watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đặng Huy Trứ - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

Đặng Huy Trứ

Tác giả: nhiều tác giả

Nhà canh tân Đặng Huy Trứ (1825-1874)


Một buổi chiều bi thương ở "chiến khu" Đồn Vàng cách đây đúng 125 năm (7-8-1874), Đặng Huy Trứ đã ngã bệnh và chết như một người lính. Bóng cờ đen xao xác, từ phía thành Sơn Tây, vài khẩu "quá sơn pháo" nổ vu vơ như tiễn biệt ông "quan lái súng" đã kéo 239 khẩu về từ Trung Quốc cách đó 6 năm rưỡi. Di chúc để lại, ông muốn được chôn dưới chân đồn cùng với những nghĩa sĩ của Hoàng Kế Viêm - Lưu Vĩnh Phúc... Vọng về Từ Sơn (Bắc Ninh) ông dặn lại người con trai chạy loạn: "Từ rày trở đi con cháu không ai được ra làm quan".

Đó là cái kết cục bi thảm của nhà canh tân đất nước thế kỷ 19. Vua Tự Đức còn chưa để cho ông yên ngờ ông giả chết "tính lập mưu khác" mới hạ lệnh cho người mang quan tài ông bì bõm lội qua "nước Kim Bôi - Hạ Bì", vượt đường rừng biên giới vào Thanh Hóa, đi thuyền qua cửa Thuận An, ngược sông Bồ, sông Hương đến bến Thương Bạc... Tại đó sai người bật nắp quan tài ra xem ông đã chết thật chưa, rồi mới cho chôn ở núi Hạc Thú trông sang dải Trà Lĩnh quê nhà.

Đặng Huy Trứ hơn Nguyễn Lộ Trạch 28 tuổi, và là người cùng thời, cùng chí với Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện... Ông sống vào những năm tháng bi hùng của nước "Đại Nam" trong sự đối mặt với Trung Hoa và Pháp. Nhưng người ta thường nghĩ đến Đặng Huy Trứ như một ông quan to ham đi buôn. Ông mở Lạc Đức Điếm buôn củ nâu từ miền ngược xuống miền xuôi. Lại mở Lạc Sinh Điếm và Lạc Thanh Điếm mang hải sản và muối ngược lên miền núi. Sang công cán Hương Cảng, ông mang máy ảnh và vật liệu chụp ảnh về theo, nửa năm sau (14-3-1869) thì mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, và chính tay ông chủ hiệu ảnh Đặng Huy Trứ hạ bút viết văn "quảng cáo" cho máy móc này của Tây Dương. Đó là bài văn độc nhất thế kỷ 19 trong di sản Hán Nôm ngày nay phục vụ cho kinh doanh.

Ông rất tâm đắc: "Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể coi thường". 50 năm sau (1917) nhà tư sản lừng danh Bạch Thái Bưởi có lẽ rất thích triết lý này nên đã đặt tên cho chiếc tàu thủy chạy biển xuyên Việt đầu tiên của mình là Bình Chuẩn - một chức quan của Đặng Huy Trứ lúc sinh thời, để tưởng nhớ ông.

Trên đường hoạn lộ, ông cũng đóng góp nhiều thứ cho đời đáng được đời sau ca tụng. Năm 1858 làm tri huyện Quảng Xương, bị vua cắt một năm lương ăn, nhưng đã trộm phép nước lập ra các nghĩa trang để có chốn chôn cất, cúng tế cho nắm xương tàn của những cô hồn. Từ đó mới có lệ lập ra nghĩa trang ở các vùng.

Tất cả các hoạt động của Đặng Huy Trứ đều phục vụ cho một mục đích lớn: canh tân đất nước.

Ông sinh ngày 16-5-1825, tại làng Thanh Lương, Hương Xuân, Tiên Điền, Thừa Thiên-Huế, trong một gia đình nho học. Bố là cháu Thượng thư Bộ lễ, mẹ là một phụ nữ làng chài Tân Sa. Vì mẹ ông sa sẩy luôn, nên thân phụ ông phải cho đào một đường ngầm thông từ buồng sản phụ sang nhà hàng xóm để khi trở dạ, đứa bé được ông thầy cúng cầm đuốc soi đường đưa sang nhà hàng xóm ngay đêm đó, không cho cha mẹ nhìn thấy mặt. Ngọn đuốc đã thành tên chú bé (Trứ nghĩa là ngọn đuốc). Suốt 12 năm trời, cậu Trứ phải ở nhà dì không được phép trông cha mẹ hay lai vãng gần nhà kẻo "quỷ luân hồi" theo gót bắt cậu đi. Bà mụ lại đem cậu ra chùa Từ Hiếu, xin cho cậu quy y, lấy pháp danh là Hải Đức.

40 năm sau (1865) một viên quan nhà Nguyễn theo lệnh của Viện Cơ mật đi Trung Quốc - Hương Cảng để "thám phỏng Dương tình (xem xét tình hình phương Tây)". Đi đến chùa Phúc Lâm thì xin cạo đầu, nhờ lưỡi dao của Tam Bảo chứ không chịu để tết tóc đuôi sam theo kiểu nhà Thanh. Chuyến đi "do thám" ấy không mấy thành công. Đặng Huy Trứ chỉ mang về một cuốn sách kỹ thuật của người Tây Dương viết về máy hơi nước do chính ông biên dịch sang tiếng Hán. Nhưng lòng mong mỏi cách tân đang nhen nhóm trong lòng ông. Ông không sánh với Nguyễn Trường Tộ về hệ thống học vấn khoa học kỹ thuật Tây Dương, cũng không ham viết điều trần... Ông một mực tâu Vua xin đi buôn. ở cấp vĩ mô, ông xin lập ra Ty Bình Chuẩn, mà cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ rằng Bình Chuẩn chỉ là mua bán gạo cứu đói. Thực chất, Bình Chuẩn đảm nhiệm cả khai mỏ, mở mang thủ công nghiệp, thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải. Bình Chuẩn sử dụng sức mạnh của Nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế. ở cấp nhỏ hơn, ông lập ra các Thương Điếm như một công ty cổ phần với phương châm "công - tư - lưỡng lợi". Cũng năm đó ông tâu vua dùng biện pháp khen thưởng để dân Tày, Thổ nộp khoáng sản khai thác được cho Nhà nước, hạn chế các con đường buôn bán biển lận sang nhà Thanh. Ông lại đi khai mỏ thiếc, đem thiếc đi bán cho Tây Dương thu được 8.000 lạng bạc nộp cho quốc khố.

Hai năm sau, ông lại được phái sang Trung Quốc, Aso Môn lần 2 như một "viên lái súng". Chuyến đi đầy bất trắc. Trong nước, Lưu Vĩnh Phúc vâng lệnh triều đình bắt đầu đi đánh dẹp thổ phỉ, nhưng Tự Đức phế bỏ ty Bình Chuẩn, cấm các phủ huyện không được mộ quân, đúc vũ khí. Vừa đến Quảng Châu, thì thấm lang chướng, đổ bệnh nằm bẹp trong nhà thương nước ngoài mất 9 tháng trời, không tiền tiêu, không bè bạn.... Ông chúi đầu viết phương lược cứu nước cảm cái khổ, cái nhục của kẻ tha hương để bàn về cái nhục, cái khổ của quốc gia.

Tổng kết kinh nghiệm canh tân của nhà Thanh - Cao Ly - Ba Tư - Nhật Bản để đề ra quyết sách tự cường. Chưa yên tâm, sợ chết sớm, ông viết nhanh cuốn Từ thụ yếu quy với 4 tập 900 trang để bàn về vấn đề chống tham nhũng. Chuyến đi bất trắc hóa ra thành công khi về ông mang theo 239 khẩu "quá sơn pháo"... Về nước, ông ở riệt miền bắc và mở hiệu ảnh, nhà in, cho xuất bản binh thư và minh thư, cùng Đại Nam quốc sử diễn ca. Đặng Huy Trứ trở nên bí ẩn trong con mắt của Phú Xuân. Vua nghi ngại ông "tìm một cách gì đó ngoài phạm vi của triều đình".

Đặng Huy Trứ vẫn tiếp tục con đường binh nghiệp. Năm 1871, ông theo Hoàng Kế Viêm đi đánh dẹp biên giới, giã từ nghiệp buôn đang phát đạt (cho chuyển hiệu ảnh về Gia Lâm). Hơn một năm sau, phố Thanh Hà - thương điếm lừng lẫy của ông cùng với thành Hà Nội bị thực dân Pháp chiếm đóng. Nghiệp buôn phá sản. Ông theo Hoàng Kế Viêm và các quan rút lên Đồn Vàng, ông mất ở đó trong sự ngờ vực của triều đình Huế. Bởi lúc đó phong trào kháng mệnh triều đình diễn ra mạnh mẽ, Trần Tấn, Đặng Như Mai là những người thân của ông đã nổi dậy khởi nghĩa...

Đặng Huy Trứ chết đi, con đường canh tân của ông bị bỏ dở. Cũng giống như cuộc đời của các nhà canh tân thế kỷ 19, ông cô đơn đi giữa một xã hội đầy biến động mà những người chóp bu lại không lường trước được những biến động đó. Lời của các nhà canh tân trở thành viển vông. Tự Đức phê ông: "Lập thân hơi thiên, nói thì cao, tài thì kém". Chẳng qua, Vua chưa nghe được lời nói rộng mà lại thiếu kiên trì trong việc làm, đâm ra những nỗ lực canh tân đều hỏng cả.

Chẳng riêng gì ông, Nguyễn Trường Tộ cũng bị phê là "Y quá tin ở những điều y đề nghị, tại sao y cứ thúc giục trẫm hoài...".

Cái tai của một xã hội phải mấy chục năm sau mới nghe thủng lời ông, đúng như Phan Bội Châu đánh giá: "Đặng Huy Trứ là một trong những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam".

Các tác phẩm khác của nhiều tác giả

Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Truyện Cổ Phật Giáo

Trở Về Từ Cõi Sáng

Phật Pháp cho mọi người

Phật Giáo & Nữ Giới

Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại

Cao Tăng Dị Truyện

Ký ức chiến tranh

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông

Khái Niệm về Thuốc - Danh mục Thuốc gốc

Cơ thể người

Chăm sóc khi bé bị bệnh

Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng

Cẩm nang an toàn sức khỏe

50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS

206 bài thuốc Nhật Bản

Xuân Quỳnh

Xuân Diệu

Vũ Trọng Phụng

Vũ Hoàng Chương

Vũ Đức Nguyên

Vũ Công Duệ

Vạn Hạnh Thiền sư

Tuệ Tĩnh

TTKH

Trương Hán Siêu

Trưng Nữ Vương

Triệu Thị Trinh

Triệu Quang Phục

Trần Thừa

Trần Thủ Độ

Trần Thánh Tông

Trần Thái Tông

Trần Quốc Tuấn

Trần Quang Khải

Trần Nhật Duật

Trần Nhân Tông

Trần Nguyên Đán

Trần Minh Tông

Trần Khát Chân

Trần Khánh Dư

Tôn Thất Thuyết

Thái Thăng Long

Rafael Sabatini

Quang Dũng

Phùng Khắc Khoan

Phùng Hưng

Phụng Dương Công chúa

Phan Phu Tiên

Phan Huy Chú

Phan Đình Phùng

Phan Chu Trinh

Phan Bội Châu

Phạm Ngũ Lão

Nhà văn Y Ban

Nhà văn Vũ Trọng Phụng

Nhà văn Võ Hồng

Nhà văn Triệu Bôn

Nhà văn Thạch Lam

Nhà Văn Phan Thị Vàng Anh

Nhà văn Nguyên Hùng

Nhà văn Nguyễn Đông Thức

Nhà văn Ngô Ngọc Bội

Nhà Văn Lê Thành Chơn

Nhà Văn Hữu Mai

Nhà văn Hồ Biểu Chánh

Nhà văn Hà Bình Nhưỡng

Nhà văn Hà Ân

Nhà Văn Bà Tùng Long

Nhà văn Tạ Duy Anh

Nhà Thơ Xuân Diệu

Nhà thơ Vũ Duy Chu

Nhà Thơ Thu Bồn

Nhà Thơ Nguyễn Hoa

Nhà thơ Kiên Giang- Hà Huy Hà

Nhà Thơ Huy Cận

Nhà thơ Giang Nam

Nhà Thơ Cao Xuân Sơn

Nhà thơ Bùi Giáng

Nhà thơ Bảo Cường

Nguyễn Xí

Nguyễn Văn Tố

Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trãi

Nguyễn Thị Long An

Nguyễn Thị Giang (1909 - 1930)

Nguyễn Thi

Nguyễn Tất Nhiên

Nguyễn Sưởng

Nguyên Sa

Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Lượng

Nguyễn Huệ

Nguyên Hồng

Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Gia Thiều

Nguyễn Đức Thọ

Nguyễn Du

Nguyễn Đình Thi

NGUYỄN ÐÌNH CHIỂU (1822-1888)

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bính

Nguyễn Bá Lân

Nguyễn Bá Học

Ngô Thì Nhậm

Ngô Sĩ Liên

Ngô Quyền

Nam Cao

Mai Thúc Loan

Mạc Đĩnh Chi

Mạc Can - người nằm mơ giữa ban ngày

Lý Tử Tấn

Lý Thường Kiệt

Lý Phụng Hiểu

Lý Ông Trọng

Lý Nhân Tông

Lý Công Uẩn

Lý Bí

Lưu Trọng Lư

Lưu Quang Vũ

Lê Văn Hưu

Lê Quý Đôn

Lê Như Hổ

Lê Lợi

Lê Hoàn

Lãnh Tạo

Khuông Việt Đại sư

Khúc Thừa Dụ

Huỳnh Văn Nghệ

Huỳnh Tịnh Của

Huyền Trân Công chúa

Huyền Quang Thiền sư

Huy Cận

Hùng Vương

Họa Sĩ Van Gogh

Hồ Quý Ly

Hồ Dzếnh

Hàn Mặc Tử

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Giáp Hải

Giang Nam

Duyên Anh

Dương Không Lộ

Đoàn Thị Điểm

Đinh Hùng

Đinh Bộ Lĩnh

Đào Duy Anh ( 1904 - 1988 )

Đặng Trần Côn

Đặng Dung

Chu Văn An

Chu Khánh Dư

Chế Lan Viên

Chàng Lía

Cao Thích

Cao Bá Quát

Bùi Thị Xuân

Bùi Huy Bích

Bích Khê

Bạch Cư Dị

Bà Huyện Thanh Quan

Anh Thơ

Anh Đức

An Tư Công chúa

Ý Cao Tình Ðẹp

Thuật Nói Chuyện

Sống để yêu thương

Quà tặng cuộc sống

Những mẩu truyện sưu tầm của Latdat

Những mẩu truyện hay của Phật giáo

Những chuyện đáng suy ngẫm

Nếu Ta Cười Nổi

Lắng nghe điều bình thường

Điều bí mật

Câu Chuyện Đời

Truyện Ngắn 100 Chữ

Tập truyện ngắn nước ngoài

Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh

Hơi thở nhẹ

Bóng Đêm Bao Trùm

Những Người Siêu Phàm

Alfred Hitchcock tuyển chọn

Mạng máy tính tự làm

Bạn biết gì về ...

Ai là người đầu tiên ...

Tuyển tập Những tiểu phẩm vui

Đoán Án Kỳ Quan

Truyện cổ tích thập phương

Truyện cổ Tày - Nùng

Xốc tới trong giờ phút quyết định

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

Truyện cổ cố đô

Phụ Nữ Việt Nam

Danh Nhân Đất Việt

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Hậu Chân Dung và đối thoại

Đất việt mến yêu

Chuyện Tình Tự Kể

Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt

Tâm hồn cao thượng

Mười Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc

Hoài niệm Nhất Linh

Kiếm Khách Liệt Truyện