watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Miền Thơ Ấu-XI - tác giả Vũ Thư Hiên Vũ Thư Hiên

Vũ Thư Hiên

XI

Tác giả: Vũ Thư Hiên

Theo cách phân chia của tôi, về đại thể tôi chia những người nịnh thành hai loại.
Loại thứ nhất là lũ người xảo trá, quỷ quyệt, những kẻ coi sự nịnh là cái thang chắc, là con ngựa hay, dùng nó có thể trèo được cao và đi được xa. Những kẻ này hoàn toàn ý thức được sự nịnh bợ là xấu, nhưng vẫn dùng nó một cách khéo léo như thể sự nịnh của họ là rất tự nhiên, đúng lúc và đúng chỗ, hợp từng đối tương, để rồi bao giờ họ cũng thu được lợi cho mình. Bên cạnh sự nịnh trên, họ đòi dưới phải nịnh lại, coi đó là sự bù trừ hợp lý. Loại này đông đảo, chỗ nào ta cũng có thể gặp.
Loại thứ hai ít hơn nhiều, gồm những người khiếp nhược đến tột độ trong cuộc sống chung với đồng loại. Những người này sử dụng sự nịnh nọt ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, thường khi chẳng phải vì cần thiết mà chỉ để phòng xa, cho cẩn thận. Đó thường là những người số đen vận rủi, những người liên tiếp chịu những đòn số mệnh giáng xuống tới tấp làm cho họ tối tăm mặt mũi, đến nỗi bò lê bò càng, thế là họ vội vã dùng sự nịnh nọt làm cái mộc để che, cái nệm để đỡ, để giảm nhẹ đòn kế tiếp sấp sửa giáng xuống, không chừng lúc nào. Những người này trông thấy ai cũng sợ, gặp cái gì cũng khiếp; trên đường đời họ đi những bước dò dẫm sau cái nhìn lấm lét, họ niềm nở, vồn vã chào bên phải, chào bên trái, sẵn sàng vâng lời, sẵn sàng nhận lỗi nếu ai đó đòi họ phải nhận lỗi, họ làm tuốt tuột mọi việc miễn sao gợi được lòng thương, hoặc ít nhất thì cũng sự lãng quên của đồng loại, để được yên thân, để khỏi có ai động tới mình.
Cô Thiệp tôi thuộc loại thứ hai.
Bà là em bà Gái, nhưng là chỉ bố tôi. Tại sao bà cũng bị gọi bằng "cô", tôi không hiểu. Có lẽ một khi bà Gái đã là "cô thì các bà đều bị gọi bằng cô tuốt.
Người thấp bé, đậm chứ không gầy, cô Thiệp có gương mặt hiền tới mức không thể hiền hơn được. Trên mặt cô tôi nét gì cũng mềm mại, cũng yếu đuối, cũng nhẫn nhục, cũng đáng thương, cùng với năm tháng chúng chỉ ngày càng mờ nhạt chứ không đổi khác. Bà nhìn bất cứ ai, bất cứ cái gì cũng như cầu khẩn, van nài, sợ sệt; giọng nói cũng tội nghiệp, nó nhỏ nhẻ, run run, đứt quãng như bị chứng hụt hơi.
Cô Thiệp tôi lấy chồng xa, cách làng quê nửa ngày đi bộ. Như mọi người con gái thời ấy, cô đi lấy chồng là cánh cửa gia đình lập tức khép lại sau lưng, trở thành người ngoài đối với chính gia đình mình. Lấy chồng, cô mất đi cái tên thời con gái, nhận tên chồng làm tên mình, đồng thời nhận luôn cả cái thân phận nô lệ cho chồng, cho nhà chồng, theo đúng câu "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Tôi không nhớ rõ bác Thiệp, chồng cô tôi. Người lớn kể lại rằng ông là con một gia đình giàu có, do đánh bạc mà bán hết gia tư điền sản. Tôi có gặp ông đôi lần, một con người mờ nhạt, không có chân dung. Ông thoáng qua cuộc đời tôi như một nhân vật quần chúng trong phim, có xem mà không thể nhớ.
Vào năm đầu tôi về ở với cô Gái, cô Thiệp từ quê chồng về thăm chị. Cô đứng ngoài cổng, đội thúng nặng trên đầu, một người con gái rụt rè đứng phía sau. Nghe tiếng gọi, tôi ra mở cổng thì cô Nhung đã cọt kẹt cửa nách gọi sang:
- Ai như tiếng cô Thiệp? Phải cô Thiệp không vậy?
Cô Nhung nặng tai nhưng lại rất thính trong tĩnh mịch.
- Vâng, thưa chị, em chị về đây ạ?
- Cô với các cháu vẫn được bằng an trong tay Chúa đấy chứ?
Bác Thực giai cũng chào vọng bà em họ.
- Thưa anh, ơn Chúa thương, em với các cháu vưỡn thường ạ.
Tôi mở cổng.
- Chao ôi, cháu tôi! - cô Thiệp của tôi ngồi thụp xuống, nhắc đôi thúng khỏi đầu, đặt xuống bên cạnh rồi kéo tôi lại gần, nhìn chằm chằm vào mặt tôi - Cháu về ở với cô Gái từ bao giờ vậy, cháu? Cái Liễu, nom em nó lớn nhanh không này?
Chị Liễu vận áo dài thâm bên ngoài áo cánh trắng, hai vạt buộc chéo trước bụng, trên ngực lủng lẳng cây thánh giá bằng đồng nằm giữa cỗ tràng hạt bằng cườm xanh.
- Chú còn nhớ chị không?
Tôi lắc đầu. Tôi chỉ mang máng đã gặp đôi mắt ấy, nụ cười ấy, đã lâu lắm rồi.
Cô Thiệp nhìn về phía trong nhà, cái nhìn lấm lét, sợ sệt:
- Cô Gái không có nhà, hả cháu?
- Cô đang ở bên cô Oanh ạ.
Cô Thiệp đứng lên, lay lay cánh cổng gỗ, rồi chăm chú nhìn xuống dưới:
- Cái chân quay này hỏng lâu rồi mà bà Gái chẳng bảo thợ chữa đi, nhớ nhắc cô Gái, nghe không cháu?
Tôi nói vâng, nhưng biết trước rằng dù tôi có nhắc cô Gái cũng sẽ không gọi thợ. Cô sẽ chờ một người họ hàng nào biết nghề mộc sửa giúp, biết chắc rằng người đó không lấy tiền công. Tôi khép cổng. Cô Thiệp đội thúng lên đầu, đi cùng với chị Liễu vào nhà.
Nghe tiếng lao xao, cô Gái trở về.
- Lạy chị ạ! - cô Thiệp tôi cúi thấp, đon đả - Em chị về đây ạ Em về thăm chị nhân đọc kinh cho thày. Em cho cả cái Liễu về...
- Lạy cô ạ!
Chị Liễu lí nhí, mặt cúi gằm. Gương mặt bầu bĩnh, trắng hồng của chị ửng đỏ.
- Phải!
Cô Gái đáp. Bà nhìn soi mói vào mặt người em gái và đứa cháu. Bà muốn tìm ý nghĩa của sự xuất hiện không báo trước của hai người.
- Chị vưỡn được bằng an chứ ạ?
Cô Thiệp lúng túng trước cái nhìn lạnh lùng của bà chị.
- ơn Chúa thương, tôi thường. - cô Gái nói, giọng bình thản - Hai mẹ con xếp thúng mủng vào nhà rồi ra ao rửa tay chân.
Sau thủ tục chào hỏi, cô Gái dẫn hai người lên nhà trên viếng tòa Đức Mẹ. Việc đó là nhất thiết đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình khi trở về thăm ngôi nhà của ông cha. Cô Thiệp làm dấu thánh, đôi mắt đỏ hoe.
Rồi hai chị em lững thững đi bên nhau, hai đứa cháu theo sau, thăm các kỷ niệm xưa, thủng thẳng nhắc lại với nhau những mối ràng buộc máu thịt nay đã lỏng lẻo dần:
- Chỗ này chị em mình thường ngồi bắt chí (chấy) cho nhau đây, chị nhẩy? Cái Liễu không biết chứ, chị em tao thương nhau lắm kia, không như chúng mày bây giờ, động thí là chành chọe.
Cô Thiệp nói với chị Liễu nhưng không nhìn chị, mà nhìn cô Gái. Giọng cô run run, như thể cô đang nói về điều gì đó khó tin là có thật mà giờ đây cô phải khẳng định với chính mình.
- Chị còn nhớ cái đận em bị mẹ cho một trận ở chỗ này không? Lạy Chúa tôi, cái đận ấy mẹ mới dữ làm sao! Không có chị, mẹ đánh em chết, chị nhẩy?
- Dào, đứa nào mẹ chẳng cho ăn đòn, nhớ sao được. - cô Gái lững thững bước, giọng dửng dưng.
Lại còn cái đận em đánh vỡ cốc thủy tiên của thầy nữa chứ. Thày sai em đi rửa, lóng ngóng thế nào, em để rơi cái cốc xuống bậc đá ngoài cầu ao. Chị cữ lăn xả vào chị xin, mẹ mới tha, mẹ vụt cả cán phất trần vào chị.
- Cô cũng hậu đậu lắm kia. Cái cốc đựng thủy tiên của thày bây giờ bạc chục không tìm ra.
Giọng cô Gái trở nên dịu. Kỷ niệm đánh thức tình cảm chị em ở trong bà, có dễ vậy.
Lúc bấy giờ bố cháu mới lên bốn lên năm. - cô Thiệp nói với tôi, nhưng là nói với cô Gái - Thấy bà đánh cô rất dữ, bố cháu khóc ầm lên, bà xót cậu út, bà mới nhẹ tay cho cô nhưng vẫn còn đánh, cô Gái lăn vào che đòn cho cô, bà mới tha hẳn. Cháu ở với chị có ngoan không, chị?
- Giê-su, thằng quỷ sứ đấy, dì ạ. Bảo không được, thích gì làm nấy, chẳng có trí khôn, đến khổ với nó.
Môi bĩu ra, cô Gái nói về tôi, cô Thiệp nhìn xuống nháy mắt với tôi một cái.
- Thôi không hóng chuyện nữa. - cô Gái bảo tôi - Đi lấy gạo cho chị Liễu thổi cơm, hai mẹ con cô đi đường mệt, chắc đói rồi.
Tôi dẫn chị Liễu vào trong buồng cô Gái, vắt người lên miệng chum cao rồi thả đầu xuống cái vực tối om của nó, vốc gạo vào rá.
Chị Liễu ước lượng số gạo bằng mắt, ném trả cho cái chum hai lẻ.
- Ngần này đủ rồi. Nấu nhiều gạo cô Gái mắng đấy.
- Cơ mà thiếu thì sao?
- ăn ngon ngót bụng được rồi. ở với cô Gái chú có buồn không?
- Cô hay mắng.
- Cô có đánh không?
- ít thôi. Thỉnh thoảng cô mới đánh.
- Dữ không?
- Dữ lắm. Chị Liễu ơi, chị về có lâu không?
- Mấy hôm thôi. Đọc kinh cho ông xong, chị về nhà chị.
- ứ ừ, chị ở lại với em.
- Cô Gái có cho ở mới được ở chứ.
Thì ra chị không có quyền ở lại ngôi nhà của ông bà nếu cô Gái không cho phép.
Chị Liễu đem rá ra cầu ao vo gạo. Tôi xuống bếp. Hai chị em cô Gái và cô Thiệp vẫn nhẩn nha kể cho nhau chuyện cũ ở nhà trên.
Tôi giúi một chét rơm nhỏ vào đống rấm, kiên nhẫn đợi cho lửa bén. Cô Gái ít dùng đến diêm. Thường cô để lửa bằng đống rấm. Nếu đống rấm tắt thì phải đi xin lửa. Tôi sang nhà bác Hai Thực hoặc nhà cô Oanh gắp lấy một hòn than củi tí xíu hoặc khều một ít than trấu còn đỏ bỏ vào búi rơm, túm lại cho khéo, rồi cầm búi rơm chạy về nhà. Có khi rơm nỏ, lại gặp trời hanh, chưa chạy về tới bếp búi rơm đã cháy đùng đùng. Ba nhà thường xin lửa của nhau, và đó là mối liên hệ thường xuyên, hàng ngày, cuối cùng, của đám cháu con cùng chung cụ kị. ở quê tôi mọi người đều tiết kiệm. Một que diêm cô Gái chẻ làm đôi. Bác Hai Thực tài hơn, khéo tay hơn, bác chẻ làm bốn. Đánh những que diêm chẻ mỏng manh ấy phải rất thận trọng, với tài nghệ của diễn viên xiếc. Bác Hai Thực nghiện thuốc lào, vì thế để tiết kiệm diêm bác còn phải dùng những đóm nứa rất mảnh, chặt vát, đầu nhọn được nhúng một chút diêm sinh. Châm đầu nhọn ấy vào than hoặc đống rấm âm ỉ nó sẽ cháy lên một ngọn lửa xanh leo lét.
Tôi đang phùng má thổi lửa thì cô Thiệp xuống bếp, ngồi bên tôi. Vớ lấy que cời, bà vừa chạm tới đống rấm là rơm đã cháy lem lém.
- Thày cháu đi nhà pha bao giờ thì về? - vừa đun bếp bà vừa thủ thỉ hỏi tôi.
Tôi không thích những câu hỏi thăm bố tôi có dính tới cái nhà pha.
- Thiên hạ đồn thày cháu đi cộng sản, phải không?
- Cháu không biết.
- ờ cháu biết thế nào được. Người ta bảo cộng sản là quân dữ, mà bố cháu thì lành, chắc người ta nói điêu ra vậy. Cô Gái có yêu cháu không?
Tôi một lần nữa không trả lời câu hỏi của cô Thiệp. Tôi cảm thấy tình thương thực trong câu hỏi của cô, nhưng bản thân câu hỏi làm cho tôi buồn.
Cô Thiệp lặp lại câu hỏi, như thể việc cô Gái có yêu tôi hay không là điều rất quan trọng đối với bà.
- Cô Gái yêu cháu ít thôi - tôi đáp, miễn cưỡng.
Cô Thiệp ôm lấy tôi, ôm chặt và một giọt nước mắt nóng hổi của bà rơi xuống má tôi. Mắt tôi cay cay, tôi tủi thân.
Chịu khó vậy, cháu ơi, cô Gái yêu ai cũng ít, chẳng ai được cô yêu nhiều đâu, - cô Thiệp sụt sùi - Rõ máu mủ, mà lắm lúc hoá ra người dưng.
Cô Thiệp kê lại mấy ông dầu rau cho thoáng bếp, bà làm vậy chẳng phải vì cần thiết, nồi cơm cho cả nhà chỉ nhỉnh hơn cái niêu của hai cô cháu chút ít.
- Người ta bảo giá cô Gái lấy chồng, có khi tính nết người mát mẻ ra cũng nên. Ngày xưa khối đám hỏi đấy, nhưng cô Gái thích ở trọn đời đồng trinh. - cô Thiệp nói với tôi nhưng như nói một mình - Trong họ nhà mình, cháu ạ, riết róng nhất hạng là cô Gái, khó tính nhất hạng cũng là cô Gái. Mà này, chớ có nói lại với cô nhá?
- Cháu chả nói lại đâu.
Lửa rơm cháy phào phào.
Vẳng tới tiếng cô Gái dặn chị Liễu hái rau giữa bè, rau quanh bè để cô hái, mà đừng có hái nhiều, hái vừa đủ ăn thôi, kẻo phí của trời.
- Ai nghèo cô Gái khinh, ai giàu cô Gái trọng, vậy đấy, cháu ạ. Thày cháu tiếng rằng lên tỉnh làm ăn, nhưng cũng rớt mồng tơi, cô Gái không yêu cháu như yêu các anh đàng các bác được, các bác giàu - cô Thiệp kể lể điều tôi đã biết, giọng bà buồn rượi - Cô còn nghèo nữa, nghèo nhất họ đấy cháu. Thành thử mọi người rẻ cô.
- Cháu không rẻ cô đâu.
Cháu của cô thì khác họ rồi, cháu giống tính thày cháu, giống tính mẹ cháu, thày mẹ cháu đối ai cũng như ai, không khinh người nghèo. Các bác cũng thương cô, được mấy người ấy.
- Cô đi buôn cho giàu cô ạ - tôi sốt sắng khuyên bà- Làng ta, các ông lái giàu lắm.
- Việc đàn ông, cô làm sao được.
- Cô bảo bác đi.
Bà cười méo mó rồi thở dài, tránh nhìn vào mắt tôi. Tôi không biết rằng thời kỳ bấy giờ cô Thiệp tôi đang lâm vào cảnh túng quẫn nhất. Bác Thiệp trai đánh bạc cháy túi nhà đã bán đợ, và trong ngôi nhà đã không còn là của mình đó, cô tôi và các anh các chị tôi ăn bữa đói bữa no.
- Chúa đã định thì ai tránh được cháu ơi. Cô cũng muốn giàu, nhưng Chúa định cô phải nghèo thì phải chịu vậy. Cô tôi lẩm bẩm. Tôi ân hận vì lời khuyên của mình. Chúa của chúng tôi thực khó hiểu, tôi nghĩ. Dường như Chúa định cho người này dư dật, kẻ kia bần cùng, người này hạnh phúc, kẻ nọ khổ đau chẳng vì mục đích gì hết, chỉ để chơi thế thôi, trong cái trò chơi một mình của Chúa. Chúa bắt người ta nghèo, rồi lại nói rằng Chúa thương kẻ khốn cùng. Chúa định cho người ta giàu rồi dè bỉu "kẻ giàu vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Y như một ông già lẩm cẩm vậy.
Bữa cơm chiều, cô Gái sởi lởi bỏ ra cả niêu cá rô kho tương mà hai cô cháu vẫn ăn dè. Thay vào món rau luộc thường nhật, có cả một mớ rau xào lớn, tuy mỡ chỉ nhuếnh nhoáng, thêm nữa, còn hai quả trứng gà nhà mới đẻ bác mặn với tôi, nó là bữa thịnh soạn. Tiếc nỗi, nồi cơm hết quá nhanh. Giá chị Liễu đừng bớt gạo lại thì tôi có thể ăn thêm hai bát nữa.
Để bù đắp cho sự lỏng lẻo của dạ dày, cô Thiệp bỏ quà trong thúng ra: mía và bưởi, kẹo bột và bánh đa. Tất cả cũng từ vườn nhà cô, trừ kẹo bột. Cô Thiệp muốn bà chị thưởng thức mía của mình phải róc mía bóc dầy và chẻ thành những mảnh nhỏ. Cô Gái rụng gần hết răng, bà chỉ có thể trệu trạo vài mảnh và nhả ra những bã đỏ quết trầu. Kể cả trầu, tôi cũng phải giã nhỏ cho bà trong một cái cối tí xíu màu vàng có vân nâu bằng răng voi, như bà thường khoe.
- Chị thấy giống mía này ngon không, thịt nó mềm mà ngọt. Để hôm nào em mang ngọn về nhà ta trồng lấy vài khóm để chị ăn.
- Dào, chị còn sống được mấy nả mà chờ ăn mía của dì - Cô Gái trưng ra số tuổi cao của bà, nhưng đó là bà khoe, chứ bà biết chắc bà còn sống lâu - Biết Chúa rước đi lúc nào?
- Chị đừng nói dại, Chúa còn thương chúng em, Chúa chưa rước chị đi đâu, Chúa còn để chị sống chị trông nom chúng em.
Cô Thiệp nói như thể cô còn là một đứa bé tí tẹo, mắt thành kính nhìn người chị cả, cây cột cái chống đỡ cả ngôi nhà.
Cô Gái lẳng lặng cho phép người em gái tội nghiệp được ở lại ngôi nhà của bố mẹ tới ngày đọc kinh. Cho tới hôm ấy còn một tuần lễ. Suốt tuần lễ ấy tôi bỏ đi câu, bỏ bẫy chim, bỏ cất vó, lẵng nhẵng theo cô Thiệp rong chơi trong làng.
Cô Thiệp, ngoài họ hàng phải tới chào, có rất nhiều bạn gái. Giờ đây, họ cũng như cô tôi, con cái lít nhít hàng đàn, giàu nghèo khác nhau nhưng không có ai quá xấu số như cô. Mà trong làng mọi người đều biết rõ nhau như trong một nhà lớn. Những người bạn gái của cô Thiệp tiếp cô Thiệp vui vẻ như thể họ không biết gì về nỗi khốn khó của cô, họ chọn lời nhẹ nhàng để khỏi chạm vào vết thương của cô, nói chung họ đối với cô bằng niềm thương ý tứ như đối với người bị tật nguyền. Nhiều người dấm dúi cho cô quà
- Dì đừng có bêu xấu thày mẹ, bêu xấu tôi - cô Gái nổi trận lôi đình khi cô Thiệp khoe với chị chiếc khăn vuông đen mà một người bạn gái cho cô - Ngần ấy tuổi đầu, con cái đầy đàn mà chẳng ý tứ. Nhà này không phải nhà ăn mày, nhà này là nhà gia giáo, tao không cho phép mày đi ăn xin.
- Em lạy chị - cô Thiệp rúm người lại, môi cô run lên và nước mắt cô ứa ra - em có xin nó đâu, cái Thìn với em thế nào thì chị biết, chỗ bạn bè ngày xưa, nó cứ dúi vào tay em bắt em phải cầm, nó nói chồng nó mua cho nó những ba cái, nó cho em, thật đấy.
- Cho cũng không được lấy.
- Chị đã dạy vậy thì để em mang trả nó. - cô Thiệp thổn thức - Nhưng chị mắng em thế thì chị rẻ em quá...
- Tùy!
Cô Gái buông xõng, hầm hầm bỏ đi.
Cái khăn vuông rồi vẫn ở lại với cô Thiệp. Cô không trả lại bạn như cô nói với bà chị gái đành hanh.
Cô Thiệp tốt nhịn. Hơn nữa, cô biết lấy lòng bà chị. Bằng cách kể cho tôi nghe những mẩu chuyện về ông nội bà nội, các cô, các bác và những kỷ niệm xa lắc xa lơ của họ khi họ còn là đàn con quây quần quanh bố mẹ, cô Thiệp làm cho cô Gái xúc động. Cô Gái nghe thêm vào những chỗ thiếu, nhắc cô Thiệp những gì cô đã kịp quên, dần dà câu chuyện kể cho cháu trở thành câu chuyện chung của hai người kể cho nhau về những kỷ niệm đầm ấm ngày xưa, rồi những giọt nước mắt chân thành bỗng ứa ra, chảy trên đôi gò má già lão và đang trở thành già lão. Hai bà quệt nước mắt, âu yếm nhìn nhau, lắc đầu nuối tiếc cái tuổi thơ đẹp đẽ và không được coi trọng đã biến mất từ lúc nào, đã mất tăm mất tích trong dòng thời gian, không cách nào giữ lại. Tôi muốn ôm chầm lấy cô Gái và cô Thiệp để nói với hai bà rằng tôi rất thích được nhìn thấy hai bà trong cảnh này, rằng tôi muốn hai bà yêu thương nhau như lúc này mãi mãi. Trong lòng tôi xốn xang một nỗi buồn không rõ nét. Rất có thể, chính vào lúc ấy, tôi đã mơ hồ cảm thấy rằng sẽ có một lúc nào đó, tôi cũng như các bà, sẽ nuối tiếc khóc tuổi ấu thơ của chính mình.
- Để em kể cho cháu nó nghe chuyện con Vàng nhà ta - Cô Thiệp ngồi, hai tay khoanh hai đầu gối, người lắc lư, mắt chớp chớp liền liền như thể sắp khóc - Con Vàng ấy, cô cũng chẳng nhớ ông bà nuôi nó từ hồi nào. Nó ở nhà ta cho đến già, đến lúc bạc ráo cả lông, cả mi mắt cũng bạc nốt.
- Răng rụng sạch, - cô Gái tiếp lời - không nhai được nữa, nó độc ăn cháo.
- Ông không cho bán, không cho thịt, ông bảo con vật ở với người lâu thành cái nghĩa với nhau, thôi thì cứ để nó đấy cho đến khi nó chết. Con Vàng dễ phải hơn chục tuổi, chị nhẩy?
- Hơn chứ. Phải đến mười lăm mười sáu ấy chứ không kém. Về sau nó có sủa được nữa đâu.
- Cứ ư ư ư ư như người mất tiếng.
- Vậy mà động dạng là nó khàn khàn nó kêu cho người nhà biết, trộm vẫn sợ.
- Cô đã đi lấy chồng, - cô Thiệp kể tiếp - nhưng vừa về tới nhà là nó ra tận cổng nó đón, vặn cả người mà mừng, rồi chạy vào nhà cắn quần mọi người lôi ra, đòi mở cổng cho cô. Hồi ấy cô về luôn, chốc lại về, nhát lại về, nhớ lắm không chịu được, mà nhà thì xa chứ có gần gũi gì cho cam, bước rảo cũng gần ngày đường, cô về nhiều làm bà phải mắng cơ mà.
- Nó cứ giật gấu quần cô là cô biết cô Thiệp về, khôn vậy- cô Gái cười móm mém.
- Cô về bao giờ cũng mang quà cho nó, khi nắm bỏng, khi đồng bánh đa, ấy là hồi nó chưa phải ăn cháo kia, cháu ạ. Con Vàng nằm, hai chân trước kẹp nắm bỏng, nhai rau ráu. Nó thích quà y như trẻ con vậy.
- Về sau, lúc ông gần mất, thì nó lẫn cẫn, cứ tha thẩn nơi vườn trước như thể ông lão ngắm cảnh. Tai nặng, gọi không nghe, phải đụng vào đầu làm hiệu mới biết, nó nhìn miệng mình lắp bắp thì hiểu mình gọi về ăn cơm, mới lững thững về.
- ăn cũng cảnh giả, chỉ một hai miếng rồi bỏ. Ông phải bốc thuốc cho uống, thuốc bổ chị nhẩy?
- Quy, thục, sâm - thôi thì đủ. - cô Gái xác nhận - ông dỗ mãi nó mới chịu uống. Uống được mấy thang, cũng khỏe lên được một thí. Nhưng vẫn ho.
Ho thì không dứt. Mùa đông, nó cứ húng hắng như ông lão. Nửa đêm, cô thức giấc, lắng tai nghe mà không biết ông ho hay là con Vàng ho.
Tôi nhìn cô Gái, nghĩ rằng bà sẽ mắng cô Thiệp vô tâm dám đặt ngang hàng con chó với ông nội tôi. Nhưng hai bà cùng cười, mắt ướt lệ. Tôi hình dung con chó già của ông tôi đang ho. Nó chống hai chân trước, vật đầu xuống từng hồi cùng với tiếng khục khặc trong cuống họng. - Ngày ông mất, nó khóc. - cô Gái kể tiếp, giọng bùi ngùi - Nó phủ phục dưới chân quan tài ông, hai hàng nước mắt cứ thế rỉ ra. Ai đến cũng lắc đầu, thương thay cho nó.
- Nó cũng đi đưa ma ông - cô Thiệp lấy vạt hầu bao thấm vào đuôi mắt - Từ nhà ta ra đến Vườn Thánh (nghĩa trang lớn của làng tôi), nó cữ lẽo đẽo bên cạnh cô. Mệt quá, nó nằm bệt xuống một thí rồi lại lật đật chạy theo, vừa chạy vừa thè lưỡi ra mà thở. Đến khi hạ huyệt, nó cứ ngồi bên trên mà tru lên từng hồi...
Cô Gái quệt nước mắt bằng mu bàn tay nhăn nheo:
- Đưa ông rồi, mọi người về ráo, còn mỗi nó không về, gọi mấy cũng chẳng chịu về. Nó nằm phục trên mộ ông, mõm rúc sâu vào đất.
- Ba ngày liền nó không ăn một miếng gọi là có. Thỉnh thoảng nó cũng đảo về nhà, ngửi ngửi hít hít chỗ này chỗ khác rồi chui vào gầm giường ông mà nằm. Nằm chán lại đi
Lại ra mộ. - cô Gái giải thích cho tôi - Lạ vậy. - Được bốn ngày, nó chết, không phải, cô quên, ngày thứ năm chị nhẩy?
- Ngày thứ năm - cô Gái gật đầu - Mả nó ở vườn sau. Chỗ nấm đất sau bãi tróc giong ấy, hôm nào cô chỉ cho mà xem. Năm nay mưa nhiều quá thể, mả nó lún, bằng địa cả. Một nỗi buồn mênh mang tràn ngập ngôi nhà. Trong yên tĩnh, vang lên tiếng mọt nghiến gỗ. Những con mọt vô hình kiên nhẫn làm việc ngày và đêm, không bao giờ nghỉ, như thể bằng công việc cần cù và liên tục của chúng, chúng quyết phá bằng hết chẳng những ngôi nhà mà cả kỷ niệm về nó. Nhiều lần cô Gái sai tôi lấy đất sét trét mọi lỗ mọt mà mắt có thể nhìn thấy để cho chúng chết ngạt, nhưng những con mọt bất tử không chịu thua bà, vẫn tiếp tục nghiến kèn kẹt, cay độc, dai hoi và lì lợm. Cô Gái chịu thua, bà phẩy tay, mặc cho lũ mọt muốn làm gì thì làm.
Sau khi đọc kinh cho ông nội tôi xong, cô Thiệp về. Ngày cô về trùng với phiên chợ làng. Cô Gái đã bỏ một phiên để ở nhà với em gái, nay phải bỏ phiên nữa bà tiếc. Bà bán thuốc viên ở chợ, nhưng không phải chỉ có mình bà bán, nghỉ hai phiên liền, khách sẽ chạy sang hàng khác.
Sáng sớm, bà gọi tôi ra đóng cổng. ở ngoài cổng, bà đặt thúng xuống đất, cởi nút ruột tượng, thọc tay vào lấy cho tôi hai xu.
- Hôm nay cháu không đi chợ với cô. ở nhà phải tỉnh mắt coi cô Thiệp đấy nhá? - cô Gái dặn khẽ - Coi nhà cho kỹ, cô Thiệp đi một bước là phải theo một bước, kẻo cô tắt mắt, nghe chửa?
Tôi cầm hai xu, đáp khẽ:
- Vâng ạ.
Bóng bà nhòe vào trong bóng tối của hàng rào dâm bụt bên nách nhà bác Hai Thực. Chợ làng tôi họp rất sớm, phải đi từ lúc nhọ mặt người.
Tôi trở vào nhà. Cô Thiệp đã thức giấc, ôm lấy tôi:
- Cô Gái dặn cháu ở nhà trông cô, phải không?
Tôi yêu cô Thiệp hơn cô Gái, tôi thương cô Thiệp hơn cô Gái, vì thế tôi không nỡ nói dối bà.
Nghe tôi nói xong, cô Thiệp ngồi phịch xuống giường, úp mặt vào hai bàn tay, nức nở.
- Giê-su! - cô ảo não rền rĩ - Chị em ruột thịt mà giờ thế vầy, lạy Chúa tôi! Thày mẹ ơi, chị con khinh rẻ con quá chừng, ới thầy mẹ ơi!
Tôi ngồi len lét bên cô Thiệp, choáng váng vì những sự việc xảy ra trong thế giới người lớn.
Bỗng cô Thiệp ngừng khóc. Cô đứng lên, mắt quắc nhìn xung quanh:
- Cô Gái có quyền gì mà khinh rẻ cô? Ông bà có cho cô Gái tự quyền vậy đâu? Cô cũng là con ông bà, phải không nào? Của cải đây ông bà để lại cho tất cả các con hay để riêng cho một mình cô Gái? Tại sao cô Gái dám vơ tất cả về tay mình? Mà cô hỏi cháu: cô Gái có ai? Chồng không, con không. Giữ khư khư của nả làm gì? Có phải cô Gái giữ cho cháu không?
Tôi lắc đầu. Tôi sửng sốt trước một cô Thiệp khác hẳn.
- Không hả? Hay cho anh Hiếu, anh Mai? Hay cho anh Túy, anh Trinh, anh Minh? Các anh ấy thì cần gì đến những thứ này. Các bác giàu có, các bác cũng chẳng để mắt tới những đồ ông bà để lại. Nhưng cô thì cô cần.
Cô Thiệp nói đúng. Các anh con các bác tôi không cần tới những đồ vật cổ lỗ trong ngôi nhà này. Cái bút máy ở trên tỉnh đã từ lâu thay thế cho cả bút lông và nghiên mực rồi.
Tôi ôm lấy cô Thiệp, thì thào:
- Cô cần thì cô lấy đi, cô ạ.
Cô Thiệp xiết chặt tôi trong tay, cũng thì thào:
- Cháu không mách cô Gái chứ?
- Cháu không mách đâu.
- Cháu kêu tên Chúa mà thề đi.
Tôi kêu tên Chúa mà thề rằng tôi sẽ không nói gì hết. ở vùng tôi, Chúa rất tiện lợi, người ta dùng Chúa vào bất cứ việc gì.
Cô Thiệp nhanh nhẹn hẳn lên. Cô nhanh nhảu chạy ra ngoài sân trước nghe ngóng động tĩnh một lát rồi chạy vào nhà, thấp thoáng trong ánh bình minh mới rạng.
Tôi đi ra cổng, ngồi vắt vẻo trên cái thanh ngang nối liền hai cột. Tôi buồn rầu hình dung cô Thiệp tôi đang lục lọi, đang lấy đồ của cô Gái. Khi cô Gái phát hiện vụ mất, cô Gái sẽ đánh tôi. Nhưng tôi không còn sợ những trận đòn của cô Gái như trước. Tôi đã dạn. Nếu cô đánh dữ, tôi sẽ vò lá dâm bụt xoa vào những lằn roi, chúng sẽ dịu đau mau chóng và lặn dần sau vài ngày. Tôi buồn vì tôi không thích hai bà đối xử với nhau như vậy.
Một lát sau, cô Thiệp tất tưởi chạy ra.
- Cô chẳng lấy được gì - bà hổn hển - Cô Gái khóa tuốt tuột trong hòm gian. Chỉ được mấy cái chai ở gầm giường.
- Thế thì cô Gái biết ngay.
- Cô xếp lại cẩn thận, cô có ý chứ.
Trong gầm giường cô Gái đầy chai. Đó là một bộ sưu tập gồm đủ loại chai lọ mà bà nhặt nhạnh được ở nhà các ông em trong những chuyến đi Hà nội - những chai rượu tây với nhãn hiệu sặc sỡ, những chai bia ô-men màu nâu thẫm, những lọ sứ đựng chè Chính Thái, những lọ nước thơm, nước hoa lớn và bé, cao và gầy và vô số chai lọ khác không thể biết hết trước kia chúng dùng để đựng gì. Nhặt nhạnh là thú chơi của cô Gái, cô chỉ khác các nhà sưu tầm ở chỗ họ phải chọn lọc, còn cô tôi thì xô bồ, cốt lấy số nhiều. Thỉnh thoảng bà mới bán đi một số trong đống chai tạp nham, phải là những chai sứt miệng, nứt trôn hoặc quá xấu xí. Số còn lại, mỗi ngày một nhiều thêm, bà xếp ở gầm giường như trẻ con giữ đồ chơi, năm thì mười họa lại đem ra ao cọ rửa sạch sẽ rồi ngồi say sưa ngắm lũ chai lọ sạch bong, bóng nhãy phơi mình trong nắng. Số chai nhiều, tôi không nhớ xuể, nhưng cô Gái có thể biết mình đã mất gì, bà tinh lắm.
Tôi hiểu tôi đã liều lĩnh. Tôi quyết định liều thêm nữa.
- Để cháu mở hòm gian cho cô.
- Sao? Cháu mở được?
- Chẳng khó đâu, cô ạ.
Hai cô cháu vào buồng cô Gái. Trong nháy mắt tôi đã mở được chiếc khóa chuông nặng chịch trước cặp mắt ngạc nhiên của cô Thiệp.
Cái hòm lớn có chiều dài vừa đúng một gian nhà với bốn chân gỗ cao này được gọi là hòm gian. Cô Gái cất trong hòm các đồ quí giá của ông bà tôi để lại - những xống áo bằng lụa tốt vải tốt, những bát đũa cổ đắt tiền và đủ mọi thứ được gọi là của rả. Để bảo vệ kho báu này, bà dùng một cái khóa chuông, là thứ khóa bây giờ chẳng còn thấy ở đâu nữa vì nó quá sơ sài. Tôi đã mấy mò mở được khóa vì ngoài của rả mà cô tôi quí, cái hòm gian còn là nơi cất giấu hoa quả thu được của vườn. Ông tôi để lại một cây quít rất sai quả và quả của nó ngọt lịm. Khi quít chín, cô Gái hái tuốt bỏ vào hòm gian. Bà cho tôi ăn những quả xấu xí - những quả bị sần, vẹo trôn hoặc sâu đục. Những quả đẹp bà xếp vào trong một cái quả sơn son chờ ngày đi biếu Cha. Những quả quít vàng ươm, mọng nước được xếp vào thúng cùng với chuối tiêu, trứng gà, rượu bách nhật, bánh quế (tất cả đều của nhà) và cô tôi đội thúng lên đầu, mặt kiêu hãnh tới nhà Cha. Cha xứ tiếp cô tôi rất niềm nở, xoa đầu tôi, cảm ơn cô tôi rồi cho phép chúng tôi ra về với cái thúng đã rỗng không.
Không thích để những quả quít đáng yêu rơi vào bàn tay mũm mĩm của cha xứ, tôi đã mở được khóa hòm. Tin ở cái khóa, cô Gái không ngờ thằng cháu bà đã chui hẳn vào trong đó lấy quít của bà. Tôi vụng trộm ăn ở vườn sau, vứt hạt ra đấy và cô Gái ngạc nhiên:
- Ma quỷ, sao ở đây mọc lên lắm quít thế vầy?
Cô Thiệp lục xục trong hòm gian hồi lâu. Chui ra, cô giơ lên cho tôi thấy những thứ cô lấy:
- Cô không lấy tiền đâu. Lấy tiền cô Gái biết, cô đánh cháu chết mất. Mấy cái này từ khi ông bà mất chẳng ai nhìn nhõm đến, cô Gái chẳng để ý đâu. Cô mang về bán đi đong gạo cho các anh các chị ăn, cháu nhá?
Đó là cái màn gió màu đỏ lấm tấm hoa, vài bộ quần áo cũ của ông bà nội, chính tôi cũng chưa thấy bao giờ. Tôi không nói gì. Tôi thích cô Thiệp lấy tiền hơn. Đồ vật của ông bà gắn liền với những gì là kỷ niệm về những người đã sống trong ngôi nhà này.
Tôi khóa hòm lại. Cô Thiệp mang thúng chai lọ sang giấu bên nhà bác Hai Thực. Cái đầu cô Nhung ló ra ở cửa nách. Nhìn thấy tôi, cô Nhung thụt đầu vào. Tôi hiểu, ai đó trong nhà bác Hai Thực sẽ đưa cái thúng giúp cô Thiệp tới đầu làng.
Tôi tiễn cô Thiệp tới chợ. Cô Thiệp rơm rớm nước mắt chào bà chị cả đang ngồi xổm trước thúng thuốc viên:
- Em xin phép chị, em về. Sang năm em lại lên.
- ờ, dì về. Cầm lấy hai đồng về đong gạo cho các cháu. Nhớ mua cho chúng nó thí quà - cô Gái tháo ruột tượng, thọc tay sâu vào trong rồi tần ngần lôi ra cuộn giấy bạc - Chị cũng chẳng có nhiều. Một mình trông nom nhà cửa cho thày mẹ, nay sửa cái vách ruỗng, mai giặm lại chỗ mái dột, tốn kém lắm.
- Thưa chị, em biết thế chứ ạ.
- Các chú ấy có gửi tiền về cho chị thật, nhưng tiền ấy chị để dành đấy, lỡ gặp cơn bão to tốc hết mái, hay nói dại cái nhà xiêu phải thay cột mà bắn lại... Thôi, dì về kẻo nắng. Liệu mà khuyên chồng tu chí làm ăn, cờ bạc thế mãi núi cũng lở.
Em xin vâng lời chị dạy, em biết chị thương em...
- ừ, về đi, trưa rồi.
Cô Gái nhìn đi chỗ khác để giấu nước mắt. Cô Thiệp đội thúng lên, sụt sịt, rồi đi lẫn vào đám đông ngày chợ.
Tôi ngồi xuống bên cô Gái, nhìn theo cái thúng của cô Thiệp cho tới khi nó chìm lẫn trong đám thúng mủng đông đúc của những người đi chợ.
Chị Liễu được cô Gái thuận cho ở lại. Ngôi nhà của chúng tôi đông thêm một người.



Theo cách phân chia của tôi, về đại thể tôi chia những người nịnh thành hai loại.
Loại thứ nhất là lũ người xảo trá, quỷ quyệt, những kẻ coi sự nịnh là cái thang chắc, là con ngựa hay, dùng nó có thể trèo được cao và đi được xa. Những kẻ này hoàn toàn ý thức được sự nịnh bợ là xấu, nhưng vẫn dùng nó một cách khéo léo như thể sự nịnh của họ là rất tự nhiên, đúng lúc và đúng chỗ, hợp từng đối tương, để rồi bao giờ họ cũng thu được lợi cho mình. Bên cạnh sự nịnh trên, họ đòi dưới phải nịnh lại, coi đó là sự bù trừ hợp lý. Loại này đông đảo, chỗ nào ta cũng có thể gặp.
Loại thứ hai ít hơn nhiều, gồm những người khiếp nhược đến tột độ trong cuộc sống chung với đồng loại. Những người này sử dụng sự nịnh nọt ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, thường khi chẳng phải vì cần thiết mà chỉ để phòng xa, cho cẩn thận. Đó thường là những người số đen vận rủi, những người liên tiếp chịu những đòn số mệnh giáng xuống tới tấp làm cho họ tối tăm mặt mũi, đến nỗi bò lê bò càng, thế là họ vội vã dùng sự nịnh nọt làm cái mộc để che, cái nệm để đỡ, để giảm nhẹ đòn kế tiếp sấp sửa giáng xuống, không chừng lúc nào. Những người này trông thấy ai cũng sợ, gặp cái gì cũng khiếp; trên đường đời họ đi những bước dò dẫm sau cái nhìn lấm lét, họ niềm nở, vồn vã chào bên phải, chào bên trái, sẵn sàng vâng lời, sẵn sàng nhận lỗi nếu ai đó đòi họ phải nhận lỗi, họ làm tuốt tuột mọi việc miễn sao gợi được lòng thương, hoặc ít nhất thì cũng sự lãng quên của đồng loại, để được yên thân, để khỏi có ai động tới mình.
Cô Thiệp tôi thuộc loại thứ hai.
Bà là em bà Gái, nhưng là chỉ bố tôi. Tại sao bà cũng bị gọi bằng "cô", tôi không hiểu. Có lẽ một khi bà Gái đã là "cô thì các bà đều bị gọi bằng cô tuốt.
Người thấp bé, đậm chứ không gầy, cô Thiệp có gương mặt hiền tới mức không thể hiền hơn được. Trên mặt cô tôi nét gì cũng mềm mại, cũng yếu đuối, cũng nhẫn nhục, cũng đáng thương, cùng với năm tháng chúng chỉ ngày càng mờ nhạt chứ không đổi khác. Bà nhìn bất cứ ai, bất cứ cái gì cũng như cầu khẩn, van nài, sợ sệt; giọng nói cũng tội nghiệp, nó nhỏ nhẻ, run run, đứt quãng như bị chứng hụt hơi.
Cô Thiệp tôi lấy chồng xa, cách làng quê nửa ngày đi bộ. Như mọi người con gái thời ấy, cô đi lấy chồng là cánh cửa gia đình lập tức khép lại sau lưng, trở thành người ngoài đối với chính gia đình mình. Lấy chồng, cô mất đi cái tên thời con gái, nhận tên chồng làm tên mình, đồng thời nhận luôn cả cái thân phận nô lệ cho chồng, cho nhà chồng, theo đúng câu "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Tôi không nhớ rõ bác Thiệp, chồng cô tôi. Người lớn kể lại rằng ông là con một gia đình giàu có, do đánh bạc mà bán hết gia tư điền sản. Tôi có gặp ông đôi lần, một con người mờ nhạt, không có chân dung. Ông thoáng qua cuộc đời tôi như một nhân vật quần chúng trong phim, có xem mà không thể nhớ.
Vào năm đầu tôi về ở với cô Gái, cô Thiệp từ quê chồng về thăm chị. Cô đứng ngoài cổng, đội thúng nặng trên đầu, một người con gái rụt rè đứng phía sau. Nghe tiếng gọi, tôi ra mở cổng thì cô Nhung đã cọt kẹt cửa nách gọi sang:
- Ai như tiếng cô Thiệp? Phải cô Thiệp không vậy?
Cô Nhung nặng tai nhưng lại rất thính trong tĩnh mịch.
- Vâng, thưa chị, em chị về đây ạ?
- Cô với các cháu vẫn được bằng an trong tay Chúa đấy chứ?
Bác Thực giai cũng chào vọng bà em họ.
- Thưa anh, ơn Chúa thương, em với các cháu vưỡn thường ạ.
Tôi mở cổng.
- Chao ôi, cháu tôi! - cô Thiệp của tôi ngồi thụp xuống, nhắc đôi thúng khỏi đầu, đặt xuống bên cạnh rồi kéo tôi lại gần, nhìn chằm chằm vào mặt tôi - Cháu về ở với cô Gái từ bao giờ vậy, cháu? Cái Liễu, nom em nó lớn nhanh không này?
Chị Liễu vận áo dài thâm bên ngoài áo cánh trắng, hai vạt buộc chéo trước bụng, trên ngực lủng lẳng cây thánh giá bằng đồng nằm giữa cỗ tràng hạt bằng cườm xanh.
- Chú còn nhớ chị không?
Tôi lắc đầu. Tôi chỉ mang máng đã gặp đôi mắt ấy, nụ cười ấy, đã lâu lắm rồi.
Cô Thiệp nhìn về phía trong nhà, cái nhìn lấm lét, sợ sệt:
- Cô Gái không có nhà, hả cháu?
- Cô đang ở bên cô Oanh ạ.
Cô Thiệp đứng lên, lay lay cánh cổng gỗ, rồi chăm chú nhìn xuống dưới:
- Cái chân quay này hỏng lâu rồi mà bà Gái chẳng bảo thợ chữa đi, nhớ nhắc cô Gái, nghe không cháu?
Tôi nói vâng, nhưng biết trước rằng dù tôi có nhắc cô Gái cũng sẽ không gọi thợ. Cô sẽ chờ một người họ hàng nào biết nghề mộc sửa giúp, biết chắc rằng người đó không lấy tiền công. Tôi khép cổng. Cô Thiệp đội thúng lên đầu, đi cùng với chị Liễu vào nhà.
Nghe tiếng lao xao, cô Gái trở về.
- Lạy chị ạ! - cô Thiệp tôi cúi thấp, đon đả - Em chị về đây ạ Em về thăm chị nhân đọc kinh cho thày. Em cho cả cái Liễu về...
- Lạy cô ạ!
Chị Liễu lí nhí, mặt cúi gằm. Gương mặt bầu bĩnh, trắng hồng của chị ửng đỏ.
- Phải!
Cô Gái đáp. Bà nhìn soi mói vào mặt người em gái và đứa cháu. Bà muốn tìm ý nghĩa của sự xuất hiện không báo trước của hai người.
- Chị vưỡn được bằng an chứ ạ?
Cô Thiệp lúng túng trước cái nhìn lạnh lùng của bà chị.
- ơn Chúa thương, tôi thường. - cô Gái nói, giọng bình thản - Hai mẹ con xếp thúng mủng vào nhà rồi ra ao rửa tay chân.
Sau thủ tục chào hỏi, cô Gái dẫn hai người lên nhà trên viếng tòa Đức Mẹ. Việc đó là nhất thiết đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình khi trở về thăm ngôi nhà của ông cha. Cô Thiệp làm dấu thánh, đôi mắt đỏ hoe.
Rồi hai chị em lững thững đi bên nhau, hai đứa cháu theo sau, thăm các kỷ niệm xưa, thủng thẳng nhắc lại với nhau những mối ràng buộc máu thịt nay đã lỏng lẻo dần:
- Chỗ này chị em mình thường ngồi bắt chí (chấy) cho nhau đây, chị nhẩy? Cái Liễu không biết chứ, chị em tao thương nhau lắm kia, không như chúng mày bây giờ, động thí là chành chọe.
Cô Thiệp nói với chị Liễu nhưng không nhìn chị, mà nhìn cô Gái. Giọng cô run run, như thể cô đang nói về điều gì đó khó tin là có thật mà giờ đây cô phải khẳng định với chính mình.
- Chị còn nhớ cái đận em bị mẹ cho một trận ở chỗ này không? Lạy Chúa tôi, cái đận ấy mẹ mới dữ làm sao! Không có chị, mẹ đánh em chết, chị nhẩy?
- Dào, đứa nào mẹ chẳng cho ăn đòn, nhớ sao được. - cô Gái lững thững bước, giọng dửng dưng.
Lại còn cái đận em đánh vỡ cốc thủy tiên của thầy nữa chứ. Thày sai em đi rửa, lóng ngóng thế nào, em để rơi cái cốc xuống bậc đá ngoài cầu ao. Chị cữ lăn xả vào chị xin, mẹ mới tha, mẹ vụt cả cán phất trần vào chị.
- Cô cũng hậu đậu lắm kia. Cái cốc đựng thủy tiên của thày bây giờ bạc chục không tìm ra.
Giọng cô Gái trở nên dịu. Kỷ niệm đánh thức tình cảm chị em ở trong bà, có dễ vậy.
Lúc bấy giờ bố cháu mới lên bốn lên năm. - cô Thiệp nói với tôi, nhưng là nói với cô Gái - Thấy bà đánh cô rất dữ, bố cháu khóc ầm lên, bà xót cậu út, bà mới nhẹ tay cho cô nhưng vẫn còn đánh, cô Gái lăn vào che đòn cho cô, bà mới tha hẳn. Cháu ở với chị có ngoan không, chị?
- Giê-su, thằng quỷ sứ đấy, dì ạ. Bảo không được, thích gì làm nấy, chẳng có trí khôn, đến khổ với nó.
Môi bĩu ra, cô Gái nói về tôi, cô Thiệp nhìn xuống nháy mắt với tôi một cái.
- Thôi không hóng chuyện nữa. - cô Gái bảo tôi - Đi lấy gạo cho chị Liễu thổi cơm, hai mẹ con cô đi đường mệt, chắc đói rồi.
Tôi dẫn chị Liễu vào trong buồng cô Gái, vắt người lên miệng chum cao rồi thả đầu xuống cái vực tối om của nó, vốc gạo vào rá.
Chị Liễu ước lượng số gạo bằng mắt, ném trả cho cái chum hai lẻ.
- Ngần này đủ rồi. Nấu nhiều gạo cô Gái mắng đấy.
- Cơ mà thiếu thì sao?
- ăn ngon ngót bụng được rồi. ở với cô Gái chú có buồn không?
- Cô hay mắng.
- Cô có đánh không?
- ít thôi. Thỉnh thoảng cô mới đánh.
- Dữ không?
- Dữ lắm. Chị Liễu ơi, chị về có lâu không?
- Mấy hôm thôi. Đọc kinh cho ông xong, chị về nhà chị.
- ứ ừ, chị ở lại với em.
- Cô Gái có cho ở mới được ở chứ.
Thì ra chị không có quyền ở lại ngôi nhà của ông bà nếu cô Gái không cho phép.
Chị Liễu đem rá ra cầu ao vo gạo. Tôi xuống bếp. Hai chị em cô Gái và cô Thiệp vẫn nhẩn nha kể cho nhau chuyện cũ ở nhà trên.
Tôi giúi một chét rơm nhỏ vào đống rấm, kiên nhẫn đợi cho lửa bén. Cô Gái ít dùng đến diêm. Thường cô để lửa bằng đống rấm. Nếu đống rấm tắt thì phải đi xin lửa. Tôi sang nhà bác Hai Thực hoặc nhà cô Oanh gắp lấy một hòn than củi tí xíu hoặc khều một ít than trấu còn đỏ bỏ vào búi rơm, túm lại cho khéo, rồi cầm búi rơm chạy về nhà. Có khi rơm nỏ, lại gặp trời hanh, chưa chạy về tới bếp búi rơm đã cháy đùng đùng. Ba nhà thường xin lửa của nhau, và đó là mối liên hệ thường xuyên, hàng ngày, cuối cùng, của đám cháu con cùng chung cụ kị. ở quê tôi mọi người đều tiết kiệm. Một que diêm cô Gái chẻ làm đôi. Bác Hai Thực tài hơn, khéo tay hơn, bác chẻ làm bốn. Đánh những que diêm chẻ mỏng manh ấy phải rất thận trọng, với tài nghệ của diễn viên xiếc. Bác Hai Thực nghiện thuốc lào, vì thế để tiết kiệm diêm bác còn phải dùng những đóm nứa rất mảnh, chặt vát, đầu nhọn được nhúng một chút diêm sinh. Châm đầu nhọn ấy vào than hoặc đống rấm âm ỉ nó sẽ cháy lên một ngọn lửa xanh leo lét.
Tôi đang phùng má thổi lửa thì cô Thiệp xuống bếp, ngồi bên tôi. Vớ lấy que cời, bà vừa chạm tới đống rấm là rơm đã cháy lem lém.
- Thày cháu đi nhà pha bao giờ thì về? - vừa đun bếp bà vừa thủ thỉ hỏi tôi.
Tôi không thích những câu hỏi thăm bố tôi có dính tới cái nhà pha.
- Thiên hạ đồn thày cháu đi cộng sản, phải không?
- Cháu không biết.
- ờ cháu biết thế nào được. Người ta bảo cộng sản là quân dữ, mà bố cháu thì lành, chắc người ta nói điêu ra vậy. Cô Gái có yêu cháu không?
Tôi một lần nữa không trả lời câu hỏi của cô Thiệp. Tôi cảm thấy tình thương thực trong câu hỏi của cô, nhưng bản thân câu hỏi làm cho tôi buồn.
Cô Thiệp lặp lại câu hỏi, như thể việc cô Gái có yêu tôi hay không là điều rất quan trọng đối với bà.
- Cô Gái yêu cháu ít thôi - tôi đáp, miễn cưỡng.
Cô Thiệp ôm lấy tôi, ôm chặt và một giọt nước mắt nóng hổi của bà rơi xuống má tôi. Mắt tôi cay cay, tôi tủi thân.
Chịu khó vậy, cháu ơi, cô Gái yêu ai cũng ít, chẳng ai được cô yêu nhiều đâu, - cô Thiệp sụt sùi - Rõ máu mủ, mà lắm lúc hoá ra người dưng.
Cô Thiệp kê lại mấy ông dầu rau cho thoáng bếp, bà làm vậy chẳng phải vì cần thiết, nồi cơm cho cả nhà chỉ nhỉnh hơn cái niêu của hai cô cháu chút ít.
- Người ta bảo giá cô Gái lấy chồng, có khi tính nết người mát mẻ ra cũng nên. Ngày xưa khối đám hỏi đấy, nhưng cô Gái thích ở trọn đời đồng trinh. - cô Thiệp nói với tôi nhưng như nói một mình - Trong họ nhà mình, cháu ạ, riết róng nhất hạng là cô Gái, khó tính nhất hạng cũng là cô Gái. Mà này, chớ có nói lại với cô nhá?
- Cháu chả nói lại đâu.
Lửa rơm cháy phào phào.
Vẳng tới tiếng cô Gái dặn chị Liễu hái rau giữa bè, rau quanh bè để cô hái, mà đừng có hái nhiều, hái vừa đủ ăn thôi, kẻo phí của trời.
- Ai nghèo cô Gái khinh, ai giàu cô Gái trọng, vậy đấy, cháu ạ. Thày cháu tiếng rằng lên tỉnh làm ăn, nhưng cũng rớt mồng tơi, cô Gái không yêu cháu như yêu các anh đàng các bác được, các bác giàu - cô Thiệp kể lể điều tôi đã biết, giọng bà buồn rượi - Cô còn nghèo nữa, nghèo nhất họ đấy cháu. Thành thử mọi người rẻ cô.
- Cháu không rẻ cô đâu.
Cháu của cô thì khác họ rồi, cháu giống tính thày cháu, giống tính mẹ cháu, thày mẹ cháu đối ai cũng như ai, không khinh người nghèo. Các bác cũng thương cô, được mấy người ấy.
- Cô đi buôn cho giàu cô ạ - tôi sốt sắng khuyên bà- Làng ta, các ông lái giàu lắm.
- Việc đàn ông, cô làm sao được.
- Cô bảo bác đi.
Bà cười méo mó rồi thở dài, tránh nhìn vào mắt tôi. Tôi không biết rằng thời kỳ bấy giờ cô Thiệp tôi đang lâm vào cảnh túng quẫn nhất. Bác Thiệp trai đánh bạc cháy túi nhà đã bán đợ, và trong ngôi nhà đã không còn là của mình đó, cô tôi và các anh các chị tôi ăn bữa đói bữa no.
- Chúa đã định thì ai tránh được cháu ơi. Cô cũng muốn giàu, nhưng Chúa định cô phải nghèo thì phải chịu vậy. Cô tôi lẩm bẩm. Tôi ân hận vì lời khuyên của mình. Chúa của chúng tôi thực khó hiểu, tôi nghĩ. Dường như Chúa định cho người này dư dật, kẻ kia bần cùng, người này hạnh phúc, kẻ nọ khổ đau chẳng vì mục đích gì hết, chỉ để chơi thế thôi, trong cái trò chơi một mình của Chúa. Chúa bắt người ta nghèo, rồi lại nói rằng Chúa thương kẻ khốn cùng. Chúa định cho người ta giàu rồi dè bỉu "kẻ giàu vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Y như một ông già lẩm cẩm vậy.
Bữa cơm chiều, cô Gái sởi lởi bỏ ra cả niêu cá rô kho tương mà hai cô cháu vẫn ăn dè. Thay vào món rau luộc thường nhật, có cả một mớ rau xào lớn, tuy mỡ chỉ nhuếnh nhoáng, thêm nữa, còn hai quả trứng gà nhà mới đẻ bác mặn với tôi, nó là bữa thịnh soạn. Tiếc nỗi, nồi cơm hết quá nhanh. Giá chị Liễu đừng bớt gạo lại thì tôi có thể ăn thêm hai bát nữa.
Để bù đắp cho sự lỏng lẻo của dạ dày, cô Thiệp bỏ quà trong thúng ra: mía và bưởi, kẹo bột và bánh đa. Tất cả cũng từ vườn nhà cô, trừ kẹo bột. Cô Thiệp muốn bà chị thưởng thức mía của mình phải róc mía bóc dầy và chẻ thành những mảnh nhỏ. Cô Gái rụng gần hết răng, bà chỉ có thể trệu trạo vài mảnh và nhả ra những bã đỏ quết trầu. Kể cả trầu, tôi cũng phải giã nhỏ cho bà trong một cái cối tí xíu màu vàng có vân nâu bằng răng voi, như bà thường khoe.
- Chị thấy giống mía này ngon không, thịt nó mềm mà ngọt. Để hôm nào em mang ngọn về nhà ta trồng lấy vài khóm để chị ăn.
- Dào, chị còn sống được mấy nả mà chờ ăn mía của dì - Cô Gái trưng ra số tuổi cao của bà, nhưng đó là bà khoe, chứ bà biết chắc bà còn sống lâu - Biết Chúa rước đi lúc nào?
- Chị đừng nói dại, Chúa còn thương chúng em, Chúa chưa rước chị đi đâu, Chúa còn để chị sống chị trông nom chúng em.
Cô Thiệp nói như thể cô còn là một đứa bé tí tẹo, mắt thành kính nhìn người chị cả, cây cột cái chống đỡ cả ngôi nhà.
Cô Gái lẳng lặng cho phép người em gái tội nghiệp được ở lại ngôi nhà của bố mẹ tới ngày đọc kinh. Cho tới hôm ấy còn một tuần lễ. Suốt tuần lễ ấy tôi bỏ đi câu, bỏ bẫy chim, bỏ cất vó, lẵng nhẵng theo cô Thiệp rong chơi trong làng.
Cô Thiệp, ngoài họ hàng phải tới chào, có rất nhiều bạn gái. Giờ đây, họ cũng như cô tôi, con cái lít nhít hàng đàn, giàu nghèo khác nhau nhưng không có ai quá xấu số như cô. Mà trong làng mọi người đều biết rõ nhau như trong một nhà lớn. Những người bạn gái của cô Thiệp tiếp cô Thiệp vui vẻ như thể họ không biết gì về nỗi khốn khó của cô, họ chọn lời nhẹ nhàng để khỏi chạm vào vết thương của cô, nói chung họ đối với cô bằng niềm thương ý tứ như đối với người bị tật nguyền. Nhiều người dấm dúi cho cô quà
- Dì đừng có bêu xấu thày mẹ, bêu xấu tôi - cô Gái nổi trận lôi đình khi cô Thiệp khoe với chị chiếc khăn vuông đen mà một người bạn gái cho cô - Ngần ấy tuổi đầu, con cái đầy đàn mà chẳng ý tứ. Nhà này không phải nhà ăn mày, nhà này là nhà gia giáo, tao không cho phép mày đi ăn xin.
- Em lạy chị - cô Thiệp rúm người lại, môi cô run lên và nước mắt cô ứa ra - em có xin nó đâu, cái Thìn với em thế nào thì chị biết, chỗ bạn bè ngày xưa, nó cứ dúi vào tay em bắt em phải cầm, nó nói chồng nó mua cho nó những ba cái, nó cho em, thật đấy.
- Cho cũng không được lấy.
- Chị đã dạy vậy thì để em mang trả nó. - cô Thiệp thổn thức - Nhưng chị mắng em thế thì chị rẻ em quá...
- Tùy!
Cô Gái buông xõng, hầm hầm bỏ đi.
Cái khăn vuông rồi vẫn ở lại với cô Thiệp. Cô không trả lại bạn như cô nói với bà chị gái đành hanh.
Cô Thiệp tốt nhịn. Hơn nữa, cô biết lấy lòng bà chị. Bằng cách kể cho tôi nghe những mẩu chuyện về ông nội bà nội, các cô, các bác và những kỷ niệm xa lắc xa lơ của họ khi họ còn là đàn con quây quần quanh bố mẹ, cô Thiệp làm cho cô Gái xúc động. Cô Gái nghe thêm vào những chỗ thiếu, nhắc cô Thiệp những gì cô đã kịp quên, dần dà câu chuyện kể cho cháu trở thành câu chuyện chung của hai người kể cho nhau về những kỷ niệm đầm ấm ngày xưa, rồi những giọt nước mắt chân thành bỗng ứa ra, chảy trên đôi gò má già lão và đang trở thành già lão. Hai bà quệt nước mắt, âu yếm nhìn nhau, lắc đầu nuối tiếc cái tuổi thơ đẹp đẽ và không được coi trọng đã biến mất từ lúc nào, đã mất tăm mất tích trong dòng thời gian, không cách nào giữ lại. Tôi muốn ôm chầm lấy cô Gái và cô Thiệp để nói với hai bà rằng tôi rất thích được nhìn thấy hai bà trong cảnh này, rằng tôi muốn hai bà yêu thương nhau như lúc này mãi mãi. Trong lòng tôi xốn xang một nỗi buồn không rõ nét. Rất có thể, chính vào lúc ấy, tôi đã mơ hồ cảm thấy rằng sẽ có một lúc nào đó, tôi cũng như các bà, sẽ nuối tiếc khóc tuổi ấu thơ của chính mình.
- Để em kể cho cháu nó nghe chuyện con Vàng nhà ta - Cô Thiệp ngồi, hai tay khoanh hai đầu gối, người lắc lư, mắt chớp chớp liền liền như thể sắp khóc - Con Vàng ấy, cô cũng chẳng nhớ ông bà nuôi nó từ hồi nào. Nó ở nhà ta cho đến già, đến lúc bạc ráo cả lông, cả mi mắt cũng bạc nốt.
- Răng rụng sạch, - cô Gái tiếp lời - không nhai được nữa, nó độc ăn cháo.
- Ông không cho bán, không cho thịt, ông bảo con vật ở với người lâu thành cái nghĩa với nhau, thôi thì cứ để nó đấy cho đến khi nó chết. Con Vàng dễ phải hơn chục tuổi, chị nhẩy?
- Hơn chứ. Phải đến mười lăm mười sáu ấy chứ không kém. Về sau nó có sủa được nữa đâu.
- Cứ ư ư ư ư như người mất tiếng.
- Vậy mà động dạng là nó khàn khàn nó kêu cho người nhà biết, trộm vẫn sợ.
- Cô đã đi lấy chồng, - cô Thiệp kể tiếp - nhưng vừa về tới nhà là nó ra tận cổng nó đón, vặn cả người mà mừng, rồi chạy vào nhà cắn quần mọi người lôi ra, đòi mở cổng cho cô. Hồi ấy cô về luôn, chốc lại về, nhát lại về, nhớ lắm không chịu được, mà nhà thì xa chứ có gần gũi gì cho cam, bước rảo cũng gần ngày đường, cô về nhiều làm bà phải mắng cơ mà.
- Nó cứ giật gấu quần cô là cô biết cô Thiệp về, khôn vậy- cô Gái cười móm mém.
- Cô về bao giờ cũng mang quà cho nó, khi nắm bỏng, khi đồng bánh đa, ấy là hồi nó chưa phải ăn cháo kia, cháu ạ. Con Vàng nằm, hai chân trước kẹp nắm bỏng, nhai rau ráu. Nó thích quà y như trẻ con vậy.
- Về sau, lúc ông gần mất, thì nó lẫn cẫn, cứ tha thẩn nơi vườn trước như thể ông lão ngắm cảnh. Tai nặng, gọi không nghe, phải đụng vào đầu làm hiệu mới biết, nó nhìn miệng mình lắp bắp thì hiểu mình gọi về ăn cơm, mới lững thững về.
- ăn cũng cảnh giả, chỉ một hai miếng rồi bỏ. Ông phải bốc thuốc cho uống, thuốc bổ chị nhẩy?
- Quy, thục, sâm - thôi thì đủ. - cô Gái xác nhận - ông dỗ mãi nó mới chịu uống. Uống được mấy thang, cũng khỏe lên được một thí. Nhưng vẫn ho.
Ho thì không dứt. Mùa đông, nó cứ húng hắng như ông lão. Nửa đêm, cô thức giấc, lắng tai nghe mà không biết ông ho hay là con Vàng ho.
Tôi nhìn cô Gái, nghĩ rằng bà sẽ mắng cô Thiệp vô tâm dám đặt ngang hàng con chó với ông nội tôi. Nhưng hai bà cùng cười, mắt ướt lệ. Tôi hình dung con chó già của ông tôi đang ho. Nó chống hai chân trước, vật đầu xuống từng hồi cùng với tiếng khục khặc trong cuống họng. - Ngày ông mất, nó khóc. - cô Gái kể tiếp, giọng bùi ngùi - Nó phủ phục dưới chân quan tài ông, hai hàng nước mắt cứ thế rỉ ra. Ai đến cũng lắc đầu, thương thay cho nó.
- Nó cũng đi đưa ma ông - cô Thiệp lấy vạt hầu bao thấm vào đuôi mắt - Từ nhà ta ra đến Vườn Thánh (nghĩa trang lớn của làng tôi), nó cữ lẽo đẽo bên cạnh cô. Mệt quá, nó nằm bệt xuống một thí rồi lại lật đật chạy theo, vừa chạy vừa thè lưỡi ra mà thở. Đến khi hạ huyệt, nó cứ ngồi bên trên mà tru lên từng hồi...
Cô Gái quệt nước mắt bằng mu bàn tay nhăn nheo:
- Đưa ông rồi, mọi người về ráo, còn mỗi nó không về, gọi mấy cũng chẳng chịu về. Nó nằm phục trên mộ ông, mõm rúc sâu vào đất.
- Ba ngày liền nó không ăn một miếng gọi là có. Thỉnh thoảng nó cũng đảo về nhà, ngửi ngửi hít hít chỗ này chỗ khác rồi chui vào gầm giường ông mà nằm. Nằm chán lại đi
Lại ra mộ. - cô Gái giải thích cho tôi - Lạ vậy. - Được bốn ngày, nó chết, không phải, cô quên, ngày thứ năm chị nhẩy?
- Ngày thứ năm - cô Gái gật đầu - Mả nó ở vườn sau. Chỗ nấm đất sau bãi tróc giong ấy, hôm nào cô chỉ cho mà xem. Năm nay mưa nhiều quá thể, mả nó lún, bằng địa cả. Một nỗi buồn mênh mang tràn ngập ngôi nhà. Trong yên tĩnh, vang lên tiếng mọt nghiến gỗ. Những con mọt vô hình kiên nhẫn làm việc ngày và đêm, không bao giờ nghỉ, như thể bằng công việc cần cù và liên tục của chúng, chúng quyết phá bằng hết chẳng những ngôi nhà mà cả kỷ niệm về nó. Nhiều lần cô Gái sai tôi lấy đất sét trét mọi lỗ mọt mà mắt có thể nhìn thấy để cho chúng chết ngạt, nhưng những con mọt bất tử không chịu thua bà, vẫn tiếp tục nghiến kèn kẹt, cay độc, dai hoi và lì lợm. Cô Gái chịu thua, bà phẩy tay, mặc cho lũ mọt muốn làm gì thì làm.
Sau khi đọc kinh cho ông nội tôi xong, cô Thiệp về. Ngày cô về trùng với phiên chợ làng. Cô Gái đã bỏ một phiên để ở nhà với em gái, nay phải bỏ phiên nữa bà tiếc. Bà bán thuốc viên ở chợ, nhưng không phải chỉ có mình bà bán, nghỉ hai phiên liền, khách sẽ chạy sang hàng khác.
Sáng sớm, bà gọi tôi ra đóng cổng. ở ngoài cổng, bà đặt thúng xuống đất, cởi nút ruột tượng, thọc tay vào lấy cho tôi hai xu.
- Hôm nay cháu không đi chợ với cô. ở nhà phải tỉnh mắt coi cô Thiệp đấy nhá? - cô Gái dặn khẽ - Coi nhà cho kỹ, cô Thiệp đi một bước là phải theo một bước, kẻo cô tắt mắt, nghe chửa?
Tôi cầm hai xu, đáp khẽ:
- Vâng ạ.
Bóng bà nhòe vào trong bóng tối của hàng rào dâm bụt bên nách nhà bác Hai Thực. Chợ làng tôi họp rất sớm, phải đi từ lúc nhọ mặt người.
Tôi trở vào nhà. Cô Thiệp đã thức giấc, ôm lấy tôi:
- Cô Gái dặn cháu ở nhà trông cô, phải không?
Tôi yêu cô Thiệp hơn cô Gái, tôi thương cô Thiệp hơn cô Gái, vì thế tôi không nỡ nói dối bà.
Nghe tôi nói xong, cô Thiệp ngồi phịch xuống giường, úp mặt vào hai bàn tay, nức nở.
- Giê-su! - cô ảo não rền rĩ - Chị em ruột thịt mà giờ thế vầy, lạy Chúa tôi! Thày mẹ ơi, chị con khinh rẻ con quá chừng, ới thầy mẹ ơi!
Tôi ngồi len lét bên cô Thiệp, choáng váng vì những sự việc xảy ra trong thế giới người lớn.
Bỗng cô Thiệp ngừng khóc. Cô đứng lên, mắt quắc nhìn xung quanh:
- Cô Gái có quyền gì mà khinh rẻ cô? Ông bà có cho cô Gái tự quyền vậy đâu? Cô cũng là con ông bà, phải không nào? Của cải đây ông bà để lại cho tất cả các con hay để riêng cho một mình cô Gái? Tại sao cô Gái dám vơ tất cả về tay mình? Mà cô hỏi cháu: cô Gái có ai? Chồng không, con không. Giữ khư khư của nả làm gì? Có phải cô Gái giữ cho cháu không?
Tôi lắc đầu. Tôi sửng sốt trước một cô Thiệp khác hẳn.
- Không hả? Hay cho anh Hiếu, anh Mai? Hay cho anh Túy, anh Trinh, anh Minh? Các anh ấy thì cần gì đến những thứ này. Các bác giàu có, các bác cũng chẳng để mắt tới những đồ ông bà để lại. Nhưng cô thì cô cần.
Cô Thiệp nói đúng. Các anh con các bác tôi không cần tới những đồ vật cổ lỗ trong ngôi nhà này. Cái bút máy ở trên tỉnh đã từ lâu thay thế cho cả bút lông và nghiên mực rồi.
Tôi ôm lấy cô Thiệp, thì thào:
- Cô cần thì cô lấy đi, cô ạ.
Cô Thiệp xiết chặt tôi trong tay, cũng thì thào:
- Cháu không mách cô Gái chứ?
- Cháu không mách đâu.
- Cháu kêu tên Chúa mà thề đi.
Tôi kêu tên Chúa mà thề rằng tôi sẽ không nói gì hết. ở vùng tôi, Chúa rất tiện lợi, người ta dùng Chúa vào bất cứ việc gì.
Cô Thiệp nhanh nhẹn hẳn lên. Cô nhanh nhảu chạy ra ngoài sân trước nghe ngóng động tĩnh một lát rồi chạy vào nhà, thấp thoáng trong ánh bình minh mới rạng.
Tôi đi ra cổng, ngồi vắt vẻo trên cái thanh ngang nối liền hai cột. Tôi buồn rầu hình dung cô Thiệp tôi đang lục lọi, đang lấy đồ của cô Gái. Khi cô Gái phát hiện vụ mất, cô Gái sẽ đánh tôi. Nhưng tôi không còn sợ những trận đòn của cô Gái như trước. Tôi đã dạn. Nếu cô đánh dữ, tôi sẽ vò lá dâm bụt xoa vào những lằn roi, chúng sẽ dịu đau mau chóng và lặn dần sau vài ngày. Tôi buồn vì tôi không thích hai bà đối xử với nhau như vậy.
Một lát sau, cô Thiệp tất tưởi chạy ra.
- Cô chẳng lấy được gì - bà hổn hển - Cô Gái khóa tuốt tuột trong hòm gian. Chỉ được mấy cái chai ở gầm giường.
- Thế thì cô Gái biết ngay.
- Cô xếp lại cẩn thận, cô có ý chứ.
Trong gầm giường cô Gái đầy chai. Đó là một bộ sưu tập gồm đủ loại chai lọ mà bà nhặt nhạnh được ở nhà các ông em trong những chuyến đi Hà nội - những chai rượu tây với nhãn hiệu sặc sỡ, những chai bia ô-men màu nâu thẫm, những lọ sứ đựng chè Chính Thái, những lọ nước thơm, nước hoa lớn và bé, cao và gầy và vô số chai lọ khác không thể biết hết trước kia chúng dùng để đựng gì. Nhặt nhạnh là thú chơi của cô Gái, cô chỉ khác các nhà sưu tầm ở chỗ họ phải chọn lọc, còn cô tôi thì xô bồ, cốt lấy số nhiều. Thỉnh thoảng bà mới bán đi một số trong đống chai tạp nham, phải là những chai sứt miệng, nứt trôn hoặc quá xấu xí. Số còn lại, mỗi ngày một nhiều thêm, bà xếp ở gầm giường như trẻ con giữ đồ chơi, năm thì mười họa lại đem ra ao cọ rửa sạch sẽ rồi ngồi say sưa ngắm lũ chai lọ sạch bong, bóng nhãy phơi mình trong nắng. Số chai nhiều, tôi không nhớ xuể, nhưng cô Gái có thể biết mình đã mất gì, bà tinh lắm.
Tôi hiểu tôi đã liều lĩnh. Tôi quyết định liều thêm nữa.
- Để cháu mở hòm gian cho cô.
- Sao? Cháu mở được?
- Chẳng khó đâu, cô ạ.
Hai cô cháu vào buồng cô Gái. Trong nháy mắt tôi đã mở được chiếc khóa chuông nặng chịch trước cặp mắt ngạc nhiên của cô Thiệp.
Cái hòm lớn có chiều dài vừa đúng một gian nhà với bốn chân gỗ cao này được gọi là hòm gian. Cô Gái cất trong hòm các đồ quí giá của ông bà tôi để lại - những xống áo bằng lụa tốt vải tốt, những bát đũa cổ đắt tiền và đủ mọi thứ được gọi là của rả. Để bảo vệ kho báu này, bà dùng một cái khóa chuông, là thứ khóa bây giờ chẳng còn thấy ở đâu nữa vì nó quá sơ sài. Tôi đã mấy mò mở được khóa vì ngoài của rả mà cô tôi quí, cái hòm gian còn là nơi cất giấu hoa quả thu được của vườn. Ông tôi để lại một cây quít rất sai quả và quả của nó ngọt lịm. Khi quít chín, cô Gái hái tuốt bỏ vào hòm gian. Bà cho tôi ăn những quả xấu xí - những quả bị sần, vẹo trôn hoặc sâu đục. Những quả đẹp bà xếp vào trong một cái quả sơn son chờ ngày đi biếu Cha. Những quả quít vàng ươm, mọng nước được xếp vào thúng cùng với chuối tiêu, trứng gà, rượu bách nhật, bánh quế (tất cả đều của nhà) và cô tôi đội thúng lên đầu, mặt kiêu hãnh tới nhà Cha. Cha xứ tiếp cô tôi rất niềm nở, xoa đầu tôi, cảm ơn cô tôi rồi cho phép chúng tôi ra về với cái thúng đã rỗng không.
Không thích để những quả quít đáng yêu rơi vào bàn tay mũm mĩm của cha xứ, tôi đã mở được khóa hòm. Tin ở cái khóa, cô Gái không ngờ thằng cháu bà đã chui hẳn vào trong đó lấy quít của bà. Tôi vụng trộm ăn ở vườn sau, vứt hạt ra đấy và cô Gái ngạc nhiên:
- Ma quỷ, sao ở đây mọc lên lắm quít thế vầy?
Cô Thiệp lục xục trong hòm gian hồi lâu. Chui ra, cô giơ lên cho tôi thấy những thứ cô lấy:
- Cô không lấy tiền đâu. Lấy tiền cô Gái biết, cô đánh cháu chết mất. Mấy cái này từ khi ông bà mất chẳng ai nhìn nhõm đến, cô Gái chẳng để ý đâu. Cô mang về bán đi đong gạo cho các anh các chị ăn, cháu nhá?
Đó là cái màn gió màu đỏ lấm tấm hoa, vài bộ quần áo cũ của ông bà nội, chính tôi cũng chưa thấy bao giờ. Tôi không nói gì. Tôi thích cô Thiệp lấy tiền hơn. Đồ vật của ông bà gắn liền với những gì là kỷ niệm về những người đã sống trong ngôi nhà này.
Tôi khóa hòm lại. Cô Thiệp mang thúng chai lọ sang giấu bên nhà bác Hai Thực. Cái đầu cô Nhung ló ra ở cửa nách. Nhìn thấy tôi, cô Nhung thụt đầu vào. Tôi hiểu, ai đó trong nhà bác Hai Thực sẽ đưa cái thúng giúp cô Thiệp tới đầu làng.
Tôi tiễn cô Thiệp tới chợ. Cô Thiệp rơm rớm nước mắt chào bà chị cả đang ngồi xổm trước thúng thuốc viên:
- Em xin phép chị, em về. Sang năm em lại lên.
- ờ, dì về. Cầm lấy hai đồng về đong gạo cho các cháu. Nhớ mua cho chúng nó thí quà - cô Gái tháo ruột tượng, thọc tay sâu vào trong rồi tần ngần lôi ra cuộn giấy bạc - Chị cũng chẳng có nhiều. Một mình trông nom nhà cửa cho thày mẹ, nay sửa cái vách ruỗng, mai giặm lại chỗ mái dột, tốn kém lắm.
- Thưa chị, em biết thế chứ ạ.
- Các chú ấy có gửi tiền về cho chị thật, nhưng tiền ấy chị để dành đấy, lỡ gặp cơn bão to tốc hết mái, hay nói dại cái nhà xiêu phải thay cột mà bắn lại... Thôi, dì về kẻo nắng. Liệu mà khuyên chồng tu chí làm ăn, cờ bạc thế mãi núi cũng lở.
Em xin vâng lời chị dạy, em biết chị thương em...
- ừ, về đi, trưa rồi.
Cô Gái nhìn đi chỗ khác để giấu nước mắt. Cô Thiệp đội thúng lên, sụt sịt, rồi đi lẫn vào đám đông ngày chợ.
Tôi ngồi xuống bên cô Gái, nhìn theo cái thúng của cô Thiệp cho tới khi nó chìm lẫn trong đám thúng mủng đông đúc của những người đi chợ.
Chị Liễu được cô Gái thuận cho ở lại. Ngôi nhà của chúng tôi đông thêm một người.
Miền Thơ Ấu
Lời nói đầu
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII + XVIII
XIX
XX
XXI