XIV
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Có chị Liễu lên ở cùng, cô tôi cho thợ sửa lại cái khung cửi từ lâu xếp xó. Trên cái khung cửi này bà tôi và các cô tôi đã ngồi dệt trong những năm xa xưa. Ngoài việc dệt vải ra, chị Liễu còn làm hàng xáo. Cô Gái đong thóc về, chị Liễu xay, hai chúng tôi giã, chị Liễu và cô Gái sàng sẩy, rồi đem ra chợ bán. Cô Gái không thích ai ngồi không trong ngôi nhà của bà. Thế vẫn chưa đủ, bà quyết định nuôi tằm.
- Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ - bà khuyến dụ chúng tôi - nhà mình bao nhiêu là dâu, bán cho người ta, rõ hoài, tơ thì lại đang có giá.
Ngôi nhà chúng tôi có một hàng rào bao quanh, trừ vài khóm tre lưu cữu còn toàn là dâu. Những người hàng bồ ít lời và cần mẫn quẩy những đôi bồ lớn có quây cót cho cao thêm lang thang trên đường làng, rẽ vào những nhà hẻo lánh nhất thậm chí chỉ có một hai cây dâu để mua lá. Không đáng trả tiền thì họ đổi kẹo mạch nha cho trẻ con, ấy thế mà đến khi ra khỏi làng họ đã có những gánh lá dâu nặng chĩu. Cô Gái thu tiền bán dâu, tiếc rẻ nhìn đống lá được trút vào bồ:
- Có điều, nuôi tằm bận như chăm con mọn, các cháu ạ. Cái Liễu thấy thế nào?
- Bận là mấy, ta cứ nuôi cô ạ!
Chị Liễu vui vẻ tán thưởng, như bất cứ lần nào cô Gái trao thêm việc cho chị.
Cô Gái mài mấy con dao bài cho thật sắc (bà mài dao tài nhất nhà) và rủa sạch những nong nia gác trên ránh. Những con sâu đen xì, bé tí tẹo và đầy lông lá, chui ra khỏi những lá trứng tròn vành vạnh trên giấy bản, chẳng mấy chốc đã trở thành những con tằm mịn màng, tròn lẳn. Chúng bò lổm ngổm, trèo cả lên nhau, tràn đầy những nia nhỏ rồi những nong lớn kê trên các giá cao ở nhà trên. Đứng bên ngoài những bức mành tre ngăn ruồi nhặng có thể nghe tiếng chúng ăn lá rào rào như một trận mưa xa.
Chị Liễu và tôi đều bận. Rời khung cửi là chị đi hái dâu, thái dâu, thay nia, thay nong. Tôi phụ chị. Công việc nhà làm tôi hiếm có thời giờ để đi câu với anh Cu Nhớn. Ngôi nhà cô cháu tôi đã đỡ vắng vẻ khi có chị Liễu, nhưng lòng tôi vẫn hướng sang nhà bác Hai Thực ở đó bao giờ cũng vui vẻ hơn, vô tư lự hơn. ở nhà chúng tôi, cô Gái luôn kêu ca về chuyện thóc cao gạo kém. Những lời kêu ca của bà làm chị Liễu suy nghĩ. Chị chỉ biết đáp lại bằng cách ăn ít đi và làm nhiều thêm.
Rồi tằm chín. Chúng thôi không ăn lá dâu nữa, mình chúng đỏ dần, một màu đỏ trong trẻo pha ánh vàng rất đẹp. Từ miệng chúng những sợi tơ đầu tiên rớt ra, dính vào nong. Cô Gái và chị Liễu tất bật dựng những giá tre nhồi rơm ở ngoài sân, nhặt những con tằm chín bỏ lên đó. Thoạt đầu, những con tằm cất cao đầu lắc lư như say rượu, sau đó chúng múa đầu theo một nhịp đều đặn qua phải rồi qua trái để nhả tơ đan kén. Tơ càng trút ra ngoài được nhiều bao nhiêu thì tằm càng bớt ì ạch bấy nhiêu, thân nó trở nên thanh thoát hơn, cử chỉ cũng nhanh nhẹn hơn. Những con tằm chín yếu ớt không chịu làm kén bị cô Gái nhặt riêng ra, bỏ vào xanh đem rán.
- ăn giống này nhẹ mình, đỡ nhức đầu - cô Gái giảng giải - Nhưng nhớ phải để cho nó là hết cứt đã. Cứt nó độc.
Những con tằm dai ngoạch vì bó tơ không nhả ra được của chúng. Tôi lén cô Gái nhả bã cho con Mực. Con Mướp chê, không thèm ăn.
Không bằng lòng với giá trả của các lái tơ đi mua gom, cô tôi và chị Liễu đội tơ nhà làm ra đi bán mãi chợ Lương, một trong hai chợ nổi tiếng của đất Nam Định: "chợ Cồn muối trắng, chợ Lương tơ vàng". Tôi cũng được đi theo cô Gái, chẳng gì tôi cũng đã góp tay vào việc làm ra những bó tơ đựng trong cái thúng lớn trên đầu chị Liễu.
Chợ Lương là một chợ tôi chưa từng gặp ở bất cứ đâu. Cả khu chợ rộng cả chục mẫu đất (mẫu ta) vàng óng lên một màu tơ và kén. Màu vàng rộm của những kiếp tằm viên mãn trùm lên tất cả, át hết tất cả, nhuộm lên tất cả chung quanh, làm cho những cô gái bán tơ ngồi san sát thành từng dãy giữa đám mây màu vàng tươi óng ả bồng bềnh đó tự nhiên phảng phất một cái gì của cổ tích. Cũng là chợ, nhưng ở đây người ta mua bán từ tốn, ăn nói nhỏ nhẹ. Mọi sự khúc mắc ở đây thường chỉ do cái cân. Người mua cân đi người bán cân lại, chưa đủ tin nhau thì người ta mượn cân của hàng bên để tìm một chân lý trung bình có thể chấp nhận được cho cả hai. Không mấy ai cãi vã về phẩm chất tơ. Vào thời ấy vùng tôi chỉ có một giống tằm và chúng nhả ra những sợi tơ cùng loại.
Cô Gái mua cho chị Liễu một số vuông lụa đủ may áo cánh. Chị Liễu cặm cụi mấy ngày liền khâu chiếc áo đẹp của mình. Chị tôi khéo tay, chiếc áo vừa như in. Nhưng khâu xong, chị không mặc mà xếp lại ngay ngắn vào trong thúng quần áo của chị.
- Sao chị lại cất đi? - tôi hỏi.
- Tôi để dành. - chị đáp.
- Để dành làm gì? - tôi gặng.
Mặt chị Liễu của tôi vụt đỏ nhừ. Đôi mắt tươi rói, long lanh, chị ghé sát vào tai tôi:
- Bao giờ đi lấy chồng, tôi mới mặc, chú ạ.
Chị Liễu ngồi vào khung cửi, hai tay đều đặn ném con thoi qua lại. Con chim gỗ gật gù trên đầu chị. Tôi hình dung chị sẽ dệt vải ở một nhà khác, một nhà xa lạ, không phải nhà chị mà cũng chẳng phải nhà họ hàng thân thích, gọi là nhà chồng.
Từ ngày chị Liễu về ở với cô Gái, chị xinh hẳn ra. Mỗi khi đi lễ với chị, từ trong nhà thờ bước ra, tôi bắt gặp nhiều cái nhìn ngưỡng mộ và trìu mến hướng về chị em tôi, tức là phía chị. Cô Gái không bằng lòng những cái nhìn như thế. Cô cho rằng lỗi tại chị Liễu.
- Đi đứng, nhìn ngó phải đoan trang - cô lạnh lùng.nhắc chị - Con gái con đứa, nhớn rồi, phải biết giữ ý tứ. ở với tao, phải giữ phép nhà, không được buông tuồng, bả lả.
Chị Liễu rơm rớm nước mắt. Đôi mắt bồ câu cụp xuống trên gương mặt bầu bĩnh, trắng hồng. Tôi cho rằng cô Gái mắng oan chị. Chị không hề luông tuồng, bả lả, còn như đi đứng thì không thể nào đoan trang hơn nữa - mặt chị nghiêm nghị và thành kính, như thể chị vẫn tiếp tục cầu nguyện sau buổi lễ.
Hôm sau, chị ra đường với bộ quần áo bạc màu, xấu xí. Chị tưởng làm như vậy thì đẹp lòng cô Gái, nhưng không phải. Cô lại mắng:
- Con gái lớn phải ăn vận gọn gàng, sạch sẽ, mặt mũi phải tươi như đóa hoa. ăn vận lôi thôi lếch thếch, mặt đánh chữ nãi, lúc nào cũng khó đăm đăm thì có ma nó nhìn.
Gặp dịp lễ trọng, cô Gái bắt chị Liễu mặc diện để đi với cô. Bộ diện nhất của chị là tấm áo tứ thân bên ngoài áo lụa mỡ gà và dải thắt lưng màu hoa lý. Miếng trầu làm môi chị thêm tươi và má chị thêm hồng. Cô Gái hài lòng. - Cháu rồi chỉ ở với cô vài năm thôi, còn đi lấy chồng chứ. - cô Gái nói, giọng tự nhiên bồi hồi - ở với cô, cô lắm lúc cũng hay mắng mỏ, là tại cô thương cháu. Có bắt ne bắt nét cũng là muốn cho cháu nên người, chứ chẳng phải cô ác nghiệt. Cô có phải là người ác nghiệt không nào?
- Thưa cô, không ạ - mặt đỏ bừng, chị Liễu lí nhí.
- Vậy cho nên đừng có giận cô.
- Thưa cô, vâng ạ.
Chị Phương bằng tuổi chị Liễu, nhưng gầy đét và dài ngoẵng. Khác với chị Liễu, chị hoàn toàn không nghĩ tới chuyện lấy chồng.
- Cô Liễu ạ, tôi tính xin phép thày mẹ tôi, tôi đi tu. - chị thỏ thẻ bàn với chị Liễu
- Hôm gặp Bà Nhất trong nhà mụ, tôi đã ướm hỏi. Bà bảo: "Kẻ dốc lòng thờ phượng Chúa thì sẽ được Chúa nhận vào lòng".
Chị Liễu nín lặng. Nín lặng là không tán thành, nhưng cũng không phải là phản đối. Phản đối việc đi tu để dốc lòng thờ phượng Chúa thì chẳng ai dám.
- ở nhà mụ rỗi rãi phần hồn, mà phần xác cũng đỡ vất vả - chị Phương lập luận - Các cô mụ cũng phải đi làm đồng, nhưng làm gọi là thôi. Ruộng nhà mụ, ruộng nhà xứ phát canh cho cấy rẽ cũng khối của rồi. Các cô mụ làm nửa ngày, nửa ngày cầu nguyện, mưa chẳng tới mặt, nắng chẳng tới đầu, còn đi lấy chồng ấy à... Tôi ngẫm chưa có ai đi lấy chồng mà sướng, cô ạ.
- Em tính, thà cứ ở vậy trọn đời đồng trinh như cô Gái còn hơn. Chứ ở nhà mụ dễ chịu thật, nhưng chẳng sao bằng ở nhà mình.
- Giá tôi được như cô thì tôi cũng đi lấy chồng, đàng này mình xấu như ma, gầy như que củi...
- Làm lụng vất vả quá thì nó thế. - chị Liễu an ủi - Nhàn rỗi là béo ra liền.
- Cô cũng quần quật cả ngày đấy thây, mà có gầy đâu.
- Tại em ăn nhiều cám đấy. Thày em bảo cám bổ lắm. Có dạo mẹ em cho chúng em ăn cứ một bữa cơm lại một bữa cám.
Chị Phương trở nên tư lự:
- Có dễ tại tôi ăn nhiều hạt sản quá. Người ta bảo hạt sản độc.
Hai bà chị vừa sàng gạo vừa tâm sự. Tôi nằm trên ổ rơm gần đấy. Câu chuyện của họ lọt đến tai tôi cùng với tiếng gạo rơi rào rào xuống nia.
- Dễ vậy thật. Cám tốt hơn nhiều. Bây giờ thỉnh thoảng em vẫn ăn cám đấy, chị ạ.
- Nhà cô Gái có bao giờ ăn cám.
- Em làm cám sạch, thỉnh thoảng nấu cho lợn, em bớt ra một bát.
- Cô Gái biết thì chết.
- Em giấu cô.
Tôi bàng hoàng. Lại một bí mật trong ngôi nhà lọt đến tai tôi. Cô Gái của tôi thật quá đáng. Bà đong gạo riết róng, bữa cơm lại tự tay xới từng bát cho chúng tôi. Tôi được ăn no, nhưng chị tôi giữ ý, nên bị đói.
Sáng hôm sau, tôi rủ rỉ với chị Liễu:
- Chị đừng đi tu, chị ạ.
Chị Liễu trố mắt nhìn tôi.
- Chú nói gì vậy?
- Em nghe thấy hết rồi. Chị đừng có nghe chị Phương đi tu, chị nhá. Chị đi lấy chồng rồi em đến em ở với chị, em nói thật đấy.
- Tối qua chú nghe trộm hả?
- Em nằm em nghe thấy hết. Nghe trộm đâu mà nghe trộm.
- Đừng nói gì với cô Gái nhá! Cô biết tôi ăn cám phần lợn cô mắng đấy.
Thì ra chị Liễu sợ tôi nói lộ ra chuyện chị ăn vụng cám lợn. Tôi thì lại nghĩ rằng chị sợ cô biết chị Phương rủ rê chị đi tu.
Chị Phương định đi tu thật. ýđịnh của chị làm cho cả hai bác tôi buồn. Chị đi tu, nhà bác Hai Thực sẽ thiếu một người làm, lại là người làm chính. Chị gầy còm, nhưng không việc gì trong nhà không đến tay chị. Thậm chí giậm lại cái mái nhà là việc của đàn ông, nhưng khi bác Hai Thực không làm việc đó thì chị làm. Tôi đã nói, với mấy chục vó tép, chị Phương kiếm thức ăn cho cả nhà (tất nhiên, những xâu cá của anh Cu Nhớn cũng là phần quan trọng), nhưng việc trong một gia đình bao giờ cũng là trăm thứ ba dằn, thứ gì cũng cần đến bàn tay chị Phương. Ba ông anh lớn đã lên tỉnh làm ăn, nhưng không được trời chiều, họ chỉ đủ nuôi miệng, thỉnh thoảng mới gửi về nhà chút ít gọi là quà.
- Em không hiểu tại sao con cái Phương nhà em lại muốn vào nhà mụ? - bác Hai Thực gái phàn nàn với các bà chị nhà chồng? - Thày nó với em quặt quẹo luôn, không có nó rồi thì biết xoay xở thế nào? Các chị khuyên cháu cho em một tiếng.
Cô Oanh ngẫm nghĩ rồi thở dài:
- Biết khuyên nó thế nào, thím? Bên chú thím kể cũng bấn thật, nhưng nó nghĩ thế cũng chẳng phải quấy. Ai chẳng muốn giốc lòng thờ phượng Chúa? Mà kể ra họ nhà mình có một người vào ở nhà mụ, hoặc làm cha để cầu nguyện cho cả họ cũng rất nên.
Cô Gái hừm một tiếng:
- Thím chớ can ngăn cái Phương. Mọi sự là do Chúa sắp đặt Chúa muốn thế thì nó mới ra thế. Cái Phương rồi nên Bà Nhất ở làng này thì chỉ có đẹp mặt cả họ thôi.
Bác Hai Thực gái sụt sịt khóc. Cô Nhung không dám nói gì. Cô là người lép vế trong nhà ông em trai, lép vế trong cả chi họ, cô thường im lặng, hoặc nói sau một câu tán thành. Bác Hai Thực giai tảng lờ như không biết đến sự kiện đang làm cho cả nhà quan tâm. Nhưng bác ít nói hẳn đi và hút thuốc lào nhiều hơn.
Cô Gái nhiệt tình với việc chị Phương đi tư hơn cả. Trong cả chi họ không có ai đi tu, đối với bà đó là một thiếu sót, gần như một khuyết điểm. Bà đã xúi giục cô Mỹ, em gái của bà và chị gái của bố tôi, cho hai con trai đi học trường Trung Linh. Nhưng hai anh tôi mải đá bóng quá nên không thấy cái tiền đồ làm cha hấp dẫn, họ bỏ học nửa chừng. Mà trường Trung Linh là một tiểu chủng viện không ngặt nghèo lắm. Người nào theo được thì lên đại chủng viện, thi bảy chức thánh, người nào giữa đường đứt gánh thì thôi. Với tôi, cô Gái cũng không phải là không có chút kỳ vọng cho tôi học làm cha, nhất là sau khi tôi đi thi kinh được đỗ loại đầu của xứ dạo. Bà nói xa nói gần để dụ dỗ tôi, nhưng tôi chẳng hiểu cho bà điều bà muốn, thêm nữa cái tính ngỗ nghịch của tôi ngày một bộc lộ dần dà bà cũng không còn nghĩ tới cái tương lai làm cha của tôi nữa.
Tôi không hiểu cô Gái. Tôi dã thấy những bà mẹ có con đỗ cha ở trong làng. Khi người con trở về với chiếc áo chùng thâm tượng trưng cho bảy chức thánh của con đường tu hành, người mẹ khép nép "Xin phép lạy cha..." Họ đã xưng hô đúng như vậy đấy, người mẹ đối với đứa con do mình đẻ ra. Nhưng rồi chị Phương không đi tu. Những giọt nước mất của bác Hai Thực gái đã ngăn chị.
Tôi hỏi Bà Nhất, bà bảo rằng đã vào nhà mụ thời không thể về nhà luôn luôn được. - chị Phương thủ thỉ với chị Liễu - Tôi vào nhà mụ, cô ạ, thì nhẹ phần mình thật, nhưng suy đi tính lại tôi thương thầy mẹ tôi...
- Chị vào nhà mụ đúng là hai bác chẳng biết trông cậy vào ai.
- ấy vậy cho nên tôi mới thôi.
- Giá chị lấy chồng, mà lại là chồng ở rể thì hai bác thích lắm.
- Ma nó lấy tôi. Tôi cũng chẳng thích lấy chồng. Chồng tôi chả thiết, nhưng giá có đứa con để mà trông nom rửa ráy cho nó, cho nó ăn, thấy nó lớn, cũng hay... Lấy chồng thì mình rồi cũng có nhà cửa của mình, tay hòm chìa khóa, tự quyền mình... muốn gì làm nấy. Tôi sẽ trồng thật nhiều cam, quít, nhãn, bưởi...
- Na nữa, chị ạ.
- ừ na nữa, mà phải xin được giống na dai mới ngon.
- Mít nữa.
- Cả mít, mùa nào thức ấy. Nhưng tôi không thích giống mít mật. ăn nhẽo nhèo.
- Cũng phải có, già rồi rụng hết răng, ăn mít dai không được nữa, lúc ấy mới thấy mít mật ngon. Trồng càng nhiều thứ càng tốt.
- Còn phải tùy cái vườn rộng hay là hẹp. Tôi sẽ nuôi gà, thật nhiều gà. Tôi không thích nuôi lợn.
- Em cũng vậy, nuôi lợn vất vả lắm. à, chị ăn cháo cám nhá?
- Cô biết thì chết.
- Cô đi chầu lượt rồi.
Hai chị tôi ăn cháo cám. ăn xong chị Liễu băm bèo, thái thân chuối bỏ vào nồi cháo cám ấy làm thành thức ăn cho lợn.
Tôi lăn ra ngủ, không nghe tiếp những câu chuyện nhạt phèo nhảy từ đề tài này sang đề tài khác của hai chị. Chẳng bao giờ hai người nói với nhau được chuyện gì thú vị hơn.
Chị Phương rồi cũng chẳng đi lấy chồng. Chị ở trọn đời đồng trinh.
Họ nhà tôi thêm được một bà cô.
Có chị Liễu lên ở cùng, cô tôi cho thợ sửa lại cái khung cửi từ lâu xếp xó. Trên cái khung cửi này bà tôi và các cô tôi đã ngồi dệt trong những năm xa xưa. Ngoài việc dệt vải ra, chị Liễu còn làm hàng xáo. Cô Gái đong thóc về, chị Liễu xay, hai chúng tôi giã, chị Liễu và cô Gái sàng sẩy, rồi đem ra chợ bán. Cô Gái không thích ai ngồi không trong ngôi nhà của bà. Thế vẫn chưa đủ, bà quyết định nuôi tằm.
- Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ - bà khuyến dụ chúng tôi - nhà mình bao nhiêu là dâu, bán cho người ta, rõ hoài, tơ thì lại đang có giá.
Ngôi nhà chúng tôi có một hàng rào bao quanh, trừ vài khóm tre lưu cữu còn toàn là dâu. Những người hàng bồ ít lời và cần mẫn quẩy những đôi bồ lớn có quây cót cho cao thêm lang thang trên đường làng, rẽ vào những nhà hẻo lánh nhất thậm chí chỉ có một hai cây dâu để mua lá. Không đáng trả tiền thì họ đổi kẹo mạch nha cho trẻ con, ấy thế mà đến khi ra khỏi làng họ đã có những gánh lá dâu nặng chĩu. Cô Gái thu tiền bán dâu, tiếc rẻ nhìn đống lá được trút vào bồ:
- Có điều, nuôi tằm bận như chăm con mọn, các cháu ạ. Cái Liễu thấy thế nào?
- Bận là mấy, ta cứ nuôi cô ạ!
Chị Liễu vui vẻ tán thưởng, như bất cứ lần nào cô Gái trao thêm việc cho chị.
Cô Gái mài mấy con dao bài cho thật sắc (bà mài dao tài nhất nhà) và rủa sạch những nong nia gác trên ránh. Những con sâu đen xì, bé tí tẹo và đầy lông lá, chui ra khỏi những lá trứng tròn vành vạnh trên giấy bản, chẳng mấy chốc đã trở thành những con tằm mịn màng, tròn lẳn. Chúng bò lổm ngổm, trèo cả lên nhau, tràn đầy những nia nhỏ rồi những nong lớn kê trên các giá cao ở nhà trên. Đứng bên ngoài những bức mành tre ngăn ruồi nhặng có thể nghe tiếng chúng ăn lá rào rào như một trận mưa xa.
Chị Liễu và tôi đều bận. Rời khung cửi là chị đi hái dâu, thái dâu, thay nia, thay nong. Tôi phụ chị. Công việc nhà làm tôi hiếm có thời giờ để đi câu với anh Cu Nhớn. Ngôi nhà cô cháu tôi đã đỡ vắng vẻ khi có chị Liễu, nhưng lòng tôi vẫn hướng sang nhà bác Hai Thực ở đó bao giờ cũng vui vẻ hơn, vô tư lự hơn. ở nhà chúng tôi, cô Gái luôn kêu ca về chuyện thóc cao gạo kém. Những lời kêu ca của bà làm chị Liễu suy nghĩ. Chị chỉ biết đáp lại bằng cách ăn ít đi và làm nhiều thêm.
Rồi tằm chín. Chúng thôi không ăn lá dâu nữa, mình chúng đỏ dần, một màu đỏ trong trẻo pha ánh vàng rất đẹp. Từ miệng chúng những sợi tơ đầu tiên rớt ra, dính vào nong. Cô Gái và chị Liễu tất bật dựng những giá tre nhồi rơm ở ngoài sân, nhặt những con tằm chín bỏ lên đó. Thoạt đầu, những con tằm cất cao đầu lắc lư như say rượu, sau đó chúng múa đầu theo một nhịp đều đặn qua phải rồi qua trái để nhả tơ đan kén. Tơ càng trút ra ngoài được nhiều bao nhiêu thì tằm càng bớt ì ạch bấy nhiêu, thân nó trở nên thanh thoát hơn, cử chỉ cũng nhanh nhẹn hơn. Những con tằm chín yếu ớt không chịu làm kén bị cô Gái nhặt riêng ra, bỏ vào xanh đem rán.
- ăn giống này nhẹ mình, đỡ nhức đầu - cô Gái giảng giải - Nhưng nhớ phải để cho nó là hết cứt đã. Cứt nó độc.
Những con tằm dai ngoạch vì bó tơ không nhả ra được của chúng. Tôi lén cô Gái nhả bã cho con Mực. Con Mướp chê, không thèm ăn.
Không bằng lòng với giá trả của các lái tơ đi mua gom, cô tôi và chị Liễu đội tơ nhà làm ra đi bán mãi chợ Lương, một trong hai chợ nổi tiếng của đất Nam Định: "chợ Cồn muối trắng, chợ Lương tơ vàng". Tôi cũng được đi theo cô Gái, chẳng gì tôi cũng đã góp tay vào việc làm ra những bó tơ đựng trong cái thúng lớn trên đầu chị Liễu.
Chợ Lương là một chợ tôi chưa từng gặp ở bất cứ đâu. Cả khu chợ rộng cả chục mẫu đất (mẫu ta) vàng óng lên một màu tơ và kén. Màu vàng rộm của những kiếp tằm viên mãn trùm lên tất cả, át hết tất cả, nhuộm lên tất cả chung quanh, làm cho những cô gái bán tơ ngồi san sát thành từng dãy giữa đám mây màu vàng tươi óng ả bồng bềnh đó tự nhiên phảng phất một cái gì của cổ tích. Cũng là chợ, nhưng ở đây người ta mua bán từ tốn, ăn nói nhỏ nhẹ. Mọi sự khúc mắc ở đây thường chỉ do cái cân. Người mua cân đi người bán cân lại, chưa đủ tin nhau thì người ta mượn cân của hàng bên để tìm một chân lý trung bình có thể chấp nhận được cho cả hai. Không mấy ai cãi vã về phẩm chất tơ. Vào thời ấy vùng tôi chỉ có một giống tằm và chúng nhả ra những sợi tơ cùng loại.
Cô Gái mua cho chị Liễu một số vuông lụa đủ may áo cánh. Chị Liễu cặm cụi mấy ngày liền khâu chiếc áo đẹp của mình. Chị tôi khéo tay, chiếc áo vừa như in. Nhưng khâu xong, chị không mặc mà xếp lại ngay ngắn vào trong thúng quần áo của chị.
- Sao chị lại cất đi? - tôi hỏi.
- Tôi để dành. - chị đáp.
- Để dành làm gì? - tôi gặng.
Mặt chị Liễu của tôi vụt đỏ nhừ. Đôi mắt tươi rói, long lanh, chị ghé sát vào tai tôi:
- Bao giờ đi lấy chồng, tôi mới mặc, chú ạ.
Chị Liễu ngồi vào khung cửi, hai tay đều đặn ném con thoi qua lại. Con chim gỗ gật gù trên đầu chị. Tôi hình dung chị sẽ dệt vải ở một nhà khác, một nhà xa lạ, không phải nhà chị mà cũng chẳng phải nhà họ hàng thân thích, gọi là nhà chồng.
Từ ngày chị Liễu về ở với cô Gái, chị xinh hẳn ra. Mỗi khi đi lễ với chị, từ trong nhà thờ bước ra, tôi bắt gặp nhiều cái nhìn ngưỡng mộ và trìu mến hướng về chị em tôi, tức là phía chị. Cô Gái không bằng lòng những cái nhìn như thế. Cô cho rằng lỗi tại chị Liễu.
- Đi đứng, nhìn ngó phải đoan trang - cô lạnh lùng.nhắc chị - Con gái con đứa, nhớn rồi, phải biết giữ ý tứ. ở với tao, phải giữ phép nhà, không được buông tuồng, bả lả.
Chị Liễu rơm rớm nước mắt. Đôi mắt bồ câu cụp xuống trên gương mặt bầu bĩnh, trắng hồng. Tôi cho rằng cô Gái mắng oan chị. Chị không hề luông tuồng, bả lả, còn như đi đứng thì không thể nào đoan trang hơn nữa - mặt chị nghiêm nghị và thành kính, như thể chị vẫn tiếp tục cầu nguyện sau buổi lễ.
Hôm sau, chị ra đường với bộ quần áo bạc màu, xấu xí. Chị tưởng làm như vậy thì đẹp lòng cô Gái, nhưng không phải. Cô lại mắng:
- Con gái lớn phải ăn vận gọn gàng, sạch sẽ, mặt mũi phải tươi như đóa hoa. ăn vận lôi thôi lếch thếch, mặt đánh chữ nãi, lúc nào cũng khó đăm đăm thì có ma nó nhìn.
Gặp dịp lễ trọng, cô Gái bắt chị Liễu mặc diện để đi với cô. Bộ diện nhất của chị là tấm áo tứ thân bên ngoài áo lụa mỡ gà và dải thắt lưng màu hoa lý. Miếng trầu làm môi chị thêm tươi và má chị thêm hồng. Cô Gái hài lòng. - Cháu rồi chỉ ở với cô vài năm thôi, còn đi lấy chồng chứ. - cô Gái nói, giọng tự nhiên bồi hồi - ở với cô, cô lắm lúc cũng hay mắng mỏ, là tại cô thương cháu. Có bắt ne bắt nét cũng là muốn cho cháu nên người, chứ chẳng phải cô ác nghiệt. Cô có phải là người ác nghiệt không nào?
- Thưa cô, không ạ - mặt đỏ bừng, chị Liễu lí nhí.
- Vậy cho nên đừng có giận cô.
- Thưa cô, vâng ạ.
Chị Phương bằng tuổi chị Liễu, nhưng gầy đét và dài ngoẵng. Khác với chị Liễu, chị hoàn toàn không nghĩ tới chuyện lấy chồng.
- Cô Liễu ạ, tôi tính xin phép thày mẹ tôi, tôi đi tu. - chị thỏ thẻ bàn với chị Liễu
- Hôm gặp Bà Nhất trong nhà mụ, tôi đã ướm hỏi. Bà bảo: "Kẻ dốc lòng thờ phượng Chúa thì sẽ được Chúa nhận vào lòng".
Chị Liễu nín lặng. Nín lặng là không tán thành, nhưng cũng không phải là phản đối. Phản đối việc đi tu để dốc lòng thờ phượng Chúa thì chẳng ai dám.
- ở nhà mụ rỗi rãi phần hồn, mà phần xác cũng đỡ vất vả - chị Phương lập luận - Các cô mụ cũng phải đi làm đồng, nhưng làm gọi là thôi. Ruộng nhà mụ, ruộng nhà xứ phát canh cho cấy rẽ cũng khối của rồi. Các cô mụ làm nửa ngày, nửa ngày cầu nguyện, mưa chẳng tới mặt, nắng chẳng tới đầu, còn đi lấy chồng ấy à... Tôi ngẫm chưa có ai đi lấy chồng mà sướng, cô ạ.
- Em tính, thà cứ ở vậy trọn đời đồng trinh như cô Gái còn hơn. Chứ ở nhà mụ dễ chịu thật, nhưng chẳng sao bằng ở nhà mình.
- Giá tôi được như cô thì tôi cũng đi lấy chồng, đàng này mình xấu như ma, gầy như que củi...
- Làm lụng vất vả quá thì nó thế. - chị Liễu an ủi - Nhàn rỗi là béo ra liền.
- Cô cũng quần quật cả ngày đấy thây, mà có gầy đâu.
- Tại em ăn nhiều cám đấy. Thày em bảo cám bổ lắm. Có dạo mẹ em cho chúng em ăn cứ một bữa cơm lại một bữa cám.
Chị Phương trở nên tư lự:
- Có dễ tại tôi ăn nhiều hạt sản quá. Người ta bảo hạt sản độc.
Hai bà chị vừa sàng gạo vừa tâm sự. Tôi nằm trên ổ rơm gần đấy. Câu chuyện của họ lọt đến tai tôi cùng với tiếng gạo rơi rào rào xuống nia.
- Dễ vậy thật. Cám tốt hơn nhiều. Bây giờ thỉnh thoảng em vẫn ăn cám đấy, chị ạ.
- Nhà cô Gái có bao giờ ăn cám.
- Em làm cám sạch, thỉnh thoảng nấu cho lợn, em bớt ra một bát.
- Cô Gái biết thì chết.
- Em giấu cô.
Tôi bàng hoàng. Lại một bí mật trong ngôi nhà lọt đến tai tôi. Cô Gái của tôi thật quá đáng. Bà đong gạo riết róng, bữa cơm lại tự tay xới từng bát cho chúng tôi. Tôi được ăn no, nhưng chị tôi giữ ý, nên bị đói.
Sáng hôm sau, tôi rủ rỉ với chị Liễu:
- Chị đừng đi tu, chị ạ.
Chị Liễu trố mắt nhìn tôi.
- Chú nói gì vậy?
- Em nghe thấy hết rồi. Chị đừng có nghe chị Phương đi tu, chị nhá. Chị đi lấy chồng rồi em đến em ở với chị, em nói thật đấy.
- Tối qua chú nghe trộm hả?
- Em nằm em nghe thấy hết. Nghe trộm đâu mà nghe trộm.
- Đừng nói gì với cô Gái nhá! Cô biết tôi ăn cám phần lợn cô mắng đấy.
Thì ra chị Liễu sợ tôi nói lộ ra chuyện chị ăn vụng cám lợn. Tôi thì lại nghĩ rằng chị sợ cô biết chị Phương rủ rê chị đi tu.
Chị Phương định đi tu thật. ýđịnh của chị làm cho cả hai bác tôi buồn. Chị đi tu, nhà bác Hai Thực sẽ thiếu một người làm, lại là người làm chính. Chị gầy còm, nhưng không việc gì trong nhà không đến tay chị. Thậm chí giậm lại cái mái nhà là việc của đàn ông, nhưng khi bác Hai Thực không làm việc đó thì chị làm. Tôi đã nói, với mấy chục vó tép, chị Phương kiếm thức ăn cho cả nhà (tất nhiên, những xâu cá của anh Cu Nhớn cũng là phần quan trọng), nhưng việc trong một gia đình bao giờ cũng là trăm thứ ba dằn, thứ gì cũng cần đến bàn tay chị Phương. Ba ông anh lớn đã lên tỉnh làm ăn, nhưng không được trời chiều, họ chỉ đủ nuôi miệng, thỉnh thoảng mới gửi về nhà chút ít gọi là quà.
- Em không hiểu tại sao con cái Phương nhà em lại muốn vào nhà mụ? - bác Hai Thực gái phàn nàn với các bà chị nhà chồng? - Thày nó với em quặt quẹo luôn, không có nó rồi thì biết xoay xở thế nào? Các chị khuyên cháu cho em một tiếng.
Cô Oanh ngẫm nghĩ rồi thở dài:
- Biết khuyên nó thế nào, thím? Bên chú thím kể cũng bấn thật, nhưng nó nghĩ thế cũng chẳng phải quấy. Ai chẳng muốn giốc lòng thờ phượng Chúa? Mà kể ra họ nhà mình có một người vào ở nhà mụ, hoặc làm cha để cầu nguyện cho cả họ cũng rất nên.
Cô Gái hừm một tiếng:
- Thím chớ can ngăn cái Phương. Mọi sự là do Chúa sắp đặt Chúa muốn thế thì nó mới ra thế. Cái Phương rồi nên Bà Nhất ở làng này thì chỉ có đẹp mặt cả họ thôi.
Bác Hai Thực gái sụt sịt khóc. Cô Nhung không dám nói gì. Cô là người lép vế trong nhà ông em trai, lép vế trong cả chi họ, cô thường im lặng, hoặc nói sau một câu tán thành. Bác Hai Thực giai tảng lờ như không biết đến sự kiện đang làm cho cả nhà quan tâm. Nhưng bác ít nói hẳn đi và hút thuốc lào nhiều hơn.
Cô Gái nhiệt tình với việc chị Phương đi tư hơn cả. Trong cả chi họ không có ai đi tu, đối với bà đó là một thiếu sót, gần như một khuyết điểm. Bà đã xúi giục cô Mỹ, em gái của bà và chị gái của bố tôi, cho hai con trai đi học trường Trung Linh. Nhưng hai anh tôi mải đá bóng quá nên không thấy cái tiền đồ làm cha hấp dẫn, họ bỏ học nửa chừng. Mà trường Trung Linh là một tiểu chủng viện không ngặt nghèo lắm. Người nào theo được thì lên đại chủng viện, thi bảy chức thánh, người nào giữa đường đứt gánh thì thôi. Với tôi, cô Gái cũng không phải là không có chút kỳ vọng cho tôi học làm cha, nhất là sau khi tôi đi thi kinh được đỗ loại đầu của xứ dạo. Bà nói xa nói gần để dụ dỗ tôi, nhưng tôi chẳng hiểu cho bà điều bà muốn, thêm nữa cái tính ngỗ nghịch của tôi ngày một bộc lộ dần dà bà cũng không còn nghĩ tới cái tương lai làm cha của tôi nữa.
Tôi không hiểu cô Gái. Tôi dã thấy những bà mẹ có con đỗ cha ở trong làng. Khi người con trở về với chiếc áo chùng thâm tượng trưng cho bảy chức thánh của con đường tu hành, người mẹ khép nép "Xin phép lạy cha..." Họ đã xưng hô đúng như vậy đấy, người mẹ đối với đứa con do mình đẻ ra. Nhưng rồi chị Phương không đi tu. Những giọt nước mất của bác Hai Thực gái đã ngăn chị.
Tôi hỏi Bà Nhất, bà bảo rằng đã vào nhà mụ thời không thể về nhà luôn luôn được. - chị Phương thủ thỉ với chị Liễu - Tôi vào nhà mụ, cô ạ, thì nhẹ phần mình thật, nhưng suy đi tính lại tôi thương thầy mẹ tôi...
- Chị vào nhà mụ đúng là hai bác chẳng biết trông cậy vào ai.
- ấy vậy cho nên tôi mới thôi.
- Giá chị lấy chồng, mà lại là chồng ở rể thì hai bác thích lắm.
- Ma nó lấy tôi. Tôi cũng chẳng thích lấy chồng. Chồng tôi chả thiết, nhưng giá có đứa con để mà trông nom rửa ráy cho nó, cho nó ăn, thấy nó lớn, cũng hay... Lấy chồng thì mình rồi cũng có nhà cửa của mình, tay hòm chìa khóa, tự quyền mình... muốn gì làm nấy. Tôi sẽ trồng thật nhiều cam, quít, nhãn, bưởi...
- Na nữa, chị ạ.
- ừ na nữa, mà phải xin được giống na dai mới ngon.
- Mít nữa.
- Cả mít, mùa nào thức ấy. Nhưng tôi không thích giống mít mật. ăn nhẽo nhèo.
- Cũng phải có, già rồi rụng hết răng, ăn mít dai không được nữa, lúc ấy mới thấy mít mật ngon. Trồng càng nhiều thứ càng tốt.
- Còn phải tùy cái vườn rộng hay là hẹp. Tôi sẽ nuôi gà, thật nhiều gà. Tôi không thích nuôi lợn.
- Em cũng vậy, nuôi lợn vất vả lắm. à, chị ăn cháo cám nhá?
- Cô biết thì chết.
- Cô đi chầu lượt rồi.
Hai chị tôi ăn cháo cám. ăn xong chị Liễu băm bèo, thái thân chuối bỏ vào nồi cháo cám ấy làm thành thức ăn cho lợn.
Tôi lăn ra ngủ, không nghe tiếp những câu chuyện nhạt phèo nhảy từ đề tài này sang đề tài khác của hai chị. Chẳng bao giờ hai người nói với nhau được chuyện gì thú vị hơn.
Chị Phương rồi cũng chẳng đi lấy chồng. Chị ở trọn đời đồng trinh.
Họ nhà tôi thêm được một bà cô.