XII
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Tôi có cảm giác ngôi nhà của chúng tôi biết mừng khi có ai đó trong số chủ cũ của nó trở về. Nó rạng rỡ hẳn lên, tươi tỉnh hẳn lên trong những ngày người đó lưu lại. Còn khi người đó vừa di là nó lại nhắm mắt, ủ rũ ngủ gà ngủ gật. Những tiếng động nhỏ và hiếm hoi lập tức bị yên lặng nuốt chửng và lắm lúc tôi không nghe thấy cả tiếng của cô Gái lẫn tiếng của chính mình.
Chẳng riêng gì nhà chúng tôi. Những câu chuyện vui vẻ bùng lên trong ba nhà kể từ hôm cô Thiệp về, nay tắt ngấm.
Chị Liễu lẳng lặng như một cái bóng. Cả ngày, chị chả nói một câu, trừ những lời vâng dạ với cô Gái.
Cô Gái cân thuốc. Tôi ngồi trên bậu cửa, gò lưng đẩy chiếc bánh xe gang lăn qua lăn lại trong thuyền tán. Nếu tôi hỏi cô Gái về chiếc thuyền tán, chắc chắn cô sẽ kể cho nghe một câu chuyện dài dòng về lai lịch của nó. Những chuyện như vậy nghe riết rồi cũng chán. Khi hai tay đã mỏi, tôi đặt hai bàn chân lên tay nắm của bánh xe mà đạp tới đạp lui. Thoạt đầu, thấy tôi làm như vậy, cô Gái mắng tôi là đồ đại lãn. Sau thấy tôi có ý rửa chân sạch sẽ, đi guốc cho khỏi bẩn chân để làm việc đó, bà mới coi là sáng kiến.
Tôi thích làm thuốc với cô Gái. Dưới đôi tay già lão nhưng khoẻ mạnh mẽ của bà, những tảng thuốc được nhào luyện thành một khối dẻo thơm phức, khối dẻo ấy được chia nhỏ thành những hòn, rồi vê thành giun, rồi ngất từng mẩu vê tiếp thành viên. Trên mẹt bên cô tôi chẳng mấy chốc đã xếp đầy những viên thuốc màu đen bóng, màu xám, hoặc nâu. Vừa làm, cô Gái vừa nhẩn nha kể chuyện:
- Cháu phải biết, ông nội làm thuốc mát tay lắm. Cả vùng này biết tiếng ông. Nhưng ông không bằng cụ, cụ mới giỏi. Có người ốm sấp chết, tay đã bất chuồn chuồn, vậy mà cụ bốc cho một thang đã đánh rắm được, rồi khỏi. Phàm người nào ốm nặng mà đánh rắm được là y như rằng khỏi, cháu ạ...
- Cô ơi cô, - tôi ngắt lời - tại sao người sắp chết lại còn đi bắt chuồn chuồn hả cô?
Cô Gái bật cười, rồi cười sằng sặc. Khi cười, bà ngửa mặt lên, cái yết hầu cứ chạy lên chạy xuống nơi cổ, trông thật kỳ. Bà quài tay ra sau lưng, đấm mấy cái cho đỡ mỏi. Tôi nhanh nhảu đứng lên đấm cho bà. Như thế bà sẽ hứng thú kể chuyện.
- Đấm mạnh hai bả vai cho cô, thế, mạnh nữa vào! - bà vẫn còn cười, mặt bà hiền hẳn đi và trở nên đáng yêu - Thằng ngốc ạ, bắt chuồn chuồn tức là hức, tức là không phải, hức, con chuồn chuồn thật, hức, mà tức là lúc con người ta sắp chết, hức, hai tay người ta mới thế vầy thế vầy.
Bà ngả người ra, mất nhắm nghiền giả chết, những ngón tay xương xẩu động đậy, duỗi ra bóp vào.
Đến khi cụ nội mất thì ông nối nghiệp - cười xong, cô Gái thủng thẳng kể tiếp câu chuyện về nghiệp nhà - Nhưng ông chuyên về thuốc viên. Ông bảo, thuốc viên là thuốc của người nghèo, người giàu đã có thuốc chén, mà thuốc chén thì đắt, mặc dầu có nhiều vị tốt. Thuốc viên của ông bán rẻ mà công hiệu, làm không kịp bán. Cảm mạo, nhức đầu, trúng phong hay là nhức nhối tay chân, đầu gối sưng phồng... cứ tới mua ít viên thuốc của cụ bá Tứ là dứt... Đang kể, cô Gái bỗng ngừng bặt. Rồi lẳng lặng tiếp tục viên thuốc, như thể bà chưa kể điều gì. Thường như vậy, bà đang kể, đang kể, bỗng im bặt, tựa bà đang đi thì bước hẫng, rơi xuống hố sâu kỷ niệm rồi không trèo lên được. Để nhấc bà, tôi cố ý cho bánh xe gang chạm vào thuyền tán gây nên một tiếng keng lớn. Cô Gái sực tỉnh.
- Rồi sao nữa, hả cô?
- ờ, cô kể đến đoạn nào rồi nhẩy? ờ, ông làm thuốc viên. Nhà ta có mấy bài thuốc quí lắm, gọi là gia truyền. Kị truyền lại cho cụ, cụ truyền lại cho ông, ông truyền lại cho bác Linh, nhưng bác Linh lên tỉnh, bỏ nghề thuốc. Cô tiếc, cô làm.
- Thế cô cũng học nghề thuốc à?
- Không, nghề thuốc ông chỉ truyền cho con trai thôi. Nhưng hồi xưa, cô phải làm giúp ông nên cô nhớ.
- Cô có nhớ hết không?
- Nhớ sao hết được. Nghề thuốc như rừng, cô chỉ nhớ những bài thuốc viên gia truyền mà cô làm nhiều, đã thuộc lòng. Ông có chép vào sách để lại đấy.
Tôi đã thấy những cuốn sách thuốc bìa phất cậy để trong hòm gian. Sách viết bằng chữ nho. Cô Gái thì không biết cả chữ nho lẫn quốc ngữ.
Cô Gái thở dài, ngừng tay vê, nhìn tôi:
- Các cháu đông, nhưng chẳng có đứa nào chịu ở với cô để cô truyền lại cho nghề nhà... Cô chết đi, nghề thuốc nhà này vậy là hết.
- Cô bảo anh Hiếu học làm thuốc đi.
Anh Hiếu là con thứ của bác Cả Linh, đứa cháu mà bà yêu nhất. Tại sao bà yêu anh Hiếu chứ không yêu anh Mai, con cả của bác, không ai hiểu.
- Thằng Hiếu không thích ở nhà quê - cô tôi trầm ngâm - chẳng đứa nào thích ở nhà quê suất. Thành thử nghề có mà chẳng truyền được cho đứa nào, hoài. Chẳng lẽ truyền cho người ngoài? Người năm bảy hạng, biết ai tốt ai xấu? Mình làm việc phúc đức, có lấy lãi cũng chỉ đủ độ thân, chứ không cốt làm giàu. Phải người xấu, nó lấy nghề mình bắt chẹt làng nước thiên hạ, mình hóa ra có tội.
Trong chuyện này cô Gái không nói sai. Cô tôi không ăn lãi bao nhiêu trong những viên thuốc của bà. Đối với những người bệnh nghèo khổ, bà thậm chí cho không.
- Như cháu đấy, cháu cũng chỉ về quê ở ít lâu rồi cháu đi. Bố cháu ở nhà pha về là đón cháu lên tỉnh ngay, cô biết. Nghe cô Gái nói bùi ngùi, tôi thương bà lắm. Tôi bỏ thuyền tán, ôm lấy bà:
- Cháu không đi đâu, cháu ở lại với cô.
- Thật nhá? - bà hỏi, ngờ vực, nhưng tội nghiệp thay, trong giọng bà có lẫn một chút hi vọng nhỏ bé.
- Thật, cô ạ.
Bà vòng tay ôm lấy tôi vào lòng, bàn tay xương xẩu vụng về vuốt trên lưng tôi. Rồi đột ngột bà đẩy tôi ra:
- Tán đi, trưa mất rồi - giọng bà đuồn đuỗn - Mày cũng chỉ nói mép thôi, tao biết thừa, cả lũ chúng mày chẳng đứa nào muốn ở với tao đâu.
Nhưng rồi dần dần bà cũng truyền cho tôi cái nghề phức tạp của bà. Bà bắt tôi nhận mặt các thứ lá, các thứ củ, các thứ rễ và các thứ linh tinh khác. Những tên gọi lạ tai quen dần với tôi: bạch linh, bạch truật, ý rĩ, sinh, địa, qui, thục, hồng hoàng, đảng sâm, liên nhục, quy bản, miết giáp... Tôi không hiểu tại sao người ta cứ phải cầu kỳ gọi gừng là sinh nhượng, lá tía tô là tử tô diệp, táo tầu là đại táo...? Nhưng thôi, đã phải gọi như thế thì cứ thế mà gọi, thắc mắc làm gì. Tôi máy móc làm theo lời cô tôi chỉ dẫn: sao, tẩm, cửu chưng cửu sái, khử hỏa độc, tán, luyện rồi bỏ những viên thuốc đã phơi khô vào lọ vào chai đem ra chợ bán. Trong tất cả các thứ thuốc cô Gái làm, tôi thích nhất thuốc tễ. Chẳng những tôi thích, nhiều người thích, mà cả cha xứ cũng thích nữa. Được luyện bằng mật ong rừng, thuốc tễ của cô Gái có vị ngọt và hương thơm đặc biệt. Cha xứ phải trả tiền hẳn hoi khi mua thuốc tễ. Cô Gái coi quít vườn nhà, trứng gà nhà đẻ dường như không phải là tiền, còn thuốc thì bà phải mua bằng tiền rút từ trong ruột tượng ra, thì không thể biếu không cha, mặc dầu bà có quí trọng ông đến mấy. Đối với những người đặt loại thuốc tễ giá rẻ, luyện bằng mật mía, cô Gái vừa luyện vừa cằn nhằn: Quân tối dạ, mật ong cũng là thuốc bổ, có mật ong thuốc tễ mới ra thuốc tễ, rẻ nhiều bổ ít, có vậy mà không hiểu!
Khi nào viên thuốc tễ, cô Gái không rời mắt khỏi tôi.
Nhưng bà không thể ngồi cả buổi mà không chạy đi đâu đó ít phút. Tôi không bỏ phí khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quí báu đó. Cô tôi trở về, nạt tôi:
- Đã lại ăn vụng hả? Giờ hồn.
Bà chưa bao giờ bắt được quả tang tôi ăn vụng. Chỉ tới bữa cơm, thấy tôi ăn uể oải bà mới ngừng nhai, ngờ vực nhìn vào mặt tôi:
- Đúng mày ăn vụng thuốc rồi. Hụt của người ta, tao lấy gì tao đền?
Nhưng thuốc giao cho khách chẳng bao giờ hụt. Phải công nhận rằng thuốc tễ của cô Gái thật tốt. Trong đám các cháu chỉ có tôi và anh Hiếu con bác Linh ở lâu với bà hơn cả và vì thế được ăn nhiều thuốc tễ hơn cả. Hai chúng tôi lớn lên dai sức hơn hẳn các anh em khác trong cuộc đời không phẳng lặng của mình có dễ nhờ những viên thuốc den bóng và ngọt lịm đó.
Cô Gái chẳng mất riêng thuốc tễ. Cô còn mất cam thảo, quế chi và táo tầu. Tôi cần phải xin lỗi muộn các vị khách hàng đã đặt thuốc tễ ở cô tôi: trong thuốc của họ vị táo tầu còn lại rất ít. Cái hòm gian được khóa cẩn mật đã không giữ nổi vị thuốc quí đó, cũng như nó đã không giữ được quít.
Nhưng đó là khi tôi đã quen với ngôi nhà cô tịch nhưng đông đúc những linh hồn câm lặng. Chứ khi tôi mới ở Hà nội về, gian buồng của cô Gái đã một thời gian làm tôi chết khiếp.
Gian buồng nhỏ, tối om của cô Gái, chỉ có một cửa sổ lúc nào cũng đóng kín. Cửa sổ này làm bằng những thanh gỗ xếp so le. Khi nào mở nó, tức là kéo cánh cửa cho những thanh gỗ chồng lên nhau, thì ánh sáng mới lọt vào, nhưng cũng chỉ lờ mờ. Trong ánh sáng lờ mờ đó, người bước vào buồng sẽ giật bắn mình nhìn thấy ở vách trong cùng có một ông lão mặt xanh lè đang quắc mắt nhìn mình. Định thần lại, ta thấy đó là hình một ông già cao bằng người thật bận áo the xanh, đội khăn xếp xanh, đang lom khom bước, tay giơ cao một cái chai nhỏ. Cái bức tranh quảng cáo dầu quất thần dữ dằn như thế chỉ có được trong những năm xa xưa ấy. Bây giờ tranh quảng cáo nhỏ nhắn và khiêm tốn hơn nhiều. Ông lão bán dầu quất thần đã gây nên một nỗi sợ hãi thật sự chẳng riêng ở trẻ con mà cả ở người lớn trong xóm ba nhà. Bộ mặt đần độn nhưng nham hiểm của người trong tranh, đôi mắt nhìn chằm chằm soi mói đầy thù hận và hiểm độc, tạo ra ảo giác về một con người ghê gớm đang chăm chú theo dõi từng bước chân kẻ nào dám cả gan bước vào lãnh địa của hắn. Người làng đồn đại với nhau rằng ở nhà bà Gái có ông lão bán dầu quất thần trong tranh đã thành tinh.
Cô Nhung, người có trí tưởng tượng chẳng lấy gì làm phong phú, quả quyết rằng cô đã nom thấy, bằng chính mất mình, ông lão bán dầu quất thần đi lại trên thềm trong một đêm sáng trăng suông:
- Giê-su, tôi hãi quá là hãi. - cô Nhung trợn mắt kể - Người tôi lạnh toát, chân muốn khuỵu xuống, tay run lẩy bẩy thế này này, cầm cái đèn hoa kỳ không vững, rơi tuột, may là đèn đồng, chỉ mất mỗn cái thông phong..
- Lão ta chỉ đi đi lại lại thôi hả cô? - lũ trẻ chúng tôi nổi da gà, hỏi bà.
- Nào hắn ta có đi mà thôi. Thấy động, ấy là lúc cái thông phong vỡ, hắn ta mới quay lại nhìn cô, mắt xanh lè. Cô mới làm dấu, hắn ta bỏ chạy rồi biến mất.
Trong các chuyện ma ở làng tôi, khi nào người gặp ma làm dấu thánh là y như rằng ma phải biến mất.
- Tôi cũng vậy, cô có nói ra tôi mới nói, chính tôi cũng đã gặp hắn ta - cô Oanh ngập ngừng chêm vào.
- Chị cũng thấy?
- Như thật vậy. Sẩm tối hôm ấy, tôi sang tìm cô Gái hỏi vay cút dầu, không thấy cô Gái đâu, tôi mới vén màn gió dòm vào buồng thì... Giê-su lạy Chúa tôi.
- Chị thấy làm sao? - bác Hai Thực gái hỏi dồn - Làm sao, hả chị?
- Hắn ta đứng giữa buồng, loay hoay cầm cái chai như thể ta cầm đèn soi tìm vật gì. Thấy tôi định bước vào, hắn ta quay phắt ra, mắt cứ hoay hoáy xía vào tôi.
- Lạy Chúa, rồi chị làm thế nào?
- Tôi hãi quá, líu cả lưỡi lại, muốn gọi bà Gái mà không được, tôi ù té chạy về nhà, nằm bệt mấy ngày liền.
- Vậy mà hôm ấy em cứ ngỡ chị bị cảm, - trúng gió - cô Nhung lắc đầu, chép miệng - Mới tháng trước chứ lâu lai gì đâu.
Bác Hai Thực giai không bao giờ kể chuyện ma, cũng không nói tin hay không tin, phàn nàn:
- Chẳng hiểu cô Gái để hình lão bán dầu ấy trong buồng cô làm gì? ích lợi đâu chẳng thấy, chỉ tổ để người ta xì xào.
Đúng là việc cô Gái để bức tranh quảng cáo trong buồng cô là điều không nên thật, tôi nghĩ. Người ta đồn con ma ở nhà bà Gái tuy chưa nát ai, chưa làm hại ai, nhưng nó làm người ta hãi. Những đêm mưa thâm tối trời nó lang thang trên mái nhà, tay cầm cái chai. Có lần, nó mò ra đến đầu ngõ, người đi trên đường làng trông tỏ mồn một.
Những lời xầm xì vốn không bao giờ là của hiếm trong làng, cuối cùng rồi cũng đến tai cô Gái. Nhưng cô bỏ ngoài tai. Ai chiều được miệng thế gian. Hơn nữa, bà không đành lòng từ bỏ người gác nhà độc đáo và trung thành của mình. Tiếng đồn về ông lão bán dầu quất thần đến tai cha xứ. Ông đến tận nhà để xem. Vừa vén bức màn gió để ngó vào buồng, ông đã giật mình, lùi lại, tay bất giác dưa lên làm dấu thánh.
- Bà nên bỏ bức tranh này đi kẻo bổn đạo hãi. - cha xứ khuyên cô Gái - Người ta nói đến tai tôi nhiều lắm.
Cô Gái ngoan đạo lần này đã ngoan cố không làm theo lời cha xứ. Ông lão bán dầu quất thần còn ở lâu trong ngôi nhà ông bà tôi, cho tới khi ngôi nhà bị dỡ đi, làm lại. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ông lão ghê gớm nọ dưới ánh sáng ban ngày. Mặt ông ta bệch ra, áo quần cũng bạc phếch, khắp người đầy những vết thủng lỗ chỗ không rõ do mọt đục hay gián nhấm. Bức tranh bị đốt đi trước sự hiện diện của mọi người trong xóm ba nhà. Mặt ông lão nhăn nhúm lại trong vẻ đau đớn và căm giận khi những lưỡi lửa liếm tới.
Tôi nói ông lão bán dầu quất thần là người gác nhà độc đáo vì trong làng tôi, luôn luôn xảy ra trộm đạo, không trừ cả nhà cha, vậy mà ngôi nhà không thể gọi là nghèo nàn của cô cháu tôi trộm chớ hề bén mảng. Bác Hai Thực quả quyết rằng các chú chích sợ ông lão bán dầu.
Tôi có cảm giác ngôi nhà của chúng tôi biết mừng khi có ai đó trong số chủ cũ của nó trở về. Nó rạng rỡ hẳn lên, tươi tỉnh hẳn lên trong những ngày người đó lưu lại. Còn khi người đó vừa di là nó lại nhắm mắt, ủ rũ ngủ gà ngủ gật. Những tiếng động nhỏ và hiếm hoi lập tức bị yên lặng nuốt chửng và lắm lúc tôi không nghe thấy cả tiếng của cô Gái lẫn tiếng của chính mình.
Chẳng riêng gì nhà chúng tôi. Những câu chuyện vui vẻ bùng lên trong ba nhà kể từ hôm cô Thiệp về, nay tắt ngấm.
Chị Liễu lẳng lặng như một cái bóng. Cả ngày, chị chả nói một câu, trừ những lời vâng dạ với cô Gái.
Cô Gái cân thuốc. Tôi ngồi trên bậu cửa, gò lưng đẩy chiếc bánh xe gang lăn qua lăn lại trong thuyền tán. Nếu tôi hỏi cô Gái về chiếc thuyền tán, chắc chắn cô sẽ kể cho nghe một câu chuyện dài dòng về lai lịch của nó. Những chuyện như vậy nghe riết rồi cũng chán. Khi hai tay đã mỏi, tôi đặt hai bàn chân lên tay nắm của bánh xe mà đạp tới đạp lui. Thoạt đầu, thấy tôi làm như vậy, cô Gái mắng tôi là đồ đại lãn. Sau thấy tôi có ý rửa chân sạch sẽ, đi guốc cho khỏi bẩn chân để làm việc đó, bà mới coi là sáng kiến.
Tôi thích làm thuốc với cô Gái. Dưới đôi tay già lão nhưng khoẻ mạnh mẽ của bà, những tảng thuốc được nhào luyện thành một khối dẻo thơm phức, khối dẻo ấy được chia nhỏ thành những hòn, rồi vê thành giun, rồi ngất từng mẩu vê tiếp thành viên. Trên mẹt bên cô tôi chẳng mấy chốc đã xếp đầy những viên thuốc màu đen bóng, màu xám, hoặc nâu. Vừa làm, cô Gái vừa nhẩn nha kể chuyện:
- Cháu phải biết, ông nội làm thuốc mát tay lắm. Cả vùng này biết tiếng ông. Nhưng ông không bằng cụ, cụ mới giỏi. Có người ốm sấp chết, tay đã bất chuồn chuồn, vậy mà cụ bốc cho một thang đã đánh rắm được, rồi khỏi. Phàm người nào ốm nặng mà đánh rắm được là y như rằng khỏi, cháu ạ...
- Cô ơi cô, - tôi ngắt lời - tại sao người sắp chết lại còn đi bắt chuồn chuồn hả cô?
Cô Gái bật cười, rồi cười sằng sặc. Khi cười, bà ngửa mặt lên, cái yết hầu cứ chạy lên chạy xuống nơi cổ, trông thật kỳ. Bà quài tay ra sau lưng, đấm mấy cái cho đỡ mỏi. Tôi nhanh nhảu đứng lên đấm cho bà. Như thế bà sẽ hứng thú kể chuyện.
- Đấm mạnh hai bả vai cho cô, thế, mạnh nữa vào! - bà vẫn còn cười, mặt bà hiền hẳn đi và trở nên đáng yêu - Thằng ngốc ạ, bắt chuồn chuồn tức là hức, tức là không phải, hức, con chuồn chuồn thật, hức, mà tức là lúc con người ta sắp chết, hức, hai tay người ta mới thế vầy thế vầy.
Bà ngả người ra, mất nhắm nghiền giả chết, những ngón tay xương xẩu động đậy, duỗi ra bóp vào.
Đến khi cụ nội mất thì ông nối nghiệp - cười xong, cô Gái thủng thẳng kể tiếp câu chuyện về nghiệp nhà - Nhưng ông chuyên về thuốc viên. Ông bảo, thuốc viên là thuốc của người nghèo, người giàu đã có thuốc chén, mà thuốc chén thì đắt, mặc dầu có nhiều vị tốt. Thuốc viên của ông bán rẻ mà công hiệu, làm không kịp bán. Cảm mạo, nhức đầu, trúng phong hay là nhức nhối tay chân, đầu gối sưng phồng... cứ tới mua ít viên thuốc của cụ bá Tứ là dứt... Đang kể, cô Gái bỗng ngừng bặt. Rồi lẳng lặng tiếp tục viên thuốc, như thể bà chưa kể điều gì. Thường như vậy, bà đang kể, đang kể, bỗng im bặt, tựa bà đang đi thì bước hẫng, rơi xuống hố sâu kỷ niệm rồi không trèo lên được. Để nhấc bà, tôi cố ý cho bánh xe gang chạm vào thuyền tán gây nên một tiếng keng lớn. Cô Gái sực tỉnh.
- Rồi sao nữa, hả cô?
- ờ, cô kể đến đoạn nào rồi nhẩy? ờ, ông làm thuốc viên. Nhà ta có mấy bài thuốc quí lắm, gọi là gia truyền. Kị truyền lại cho cụ, cụ truyền lại cho ông, ông truyền lại cho bác Linh, nhưng bác Linh lên tỉnh, bỏ nghề thuốc. Cô tiếc, cô làm.
- Thế cô cũng học nghề thuốc à?
- Không, nghề thuốc ông chỉ truyền cho con trai thôi. Nhưng hồi xưa, cô phải làm giúp ông nên cô nhớ.
- Cô có nhớ hết không?
- Nhớ sao hết được. Nghề thuốc như rừng, cô chỉ nhớ những bài thuốc viên gia truyền mà cô làm nhiều, đã thuộc lòng. Ông có chép vào sách để lại đấy.
Tôi đã thấy những cuốn sách thuốc bìa phất cậy để trong hòm gian. Sách viết bằng chữ nho. Cô Gái thì không biết cả chữ nho lẫn quốc ngữ.
Cô Gái thở dài, ngừng tay vê, nhìn tôi:
- Các cháu đông, nhưng chẳng có đứa nào chịu ở với cô để cô truyền lại cho nghề nhà... Cô chết đi, nghề thuốc nhà này vậy là hết.
- Cô bảo anh Hiếu học làm thuốc đi.
Anh Hiếu là con thứ của bác Cả Linh, đứa cháu mà bà yêu nhất. Tại sao bà yêu anh Hiếu chứ không yêu anh Mai, con cả của bác, không ai hiểu.
- Thằng Hiếu không thích ở nhà quê - cô tôi trầm ngâm - chẳng đứa nào thích ở nhà quê suất. Thành thử nghề có mà chẳng truyền được cho đứa nào, hoài. Chẳng lẽ truyền cho người ngoài? Người năm bảy hạng, biết ai tốt ai xấu? Mình làm việc phúc đức, có lấy lãi cũng chỉ đủ độ thân, chứ không cốt làm giàu. Phải người xấu, nó lấy nghề mình bắt chẹt làng nước thiên hạ, mình hóa ra có tội.
Trong chuyện này cô Gái không nói sai. Cô tôi không ăn lãi bao nhiêu trong những viên thuốc của bà. Đối với những người bệnh nghèo khổ, bà thậm chí cho không.
- Như cháu đấy, cháu cũng chỉ về quê ở ít lâu rồi cháu đi. Bố cháu ở nhà pha về là đón cháu lên tỉnh ngay, cô biết. Nghe cô Gái nói bùi ngùi, tôi thương bà lắm. Tôi bỏ thuyền tán, ôm lấy bà:
- Cháu không đi đâu, cháu ở lại với cô.
- Thật nhá? - bà hỏi, ngờ vực, nhưng tội nghiệp thay, trong giọng bà có lẫn một chút hi vọng nhỏ bé.
- Thật, cô ạ.
Bà vòng tay ôm lấy tôi vào lòng, bàn tay xương xẩu vụng về vuốt trên lưng tôi. Rồi đột ngột bà đẩy tôi ra:
- Tán đi, trưa mất rồi - giọng bà đuồn đuỗn - Mày cũng chỉ nói mép thôi, tao biết thừa, cả lũ chúng mày chẳng đứa nào muốn ở với tao đâu.
Nhưng rồi dần dần bà cũng truyền cho tôi cái nghề phức tạp của bà. Bà bắt tôi nhận mặt các thứ lá, các thứ củ, các thứ rễ và các thứ linh tinh khác. Những tên gọi lạ tai quen dần với tôi: bạch linh, bạch truật, ý rĩ, sinh, địa, qui, thục, hồng hoàng, đảng sâm, liên nhục, quy bản, miết giáp... Tôi không hiểu tại sao người ta cứ phải cầu kỳ gọi gừng là sinh nhượng, lá tía tô là tử tô diệp, táo tầu là đại táo...? Nhưng thôi, đã phải gọi như thế thì cứ thế mà gọi, thắc mắc làm gì. Tôi máy móc làm theo lời cô tôi chỉ dẫn: sao, tẩm, cửu chưng cửu sái, khử hỏa độc, tán, luyện rồi bỏ những viên thuốc đã phơi khô vào lọ vào chai đem ra chợ bán. Trong tất cả các thứ thuốc cô Gái làm, tôi thích nhất thuốc tễ. Chẳng những tôi thích, nhiều người thích, mà cả cha xứ cũng thích nữa. Được luyện bằng mật ong rừng, thuốc tễ của cô Gái có vị ngọt và hương thơm đặc biệt. Cha xứ phải trả tiền hẳn hoi khi mua thuốc tễ. Cô Gái coi quít vườn nhà, trứng gà nhà đẻ dường như không phải là tiền, còn thuốc thì bà phải mua bằng tiền rút từ trong ruột tượng ra, thì không thể biếu không cha, mặc dầu bà có quí trọng ông đến mấy. Đối với những người đặt loại thuốc tễ giá rẻ, luyện bằng mật mía, cô Gái vừa luyện vừa cằn nhằn: Quân tối dạ, mật ong cũng là thuốc bổ, có mật ong thuốc tễ mới ra thuốc tễ, rẻ nhiều bổ ít, có vậy mà không hiểu!
Khi nào viên thuốc tễ, cô Gái không rời mắt khỏi tôi.
Nhưng bà không thể ngồi cả buổi mà không chạy đi đâu đó ít phút. Tôi không bỏ phí khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng quí báu đó. Cô tôi trở về, nạt tôi:
- Đã lại ăn vụng hả? Giờ hồn.
Bà chưa bao giờ bắt được quả tang tôi ăn vụng. Chỉ tới bữa cơm, thấy tôi ăn uể oải bà mới ngừng nhai, ngờ vực nhìn vào mặt tôi:
- Đúng mày ăn vụng thuốc rồi. Hụt của người ta, tao lấy gì tao đền?
Nhưng thuốc giao cho khách chẳng bao giờ hụt. Phải công nhận rằng thuốc tễ của cô Gái thật tốt. Trong đám các cháu chỉ có tôi và anh Hiếu con bác Linh ở lâu với bà hơn cả và vì thế được ăn nhiều thuốc tễ hơn cả. Hai chúng tôi lớn lên dai sức hơn hẳn các anh em khác trong cuộc đời không phẳng lặng của mình có dễ nhờ những viên thuốc den bóng và ngọt lịm đó.
Cô Gái chẳng mất riêng thuốc tễ. Cô còn mất cam thảo, quế chi và táo tầu. Tôi cần phải xin lỗi muộn các vị khách hàng đã đặt thuốc tễ ở cô tôi: trong thuốc của họ vị táo tầu còn lại rất ít. Cái hòm gian được khóa cẩn mật đã không giữ nổi vị thuốc quí đó, cũng như nó đã không giữ được quít.
Nhưng đó là khi tôi đã quen với ngôi nhà cô tịch nhưng đông đúc những linh hồn câm lặng. Chứ khi tôi mới ở Hà nội về, gian buồng của cô Gái đã một thời gian làm tôi chết khiếp.
Gian buồng nhỏ, tối om của cô Gái, chỉ có một cửa sổ lúc nào cũng đóng kín. Cửa sổ này làm bằng những thanh gỗ xếp so le. Khi nào mở nó, tức là kéo cánh cửa cho những thanh gỗ chồng lên nhau, thì ánh sáng mới lọt vào, nhưng cũng chỉ lờ mờ. Trong ánh sáng lờ mờ đó, người bước vào buồng sẽ giật bắn mình nhìn thấy ở vách trong cùng có một ông lão mặt xanh lè đang quắc mắt nhìn mình. Định thần lại, ta thấy đó là hình một ông già cao bằng người thật bận áo the xanh, đội khăn xếp xanh, đang lom khom bước, tay giơ cao một cái chai nhỏ. Cái bức tranh quảng cáo dầu quất thần dữ dằn như thế chỉ có được trong những năm xa xưa ấy. Bây giờ tranh quảng cáo nhỏ nhắn và khiêm tốn hơn nhiều. Ông lão bán dầu quất thần đã gây nên một nỗi sợ hãi thật sự chẳng riêng ở trẻ con mà cả ở người lớn trong xóm ba nhà. Bộ mặt đần độn nhưng nham hiểm của người trong tranh, đôi mắt nhìn chằm chằm soi mói đầy thù hận và hiểm độc, tạo ra ảo giác về một con người ghê gớm đang chăm chú theo dõi từng bước chân kẻ nào dám cả gan bước vào lãnh địa của hắn. Người làng đồn đại với nhau rằng ở nhà bà Gái có ông lão bán dầu quất thần trong tranh đã thành tinh.
Cô Nhung, người có trí tưởng tượng chẳng lấy gì làm phong phú, quả quyết rằng cô đã nom thấy, bằng chính mất mình, ông lão bán dầu quất thần đi lại trên thềm trong một đêm sáng trăng suông:
- Giê-su, tôi hãi quá là hãi. - cô Nhung trợn mắt kể - Người tôi lạnh toát, chân muốn khuỵu xuống, tay run lẩy bẩy thế này này, cầm cái đèn hoa kỳ không vững, rơi tuột, may là đèn đồng, chỉ mất mỗn cái thông phong..
- Lão ta chỉ đi đi lại lại thôi hả cô? - lũ trẻ chúng tôi nổi da gà, hỏi bà.
- Nào hắn ta có đi mà thôi. Thấy động, ấy là lúc cái thông phong vỡ, hắn ta mới quay lại nhìn cô, mắt xanh lè. Cô mới làm dấu, hắn ta bỏ chạy rồi biến mất.
Trong các chuyện ma ở làng tôi, khi nào người gặp ma làm dấu thánh là y như rằng ma phải biến mất.
- Tôi cũng vậy, cô có nói ra tôi mới nói, chính tôi cũng đã gặp hắn ta - cô Oanh ngập ngừng chêm vào.
- Chị cũng thấy?
- Như thật vậy. Sẩm tối hôm ấy, tôi sang tìm cô Gái hỏi vay cút dầu, không thấy cô Gái đâu, tôi mới vén màn gió dòm vào buồng thì... Giê-su lạy Chúa tôi.
- Chị thấy làm sao? - bác Hai Thực gái hỏi dồn - Làm sao, hả chị?
- Hắn ta đứng giữa buồng, loay hoay cầm cái chai như thể ta cầm đèn soi tìm vật gì. Thấy tôi định bước vào, hắn ta quay phắt ra, mắt cứ hoay hoáy xía vào tôi.
- Lạy Chúa, rồi chị làm thế nào?
- Tôi hãi quá, líu cả lưỡi lại, muốn gọi bà Gái mà không được, tôi ù té chạy về nhà, nằm bệt mấy ngày liền.
- Vậy mà hôm ấy em cứ ngỡ chị bị cảm, - trúng gió - cô Nhung lắc đầu, chép miệng - Mới tháng trước chứ lâu lai gì đâu.
Bác Hai Thực giai không bao giờ kể chuyện ma, cũng không nói tin hay không tin, phàn nàn:
- Chẳng hiểu cô Gái để hình lão bán dầu ấy trong buồng cô làm gì? ích lợi đâu chẳng thấy, chỉ tổ để người ta xì xào.
Đúng là việc cô Gái để bức tranh quảng cáo trong buồng cô là điều không nên thật, tôi nghĩ. Người ta đồn con ma ở nhà bà Gái tuy chưa nát ai, chưa làm hại ai, nhưng nó làm người ta hãi. Những đêm mưa thâm tối trời nó lang thang trên mái nhà, tay cầm cái chai. Có lần, nó mò ra đến đầu ngõ, người đi trên đường làng trông tỏ mồn một.
Những lời xầm xì vốn không bao giờ là của hiếm trong làng, cuối cùng rồi cũng đến tai cô Gái. Nhưng cô bỏ ngoài tai. Ai chiều được miệng thế gian. Hơn nữa, bà không đành lòng từ bỏ người gác nhà độc đáo và trung thành của mình. Tiếng đồn về ông lão bán dầu quất thần đến tai cha xứ. Ông đến tận nhà để xem. Vừa vén bức màn gió để ngó vào buồng, ông đã giật mình, lùi lại, tay bất giác dưa lên làm dấu thánh.
- Bà nên bỏ bức tranh này đi kẻo bổn đạo hãi. - cha xứ khuyên cô Gái - Người ta nói đến tai tôi nhiều lắm.
Cô Gái ngoan đạo lần này đã ngoan cố không làm theo lời cha xứ. Ông lão bán dầu quất thần còn ở lâu trong ngôi nhà ông bà tôi, cho tới khi ngôi nhà bị dỡ đi, làm lại. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ông lão ghê gớm nọ dưới ánh sáng ban ngày. Mặt ông ta bệch ra, áo quần cũng bạc phếch, khắp người đầy những vết thủng lỗ chỗ không rõ do mọt đục hay gián nhấm. Bức tranh bị đốt đi trước sự hiện diện của mọi người trong xóm ba nhà. Mặt ông lão nhăn nhúm lại trong vẻ đau đớn và căm giận khi những lưỡi lửa liếm tới.
Tôi nói ông lão bán dầu quất thần là người gác nhà độc đáo vì trong làng tôi, luôn luôn xảy ra trộm đạo, không trừ cả nhà cha, vậy mà ngôi nhà không thể gọi là nghèo nàn của cô cháu tôi trộm chớ hề bén mảng. Bác Hai Thực quả quyết rằng các chú chích sợ ông lão bán dầu.