watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lộc Đỉnh Ký-Hồi 238 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 238

Tác giả: Kim Dung

Phi Yến Đa La càng nghe càng kinh hãi, nghĩ thầm:
- Gã thiếu niên này lớn mật làm càn. Vì mong được phong vương, gã
không quản gây cuộc chiến tranh giữa hai nước. Trận đánh này rồi ai thắng ai bại
tuy không thể biết trước, nhưng hiện giờ bên họ đông người mà ta ít, lực lượng hai
bên chênh lệch quá xa thì cái thua thiệt trước mắt nhất định mình phải hứng chịu.
Hắn càng nghĩ càng hối hận là đã huênh hoang hăm dọa nói những gì dẫn đội
hỏa thương La Sát và đội kỵ binh Kha Tát Khắc đến đánh thành Bắc Kinh, ai ngờ
gã thiếu niên lại cho là sự thực. Chẳng những gã không sợ mà còn hoan hỷ vô
cùng.
Phi Yến Đa La thấy mình đã trót khéo quá hóa vụng, nhưng nếu để lộ vẻ
khiếp nhược thì không khỏi bị đối phương khinh nhờn.
Trong lúc nhất thời, hắn không biết làm thế nào, đâm ra luống cuống.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Mạc Tư Khoa cách đây xa quá. Quân Đại Thanh kéo đến tấn công thực ra
cũng chẳng nắm chắc được phần thắng. Nếu bại trận, Hoàng đế còn thống trách
bản sứ...
Phi Yến Đa La nghe chừng có cơ xoay chuyển, hắn lộ vẻ vui mừng vội nói:
- Dạ dạ! Tệ nhân kính cẩn khuyên can đại nhân đừng mạo hiểm là hơn.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Bản sứ chỉ muốn lập công để được phong vương chứ không muốn diệt nước
La Sát. Đất đai bên quý quốc rất rộng, nhất định bản sứ không đủ bản lãnh để
trừ diệt.
Phi Yến Đa La luôn miệng khen phải.
Vi Tiểu Bảo khẽ nói:
- Bây giờ chúng ta đành làm thế này. Quý sứ phát binh đi đánh Bắc Kinh.
Bản sứ phát binh đánh Ni Bố Sở. Anh em mình đường ai nấy đi. Đánh được Bắc
Kinh là công lao của quý sứ. Hạ được Ni Bố Sở là công lao của bản sứ. Quý sứ
thử tính xem có phải kế này tuyệt diệu không?
Phi Yến Đa La ngấm ngầm kêu khổ. Trong tay hắn chỉ có hơn hai nghìn nhân
mã, muốn phản công lấy lại Nhã Tát Khắc cũng chưa đủ lực lượng, còn nói chi đến
chuyện đi đánh Bắc Kinh?
Hắn nghĩ bụng:
- Nếu mình không nhận lỗi thì gã thiếu niên này lộng giả thành chân cũng chưa
biết chừng.
Hắn liền nhăn nhó cười nói:
- Xin Công tước đại nhân bất tất phải quan tâm. Vừa rồi tệ nhân bảo kéo
đội hỏa thương thủ và đội kỵ binh Kha Tát Khắc đến đánh thành Bắc Kinh chỉ là
câu chuyện hồ đồ chứ không phải sự thực. Tệ nhân đã đưa ra ý kiến lầm lẫn, bây
giờ xin thu về.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Quý sứ đã tuyên bố rồi còn thu về sao được?
Phi Yến Đa La đáp:
- Tệ nhân xin Công tước đại nhân vì tình mà quên câu chuyện này đi.
Vi Tiểu Bảo cười khanh khách hỏi:
- Quý sứ nói vậy thì ra bãi việc dẫn quân La Sát đến đánh Bắc Kinh hay
sao?
Phi Yến Đa La đáp:
- Không đi đâu. Nhất định là không đi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Các vị còn muốn cưỡng chiếm thành Nhã Tát Khắc của bản sứ nữa hay thôi?
Phi Yến Đa La lắc đầu đáp:- Không có đâu. Không có đâu.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Cả thành Ni Bố Sở các vị cũng không được đụng đến chứ?
Phi Yến Đa La sửng sốt đáp:
- Thành Ni Bố Sở này là lãnh thổ của Sa Hoàng bên tệ quốc. Xin Công tước
đại nhân lượng cho.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Người ta thường nói: •Bạn hàng nói thách, khách mua giá cao•. Ta mà đòi
hắn lấy thành Ni Bố Sở, nhất định là không được rồi. Vậy ta thử đòi từ chân thành
Ni Bố Sở lăn về phía Tây xem sao?
Gã liền hỏi:
- Cuộc nghị hòa của chúng ta phen này nhất định phải cho công bằng, đừng
lừa già dối trẻ, không để ai thua thiệt. Phải vậy không?
Phi Yến Đa La đáp:
- Đúng thế. Hai nước cùng chân thành hoạch định cương giới, dựng nên nền
hòa bình vĩnh cửu.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thế là hay lắm! Nếu biên giới cắt gần thành Mạc Tư Khoa quá thì người La
Sát phải thiệt thòi. Ngược lại, gần Bắc Kinh qua thì người Trung Quốc thua thiệt.
Cách hay nhất là chia biên giới quãng giữa, theo phép •Nhị nhất thiêm tác ngũ•.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Nhị nhất thiêm tác ngũ là thế nào?
Vi Tiểu Bảo hỏi lại:
- Phải chăng từ Mạc Tư Khoa đến Bắc Kinh lộ trình mất ước hơn ba tháng?
Phi Yến Đa La đáp:
- Phải rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:- Ba tháng chia đôi là bao nhiêu ngày?
Phi Yến Đa La không hiểu ý gã, cũng đáp:
- Một nửa là tháng rưỡi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Vậy chúng ta khỏi cần đàm thoại nữa. Bên nào về kinh thành bên ấy. Các vị
từ Mạc Tư Khoa đi sang phía Đông. Bọn bản sứ xuất phát từ Bắc Kinh, tiến về
phía Tây. Hai bên cùng đi một tháng rưỡi rồi đụng đầu nhau, phải không?
Phi Yến Đa La đáp:
Đúng thế! Nhưng chưa hiểu đại nhân làm như vậy với dụng ý gì?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Đó là cách chia ranh giới công bình nhất. Chỗ hai bên giáp nhau dùng làm
biên thùy của hai nước. Các vị không chiếm phần tiện nghi mà bên bản sứ cũng
chẳng dành phần hơn. Bên bản sứ thắng trận vừa rồi coi như bỏ đi. Đã là hảo
bằng hữu với nhau, việc mua bán lại cần sòng phẳng.
Phi Yến Đa La mặt mũi đỏ bừng, miệng ấp úng:
- Cái đó... cái đó...
Rồi hắn đứng lên.
Vi Tiểu Bảo cười hỏi:
- Quý sứ cũng nhận thấy phương pháp này là rất công bình phải không?
Phi Yến Đa La xua tay lia lịa đáp:
- Không, không! Nhất định là không được! Phân chia địa giới như vậy há chẳng
là đem nửa phần đất nước Nga La Tư cắt cho quý quốc?
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Có đâu mà một nửa? Phía Tây Mạc Tư Khoa quý quốc còn rất nhiều đất đai,
phần ấy khỏi phải dùng phép "Nhị nhất thiềm tác ngũ" cắt cho Trung Quốc nữa.
Hà tất quý sứ còn khách sáo như vậy?
Phi Yến Đa La tức quá, râu tóc dựng đứng cả lên hồi lâu mới nói:- Công tước đại nhân! Nếu đại nhân thành tâm nghị hòa thì nên đưa ra chủ
trương thông tình đạt lý. Cách này... là cắt lấy nửa phần lãnh thổ của tệ quốc.
Thật là... thật là khinh người thái quá!
Hắn vừa nói vừa thở hồng hộc, đặt đít đánh bình một cái ngồi xuống, làm ghế
rung động vang lên những tiếng lách cách.
Vi Tiểu Bảo khẽ hỏi:
- Nói tình thực với quý sứ thì nghị hòa hay phân chia cương giới chẳng có chi
thú vị. Chúng ta hãy đánh nhau một trận đã. Quý sứ bảo có nên không?
Phi Yến Đa La vẫn chưa hết thở hồng hộc, phẫn nộ cơ hồ nhịn không nổi,
những muốn đập bàn đứng lên quát lớn:
- Đánh nhau thì đánh nhau chứ sợ gì?
Nhưng hắn nghĩ tới nếu xảy cuộc chiến tranh, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm
trọng! Bên mình tuyệt không hy vọng thủ thắng.
Hắn đành ráng nhịn, lẳng lặng không nói gì.
Vi Tiểu Bảo đột nhiên vỗ tay xuống bàn, cười nói:
- Có rồi, có rồi! Bản sứ còn một biện pháp khác rất công bằng.
Gã luồn tay vào bọc móc ra hai con xúc xắc, ghé miệng vào thổi một hơi rồi
liệng xuống bàn nói:
- Quý sứ đã không muốn đánh nhau, lại không thích dùng phép •Nhị nhất
thiêm tác ngũ•. Vậy chúng ta gieo xúc xắc...
Gã dừng lại một chút rồi tiếp:
- Từ Bắc Kinh tới Mạc Tư Khoa hãy kể là một vạn dặm đường. Chúng ta chia
làm mười phần. Mỗi phần một ngàn dặm. Chúng ta liệng xúc xắc xuống mười bàn,
mỗi bàn đặt cuộc ngàn dặm quốc gia. Nếu quý sứ thắng cả mười bàn thì giải đất từ
đây cho đến chân thành Bắc Kinh thuộc về nước La Sát.
Phi Yến Đa La đằng hắng một tiếng rồi hỏi:
- Thế nhỡ tệ nhân thua cả mười bàn thì sao?
Vi Tiểu Bảo cười nói:- Có lẽ để quý sứ tự nói ra hay hơn.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Chẳng lẽ giang sơn muôn dặm của tệ quốc về mé Đông thành Mạc Tư Khoa
lại thuộc hết về Trung Quốc?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Bản sứ đoán vận khí của quý sứ không đến nỗi xúi quẩy như ngài nghĩ. Đâu
có lý nào không ăn một bàn? Quý sứ chỉ thắng được một bàn là giữ được nghìn
dặm lãnh thổ, hai bàn được hai nghìn dặm. ¡n đến bốn bàn là chiếm phần tiện nghi
rồi.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Sao như thế lại chiếm tiện nghi? Từ Mạc Tư Khoa đi về phía Đông đến Bắc
Kinh đa phần là đất của nước Nga. Bảy nghìn dặm, tám nghìn dặm là thuộc về lãnh
thổ Nga Quốc.
Hai bên tranh luận hồi lâu. Giáo sĩ phiên dịch đứng bên khẽ dịch sang Trung
Quốc thoại.
Bọn Sách Ngạch Đồ, Đông Quốc Cương nghe ngóng, ban đầu còn tưởng Phi
Yến Đa La ngang ngạnh vô lý, đòi lấy sông Hắc Long Giang làm giới hạn, uy hiếp
tỉnh Liêu Đông của Trung Quốc. Thế thì Mãn Châu là nơi phát tích gây dựng
nghiệp rồng cũng để bọn di dịch uy hiếp hay sao? Trong lòng bọn họ đều cực
kỳ phẫn nộ.
Sau họ nghe Vi Tiểu Bảo kéo dằng kéo dọ. Nào là trao đổi ấp phong, nào
là dùng phép Nhị nhất thiêm tác ngũ, nào là gieo xúc xắc để hoạch định cương
giới, mỗi bàn ăn nghìn dặm thổ địa, họ mới biết là gã nói nhăng nói càn, đối
phương quyết chẳng ưng thuận.
Nhưng họ thấy Phi Yến Đa La khí thế chùn nhụt, lại nghe Vi Tiểu Bảo nói chỉ
ham đánh trận lập công để mong cắt đất phong vương. Còn sứ thần nước Nga
hiển nhiên ngoài mặt hung hăng mà trong lòng mềm nhũn không dám đối lời. Ai nấy
đều nghĩ bụng:Người La Sát ngang ngược dã man, quả nhiên danh bất hư truyền. Nếu đàm
phán một cách nghiêm chỉnh với chúng là mình bị kém thế. Đức Hoàng thượng phái
Vi Công tước chủ trương hòa nghị, quả là có tài dùng người một cách rất sáng
suốt. Bọn quỷ phiên bang là hạng người dã man, chỉ có Vi Công gia bất học vô
thuật nhưng đủ điều dân dã lưu manh mới dư bản lĩnh đối phó với chúng. Thật là
vỏ quít dày gặp móng tay nhọn.
Nên biết bọn Sách Ngạch Đồ, Đông Quốc Cương lên mặt đại thần, tuy bề
ngoài họ tỏ ra cực kỳ lễ độ cung kính đối với Vi Tiểu Bảo, mà thực ra trong lòng
coi gã rất tầm thường.
Họ đều cho Vi Tiểu Bảo bất quá là thằng hề được Hoàng thượng sủng ái làm
nên quan lớn. Hành động cùng ngôn từ bình nhật của gã biểu lộ xấu xa hèn hạ mà
chính gã không biết xấu hổ.
Họ còn đinh ninh chuyến này gã đụng chạm với sứ thần ngoại quốc tất để
ngoại bang cười cho và làm mất thể diện của Quốc gia.
Ngờ đâu đức Hoàng thượng liệu tài bổ chức, thu dụng gã vào việc trọng đại
này thật xứng đáng.
Giả tỷ Hoàng thượng không sai phái một nhân vật chuyên nói chuyện trò bậy
và cãi chầy cãi cối là Vi Tiểu Bảo vào công cuộc hòa đàm, thì trong các văn võ
đại thần đầy rẫy chốn triều đường, thực không tìm được nhân vật thứ hai nào làm
nổi.
Các đại thần càng nghe càng khâm phục và càng tôn sùng đức Hoàng thượng
anh minh tài trí, chúng thần chẳng ai bì kịp.
Sách Ngạch Đồ nghe tới đây đột nhiên xen vào:
- Mạc Tư Khoa nguyên trước cũng là đất của Trung Quốc.
Phi Yến Đa La giật mình kinh hãi nghĩ bụng:
- Thằng lỏi kia giở giọng thiên hô bách sát đã đành. Sao cả lão già này cũng
nhắm mắt nói mò như tuồng vô sỉ? Hắn bảo thành Mạc Tư Khoa của nước mình là
đất Trung Quốc mới thật là kỳ?
Lại nghe Sách Ngạch Đồ nói:- Theo lời quý sứ thì người La Sát tạm thời chiếm cứ nơi nào là nơi ấy cũng
thuộc lãnh thổ La Sát hay sao?
Phi Yến Đa La đáp:
- Như vậy cũng còn có lý. Quý sứ nói là Mạc Tư Khoa thuộc đất Trung Quốc
thì, hà hà... tức cười đến nẻ ruột.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Nhân dân La Sát gồm nhiều chủng tộc: Đại Nga La Tư, Tiểu Nga La Tư, Bạch
Nga La Tư, lại còn Kha Tát Khắc, Thát Đát gì gì nữa cũng đều là người La Sát?
Phi Yến Đa La đáp:
- Nhất định là thế. Đất đai tệ quốc rộng bát ngát, nhân dân dưới quyền
thống trị cũng nhiều lắm.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Trăm họ bên tệ quốc cũng gồm rất nhiều chủng tộc: Người Hán có, người
Mông có, người Mãn có, người Miêu có, người Hồi có, người Tạng có...
Phi Yến Đa La đáp:
- Chính thế! Nga La Tư là nước lớn. Trung Quốc cũng là nước lớn. Hai nước
chúng ta là nước lớn nhất trong những nước lớn.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Chuyến này quý sứ đem đội vệ binh đi, dường như toàn là kỵ binh Kha Tát
Khắc?
Phi Yến Đa La mỉm cười đáp:
- Kỵ binh Kha Tát Khắc nổi tiếng anh hùng vô địch. Có thể họ là những dũng
sĩ lợi hại nhất thiên hạ.
Sách Ngạch Đồ hỏi:
- Kỵ binh Kha Tát Khắc còn lợi hại hơn cả người Nga La Tư nữa ư?
Phi Yến Đa La đáp:- Câu chuyện không phải như vậy. Người Kha Tát Khắc là trăm họ của nước La
Sát, người Nga La Tư cũng là trăm họ trong nước La Sát, chẳng có gì phân biệt. Tỷ
như người Mãn Châu cũng là bách tính của Trung Quốc, người Mông, người Hán...
cũng là bách tính của Trung Quốc, chẳng có gì phân biệt.
Sách Ngạch Đồ gật đầu nói:
- Thế thì phải rồi. Vì vậy mà thành Mạc Tư Khoa cũng là lãnh thổ của Trung
Quốc.
Vi Tiểu Bảo nghe hai người nói tới đây, còn chưa rõ chỗ dụng ý của Sách
Ngạch Đồ. Gã biết đích Mạc Tư Khoa cách đây xa hàng vạn dặm, quyết chẳng
phải lãnh thổ Trung Quốc, nhưng nghe lý thuyết của Sách Ngạch Đồ thì dường
như có chứng cứ. Còn Phi Yến Đa La trán nổi gân xanh, sắc mặt lúc xám lại, lúc
đỏ bừng. Hiển nhiên trong lòng hắn tức giận như phát điên, gã liền xen vào:
- Mạc Tư Khoa thuộc đất Trung Quốc là đúng lắm, tuyệt không sai lầm. Đức
Hoàng đế Trung Quốc khoan hồng đại lượng cho các vị mượn ở đã lâu. Bản sứ
tưởng bây giờ nên trả lại là phải, đừng bắt chước kiểu Lưu Bị tá Kinh Châu rồi
muốn chiếm cứ vĩnh viễn, chẳng bao giờ hoàn lại.
Dĩ nhiên Phi Yến Đa La chẳng hiểu tích Lưu Bị tá Kinh Châu ý nghĩa thế nào,
mà chỉ biết bọn Man tử Trung Quốc này không hiểu đạo lý, ăn nói hoàn toàn khác
hẳn người văn minh. Hắn cười lạt nói móc:
- Trước kia tệ nhân nghe nói đến lịch sử Trung Quốc và tưởng là người Trung
Quốc học vấn sâu rộng. Không ngờ... ha ha... toàn nói những chuyện mù tịt chẳng
có chứng cứ gì.
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Quý sứ là một đại thần nước La Sát, dù chẳng có học vấn gì mấy, nhưng ít
ra cũng biết lịch sử nước La Sát chứ?
Phi Yến Đa La đáp:
- Lịch sử bên tệ quốc đều có sách vở chứng minh rõ ràng, quyết chẳng khi
nào căn cứ vào những lời loạn thuyết của kẻ bạ đâu nói đấy.
Sách Ngạch Đồ nói:- Thế thì hay lắm! Trước kia Trung Quốc có một vị Hoàng đế tên gọi Thành
Cát Tư Hãn...
Phi Yến Đa La vừa nghe đến bốn chữ Thành Cát Tư Hãn, bất giác la lên một
tiếng:
- ái chà!
Hắn than thầm:
- Hỏng bét, hỏng bét! Sao ta lại hồ đồ đến thế, quên khuấy cả việc lớn đó?
Sách Ngạch Đồ nói tiếp:
- Vị Thành Cát Tư Hãn này, bên Trung Quốc kêu bằng Nguyên Thái Tổ, vì ngài
là Hoàng đế dựng ra cơ nghiệp nhà Nguyên ở Trung Quốc. Ngài là người Mông
Cổ. Quý sứ vừa nói: Người Mãn Châu, người Mông Cổ hay người Hán đều là người
Trung Quốc chẳng có gì phân biệt.
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Ngày ấy đạo kỵ binh Mông Cổ lên đường chinh Tây đã cùng quân La Sát
đánh mấy trận lớn. Lịch sử quý quốc có chép rõ ràng. Quyết chẳng phải loạn
thuyết của kẻ bạ đâu nói đấy. Không hiểu trong mấy trận đó người Trung Quốc
thắng hay người La Sát thắng?
Phi Yến Đa La lặng thinh, hồi lâu mới đáp:
- Người Mông Cổ thắng.
Sách Ngạch Đồ hỏi vặn:
- Người Mông Cổ có phải là người Trung Quốc không?
Phi Yến Đa La đành phải gật đầu.
Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không hiểu ngày trước đã có vụ này. Gã vừa nghe nói
bất giác nở mặt nở mày, lên tiếng:
- Người Trung Quốc mà đánh với người La Sát thì người La Sát tất phải thất
bại không còn nghi ngờ gì nữa. Bản lĩnh của các vị còn kém một bậc. Lần sau có
đánh nhau, bên bản sứ chỉ dùng một tay đánh nhau cũng đủ. Nếu không thế thì lực
lượng hai bên chênh lệch nhau quá, cuộc chiến đấu chẳng còn thú vị nữa.Phi Yến Đa La tức quá trợn mắt lên nhìn, miệng lẩm bẩm:
- Nếu không phải Công chúa điện hạ ban nghiêm lệnh lần này chỉ cho hòa
chứ không cho đánh, thì gã buông lời nhục mạ người La Sát ta thế này, ta quyết
đấu với gã một phen.
Vi Tiểu Bảo cười ha hả hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Sách đại ca! Ngày trước Thành Cát Tư Hãn đánh bại quân La Sát sự tích thế
nào? Đại ca kể lại nghe chơi.
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Hồi đó Thành Cát Tư Hãn phái hai đội quân đi chinh Tây, mỗi đội một vạn
người, cộng là hai vạn nhân mã mà đánh cho mười mấy vạn quân La Sát phải thua
chạy thất điên bát đảo.
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Sau đó bên xứ Mông Cổ của chúng ta lại sản xuất một vị đại anh hùng tên
gọi Bạt Đô, Bạt Đô thống lĩnh quân đội đánh binh tướng La Sát đến tơi bời hoa
lá chiếm tòa thành Cơ Phụ rất lớn của nước La Sát rồi chiếm thành Mạc Tư Khoa.
Thế vẫn chưa hết, quân ta còn tràn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, vượt sông Đa Não
Hà (Danube). Sau đó mấy trăm năm, vương công quý tộc người La Sát đều thích
nghe chuyện người Trung Quốc. Hồi ấy vị anh hùng Mông Cổ bên tệ quốc đóng
ở trong trướng bồng dát vàng. Đại Công tước ở Mạc Tư Khoa thường thường đến
dập đầu lạy người Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn đá đít là đá đít, muốn tát
tai là tát tai. Người La Sát chỉ cười hề hề, lại reo hò "đánh hay quá!". Nếu không
thế thì chẳng thể làm đến tước Công.
Vi Tiểu Bảo nghe nói cặp lông mày dương lên như nhảy múa, gã không ngớt
vỗ bàn hô:
- Hay thật! Hay thật! Té ra thành Mạc Tư Khoa ngày trước quả thuộc về Trung
Quốc.
(Lời chú của tác giả: Đại tướng Mông Cổ là Bạt Đô tấn công vây hãm Mạc Tư
Khoa và Cơ Phụ vào năm 1238. Từ năm 1240 đến 1480, người Mông Cổ thống trị
nước Nga La Tư đất cát bao la trong hai trăm bốn mươi năm, đã dựng lên tòa "Kim
trướng Hãn Quốc".Trong pho Đại anh bách liệu toàn thư ở mục "Nga La Tư" có ghi chép: Những
vương tử phong Công tước ở thành Mạc Tư Khoa phải đến triều kiến Hoàng kim
trướng của Mông Cổ Khả Hãn tại thành Tát Lai ở cửa sông Phục Nhĩ Gia để tiếp
thụ phong hiệu. Bọn họ thường nhẫn nại chịu đựng những điều khổ nhục. Nhưng
sau khi làm lễ triều bái trở về Mạc Tư Khoa họ có thể thu thuế người Thát Đát và
lấn át những tiểu bang chư hầu lân cận.)
Phi Yến Đa La sắc mặt lúc xanh xám lúc trắng bợt.
Những điều thuật lại của Sách Ngạch Đồ theo đúng sử sách, quyết không giả
trá. Có điều người La Sát trước nay không nhận người Mông Cổ là người Trung
Quốc. Trong lúc nhất thời, Phi Yến Đa La không nhớ tới thành Mạc Tư Khoa trước
kia đã thuộc quyền thống trị của người Mông Cổ một quãng thời gian khá lâu. Hiện
nay Mông Cổ thuộc về Trung Quốc. Do đó mà suy luận thì bảo thành Mạc Tư
Khoa thuộc về Trung Quốc cũng không phải là lời nói hàm hồ.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Hầu tước các hạ! Bản chức nhận thấy việc hoạch định biên giới chúng ta
bất tất phải đàm phán nữa. Xin các hạ trở về hỏi lại Công chúa bao giờ quý quốc
sẽ đem thành Mạc Tư Khoa và thành Cơ Phụ hoàn lại Trung Quốc. Bản sứ cũng
trở về Bắc Kinh lấy da bò và Hoàng kim để dựng Hoàng kim trướng bên bờ sông
Phục Nhĩ Gia chờ Tô Phi á Công chúa đến ngủ. Ha ha! Ha ha!
Phi Yến Đa La nghe tới đây không thể nhịn được nữa, hắn đứng phắt dậy
xông ra ngoài trướng.
Lại nghe hắn tức giận gầm lên như sấm và lớn tiếng quát tháo để truyền mệnh
lệnh.
Kế đó tiếng vó ngựa dồn dập vang lên. Mấy trăm con ngựa nhất tề xông tới.
Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi la lên:
- Trời ơi! Quân mao tặc muốn đánh nhau. Chúng ta phải trốn cho lẹ.
Đông Quốc Cương trải qua chiến trận đã nhiều, nét mặt vẫn bình tĩnh. Lão
nói:- Vi Công gia bất tất phải hoang mang. Chúng muốn đánh thì đánh. Chẳng lẽ
bọn ta lại sợ chúng sao?
Phía ngoài doanh trướng, hai trăm sáu chục tên kỵ binh Kha Tát Khắc hò reo
rầm trời.
Vi Tiểu Bảo sợ quá toàn thân run bần bật. Gã cúi đầu chui vào gầm bàn.
Đông Quốc Cương và Sách Ngạch Đồ ngơ ngác nhìn nhau, trong bụng cũng
hơi hoang mang.
Cửa trướng mở ra, một tướng rảo bước tiến vào. Chính là Hồng Triều thống
lĩnh đội quân đằng bài. Hồng Triều lớn tiếng hô:
- Khải bẩm đại soái!...
Nhưng hắn không nhìn thấy đại soái đâu.
Vi Tiểu Bảo nằm dưới gầm bàn lên tiếng:
- Ta... ta... ta ở đây. Anh em... mau mau trốn đi.
Hồng Triều cúi xuống gầm bàn nhìn Vi đại soái nói:
- Khải bẩm đại soái! Quân La Sát thanh thế hùng dũng. Chúng ta chẳng thể
khiếp nhược. Muốn làm con con mẹ nó thì làm.
Vi Tiểu Bảo nghe lời nói dũng cảm, liền trấn tĩnh tâm thần. Gã ở dưới gầm
bàn bò ra.
Vừa rồi sự việc xẩy đến đột ngột, gã hoang mang chui vào gầm bàn, nhưng
thực ra không phải gã khiếp đảm sợ chết.
Vi Tiểu Bảo vỗ ngực đáp:
- Phải lắm! Tổ bà nó muốn làm gì thì làm! Lão gia phải thân tiến sĩ tốt, dũng...
dũng...Dũng quản tam quân, nhưng gã quên mất.
Gã dắt tay Hồng Triều chạy ra ngoài trướng.



Phi Yến Đa La càng nghe càng kinh hãi, nghĩ thầm:
- Gã thiếu niên này lớn mật làm càn. Vì mong được phong vương, gã
không quản gây cuộc chiến tranh giữa hai nước. Trận đánh này rồi ai thắng ai bại
tuy không thể biết trước, nhưng hiện giờ bên họ đông người mà ta ít, lực lượng hai
bên chênh lệch quá xa thì cái thua thiệt trước mắt nhất định mình phải hứng chịu.
Hắn càng nghĩ càng hối hận là đã huênh hoang hăm dọa nói những gì dẫn đội
hỏa thương La Sát và đội kỵ binh Kha Tát Khắc đến đánh thành Bắc Kinh, ai ngờ
gã thiếu niên lại cho là sự thực. Chẳng những gã không sợ mà còn hoan hỷ vô
cùng.
Phi Yến Đa La thấy mình đã trót khéo quá hóa vụng, nhưng nếu để lộ vẻ
khiếp nhược thì không khỏi bị đối phương khinh nhờn.
Trong lúc nhất thời, hắn không biết làm thế nào, đâm ra luống cuống.
Vi Tiểu Bảo lại nói:
- Mạc Tư Khoa cách đây xa quá. Quân Đại Thanh kéo đến tấn công thực ra
cũng chẳng nắm chắc được phần thắng. Nếu bại trận, Hoàng đế còn thống trách
bản sứ...
Phi Yến Đa La nghe chừng có cơ xoay chuyển, hắn lộ vẻ vui mừng vội nói:
- Dạ dạ! Tệ nhân kính cẩn khuyên can đại nhân đừng mạo hiểm là hơn.
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Bản sứ chỉ muốn lập công để được phong vương chứ không muốn diệt nước
La Sát. Đất đai bên quý quốc rất rộng, nhất định bản sứ không đủ bản lãnh để
trừ diệt.
Phi Yến Đa La luôn miệng khen phải.
Vi Tiểu Bảo khẽ nói:
- Bây giờ chúng ta đành làm thế này. Quý sứ phát binh đi đánh Bắc Kinh.
Bản sứ phát binh đánh Ni Bố Sở. Anh em mình đường ai nấy đi. Đánh được Bắc
Kinh là công lao của quý sứ. Hạ được Ni Bố Sở là công lao của bản sứ. Quý sứ
thử tính xem có phải kế này tuyệt diệu không?
Phi Yến Đa La ngấm ngầm kêu khổ. Trong tay hắn chỉ có hơn hai nghìn nhân
mã, muốn phản công lấy lại Nhã Tát Khắc cũng chưa đủ lực lượng, còn nói chi đến
chuyện đi đánh Bắc Kinh?
Hắn nghĩ bụng:
- Nếu mình không nhận lỗi thì gã thiếu niên này lộng giả thành chân cũng chưa
biết chừng.
Hắn liền nhăn nhó cười nói:
- Xin Công tước đại nhân bất tất phải quan tâm. Vừa rồi tệ nhân bảo kéo
đội hỏa thương thủ và đội kỵ binh Kha Tát Khắc đến đánh thành Bắc Kinh chỉ là
câu chuyện hồ đồ chứ không phải sự thực. Tệ nhân đã đưa ra ý kiến lầm lẫn, bây
giờ xin thu về.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Quý sứ đã tuyên bố rồi còn thu về sao được?
Phi Yến Đa La đáp:
- Tệ nhân xin Công tước đại nhân vì tình mà quên câu chuyện này đi.
Vi Tiểu Bảo cười khanh khách hỏi:
- Quý sứ nói vậy thì ra bãi việc dẫn quân La Sát đến đánh Bắc Kinh hay
sao?
Phi Yến Đa La đáp:
- Không đi đâu. Nhất định là không đi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Các vị còn muốn cưỡng chiếm thành Nhã Tát Khắc của bản sứ nữa hay thôi?
Phi Yến Đa La lắc đầu đáp:- Không có đâu. Không có đâu.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Cả thành Ni Bố Sở các vị cũng không được đụng đến chứ?
Phi Yến Đa La sửng sốt đáp:
- Thành Ni Bố Sở này là lãnh thổ của Sa Hoàng bên tệ quốc. Xin Công tước
đại nhân lượng cho.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Người ta thường nói: •Bạn hàng nói thách, khách mua giá cao•. Ta mà đòi
hắn lấy thành Ni Bố Sở, nhất định là không được rồi. Vậy ta thử đòi từ chân thành
Ni Bố Sở lăn về phía Tây xem sao?
Gã liền hỏi:
- Cuộc nghị hòa của chúng ta phen này nhất định phải cho công bằng, đừng
lừa già dối trẻ, không để ai thua thiệt. Phải vậy không?
Phi Yến Đa La đáp:
- Đúng thế. Hai nước cùng chân thành hoạch định cương giới, dựng nên nền
hòa bình vĩnh cửu.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thế là hay lắm! Nếu biên giới cắt gần thành Mạc Tư Khoa quá thì người La
Sát phải thiệt thòi. Ngược lại, gần Bắc Kinh qua thì người Trung Quốc thua thiệt.
Cách hay nhất là chia biên giới quãng giữa, theo phép •Nhị nhất thiêm tác ngũ•.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Nhị nhất thiêm tác ngũ là thế nào?
Vi Tiểu Bảo hỏi lại:
- Phải chăng từ Mạc Tư Khoa đến Bắc Kinh lộ trình mất ước hơn ba tháng?
Phi Yến Đa La đáp:
- Phải rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:- Ba tháng chia đôi là bao nhiêu ngày?
Phi Yến Đa La không hiểu ý gã, cũng đáp:
- Một nửa là tháng rưỡi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Vậy chúng ta khỏi cần đàm thoại nữa. Bên nào về kinh thành bên ấy. Các vị
từ Mạc Tư Khoa đi sang phía Đông. Bọn bản sứ xuất phát từ Bắc Kinh, tiến về
phía Tây. Hai bên cùng đi một tháng rưỡi rồi đụng đầu nhau, phải không?
Phi Yến Đa La đáp:
Đúng thế! Nhưng chưa hiểu đại nhân làm như vậy với dụng ý gì?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Đó là cách chia ranh giới công bình nhất. Chỗ hai bên giáp nhau dùng làm
biên thùy của hai nước. Các vị không chiếm phần tiện nghi mà bên bản sứ cũng
chẳng dành phần hơn. Bên bản sứ thắng trận vừa rồi coi như bỏ đi. Đã là hảo
bằng hữu với nhau, việc mua bán lại cần sòng phẳng.
Phi Yến Đa La mặt mũi đỏ bừng, miệng ấp úng:
- Cái đó... cái đó...
Rồi hắn đứng lên.
Vi Tiểu Bảo cười hỏi:
- Quý sứ cũng nhận thấy phương pháp này là rất công bình phải không?
Phi Yến Đa La xua tay lia lịa đáp:
- Không, không! Nhất định là không được! Phân chia địa giới như vậy há chẳng
là đem nửa phần đất nước Nga La Tư cắt cho quý quốc?
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Có đâu mà một nửa? Phía Tây Mạc Tư Khoa quý quốc còn rất nhiều đất đai,
phần ấy khỏi phải dùng phép "Nhị nhất thiềm tác ngũ" cắt cho Trung Quốc nữa.
Hà tất quý sứ còn khách sáo như vậy?
Phi Yến Đa La tức quá, râu tóc dựng đứng cả lên hồi lâu mới nói:- Công tước đại nhân! Nếu đại nhân thành tâm nghị hòa thì nên đưa ra chủ
trương thông tình đạt lý. Cách này... là cắt lấy nửa phần lãnh thổ của tệ quốc.
Thật là... thật là khinh người thái quá!
Hắn vừa nói vừa thở hồng hộc, đặt đít đánh bình một cái ngồi xuống, làm ghế
rung động vang lên những tiếng lách cách.
Vi Tiểu Bảo khẽ hỏi:
- Nói tình thực với quý sứ thì nghị hòa hay phân chia cương giới chẳng có chi
thú vị. Chúng ta hãy đánh nhau một trận đã. Quý sứ bảo có nên không?
Phi Yến Đa La vẫn chưa hết thở hồng hộc, phẫn nộ cơ hồ nhịn không nổi,
những muốn đập bàn đứng lên quát lớn:
- Đánh nhau thì đánh nhau chứ sợ gì?
Nhưng hắn nghĩ tới nếu xảy cuộc chiến tranh, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm
trọng! Bên mình tuyệt không hy vọng thủ thắng.
Hắn đành ráng nhịn, lẳng lặng không nói gì.
Vi Tiểu Bảo đột nhiên vỗ tay xuống bàn, cười nói:
- Có rồi, có rồi! Bản sứ còn một biện pháp khác rất công bằng.
Gã luồn tay vào bọc móc ra hai con xúc xắc, ghé miệng vào thổi một hơi rồi
liệng xuống bàn nói:
- Quý sứ đã không muốn đánh nhau, lại không thích dùng phép •Nhị nhất
thiêm tác ngũ•. Vậy chúng ta gieo xúc xắc...
Gã dừng lại một chút rồi tiếp:
- Từ Bắc Kinh tới Mạc Tư Khoa hãy kể là một vạn dặm đường. Chúng ta chia
làm mười phần. Mỗi phần một ngàn dặm. Chúng ta liệng xúc xắc xuống mười bàn,
mỗi bàn đặt cuộc ngàn dặm quốc gia. Nếu quý sứ thắng cả mười bàn thì giải đất từ
đây cho đến chân thành Bắc Kinh thuộc về nước La Sát.
Phi Yến Đa La đằng hắng một tiếng rồi hỏi:
- Thế nhỡ tệ nhân thua cả mười bàn thì sao?
Vi Tiểu Bảo cười nói:- Có lẽ để quý sứ tự nói ra hay hơn.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Chẳng lẽ giang sơn muôn dặm của tệ quốc về mé Đông thành Mạc Tư Khoa
lại thuộc hết về Trung Quốc?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Bản sứ đoán vận khí của quý sứ không đến nỗi xúi quẩy như ngài nghĩ. Đâu
có lý nào không ăn một bàn? Quý sứ chỉ thắng được một bàn là giữ được nghìn
dặm lãnh thổ, hai bàn được hai nghìn dặm. ¡n đến bốn bàn là chiếm phần tiện nghi
rồi.
Phi Yến Đa La hỏi:
- Sao như thế lại chiếm tiện nghi? Từ Mạc Tư Khoa đi về phía Đông đến Bắc
Kinh đa phần là đất của nước Nga. Bảy nghìn dặm, tám nghìn dặm là thuộc về lãnh
thổ Nga Quốc.
Hai bên tranh luận hồi lâu. Giáo sĩ phiên dịch đứng bên khẽ dịch sang Trung
Quốc thoại.
Bọn Sách Ngạch Đồ, Đông Quốc Cương nghe ngóng, ban đầu còn tưởng Phi
Yến Đa La ngang ngạnh vô lý, đòi lấy sông Hắc Long Giang làm giới hạn, uy hiếp
tỉnh Liêu Đông của Trung Quốc. Thế thì Mãn Châu là nơi phát tích gây dựng
nghiệp rồng cũng để bọn di dịch uy hiếp hay sao? Trong lòng bọn họ đều cực
kỳ phẫn nộ.
Sau họ nghe Vi Tiểu Bảo kéo dằng kéo dọ. Nào là trao đổi ấp phong, nào
là dùng phép Nhị nhất thiêm tác ngũ, nào là gieo xúc xắc để hoạch định cương
giới, mỗi bàn ăn nghìn dặm thổ địa, họ mới biết là gã nói nhăng nói càn, đối
phương quyết chẳng ưng thuận.
Nhưng họ thấy Phi Yến Đa La khí thế chùn nhụt, lại nghe Vi Tiểu Bảo nói chỉ
ham đánh trận lập công để mong cắt đất phong vương. Còn sứ thần nước Nga
hiển nhiên ngoài mặt hung hăng mà trong lòng mềm nhũn không dám đối lời. Ai nấy
đều nghĩ bụng:Người La Sát ngang ngược dã man, quả nhiên danh bất hư truyền. Nếu đàm
phán một cách nghiêm chỉnh với chúng là mình bị kém thế. Đức Hoàng thượng phái
Vi Công tước chủ trương hòa nghị, quả là có tài dùng người một cách rất sáng
suốt. Bọn quỷ phiên bang là hạng người dã man, chỉ có Vi Công gia bất học vô
thuật nhưng đủ điều dân dã lưu manh mới dư bản lĩnh đối phó với chúng. Thật là
vỏ quít dày gặp móng tay nhọn.
Nên biết bọn Sách Ngạch Đồ, Đông Quốc Cương lên mặt đại thần, tuy bề
ngoài họ tỏ ra cực kỳ lễ độ cung kính đối với Vi Tiểu Bảo, mà thực ra trong lòng
coi gã rất tầm thường.
Họ đều cho Vi Tiểu Bảo bất quá là thằng hề được Hoàng thượng sủng ái làm
nên quan lớn. Hành động cùng ngôn từ bình nhật của gã biểu lộ xấu xa hèn hạ mà
chính gã không biết xấu hổ.
Họ còn đinh ninh chuyến này gã đụng chạm với sứ thần ngoại quốc tất để
ngoại bang cười cho và làm mất thể diện của Quốc gia.
Ngờ đâu đức Hoàng thượng liệu tài bổ chức, thu dụng gã vào việc trọng đại
này thật xứng đáng.
Giả tỷ Hoàng thượng không sai phái một nhân vật chuyên nói chuyện trò bậy
và cãi chầy cãi cối là Vi Tiểu Bảo vào công cuộc hòa đàm, thì trong các văn võ
đại thần đầy rẫy chốn triều đường, thực không tìm được nhân vật thứ hai nào làm
nổi.
Các đại thần càng nghe càng khâm phục và càng tôn sùng đức Hoàng thượng
anh minh tài trí, chúng thần chẳng ai bì kịp.
Sách Ngạch Đồ nghe tới đây đột nhiên xen vào:
- Mạc Tư Khoa nguyên trước cũng là đất của Trung Quốc.
Phi Yến Đa La giật mình kinh hãi nghĩ bụng:
- Thằng lỏi kia giở giọng thiên hô bách sát đã đành. Sao cả lão già này cũng
nhắm mắt nói mò như tuồng vô sỉ? Hắn bảo thành Mạc Tư Khoa của nước mình là
đất Trung Quốc mới thật là kỳ?
Lại nghe Sách Ngạch Đồ nói:- Theo lời quý sứ thì người La Sát tạm thời chiếm cứ nơi nào là nơi ấy cũng
thuộc lãnh thổ La Sát hay sao?
Phi Yến Đa La đáp:
- Như vậy cũng còn có lý. Quý sứ nói là Mạc Tư Khoa thuộc đất Trung Quốc
thì, hà hà... tức cười đến nẻ ruột.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Nhân dân La Sát gồm nhiều chủng tộc: Đại Nga La Tư, Tiểu Nga La Tư, Bạch
Nga La Tư, lại còn Kha Tát Khắc, Thát Đát gì gì nữa cũng đều là người La Sát?
Phi Yến Đa La đáp:
- Nhất định là thế. Đất đai tệ quốc rộng bát ngát, nhân dân dưới quyền
thống trị cũng nhiều lắm.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Trăm họ bên tệ quốc cũng gồm rất nhiều chủng tộc: Người Hán có, người
Mông có, người Mãn có, người Miêu có, người Hồi có, người Tạng có...
Phi Yến Đa La đáp:
- Chính thế! Nga La Tư là nước lớn. Trung Quốc cũng là nước lớn. Hai nước
chúng ta là nước lớn nhất trong những nước lớn.
Sách Ngạch Đồ nói:
- Chuyến này quý sứ đem đội vệ binh đi, dường như toàn là kỵ binh Kha Tát
Khắc?
Phi Yến Đa La mỉm cười đáp:
- Kỵ binh Kha Tát Khắc nổi tiếng anh hùng vô địch. Có thể họ là những dũng
sĩ lợi hại nhất thiên hạ.
Sách Ngạch Đồ hỏi:
- Kỵ binh Kha Tát Khắc còn lợi hại hơn cả người Nga La Tư nữa ư?
Phi Yến Đa La đáp:- Câu chuyện không phải như vậy. Người Kha Tát Khắc là trăm họ của nước La
Sát, người Nga La Tư cũng là trăm họ trong nước La Sát, chẳng có gì phân biệt. Tỷ
như người Mãn Châu cũng là bách tính của Trung Quốc, người Mông, người Hán...
cũng là bách tính của Trung Quốc, chẳng có gì phân biệt.
Sách Ngạch Đồ gật đầu nói:
- Thế thì phải rồi. Vì vậy mà thành Mạc Tư Khoa cũng là lãnh thổ của Trung
Quốc.
Vi Tiểu Bảo nghe hai người nói tới đây, còn chưa rõ chỗ dụng ý của Sách
Ngạch Đồ. Gã biết đích Mạc Tư Khoa cách đây xa hàng vạn dặm, quyết chẳng
phải lãnh thổ Trung Quốc, nhưng nghe lý thuyết của Sách Ngạch Đồ thì dường
như có chứng cứ. Còn Phi Yến Đa La trán nổi gân xanh, sắc mặt lúc xám lại, lúc
đỏ bừng. Hiển nhiên trong lòng hắn tức giận như phát điên, gã liền xen vào:
- Mạc Tư Khoa thuộc đất Trung Quốc là đúng lắm, tuyệt không sai lầm. Đức
Hoàng đế Trung Quốc khoan hồng đại lượng cho các vị mượn ở đã lâu. Bản sứ
tưởng bây giờ nên trả lại là phải, đừng bắt chước kiểu Lưu Bị tá Kinh Châu rồi
muốn chiếm cứ vĩnh viễn, chẳng bao giờ hoàn lại.
Dĩ nhiên Phi Yến Đa La chẳng hiểu tích Lưu Bị tá Kinh Châu ý nghĩa thế nào,
mà chỉ biết bọn Man tử Trung Quốc này không hiểu đạo lý, ăn nói hoàn toàn khác
hẳn người văn minh. Hắn cười lạt nói móc:
- Trước kia tệ nhân nghe nói đến lịch sử Trung Quốc và tưởng là người Trung
Quốc học vấn sâu rộng. Không ngờ... ha ha... toàn nói những chuyện mù tịt chẳng
có chứng cứ gì.
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Quý sứ là một đại thần nước La Sát, dù chẳng có học vấn gì mấy, nhưng ít
ra cũng biết lịch sử nước La Sát chứ?
Phi Yến Đa La đáp:
- Lịch sử bên tệ quốc đều có sách vở chứng minh rõ ràng, quyết chẳng khi
nào căn cứ vào những lời loạn thuyết của kẻ bạ đâu nói đấy.
Sách Ngạch Đồ nói:- Thế thì hay lắm! Trước kia Trung Quốc có một vị Hoàng đế tên gọi Thành
Cát Tư Hãn...
Phi Yến Đa La vừa nghe đến bốn chữ Thành Cát Tư Hãn, bất giác la lên một
tiếng:
- ái chà!
Hắn than thầm:
- Hỏng bét, hỏng bét! Sao ta lại hồ đồ đến thế, quên khuấy cả việc lớn đó?
Sách Ngạch Đồ nói tiếp:
- Vị Thành Cát Tư Hãn này, bên Trung Quốc kêu bằng Nguyên Thái Tổ, vì ngài
là Hoàng đế dựng ra cơ nghiệp nhà Nguyên ở Trung Quốc. Ngài là người Mông
Cổ. Quý sứ vừa nói: Người Mãn Châu, người Mông Cổ hay người Hán đều là người
Trung Quốc chẳng có gì phân biệt.
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Ngày ấy đạo kỵ binh Mông Cổ lên đường chinh Tây đã cùng quân La Sát
đánh mấy trận lớn. Lịch sử quý quốc có chép rõ ràng. Quyết chẳng phải loạn
thuyết của kẻ bạ đâu nói đấy. Không hiểu trong mấy trận đó người Trung Quốc
thắng hay người La Sát thắng?
Phi Yến Đa La lặng thinh, hồi lâu mới đáp:
- Người Mông Cổ thắng.
Sách Ngạch Đồ hỏi vặn:
- Người Mông Cổ có phải là người Trung Quốc không?
Phi Yến Đa La đành phải gật đầu.
Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không hiểu ngày trước đã có vụ này. Gã vừa nghe nói
bất giác nở mặt nở mày, lên tiếng:
- Người Trung Quốc mà đánh với người La Sát thì người La Sát tất phải thất
bại không còn nghi ngờ gì nữa. Bản lĩnh của các vị còn kém một bậc. Lần sau có
đánh nhau, bên bản sứ chỉ dùng một tay đánh nhau cũng đủ. Nếu không thế thì lực
lượng hai bên chênh lệch nhau quá, cuộc chiến đấu chẳng còn thú vị nữa.Phi Yến Đa La tức quá trợn mắt lên nhìn, miệng lẩm bẩm:
- Nếu không phải Công chúa điện hạ ban nghiêm lệnh lần này chỉ cho hòa
chứ không cho đánh, thì gã buông lời nhục mạ người La Sát ta thế này, ta quyết
đấu với gã một phen.
Vi Tiểu Bảo cười ha hả hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Sách đại ca! Ngày trước Thành Cát Tư Hãn đánh bại quân La Sát sự tích thế
nào? Đại ca kể lại nghe chơi.
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Hồi đó Thành Cát Tư Hãn phái hai đội quân đi chinh Tây, mỗi đội một vạn
người, cộng là hai vạn nhân mã mà đánh cho mười mấy vạn quân La Sát phải thua
chạy thất điên bát đảo.
Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
- Sau đó bên xứ Mông Cổ của chúng ta lại sản xuất một vị đại anh hùng tên
gọi Bạt Đô, Bạt Đô thống lĩnh quân đội đánh binh tướng La Sát đến tơi bời hoa
lá chiếm tòa thành Cơ Phụ rất lớn của nước La Sát rồi chiếm thành Mạc Tư Khoa.
Thế vẫn chưa hết, quân ta còn tràn đến Ba Lan, Hung Gia Lợi, vượt sông Đa Não
Hà (Danube). Sau đó mấy trăm năm, vương công quý tộc người La Sát đều thích
nghe chuyện người Trung Quốc. Hồi ấy vị anh hùng Mông Cổ bên tệ quốc đóng
ở trong trướng bồng dát vàng. Đại Công tước ở Mạc Tư Khoa thường thường đến
dập đầu lạy người Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn đá đít là đá đít, muốn tát
tai là tát tai. Người La Sát chỉ cười hề hề, lại reo hò "đánh hay quá!". Nếu không
thế thì chẳng thể làm đến tước Công.
Vi Tiểu Bảo nghe nói cặp lông mày dương lên như nhảy múa, gã không ngớt
vỗ bàn hô:
- Hay thật! Hay thật! Té ra thành Mạc Tư Khoa ngày trước quả thuộc về Trung
Quốc.
(Lời chú của tác giả: Đại tướng Mông Cổ là Bạt Đô tấn công vây hãm Mạc Tư
Khoa và Cơ Phụ vào năm 1238. Từ năm 1240 đến 1480, người Mông Cổ thống trị
nước Nga La Tư đất cát bao la trong hai trăm bốn mươi năm, đã dựng lên tòa "Kim
trướng Hãn Quốc".Trong pho Đại anh bách liệu toàn thư ở mục "Nga La Tư" có ghi chép: Những
vương tử phong Công tước ở thành Mạc Tư Khoa phải đến triều kiến Hoàng kim
trướng của Mông Cổ Khả Hãn tại thành Tát Lai ở cửa sông Phục Nhĩ Gia để tiếp
thụ phong hiệu. Bọn họ thường nhẫn nại chịu đựng những điều khổ nhục. Nhưng
sau khi làm lễ triều bái trở về Mạc Tư Khoa họ có thể thu thuế người Thát Đát và
lấn át những tiểu bang chư hầu lân cận.)
Phi Yến Đa La sắc mặt lúc xanh xám lúc trắng bợt.
Những điều thuật lại của Sách Ngạch Đồ theo đúng sử sách, quyết không giả
trá. Có điều người La Sát trước nay không nhận người Mông Cổ là người Trung
Quốc. Trong lúc nhất thời, Phi Yến Đa La không nhớ tới thành Mạc Tư Khoa trước
kia đã thuộc quyền thống trị của người Mông Cổ một quãng thời gian khá lâu. Hiện
nay Mông Cổ thuộc về Trung Quốc. Do đó mà suy luận thì bảo thành Mạc Tư
Khoa thuộc về Trung Quốc cũng không phải là lời nói hàm hồ.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Hầu tước các hạ! Bản chức nhận thấy việc hoạch định biên giới chúng ta
bất tất phải đàm phán nữa. Xin các hạ trở về hỏi lại Công chúa bao giờ quý quốc
sẽ đem thành Mạc Tư Khoa và thành Cơ Phụ hoàn lại Trung Quốc. Bản sứ cũng
trở về Bắc Kinh lấy da bò và Hoàng kim để dựng Hoàng kim trướng bên bờ sông
Phục Nhĩ Gia chờ Tô Phi á Công chúa đến ngủ. Ha ha! Ha ha!
Phi Yến Đa La nghe tới đây không thể nhịn được nữa, hắn đứng phắt dậy
xông ra ngoài trướng.
Lại nghe hắn tức giận gầm lên như sấm và lớn tiếng quát tháo để truyền mệnh
lệnh.
Kế đó tiếng vó ngựa dồn dập vang lên. Mấy trăm con ngựa nhất tề xông tới.
Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi la lên:
- Trời ơi! Quân mao tặc muốn đánh nhau. Chúng ta phải trốn cho lẹ.
Đông Quốc Cương trải qua chiến trận đã nhiều, nét mặt vẫn bình tĩnh. Lão
nói:- Vi Công gia bất tất phải hoang mang. Chúng muốn đánh thì đánh. Chẳng lẽ
bọn ta lại sợ chúng sao?
Phía ngoài doanh trướng, hai trăm sáu chục tên kỵ binh Kha Tát Khắc hò reo
rầm trời.
Vi Tiểu Bảo sợ quá toàn thân run bần bật. Gã cúi đầu chui vào gầm bàn.
Đông Quốc Cương và Sách Ngạch Đồ ngơ ngác nhìn nhau, trong bụng cũng
hơi hoang mang.
Cửa trướng mở ra, một tướng rảo bước tiến vào. Chính là Hồng Triều thống
lĩnh đội quân đằng bài. Hồng Triều lớn tiếng hô:
- Khải bẩm đại soái!...
Nhưng hắn không nhìn thấy đại soái đâu.
Vi Tiểu Bảo nằm dưới gầm bàn lên tiếng:
- Ta... ta... ta ở đây. Anh em... mau mau trốn đi.
Hồng Triều cúi xuống gầm bàn nhìn Vi đại soái nói:
- Khải bẩm đại soái! Quân La Sát thanh thế hùng dũng. Chúng ta chẳng thể
khiếp nhược. Muốn làm con con mẹ nó thì làm.
Vi Tiểu Bảo nghe lời nói dũng cảm, liền trấn tĩnh tâm thần. Gã ở dưới gầm
bàn bò ra.
Vừa rồi sự việc xẩy đến đột ngột, gã hoang mang chui vào gầm bàn, nhưng
thực ra không phải gã khiếp đảm sợ chết.
Vi Tiểu Bảo vỗ ngực đáp:
- Phải lắm! Tổ bà nó muốn làm gì thì làm! Lão gia phải thân tiến sĩ tốt, dũng...
dũng...Dũng quản tam quân, nhưng gã quên mất.
Gã dắt tay Hồng Triều chạy ra ngoài trướng.
Lộc Đỉnh Ký
Phi Lộ 1
Phi Lộ 2
Phi Lộ 3
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 151
Hồi 152
Hồi 153
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160
Hồi 161
Hồi 162
Hồi 163
Hồi 164
Hồi 165
Hồi 166
Hồi 167
Hồi 168
Hồi 169
Hồi 170
Hồi 171
Hồi 172
Hồi 173
Hồi 174
Hồi 175
Hồi 176
Hồi 177
Hồi 178
Hồi 179
Hồi 180
Hồi 181
Hồi 182
Hồi 183
Hồi 184
Hồi 185
Hồi 186
Hồi 187
Hồi 188
Hồi 189
Hồi 190
Hồi 191
Hồi 192
Hồi 193
Hồi 194
Hồi 195
Hồi 196
Hồi 197
Hồi 198
Hồi 199
Hồi 200
Hồi 201
Hồi 202
Hồi 203
Hồi 204
Hồi 205
Hồi 206
Hồi 207
Hồi 208
Hồi 209
Hồi 210
Hồi 211
Hồi 212
Hồi 213
Hồi 214
Hồi 215
Hồi 216
Hồi 217
Hồi 218
Hồi 219
Hồi 220
Hồi 221
Hồi 222
Hồi 223
Hồi 224
Hồi 225
Hồi 226
Hồi 227
Hồi 228
Hồi 229
Hồi 230
Hồi 231
Hồi 232
Hồi 233
Hồi 234
Hồi 235
Hồi 236
Hồi 237
Hồi 238
Hồi 239
Hồi 240
Hồi 241
Hồi 242
Hồi 243
Hồi 244
Hồi 245
Hồi 246
Hồi 247
hồi 248