Hồi 178
Tác giả: Kim Dung
Ba Đạt khẽ dằn hắng một tiếng, gật gù cái đầu xoay chuyển hai vòng
như để thưởng thức câu văn tuyệt diệu trong đạo thượng dụ.
Đoạn hắn lấy giọng đọc tiếp:
"Vương trước nay dốc dạ trung trinh, bày mưu khắc địch, hết sức khuông
phò, lập nên đại sự. Sau vương ở lại trọng trấn biên cương khiến trẫm yên lòng,
khỏi lo về mặt Nam hoang, công lao tột bậc !"...
Ba Đạt tới đấy dừng lại một chút, khẽ thở dài nói:
- Thật là một áng văn chương tuyệt tác !
Sách Ngạch Đồ nói theo:
- Thiên ân của đức Hoàng thượng đối với Ngô Tam Qu? mông mênh như biển
cả. Giả tỷ hắn còn chút lòng dạ của con người thì khi nghe đọc đạo thượng dụ
này e rằng hắn phải thẹn mặt hổ lòng mà chết đi được.
Ba Đạt hắng giọng đọc tiếp:
"Nhưng trẫm nghĩ đến Vương đã già nua tuổi tác mà phải đóng binh ở xứ biên
hoang lâu ngày, lòng quyến cố của trẫm thật là thấm thiết ! Gần đây địa phương
đó đã vững như bàn thạch. Vậy trẫm ưng chuẩn lời thỉnh cầu của Vương được bãi
bõ phiên trấn, trở về kinh địa.
Nay trẫm đặc phái Khâm sai đại thần đến nơi tuyên đọc thượng dụ, để Vương
thống lãnh quan binh bộ thuộc trở về Bắc Kinh, cho trẫm thoả lòng mong nhớ.
Thế là tôi chúa được sớm hôm bầu bạn quân thần cộng lạc, vĩnh viễn an hưởng
thái bình.
Một khi Vương dời khỏi Vân Nam trẫm liền phát dụ phái quân trú phòng địa
phương phòng vệ an ninh cho bách tính. Phủ đệ của Vương ở Bắc Kinh hiện đã
sẵn sàng, Vương không phải lo lắng chi hết. Khâm thử !".
Thanh điệu của Ba Đạt sang sảng như tiếng chuông đồng, hắn đọc thượng dụ
vừa mạch lạc, vừa gẫy gọn, lại lên bổng xuống trầm, ai nghe cũng lọt tai.
Ba Đạt đọc xong thượng dụ, hết thẩy nịnh thần đều lên tiếng hoan hô, tán
tụng.
Minh Châu nói:
- Tám chữ "sớm hôm bầu bạn, quân thần cộng lạc" của đức Hoàng thượng thật
cho đá cũng phải cảm động. Bọn nô tài nghe đến tám chữ này mà trong lòng hồi
hộp.
Đồ Hải nói theo:
- Đức Hoàng thượng suy nghĩ thật sâu sa, chu đáo. Trong thượng dụ nói cả
đến việc một khi Ngô Tam Quế dời khỏi Vân Nam là lập tức có quân trú phòng
của địa phương đến trấn giữ an ninh cho trăm họ, để hắn hết đường kiếm cớ trùng
trình. Thượng dụ còn nhắc tới hắn đến Bắc Kinh đã dành phủ đệ sẵn sàng, hắn
khỏi phái người về kinh xây dựng lâu đài, do đó hắn có thể nấn ná để ở lại Vân
Nam hàng mấy năm cũng chưa biết chừng.
Vua Khang Hy lại nói:
- Hay hơn hết là Ngô Tam Quế vâng thượng dụ về triều ngay, thì trăm họ
thoát khỏi một phen tai nạn binh đao. Bây giờ cần phải hai người có tài biện
thuyết đến Vân Nam tuyên bố chỉ dụ của trẫm.
Mọi người nghe Hoàng đế nói vậy đều đưa mắt nhìn Vi Tiểu Bảo .
Vi Tiểu Bảo thấy ai cũng ngó mình, gã không khỏi hoang mang, nghĩ bụng:
- Vụ này mà mình phải đi là không hay đâu. Chuyến trước đưa dâu đến Vân
Nam cơ hồ mất mạng rồi. Lần này còn đem thượng dụ triệt phiên tới đó, tất Ngô
Tam Quế phải hạ sát cả Khâm sai đại thần.
Gã lại nghĩ tới đến Vân Nam có thể lấy được A Kha, bất giác rạo rực trong
lòng. Nhưng xét cho cùng thì việc bảo toàn tính mạng vẫn là quan trọng hơn hết.
Bỗng thấy Minh Châu quì xuống tâu:
- Xin Hoàng thượng xét soi. Kể về tài biện thuyết và hành động tinh minh
mẫn cán thì Vi đô thống là một nhân vật rất đắc lực. Có điều đô thống ghét kẻtàn ác như quân cừu địch. Đô thống đã biết Ngô Tam Quế tỏ lòng bất kính với
Hoàng thượng nên căm hận hắn thấu xương. Nếu Hoàng thượng lại phái Vi đô
thống đi công cán vụ này thì e rằng có điều bất lợi. Theo ngu kiến của nô tài thì
quan Lễ bộ thị lang Chiết Nhĩ Khang và quan Hàn lâm học sĩ Đạt Nhĩ Lễ là những
nhân vật có thể đảm đương việc đi Vân Nam để tuyên thị thượng dụ được. Hai
người này ung dung phong nhã may ra cảm hoá được kẻ hung tàn, ngoan cố cũng
chưa biết chừng.
Vua Khang Hy rất lấy làm vừa dạ, liền ban khẩu dụ phái Chiết Nhĩ Khang và
Đạt Nhĩ Lễ đi Vân Nam tuyên chỉ.
Các đại thần thấy Hoàng đế quyết ý dẹp phiên, thảo sẵn thượng dụ để bên
mình, đều lấy làm hối hận là lúc ban đầu đã nói tốt cho Ngô Tam Quế.
Bây giờ ai nấy đều đổi giọng, nghĩ ra thật lắm tội trạng đổ lên đầu Ngô Tam
Quế mà toàn là những tội đại gian đại ác, không thể khoan dung được.
Vua Khang Hy gật đầu phán:
- Ngô Tam Quế tuy toan làm điều đại nghịch, nhưng cũng chưa phải là tội ác
đến cùng cực. Chúng ta phải coi chừng mà hành động, chớ để xẩy điều gì trái
ngược với sự thực.
Nhà vua phán xong mấy câu này liền đứng lên nhìn Vi Tiểu Bảo vẫy tay cho
gã đi theo vào hậu điện.
Vi Tiểu Bảo theo tiểu Hoàng đế tới ngự hoa viên. Bỗng nhà vua dừng lại,
cười nói:
- Tiểu Quế Tử ! Bữa nay có mặt ngươi thật là hay quá ! Nếu ngươi không lấy
cái túi trân châu bảo bối ra đổ xuống đất thì con mẹ nó những thằng khỉ già đều
nói tốt cho Ngô Tam Quế.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Thực ra Hoàng thượng chỉ tuyên bố một câu dẹp bỏ phiên trấn là các quan
liền đua nhau tâu việc triệt phiên là đúng. Nhưng nô tài nghĩ để họ tự nói ra ý
kiến của mình ra nghe cũng thú vị.Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu. Nét mặt bỗng trở nên trịnh trọng, nhà vua
nói:
- Tiểu Quế Tử ! Nước cờ chúng ta đã đi rồi, nhưng Ngô Tam Quế thật không
phải hạng dễ chơi đâu. Tướng sĩ dưới trướng hắn đều là những tay đánh quen trăm
trận. Binh lực hắn lợi hại vô cùng ! Nếu hắn dấy binh tạo phản mà người Hán khắp
thiên hạ đều hưởng ứng thì vụ này thật la nguy hiểm.
Những năm gần đây Vi Tiểu Bảo đi khắp các nơi đã được nghe người Hán chỗ
nào cũng thoá mạ bọn Thát Đát, mà số người Hán lại rất đông. Trong một trăm
người thì có đến chín mươi chín phần người Hán, còn người Mãn Châu chưa chắc
đã được một phần. Nếu người Hán khắp thiên hạ đều đứng lên tạo phản thì bất
luận trường hợp nào người Mãn Châu cũng khó lòng chống cự nổi.
Nhưng số người thoá mạ bọn Thát Đát tuy nhiều, mà số người căm hận Ngô
Tam Quế còn đông hơn.
Vi Tiểu Bảo nghĩ tới điểm này liền tâu:
- Xin thánh thượng yên tâm. Người Hán khắp thiên hạ chẳng một ai ưa Ngô Tam
Quế. Nếu hắn tạo phản thì ngoài bè lũ thân tín của hắn, chẳng có ai ủng hộ hết.
Vua Khang Hy gật đầu đáp:
- Ta nghĩ tới điểm này rồi. Quế Vương nhà Minh trước chạy trốn sang nước
Miến Điện rồi bị Ngô Tam Quế bắt được giết đi. Như vậy Ngô Tam Quế có tạo
phản cũng chỉ nói là "hưng Hán phản Mãn" chứ không thể tuyên bố là "phản Thanh
phục Minh" được.
Nhà vua nói tới đây dừng lại một chút rồi hỏi:
- Sùng Trinh hoàng đế nhà Minh chết vào ngày nào ?
Vi Tiểu Bảo gãi đầu gãi tai ngập ngừng đáp:
- Cái đó... cái đó... nô tài không thể biết được, vì hồi ấy nô tài chưa ra đời.
Vua Khang Hy cười ha hả nói:
- Ta hỏi thăm đường một kẻ đui mù. Thuở ấy ta chưa ra đời. Phải rồi ! Đến
ngày giỗ Sùng Trinh Hoàng đế, ta hạ chiếu an ủi, phủ dụ những con em trong
hoàng tộc nhà Minh, đồng thời ta phái mấy vị Hoàng thân quốc thích đến tế điệntrên lăng vua Sùng Trinh, khiến trăm họ trong thiên hạ đều cảm kích ta mà thêm
thống hận Ngô Tam Quế.
Vi Tiểu Bảo tâu:- Hoàng thượng thần cơ diệu toán thật sâu rộng. Nhưng nếu
ngày giỗ của Sùng Trinh Hoàng đế còn xa mà Ngô Tam Quế tạo phản trước rồi thì
làm thế nào ?
Vua Khang Hy cất bước trong vườn hoa đi thêm mấy bước rồi mỉm cười nói
lảng sang chuyện khác:
- Tiểu Quế Tử ! ít lâu nay ngươi phụng chỉ đi làm việc quốc gia đã phải chịu
nhiều điều cực nhọc. Hết lên Ngũ Đài Sơn lại xuống Vân Nam, hết ra Thần Long
đảo lại tới Liêu Đông. Sau cùng ngươi sang cả nước La Sát. Chuyến này trẫm phái
ngươi đi đến một địa phương vui vẻ.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Địa phương vui vẻ nhứt trong thiên hạ là bên mình Hoàng thượng. Nô tài chỉ
cần được nghe Hoàng thượng nói một câu, nhìn thấy Hoàng thượng một lần là tâm
hồn rạo rực, trong lòng khoan khoái vô cùng ! Tâu Hoàng thượng ! Đây là nô tài
nói thật, chứ không có ý nịnh hót.
Vua Khang Hy gật đầu phán:
- Trẫm biết sự thực là như vậy. Trẫm với ngươi là quân thần mà hai bên ý hợp
tâm đầu đúng là có duyên phận. Trẫm với ngươi đánh nhau rồi kết bạn, thật khác
người đời. Hà hà ! Hễ trẫm ngó thấy ngươi là trong lòng lại cao hứng. Tiểu Quế Tử
! Nửa năm nay trẫm bặt tin ngươi đã tưởng ngươi chết chìm ngoài biển cả rồi. Trẫm
rất lấy làm hối hận sao lại phái ngươi làm việc mạo hiểm như vậy ?
Vi Tiểu Bảo trong lòng cảm kích tâu:
- Nô tài chỉ mong muốn được chầu hầu kề cận Hoàng thượng.
Mấy tiếng sau âm thanh của gã nghẹn ngào vì cảm động.
Vua Khang Hy nói:
- Hay lắm ! Ta là Hoàng đế sáu chục năm thì ngươi cũng làm quan lớn sáu chục
năm. Tôi chúa chúng ta đầy lòng ân nghĩa lại có thuỷ chung.Một vị Hoàng đế mà thốt ra những câu này với kẻ thần tử thật là hiếm có. Một
là nhà vua ít tuổi, ăn nói mau lẹ. Hai là nhà vua cùng Vi Tiểu Bảo quả có lòng chân
thành với nhau.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Chúa thượng làm Hoàng đế một trăm năm, nô tài chỉ cầu được làm kẻ hầu hạ
một trăm năm cũng đủ lấy làm mãn nguyện lắm rồi. Còn quan lớn quan nhỏ gì, nô
tài cũng chẳng để tâm.
Vua Khang Hy cười hỏi:
- Sáu mươi năm làm Hoàng đế còn chưa đủ ư ? Con người cần biết tri túc,
chứ đừng đòi hỏi quá nhiều!
Nhà vua dừng lại một chút rồi tiếp:
- Tiểu Quế Tử ! Lần này ta phái ngươi đi Dương Châu để ngươi mặc áo gấm
về làng.
Vi Tiểu Bảo nghe nói đến phái đi Dương Châu, trong lòng hồi hộp hỏi lại:
- Sao lại mặc áo gấm về làng ?
Nhà vua đáp:
- Ngươi làm quan lớn ở kinh sư, được về cố hương một cách vẻ vang với họ
hàng thân thích. Ai cũng khen gợi há chẳng hay lắm ư ? Ngươi bảo tên thủ hạ viết
giúp một bản tâu để triều đình gia phong cho song thân ngươi.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Dạ dạ ! Đa tạ ơn điển của Hoàng thượng.
Nhà vua hỏi:
- Dường như ngươi có vẻ không thích thì phải ?
Vi Tiểu Bảo lắc đầu đáp:
- Nô tài rất hoan hỷ, nhưng... nhưng... nô tài không biết phụ thân mình là ai?
Vua Khang Hy sửng sốt nghĩ tới phụ hoàng xuất gia trên Ngũ Đài Sơn liền
cảm thấy chỗ đồng bệnh tương lân, liền cất giọng ôn nhu phán:- Ngươi hãy về Dương Châu thủng thẳng tìm kiếm dò hỏi. Hoặc giả thượng đế
rủ lòng thương tới kẻ trung lương khiến cho cha con đoàn tụ. Tiểu Quế Tử ! Việc
phái ngươi đi Dương Châu là một công cán dễ dàng nhất. Ta phái ngươi tới đó để
xây dựng một toà Trung liệt từ.
Vi Tiểu Bảo nghe nhà Vua bảo đi Dương Châu xây Trung liệt từ gã không
hiểu tưởng lầm là Hoàng thượng sai đi Chủng lật tử (trồng cây dẻ) gã liền hỏi lại:
- Chủng lật tử ư ? Hoàng thượng muốn xơi hạt giẻ, thì để nô tài ra chợ mua.
ở đây cũng có mứt hạt dẻ thơm ngon lắm. Hà tất phải đến Dương Châu mới trồng
được ?
Vua Khang Hy cười ha hả đáp:
- Con mẹ nó ! Tiểu Quế Tử vô học chẳng hiểu gì hết. Ta bảo xây Trung liệt
từ mà ngươi kéo dằng ra là chủng lật tử thì đá cũng không nhịn cười được. Trung
liệt từ là một ngôi từ đường thờ phụng những bậc trung thần liệt sĩ.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Nô tài quả là ngu thiệt ! Té ra đi dựng một ngôi đền miếu như Quan Đế
miếu gì đó.
Nhà vua đáp:
- Đúng là như vậy. Sau khi quân Thanh vào quan ải đã tàn sát rất nhiều bách
tính ở thành Dương Châu và thành Gia Định. Vì thế mà có tiếng đồn những vụ
"Dương Châu thập nhật" và "Gia định tam đồ". Mỗi khi ta nhớ tới những vụ này
không khỏi ăn năn trong dạ.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Ngày trước quả có việc tàn sát rất thê thảm. Mười mấy năm sau trong những
sông ngòi, ao giếng ở thành Dương Châu hãy còn xác chết nổi lềnh bềnh. Có
điều khi đó nô tài chưa ra đời. Hoàng thượng cũng chưa có thì họ trách tôi chúa
ta thế nào được ?
Vua Khang Hy đáp:- Kể lý thì như vậy, nhưng đó là sự việc của tổ tiên ta, nên ta cũng coi như
việc mình làm. Hồi ấy có một vị tên gọi Sử Khả Pháp ngươi có nghe nhắc tới bao
giờ không ?
Vi Tiểu Bảo đáp ngay:
- Sử các bộ, Sử đại nhân tử thủ thành Dương Châu. Lão nhân gia là một bậc
đại trung thần. Những người ở thành Dương Châu nhắc tới lão nhân gia lại chảy
nước mắt. Trong viện của nô tài cũng có đặt một bài vị trên đề "Cửu Văn Long Sử
Tiến chi linh vị". Những ngày mười rằm mồng một, rất đông người đến thắp hương lễ
bái trước bài vị này. Nô tài còn nghe người ta nói : Thực ra đó là bài vị thờ Sử
các bộ, nhưng để như vậy là để che mắt quan nha mà thôi.
Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu nói:
- Những bậc trung thần nghĩa sĩ gieo mối thương tiếc vào lòng người. Trăm họ
đến cúng vái trước linh vị Cửu Văn Long Sử Tiến mà thực ra là kỷ niệm Sử Khả
Pháp.
Rồi nhà Vua phán hỏi:
- Ngươi ở việc đó là việc gì ?
Vi Tiểu Bảo thẹn đỏ mặt lên tâu:
- Trình Hoàng thượng ! Vụ này nói ra không khỏi nhàm tai Hoàng thượng.
Trong nhà thần có mở một "viện" kêu bằng Lệ Xuân viện. Đây là một kỹ viện lớn
vào hạng nhất nhì ở trong thành Dương Châu.
Vua Khang Hy tủm tỉm cười nghĩ bụng:
- Nghe giọng nói lăng nhăng quê mùa thô tục, ta đã biết thằng nhỏ này không
phải dòng dõi thế gia. Nhưng gã đối với ta hết lòng ngay thẳng. Cả việc xấu xa
trong gia đình gã cũng không lừa dối ta.
Thực ra Vi Tiểu Bảo nói nhà mình mở kỹ viện còn là nói khoác. Mẫu thân hắn
bất quá là một ả kỹ nữ ở Lệ Xuân viện, chứ nào phải chủ tiệm.
Nhà vua lại phán:
- Ngươi mang thượng dụ của trẫm đến thành Dương Châu tuyên đọc trẫm
tuyên dương thành tích tận trung báo quốc của Sử Khả Pháp. Y là một nhân vậttrung quân ái quốc, là một đại trung thần, đại hảo hán. Nhà Đại Thanh chúng ta rất
kính trọng những bậc trung thần nghĩa sĩ mà chẳng khoan dung loạn thần tặc tử.
Ngươi lại xây một ngôi đền thật đẹp để bách tính phụng sự Sử Khả Pháp. Đồng
thời những trung thần dũng tướng tuẫn nạn về cuộc thủ thành Dương Châu thời
bấy giờ cũng được phối hướng. Ngươi lại đem ba chục bạn lạng bạc để phủ tuất
và cứu tế cho trăm họ ở thành Dương Châu và thành Gia Định. Trẫm sẽ chỉ xá
thuế và miễn đóng góp lương tiền trong ba năm cho hai địa phương này.
Vi Tiểu Bảo thở phào một cái nói:
- Tâu Hoàng thượng ! Ân điển này của Hoàng thượng thật là sâu rộng, nô tài
chân tâm thành ý dập đầu lạy mấy cái lạy mới được.
Gã nói rồi lồm cồm bò đến trước vua Khang Hy dập đầu lạy binh binh.
Vua Khang Hy mỉm cười hỏi:
- Chỉ có lần này ngươi mới chân tâm thành ý lạy trẫm, còn những lần trước kia
đều là giả dối hay sao ?
Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Có khi nô tài dập đầu một cách thành thật, mà cũng có lúc theo người ta
làm cho đủ lễ.
Vua Khang Hy chẳng lấy thế làm hỗn xược, lại cười ha hả nghĩ bụng:
- Trong một trăm tên đã dập đầu lạy ta có đến chín mươi chín tên đã đóng
kịch. Nhưng cũng chỉ một mình Tiểu Quế Tử là nói thật với ta.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Tâu Hoàng thượng ! Kết hoạch này của Hoàng thượng là một tên bắn đôi
chim.
Nhà vua cười hỏi:
- Người ta nói "Nhất tiễn xạ song điêu". Ngươi lại bảo một tên bắn đôi chim.
Vậy hai con chim mà ngươi nói đó là chim gì ?
Vi Tiểu Bảo tâu:- Toà Trung liệt từ này xây lên rồi thì người Hán khắp thiên hạ đều biết đức
Hoàng thượng hết lòng thương bách tính. Việc quân Thát...quân Thanh giết người
Hán ở Dương Châu và ở Gia Định đã làm cho Hoàng thượng phải đau lòng, nên
bây giờ Hoàng thượng nghĩ phương pháp đền bù.
Gã dừng một chút rồi tiếp:
- Nếu Ngô Tam Quế hoặc Thượng Khả Hy hay Cảnh Tĩnh Trung tạo phản
mang danh nghĩa khôi phục nhà Minh gì đó thì trăm họ sẽ bảo chúng: Người Mãn
Thanh chẳng có gì là xấu cả. Đức Hoàng đế thật nhân hậu.
Vua Khang Hy gật đầu nói:
- Ngươi nói vậy cũng đúng, nhưng còn có chỗ lấy bụng kế tiểu nhân đo lòng
người quân tử. Ta nghĩ tới những vụ "Dương Châu thập nhật", "Gia Định tam đồ"
quả thực trong lòng xót xa mà phát tiền phủ tuất cùng giảm miễn ngân sương, chứ
không phải chỉ mua chuộc lòng người.
Nhà vua lại hỏi:
- Còn con chim thứ nhì là gì ?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Hoàng thượng dựng miếu đường này khiến nhân dân đều biết làm trung thần
nghĩa sĩ là hay, hành động phản bạn ngỗ nghịch là dở. Ngô Tam Quế muốn dấy
binh tạo phản là trở thành nghịch tặc. Trăm họ sẽ thoá mạ hắn.
Nhà vua vươn tay khẽ đập vào mũ Vi Tiểu Bảo, cười nói:
- Đúng thế ! Chúng ta phải hết sức tuyên dương những nhân vật tận trung
báo quốc để nổi danh là hảo nhân. Như vậy trăm họ trong thiên hạ ai cũng muốn
noi gương trung nghĩa để thành hảo nhân chứ còn ai toan điều phản nghịch để thế
gian thoá mạ. Ngô Tam Quế không dấy động binh đao chẳng nói làm chi, nếu hắn
nổi lên phản loạn cũng chẳng ai chịu hưởng ứng.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Nô tài nghe thầy đồ kể những thiên cố sự thì có hai vị trung thần nghĩa sĩ
nổi tiếng nhất. Một là Nhạc Phi, Nhạc gia gia và một là Quân Đế, Quan Vương gia.
Tâu Hoàng thượng ! Chuyến này bọn nô tài đến Dương Châu dựng Trung nghĩa từtưởng nên đồng thời trung tu miếu thờ Nhạc gia gia và Quan Vương gia cho thật
tráng lệ.
Vua Khang Hy cười đáp:
- Tâm thần người rất linh mẫn, nhưng đáng tiếc ngươi không được đọc sách
thành ra chẳng có kiến thức gì. Việc tu sử Quan Đế miếu là phải lắm vì Quan Vũ
tận trung báo quốc, nghĩa khí ngút trời. Vậy trẫm phong sắc cho vị thần này. Còn
Nhạc Phi đánh nhau với quân Kim. Nhà Đại Thanh chúng ta hiện nay có thể gọi là
Hậu Kim. Kim tức là Thanh, quân Kim tức là quân Thanh. Vậy Nhạc vương miếu ngươi
cứ để yên đừng lý gì đến.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Té ra là thế !
Gã nghĩ thầm trong bụng:
- Nguyên bọn Thát Đát là con cháu Kim Ngột Truật, Cáp Mễ Xuy, tổ tiên của
ông vua này cũng ghê gớm lắm.
Vua Khang Hy hỏi:
- Trên núi Vương ốc tỉnh Hà Nam, dường như Ngô Tam Quế đã phục sẵn một
cánh quân mã, có đúng thế không ?
Vi Tiểu Bảo sửng sốt đáp:
- Đúng thế !
Gã nghĩ bụng:
- Nếu tiểu Hoàng đế không nhắc đến vụ này thì ta cũng quên mất
Vua Khang Hy nói:
- Trước đây ngươi điều tra ra vụ Ngô Tam Quế mưu đồ phản nghịch, và phái
người về tâu cho trẫm hay mà trẫm lại nặng lời cảnh cáo ngươi một chập, ngươi có
biết tại sao không ?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Chắc là vì binh mã của triều đình chưa chỉnh đốn kịp, nên Hoàng thượng giả
vờ không tin để khỏi rút mây động rừng.Vua Khang Hy cười nói:
- Phải rồi ! Thành ngữ "rút mây động rừng" dùng vào trường hợp này đúng
lắm. Ngay ở trong triều, Ngô Tam Quế nhất định đã đặt nhiều tâm phúc. Nhất cử
nhất động của chúng ta đều không qua mắt được tên lão tặc đó. Trên núi Vương
ốc xẩy vụ Tư Đồ Bá Lôi, nếu khi ấy trẫm mở cuộc điều tra thì Ngô Tam Quế biết
ngay lập tức. Hắn sinh lòng khiếp sợ, không chừng dấy binh tạo phản liền. Những
chuyện trong triều hắn đều tỏ tường hư thực và binh lực của hắn ra sao, còn trẫm
chẳng hiểu tý gì. Nếu xẩy cuộc đánh nhau, bên ta tất bị thất bại. Có biết mình
biết người mới mong chiến thắng.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Khi ấy Hoàng thượng phái người đến thống mạ nô tài, quan quân đều biết
hết. Nếu Ngô Tam Quế đặt gian tế trong doanh binh của nô tài thì tất họ báo cáo
cho hắn biết rồi. Không chừng hắn còn cười thầm là Hoàng thượng hồ đồ.
Vua Khang Hy nói:
- Chuyến này ngươi đi Dương Châu, dẫn năm ngàn binh mã để khi tới Hà Nam,
Tế Nguyên đánh thẳng vào sào huyệt bọn phỉ đồ trên núi Vương ốc một cách bất
ngờ, chúng không kịp phòng bị là mình thành công. Cánh quân của Ngô Tam Quế
mai phục ở đó rất gần kinh thành chính là mối lo tâm phúc của chúng ta.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Thế thì tuyệt diệu ! Tâu Hoàng thượng ! Hay là Hoàng thượng ngự giá thân
chinh giết cho kỳ hết bọn thủ hạ của Ngô Tam Quế.
Nhà vua cười đáp:
- Trên núi Vương ốc chỉ có chừng hai ngàn quân thổ phỉ mà quá nửa là bọn
già nua và đàn bà trẻ con. Tên họ Nguyên đó báo cáo có trên ba vạn là hắn
phóng đại. Trẫm đã phái ngừời lên điều tra nên biết rõ tình hình. Chỉ có hơn một
ngàn tên thổ phỉ mà bảo trẫm ngự giá thân chinh, há chẳng khiến người cười cho ư
? Ha ha ...
Vi Tiểu Bảo cũng bật cười mấy tiếng cười khô khan, bụng bảo dạ:
- Vị tiểu Hoàng đế này rất tinh minh. Báo cáo láo là không được.Vua Khang Hy lại nói:
- Bây giờ ngươi hãy lui ra nghĩ cách tiến đánh bọn thổ phỉ trên núi Vương ốc
một vài ngày rồi vào tâu lại cho trẫm nghe.
Vi Tiểu Bảo dạ một tiếng rồi trở gót lui ra.
Gã tự hỏi:
- Việc hành quân chiến đấu lão gia chẳng biết cóc gì. Bữa trước thuỷ chiến
cạy có Thi Lang, ngày nay lục chiến biết trông vào ai ?
Bỗng gã reo thầm:
- Có rồi ! Ta mời đề đốc tỉnh Quảng Đông là Ngô Lục Kỳ làm phụ tá cho
mình. Nhất thiết mọi việc ta cứ nghe theo lão là được. Lão là một tay hảo thủ trên
chiến trường.
Ba Đạt khẽ dằn hắng một tiếng, gật gù cái đầu xoay chuyển hai vòng
như để thưởng thức câu văn tuyệt diệu trong đạo thượng dụ.
Đoạn hắn lấy giọng đọc tiếp:
"Vương trước nay dốc dạ trung trinh, bày mưu khắc địch, hết sức khuông
phò, lập nên đại sự. Sau vương ở lại trọng trấn biên cương khiến trẫm yên lòng,
khỏi lo về mặt Nam hoang, công lao tột bậc !"...
Ba Đạt tới đấy dừng lại một chút, khẽ thở dài nói:
- Thật là một áng văn chương tuyệt tác !
Sách Ngạch Đồ nói theo:
- Thiên ân của đức Hoàng thượng đối với Ngô Tam Qu? mông mênh như biển
cả. Giả tỷ hắn còn chút lòng dạ của con người thì khi nghe đọc đạo thượng dụ
này e rằng hắn phải thẹn mặt hổ lòng mà chết đi được.
Ba Đạt hắng giọng đọc tiếp:
"Nhưng trẫm nghĩ đến Vương đã già nua tuổi tác mà phải đóng binh ở xứ biên
hoang lâu ngày, lòng quyến cố của trẫm thật là thấm thiết ! Gần đây địa phương
đó đã vững như bàn thạch. Vậy trẫm ưng chuẩn lời thỉnh cầu của Vương được bãi
bõ phiên trấn, trở về kinh địa.
Nay trẫm đặc phái Khâm sai đại thần đến nơi tuyên đọc thượng dụ, để Vương
thống lãnh quan binh bộ thuộc trở về Bắc Kinh, cho trẫm thoả lòng mong nhớ.
Thế là tôi chúa được sớm hôm bầu bạn quân thần cộng lạc, vĩnh viễn an hưởng
thái bình.
Một khi Vương dời khỏi Vân Nam trẫm liền phát dụ phái quân trú phòng địa
phương phòng vệ an ninh cho bách tính. Phủ đệ của Vương ở Bắc Kinh hiện đã
sẵn sàng, Vương không phải lo lắng chi hết. Khâm thử !".
Thanh điệu của Ba Đạt sang sảng như tiếng chuông đồng, hắn đọc thượng dụ
vừa mạch lạc, vừa gẫy gọn, lại lên bổng xuống trầm, ai nghe cũng lọt tai.
Ba Đạt đọc xong thượng dụ, hết thẩy nịnh thần đều lên tiếng hoan hô, tán
tụng.
Minh Châu nói:
- Tám chữ "sớm hôm bầu bạn, quân thần cộng lạc" của đức Hoàng thượng thật
cho đá cũng phải cảm động. Bọn nô tài nghe đến tám chữ này mà trong lòng hồi
hộp.
Đồ Hải nói theo:
- Đức Hoàng thượng suy nghĩ thật sâu sa, chu đáo. Trong thượng dụ nói cả
đến việc một khi Ngô Tam Quế dời khỏi Vân Nam là lập tức có quân trú phòng
của địa phương đến trấn giữ an ninh cho trăm họ, để hắn hết đường kiếm cớ trùng
trình. Thượng dụ còn nhắc tới hắn đến Bắc Kinh đã dành phủ đệ sẵn sàng, hắn
khỏi phái người về kinh xây dựng lâu đài, do đó hắn có thể nấn ná để ở lại Vân
Nam hàng mấy năm cũng chưa biết chừng.
Vua Khang Hy lại nói:
- Hay hơn hết là Ngô Tam Quế vâng thượng dụ về triều ngay, thì trăm họ
thoát khỏi một phen tai nạn binh đao. Bây giờ cần phải hai người có tài biện
thuyết đến Vân Nam tuyên bố chỉ dụ của trẫm.
Mọi người nghe Hoàng đế nói vậy đều đưa mắt nhìn Vi Tiểu Bảo .
Vi Tiểu Bảo thấy ai cũng ngó mình, gã không khỏi hoang mang, nghĩ bụng:
- Vụ này mà mình phải đi là không hay đâu. Chuyến trước đưa dâu đến Vân
Nam cơ hồ mất mạng rồi. Lần này còn đem thượng dụ triệt phiên tới đó, tất Ngô
Tam Quế phải hạ sát cả Khâm sai đại thần.
Gã lại nghĩ tới đến Vân Nam có thể lấy được A Kha, bất giác rạo rực trong
lòng. Nhưng xét cho cùng thì việc bảo toàn tính mạng vẫn là quan trọng hơn hết.
Bỗng thấy Minh Châu quì xuống tâu:
- Xin Hoàng thượng xét soi. Kể về tài biện thuyết và hành động tinh minh
mẫn cán thì Vi đô thống là một nhân vật rất đắc lực. Có điều đô thống ghét kẻtàn ác như quân cừu địch. Đô thống đã biết Ngô Tam Quế tỏ lòng bất kính với
Hoàng thượng nên căm hận hắn thấu xương. Nếu Hoàng thượng lại phái Vi đô
thống đi công cán vụ này thì e rằng có điều bất lợi. Theo ngu kiến của nô tài thì
quan Lễ bộ thị lang Chiết Nhĩ Khang và quan Hàn lâm học sĩ Đạt Nhĩ Lễ là những
nhân vật có thể đảm đương việc đi Vân Nam để tuyên thị thượng dụ được. Hai
người này ung dung phong nhã may ra cảm hoá được kẻ hung tàn, ngoan cố cũng
chưa biết chừng.
Vua Khang Hy rất lấy làm vừa dạ, liền ban khẩu dụ phái Chiết Nhĩ Khang và
Đạt Nhĩ Lễ đi Vân Nam tuyên chỉ.
Các đại thần thấy Hoàng đế quyết ý dẹp phiên, thảo sẵn thượng dụ để bên
mình, đều lấy làm hối hận là lúc ban đầu đã nói tốt cho Ngô Tam Quế.
Bây giờ ai nấy đều đổi giọng, nghĩ ra thật lắm tội trạng đổ lên đầu Ngô Tam
Quế mà toàn là những tội đại gian đại ác, không thể khoan dung được.
Vua Khang Hy gật đầu phán:
- Ngô Tam Quế tuy toan làm điều đại nghịch, nhưng cũng chưa phải là tội ác
đến cùng cực. Chúng ta phải coi chừng mà hành động, chớ để xẩy điều gì trái
ngược với sự thực.
Nhà vua phán xong mấy câu này liền đứng lên nhìn Vi Tiểu Bảo vẫy tay cho
gã đi theo vào hậu điện.
Vi Tiểu Bảo theo tiểu Hoàng đế tới ngự hoa viên. Bỗng nhà vua dừng lại,
cười nói:
- Tiểu Quế Tử ! Bữa nay có mặt ngươi thật là hay quá ! Nếu ngươi không lấy
cái túi trân châu bảo bối ra đổ xuống đất thì con mẹ nó những thằng khỉ già đều
nói tốt cho Ngô Tam Quế.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Thực ra Hoàng thượng chỉ tuyên bố một câu dẹp bỏ phiên trấn là các quan
liền đua nhau tâu việc triệt phiên là đúng. Nhưng nô tài nghĩ để họ tự nói ra ý
kiến của mình ra nghe cũng thú vị.Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu. Nét mặt bỗng trở nên trịnh trọng, nhà vua
nói:
- Tiểu Quế Tử ! Nước cờ chúng ta đã đi rồi, nhưng Ngô Tam Quế thật không
phải hạng dễ chơi đâu. Tướng sĩ dưới trướng hắn đều là những tay đánh quen trăm
trận. Binh lực hắn lợi hại vô cùng ! Nếu hắn dấy binh tạo phản mà người Hán khắp
thiên hạ đều hưởng ứng thì vụ này thật la nguy hiểm.
Những năm gần đây Vi Tiểu Bảo đi khắp các nơi đã được nghe người Hán chỗ
nào cũng thoá mạ bọn Thát Đát, mà số người Hán lại rất đông. Trong một trăm
người thì có đến chín mươi chín phần người Hán, còn người Mãn Châu chưa chắc
đã được một phần. Nếu người Hán khắp thiên hạ đều đứng lên tạo phản thì bất
luận trường hợp nào người Mãn Châu cũng khó lòng chống cự nổi.
Nhưng số người thoá mạ bọn Thát Đát tuy nhiều, mà số người căm hận Ngô
Tam Quế còn đông hơn.
Vi Tiểu Bảo nghĩ tới điểm này liền tâu:
- Xin thánh thượng yên tâm. Người Hán khắp thiên hạ chẳng một ai ưa Ngô Tam
Quế. Nếu hắn tạo phản thì ngoài bè lũ thân tín của hắn, chẳng có ai ủng hộ hết.
Vua Khang Hy gật đầu đáp:
- Ta nghĩ tới điểm này rồi. Quế Vương nhà Minh trước chạy trốn sang nước
Miến Điện rồi bị Ngô Tam Quế bắt được giết đi. Như vậy Ngô Tam Quế có tạo
phản cũng chỉ nói là "hưng Hán phản Mãn" chứ không thể tuyên bố là "phản Thanh
phục Minh" được.
Nhà vua nói tới đây dừng lại một chút rồi hỏi:
- Sùng Trinh hoàng đế nhà Minh chết vào ngày nào ?
Vi Tiểu Bảo gãi đầu gãi tai ngập ngừng đáp:
- Cái đó... cái đó... nô tài không thể biết được, vì hồi ấy nô tài chưa ra đời.
Vua Khang Hy cười ha hả nói:
- Ta hỏi thăm đường một kẻ đui mù. Thuở ấy ta chưa ra đời. Phải rồi ! Đến
ngày giỗ Sùng Trinh Hoàng đế, ta hạ chiếu an ủi, phủ dụ những con em trong
hoàng tộc nhà Minh, đồng thời ta phái mấy vị Hoàng thân quốc thích đến tế điệntrên lăng vua Sùng Trinh, khiến trăm họ trong thiên hạ đều cảm kích ta mà thêm
thống hận Ngô Tam Quế.
Vi Tiểu Bảo tâu:- Hoàng thượng thần cơ diệu toán thật sâu rộng. Nhưng nếu
ngày giỗ của Sùng Trinh Hoàng đế còn xa mà Ngô Tam Quế tạo phản trước rồi thì
làm thế nào ?
Vua Khang Hy cất bước trong vườn hoa đi thêm mấy bước rồi mỉm cười nói
lảng sang chuyện khác:
- Tiểu Quế Tử ! ít lâu nay ngươi phụng chỉ đi làm việc quốc gia đã phải chịu
nhiều điều cực nhọc. Hết lên Ngũ Đài Sơn lại xuống Vân Nam, hết ra Thần Long
đảo lại tới Liêu Đông. Sau cùng ngươi sang cả nước La Sát. Chuyến này trẫm phái
ngươi đi đến một địa phương vui vẻ.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Địa phương vui vẻ nhứt trong thiên hạ là bên mình Hoàng thượng. Nô tài chỉ
cần được nghe Hoàng thượng nói một câu, nhìn thấy Hoàng thượng một lần là tâm
hồn rạo rực, trong lòng khoan khoái vô cùng ! Tâu Hoàng thượng ! Đây là nô tài
nói thật, chứ không có ý nịnh hót.
Vua Khang Hy gật đầu phán:
- Trẫm biết sự thực là như vậy. Trẫm với ngươi là quân thần mà hai bên ý hợp
tâm đầu đúng là có duyên phận. Trẫm với ngươi đánh nhau rồi kết bạn, thật khác
người đời. Hà hà ! Hễ trẫm ngó thấy ngươi là trong lòng lại cao hứng. Tiểu Quế Tử
! Nửa năm nay trẫm bặt tin ngươi đã tưởng ngươi chết chìm ngoài biển cả rồi. Trẫm
rất lấy làm hối hận sao lại phái ngươi làm việc mạo hiểm như vậy ?
Vi Tiểu Bảo trong lòng cảm kích tâu:
- Nô tài chỉ mong muốn được chầu hầu kề cận Hoàng thượng.
Mấy tiếng sau âm thanh của gã nghẹn ngào vì cảm động.
Vua Khang Hy nói:
- Hay lắm ! Ta là Hoàng đế sáu chục năm thì ngươi cũng làm quan lớn sáu chục
năm. Tôi chúa chúng ta đầy lòng ân nghĩa lại có thuỷ chung.Một vị Hoàng đế mà thốt ra những câu này với kẻ thần tử thật là hiếm có. Một
là nhà vua ít tuổi, ăn nói mau lẹ. Hai là nhà vua cùng Vi Tiểu Bảo quả có lòng chân
thành với nhau.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Chúa thượng làm Hoàng đế một trăm năm, nô tài chỉ cầu được làm kẻ hầu hạ
một trăm năm cũng đủ lấy làm mãn nguyện lắm rồi. Còn quan lớn quan nhỏ gì, nô
tài cũng chẳng để tâm.
Vua Khang Hy cười hỏi:
- Sáu mươi năm làm Hoàng đế còn chưa đủ ư ? Con người cần biết tri túc,
chứ đừng đòi hỏi quá nhiều!
Nhà vua dừng lại một chút rồi tiếp:
- Tiểu Quế Tử ! Lần này ta phái ngươi đi Dương Châu để ngươi mặc áo gấm
về làng.
Vi Tiểu Bảo nghe nói đến phái đi Dương Châu, trong lòng hồi hộp hỏi lại:
- Sao lại mặc áo gấm về làng ?
Nhà vua đáp:
- Ngươi làm quan lớn ở kinh sư, được về cố hương một cách vẻ vang với họ
hàng thân thích. Ai cũng khen gợi há chẳng hay lắm ư ? Ngươi bảo tên thủ hạ viết
giúp một bản tâu để triều đình gia phong cho song thân ngươi.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Dạ dạ ! Đa tạ ơn điển của Hoàng thượng.
Nhà vua hỏi:
- Dường như ngươi có vẻ không thích thì phải ?
Vi Tiểu Bảo lắc đầu đáp:
- Nô tài rất hoan hỷ, nhưng... nhưng... nô tài không biết phụ thân mình là ai?
Vua Khang Hy sửng sốt nghĩ tới phụ hoàng xuất gia trên Ngũ Đài Sơn liền
cảm thấy chỗ đồng bệnh tương lân, liền cất giọng ôn nhu phán:- Ngươi hãy về Dương Châu thủng thẳng tìm kiếm dò hỏi. Hoặc giả thượng đế
rủ lòng thương tới kẻ trung lương khiến cho cha con đoàn tụ. Tiểu Quế Tử ! Việc
phái ngươi đi Dương Châu là một công cán dễ dàng nhất. Ta phái ngươi tới đó để
xây dựng một toà Trung liệt từ.
Vi Tiểu Bảo nghe nhà Vua bảo đi Dương Châu xây Trung liệt từ gã không
hiểu tưởng lầm là Hoàng thượng sai đi Chủng lật tử (trồng cây dẻ) gã liền hỏi lại:
- Chủng lật tử ư ? Hoàng thượng muốn xơi hạt giẻ, thì để nô tài ra chợ mua.
ở đây cũng có mứt hạt dẻ thơm ngon lắm. Hà tất phải đến Dương Châu mới trồng
được ?
Vua Khang Hy cười ha hả đáp:
- Con mẹ nó ! Tiểu Quế Tử vô học chẳng hiểu gì hết. Ta bảo xây Trung liệt
từ mà ngươi kéo dằng ra là chủng lật tử thì đá cũng không nhịn cười được. Trung
liệt từ là một ngôi từ đường thờ phụng những bậc trung thần liệt sĩ.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Nô tài quả là ngu thiệt ! Té ra đi dựng một ngôi đền miếu như Quan Đế
miếu gì đó.
Nhà vua đáp:
- Đúng là như vậy. Sau khi quân Thanh vào quan ải đã tàn sát rất nhiều bách
tính ở thành Dương Châu và thành Gia Định. Vì thế mà có tiếng đồn những vụ
"Dương Châu thập nhật" và "Gia định tam đồ". Mỗi khi ta nhớ tới những vụ này
không khỏi ăn năn trong dạ.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Ngày trước quả có việc tàn sát rất thê thảm. Mười mấy năm sau trong những
sông ngòi, ao giếng ở thành Dương Châu hãy còn xác chết nổi lềnh bềnh. Có
điều khi đó nô tài chưa ra đời. Hoàng thượng cũng chưa có thì họ trách tôi chúa
ta thế nào được ?
Vua Khang Hy đáp:- Kể lý thì như vậy, nhưng đó là sự việc của tổ tiên ta, nên ta cũng coi như
việc mình làm. Hồi ấy có một vị tên gọi Sử Khả Pháp ngươi có nghe nhắc tới bao
giờ không ?
Vi Tiểu Bảo đáp ngay:
- Sử các bộ, Sử đại nhân tử thủ thành Dương Châu. Lão nhân gia là một bậc
đại trung thần. Những người ở thành Dương Châu nhắc tới lão nhân gia lại chảy
nước mắt. Trong viện của nô tài cũng có đặt một bài vị trên đề "Cửu Văn Long Sử
Tiến chi linh vị". Những ngày mười rằm mồng một, rất đông người đến thắp hương lễ
bái trước bài vị này. Nô tài còn nghe người ta nói : Thực ra đó là bài vị thờ Sử
các bộ, nhưng để như vậy là để che mắt quan nha mà thôi.
Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu nói:
- Những bậc trung thần nghĩa sĩ gieo mối thương tiếc vào lòng người. Trăm họ
đến cúng vái trước linh vị Cửu Văn Long Sử Tiến mà thực ra là kỷ niệm Sử Khả
Pháp.
Rồi nhà Vua phán hỏi:
- Ngươi ở việc đó là việc gì ?
Vi Tiểu Bảo thẹn đỏ mặt lên tâu:
- Trình Hoàng thượng ! Vụ này nói ra không khỏi nhàm tai Hoàng thượng.
Trong nhà thần có mở một "viện" kêu bằng Lệ Xuân viện. Đây là một kỹ viện lớn
vào hạng nhất nhì ở trong thành Dương Châu.
Vua Khang Hy tủm tỉm cười nghĩ bụng:
- Nghe giọng nói lăng nhăng quê mùa thô tục, ta đã biết thằng nhỏ này không
phải dòng dõi thế gia. Nhưng gã đối với ta hết lòng ngay thẳng. Cả việc xấu xa
trong gia đình gã cũng không lừa dối ta.
Thực ra Vi Tiểu Bảo nói nhà mình mở kỹ viện còn là nói khoác. Mẫu thân hắn
bất quá là một ả kỹ nữ ở Lệ Xuân viện, chứ nào phải chủ tiệm.
Nhà vua lại phán:
- Ngươi mang thượng dụ của trẫm đến thành Dương Châu tuyên đọc trẫm
tuyên dương thành tích tận trung báo quốc của Sử Khả Pháp. Y là một nhân vậttrung quân ái quốc, là một đại trung thần, đại hảo hán. Nhà Đại Thanh chúng ta rất
kính trọng những bậc trung thần nghĩa sĩ mà chẳng khoan dung loạn thần tặc tử.
Ngươi lại xây một ngôi đền thật đẹp để bách tính phụng sự Sử Khả Pháp. Đồng
thời những trung thần dũng tướng tuẫn nạn về cuộc thủ thành Dương Châu thời
bấy giờ cũng được phối hướng. Ngươi lại đem ba chục bạn lạng bạc để phủ tuất
và cứu tế cho trăm họ ở thành Dương Châu và thành Gia Định. Trẫm sẽ chỉ xá
thuế và miễn đóng góp lương tiền trong ba năm cho hai địa phương này.
Vi Tiểu Bảo thở phào một cái nói:
- Tâu Hoàng thượng ! Ân điển này của Hoàng thượng thật là sâu rộng, nô tài
chân tâm thành ý dập đầu lạy mấy cái lạy mới được.
Gã nói rồi lồm cồm bò đến trước vua Khang Hy dập đầu lạy binh binh.
Vua Khang Hy mỉm cười hỏi:
- Chỉ có lần này ngươi mới chân tâm thành ý lạy trẫm, còn những lần trước kia
đều là giả dối hay sao ?
Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Có khi nô tài dập đầu một cách thành thật, mà cũng có lúc theo người ta
làm cho đủ lễ.
Vua Khang Hy chẳng lấy thế làm hỗn xược, lại cười ha hả nghĩ bụng:
- Trong một trăm tên đã dập đầu lạy ta có đến chín mươi chín tên đã đóng
kịch. Nhưng cũng chỉ một mình Tiểu Quế Tử là nói thật với ta.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Tâu Hoàng thượng ! Kết hoạch này của Hoàng thượng là một tên bắn đôi
chim.
Nhà vua cười hỏi:
- Người ta nói "Nhất tiễn xạ song điêu". Ngươi lại bảo một tên bắn đôi chim.
Vậy hai con chim mà ngươi nói đó là chim gì ?
Vi Tiểu Bảo tâu:- Toà Trung liệt từ này xây lên rồi thì người Hán khắp thiên hạ đều biết đức
Hoàng thượng hết lòng thương bách tính. Việc quân Thát...quân Thanh giết người
Hán ở Dương Châu và ở Gia Định đã làm cho Hoàng thượng phải đau lòng, nên
bây giờ Hoàng thượng nghĩ phương pháp đền bù.
Gã dừng một chút rồi tiếp:
- Nếu Ngô Tam Quế hoặc Thượng Khả Hy hay Cảnh Tĩnh Trung tạo phản
mang danh nghĩa khôi phục nhà Minh gì đó thì trăm họ sẽ bảo chúng: Người Mãn
Thanh chẳng có gì là xấu cả. Đức Hoàng đế thật nhân hậu.
Vua Khang Hy gật đầu nói:
- Ngươi nói vậy cũng đúng, nhưng còn có chỗ lấy bụng kế tiểu nhân đo lòng
người quân tử. Ta nghĩ tới những vụ "Dương Châu thập nhật", "Gia Định tam đồ"
quả thực trong lòng xót xa mà phát tiền phủ tuất cùng giảm miễn ngân sương, chứ
không phải chỉ mua chuộc lòng người.
Nhà vua lại hỏi:
- Còn con chim thứ nhì là gì ?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Hoàng thượng dựng miếu đường này khiến nhân dân đều biết làm trung thần
nghĩa sĩ là hay, hành động phản bạn ngỗ nghịch là dở. Ngô Tam Quế muốn dấy
binh tạo phản là trở thành nghịch tặc. Trăm họ sẽ thoá mạ hắn.
Nhà vua vươn tay khẽ đập vào mũ Vi Tiểu Bảo, cười nói:
- Đúng thế ! Chúng ta phải hết sức tuyên dương những nhân vật tận trung
báo quốc để nổi danh là hảo nhân. Như vậy trăm họ trong thiên hạ ai cũng muốn
noi gương trung nghĩa để thành hảo nhân chứ còn ai toan điều phản nghịch để thế
gian thoá mạ. Ngô Tam Quế không dấy động binh đao chẳng nói làm chi, nếu hắn
nổi lên phản loạn cũng chẳng ai chịu hưởng ứng.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Nô tài nghe thầy đồ kể những thiên cố sự thì có hai vị trung thần nghĩa sĩ
nổi tiếng nhất. Một là Nhạc Phi, Nhạc gia gia và một là Quân Đế, Quan Vương gia.
Tâu Hoàng thượng ! Chuyến này bọn nô tài đến Dương Châu dựng Trung nghĩa từtưởng nên đồng thời trung tu miếu thờ Nhạc gia gia và Quan Vương gia cho thật
tráng lệ.
Vua Khang Hy cười đáp:
- Tâm thần người rất linh mẫn, nhưng đáng tiếc ngươi không được đọc sách
thành ra chẳng có kiến thức gì. Việc tu sử Quan Đế miếu là phải lắm vì Quan Vũ
tận trung báo quốc, nghĩa khí ngút trời. Vậy trẫm phong sắc cho vị thần này. Còn
Nhạc Phi đánh nhau với quân Kim. Nhà Đại Thanh chúng ta hiện nay có thể gọi là
Hậu Kim. Kim tức là Thanh, quân Kim tức là quân Thanh. Vậy Nhạc vương miếu ngươi
cứ để yên đừng lý gì đến.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Té ra là thế !
Gã nghĩ thầm trong bụng:
- Nguyên bọn Thát Đát là con cháu Kim Ngột Truật, Cáp Mễ Xuy, tổ tiên của
ông vua này cũng ghê gớm lắm.
Vua Khang Hy hỏi:
- Trên núi Vương ốc tỉnh Hà Nam, dường như Ngô Tam Quế đã phục sẵn một
cánh quân mã, có đúng thế không ?
Vi Tiểu Bảo sửng sốt đáp:
- Đúng thế !
Gã nghĩ bụng:
- Nếu tiểu Hoàng đế không nhắc đến vụ này thì ta cũng quên mất
Vua Khang Hy nói:
- Trước đây ngươi điều tra ra vụ Ngô Tam Quế mưu đồ phản nghịch, và phái
người về tâu cho trẫm hay mà trẫm lại nặng lời cảnh cáo ngươi một chập, ngươi có
biết tại sao không ?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Chắc là vì binh mã của triều đình chưa chỉnh đốn kịp, nên Hoàng thượng giả
vờ không tin để khỏi rút mây động rừng.Vua Khang Hy cười nói:
- Phải rồi ! Thành ngữ "rút mây động rừng" dùng vào trường hợp này đúng
lắm. Ngay ở trong triều, Ngô Tam Quế nhất định đã đặt nhiều tâm phúc. Nhất cử
nhất động của chúng ta đều không qua mắt được tên lão tặc đó. Trên núi Vương
ốc xẩy vụ Tư Đồ Bá Lôi, nếu khi ấy trẫm mở cuộc điều tra thì Ngô Tam Quế biết
ngay lập tức. Hắn sinh lòng khiếp sợ, không chừng dấy binh tạo phản liền. Những
chuyện trong triều hắn đều tỏ tường hư thực và binh lực của hắn ra sao, còn trẫm
chẳng hiểu tý gì. Nếu xẩy cuộc đánh nhau, bên ta tất bị thất bại. Có biết mình
biết người mới mong chiến thắng.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Khi ấy Hoàng thượng phái người đến thống mạ nô tài, quan quân đều biết
hết. Nếu Ngô Tam Quế đặt gian tế trong doanh binh của nô tài thì tất họ báo cáo
cho hắn biết rồi. Không chừng hắn còn cười thầm là Hoàng thượng hồ đồ.
Vua Khang Hy nói:
- Chuyến này ngươi đi Dương Châu, dẫn năm ngàn binh mã để khi tới Hà Nam,
Tế Nguyên đánh thẳng vào sào huyệt bọn phỉ đồ trên núi Vương ốc một cách bất
ngờ, chúng không kịp phòng bị là mình thành công. Cánh quân của Ngô Tam Quế
mai phục ở đó rất gần kinh thành chính là mối lo tâm phúc của chúng ta.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Thế thì tuyệt diệu ! Tâu Hoàng thượng ! Hay là Hoàng thượng ngự giá thân
chinh giết cho kỳ hết bọn thủ hạ của Ngô Tam Quế.
Nhà vua cười đáp:
- Trên núi Vương ốc chỉ có chừng hai ngàn quân thổ phỉ mà quá nửa là bọn
già nua và đàn bà trẻ con. Tên họ Nguyên đó báo cáo có trên ba vạn là hắn
phóng đại. Trẫm đã phái ngừời lên điều tra nên biết rõ tình hình. Chỉ có hơn một
ngàn tên thổ phỉ mà bảo trẫm ngự giá thân chinh, há chẳng khiến người cười cho ư
? Ha ha ...
Vi Tiểu Bảo cũng bật cười mấy tiếng cười khô khan, bụng bảo dạ:
- Vị tiểu Hoàng đế này rất tinh minh. Báo cáo láo là không được.Vua Khang Hy lại nói:
- Bây giờ ngươi hãy lui ra nghĩ cách tiến đánh bọn thổ phỉ trên núi Vương ốc
một vài ngày rồi vào tâu lại cho trẫm nghe.
Vi Tiểu Bảo dạ một tiếng rồi trở gót lui ra.
Gã tự hỏi:
- Việc hành quân chiến đấu lão gia chẳng biết cóc gì. Bữa trước thuỷ chiến
cạy có Thi Lang, ngày nay lục chiến biết trông vào ai ?
Bỗng gã reo thầm:
- Có rồi ! Ta mời đề đốc tỉnh Quảng Đông là Ngô Lục Kỳ làm phụ tá cho
mình. Nhất thiết mọi việc ta cứ nghe theo lão là được. Lão là một tay hảo thủ trên
chiến trường.