lâu lắm. - Ông nhẩn nha kể về nghề mình, mắt ưu tư nhìn về phía mũi thuyền - Mà chỉ độc buôn nồi thôi, không buôn giống gì khác. Đi buôn, ai chả bảo để lấy lãi, phải không nào? Vậy mà không phải thế cả đâu. Tôi khác, tôi đi buôn là vì cái tính tôi thích đi đây đi đó, các cậu ạ. Ngồi một chỗ cuồng cẳng lắm. Lại nữa, tôi mê cái nghề gốm này. Cậu Thư tính tò mò, cậu mà được xem cậu cũng mê luôn. Tài lắm kia, cậu ạ. Từ hòn đất người ta vật đi vật lại cho thật nhuyễn, thật mịn, thật dẻo, đưa lên bàn xoay, thoắt cái hòn đất đã thành vại thành chĩnh, thành nồi thành chum. Bà nhà tinh lắm, đố có bịt được mắt bà. Gõ vào cái nồi một tiếng, nhiều là hai tiếng, bà phân biệt ngay tốt xấu. Cái tiếng nồi, nghe được nó phải là giỏi. Có nhiều khi đun vài bận mới biết nồi có vết nứt. Xem nồi cũng như xem tướng con người ta, y vậy. Chọn đúng cái nồi, dùng cả đời người không hỏng. Chọn sai, non.thì dễ bục, già thì dễ rạn, phí tiền thì ít, bực mình thì nhiều. Bà nhà mà cả cũng riết róng phải biết, nhưng tôi biết, bà mà cả cho phải phép, ai mua mà không cả, nhưng bà biết tôi buôn toàn loại tốt, giá có nhỉnh hơn hàng khác thật, cơ mà đáng đồng tiền. Lại nữa, biết cách dùng thì nồi đất chẳng kém gì nồi đồng, có khi còn hơn. Nấu cơm gạo tám mà nấu nồi đồng thì bì thế nào được với nồi đất, vầng cháy của nó nhai đã ròn thì chớ mà còn đáo để là ngon, ăn đến đâu khoái đến đó. Rim cá cũng phải nồi đất mới hay...
Ông say sưa với câu chuyện nồi của mình. Gió biển vuốt ve chúng tôi. Chúng tôi ngủ lúc nào không biết.
Gần sáng, ông hàng nồi đánh thức chúng tôi dậy. Đàng lái bập bùng ánh lửa, bà hàng nồi nấu cơm sáng.
Tôi nằm vắt mình qua mạn thuyền, vục nước lên rửa mặt. Những giọt nước rơi xuống cháy lên những đốm lửa xanh lục. Tôi té nước - hàng loạt đốm lửa như vậy lại hiện lên trong nước đêm, bên cạnh những vì sao bị vỡ vụn. Trò chơi cuốn hút tôi. Nhưng những đốm lửa nhạt dần. Chúng mất hẳn khi nước sông đã sóng sánh trong ánh bình minh nhợt nhạt. Cũng lúc đó tôi nghe thấy một âm thanh kỳ lạ, tường chừng rất nhiều thôn xóm quanh chúng tôi thức dậy cùng một lúc và đang hối hả xay thóc. Tôi quay mặt lại hỏi ông hàng nồi.
- Cái gì vậy ông?
- Bể đấy?
Ông nói, giọng tự hào như khoe một vật quí, của riêng mình.
Lát sau, tiếng ầm ì to dần lên, nghe trong đó như có tiếng cả một đàn chó lớn gầm gừ.
- Bể nó kêu, hả ông? - tôi hỏi.
- Không phải, sóng đấy!
Anh Lịch tôi vẫn ngủ say sau khi chuyển chỗ. Anh ngủ nhiều. Những người ngủ nhiều thường ngủ qua mất nhiều điều thú vị.
Những vì sao cuối cùng đã tắt ngấm trong màu xanh mỗi lúc một sáng thêm. Những đám mây lớn bùng cháy trên bầu trời và ở đôi nơi, chúng giống như những mảng xà cừ khổng lồ. Gió biển mát đến rùng mình. Sương đêm làm cho ván thuyền sẫm lại. Ngoài tiếng biển ra, không còn tiếng gì khác.
Thuyền của ông hàng nồi cập bến chợ biển. Sau khi gánh nồi lên cho vợ bán, ông dẫn chúng tôi ra gặp biển.
Trước mặt tôi, qua những mô đất và cồn cát lơ thơ cỏ gai, đột khởi một bức tường vĩ đại màu hung đỏ, trên đó giăng hàng loạt dải bông tơ màu trắng.
- Bể này gọi là bể Bạch Long, - Ông hàng nồi giới thiệu - vì sóng nhiều, trông tựa vảy một con rồng trắng. Cậu thấy có giống không?
Tôi có trí tưởng tượng nghèo nàn, tôi không thấy con rồng trắng ở đâu.
Anh Lịch không có ý kiến. Nói chung, anh ít quan tâm tới mọi cái. Lớn hơn tôi một hoặc hai tuổi, anh biết nhiều hơn tôi, nhưng đối với cái gì anh cũng dửng dưng, không có gì làm anh chú ý, cũng chẳng có gì làm anh ngạc nhiên, y như thể anh đang sống lần thứ hai trên mặt đất.
Càng đến gần biển thì bức tường càng thấp xuống, nằm nghiêng nghiêng như một đồng chiêm bao la ngập nước không thấy đâu bờ bến. Tôi lặng đi trước cảnh tượng hùng vĩ. Những cảm xúc hỗn độn, không có tên, tràn ngập tâm hồn bé bỏng của tôi. Trong lòng tôi mang mang nỗi bồi hồi của sự chờ đợi một cái gì, cái gì ấy sẽ đến với tôi, không phải ngay hôm nay hay ngày mai, nhưng nó sẽ đến, nhất định sẽ đến. Dường như biển đang nói với tôi lời tiên đoán về cuộc đời tôi, mà tôi thì lại không hiểu.
Tôi cởi quần áo, đi những bước rụt rè về phía những con sóng đang chạy đuổi nhau vào bờ. Biển giang cánh tay mát rượi đón tôi vào lòng, vuốt ve tôi, tung tôi lên rồi nghịch ngợm đưa tôi ra xa.
- Vào ngay, chết giờ? - anh Lịch hét lên.
Từ trên bờ, ông hàng nồi cứ để nguyên quần áo hấp tấp chạy xuống. Tôi nhìn thấy ông đung đưa trên mặt nước biển đúng vào lúc một con sóng lớn ập tới, đẩy tôi ngã xuống rồi cắp lấy tôi mang đi. Tôi uống một lúc mấy ngụm nước chát, sặc sụa.
Ông hàng nồi đã túm được tóc tôi, rồi quắp lấy tôi, giằng tôi ra khỏi tay biển và đưa tôi lên bờ. Tô lử lả ngồi bệt trên cát. Ông hàng nồi cởi quần áo cho tôi, vắt kiệt nước rồi bắt tôi mặc vào. Vừa làm việc đó ông vừa cằn nhằn:
- Đã bảo cậu không được tắm, mà cậu cứ tắm. Lại còn giỡn sóng nữa chứ. May mà tôi vớt kịp...
Cuộc gặp gỡ không êm dịu với biển, tuy nhiên, không làm tôi sợ nó. Ngược lại, cuộc gặp gỡ ấy đã đem lại cho tôi một tình yêu suốt cuộc đời đối với biển, cũng như với những khoảng không bao la.
Nhưng cuộc gặp gỡ với biển đồng thời cũng làm tan vỡ trong tôi hình dung về cuộc sống no đủ và sung sướng ở những người sống bên biển.
Chúng tôi theo thuyền của ông hàng nồi đi tới bốn năm chợ biển. ở đâu cũng tôm cá ê hề, đủ loại, nhưng ở đâu tôi cũng gặp những con người rách rưới, với nét mặt cam chịu, ủ ê, chẳng khác gì ở quê tôi.
- Cái số con người ta nó vậy. - Ông hàng nồi trả lời khi tôi hỏi - Người số sướng thì vẫn sướng, người số khổ thì vẫn khổ ở đây cũng khối người giàu đấy, cậu ạ. Người nghèo đi biển kiếm được con tôm con cá về phải bán ngay tại bãi cho người giàu. Họ trường vốn mà, cậu. Đã giàu lại càng giàu thêm. Còn người nghèo thì làm sao giàu lên được khi vớ được cái gì cũng phải bán tống bán tháo ngay để đong gạo. Biển lặng thì chớ, biển động mấy ngày liền là đói. Lại còn cái tang ra khơi rồi gặp bão, khối người không về... ở ven biển, những người đàn bà chít khăn trắng cũng nhiều chẳng kém gì ở quê tôi. Thì ra, biển cũng chẳng hào phóng. Để giành giật miếng ăn từ lòng biển, cũng như từ lòng rừng, người ta phải trả giá không thấp, có khi bằng cả tính mạng.
Ngày cuối cùng trong chuyến đi biển của tôi, tôi đã thấy biển trong cơn thịnh nộ. Những đợt sóng cao như những bức tường thành khổng lồ dâng lên ở chân trời. Sóng đập vào bờ làm thành những tiếng nổ rền. Tôi chỉ dám đứng từ xa mà nhìn. Bầu trời thấp và nhiều mây, những đám mây xám, cau có, ảm đạm; chúng biến dạng nhanh chóng với những đường viền rách rưới.
Anh Lịch kéo tôi về ngôi nhà tranh nhỏ bé, nơi chúng tôi ngủ đỗ. Ông lái không để cho chúng tôi ở dưới thuyền trong cơn bão. Con thuyền đã hết hàng vật vã trên mặt nước xám đục. Nó được cột chặt bằng mấy sợi dây chão lớn. Ông hàng nồi vẫn chưa yên tâm. Chốc chốc ông lại chạy ra xem con thuyền của mình, lo lắng cho nó như thể nó là một sinh vật yếu đuối, cần được ông che chở. - Nước lên quá thể. - Ông chủ nhà ngồi xếp bằng tròn trên phản, đứa con chốc đầu ngủ nghẹo trong lòng, ngao ngán nhìn ra ngoài trời, nơi hàng tre xơ xác vặn mình, rạp hẳn xuống đất - Cứ thế này thì chẳng còn nề muối nào nguyên vẹn, cơ khổ.
- Năm nay bão sớm. - Ông hàng nồi nói.
- Mà dữ quá. - Ông chủ nhà nói thêm.
- Thật vậy - Ông hàng nồi đồng ý - Quái, ai đi ngoài kia thế đang cơn bão?
- Có cái kho tạm mới cất bị bung vách, mấy người đi kiếm hạt muối đấy. Gặp Tây Đoan thì chết.
- Chúng nó ác quá. Người làm ra muối mà mang vài nắm về cũng bắt, cũng đánh.
- Vậy đấy, chẳng bao giờ hết khổ đâu. Tối đến, tôi ngồi đọc kinh với nhà chủ. Gió rú rít bên ngoài ngôi nhà chốt chặt mọi cửa.
"Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu...", tiếng đọc kinh đều đều, buồn bã đắm chìm trong tiếng gió. Trong bóng đêm, biển vẫn lồng lộn, gào thét.
XVIII
Một tai họa khủng khiếp bất ngờ giáng xuống cô Gái. Tôi đang lúi húi vót nan cho cái lồng bẫy chim khuyên ở thềm thì nghe trong buồng, cô tôi kêu thất thanh:
- Giê-su?
Tôi quăng dao, chạy vào. Cô tôi ngồi bệt trên giường, mặt méo xệch, miệng muốn kêu gì mà không kêu được, chỉ động đậy hàm dưới. Trong bóng tối, tôi thấy mặt bà bệch ra, nhợt nhạt.
- Cô ơi cô làm sao vậy cô?
Tôi chồm lên giường, ôm chầm lấy bà. Cô tôi nhìn tôi ngỡ ngàng, như thể bà không nhận ra tôi. Rồi trấn tĩnh lại được bà bỗng cuống quít xua xua hai tay:
- Ra, ra ngay ngoài kia!
Tôi sợ hãi lùi dần ra phía cửa buồng, mắt không rời bộ mặt đau đớn, kinh hoàng và ngây dại của cô tôi.
- Cô ốm hay làm sao, cô?
Cô tôi gắng gượng đứng lên, lập cập bước xuống đất, lẳng lặng đẩy tôi ra, khép chặt cửa buồng lại.
Tôi đứng sững bên ngoài, nghe tiếng cô Gái dấm ngực thùm thụp, tiếng khóc nghẹn ngào, tiếng kêu xuýt xoa của người bị đau:
- Giê-su! Giê-su? Giê-su?
Không suy nghĩ, tôi lao sang cô Oanh. Tôi không sang gọi cô Nhung bởi tôi biết tính cách mềm nhũn của cô. Cô Nhung sẽ hốt hoảng cùng kêu tên Chúa nhiều lần với cô Gái, nhưng làm điều gì hơn thế cho cô Gái thì cô chịu. Cô Oanh hối hả sang ngay. Nhưng hối hả thì hối hả, bà cũng còn phải xoa chút dầu Nhị Thiên Đường lên mũi đã.
Đó là thói quen cố hữu của bà, mỗi khi ra khỏi nhà bà phải xoa dầu và choàng khăn.
Tôi chạy về trước, đập cửa buồng báo cho cô Gái biết cô Oanh sắp sang. Bà kêu Giê-su một lần nữa rồi quát ra:
- Thằng quỷ, ai bảo mày gọi cô sang! Ai bảo?
Cô Oanh đã lật đật sang tới nơi.
- Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bà làm sao vậy?
- Em bị cảm xoàng thôi mà. - cô Gái đáp vọng từ trong buồng ra - Cháu nó thấy em rên, nó hãi...
- Nó bảo có dễ bà ngã hay là trúng phong... Không việc gì hả?
- Thưa chị, không. Em vừa xoa dầu, người chỉ ngây ngấy rét.
- Phải xoa cả hai bàn chân nữa. Để tôi hái nắm lá cho bà xông.
Chị cho em một nắm. Cái giống cảm mạo thế này, xông được cái là nhẹ liền.
- Bảo cháu đun nước cho cô.
- Thưa chị, vâng.
- Mài ít quế Thanh ra mà uống. Nhà còn không hay để tôi mang sang cho. Quế cũng hay đáo để.
- Thưa chị, vâng.
Cô Oanh về. Lát sau, bà gọi tôi sang lấy lá xông. Bà hỏi kỹ tôi có thật tôi nghe cô Gái khóc không, còn việc cô tôi kêu Chúa liên hồi bà không quan tâm. ở làng tôi khi bị chó đuổi người ta cũng kêu tên Chúa.
- Lạ nhỉ, cảm thì việc gì mà khóc? - cô Oanh thắc mắc.
Tôi mang nắm lá về, đang định xuống bếp để cho vào nồi nước thì cô Gái ló ra ngoài cửa buồng:
- Vào đây!
Tôi len lét bước vào. Tôi sợ cô tôi sẽ trị tội tôi về chuyện láu táu sang gọi cô Oanh, bà vẫn thường rủa tôi là đồ "nhanh nhảu đoảng, thật thà hư. Nhưng cái phất trần vẫn treo ở nhà ngoài, tôi không thấy bà cầm nó trong tay.
- Cháu vào đây! - cô Gái nghẹn ngào bảo tôi - Vào đây, cháu. Ngồi xuống đây với cô. Cháu nhìn xem này, mối xông hết mất rồi!
Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhìn thấy đống giấy bạc tung tóe trên giường. Khi tay tôi đụng vào những tờ giấy, chúng vụn ra. Từ đống giấy xông lên mùi giấy bạc mới quen thuộc và mùi đất ẩm. Tôi đã biết sức mạnh tàn phá của những con vật bé nhỏ tưởng chừng hiền lành này. Chúng đã ăn ruỗng nhiều chỗ trong ngôi nhà ông bà tôi, còn dữ tợn hơn cả mọt, bởi vì chúng phá phách với tốc độ vô cùng kinh khủng. Hôm nay, bức vách còn nguyên vẹn, không để ý mai đã bị đục ruỗng. Cô Gái cẩn thận kê bốn chân hòm gian lên bốn cái bát canh loại lớn đổ đầy nước. Một miếng giẻ rơi xuống đã thấm hết nước trong bát, làm thành cái cầu cho mối leo lên.
Cô Gái như người mất trí, hai tay bà quờ quạng trên những tờ giấy tan nát:
- Cô mất hết rồi, cháu ơi? cô đã giành dụm bao nhiêu lâu mới được từng đây, mà hết...
Tôi chẳng biết làm gì hơn, tôi ôm lấy bà cô tội nghiệp của tôi, lấy bàn tay bé bỏng vuốt trên lưng bà, trên cánh tay xương xẩu của bà.
- Cô chết mất, cháu ạ. Lạy Chúa tôi, sao người để con khốn khổ thế vầy? Con làm gì nên tội, lạy Thánh Mẫu Đồng Trinh? Tiền này bác Linh, bác Thông, bác Trác, bố cháu gửi cho cô đấy, tiền của cô dành dụm bao nhiêu năm đây, để cô trông nom nhà cửa đây, vậy mà nước lã đổ ra sông ráo, cháu ơi!
Bà vừa kể lể vừa lẩn thẩn chắp những đồng bạc rách lại với nhau rồi tuyệt vọng quăng chúng xuống đất. Dưới chân giường chẳng mấy chốc trắng xóa giấy bạc nát.
- Mà cô dành dụm cho ai? Để cho chúng mày chứ còn để cho ai, mày với lại thằng Hiếu, chỉ có hai đứa là yêu cô, muốn ở với cô. Cô nghĩ, chúng mày lớn lên đã có tiền đây tu bổ cửa nhà, giữ lấy mảnh đất tổ tiên, Lạy Chúa tôi, sao Người không rước con đi mà lại để con đến nông nổi này? Sao Người ác với con làm vậy?
Bà đâm ra nói nhảm. Trong cơn đau, bà oán cả Chúa mà bà dốc lòng thờ phượng. Tôi vuốt lưng bà, nghĩ rằng nếu tôi có phép lạ, tôi sẽ làm ra một đống tiền mới to hơn nữa để bà thôi đau đớn. Tôi không chịu được bất cứ nỗi đau đớn nào mà tôi phải chứng kiến, dù nó phải hay nó trái.
- Công của cô bao nhiêu năm trời thành công dã tràng, bà tiếp tục kể lể - rồi cô cháu mình đến đi ăn mày, cháu ơi? Thế là hết, hết sạch, sao mà tôi khốn khổ thế vầy? Tôi buông cô Gái, nhanh nhẹn chui vào trong hòm gian. Không, bà không thể hết sạch được, bà còn cả một gói lớn bạc hoa xòe rất cứng đối với răng của những con mối tệ hại, bà còn nhiều thứ nữa mà chúng chưa kịp đụng đến. Đống bạc mối xông đã làm cho bà quẫn trí.
Tôi lục tung hòm gian, quẳng ra ngoài những công trình phá hoại khác của lũ mối mà bà chưa biết: lá cờ thêu hình Đức Mẹ ẵm Đức Chúa Giê-su Hài Đồng, bức màn gió bằng vải hoa, mấy chiếc áo dài cô tôi ít dùng tới và mấy cái quần lĩnh mới may. Cô Gái đỡ lấy chúng, soi về phía cửa sổ để nhìn cho rõ hơn những vết mối ăn lỗ chỗ, những mảng thủng lớn, rồi tàn nhẫn quẳng xuống đất, kể cả Đức mẹ bị vỡ ngực và Đức Chúa Giê-su chỉ còn nửa mặt. Nhưng lũ mối mới hoành hành bên trái hòm, đúng như tôi dự đoán. Chúng chưa kịp phá nát những gì xếp ở bên phải. Tôi chuyển ra cho cô tôi những bộ quần áo nguyên vẹn của ông bà tôi, của cô tôi. Đến khi tôi bốc cả gói bạc hoa xòe chỉ bị mối xông mấy lần vải bọc đưa cho bà thì bà tỉnh hẳn lại:
- Lạy Chúa tôi lòng lành chẳng cùng! - bà kêu lên, mừng rỡ - May, còn được chỗ này!
Thì ra đúng là cô tôi không nghĩ đến độ cứng không răng động vật nào có thể gặm nổi của kim loại. Bà đứng lên, thò hẳn đầu vào trong hòm gian, cổ vũ tôi tiếp tục cuộc khảo sát. Hóa ra, lũ mối chưa đụng đến một bọc giấy bạc năm đồng. Chui ra ngoài, tôi phát hiện thêm là số bạc hào đã tan nát hết, nhưng số bạc giấy một đồng còn nhiều tờ có thể cứu vãn - mối chỉ ăn lẹm một số tờ ở rìa, có tờ bị đứt đôi thì lại đứt rất ngọt, có thể dán khéo lại mà người ta không biết. Cô tôi tỉnh hẳn người, bà vớ lấy những tờ giấy bạc bị thương chạy đến bên cửa sổ để soạn lại, thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ:
- Tờ này còn nguyên, cháu ạ! Tờ này thủng một tí, mà không sao, tiêu được.
- Xấp này chỉ bị mối ăn mấy tờ ngoài, bên trong không việc gì
- Lúc nãy, cô thấy toàn bạc bị xông với đất mùn, cô tưởng hết sạch rồi, cháu ạ, may quá là may? Lạy Chúa tôi lòng lành chẳng cùng!
- Để cháu dán lại cho cô - tôi nói cho bà vui thêm - Dán được khối đấy, cô ạ!
- Cháu dán lại cho cô nhá, chịu khó rồi cô cho một hào mua sâu bà Cơ.
Cô Gái ngọt ngào nói với tôi. Nhưng rồi bà sực nhớ ra tôi đang ngồi trước hàng xấp dày giấy một đồng, trong đó có những tờ hầu như nguyên vẹn, bà vội chạy đến bên tôi, gạt tôi ra:
- Cứ để đấy, cô soạn. Ra ngoài kia chơi, lúc nào cô gọi thì hãy vào. Mà này, chớ có nói với ai nhá, chớ đấy!
Tôi bước ra. Cô Gái hấp tấp cài then cửa. Tôi ra vườn, trèo lên cây khế, bứt vài quả. Tôi nhai những quả khế chua lòm và ngắm nghía mấy con vành khuyên đang chuyền trong hàng rào dâm bụt. ở sâu trong vườn sau, con báo cô kêu ri ri. Tôi đã thấy nó xòe cánh ra vẫy vẫy, miệng há to, đúng là một con chim non, chờ những con chim sâu bé nhỏ mớm mồi cho nó. Tôi ghét con chim ăn bám này đến nỗi cứ thấy nó ở đâu là tôi ném, thậm chí còn dùng súng cao su bắn nó.
Nhưng hôm nay, tôi mặc. Tôi đang bận với nỗi buồn của tôi. Tôi đã thật lòng thương cô tôi, muốn an ủi bà, muốn giúp bà, vậy mà bà lại ngờ vực tôi sẽ lấy cắp tiền của bà, nếu để tôi ở lại với đống tiền trước mặt. Thì ra người có của bao giờ cũng nhìn thấy trong kẻ nghèo một tên ăn cắp. Chuông trưa báo mười hai giờ được một lúc lâu tôi mới nghe tiếng cô tôi gọi. Chắc bà sực nhớ ra tôi chưa ăn cơm, mà gạo thì lại để trong buồng.
- Cháu nấu cơm ăn đi. Cô hôm nay thế nào ấy, chẳng muốn ăn gì ráo - bà bảo tôi.
- Cháu cũng không muốn ăn. - tôi uể oải đáp.
- Sao không ăn?
- Cháu đầy bụng.
Tôi lại ra vườn sau, trèo lên cây sung. Tôi cảm thấy đói khi cô tôi nhắc bữa. May, mấy quả sung tôi khía gặp mưa đã nở và chín. Sung khía ăn ngọt hơn hẳn sung chín tự nhiên, lại không có bọ. Trong quả sung thường, mỗi khi bửa ra phải thổi hết bọ mới ăn được. Mà bọ nhiều lắm, những con côn trùng tí xíu lớn lên ở trong đó, được ra ngoài trời là bay liền. Về sau này, tôi mới biết quả sung chính là hoa của cây sung, nhưng tôi vẫn ngờ ngợ - khoa học giải thích thế thật, nhưng rõ nó là quả kia mà.
Gần tối, cô Gái mới bước ra khỏi buồng. Nét mặt đã trở lại bình thường, nhưng bà gầy rộc đi như sau một cơn bệnh nặng. Bữa chiều rất đạm bạc. Nhà chẳng còn thức ăn, tôi không đi câu, chỉ có mỗi mớ rau muống luộc tú hù và nước mắm cáy.
- Cô đắng miệng quá! - cô Gái uể oải nhai trệu trạo - Cháu ăn nhiều đi.
- Mất nhiều không, cô?
- Cũng khớ.
- Còn may, cô nhỉ?
- Nhưng vẫn tiếc đứt ruột, mồ hôi nước mắt của mình, cháu ạ. Cô dặn rồi, chớ có nói với ai, nghe không?
- Vâng.
Đột nhiên, bà rưng rưng nước mắt.
- Cô có một mình, nghĩ cực quá.
Tôi cũng thấy nao nao. Tôi cũng có một mình, như bà. Mai cô soạn những tờ nát ra, cháu dán lại cho cô, cô
- ừ, cháu giúp cô với.
Sáng hôm sau, tôi nghỉ học, ngồi nhà dán tiền cho cô. Anh Cu Nhớn vừa lò dò sang, bà đã quát:
- Đã lại rủ em đi câu hả? Về ngay, tao cấm tiệt. Bé đi câu, nhớn đi hầu, già đi làm khách nợ.
Bác Hai Thực nghe tiếng, quát vọng sang:
- Thằng Nhớn, về? Không nghe cô nói đấy hử? Từ giờ, tao cấm mày không được bước chân sang bên ấy nữa.
- Thì thày vừa sai con... - anh Cu Nhớn cãi lại.
- Tao có sai mày sang nom cô ốm khỏe ra sao. Tao không sang được vì chưng tao cũng ốm, mới phải bảo mày. Cô đã cấm mày thì tao cũng cấm luôn, rõ chửa?
Cô Gái biết sai, lặng ngắt.
Cả ngày tôi cặm cụi dán tiền cho cô. Vì số tiền bị hư quá nhiều, đành phải hi sinh một số tờ để bổ sung vào chỗ thiếu của tờ khác. Công việc kéo dài, tôi cắp sách đến trường một buổi, một buổi xin nghỉ ở nhà dán tiền cho cô. Ngồi còm cọm một mình, buồn quá, thỉnh thoảng tôi vứt đấy, chạy sang với anh Cu Nhớn. Bác Hai Thực không đuổi tôi, nhưng anh Cu Nhớn nhất định không bước sang sân nhà tôi nữa:
- Tôi đã buộc chỉ cổ tay rồi.
Anh giơ cổ tay cho tôi xem. Anh đã buộc thật, bằng một sợi chỉ tơ chập ba.
Bác Hai Thực không buộc chỉ cổ tay, nhưng ông quyết không nhắc tới bà em đanh đá.
Những vụ đụng độ như vậy thỉnh thoảng lại xảy ra giữa những người cháu đã già cùng chung một ông bà. Những người chết dàn hòa họ với nhau trong những ngày giỗ, tức là những tối đọc kinh cầu hồn. Họ nhớ lại cái gia đình lớn đã chia năm xẻ bảy, quên đi nỗi bực tức hôm nào, lại chạy đi chạy lại với nhau, xin nhau tí lửa, vay nhau nhúm muối và thăm hỏi nhau như cũ. Thường thì người ta giận nhau không lâu. Sợi chỉ nơi cổ tay anh Cu Nhớn chưa đứt thì nỗi giận cũng đã tiêu tan.
Chị Liễu phải đi những chợ xa đong gạo đong cám bằng những đồng tiền mối xông đã được tôi vá lại. Không thể đong ở chợ làng, bởi vì nếu phát hiện đồng tiền vá, người ta sẽ đến tận nhà tôi đòi đổi lại. Cô Gái cũng đi chợ, bỏ cả bán thuốc. Những khách hàng quen thuốc, tín nhiệm thuốc của bà, phải mò vào tận nhà để mua.
Những đồng tiền vá được tiêu vào lúc tinh mơ, khi chợ vừa họp, hoàn toàn trót lọt, chẳng bị ai phát hiện. Cô tôi mừng ra mặt. Công việc dán vá cũng thu hút tôi - những con mối càng gặm giấy oái oăm bao nhiêu thì tôi lại càng phải nghĩ ra cách chữa tinh vi bấy nhiêu. Chưa một bài thủ công nào ở trường được tôi làm một cách cẩn thận đến như thế. Mỗi tờ giấy bạc dán xong lại như mới, tôi khoái trá chạy vào khoe với cô tôi:
- Một đồng nữa, cô nhá!
Bà giơ lên xem, bà sờ, bà ngửi, rồi xếp nó vào chỗ giấy bạc sẽ được tống đi cho nhanh:
- Khéo lắm!
Nếp sống bỗng nhiên đổi khác trong nhà chúng tôi làm cho cô Oanh. Cô Nhất, cô Nhung và vợ chồng bác Hai Thực chú ý. Nhưng mọi người chỉ xầm xì bàn tán, đặt ra nhiều giả thuyết, nhưng không ai đoán ra việc gì đang xảy ra trong ngôi nhà cô Gái. Tôi và chị Liễu chỉ cười xòa đáp lại những lời hỏi han thóc mách.
Cái kim ở trong bọc đã lòi ra hết sức tình cờ. Một người bán đỗ xanh ngoài chợ Lễ, nhưng lại là người làng, sau buổi chợ đã phát hiện ra tờ giấy bạc vá với những đường rách ngoằn ngoèo được gắn lại rất tinh vi. Đó là một người đàn bà dữ tợn và chua ngoa. Chị Liễu đã phải kêu tên Chúa mà thề, bà ta cũng cữ vẫn khăng khăng một mực rằng đồng năm hào đó là của chị, không của ai khác. Đáng lẽ cứ mặc kệ cuộc cãi vã muốn đến đâu thì đến, cô Gái chột dạ vội vã mang một đồng khác ra đổi. Đáng lẽ phải đổi cho bà ta một đồng mới thì không sao, nhưng cái tính thích giữ tiền mới đã hại cô tôi, bà đưa cho người bán đỗ một đồng mối xông khác, sạch sẽ hơn, mối chỉ ăn lẹm một chút ngoài rìa. Người đàn bà khảo sát tờ giấy một lát, tin chắc rằng tờ này tiêu được, miễn cưỡng nhận nó và ngúng nguẩy ra về.
Hôm sau tin đồn về bà Gái lắm tiền đến nỗi tiền của bà bị mối xông lan khắp làng. Chỗ nào có ba người gặp nhau, chỗ ấy người ta nói tới bà Gái. Đó là một sự kiện ghê gớm, đang được loan truyền cho nhau, người ta thổi phồng nó lên đến mức số tiền bị mối xông tới hàng nghìn.
Cô tôi rụng rời chân tay.
Chị Liễu tự tìm đến người đàn bà chua ngoa nọ, nhận mình sơ ý đã đưa cho bà ta đồng năm hào mối xông đó, nhưng là tiền chị nhận từ khách hàng đong gạo của chị. Người đàn bà chối bai bải, không nhận mình đã tung tin đồn nọ. Bà ta cũng kêu tên Chúa mà thề. Tất nhiên, Chúa biết bà ta đã phạm tội làm chứng dối, nhưng Chúa sẽ tha cho bà khi bà xưng tội, còn cái tin đồn tai hại đó thì giá bà ta có muốn thu về cũng không được nữa rồi. Tin đồn một khi đã ra đời, có cuộc sống riêng của nó. Như một đứa con trưởng thành đã rời nhà cha mẹ, nó ở ngoài vòng quản lý của bà ta, giờ đây nó nhởn nhơ rong chơi trong làng, rẽ vào từng nhà, làm vui cho những cuộc ngồi lê đôi mách.
- Giê-su, ai ngờ bà Gái mà lấm của làm vậy!
Cả một hòm gian đầy ắp, người ta bảo thế.
- Thế mới là: ki ca ki cóp cho cọp nó tha.
- Mối chứ đâu phải cọp.
Mối còn dữ hơn cọp, nó biết chỗ có tiền nó đến. Chứ như nhà tôi thì nó chịu, gặm cái gì?
Gặm gỗ chứ còn gặm gì nữa. Thôi đi, đến lúc ông lắm tiền thì mối nó cũng chẳng tha đâu.
Đến lúc ấy thì tôi nuôi mối ấy chứ. Chỉ tội là không có lúc ấy thôi, gọi là đến tết.
- Bà Gái rõ khổ, ăn thì độc rau lang chấm mắm cáy, bóp mồm bóp miệng. Chính mắt tôi trông thấy mà. Hôm ấy tôi vào mua thuốc, bà ấy vội lấy cái lồng bàn che đi, khốn lồng bàn rách, trong mâm có gì nom tỏ mồn một, tội nghiệp!
- Tôi nghiệp gì, đáng đời?
- Giê-su, sao mà ông độc miệng làm vậy!
- Có tội nghiệp là tội nghiệp mấy ông em chở của về cho chị, tiếc đứt ruột.
- Còn dành dụm mối còn xông. Chuyến này cả nhà ấy sạt nghiệp?
Những lời bình luận ấy đến tai tôi, làm tôi giận dữ. Tôi căm ghét cái thói đời khoái trá trước nỗi đau của người khác Nó giống cái khoái trá của con chó dữ với dòng bọt mép sùi ra sau khi cắn rách tai con chó già ốm yếu không còn sức đánh trả và chẳng động gì tới nó, đơn giản chỉ vì con chó trẻ ngứa mắt và ngứa răng. Tôi thương cô Gái của tôi, trong lòng, tôi đứng về phía bà.
Cô tôi không dám ra khỏi nhà. Bà phát ốm thật sự. Bất cứ tiếng động mạnh nào cũng làm bà giật mình. Tôi bỏ mọi việc, trông nom cô, nấu cháo cho bà, bóp dầu cho bà, tóm lại tôi không rời bà nửa bước. Tôi kể lại cho bà nghe những lời dồn đại làm bà sợ hãi, nhưng lại khăng khăng bắt tôi phải thu lượm chúng cho bà. Đến khi tôi thuật lại cho bà biết rằng trong làng có kẻ nói rằng cần phải trình quan huyện việc này, vì bà đã phạm tội phá hoại tờ giấy bạc của nhà nước, mà tội này được ghi rành rành bằng chữ Tây trên mỗi tờ giấy bạc, thì bà không chịu nổi nữa. Cô tôi gục xuống, hai tay ôm lấy đầu, mái tóc bạc xổ tung, bà thét lên:
- Giê-su!
Bác Hai Thực nghe tiếng thét vội chạy sang, quên cả dép. Cô Oanh, cô Nhất, cô Nhung, chị Phượng, anh Cu Nhớn, Cu Bé chạy sang hết. Mọi người cuống cuồng chung quanh cô Gái, xoa dầu, đốt chậu than dặt dưới gầm giường. Cô Gái mặc cho mọi người muốn làm gì thì làm, bà chỉ một mực rên rỉ:
- Giê-su! Giê-su?
Trong mấy ngày, cả ba nhà cuống cuồng, xốn xang, rầu rĩ, lo lắng cho cô Gái, tức tối với những lời đồn thổi bẩn thỉu của bọn thối mồm.
Vụ mối xông tiền của cô Gái chỉ tắt sau khi cha xứ lên tòa giảng mắng nhiếc con chiên một trận nên thân về tội huyên truyền những lời đồn đại vô căn cứ. Bằng các điển tích rút trong Kinh Thánh, cha nhấn mạnh rằng sự ăn không nói có, sự không thấy tận mắt mà nói theo người khác là phạm mười điều răn của Đức Chúa trời, là tội trọng, đáng sa Hỏa Ngục.
Những quả quít đầu mùa, những chai rượu bách nhật và những gói bánh quế của cô tôi đã mất đi không vô ích.
Miền Thơ Ấu
Lời nói đầu
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII + XVIII
XIX
XX
XXI