VII
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Làng tôi theo đạo Thiên Chúa, hay đạo Ki tô theo cách gọi bây giờ. Cả làng theo đạo này, không trừ nhà nào, nên gọi là làng toàn tòng công giáo, để phân biệt với những làng mà dân lương dân giáo ở lẫn lộn gọi là xôi đỗ. Người làng tôi gọi làng mình là toàn tòng với vẻ hãnh diện. Người ta kể lại rằng vào đời cụ tôi, tức là khoảng nửa đầu thế kỷ thứ Mười Chín, vùng đất này đã chứng kiến cuộc tranh chấp dữ dội giữa hai thứ đạo: Thiên Chúa giáo và lương. Lương là từ chung chỉ cả người theo đạo Phật lẫn người chỉ biết thờ cúng tổ tiên. Khẩu mút-cơ-tông và hệ thống hành chính do thực dân Pháp lập nên đã giúp Thiên Chúa giáo thắng. Các nhà thờ gô-tích mọc lên như nấm trên châu thổ sông Hồng. Những kẻ chiến bại dè bỉu gọi những kẻ theo đạo là bọn "đi đạo kiếm gạo mà ăn".
Trong một làng, những sự kiện lịch sử bao giờ cũng nhuốm màu truyền thuyết, còn những truyền thuyết thì lại tìm sự minh chứng cho tính hiện hữu của nó nơi các sự kiện lịch sử. Cũng theo các cụ già khọm trong làng kể lại thì cho tới đời ông tôi làng mới trở thành toàn tòng. Số đông người nhất định không chịu thỏa hiệp với tôn giáo mới lần lượt bỏ làng ra đi. Số yếu lòng ở lại, chịu theo đạo. Tuy nhiên, trong làng vẫn cứ còn Văn Chỉ, tức là miếu thờ Khổng Tử. Khi các bậc chức sắc tôn giáo đòi san bằng Văn Chỉ, nhiều bô lão đã chống lại. Ông tôi cũng ở trong số bô lão đó. Họ kéo nhau ra ngồi trước Văn Chỉ ngăn không cho những kẻ cuồng tín của đạo mới phá miếu. Nhưng họ chiếm số ít và yếu thế. Văn Chỉ bị san bằng. Chỉ còn lại mảnh đất ở ngã ba mang tên Ngã ba Văn Chỉ. Truyền thuyết nói rằng ngày Văn Chỉ bị đập phá và đốt trụi, trời u ám. Từ trong khói bay lên một hình người mang cân đai bối tử. Tiếp đó, mưa xuống rào rào rồi kéo dài tầm tã ba ngày. Trong ba ngày đó, người khởi xướng việc phá Văn Chỉ ngã bệnh, rồi chết, da xám ngắt như người thắt cổ.
Ông tôi dạy chữ thánh hiền, xem mạch bốc thuốc, làm kẻ hàn sĩ cứu nhân độ thế. Ông gọi mọi người hợp sức làm lại những con đường lầy lội trong làng bằng cách lát những phiến đá hình chữ nhật, cái nọ nối với cái kia làm thành những con đường đá hẹp, đỡ hẳn cái nạn lội bùn. Ông khởi xướng việc lập hai nghĩa trang, gọi là Vườn Thánh. Trong hòm gian của cô tôi vẫn còn hai tấm bản đồ nghĩa trang với nét bút của ông tôi.
Thế hệ ông tôi còn dính dấp nhiều với quá khứ lương. Quả chuông mà ông cùng các bô lão thuê thợ đúc để cúng vào nhà thờ giống hệt chuông chùa. Bây giờ quả chuông này được đặt trong nhà chung. Nó hiếm khi được lên tiếng. Người ta nói rằng tiếng của nó dài hai chục sải, nghĩa là nếu đánh chuông lên thì tiếng ngân của nó chỉ dứt khi hai chục người kịp dang tay đứng nối tiếp nhau lần lượt. Trên gác chuông nhà thờ bây giờ treo bộ chuông tây, gồm nhiều quả chuông to nhỏ khác nhau, khi kéo chuông chúng tạo thành một hòa âm gióng giả.
Cô Gái tôi thì giáo hoàn toàn. Bà luôn khoe cái tính chất đạo gốc của gia đình, giữ kín việc bố tôi theo cộng sản và đang ở tù, là điều mà cả làng đều biết, nhưng cũng tảng lờ như không, vì lòng kính trọng đối với ông bà tôi và các bác tôi "làm quan" trên tỉnh, một ông làm thư ký tòa sứ, một ông làm thư ký cho luật sư Trần Văn Chương.
Trên bàn thờ Đức Mẹ ở hai bên tòa có mấy cái hộp gỗ sơn son thếp vàng, mỗi cái to bằng cái gối mây. Một hôm, để thưởng công tôi chịu khó học kinh và thuộc những bài kinh dài, cô Gái dẫn tôi tới trước tòa Đức Mẹ. Sau khi trịnh trọng làm dấu thánh, bà hạ mấy cái hộp xuống, đặt chúng lên tràng kỷ.
- Trong này là xương thánh, máu thánh. Cháu làm dấu
Tôi làm dấu.
- Giờ mở hộp này ra!
Tôi ngạc nhiên nhìn bà, rồi thận trọng nâng nắp hộp lên. Trong hộp chỉ có mấy tờ giấy bản. Mở một tờ giấy bản ra, tôi thấy trên tờ giấy có một vòng tròn không rõ nét màu nâu thẫm và những đốm lấm tấm cùng màu ở bên cạnh.
- Đây là máu các thánh tử vì đạo - cô Gái nói, giọng thành kính, gần như thì thào - Có máu bốn ông thánh cả thẩy. Tên các thánh là gì cô không nhớ, ông còn sống, thì ông nhớ. Thánh tử vì đạo là thánh dốc lòng tin Chúa, vua quan cấm đạo đòi chém đầu, thánh không sợ, vẫn làm dấu, vẫn kêu tên Chúa. Chúng bèn chém.
- Từ bao giờ, hả cô?
- Lâu lắm rồi, từ đời cụ đời kị kia, ông có dẫn tích cơ mà cô quên. Khi quân dữ chém đầu các thánh, bổn đạo ta mới xông vào lấy giấy bản thấm nơi cổ các người, giữ lấy hình tích làm vật thờ phượng. Còn đây là tóc thánh.
Bên dưới những tờ giấy bản, trong hộp, là một gói giấy. Trong gói giấy là một món tóc dài như tóc đàn bà. Tôi gớm những sợi tóc khô xác ấy. Nhưng cô tôi gói lại, bỏ vào hộp.
- Trong hộp này có cả răng thánh. Chả là quân dữ có tra khảo mấy, người vưỡn cầm lòng cầm trí đọc kinh. Quân dữ lấy kìm nhổ từng cái răng một, cho tới khi hết ráo. Bổn đạo mới nhặt lấy, đem về thờ, cháu xem nhá?
Tôi rùng mình, lắc đầu.
- Thánh ngẩng mặt lên trời mà rằng: "Tôi tin thật Chúa ba Ngôi, Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là con. Ngôi thứ ba là Thánh thần". Chúng nó bèn cắt lưỡi.
- Chết, cô nhỉ?
Cô Gái giảng giải:
- Phần xác thì chết, phần hồn Chúa rước lên Thiên Đàng ở cùng Người, hiển vinh sáng láng. Thời bấy giờ vua quan giết giáo dân không biết cơ man nào mà kể, vậy mà sự đạo chỉ có rộng thêm chứ không hẹp đi, còn lại cho tới giờ. Những giáo dân có công tích trong việc bảo vệ đạo, lúc sinh thì được tôn lên làm thánh.
- Sinh thì là gì hả cô?
- Sinh thì là chết. Như khi Đức Chúa Giê-su hay là các thánh qua đời thì gọi là sinh thì.
Cô tôi đứng lên, kính cẩn đặt từng chiếc hộp lại chỗ cũ.
- Cả xứ này, chỉ mỗi nhà ta giữ được xương thánh, máu thánh thôi đấy, cháu ạ.
Cô tôi kết luận với vẻ tự hào.
Làng tôi thừa nhận niềm tự hào đó, bởi vì không nhà nào có xương thánh, máu thánh. Những ngày lễ cực trọng cha xứ vào tận nhà tôi để làm lễ trước tòa Đức Mẹ và trước bốn linh vật trên bàn thờ. Vào những phút trang trọng đó cô Gái tôi cứ đứng ngây như tượng, mặt đanh lại niềm tự hào hóa đá.
Ngoài nhà thờ chính xứ, làng tôi còn có bốn nhà thờ họ lẻ. Những ngôi nhà thờ nhỏ nhoi với gác chuông thấp lè tè này, ít khi được cha đến làm lễ, trừ những ngày thánh quan thầy Vào những ngày lễ cực trọng, khi có rước lễ, các nhà thờ họ lẻ cũng trang hoàng lộng lẫy, cắm cờ hội thánh; đám rước lễ khi đi qua đều rẽ vào. Ngày thường, chúng giống như những ngôi nhà bỏ hoang, chim sẻ làm tổ trên mái kêu rộn rã. Chim sẻ đậu cả lên đầu ông thánh Phê-rô lẫn ông thánh Vi-xăn-tê và làm bậy trên đó không bị ai xua đuổi. Sân nhà thờ họ lễ được dùng làm sân phơi rơm, phơi lúa, nơi quạt thóc... Nghe nói trước đây các chánh trưởng, trùm trưởng các họ đạo ganh nhau dựng nên các nhà thờ này, không cần nghĩ tới chuyện chúng được sử dụng bao nhiêu lần một năm, bởi lẽ làng tôi chẳng lớn, giáo dân chỉ đi lễ ở nhà thờ chính xứ. Ngay cả việc đọc kinh cho kẻ chết, cũng không tiến hành trong nhà thờ họ lẻ. Việc đó người ta làm tại nhà.
- Ngày mai giỗ cụ nội.
Cô Gái, cuốn lịch sống trong họ, nói.
Tôi ra vườn trước hái chè.
Tối hôm sau, nhà trên chật ních người. Người đến ngồi tràn ra cả sàn gạch (phần sân còn lại là sân đất).
Đó là những người đến đọc kinh, phần lớn là họ hàng. Cái mớ rối rắm những quan hệ họ tộc ấy chỉ có mình cô Gái tôi biết. Cứ ngồi nghe bà dẫn tích thì hầu như trong làng ai cũng có họ với tôi và ở ngoài đường, tôi nhất thiết phải chào họ hoặc họ nhất thiết phải chào tôi chứ không thể hờ hững đi qua mặt nhau như những người xa lạ. Nhưng trong làng tôi chẳng ai thuộc họ hàng như cô tôi và vì thế chỉ những người họ gần mới chào nhau.
Những ngày đọc kinh ngôi nhà sống hẳn lại. Những cây tọa đăng bằng đồng được cô tôi đánh cát, đánh tro cho tới bóng loáng, tỏa ánh sáng rực rỡ khắp ba gian nhà trên. Bàn thờ Đức Mẹ rực rỡ ánh nến lung linh. Bức màn nhiễu điều được bỏ đi. Từ trên tòa Đức Mẹ và Chúa Giê-su Hài Đồng mắt xanh tóc vàng độ lượng nhìn xuống đám con chiên da vàng mũi tẹt trong những bộ cánh màu thẫm. Trong làng tôi, người lớn trẻ con thường mặc áo vải thâm trong những ngày trang trọng.
Tiếng cầu nguyện rì rầm nổi lên theo sau một giọng lĩnh xướng trong trẻo của một trung binh. Rồi, như những đợt sóng dồi lên, hạ xuống, tiếng đàn ông người bay cao, vang xa trong đêm tối:
- Xin Chúa thương xót chúng tôi!
- Chúa Ki-ri-xi-tô cầu cho chúng tôi.
- Cầu cho chúng tôi!
Những người đàn ông đội khăn xếp, áo chùng thâm, lác đác có người mặc áo trắng, đôi guốc mộc đẽo lấy đặt bên cạnh, ngồi xếp bằng tròn, nghiêm nghị.
Những người đàn bà chít khăn đen, tóc cắt ngang trán, tràng hạt trong tay, người hơi lắc lư theo điệu đọc kinh của riêng vùng tôi:
- Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi, xin chúa hãy thẩm nhận nhời tôi kêu van, hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin...
Họ nấc lên khi tới đoạn "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!" Những nắm tay đồng loạt đập vào ngực thùm thụp.
Tiếng thở dài tập thể của những nỗi niềm không nói dược thành lời thực, đành mượn kinh cầu để bộc bạch làm tôi ớn lạnh. Mới sống trong làng ít ngày, tôi đã mơ hồ cảm thấy rằng những kiếp người sống trong vòng vây của những lũy tre làng thực khốn khổ. Tôi nhìn những người đến đọc kinh cho cụ tôi và ngạc nhiên thấy họ có chung một gương mặt, gương mặt cam chịu kỳ lạ, không thấy ở bất cứ nơi nào. Những con người này sống yên phận trong một nỗi buồn heo hút, hiếm khi lóe sáng một niềm vui. Họ sống, họ phạm tội, rồi họ đọc kinh ăn năn tội, cứ thế cho tới hết đời. Con cháu của họ cũng sẽ như họ, nhưng vì có đạo, chúng sẽ đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn họ, chừng nào chính chúng chưa trở thành những linh hồn. Về sau này, tôi biết tôi lầm. Mỗi kiếp người có niềm vui của nó, dù cho niềm vui đó có bé nhỏ tới mấy.
- Đêm ông về - Sáng ngày ra, cô Gái nói với tôi - Cô nghe ông lẹp kẹp dép ở nhà trên. Lúc ấy, cháu cựa mình. Mày có nghe ông ho húng hắng không?
- Thưa cô, không - Tôi đáp và nép chặt vào cô. Tôi sợ.
ăn sáng xong, cô Gái lấy ra hai cái cuốc đã mòn vẹt. Chúng cũng có một số tuổi đáng kính trọng như mọi vật trong nhà. Và như mọi vật trong nhà, chúng gắn liền với những kỷ niệm.
- Cô chiêm bao thấy ông giục đi sửa mộ cho hai cụ; cỏ mọc quá sức lẽ mình.
Hai cô cháu dắt nhau ra cánh đồng Ngàn Giữa, nơi an nghỉ đời đời của hai cụ tôi.
Làng tôi theo đạo Thiên Chúa, hay đạo Ki tô theo cách gọi bây giờ. Cả làng theo đạo này, không trừ nhà nào, nên gọi là làng toàn tòng công giáo, để phân biệt với những làng mà dân lương dân giáo ở lẫn lộn gọi là xôi đỗ. Người làng tôi gọi làng mình là toàn tòng với vẻ hãnh diện. Người ta kể lại rằng vào đời cụ tôi, tức là khoảng nửa đầu thế kỷ thứ Mười Chín, vùng đất này đã chứng kiến cuộc tranh chấp dữ dội giữa hai thứ đạo: Thiên Chúa giáo và lương. Lương là từ chung chỉ cả người theo đạo Phật lẫn người chỉ biết thờ cúng tổ tiên. Khẩu mút-cơ-tông và hệ thống hành chính do thực dân Pháp lập nên đã giúp Thiên Chúa giáo thắng. Các nhà thờ gô-tích mọc lên như nấm trên châu thổ sông Hồng. Những kẻ chiến bại dè bỉu gọi những kẻ theo đạo là bọn "đi đạo kiếm gạo mà ăn".
Trong một làng, những sự kiện lịch sử bao giờ cũng nhuốm màu truyền thuyết, còn những truyền thuyết thì lại tìm sự minh chứng cho tính hiện hữu của nó nơi các sự kiện lịch sử. Cũng theo các cụ già khọm trong làng kể lại thì cho tới đời ông tôi làng mới trở thành toàn tòng. Số đông người nhất định không chịu thỏa hiệp với tôn giáo mới lần lượt bỏ làng ra đi. Số yếu lòng ở lại, chịu theo đạo. Tuy nhiên, trong làng vẫn cứ còn Văn Chỉ, tức là miếu thờ Khổng Tử. Khi các bậc chức sắc tôn giáo đòi san bằng Văn Chỉ, nhiều bô lão đã chống lại. Ông tôi cũng ở trong số bô lão đó. Họ kéo nhau ra ngồi trước Văn Chỉ ngăn không cho những kẻ cuồng tín của đạo mới phá miếu. Nhưng họ chiếm số ít và yếu thế. Văn Chỉ bị san bằng. Chỉ còn lại mảnh đất ở ngã ba mang tên Ngã ba Văn Chỉ. Truyền thuyết nói rằng ngày Văn Chỉ bị đập phá và đốt trụi, trời u ám. Từ trong khói bay lên một hình người mang cân đai bối tử. Tiếp đó, mưa xuống rào rào rồi kéo dài tầm tã ba ngày. Trong ba ngày đó, người khởi xướng việc phá Văn Chỉ ngã bệnh, rồi chết, da xám ngắt như người thắt cổ.
Ông tôi dạy chữ thánh hiền, xem mạch bốc thuốc, làm kẻ hàn sĩ cứu nhân độ thế. Ông gọi mọi người hợp sức làm lại những con đường lầy lội trong làng bằng cách lát những phiến đá hình chữ nhật, cái nọ nối với cái kia làm thành những con đường đá hẹp, đỡ hẳn cái nạn lội bùn. Ông khởi xướng việc lập hai nghĩa trang, gọi là Vườn Thánh. Trong hòm gian của cô tôi vẫn còn hai tấm bản đồ nghĩa trang với nét bút của ông tôi.
Thế hệ ông tôi còn dính dấp nhiều với quá khứ lương. Quả chuông mà ông cùng các bô lão thuê thợ đúc để cúng vào nhà thờ giống hệt chuông chùa. Bây giờ quả chuông này được đặt trong nhà chung. Nó hiếm khi được lên tiếng. Người ta nói rằng tiếng của nó dài hai chục sải, nghĩa là nếu đánh chuông lên thì tiếng ngân của nó chỉ dứt khi hai chục người kịp dang tay đứng nối tiếp nhau lần lượt. Trên gác chuông nhà thờ bây giờ treo bộ chuông tây, gồm nhiều quả chuông to nhỏ khác nhau, khi kéo chuông chúng tạo thành một hòa âm gióng giả.
Cô Gái tôi thì giáo hoàn toàn. Bà luôn khoe cái tính chất đạo gốc của gia đình, giữ kín việc bố tôi theo cộng sản và đang ở tù, là điều mà cả làng đều biết, nhưng cũng tảng lờ như không, vì lòng kính trọng đối với ông bà tôi và các bác tôi "làm quan" trên tỉnh, một ông làm thư ký tòa sứ, một ông làm thư ký cho luật sư Trần Văn Chương.
Trên bàn thờ Đức Mẹ ở hai bên tòa có mấy cái hộp gỗ sơn son thếp vàng, mỗi cái to bằng cái gối mây. Một hôm, để thưởng công tôi chịu khó học kinh và thuộc những bài kinh dài, cô Gái dẫn tôi tới trước tòa Đức Mẹ. Sau khi trịnh trọng làm dấu thánh, bà hạ mấy cái hộp xuống, đặt chúng lên tràng kỷ.
- Trong này là xương thánh, máu thánh. Cháu làm dấu
Tôi làm dấu.
- Giờ mở hộp này ra!
Tôi ngạc nhiên nhìn bà, rồi thận trọng nâng nắp hộp lên. Trong hộp chỉ có mấy tờ giấy bản. Mở một tờ giấy bản ra, tôi thấy trên tờ giấy có một vòng tròn không rõ nét màu nâu thẫm và những đốm lấm tấm cùng màu ở bên cạnh.
- Đây là máu các thánh tử vì đạo - cô Gái nói, giọng thành kính, gần như thì thào - Có máu bốn ông thánh cả thẩy. Tên các thánh là gì cô không nhớ, ông còn sống, thì ông nhớ. Thánh tử vì đạo là thánh dốc lòng tin Chúa, vua quan cấm đạo đòi chém đầu, thánh không sợ, vẫn làm dấu, vẫn kêu tên Chúa. Chúng bèn chém.
- Từ bao giờ, hả cô?
- Lâu lắm rồi, từ đời cụ đời kị kia, ông có dẫn tích cơ mà cô quên. Khi quân dữ chém đầu các thánh, bổn đạo ta mới xông vào lấy giấy bản thấm nơi cổ các người, giữ lấy hình tích làm vật thờ phượng. Còn đây là tóc thánh.
Bên dưới những tờ giấy bản, trong hộp, là một gói giấy. Trong gói giấy là một món tóc dài như tóc đàn bà. Tôi gớm những sợi tóc khô xác ấy. Nhưng cô tôi gói lại, bỏ vào hộp.
- Trong hộp này có cả răng thánh. Chả là quân dữ có tra khảo mấy, người vưỡn cầm lòng cầm trí đọc kinh. Quân dữ lấy kìm nhổ từng cái răng một, cho tới khi hết ráo. Bổn đạo mới nhặt lấy, đem về thờ, cháu xem nhá?
Tôi rùng mình, lắc đầu.
- Thánh ngẩng mặt lên trời mà rằng: "Tôi tin thật Chúa ba Ngôi, Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là con. Ngôi thứ ba là Thánh thần". Chúng nó bèn cắt lưỡi.
- Chết, cô nhỉ?
Cô Gái giảng giải:
- Phần xác thì chết, phần hồn Chúa rước lên Thiên Đàng ở cùng Người, hiển vinh sáng láng. Thời bấy giờ vua quan giết giáo dân không biết cơ man nào mà kể, vậy mà sự đạo chỉ có rộng thêm chứ không hẹp đi, còn lại cho tới giờ. Những giáo dân có công tích trong việc bảo vệ đạo, lúc sinh thì được tôn lên làm thánh.
- Sinh thì là gì hả cô?
- Sinh thì là chết. Như khi Đức Chúa Giê-su hay là các thánh qua đời thì gọi là sinh thì.
Cô tôi đứng lên, kính cẩn đặt từng chiếc hộp lại chỗ cũ.
- Cả xứ này, chỉ mỗi nhà ta giữ được xương thánh, máu thánh thôi đấy, cháu ạ.
Cô tôi kết luận với vẻ tự hào.
Làng tôi thừa nhận niềm tự hào đó, bởi vì không nhà nào có xương thánh, máu thánh. Những ngày lễ cực trọng cha xứ vào tận nhà tôi để làm lễ trước tòa Đức Mẹ và trước bốn linh vật trên bàn thờ. Vào những phút trang trọng đó cô Gái tôi cứ đứng ngây như tượng, mặt đanh lại niềm tự hào hóa đá.
Ngoài nhà thờ chính xứ, làng tôi còn có bốn nhà thờ họ lẻ. Những ngôi nhà thờ nhỏ nhoi với gác chuông thấp lè tè này, ít khi được cha đến làm lễ, trừ những ngày thánh quan thầy Vào những ngày lễ cực trọng, khi có rước lễ, các nhà thờ họ lẻ cũng trang hoàng lộng lẫy, cắm cờ hội thánh; đám rước lễ khi đi qua đều rẽ vào. Ngày thường, chúng giống như những ngôi nhà bỏ hoang, chim sẻ làm tổ trên mái kêu rộn rã. Chim sẻ đậu cả lên đầu ông thánh Phê-rô lẫn ông thánh Vi-xăn-tê và làm bậy trên đó không bị ai xua đuổi. Sân nhà thờ họ lễ được dùng làm sân phơi rơm, phơi lúa, nơi quạt thóc... Nghe nói trước đây các chánh trưởng, trùm trưởng các họ đạo ganh nhau dựng nên các nhà thờ này, không cần nghĩ tới chuyện chúng được sử dụng bao nhiêu lần một năm, bởi lẽ làng tôi chẳng lớn, giáo dân chỉ đi lễ ở nhà thờ chính xứ. Ngay cả việc đọc kinh cho kẻ chết, cũng không tiến hành trong nhà thờ họ lẻ. Việc đó người ta làm tại nhà.
- Ngày mai giỗ cụ nội.
Cô Gái, cuốn lịch sống trong họ, nói.
Tôi ra vườn trước hái chè.
Tối hôm sau, nhà trên chật ních người. Người đến ngồi tràn ra cả sàn gạch (phần sân còn lại là sân đất).
Đó là những người đến đọc kinh, phần lớn là họ hàng. Cái mớ rối rắm những quan hệ họ tộc ấy chỉ có mình cô Gái tôi biết. Cứ ngồi nghe bà dẫn tích thì hầu như trong làng ai cũng có họ với tôi và ở ngoài đường, tôi nhất thiết phải chào họ hoặc họ nhất thiết phải chào tôi chứ không thể hờ hững đi qua mặt nhau như những người xa lạ. Nhưng trong làng tôi chẳng ai thuộc họ hàng như cô tôi và vì thế chỉ những người họ gần mới chào nhau.
Những ngày đọc kinh ngôi nhà sống hẳn lại. Những cây tọa đăng bằng đồng được cô tôi đánh cát, đánh tro cho tới bóng loáng, tỏa ánh sáng rực rỡ khắp ba gian nhà trên. Bàn thờ Đức Mẹ rực rỡ ánh nến lung linh. Bức màn nhiễu điều được bỏ đi. Từ trên tòa Đức Mẹ và Chúa Giê-su Hài Đồng mắt xanh tóc vàng độ lượng nhìn xuống đám con chiên da vàng mũi tẹt trong những bộ cánh màu thẫm. Trong làng tôi, người lớn trẻ con thường mặc áo vải thâm trong những ngày trang trọng.
Tiếng cầu nguyện rì rầm nổi lên theo sau một giọng lĩnh xướng trong trẻo của một trung binh. Rồi, như những đợt sóng dồi lên, hạ xuống, tiếng đàn ông người bay cao, vang xa trong đêm tối:
- Xin Chúa thương xót chúng tôi!
- Chúa Ki-ri-xi-tô cầu cho chúng tôi.
- Cầu cho chúng tôi!
Những người đàn ông đội khăn xếp, áo chùng thâm, lác đác có người mặc áo trắng, đôi guốc mộc đẽo lấy đặt bên cạnh, ngồi xếp bằng tròn, nghiêm nghị.
Những người đàn bà chít khăn đen, tóc cắt ngang trán, tràng hạt trong tay, người hơi lắc lư theo điệu đọc kinh của riêng vùng tôi:
- Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi, xin chúa hãy thẩm nhận nhời tôi kêu van, hãy lắng nghe tiếng tôi cầu xin...
Họ nấc lên khi tới đoạn "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!" Những nắm tay đồng loạt đập vào ngực thùm thụp.
Tiếng thở dài tập thể của những nỗi niềm không nói dược thành lời thực, đành mượn kinh cầu để bộc bạch làm tôi ớn lạnh. Mới sống trong làng ít ngày, tôi đã mơ hồ cảm thấy rằng những kiếp người sống trong vòng vây của những lũy tre làng thực khốn khổ. Tôi nhìn những người đến đọc kinh cho cụ tôi và ngạc nhiên thấy họ có chung một gương mặt, gương mặt cam chịu kỳ lạ, không thấy ở bất cứ nơi nào. Những con người này sống yên phận trong một nỗi buồn heo hút, hiếm khi lóe sáng một niềm vui. Họ sống, họ phạm tội, rồi họ đọc kinh ăn năn tội, cứ thế cho tới hết đời. Con cháu của họ cũng sẽ như họ, nhưng vì có đạo, chúng sẽ đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn họ, chừng nào chính chúng chưa trở thành những linh hồn. Về sau này, tôi biết tôi lầm. Mỗi kiếp người có niềm vui của nó, dù cho niềm vui đó có bé nhỏ tới mấy.
- Đêm ông về - Sáng ngày ra, cô Gái nói với tôi - Cô nghe ông lẹp kẹp dép ở nhà trên. Lúc ấy, cháu cựa mình. Mày có nghe ông ho húng hắng không?
- Thưa cô, không - Tôi đáp và nép chặt vào cô. Tôi sợ.
ăn sáng xong, cô Gái lấy ra hai cái cuốc đã mòn vẹt. Chúng cũng có một số tuổi đáng kính trọng như mọi vật trong nhà. Và như mọi vật trong nhà, chúng gắn liền với những kỷ niệm.
- Cô chiêm bao thấy ông giục đi sửa mộ cho hai cụ; cỏ mọc quá sức lẽ mình.
Hai cô cháu dắt nhau ra cánh đồng Ngàn Giữa, nơi an nghỉ đời đời của hai cụ tôi.