watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Trái tim không cần lý lẽ-Chương 6 - tác giả Alberto Blest Gana Alberto Blest Gana

Alberto Blest Gana

Chương 6

Tác giả: Alberto Blest Gana

Vừa đúng cái giờ Rivas bị đưa về trạm cảnh binh, các vị khách thường nhật của ông Damasso đã tụ họp trong phòng khách được chiếu sáng rực rỡ.


An toạ thoải mái trên chiếc trường kỷ, bà Engracia sôi nổi chuyện trò cùng bà em chồng là Francisca. Đối diện với họ, bên cạnh Agustin ăn mặc theo mốt mới nhất là Leonor đang ngồi cùng với cô em họ xinh đẹp, tay nắm tay một cách thân ái. Trong phòng be6n ông chủ nhà và hai ông khách ngồi bên bàn chơi Lombe[1]. Emilio Mendosa, một trong những kẻ ái mộ Leonor, theo dõi cuộc chơi.


Bà Engracia say sưa kể cho bà em chồng về sự sáng dạ khác thường và những bước tiến kỳ diệu của Diamela trong việc nắm vững ngôn ngữ của Voltaire và Vasel. Trong khi đó cậu con của bà Francisca, một cu cậu nghịch ngợm táo tợn, đang khoái ch' kéo đuôi "cô con cưng" của bà bác.


Leonor và tiểu thư ngồi bên khác nhau một cách kỳ lạ. một người lần đầu tiên đến Chi lê hẳn không thể nào nghĩ rằng cô gái kiều diễm tóc vàng có đôi mắt xanh cùng làn da trắng như tuyết và người đẹp tóc thẫm da ngăm nâu kia lại là người cùng xứ. Lại càng ngạc nhiên hơn nếu như người đó được biết đấy là hai chị em họ. Nét mặt uể oải, hơi buồn của một nnn dường như làm nổi bật vẻ mặt trang nghiêm, kiêu hãnh của người kia. Và mặc dù Matilda Elias không thua kém gì Leonor trong sự xa hoa trang phục, song sắc đẹp dịu dàng của nàng vẫn cứ bị lu mờ trước sắc đẹp lộng lẫy của cô chị.
- Đấy, hắn đến rồi đấy, thật là kẻ không thẻ chịu nổi! Hắn có một óc thẩm mỹ thật tồi tệ khi chỉ biết gắn lên mình ngần ấy vàng với kim cương! – Leonor bực bội khi nhìn thấy Clemente Valencia bước vào phòng khách.
Người đẹp đáp lại cái cúi đầu chào của vị khách mới vào lạnh lùng đến nỗi chàng ta không dám đến với các tiểu thư mà tiến về phía ghế tràng kỷ, nơi hai bà mệnh phụ đang ngồi.
- Thế chị không biết là anh ta được dự định làm chồng chị à? – Matilda láu lỉnh hỏi.
- Lạy trời! – Leonor thốt lên – chẳng lẽ chỉ vì hắn giàu có?
- Mọi người bàn tán rằng hình như chị mê anh ta.
- Chị chẳng mê người nào hết – Leonor kiêu hãnh đáp.
- Sao lại không si mê? Thế còn Emilio Mendosa thì sao?
- Tốt hơn hết em hãy nói xem, Matilda, em đã say mê ai bao giờ chưa? – Leonor đưa mắt dò hỏi cô em họ.
Cô em đỏ bừng mặt nhưng lặng im.
- Em định lấy chồng như thế ư? Chẳng lẽ em yêu Adriano đến mức như trong tiểu thuyết hay sao?
- Ô, không phải đâu! – Matilda chối cãi.
- Thế còn Raphael San Louis?
Matilda lại đỏ bừng mặt, nhưng lần này không trả lời gì.
- Lẽ ra không bao giờ chị tự cho phép mình hỏi về chuyện ấy…Song chính em có lần đã thú nhận là yêu Raphael. Sau đó em đột nhiên có những bí mật gì đó và chẳng bao lâu em đã là vợ chưa cưới của Andriano. Vậy em yêu ai? Và làm sao hiểu nổi tất cả điều đó, em yêu của chị? Hơn một năm trôi qua kể từ ngày Adriano chết, còn em cứ náu mình trong đau khổ làm gì? Chính em từng nói rằng tình yêu của em đối với anh ta đâu có mãnh liệt.
- Vâng – Matilda khẽ thầm thì.
- Có nghĩa là em chưa quên Raphael?
- Chẳng lẽ có thể quên chàng sao? Suốt đời không quên được! – cô gái thốt lên, mắt nhoà lệ.
- Thế thì tại sao em chia tay chàng?
- Còn ai hiểu tính ba em hơn chị…
- Với chị thì không ai có thể bắt buộc từ bỏ tình yêu của mình – Leonor hãnh diện tuyên bố.
- Làm sao mà chị dám phán xét về những chuyện như vậy một khi chị chưa hề biết đến thế nào là yêu? – Matilda phản bác.
- Đúng, thực ra chị vẫn chưa yêu ai bao giờ, nếu như nói đến một tình yêu chân chính. Đôi lúc chị thích một chàng trai nào đó, nhưng không được lâu. Thật phát nôn lên được khi thấy bọn đàn ông cứ đeo đẳng như đỉa hòng giành lấy chiến thắng. bọn họ quá tin vào ưu thế của mình, và điều đó làm cho chị phẫn nộ. Hơn nữa chị chưa bao giờ gặp được một người có đủ kiêu hãnh và tự trọng để coi khinh quyền lực của đồng tiền và không biến thành nô lệ trước sắc đẹp.
- Đối với em thì những ý nghĩ ấy chưa hề nảy sinh trong đầu – Matilda thừa nhận – Em yêu Raphael ngay từ ánh mắt đầu tiên và yêu cho đến tận bây giờ.
- Em đã nói chuyện với chàng dù chỉ một lần hay chưa, kể từ khi cái chết của Adriano trả lại tự do cho em?
- Xin lạy chị chứ em không dám. Chi muốn nghĩ về em thế nào thì tuỳ, nhưng em không thể không vâng lời cha. Có một lần em gặp chàng ngoài đường, chàng vẫn đẹp trai như xưa, chỉ hơi xanh hơn. Chỉ chút xíu nữa là em ngất xỉu, còn Raphael quay người đi qua thậm chí không liếc nhìn em.
Leonor xốn xang trong tâm hồn khi nghe cô em họ xúc động thổ lộ và thầm nghĩ rằng con người sẽ sung sướng biết bao nhiêu nếu như trong trái tim mình ngự trị một tình cảm cao quý và trong sáng như tình yêu.
- Em nghĩ là chàng không yêu nữa sao? – nàng hỏi.
- Có lẽ thế - Matilda thở dài.
- Tội nghiệp em! – Leonor âu yếm – nhưng dù sao thì chị dường như chấp nhận bất kỳ nỗi bất hạnh nào chỉ để được nếm trải thứ tình cảm ấy.
- Chị nói thế vì chị chưa bao giờ đau khổ.
- Ô, chị rất vui lòng đánh đổi cuộc sống trống rỗng của mình lấy cuộc sống đầy những đau đớn của tình yêu. Đôi khi chị cảm thấy khốn khổ đến mức chỉ muốn khóc. Tất cả bạn gái của chị đều có ai đó để thương nhớ, còn chị không thể có được lấy hai ngày liền để nghĩ đến cùng một người.
- Chị vẫn sẽ hạnh phúc.
- Làm sao biết được – Leonor đăm chiêu nói thầm.
Người hầu phòng vào báo là tiệc trà đã dọn, tất cả sang phòng bên cạnh, nơi mấy ông đang chơi bài.


Như chúng ta đã biết, có ba đấu thủ đang ở đó, ông chủ nhà và hai ông bạn, cha của Matilda, ngài Fidel Elias và ngài Simon Arenal. Hai đấu thủ này của ngài Ensina thuộc vào loại người chỉ coi chính trị là nguồn sinh lợi cho mình, còn tất cả chính kiến của họ đều dẫn đến sự sùng bái mù quáng đối với cái ngôn từ khoa trương "thể chế" được họ hiểu như sự suy thoái [2] hoàn toàn. Một câu ngạn ngữ nổi tiếng có nói rằng địa ngục tươi mát hơn bởi những thiện ý…Dĩ nhiên, tôi không muốn so sánh nền chính trị của chúng ta với địa ngục, nhưng không hiểu sao trong đầu lại nảy ra ý nghĩ rằng chính trường ở Chi lê sẽ đỡ ngột ngạt nếu không có những nhà yêu nước đáng thương như ngài Simon Arenal và ngài Fidel Elias. Các bậc trượng phu đáng kính này ủng hộ vô điều kiện bất kỳ hành vi nào của chính quyền và gọi tất cả những người tham gia hoạt động xã hội không được chính phủ chấp thuận là bọn cách mạng và mị dân một cách khinh miệt. Họ tỏ ra ngạc nhiên thật sự tại sao chính quyền không ngăn cấm các báo đối lập, còn ý kiến xã hội trong mắt họ chỉ là những điều nhảm nhí của bọn chơi trội, họ gắn biệt danh này cho bci ai dám cất tiếng phản đối chính phủ trong khi không có lấy một ngôi nhà và mảnh đất riêng hoặc không có vốn để sinh lợi.
Những quan điểm đầy thiện chí của hai ông bạn được cương quyết giữ vững và chúng là nguyên cớ cho những bất hoà trong gia đình ngài Fidel Elias. Trong đời mình, bà Francisca đã đọc hết hai chục cuốn sách, vì thê bà đòi quyền độc lập trong suy xét. Còn ông Fidel coi việc đọc sách không chỉ là vô bổ mà còn có hại, cho nên nhìn nhận lối cư xử của vợ như sự ra sức làm tổn hại đến những quan niệm xã hội của mình. Bà mệnh phụ có họ vấn tán đồng phe tự do và khuyến khích những tư tưởng tự do của người anh trai mà hai ông Fidel và Simon đã kiên trì lôi kéo về phía đảng cầm quyền, cái đảng mà về sau được đặt lại tên rất xác đáng là đảng của những kẻ cuồng tín.
Cuộc đàm đạo bên bàn trà không có được sự tham gia chung. Các vị khách dường như tự chia thành các nhóm theo lứa tuổi và theo sở thích riêng.


Bà Engracia vẫn sôi nổi tả lại cho bà em chồng cái cảnh đã diễn ra lúc ăn tối và hoàn toàn nghiêm túc thuyết phục rằng Diamela hiểu được tiếng Pháp. Về phía mình, do chồng muốn nói vỗ mặt nên bà Francisca đưa ra ý kiến của một số tác giả đã từng tán dương sự sáng trí của những giống chó thuần chủng.
Leonor cùng cô em họ và cánh trẻ tán dóc về những điều vớ vẩn nào đó, còn ông Damasso ngồi ở vị trí chủ toạ thì nói chuyện chính trị với ông bạn và ông em rể.
- Hãy thừa nhận đi anh Damasso – ông Fidel sôi nổi – rằng Hội bình đẳng hoàn toàn đơn thuần là một lũ rách rưới muốn chúng ta cho tiền.
- Và hơn nữa – ông Simon, uỷ viên thường trực của các uỷ ban chính phủ khác nhau xen lời – trong phái đối lập luôn luôn chỉ có những loại người không thể giữ chức vụ cao.
- Nhưng thưa các vị sẽ không phủ nhận – ông Damasso tuyên bố không vững tin lắm – rằng Hội bình đẳng đó đã mở trường học cho nhân dân.
- Sao anh cứ lập đi lập lại mãi như thế. Nhân dân với chả nhân dân! – ông Fidel tức giận – Gớm! Họ nghĩ ra cái gì chứ. Dạy học cho đủ loại khố rách áo ôm, làm như họ đích thực là những ngài sang trọng ấy!
- Giá như tôi là thành viên của chính phủ - ông Arenal tuyên bố - tôi sẽ dẹp ngay mấy cái hội như thế. Chúng ta sẽ đi tới đâu nếu như tất cả đều tham gia chính trị?
- Thế nhưng họ cũng là những công dân như chúng ta – ông Damasso nói.
- Những công dân mới tốt đẹp làm sao! – ông Fidel cười khẩy – không một đồng xu dính túi và không một mẩu bánh mì trong nhà.
- Nhưng dẫu sao thì đất nước của chúng ta vẫn cứ được mang danh cộng hoà – bà Francisca góp chuyện.
- Theo tôi, tốt hơn hết nó đừng có mang cái danh hiệu ấy – chồng bà sẵng giọng đáp.
- Lạy trời! – bà mệnh phụ phẫn nộ thốt lên.
- Này bà ơi, chính trị không phải là việc của đàn bà – ngài Elias lên giọng răn dạy.
Nhận xét ấy rõ ràng rất vừa lòng ngài Simon Arenal và ngài gật đầu ủng hộ.
- Đồ trang sức và hoa, đó là tất cả những gì người phụ nữ cần, cô thân mến ạ! – Agustin cũng bị cuộc tranh luận cuốn hút.
- Cậu bé rõ ràng đã bị ngu đi trong lúc ở châu Âu – bà mệnh phụ bực bội phân trần.
- Ngài bộ trưởng mới nói chuyện với tôi về ông những ngày gần đây – ông Simon nói với ông Damasso – Ngài hỏi có phải ông đúng là theo phe đối lập không.
- Tôi là người theo phái đối lập ư? – ông Damasso kêu lên – Làm sao mà ngài ấy nghĩ như thế? Tôi không theo phái nào cả.
- Tôi cho rằng có thể ông sẽ được đưa vào uỷ ban nào đó.
Ông Damasso trầm ngâm suy nghĩ, trong thâm tâm ông cảm thấy ân hận vì đã trả lời bộp chộp.
- Ông nói về các uỷ ban nàothế? – ông thận trọng dò hỏi.
- Ông cứ cố tình quên – Simon trả lời – chính ông vẫn biết là chính phủ luôn luôn tìm kiếm những người xứng đáng, có khả năng đem lại lợi ích….
- Như vậy là đúng – ông Damasso tiếp lời – chỉ có như vậy mới có thể củng cố được chính quyền.
- Xem kìa Leonor, coi chừng họ dụ dỗ ba cháu về cùng phe đấy – giọng bà Francisca vang lên.
- Ô, điều đó không dễ đến thế đâu, em yêu quý ạ - ngài Ensina cắt lời – Mà chính bản thân anh luôn khẳng định rằng chính phủ cần phải dựa vào những con người đáng kính trọng.
- Vậy anh cứ tin đi, anh sẽ là thượng nghị sĩ – ông Fidel tuyên bố.
- Tôi không cầu mong điều đó – ông Damasso ngượng ngùng ấp úng – nhưng nếu như nhân dân tín nhiệm tôi…
- Ấy, đối với chúng ta chính phủ tin tưởng chứ không phải nhân dân – bà Francisca nhận xét.
- Đúng là phải như thế - ông Fidel khẳng định – nếu khác đi thì làm sao điều khiển nổi đất nướ.
- Trong trường hợp đó thì tốt hơn hết nói chung đừng có điều khiển gì hết va để cho mọi người được yên! – bà Francisca thốt lên.
- Bà làm gì vậy? – ông chồng nổi nóng – đã bao nhiêu lần tôi nhắc bà rằng chính trị không phải việc đàn bà mà.
Simon gật đầu đồng tình, còn bà Francisca bị xúc phạm thì tức giận quay ngoắt lại phía chị dâu.
Sau tiệc trà mọi người trở lại phòng khác, những người lớn lại nói chuyện chính trị còn cánh trẻ thì vây quanh Leonor vừa ngồi xuống bên chiếc bàn có đặt cuốn album tuyệt đẹp khảm xà cừ bọc bìa cứng.
- Leonor, như vậy là họ đã trả lại album cho em. Cho anh xem trong đó viết những gì nào – Agustin nói.
- Nghĩa là ông đã mang nó đến? – Cô gái lãnh đạm hỏi Emilio Mendosa.
- Tất nhiên, thưa tiểu thư, tôi luôn giữ lời hứa.
- Chắc là anh đã viết thơ trong cuốn album phải không? – Clemente Valencia hướng về phía đối thủ của mình – Còn tôi, hoàn toàn không thể chịu nổi thứ đó – chàng ta nói thêm, tay mân mê cái dây đeo đồng hồ.
- Cả tôi nữa – Agustin đế theo.
- Thôi được, để xem nào – bà Francisca ríu rít mở album.
- Thưa cô, chúng ta nghe nhạc không tốt hơn ư? – Agustin buồn bã nói – Có ai thích cái lối văn chương này đâu.
- Mẹ cứ đọc đi mẹ - Matilda yêu cầu – chúng ta rất quan tâm đến cái mà anh họ của con không hiểu vì sao lại gọi là cái lối văn chương.
Bà Francisca chăm chú nhìn một trang nào đó.
- Ồ, ở đây có những vần thơ mới! – bà thốt lên – và bên dưới có chữ ký của Mendosa.
- Thế nào, anh sáng tác thơ à, anh bạn thân mến? – Agustin sửng sốt – nghĩa là anh đã yêu?
Emilio đỏ mặt liếc trộm Leonor, còn nàng không động đậy lông mày.
- Bài thơ hoàn toàn rất ngắn – bà Francisca nhận xét, nôn nóng muốn đọc to lên.
- Thôi được, thưa cô, chúng ta cùng nghe – Agustin miễn cưỡng và bà Francisca ủê oải làm điệu, bắt đầu đọc:
"Viết về đôi mắt nàng
ánh mắt nàng dịu hiền làm sao!
nhìn ta bỗng hoá lửa thiêu cõi lòng
Nếu không bố thí ân tình
Xin đừng bóp chết con tim yếu hènàng
Lòng ta quặn nỗi sầu thương
Than cho số phận phũ phàng, đớn đau
Mắt nàng ấm áp thẳm sâu
Nhìn ta bỗng hoá lưỡi dao, oán hờn
Ta đâu dám xúc phạm nàng
Mà sao nàng nỡ phũ phàng giết ta?
Bởi vì sống cũng bằng thừa
Nếu không được phép dâng đưa tấm tình…"
Trong lúc bà Francisca đứng lặng đi, Emilio Mendosa nhìn Leonor một cách âu yếm, dường như muốn nói "Em – bà chúa của anh"
- Anh có mất nhiều thời gian cho bài thơ này không? – bà mệnh phụ có học vấn tò mò hỏi.
- Cháu vừa làm xong sáng nay – Mendossa cố ý khiêm tốn trong khi chỉ nghĩ đến một điều là làm sao đừng có lỡ miệng nói ra mình đã cẩn thận chép lại những dòng thơ này từ tuỷên tập của nhà thơ Tây Ban Nha Kampoamor mà vào thời ấy rất ít người ở Chi lê biết đến.
- Ở đây có cả văn xuôi nữa – bà Francisca phát hiện – Xin mời nghe này "Nhân loại tiến tới sự tiến bộ theo một vòng tròn được gọi là tình yêu, ở giữa vòng tròn ấy là một thiên thần có tên là phụ nữ".
- Ý tưởng mới cao siêu làm sao! – Emilio Mendosa run run nói.
- Vâng, đối với những ai hiểu được nó – Clemente Valencia lẩm bẩm.
Cuốn album lôi cuốn bà mệnh phụ đến mức bà không còn đủ sức để rời bỏ nó và ngốn ngấu đọc tất cả những câu văn rỗng tuếch cùng những vần thơ ngô nghê luôn luôn kết thúc bằng sự thổ lộ tình yêu với Leonor.
- Cô tôi có khả năng vùi đầu vào sách thâu đêm suốt sáng – Agustin thầm thì vào tai bạn mình là Clemente.
Đúng lúc đó cha của Matilda đứng dậy và cầm mũ lên, những vị khách khác cũng bắt đầu cáo từ theo.
- Bà có hình dung được không – ông Fidel nói nhỏ với vợ khi họ đã ra ngoài đường – anh Damasso đã làm cho tôi hiểu rằng anh ấy sẽ không còn gì phản đối nếu như Matilda của chúng ta gắn bó với con trai anh ấy, Agustin. Đó là một đám hời.
- Nhưng cậu ta kém cỏi quá! – bà Francisca tiếc rẻ cau mày khi nhớ lại cậu cháu nhận xét về thơ ca một cách khinh mạn như thế nào.
- Chỉ nhảm nhí! Bù vào đó tài sản của ông bố không kém cỏi tí nào. Đâu phải đùa với cả triệu peso? – Ông chồng phản đối gay gắt. Bà Francisca cho rằng cãi lại những lý lẽ có trọng lượng như thế không cần thiết – Đối với chúng thì đám cưới của Matilda và Agustin sẽ là một hạnh phúc lớn – Fidel tiếp tục – Bà cứ tự suy xét xem, sang năm là hết hạn phát canh trang trại "El Roble" và chủ nhân của nó không có ý định gia hạn hợp đồng cho chúng ta.
- Cho đến giờ thì cái trang trại danh tiếng ấy chẳng đem lại lợi lộc gì nhiều cho ông – bà Francisca nhận xét.
- Vấn đề không phải ở đó – ông chồng bực tức cắt ngang – thuận miệng thì nói vậy thôi. Nu như Matilda trở thành vợ của Agustin thì tương lai của nó được bảo đảm. Hơn nữa Damasso khi ấy chắc là sẽ không từ chối bảo lãnh cho tôi và với sự hỗ trợ của anh ấy, tôi có thể bắt đầu một việc béo bở nào đó.
- Nói chung ông cứ làm những gì ông biết! – bà Francisca giận dỗi vì đã chán ngán bởi những tính toán tầm thường của ông.
Hai vợ chồng cùng im lặng và không trao đổi thêm lời nào cho đến lúc về tận nhà.
Trong khi đó trong phòng khách của ngài Ensina diễn ra một cuộc nói chuyện sau đây.
- Vị khách mới đến của chúng ta biến đi đâu mất thế nhỉ? – ông Damasso sực nhớ ra – Sao không thấy cậu ta đâu cả?
Người hầu được gọi tới, nhưng hắn thông báo là chàng trai chưa về.
- Có lẽ cậu ta bị lạc đường chăng? – ông chủ nhà lo lắng
- Bị lạc ở Santiago ư? – Agustin cười - Ở Paris thì đúng là chuyện đó không khó xảy ra.
- Bà biết không – ngài Damasso quay về phía vợ - Martin đến thật đúng lúc, hiện giờ tôi đang cần một người để làm sổ sách kế toán.
- Hình như cậu ta cũng dễ thương và điều chủ yếu là không hút thuốc – bà Engracia trả lời.
Đúng là Martin đã từ chối điếu xì gà mà ông Damasso đã mời chàng sau bữa ăn, trong lúc nổi hứng dân chủ.
Nhưng sau cái phút mà nhà tư sản đáng kính được biết rằng ngài bộ trưởng dự định đưa mình vào thành phần một uỷ ban gì đó thì, ngay cả việc nhớ lại mối thiện cảm trước đây đối với các quan điểm tự do, ông cũng không muốn nữa.
Chính vì thế, khi nằm vào giường, ông tự nói với mình "Nói gì thì nói chứ những người tự do ấy đúng là những kẻ mơ tưởng hão huyền không chấp nhận được!"




Chú thích

[1] một lối chơi bài

[2] Nguyên văn: retrograde
Trái tim không cần lý lẽ
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64