III
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Cô Gái là chị cả của bố tôi.
ở trong họ tôi có lối xưng hô như vậy, chị của bố được gọi bằng cô.
Đó là một người đàn bà dường như chưa bao giờ trẻ; đối với tôi, bà vĩnh viễn già kể từ khi tôi gặp. Vóc người cao lớn, xương xẩu, dáng đi thẳng đuột, bà có bộ mặt quàu quạu, cái nhìn chê bai và soi mói, giọng nói lạnh lùng. Bà ở nhà quê, thỉnh thoảng mới lên thăm các em trai ở Hà nội. Một hai năm một lần, bà xuất hiện ở nhà tôi với thúng quà đội trên đầu, bao giờ cũng vẫn những thứ ấy: bột sắn dây, trứng cáy, rượu bách nhật làm bằng nếp cẩm, gạo tám thơm, bánh quế, bánh đa khoai... Bà không mua một thứ gì trong những món quà cố hữu ấy, tất cả do bà làm lấy bằng sản vật thu hoạch từ ruộng nhà vườn nhà, là những thứ mà các em của bà đã quen hương quen vị từ thuở còn thơ. Những ông em đứng tuổi nem nép trước bà chị xét nét, các bà vợ ra sức chiều chuộng bà chị chồng lạnh lùng không bao giờ bỏ lỡ dịp chứng tỏ cái quyền uy gia trưởng mà bà mang giữ.
Lũ cháu chúng tôi thích quà của bà, nhưng không yêu bà. Mà bà cũng chẳng quan tâm đến chuyện chúng tôi có yêu bà hay không. Đối với bà, con của các em là cháu bà, thế thôi. Một khái niệm không hàm cảm xúc. ở quê lên bà vẫy chúng tôi lại, gọi to tên từng đứa như tự nhắc mình cho khỏi quên, lẩm bẩm học những tên mới của những đứa cháu mới ra đời, ban phát quà bánh rồi lập tức quên bẵng, chẳng ngó ngàng tới chúng tôi nữa. Bà không biết tin đứa em út của mình ở tù. Bà chỉ được tin sét đánh khi mẹ tôi dẫn tôi về quê.
- Giê-su, lạy Chúa tôi?
Bà kêu lên và từ trong hai hố mắt sâu của bà lăn ra hai giọt lệ đục. Bố tôi là đứa em trai mà bà yêu quí nhất.
Khi mẹ tôi nói lại quyết định của bố tôi cho tôi về ở với bà thì cô Gái tôi lau nước mắt và nhìn tôi bằng cặp mắt ráo hoảnh như thể bà không hề khóc một phút trước đó. Tôi đọc trong mắt bà sự do dự, sự suy tính. Rồi ánh mắt dịu đi, bà nói:
- Thím cứ để nó cho tôi.
Mẹ tôi kể cho bà nghe những tội của tôi ở Hà nội. Bà nghe với cái nhìn xa vắng.
- Tôi sẽ trị cho nó bằng ngoan.
Bà vẫy tôi lại gần, đặt bàn tay xương xẩu và lạnh giá lên đầu tôi.
Mẹ tôi rơm rớm nước mắt từ biệt tôi.
Sự vắng mặt người đàn ông trụ cột trong gia đình buộc mẹ tôi phải tuân theo quyết định của bố tôi. Tôi là một đứa trẻ hiếu động, bướng bỉnh và tôi luôn luôn gây ra tội lỗi. Lúc thì chành chọe với em, lúc thì đánh nhau với trẻ con hàng xóm, đi học thì mải chơi đánh mất cả dép lẫn cặp. Nói tóm lại, tôi làm mẹ tôi vất vả. Nhưng cái chính là đồng tiền trở nên khó kiếm, tôi cảm thấy điều đó qua những món ăn mỗi ngày một thêm đạm bạc, mà mẹ tôi thì ngoài việc kiếm sống nuôi các con còn có những công việc cách mạng của bà và những đồng tiền hiếm hoi chạy vào đó như chui vào một cái túi không đáy.
Cô tôi phải do dự rồi mới quyết định nuôi tôi vì nhiều lý do. Trước đó, bà chưa bao giờ yêu tôi. Tôi đã nói, tôi chỉ là đứa cháu khái niệm của bà. Nhưng tôi là con của bố tôi, là cháu ruột của ông bà tôi, cho nên, như mọi đứa cháu khác, tôi cũng có quyền dự phần vào những gì mà ông bà tôi để lại ở trong làng, tôi cũng có phần ruộng công điền như mọi suất đinh khác và phần ruộng đó, tuy bé bỏng, nhưng đã nhiều năm cô tôi được hưởng. Vả lại, dù sao thì cũng còn dòng máu. Vì dòng máu đó, cô tôi phải nuôi tôi.
- Thằng kia, lại đây.
Cô Gái gọi tôi.
Tôi rụt rè lại gần bà. Tôi không lại với bà như cách tôi đã lại với bà ở Hà nội, trong nhà tôi, khi bà lên thăm và cho quà. Còn bà, bà nhìn tôi xa lạ, soi mói, phán xét, như nhìn một con vật vừa mua.
- Mày đã đi lễ bao giờ chửa?
- Thưa cô, chưa ạ.
Tôi đáp lí nhí trong họng.
- Hỏng! - bà đặt tay lên vai tôi, bàn tay như được đúc bằng chì - Hỏng?
Tôi run lên. Tôi muốn tan biến đi để cặp mắt hoay hoáy như hai mũi dùi nhọn không còn nhìn thấy tôi nữa.
Bố mày bỏ đạo, - bà thở dài - mẹ mày là kẻ ngoại giáo. Lạy Chúa tôi, nhà đạo gốc mà con cháu giờ ra thế vầy. Mày có biết tên thánh của mày là gì không?
Tôi ngớ ra. Tên thánh, nó là cái gì?
- Không biết hả?
Tôi lắc đầu.
- Mày phải nói: thưa cô, cháu không biết ạ! Rõ con nhà mất dạy. Nghe tao nói đây, mày đã được làm lễ rửa tội, vậy mày là kẻ có đạo, hiểu chửa?
- Thưa cô cháu hiểu rồi ạ.
- Tên thánh của mày là Giu-se?
- Là Giu-se! - tôi nhắc lại, như máy.
- Giu-se là thánh quan thầy cầu bầu cho mày phần hồn cùng là phần xác.
- Thưa cô, vâng ạ.
- ừ thế mới được chứ. Con nhà gia giáo, phải biết thưa gửi tử tế, khi nói với người trên phải khoanh tay lại (tôi vội vã khoanh tay), nhớ lấy, con nhà gia giáo chứ không phải con nhà cáo tha.
Tôi không biết con nhà cáo tha nó thế nào, nhưng không dám hỏi lại, tôi đáp vâng.
Người có đạo là con chiên của Chúa - bà nói, giọng đã dịu xuống, nếu để ý, bà sẽ thấy cả con chiên nữa tôi cũng không hiểu là con gì - Khi chết đi, Chúa sẽ rước lên Thiên Đàng ở cùng Chúa đời đời. Kẻ vô đạo sẽ sa Hỏa Ngục bị quỷ sứ móc mắt, cắt lưỡi, quay trên lửa, luộc chín trong vạc dầu, khốn nạn vô cùng. Mày ở đây với cô, cô dạy cho thuộc kinh bổn. Người có đạo phải siêng năng cầu nguyện cùng là xưng tội chịu lễ.
- Thưa cô, vâng ạ.
Đột nhiên, bà kéo tôi vào lòng.
- Giê-su Ma-ri-a! Tội nghiệp cháu tôi.
Tôi òa khóc.
Cuộc sống của tôi trong ngôi nhà của ông bà nội tôi bắt đầu
Cô Gái là chị cả của bố tôi.
ở trong họ tôi có lối xưng hô như vậy, chị của bố được gọi bằng cô.
Đó là một người đàn bà dường như chưa bao giờ trẻ; đối với tôi, bà vĩnh viễn già kể từ khi tôi gặp. Vóc người cao lớn, xương xẩu, dáng đi thẳng đuột, bà có bộ mặt quàu quạu, cái nhìn chê bai và soi mói, giọng nói lạnh lùng. Bà ở nhà quê, thỉnh thoảng mới lên thăm các em trai ở Hà nội. Một hai năm một lần, bà xuất hiện ở nhà tôi với thúng quà đội trên đầu, bao giờ cũng vẫn những thứ ấy: bột sắn dây, trứng cáy, rượu bách nhật làm bằng nếp cẩm, gạo tám thơm, bánh quế, bánh đa khoai... Bà không mua một thứ gì trong những món quà cố hữu ấy, tất cả do bà làm lấy bằng sản vật thu hoạch từ ruộng nhà vườn nhà, là những thứ mà các em của bà đã quen hương quen vị từ thuở còn thơ. Những ông em đứng tuổi nem nép trước bà chị xét nét, các bà vợ ra sức chiều chuộng bà chị chồng lạnh lùng không bao giờ bỏ lỡ dịp chứng tỏ cái quyền uy gia trưởng mà bà mang giữ.
Lũ cháu chúng tôi thích quà của bà, nhưng không yêu bà. Mà bà cũng chẳng quan tâm đến chuyện chúng tôi có yêu bà hay không. Đối với bà, con của các em là cháu bà, thế thôi. Một khái niệm không hàm cảm xúc. ở quê lên bà vẫy chúng tôi lại, gọi to tên từng đứa như tự nhắc mình cho khỏi quên, lẩm bẩm học những tên mới của những đứa cháu mới ra đời, ban phát quà bánh rồi lập tức quên bẵng, chẳng ngó ngàng tới chúng tôi nữa. Bà không biết tin đứa em út của mình ở tù. Bà chỉ được tin sét đánh khi mẹ tôi dẫn tôi về quê.
- Giê-su, lạy Chúa tôi?
Bà kêu lên và từ trong hai hố mắt sâu của bà lăn ra hai giọt lệ đục. Bố tôi là đứa em trai mà bà yêu quí nhất.
Khi mẹ tôi nói lại quyết định của bố tôi cho tôi về ở với bà thì cô Gái tôi lau nước mắt và nhìn tôi bằng cặp mắt ráo hoảnh như thể bà không hề khóc một phút trước đó. Tôi đọc trong mắt bà sự do dự, sự suy tính. Rồi ánh mắt dịu đi, bà nói:
- Thím cứ để nó cho tôi.
Mẹ tôi kể cho bà nghe những tội của tôi ở Hà nội. Bà nghe với cái nhìn xa vắng.
- Tôi sẽ trị cho nó bằng ngoan.
Bà vẫy tôi lại gần, đặt bàn tay xương xẩu và lạnh giá lên đầu tôi.
Mẹ tôi rơm rớm nước mắt từ biệt tôi.
Sự vắng mặt người đàn ông trụ cột trong gia đình buộc mẹ tôi phải tuân theo quyết định của bố tôi. Tôi là một đứa trẻ hiếu động, bướng bỉnh và tôi luôn luôn gây ra tội lỗi. Lúc thì chành chọe với em, lúc thì đánh nhau với trẻ con hàng xóm, đi học thì mải chơi đánh mất cả dép lẫn cặp. Nói tóm lại, tôi làm mẹ tôi vất vả. Nhưng cái chính là đồng tiền trở nên khó kiếm, tôi cảm thấy điều đó qua những món ăn mỗi ngày một thêm đạm bạc, mà mẹ tôi thì ngoài việc kiếm sống nuôi các con còn có những công việc cách mạng của bà và những đồng tiền hiếm hoi chạy vào đó như chui vào một cái túi không đáy.
Cô tôi phải do dự rồi mới quyết định nuôi tôi vì nhiều lý do. Trước đó, bà chưa bao giờ yêu tôi. Tôi đã nói, tôi chỉ là đứa cháu khái niệm của bà. Nhưng tôi là con của bố tôi, là cháu ruột của ông bà tôi, cho nên, như mọi đứa cháu khác, tôi cũng có quyền dự phần vào những gì mà ông bà tôi để lại ở trong làng, tôi cũng có phần ruộng công điền như mọi suất đinh khác và phần ruộng đó, tuy bé bỏng, nhưng đã nhiều năm cô tôi được hưởng. Vả lại, dù sao thì cũng còn dòng máu. Vì dòng máu đó, cô tôi phải nuôi tôi.
- Thằng kia, lại đây.
Cô Gái gọi tôi.
Tôi rụt rè lại gần bà. Tôi không lại với bà như cách tôi đã lại với bà ở Hà nội, trong nhà tôi, khi bà lên thăm và cho quà. Còn bà, bà nhìn tôi xa lạ, soi mói, phán xét, như nhìn một con vật vừa mua.
- Mày đã đi lễ bao giờ chửa?
- Thưa cô, chưa ạ.
Tôi đáp lí nhí trong họng.
- Hỏng! - bà đặt tay lên vai tôi, bàn tay như được đúc bằng chì - Hỏng?
Tôi run lên. Tôi muốn tan biến đi để cặp mắt hoay hoáy như hai mũi dùi nhọn không còn nhìn thấy tôi nữa.
Bố mày bỏ đạo, - bà thở dài - mẹ mày là kẻ ngoại giáo. Lạy Chúa tôi, nhà đạo gốc mà con cháu giờ ra thế vầy. Mày có biết tên thánh của mày là gì không?
Tôi ngớ ra. Tên thánh, nó là cái gì?
- Không biết hả?
Tôi lắc đầu.
- Mày phải nói: thưa cô, cháu không biết ạ! Rõ con nhà mất dạy. Nghe tao nói đây, mày đã được làm lễ rửa tội, vậy mày là kẻ có đạo, hiểu chửa?
- Thưa cô cháu hiểu rồi ạ.
- Tên thánh của mày là Giu-se?
- Là Giu-se! - tôi nhắc lại, như máy.
- Giu-se là thánh quan thầy cầu bầu cho mày phần hồn cùng là phần xác.
- Thưa cô, vâng ạ.
- ừ thế mới được chứ. Con nhà gia giáo, phải biết thưa gửi tử tế, khi nói với người trên phải khoanh tay lại (tôi vội vã khoanh tay), nhớ lấy, con nhà gia giáo chứ không phải con nhà cáo tha.
Tôi không biết con nhà cáo tha nó thế nào, nhưng không dám hỏi lại, tôi đáp vâng.
Người có đạo là con chiên của Chúa - bà nói, giọng đã dịu xuống, nếu để ý, bà sẽ thấy cả con chiên nữa tôi cũng không hiểu là con gì - Khi chết đi, Chúa sẽ rước lên Thiên Đàng ở cùng Chúa đời đời. Kẻ vô đạo sẽ sa Hỏa Ngục bị quỷ sứ móc mắt, cắt lưỡi, quay trên lửa, luộc chín trong vạc dầu, khốn nạn vô cùng. Mày ở đây với cô, cô dạy cho thuộc kinh bổn. Người có đạo phải siêng năng cầu nguyện cùng là xưng tội chịu lễ.
- Thưa cô, vâng ạ.
Đột nhiên, bà kéo tôi vào lòng.
- Giê-su Ma-ri-a! Tội nghiệp cháu tôi.
Tôi òa khóc.
Cuộc sống của tôi trong ngôi nhà của ông bà nội tôi bắt đầu