watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Miền Thơ Ấu-XVI - tác giả Vũ Thư Hiên Vũ Thư Hiên

Vũ Thư Hiên

XVI

Tác giả: Vũ Thư Hiên

Tôi còn một cô nữa, là cô Mỹ.
Cô Mỹ đi lấy chồng xa, cách làng quê nửa ngày đi bộ, qua một con sông lớn là sông Hồng. Khác hẳn cô Thiệp về tính cách, cô Mỹ là người không bao giờ trông đợi bất cứ điều gì ở người khác, cho dù là người thân. Bà hết sức tự tin về niềm tin ở bản thân ấy toát ra ngoài, rõ ràng và mạnh mẽ đến nỗi nó buộc mọi người kính nể.
- Cô Gái trọng cô Mỹ là vì chưng cô Mỹ giàu. Cô Thiệp nói như vậy, nhưng tôi không tin cô Thiệp đúng trong nhận xét này..
Cô Gái trọng cô Mỹ trước hết ở cốt cách của bà em nổi tiếng đáo để không chỉ riêng trong họ ngoài làng mà cả ở quê chồng. Bà quyết đoán như một vị tướng, nói gì làm nấy, đồng thời lại tháo vát, nhanh nhẹn như một người đàn ông thông minh. Người ta nể bà là phải.
Thỉnh thoảng bà cũng lên tỉnh thăm các ông anh, ông em của bà. Nhưng cách bà tới thăm những người ruột thịt hoàn toàn không giống cô Gái. Bà không lên để thanh tra, để kiểm soát, bà chẳng tự cho mình quyền phán xét ai, và cũng chẳng quan tâm đến chuyện người ta nhìn mình thế nào. Bà thăm anh em đúng với nghĩa của sự thăm, vui mừng vì được ruỗi ra khỏi trăm công ngàn việc bám níu bà, không cho bà được nhàn rỗi lấy vài ngày.
Nhưng đến nhà anh em, bà đâu có nghỉ ngơi. Vừa bước vào nhà người thân, thí dụ như nhà tôi, bà lập tức phát hiện vô số cái không ưng ý : nhà cửa không ngăn nắp, mạng nhện chăng đây đó, bếp đầy mồ hóng, sân nhiều rêu, rãnh nước không thoát... Bà cởi áo ngoài, vớ lấy chổi, lấy dao, sửa chỗ này, đắp chỗ nọ, cho kỳ ngôi nhà sạch bong từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Được như thế, bà yên tâm ra về, mặt mũi và trong lòng thư thái, không hề nghĩ rằng cái sự nghỉ ngơi của mình đã làm lộn tùng phèo nếp sống bình thường ở nhà ông em. Không ai giận bà về chuyện đó. Trái lại mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi nhìn bà hò hét đầy tớ và cùng với họ làm những việc không người khách nào làm.
Tôi thích tính cô Mỹ.
Mỗi lần lên tỉnh, bà thể nào cũng mang theo gạo lức và men. ở mỗi nhà bà đến thăm, bà chế tạo món quà độc đáo của mình cho các cháu. Rượu nếp của bà tuyệt vời - hạt nếp mẩy và mọng, nước rượu nếp ngọt ơi là ngọt.
- Hàng rượu nếp, các cháu ạ, họ ép lấy cái nước bán riêng, vậy nên hạt nó dẹp chứ không mọng, xác mà không ngon - bà giải thích cho các cháu - Mình làm mình ăn, không pha thêm đường vào nước cái, không đổ thêm nước cho nhiều rượu lên, nên ngọt rượu đúng cách thật. Vậy đấy, các cháu ạ.
Các cháu ăn hàng bát chiết yêu rượu nếp, mặt đỏ như vang, ngứa lung tung khắp người. Bà vừa gãi cho các cháu vừa cười hì hì, khoái trá với hiệu quả mà món quà bà đem lại. Chưa ở được với các cháu nhà này ít ngày, bà đã chạy tới với các cháu nhà khác. Chỉ ở Hà nội trong nửa tháng, bà đã kịp đi thăm vài chục nhà họ hàng. Tưởng chừng lúc nào cũng hối hả, tất bật như thế, nhưng hối hả, tất bật một cách thoải mái, nhẹ nhàng, với nụ cười và những câu nói đùa không bao giờ ngớt. Bà yêu chúng tôi cũng theo cách riêng của bà, không vồ vập thái quá, nhưng rất chân tình. Một chút tình yêu của bà đối với chúng tôi còn hơn rất nhiều tình yêu của cô Gái.
Bà trở về nhà bố mẹ cũng không giống cô Thiệp. Bà không gọi cổng mà luồn ngón tay qua khe giữa hai cánh cửa, đẩy dần cái then khỏi hõng, rồi đi những bước nhanh nhẹn vào trong sân, hai thúng quà bánh nghễu nghện trên đầu Nhấc hai cái thúng xuống, chào chị xong bà đã ra cầu ao rửa chân, tiện thể lấy cây sào chọc mấy quả khế mang vào nhà ngồi ăn trong khi cô Gái ngồi thưởng thức món quà của bà em. Vừa ăn khế bà vừa nhận xét về cái hàng rào bị xiêu rồi chạy xuống bếp lấy nắm lạt rấp nước, đã lúi húi bên hàng rào buộc lại. Trong nháy mắt bà đã sang chào cô Oanh, cô Nhất, cô Nhung và bác Hai Thực, đã phân chia xong quà cho cả ba nhà.
Khi cô Gái than phiền với bà về tính nết ngỗ nghịch của tôi, bà cười hà hà, nheo cả hai mắt lại rồi ôm lấy tôi:
- Sao mà ông nghịch ra quỷ vậy ông? Ông tắm ao phải cẩn thận kẻo lại chết đuối như bố ông ngày xưa đấy nhá. Giọng bà trong và ngọt ngào, ngân dài như hát, vẫn mang những âm sắc đặc biệt giọng nói quê tôi, nhưng không lạnh lẽo như ở cô Gái, không ảo não như ở cô Thiệp.
- Cô dẫn tích bố cháu chết đuối đi, cô.
- Lúc bố cháu lên sáu lên bẩy ấy, bố cháu với bác Trác mới rủ nhau đi tắm ngoài ao trước kia kìa. - bà vui vẻ dẫn tích - Bác Trác thấy em chìm lỉm sợ quá, cứ ắng ngắt chạy về nhà. May có người đang vớt bèo thấy lúc xuống hai anh em mà lên chỉ mỗi bác Trác, họ mới tri hô lên. Vớt được bố cháu thì người đã tím ngắt, cầm bằng chết rồi.
- Có còn thở tí nào nữa đâu. - cô Gái kể thêm - Bà mới điên lên nhá, cậu út của bà mà, bà cưng nhất nhà đấy, vậy là bà cứ giằng mà ra, cơ mà cả nhà túm chặt, không cho ra, bà la hét mấy cũng không cho ra.
- Tại sao cả nhà không cho bà ra với bố cháu, hả cô?
- Là vì thế vầy: người chết đuối vớt lên, cứ thấy bố mẹ hay là anh em, tức thì hộc máu ra chết hẳn, không còn cách nào cứu được nữa, lạ vậy. Người ta mới vác ngược bố cháu lên chạy vùng quanh xóm cho đến khi ộc được nước ra, lúc ấy họ mới đặt xuống giữa đường, gọi các bà đi chợ lại, các bà lấy váy quạt vào mặt bố cháu mãi mới tỉnh.
- Khai chết!
Tôi chun mũi lại, hình dung ra bố tôi nằm đấy, một thằng bé, còn nhỏ hơn tôi nữa, và những người đàn bà phanh váy ra mà quạt thốc vào mặt.
Cô Gái tiếp lời cô Mỹ:
- Rồi bà mới xoa dầu cù là khắp người, đốt lửa bốn bên sưởi cho nóng lại. Nhờ ơn Chúa, bố cháu sống. Bác Trác bị ông nện cho một trận thừa sống thiếu chết. Rồi ông cúng vào nhà thờ đúng một trăm bạch lạp để tạ ơn thánh quan thầy, tức là Đức Mẹ làng ta. Bà cấm tiệt cả hai anh em: chớ có mà bước chân ra cầu ao lần nữa.
Cô Gái kể nghiêm trang. Cô Mỹ vừa kể vừa cười. Câu chuyện kể lại là để răn đe tôi, nhưng cô vẫn cười, như thể trong sự việc xảy ra cho bố tôi không có bóng dáng cái chết.
Bố ông nói vậy chứ cứng đầu cứng cổ nhất hạng đấy - bà lắc tôi bằng vòng tay ôm chặt, đung đưa - Ai đời mới mười sáu tuổi đã dám một mình đi rải truyền đơn bên tỉnh Thái Bình. Người ta bắt được, tống vào nhà pha, cô phải đánh đường qua đò Bồng Tiên đội gạo sang cho bố ông đấy Nhìn thấy cô, bố ông nhe răng ra cười, chả có biết hãi là gì suất. Bây giờ lại ở nhà pha nữa, mấy lần rồi chưa chán! Cô Gái đã nín lặng câu chuyện ấy. Bà không thích nói tới nó. Cô Gái vừa yêu bố tôi lại vừa ghét ông: bà yêu người em trai út, ghét tên "cộng sản vô thần", tên hội kín làm ô nhục thanh danh một gia đình đạo gốc. Bà biết rằng cha xứ tránh nói tới ông em út của bà không phải vì ông không biết điều đó, mà vì ông tôn trọng danh tiếng của gia đình, tôn trọng dòng họ ngoan đạo của bà.
Cô Mỹ không tỏ thái độ khó chịu với bố tôi. Trọng bà đã vững chắc một tình yêu với ông em trai út, một niềm tin không chuyển, rằng ông là người có trái tim tốt, ông không làm điều xấu. Còn việc ông là cộng sản hay không là cộng sản, đối với bà không thành vấn đề. Vả lại, cả cô Gái và cô Mỹ, cả bác Hai Thực uyên bác cũng như rất nhiều người khác nữa trong làng, hết thảy đều chẳng hiểu cộng sản là gì. Người ta coi cộng sản cũng như một thứ cái nát, mà những người có học nói cho họ biết rằng họ cần phải sợ. Có chị Liễu trong nhà, cô Gái một hôm hứng lên quyết định xuống thăm cô Mỹ.
Gọi là xuống vì làng chồng cô Mỹ ở phía biển. Tôi được đi cùng, cô Gái không dám để tôi ở nhà, lỡ xảy chuyện gì, bố mẹ tôi sẽ trách bà. Còn tôi thì bất cứ chuyện đi nào ra khỏi làng đều thú vị, dù là đi ra chợ Cổ Lễ cách làng tôi hai cây số. Huống hồ, tôi được đến với cô Mỹ.
Hai cô cháu tôi ra đi từ sáng sớm khi cỏ còn đọng sương. Sương đọng trên cỏ không thi vị như người ta thường tả trong sách. Nó làm bàn chân nhớp nháp, nhột và ngứa. Từ khi về làng, tôi không còn dùng đến dép. ở làng tôi, dép là vật trang sức chứ không phải cái để bảo vệ bàn chân. Ông lý lên huyện cũng đi đất, dép cặp nách, tới khi vào hầu quan mới xỏ chân vào. Cô Gái chỉ đi guốc vào buổi tối sau khi rửa chân lên giường.
Tôi tung tăng bước theo cô, vừa đi vừa nghênh trời nghênh đất. Trước mắt tôi, hai bên đường là những cù lao màu xanh thẫm của làng nằm giữa màu xanh nhạt mênh mông của lúa. Những con chiền chiện chao đi chao lại sát đất rồi biến mất trong biển lúa.
- Mùa năm nay rồi khá đấy? - Cô Gái nói.
Như mọi người ở vùng tôi, cô Gái rất gần gũi với cây lúa. Phong cảnh không mấy gợi cảm đối với cô. Nhưng cây lúa, cái cây đem lại cái ăn hàng ngày, sức khỏe của nó, hình hài của nó tác động tới cô tôi rất nhiều. Tôi chỉ hiểu được điều đó khi chính tôi cắm những dẻ mạ non xuống ruộng, chính tôi phải lo lắng tới sự vơi đầy của nồi cơm. Tới gần trưa, cô cháu tôi mới tới bến đò Trà Thượng. Tôi kêu mỏi chân và kêu đói. Cô Gái mua mấy tấm bánh tẻ ở cái quán bên đường rẽ xuống bến rồi hai cô cháu bóc bánh ăn dưới chân một cây đa già. Cây đa có rất nhiều rễ lớn xù xì, cong queo. Chúng bò lổm ngổm trên mặt đất, rồi trườn xuống vệ sông, chui xuống nước. Dưới chân chúng tôi sông Hồng đục ngầu chảy cuồn cuộn và bên kia sông, con đò nan không người trắng lên màu ngà trong nắng trưa. Con đò điểm một chấm sáng lên nền nâu non tươi tắn của đất bồi. Nắng làm cho không khí ở xa run rẩy. Những hàng tre, những mái tranh và cả tháp nhà thờ bên kia sông cũng rung rinh khe khẽ, tưởng chừng chúng nhẹ bỗng đi trong nắng. Sóng vỗ oàm oạp vào những rễ đa chằng chịt nơi mép nước, như thể muốn làm bật tung gốc đa to, bằng công việc kiên trì, không phút giây ngơi nghỉ. Nhưng cây đa không chịu ngã, nó đã đứng ở đây khi con đê chưa lở tới rễ nó, và nó sẽ còn ở lâu bên sông này.
Tôi rơi vào nhà cô Mỹ như rơi vào một thế giới sống động ồn ào không lúc nào ngớt. Ba cái khung cửi của cô Mỹ ầm ĩ bằng ba chục khung cửi của cô Gái. Đó là loại khung cửi máy dùng để dệt vải khổ rộng, hồi ấy vải vuông đã bắt đầu mất giá, với những cái thoi lớn bị đánh qua phải qua trái liên hồi, kêu chan chát, bầng giây giật. Hai cái cối xay thóc cũng to hơn hẳn cái cối của cô Gái, hai cối giã cũng vậy. Người làm chạy lăng xăng, băm bèo cho lợn, xay giã, dệt vải, đun nấu, cười nói ồn ào. Khi cần gọi ai đó, bác Mỹ, chồng của cô tôi, liền cất cao giọng:
- Gia nhân đâu?
Gia nhân dạ ran, y như trong rạp hát. Họ chạy ào ào từ dưới bếp lên nhà trên, rồi lại ào ào chạy xuống sau khi đã nhận một mệnh lệnh nhiều khi chẳng cần tới một người. Cô Gái dẫn tôi vào chào bác. Ông ngồi trên sập, quần áo trắng bốp, bộ râu ba chòm rung rung theo câu nói, gật đầu chào bà chị vợ. Tiếp đó là cuộc thẩm vấn nhất thiết phải có ở nhà quê khi họ hàng gặp nhau: bố mẹ cháu có khỏe không? chị Tường thế nào, vẫn đi lễ hàng ngày đấy chứ? các bác các chú trên Hà Hội vẫn bằng an cả đấy chứ? ông trịnh trọng gật gật đầu sau mỗi câu trả lời của tôi, tay phải mân mê vuốt mấy sợi râu thưa. Ông luôn lầm lẫn tên các cháu:
- Cái Khanh rồi đến cái Phương hay cái Phương rồi mới đến cái Khanh? à, ra vậy, Phương rồi mới đến Khanh, Phương rồi Khanh.
Cô Mỹ tôi nắm giữ mọi quyền hành trong nhà, nhưng đối với ông, bà tỏ ra kính nể lắm. Người ta nói rằng bà làm thế để tôn ông lên, chứ thật ra ông không hề biết trong nhà mình có mấy cọc bạc hoa xòe, đi đâu xa ông phải xin tiền của bà. Cô Gái phản đối nhận định đó, cô bảo "Khôn ngoan cũng thể đàn bà. Dẫu rằng khờ dại cũng là đàn ông" và bà tôn trọng ông em rể theo cách của bà em gái.
Ông em rể làm chường bạ, một chức sắc không to bao nhiêu trong làng, trông nom việc địa bạ, nhưng dưới mắt cô Gái tôi đó là một danh giá đáng được kính nể. Ông chưởng bạ thì cố phình to mình cho xứng với cái nhìn của những người thân, ông cử động chậm chạp cho thành đường bệ, ít lời như một vĩ nhân, bắt người đối thoại với ông phải hướng mắt mình tới khoảng giữa của ba chòm râu thưa chờ đợi một tiếng nói quyết định. Người đối thoại với ông thường là người bán ruộng. ở quê, người bán ruộng bao giờ cũng là người nghèo gặp vận bĩ, nếu không chẳng bao giờ người dân cày lại chịu rời mảnh ruộng của mình. Thỉnh thoảng cũng có người giàu bán ruộng, nhưng đó là trường hợp hãn hữu, khi có một nhà giàu mới nổi muốn chuộc lại số ruộng của cha ông buộc lòng phải bán đi trong cơn túng quẫn, hoặc hứng chí mua thêm một số thửa mới cốt để được bằng vai với các chủ ruộng lớn. Nói chủ ruộng lớn là nói theo kích thước địa phương, chứ ở làng tôi cũng như ở làng bác Mỹ người giàu lắm cũng chỉ có chừng hơn chục mẫu, mà là mẫu ta. Bác Mỹ tôi, nói cho đúng, cũng là người rành công việc Bao giờ ông cũng gây khó dễ chút ít cho người bán trước đã :
- Thửa này, theo địa bạ, đúng ba sào bảy thước.
- Ông sai gia nhân trải bản đồ ruộng đất ra trước mặt khách, trên sập sau khi gọi "Gia nhân đâu rõ to, rõ nghiêm, làm khách giật mình
- Tại sao trong văn tự viết có ba sào?
- Thưa ông, thửa này từ đời cụ con để lại, chỉ có ba sào - người bán hết hoảng kêu lên, mắt chòng chọc nhìn vào mặt ông chưởng bạ, người sẽ xác nhận cuộc mua bán, người sẽ tăng hoặc giảm tiền thuế phải đóng.
- Tôi cứ ở bản đồ.
- Thưa ông, ông xét cho...
- Ông rõ dại, dại quá? - Ông chưởng bạ lắc đầu, vẫy người thanh niên đi cùng với người bán ruộng lại gần bằng những ngón tay để móng dài - Anh kia, lại đây? Con ông, hả? Để anh ta xem có đúng không nào? Đúng chứ? Gì thì gì chứ đã ghi vào địa bạ rồi, đã có mực đen giấy trắng rồi, thì không có chạy vào đâu được nữa. Bản đồ làm từ hồi đạc điền năm nào, rành rành đây này, khốn nỗi người ta tham cứ lấn qua lấn lại mới ra sai.
- Thưa ông, ông dạy đúng lắm, người nọ lấn người kia mới ra thế...
- Vậy thì ông phải đòi lại, cho đúng thước đúng tấc của mình.
- Khốn nỗi, họ đâu có chịu, thưa ông.
- Cứ bảo họ đến tôi, tôi sẽ cho đo lại, tôi sẽ giúp ông làm cho ra nhẽ. Còn của ông, văn tự phải làm lại. Giá phỏng tôi cứ chứng bậy, thửa này còn ba sào thì ông thiệt - bảy thước đất vậy là mất không. Lại nữa, giấy tờ là giấy tờ, không thể cứ mình mà được. Người sai được, nhưng giấy quyết không được sai, hiểu chửa?
- Nhưng người mua đo rồi, thưa ông, có nói theo địa bạ họ cũng không nghe.
- Họ cũng dại. Một tấc đất cũng tấc vàng, các cụ nói cấm có sai. Thuế văn tự có tăng thật, nhưng mình được lợi. Cả người mua lẫn người bán đều lợi, nếu sau này họ bán đi thì cũng vưỡn cứ là ba sào bảy thước. Ông phải nghe tôi, cứ chiếu địa bạ mà đòi lấy bảy thước nữa.
Người bán dường như được soi sáng:
- Dạ, ông dạy chí phải, con hiểu ra rồi.
- Vậy làm lại cái văn tự này rồi đưa lại cho tôi.
- Tức thị con cứ đòi thêm tiền bảy thước nữa?
- Đòi chứ. Cứ theo địa bạ mà đòi, tôi đã bảo rồi. Nhưng việc mua bán là của đôi bên, tôi không biết, không dây.
- Con cứ nói ông dạy thế...
- Phải. Nếu họ chỉ định giá ba sào thôi thì bảo họ lại tôi. Ai mua đấy nhỉ?
- Dạ, có viết trong văn tự, bà Hai Giáp ở chợ Cầu đấy.
- Tưởng ai, văn tự ghi Nguyễn Thị Tèo, tôi quên khuấy tên con gái của bà ấy. Vậy nhá, làm lại, đưa tôi. Tức thị, cứ bảo bà Hai lại ông?
- Phải.
Người mua đến, cũng sửng sốt kêu trời, cũng kiên nhẫn nghe ông chưởng bạ giảng giải, rồi xuýt xoa khen ông dạy phải. Việc mua bán thành, cả hai bên đều thấy mình mang ơn ông chưởng bạ, ông chưởng bạ hài lòng nhận lễ. Họ biết rằng nếu vì bảy thước đất hoặc mười thước đất nọ mà xảy ra đánh nhau ngoài đồng thì thể nào ông trương tuần cũng nhảy vào, rồi ông phó lý chạy tới, ông lý trưởng gọi lại phân xử, ông chưởng bạ đem thước ra đo. Đã lâm vào kiện tụng rồi thì tất phải sắm lễ mang đến nhà các bậc chức sắc, mỗi bên đều có những người cầu bầu riêng của mình, và lễ không chỉ có một lần mà xong. Cứ thế cho tới khi cả hai bên mệt nhoài tính chuyện giảng hòa, bởi vì đến lúc ấy họ mới cảm thấy cái sự thua thiệt do kiện tụng lớn đến thế nào! Có hai bên thật nhưng không phải bên nguyên bên bị mà là bên ăn lễ và bên mất lễ.
Tôi hay ngồi chầu rìa, tôi nghe được đủ thứ chuyện trong một vụ. Y như thể tôi được xem một vở kịch không có sân khấu, giờ trước tôi theo dõi các diễn viên đang diễn, giờ sau tôi đã được chứng kiến họ đàng sau các cánh gà vô hình, nơi các đạo diễn và diễn viên bàn luận về vở kịch.
Bác Mỹ không thích các anh tôi, con của bác, được ngồi cùng bác, nhưng không hiểu sao ông lại cho phép tôi được ngồi bên ông trong khi ông làm việc. Có lẽ, ông yêu tôi cũng nên, có điều chẳng bao giờ ông bộc lộ tình cảm đó. Vả lại dù có yêu tôi ông cũng không yêu ngang bằng những con mèo cưng của ông. Chúng bao giờ cũng nằm la liệt trên sập chung quanh ông, những con mèo béo múp míp đủ loại tam thể, nhị thể, đen và mướp. Ông yêu đàn mèo bằng một tình yêu kỳ lạ, dường như chúng là những sinh vật đáng quí nhất trên đời. Được nuông chiều, những con mèo lười biếng hết sức, chúng không bắt chuột, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên chủ, nằm trên đùi ông khi ông tiếp khách, đến bữa cơm thì kêu ỏm tỏi chung quanh ông. Ông gắp cho chúng những khúc cá ngon, trộn cơm gạo tám thơm (quê ông có thứ gạo tám thơm nổi tiếng, trong nhà nấu, ngoài ngõ thấy mùi, dẻo và ngon hơn bất cứ thứ gạo nào mà tôi được ăn). Nhìn những con mèo của ông ăn, thú thật, hồi đó tôi quết nước bọt.
Về mặt riết róng, cô Mỹ nổi tiếng trong họ dễ chỉ thua có cô Gái. Bà giàu có, nhưng không bao giờ để xổng một xu Một xu ra khỏi hầu bao của bà phải trở về dắt theo vài trinh. Cơm cho người làm, bà dọn thứ thức ăn mặn chát, mặn đến mức một con tôm giảo kho có thể ăn với cơm từ đầu bữa chí cuối, người giỏi ăn mặn lắm cũng chỉ có thể dùng làm thức ăn cho một bát. Tuy nhiên, cơm thì ăn tha hồ, bà không bao giờ để người làm đói. Tôi đã được ăn những bữa cơm dọn cho người làm của bà, bởi vì những đứa cháu xuống chơi với bà, nếu thích đi gặt hoặc đi cấy cùng với người làm, thì phải ăn sớm cùng với họ, mà người làm thì ăn cơm sáng từ lúc còn tối đất; dưới ánh sáng ngọn đèn hoa kỳ. Bữa trưa sẽ được các chị tôi gánh ra đồng, bữa tối họ mới lại ăn ở nhà, cũng vào lúc nhọ mặt người. ở vùng quê chúng tôi hồi ấy không có lệ ngày làm việc tám tiếng. Người ta làm cùng với mặt trời và đi ngủ cùng với mặt trời.
Cô Gái trọng ông em rể đến nỗi khi cô Mỹ đi làm cùng với thợ thì cô Gái cũng dậy sớm đi làm, ăn cùng mâm với thợ cấy chẳng hạn, cũng với con tôm kho mặn ấy, mặc dầu bà là khách. Ông bạ Mỹ cũng coi dó là chuyện thường tình, không hề quan tâm, không hề cản bà đi làm và không nằn nì mời bà dùng cơm cùng ông. Các ông em ruột ở trên tỉnh thì khác hẳn, cả ông em rể ở Bắc Giang cũng vậy, mọi người đều trọng vọng bà, chèo kéo mời mọc bà. Tôi đã tưởng cô Gái phải tự ái, phải giận ông em rể và bà em gái, nhưng bà không giận, tuyệt nhiên không.
Đã nói đến bác tôi, tôi không thể không nhắc tới cái hắt hơi nổi tiếng của ông. Đang ngồi im lặng, ra chiều suy nghĩ, bỗng ông thần ra, mắt mở to nhìn về phía trước như theo dõi vật gì, rồi bất thình lình một tiếng sấm vang dậy trong ngôi nhà gạch. Những con gà la đà kiếm ăn ở chân tường cắm đầu chạy thục mạng, người khách vừa tới cổng giật bắn mình, dừng lại; lũ chim sẻ đậu trên mái ngói đang cãi nhau ỏm tỏi vội bay vụt lên, hoảng hốt đến cực điểm, những cái khung cửi ngừng dệt, cối xay thóc ngừng quay, mọi người trong nhà ngừng tay làm việc chờ cái hắt hơi kế tiếp. Nó đến sau chừng một phút, với cường độ kém hơn nhưng cũng đủ ầm vang cả nhà. Sau đó mọi sự trở lại bình thường - những con mèo tỉnh giấc vờn nhau, người khách sửa lại khăn xếp, cụp Ô lại, vào nhà, đàn chim sẻ lại sà xuống mái, tiếp tục cuộc cãi vã bỏ dở, đàn gà lại bới rác, hai cái khung cửi lại kẽo kẹt, cối xay lại ù ì. Người trong xóm đánh thức nhau mỗi buổi sáng:
- Dậy, dậy? ông bạ Mỹ hắt hơi rồi?
Mọi người đều hắt hơi, nhưng không ai có thể hắt hơi to như bác Mỹ tôi, lại càng không ai hắt hơi đúng giờ đúng giấc như ông. Cả xóm không cần dùng đến đồng hồ. Tôi đã nghe thấy tiếng hắt hơi của ông cách cả một xóm, nghĩa là độ vài trăm mét. Anh Lịch, con bác, còn bắt được tiếng hắt hơi của bố cách cả nửa cây số. Đang đi chơi với tôi, anh dừng lại đột ngột:
- Đến bữa rồi, chạy mau về ăn cơm.
Tiếng hắt hơi của bác rể tôi sống lâu hơn ông rất nhiều.
Mấy chục năm sau ở trong làng người ta còn nhắc tới cái tiếng hắt hơi kỳ lạ ấy và những sự tích liên quan với nó.



Tôi còn một cô nữa, là cô Mỹ.
Cô Mỹ đi lấy chồng xa, cách làng quê nửa ngày đi bộ, qua một con sông lớn là sông Hồng. Khác hẳn cô Thiệp về tính cách, cô Mỹ là người không bao giờ trông đợi bất cứ điều gì ở người khác, cho dù là người thân. Bà hết sức tự tin về niềm tin ở bản thân ấy toát ra ngoài, rõ ràng và mạnh mẽ đến nỗi nó buộc mọi người kính nể.
- Cô Gái trọng cô Mỹ là vì chưng cô Mỹ giàu. Cô Thiệp nói như vậy, nhưng tôi không tin cô Thiệp đúng trong nhận xét này..
Cô Gái trọng cô Mỹ trước hết ở cốt cách của bà em nổi tiếng đáo để không chỉ riêng trong họ ngoài làng mà cả ở quê chồng. Bà quyết đoán như một vị tướng, nói gì làm nấy, đồng thời lại tháo vát, nhanh nhẹn như một người đàn ông thông minh. Người ta nể bà là phải.
Thỉnh thoảng bà cũng lên tỉnh thăm các ông anh, ông em của bà. Nhưng cách bà tới thăm những người ruột thịt hoàn toàn không giống cô Gái. Bà không lên để thanh tra, để kiểm soát, bà chẳng tự cho mình quyền phán xét ai, và cũng chẳng quan tâm đến chuyện người ta nhìn mình thế nào. Bà thăm anh em đúng với nghĩa của sự thăm, vui mừng vì được ruỗi ra khỏi trăm công ngàn việc bám níu bà, không cho bà được nhàn rỗi lấy vài ngày.
Nhưng đến nhà anh em, bà đâu có nghỉ ngơi. Vừa bước vào nhà người thân, thí dụ như nhà tôi, bà lập tức phát hiện vô số cái không ưng ý : nhà cửa không ngăn nắp, mạng nhện chăng đây đó, bếp đầy mồ hóng, sân nhiều rêu, rãnh nước không thoát... Bà cởi áo ngoài, vớ lấy chổi, lấy dao, sửa chỗ này, đắp chỗ nọ, cho kỳ ngôi nhà sạch bong từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Được như thế, bà yên tâm ra về, mặt mũi và trong lòng thư thái, không hề nghĩ rằng cái sự nghỉ ngơi của mình đã làm lộn tùng phèo nếp sống bình thường ở nhà ông em. Không ai giận bà về chuyện đó. Trái lại mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi nhìn bà hò hét đầy tớ và cùng với họ làm những việc không người khách nào làm.
Tôi thích tính cô Mỹ.
Mỗi lần lên tỉnh, bà thể nào cũng mang theo gạo lức và men. ở mỗi nhà bà đến thăm, bà chế tạo món quà độc đáo của mình cho các cháu. Rượu nếp của bà tuyệt vời - hạt nếp mẩy và mọng, nước rượu nếp ngọt ơi là ngọt.
- Hàng rượu nếp, các cháu ạ, họ ép lấy cái nước bán riêng, vậy nên hạt nó dẹp chứ không mọng, xác mà không ngon - bà giải thích cho các cháu - Mình làm mình ăn, không pha thêm đường vào nước cái, không đổ thêm nước cho nhiều rượu lên, nên ngọt rượu đúng cách thật. Vậy đấy, các cháu ạ.
Các cháu ăn hàng bát chiết yêu rượu nếp, mặt đỏ như vang, ngứa lung tung khắp người. Bà vừa gãi cho các cháu vừa cười hì hì, khoái trá với hiệu quả mà món quà bà đem lại. Chưa ở được với các cháu nhà này ít ngày, bà đã chạy tới với các cháu nhà khác. Chỉ ở Hà nội trong nửa tháng, bà đã kịp đi thăm vài chục nhà họ hàng. Tưởng chừng lúc nào cũng hối hả, tất bật như thế, nhưng hối hả, tất bật một cách thoải mái, nhẹ nhàng, với nụ cười và những câu nói đùa không bao giờ ngớt. Bà yêu chúng tôi cũng theo cách riêng của bà, không vồ vập thái quá, nhưng rất chân tình. Một chút tình yêu của bà đối với chúng tôi còn hơn rất nhiều tình yêu của cô Gái.
Bà trở về nhà bố mẹ cũng không giống cô Thiệp. Bà không gọi cổng mà luồn ngón tay qua khe giữa hai cánh cửa, đẩy dần cái then khỏi hõng, rồi đi những bước nhanh nhẹn vào trong sân, hai thúng quà bánh nghễu nghện trên đầu Nhấc hai cái thúng xuống, chào chị xong bà đã ra cầu ao rửa chân, tiện thể lấy cây sào chọc mấy quả khế mang vào nhà ngồi ăn trong khi cô Gái ngồi thưởng thức món quà của bà em. Vừa ăn khế bà vừa nhận xét về cái hàng rào bị xiêu rồi chạy xuống bếp lấy nắm lạt rấp nước, đã lúi húi bên hàng rào buộc lại. Trong nháy mắt bà đã sang chào cô Oanh, cô Nhất, cô Nhung và bác Hai Thực, đã phân chia xong quà cho cả ba nhà.
Khi cô Gái than phiền với bà về tính nết ngỗ nghịch của tôi, bà cười hà hà, nheo cả hai mắt lại rồi ôm lấy tôi:
- Sao mà ông nghịch ra quỷ vậy ông? Ông tắm ao phải cẩn thận kẻo lại chết đuối như bố ông ngày xưa đấy nhá. Giọng bà trong và ngọt ngào, ngân dài như hát, vẫn mang những âm sắc đặc biệt giọng nói quê tôi, nhưng không lạnh lẽo như ở cô Gái, không ảo não như ở cô Thiệp.
- Cô dẫn tích bố cháu chết đuối đi, cô.
- Lúc bố cháu lên sáu lên bẩy ấy, bố cháu với bác Trác mới rủ nhau đi tắm ngoài ao trước kia kìa. - bà vui vẻ dẫn tích - Bác Trác thấy em chìm lỉm sợ quá, cứ ắng ngắt chạy về nhà. May có người đang vớt bèo thấy lúc xuống hai anh em mà lên chỉ mỗi bác Trác, họ mới tri hô lên. Vớt được bố cháu thì người đã tím ngắt, cầm bằng chết rồi.
- Có còn thở tí nào nữa đâu. - cô Gái kể thêm - Bà mới điên lên nhá, cậu út của bà mà, bà cưng nhất nhà đấy, vậy là bà cứ giằng mà ra, cơ mà cả nhà túm chặt, không cho ra, bà la hét mấy cũng không cho ra.
- Tại sao cả nhà không cho bà ra với bố cháu, hả cô?
- Là vì thế vầy: người chết đuối vớt lên, cứ thấy bố mẹ hay là anh em, tức thì hộc máu ra chết hẳn, không còn cách nào cứu được nữa, lạ vậy. Người ta mới vác ngược bố cháu lên chạy vùng quanh xóm cho đến khi ộc được nước ra, lúc ấy họ mới đặt xuống giữa đường, gọi các bà đi chợ lại, các bà lấy váy quạt vào mặt bố cháu mãi mới tỉnh.
- Khai chết!
Tôi chun mũi lại, hình dung ra bố tôi nằm đấy, một thằng bé, còn nhỏ hơn tôi nữa, và những người đàn bà phanh váy ra mà quạt thốc vào mặt.
Cô Gái tiếp lời cô Mỹ:
- Rồi bà mới xoa dầu cù là khắp người, đốt lửa bốn bên sưởi cho nóng lại. Nhờ ơn Chúa, bố cháu sống. Bác Trác bị ông nện cho một trận thừa sống thiếu chết. Rồi ông cúng vào nhà thờ đúng một trăm bạch lạp để tạ ơn thánh quan thầy, tức là Đức Mẹ làng ta. Bà cấm tiệt cả hai anh em: chớ có mà bước chân ra cầu ao lần nữa.
Cô Gái kể nghiêm trang. Cô Mỹ vừa kể vừa cười. Câu chuyện kể lại là để răn đe tôi, nhưng cô vẫn cười, như thể trong sự việc xảy ra cho bố tôi không có bóng dáng cái chết.
Bố ông nói vậy chứ cứng đầu cứng cổ nhất hạng đấy - bà lắc tôi bằng vòng tay ôm chặt, đung đưa - Ai đời mới mười sáu tuổi đã dám một mình đi rải truyền đơn bên tỉnh Thái Bình. Người ta bắt được, tống vào nhà pha, cô phải đánh đường qua đò Bồng Tiên đội gạo sang cho bố ông đấy Nhìn thấy cô, bố ông nhe răng ra cười, chả có biết hãi là gì suất. Bây giờ lại ở nhà pha nữa, mấy lần rồi chưa chán! Cô Gái đã nín lặng câu chuyện ấy. Bà không thích nói tới nó. Cô Gái vừa yêu bố tôi lại vừa ghét ông: bà yêu người em trai út, ghét tên "cộng sản vô thần", tên hội kín làm ô nhục thanh danh một gia đình đạo gốc. Bà biết rằng cha xứ tránh nói tới ông em út của bà không phải vì ông không biết điều đó, mà vì ông tôn trọng danh tiếng của gia đình, tôn trọng dòng họ ngoan đạo của bà.
Cô Mỹ không tỏ thái độ khó chịu với bố tôi. Trọng bà đã vững chắc một tình yêu với ông em trai út, một niềm tin không chuyển, rằng ông là người có trái tim tốt, ông không làm điều xấu. Còn việc ông là cộng sản hay không là cộng sản, đối với bà không thành vấn đề. Vả lại, cả cô Gái và cô Mỹ, cả bác Hai Thực uyên bác cũng như rất nhiều người khác nữa trong làng, hết thảy đều chẳng hiểu cộng sản là gì. Người ta coi cộng sản cũng như một thứ cái nát, mà những người có học nói cho họ biết rằng họ cần phải sợ. Có chị Liễu trong nhà, cô Gái một hôm hứng lên quyết định xuống thăm cô Mỹ.
Gọi là xuống vì làng chồng cô Mỹ ở phía biển. Tôi được đi cùng, cô Gái không dám để tôi ở nhà, lỡ xảy chuyện gì, bố mẹ tôi sẽ trách bà. Còn tôi thì bất cứ chuyện đi nào ra khỏi làng đều thú vị, dù là đi ra chợ Cổ Lễ cách làng tôi hai cây số. Huống hồ, tôi được đến với cô Mỹ.
Hai cô cháu tôi ra đi từ sáng sớm khi cỏ còn đọng sương. Sương đọng trên cỏ không thi vị như người ta thường tả trong sách. Nó làm bàn chân nhớp nháp, nhột và ngứa. Từ khi về làng, tôi không còn dùng đến dép. ở làng tôi, dép là vật trang sức chứ không phải cái để bảo vệ bàn chân. Ông lý lên huyện cũng đi đất, dép cặp nách, tới khi vào hầu quan mới xỏ chân vào. Cô Gái chỉ đi guốc vào buổi tối sau khi rửa chân lên giường.
Tôi tung tăng bước theo cô, vừa đi vừa nghênh trời nghênh đất. Trước mắt tôi, hai bên đường là những cù lao màu xanh thẫm của làng nằm giữa màu xanh nhạt mênh mông của lúa. Những con chiền chiện chao đi chao lại sát đất rồi biến mất trong biển lúa.
- Mùa năm nay rồi khá đấy? - Cô Gái nói.
Như mọi người ở vùng tôi, cô Gái rất gần gũi với cây lúa. Phong cảnh không mấy gợi cảm đối với cô. Nhưng cây lúa, cái cây đem lại cái ăn hàng ngày, sức khỏe của nó, hình hài của nó tác động tới cô tôi rất nhiều. Tôi chỉ hiểu được điều đó khi chính tôi cắm những dẻ mạ non xuống ruộng, chính tôi phải lo lắng tới sự vơi đầy của nồi cơm. Tới gần trưa, cô cháu tôi mới tới bến đò Trà Thượng. Tôi kêu mỏi chân và kêu đói. Cô Gái mua mấy tấm bánh tẻ ở cái quán bên đường rẽ xuống bến rồi hai cô cháu bóc bánh ăn dưới chân một cây đa già. Cây đa có rất nhiều rễ lớn xù xì, cong queo. Chúng bò lổm ngổm trên mặt đất, rồi trườn xuống vệ sông, chui xuống nước. Dưới chân chúng tôi sông Hồng đục ngầu chảy cuồn cuộn và bên kia sông, con đò nan không người trắng lên màu ngà trong nắng trưa. Con đò điểm một chấm sáng lên nền nâu non tươi tắn của đất bồi. Nắng làm cho không khí ở xa run rẩy. Những hàng tre, những mái tranh và cả tháp nhà thờ bên kia sông cũng rung rinh khe khẽ, tưởng chừng chúng nhẹ bỗng đi trong nắng. Sóng vỗ oàm oạp vào những rễ đa chằng chịt nơi mép nước, như thể muốn làm bật tung gốc đa to, bằng công việc kiên trì, không phút giây ngơi nghỉ. Nhưng cây đa không chịu ngã, nó đã đứng ở đây khi con đê chưa lở tới rễ nó, và nó sẽ còn ở lâu bên sông này.
Tôi rơi vào nhà cô Mỹ như rơi vào một thế giới sống động ồn ào không lúc nào ngớt. Ba cái khung cửi của cô Mỹ ầm ĩ bằng ba chục khung cửi của cô Gái. Đó là loại khung cửi máy dùng để dệt vải khổ rộng, hồi ấy vải vuông đã bắt đầu mất giá, với những cái thoi lớn bị đánh qua phải qua trái liên hồi, kêu chan chát, bầng giây giật. Hai cái cối xay thóc cũng to hơn hẳn cái cối của cô Gái, hai cối giã cũng vậy. Người làm chạy lăng xăng, băm bèo cho lợn, xay giã, dệt vải, đun nấu, cười nói ồn ào. Khi cần gọi ai đó, bác Mỹ, chồng của cô tôi, liền cất cao giọng:
- Gia nhân đâu?
Gia nhân dạ ran, y như trong rạp hát. Họ chạy ào ào từ dưới bếp lên nhà trên, rồi lại ào ào chạy xuống sau khi đã nhận một mệnh lệnh nhiều khi chẳng cần tới một người. Cô Gái dẫn tôi vào chào bác. Ông ngồi trên sập, quần áo trắng bốp, bộ râu ba chòm rung rung theo câu nói, gật đầu chào bà chị vợ. Tiếp đó là cuộc thẩm vấn nhất thiết phải có ở nhà quê khi họ hàng gặp nhau: bố mẹ cháu có khỏe không? chị Tường thế nào, vẫn đi lễ hàng ngày đấy chứ? các bác các chú trên Hà Hội vẫn bằng an cả đấy chứ? ông trịnh trọng gật gật đầu sau mỗi câu trả lời của tôi, tay phải mân mê vuốt mấy sợi râu thưa. Ông luôn lầm lẫn tên các cháu:
- Cái Khanh rồi đến cái Phương hay cái Phương rồi mới đến cái Khanh? à, ra vậy, Phương rồi mới đến Khanh, Phương rồi Khanh.
Cô Mỹ tôi nắm giữ mọi quyền hành trong nhà, nhưng đối với ông, bà tỏ ra kính nể lắm. Người ta nói rằng bà làm thế để tôn ông lên, chứ thật ra ông không hề biết trong nhà mình có mấy cọc bạc hoa xòe, đi đâu xa ông phải xin tiền của bà. Cô Gái phản đối nhận định đó, cô bảo "Khôn ngoan cũng thể đàn bà. Dẫu rằng khờ dại cũng là đàn ông" và bà tôn trọng ông em rể theo cách của bà em gái.
Ông em rể làm chường bạ, một chức sắc không to bao nhiêu trong làng, trông nom việc địa bạ, nhưng dưới mắt cô Gái tôi đó là một danh giá đáng được kính nể. Ông chưởng bạ thì cố phình to mình cho xứng với cái nhìn của những người thân, ông cử động chậm chạp cho thành đường bệ, ít lời như một vĩ nhân, bắt người đối thoại với ông phải hướng mắt mình tới khoảng giữa của ba chòm râu thưa chờ đợi một tiếng nói quyết định. Người đối thoại với ông thường là người bán ruộng. ở quê, người bán ruộng bao giờ cũng là người nghèo gặp vận bĩ, nếu không chẳng bao giờ người dân cày lại chịu rời mảnh ruộng của mình. Thỉnh thoảng cũng có người giàu bán ruộng, nhưng đó là trường hợp hãn hữu, khi có một nhà giàu mới nổi muốn chuộc lại số ruộng của cha ông buộc lòng phải bán đi trong cơn túng quẫn, hoặc hứng chí mua thêm một số thửa mới cốt để được bằng vai với các chủ ruộng lớn. Nói chủ ruộng lớn là nói theo kích thước địa phương, chứ ở làng tôi cũng như ở làng bác Mỹ người giàu lắm cũng chỉ có chừng hơn chục mẫu, mà là mẫu ta. Bác Mỹ tôi, nói cho đúng, cũng là người rành công việc Bao giờ ông cũng gây khó dễ chút ít cho người bán trước đã :
- Thửa này, theo địa bạ, đúng ba sào bảy thước.
- Ông sai gia nhân trải bản đồ ruộng đất ra trước mặt khách, trên sập sau khi gọi "Gia nhân đâu rõ to, rõ nghiêm, làm khách giật mình
- Tại sao trong văn tự viết có ba sào?
- Thưa ông, thửa này từ đời cụ con để lại, chỉ có ba sào - người bán hết hoảng kêu lên, mắt chòng chọc nhìn vào mặt ông chưởng bạ, người sẽ xác nhận cuộc mua bán, người sẽ tăng hoặc giảm tiền thuế phải đóng.
- Tôi cứ ở bản đồ.
- Thưa ông, ông xét cho...
- Ông rõ dại, dại quá? - Ông chưởng bạ lắc đầu, vẫy người thanh niên đi cùng với người bán ruộng lại gần bằng những ngón tay để móng dài - Anh kia, lại đây? Con ông, hả? Để anh ta xem có đúng không nào? Đúng chứ? Gì thì gì chứ đã ghi vào địa bạ rồi, đã có mực đen giấy trắng rồi, thì không có chạy vào đâu được nữa. Bản đồ làm từ hồi đạc điền năm nào, rành rành đây này, khốn nỗi người ta tham cứ lấn qua lấn lại mới ra sai.
- Thưa ông, ông dạy đúng lắm, người nọ lấn người kia mới ra thế...
- Vậy thì ông phải đòi lại, cho đúng thước đúng tấc của mình.
- Khốn nỗi, họ đâu có chịu, thưa ông.
- Cứ bảo họ đến tôi, tôi sẽ cho đo lại, tôi sẽ giúp ông làm cho ra nhẽ. Còn của ông, văn tự phải làm lại. Giá phỏng tôi cứ chứng bậy, thửa này còn ba sào thì ông thiệt - bảy thước đất vậy là mất không. Lại nữa, giấy tờ là giấy tờ, không thể cứ mình mà được. Người sai được, nhưng giấy quyết không được sai, hiểu chửa?
- Nhưng người mua đo rồi, thưa ông, có nói theo địa bạ họ cũng không nghe.
- Họ cũng dại. Một tấc đất cũng tấc vàng, các cụ nói cấm có sai. Thuế văn tự có tăng thật, nhưng mình được lợi. Cả người mua lẫn người bán đều lợi, nếu sau này họ bán đi thì cũng vưỡn cứ là ba sào bảy thước. Ông phải nghe tôi, cứ chiếu địa bạ mà đòi lấy bảy thước nữa.
Người bán dường như được soi sáng:
- Dạ, ông dạy chí phải, con hiểu ra rồi.
- Vậy làm lại cái văn tự này rồi đưa lại cho tôi.
- Tức thị con cứ đòi thêm tiền bảy thước nữa?
- Đòi chứ. Cứ theo địa bạ mà đòi, tôi đã bảo rồi. Nhưng việc mua bán là của đôi bên, tôi không biết, không dây.
- Con cứ nói ông dạy thế...
- Phải. Nếu họ chỉ định giá ba sào thôi thì bảo họ lại tôi. Ai mua đấy nhỉ?
- Dạ, có viết trong văn tự, bà Hai Giáp ở chợ Cầu đấy.
- Tưởng ai, văn tự ghi Nguyễn Thị Tèo, tôi quên khuấy tên con gái của bà ấy. Vậy nhá, làm lại, đưa tôi. Tức thị, cứ bảo bà Hai lại ông?
- Phải.
Người mua đến, cũng sửng sốt kêu trời, cũng kiên nhẫn nghe ông chưởng bạ giảng giải, rồi xuýt xoa khen ông dạy phải. Việc mua bán thành, cả hai bên đều thấy mình mang ơn ông chưởng bạ, ông chưởng bạ hài lòng nhận lễ. Họ biết rằng nếu vì bảy thước đất hoặc mười thước đất nọ mà xảy ra đánh nhau ngoài đồng thì thể nào ông trương tuần cũng nhảy vào, rồi ông phó lý chạy tới, ông lý trưởng gọi lại phân xử, ông chưởng bạ đem thước ra đo. Đã lâm vào kiện tụng rồi thì tất phải sắm lễ mang đến nhà các bậc chức sắc, mỗi bên đều có những người cầu bầu riêng của mình, và lễ không chỉ có một lần mà xong. Cứ thế cho tới khi cả hai bên mệt nhoài tính chuyện giảng hòa, bởi vì đến lúc ấy họ mới cảm thấy cái sự thua thiệt do kiện tụng lớn đến thế nào! Có hai bên thật nhưng không phải bên nguyên bên bị mà là bên ăn lễ và bên mất lễ.
Tôi hay ngồi chầu rìa, tôi nghe được đủ thứ chuyện trong một vụ. Y như thể tôi được xem một vở kịch không có sân khấu, giờ trước tôi theo dõi các diễn viên đang diễn, giờ sau tôi đã được chứng kiến họ đàng sau các cánh gà vô hình, nơi các đạo diễn và diễn viên bàn luận về vở kịch.
Bác Mỹ không thích các anh tôi, con của bác, được ngồi cùng bác, nhưng không hiểu sao ông lại cho phép tôi được ngồi bên ông trong khi ông làm việc. Có lẽ, ông yêu tôi cũng nên, có điều chẳng bao giờ ông bộc lộ tình cảm đó. Vả lại dù có yêu tôi ông cũng không yêu ngang bằng những con mèo cưng của ông. Chúng bao giờ cũng nằm la liệt trên sập chung quanh ông, những con mèo béo múp míp đủ loại tam thể, nhị thể, đen và mướp. Ông yêu đàn mèo bằng một tình yêu kỳ lạ, dường như chúng là những sinh vật đáng quí nhất trên đời. Được nuông chiều, những con mèo lười biếng hết sức, chúng không bắt chuột, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên chủ, nằm trên đùi ông khi ông tiếp khách, đến bữa cơm thì kêu ỏm tỏi chung quanh ông. Ông gắp cho chúng những khúc cá ngon, trộn cơm gạo tám thơm (quê ông có thứ gạo tám thơm nổi tiếng, trong nhà nấu, ngoài ngõ thấy mùi, dẻo và ngon hơn bất cứ thứ gạo nào mà tôi được ăn). Nhìn những con mèo của ông ăn, thú thật, hồi đó tôi quết nước bọt.
Về mặt riết róng, cô Mỹ nổi tiếng trong họ dễ chỉ thua có cô Gái. Bà giàu có, nhưng không bao giờ để xổng một xu Một xu ra khỏi hầu bao của bà phải trở về dắt theo vài trinh. Cơm cho người làm, bà dọn thứ thức ăn mặn chát, mặn đến mức một con tôm giảo kho có thể ăn với cơm từ đầu bữa chí cuối, người giỏi ăn mặn lắm cũng chỉ có thể dùng làm thức ăn cho một bát. Tuy nhiên, cơm thì ăn tha hồ, bà không bao giờ để người làm đói. Tôi đã được ăn những bữa cơm dọn cho người làm của bà, bởi vì những đứa cháu xuống chơi với bà, nếu thích đi gặt hoặc đi cấy cùng với người làm, thì phải ăn sớm cùng với họ, mà người làm thì ăn cơm sáng từ lúc còn tối đất; dưới ánh sáng ngọn đèn hoa kỳ. Bữa trưa sẽ được các chị tôi gánh ra đồng, bữa tối họ mới lại ăn ở nhà, cũng vào lúc nhọ mặt người. ở vùng quê chúng tôi hồi ấy không có lệ ngày làm việc tám tiếng. Người ta làm cùng với mặt trời và đi ngủ cùng với mặt trời.
Cô Gái trọng ông em rể đến nỗi khi cô Mỹ đi làm cùng với thợ thì cô Gái cũng dậy sớm đi làm, ăn cùng mâm với thợ cấy chẳng hạn, cũng với con tôm kho mặn ấy, mặc dầu bà là khách. Ông bạ Mỹ cũng coi dó là chuyện thường tình, không hề quan tâm, không hề cản bà đi làm và không nằn nì mời bà dùng cơm cùng ông. Các ông em ruột ở trên tỉnh thì khác hẳn, cả ông em rể ở Bắc Giang cũng vậy, mọi người đều trọng vọng bà, chèo kéo mời mọc bà. Tôi đã tưởng cô Gái phải tự ái, phải giận ông em rể và bà em gái, nhưng bà không giận, tuyệt nhiên không.
Đã nói đến bác tôi, tôi không thể không nhắc tới cái hắt hơi nổi tiếng của ông. Đang ngồi im lặng, ra chiều suy nghĩ, bỗng ông thần ra, mắt mở to nhìn về phía trước như theo dõi vật gì, rồi bất thình lình một tiếng sấm vang dậy trong ngôi nhà gạch. Những con gà la đà kiếm ăn ở chân tường cắm đầu chạy thục mạng, người khách vừa tới cổng giật bắn mình, dừng lại; lũ chim sẻ đậu trên mái ngói đang cãi nhau ỏm tỏi vội bay vụt lên, hoảng hốt đến cực điểm, những cái khung cửi ngừng dệt, cối xay thóc ngừng quay, mọi người trong nhà ngừng tay làm việc chờ cái hắt hơi kế tiếp. Nó đến sau chừng một phút, với cường độ kém hơn nhưng cũng đủ ầm vang cả nhà. Sau đó mọi sự trở lại bình thường - những con mèo tỉnh giấc vờn nhau, người khách sửa lại khăn xếp, cụp Ô lại, vào nhà, đàn chim sẻ lại sà xuống mái, tiếp tục cuộc cãi vã bỏ dở, đàn gà lại bới rác, hai cái khung cửi lại kẽo kẹt, cối xay lại ù ì. Người trong xóm đánh thức nhau mỗi buổi sáng:
- Dậy, dậy? ông bạ Mỹ hắt hơi rồi?
Mọi người đều hắt hơi, nhưng không ai có thể hắt hơi to như bác Mỹ tôi, lại càng không ai hắt hơi đúng giờ đúng giấc như ông. Cả xóm không cần dùng đến đồng hồ. Tôi đã nghe thấy tiếng hắt hơi của ông cách cả một xóm, nghĩa là độ vài trăm mét. Anh Lịch, con bác, còn bắt được tiếng hắt hơi của bố cách cả nửa cây số. Đang đi chơi với tôi, anh dừng lại đột ngột:
- Đến bữa rồi, chạy mau về ăn cơm.
Tiếng hắt hơi của bác rể tôi sống lâu hơn ông rất nhiều.
Mấy chục năm sau ở trong làng người ta còn nhắc tới cái tiếng hắt hơi kỳ lạ ấy và những sự tích liên quan với nó.
Miền Thơ Ấu
Lời nói đầu
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII + XVIII
XIX
XX
XXI