watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Chương 10 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Chương 10

Tác giả: Arthur Hailey

Người ta nhận ra Don Kettering ngay khi anh bước vào nhà băng Mỹ - Amazonas; trước đó anh đã linh cảm rằng sự có mặt của anh chẳng làm mấy ai ở đó ngạc nhiên lắm.


Khi anh yêu cầu được gặp giám đốc, bà thư ký dáng bệ vệ nói với anh: “Thưa ông Kettering, giám đốc hiện đang có khách, nhưng tôi sẽ báo là ông đang ở đây”. Bà ta liếc nhìn Jonathan Mony. “Tôi chắc các ông sẽ không phải đợi lâu”.


Trong lúc chờ đợi, Kettering quan sát nhà băng. Nó ở trên tầng chính của toà nhà gạch cũ gần phía cực bắc của quảng trường, và khi nhìn từ bên ngoài, mặt trước lát đá xám không có gì đặc biệt. Thế nhưng bên trong, tuy nhỏ so với tiêu chuẩn của một nhà băng ở New York, song trang trí nhiều màu sắc hấp dẫn. Sàn nhà không lát gạch hoa như nhiều nơi khác; toàn bộ khu làm việc trải thảm hoa văn cách điệu dệt xen các màu anh đào, đỏ và da cam rất dịu mắt. Một chiếc mác nhỏ chữ vàng ghi thảm được dệt ở Ammazonas thuộc Brazil.


Cách sắp xếp văn phòng giống như nơi khác, một dãy bàn thủ quỹ, phía bên kia là bàn của ba phụ trách, nhưng bàn ghế toàn loại chất lượng cao nhât. Chiếm gần hết bức tường nơi khách có thể thấy là bức tranh hoành tráng vẽ cảnh binh lính cưỡi trên lưng những con ngựa chiến đang tung vó, bờm dựng ngược đầy tính cách mạng.


Kettering còn đang mải ngắm bức tranh thì nghe bà thư ký nói: “Ông Armando tiếp khách đã xong; xin mời ông vào”.


Khi họ bước vào căn phòng có lắp cửa kính qua đó có thể thấy các hoạt động ở phòng ngoài, ông giám đốc nhà băng dang rộng hai tay bước đến. Trên bàn là tấm biển ghi tên ông Emiliano W. Armando Jr.


“Ông Kettering, rất vui mừng được gặp ông. Tôi vẫn theo dõi chương trình của ông và luôn ngưỡng mộ những điều ông nói. Nhưng tôi chắc ông nghe mãi thế rồi”.
“Dù có thế, tôi vẫn cám ơn ông”. Anh giới thiệu Mony. Armando làm hiệu mời, và cả ba ngồi vào ghế; hai vị khách ngồi đối diện bức thảm treo màu xanh nhạt xen vàng, lối trang trí quen thuộc của nhà băng này.


Kettering ngắm ông giám đốc vóc dáng nhỏ bé mặt đầy nếp nhăn – dấu hiệu của sự mệt mỏi, mái tóc mỏng bạc phơ với đôi lông mày rậm. Armando điệu bộ nhanh nhẹn đầy vẻ sợ sệt, mặt lo âu, làm Kettering nghĩ đến một con chó săn đã già lo lắng trước thế giới đang thay đổi quanh nó. Tuy nhiên, anh cảm thấy mến ông ta, khác hẳn với lần gặp Alberto Godoy vừa rồi.


Ngả người trên chiếc ghế xoay, ông giám đốc thở dài: “Tôi đã đoán sớm muộn thế nào những người như ông cũng sẽ tới. Tôi chắc ông cũng hiểu chúng tôi đang gặp kỳ khốn khó, phức tạp”.
Kettering nhoài người về phía trước. Ông giám đốc cho rằng anh biết chuyện gì đó mà ông không biết. Anh thận trọng xác nhận: “Vâng, chuyện đó thường xảy ra”. “Tôi xin hỏi bằng cách nào anh biết chuyện đó?”.


Anh chàng phóng viên cố không buột miệng hỏi “Biết chuyện gì?”, chỉ cười và trả lời: “Trong giới TV chúng tôi có nhiều nguồn thông tin, nhưng đôi khi chúng tôi không công bố”. Anh để ý thấy Mony chăm chú theo dõi câu chuyện trong khi giữ vẻ mặt dửng dưng. Chà, anh chàng đầy tham vọng này hôm nay được bài học ra trò về nghề làm báo đây.
“Tôi nghĩ không biết có phải là bài trong tờ Post không”. Armando dò hỏi: “Bài báo còn nhiều câu chưa trả lời được”.


Kettering nhíu mày, vẻ suy nghĩ: “Có lẽ tôi đã đọc bài đó. Mà ông có bài đó ở đây không?”. “Có đây”. Ông Armando mở ngăn kéo, lấy ra tờ báo ông cắt ra và bọc trong giấy bóng. Đầu đề bài báo là:


MỘT NHÀ NGOẠI GIAO TẠI LIÊN HỢP QUỐC GIẾT CHẾT NGƯỜI TÌNH, RỒI TỰ SÁT VÌ GHEN TUÔNG.


Kettering đọc lướt, thấy bài báo đăng từ chủ nhật trước, tức là cách đây mười ngày. Khi thấy tên hai người chết, Helga Efferen làm tại nhà băng Mỹ - Amazonas và Jose Antonio Salavery, thành viên phái đoàn đại diện của Peru tại Liên hiệp quốc, anh hiểu ngay nỗi sầu muộn của ông giám đốc. Chỉ có điều chưa rõ là vụ giết người ấy có liên quan gì tới vấn đề mà vì nó người của Ban tin CBA phải tới đây không.


Kettering đưa bài báo cho Mony, rồi quay lại ông Armando và hỏi khéo: “Tôi nghe ông nói còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ?”.
Ông giám đốc gật đầu. “Những điều tờ báo mô tả cũng giống như lời cảnh sát kết luận. Riêng tôi không tin như vậy”.
“Xin ông cho biêt tại sao lại thế, được không?”. Kettering hỏi, vì vẫn đang dò tìm xem có mối liên hệ nào không.
“Sự việc quá phức tạp, mà cách giải thích lại quá đơn giản”.
“Rõ ràng là ông biết rõ người phụ nữ làm việc ở đây. Ông biết cả Salavery chứ?”.
“Rất tiếc tôi lại biết, vì có chuyện đó”.
“Ông giải thích rõ được không?”.


Armando lưỡng lự trước khi trả lời. “Tôi muốn thành thật với ông, ông Kettering ạ, chủ yếu vì tôi nghĩ dù sao đi nữa, những gì ở nhà băng này chúng tôi biết được trong mười ngày qua thì rồi người ta cũng biết, và cũng vì tôi biết ông là người công bằng trong khi đưa tin. Tuy nhiên, tôi còn có bổn phận đối với nhà băng. Nhà băng chúng tôi là một cơ sở lớn, được kính trọng ở Mỹ Latinh, có chi nhánh ở đây và nhiều nơi khác tại Mỹ. Ông có thể thư cho một hai ngày, để tôi có thời gian tham khảo ý kiến của Ban lãnh đạo ở nước ngoài không?”.
Thế tức là có liên quan, linh tính mách Kettering điều đó. Vì vậy anh lắc đầu cả quyết: “Không thể đợi được. Đây là tình huống đe doạ sự an toàn và tính mạng nhiều người”. Anh tự nhủ đã đến lúc anh tiết lộ đôi chút. “Ông Armando, chúng tôi ở hãng CBA có lý do để tin rằng nhà băng của ông dính líu đến vụ bắt cóc bà Crawford Sloane cùng hai người khác trong gia đình ấy cách đây hai tuần. Chắc là ông đã nghe chuyện đó. Vấn đề bây giờ là: cái chết của Efferen và Salavery có liên quan đến vụ bắt cóc không?”.
Nếu Armando trước đã gặp điều rắc rối, thì lời tuyên bố của Kettering là cú sét đánh bồi thêm. Ông chống hai khuỷu tay xuống bàn, ôm đầu, rõ ràng là gục hẳn. Một lúc sau, ông ngước mắt nhìn và nói nhỏ: “Đúng, có thể liên quan. Lúc này tôi đã thấy, nó không chỉ có thể, mà có khả năng là như vậy”. Ông lo lắng nói tiếp:: “Tôi biết thế này cũng hơi ích kỹ, nhưng chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu, nên lúc này tôi cứ nghĩ tại sao không để sau khi tôi nghỉ rồi hãy xảy ra chuyện này cơ chứ?”.
“Tôi hiểu suy nghĩ của ông”, Kettering nói, cố kìm sự sốt ruột. “Nhưng thực tế là, cả ông và tôi hãy còn đây và chúng ta đều dính dáng đến chuyện ấy. Rõ ràng mỗi chúng ta đều có những thông tin khác nhau, và cũng rõ ràng là nếu chúng ta trao đổi thông tin với nhau, chúng ta sẽ biết hơn nhiều người khác”.
“Tôi đồng ý với anh”, Armando thừa nhận. “Chúng ta bắt đầu từ đâu bây giờ”.
“Tôi xin bắt đầu trước. Chúng tôi biết một khoản tiền mặt rát lớn, khoảng mười ngàn đô, và có lẽ còn hơn thế đã được chuyển qua nhà băng của ông cho bọn bắt cóc”.
Ông giám đốc gật đầu, vẻ mặt nghiêm trang. “Theo thông tin của anh và cả của tôi, số tiền chắc chắn là còn nhiều hơn”. Ông ta ngừng lại. “Nếu tôi cung cấp thêm mộ t số chi tiết, anh có nhất thiết phải dẫn lời tôi nói không?”.
Kettering suy nghĩ một lát. “Có lẽ không. Chúng tôi có một quy định gọi là “để nghiên cứu, không phổ biến”. Nếu ông muốn, chúng ta sẽ nói chuyện trên cơ sở đó”.
“Tôi muốn như vậy” Armando ngừng nói, cố nhớ lại: “Ở nhà băng này, chúng tôi có một số tài khoản dành cho các phái đoàn đại diện tại Liên hiệp quốc. Tôi không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ muốn nói rằng chúng tôi có quan hệ với một số nước, chính vì thế, chi nhánh này được đặt ngay cạnh LHQ cho tiện giao dịch. Rất nhiều người trong các phái đoàn đại diện tại LHQ có quyền sử dụng các tài khoản này; ông Salavery là một trong những người như vậy”.
“Phái đoàn đại diện của Peru có mở tài khoản ở đây?”.
“Vâng, tại khoản này có liên quan đến phái đoàn Peru. Song tôi không biết chắc những ai biết tài khoản đó, ngoài ông Salavery là người có quyền ký và sử dụng nó. Anh nên hiểu là phái đoàn nào ở LHQ cũng có một số tài khoản, trong đó có các tài khoản dùng cho các mục đích đặc biệt”.
“Tôi hiểu rồi, nhưng ta nên tập trung vào chi tiết quan trọng”.
“Vâng, trong mấy tháng qua, người ta đã chuyển qua tài khoản đó một khoản tiền rất lớn – tất cả đều hợp lệ, nhà băng không làm điều gì trái lệ thường chỉ trừ có một điều kỳ lạ”.
“Là gì?”.
“Cô Efferen, người có trách nhiệm khá lớn là trợ lý giám đốc, đã làm sai quy định, tự mình giải quyết các việc liên quan đến tài khoản đó, đồng thời giấu không cho tôi biết rõ là có tài khoản đó và việc rút gửi như thế nào”.
“Có nghĩa là tiền từ đâu gửi vào tài khoản, ai là người rút tiền ra được giữ kín”.
“Đúng là như thế”, Armando gật đầu xác nhận.
“Và số tiền đó được trả cho ai?”.
“Trong tất cả các trường hợp đều là ông Jose Antonio Salavery ký nhận tiền. Tài khoản không có chữ ký của ai khác, và lần nào cũng trả bằng tiền mặt”.
“Ta hãy trở lại một chút”, Kettering yêu cầu: “Ông nói ông không đồng ý với kết luận của cảnh sát về cái chết của Efferen và Salavery. Tại sao?”.
“Tuần rồi, khi tôi phát hiện ra tất cả những chuyện này, tôi nghĩ ông Salavery chỉ là người đứng trung gian, còn người chuyển tiền qua tài khoản này chính là kẻ giết hai người nhưng bố trí như một vụ tự sát. Từ lúc nghe ông nói có dính líu tới bọn bắt cóc gia đình Sloane, tôi nghĩ có thể chính là bọn này”.
Kettering nghĩ: mặc dù đầu óc căng thẳng và sắp đến tuổi về hưu, nhưng khả năng lý giải vấn đề của ông giám đốc nhỏ nhắn, lực cùng sức kiệt này xem ra vẫn còn tốt. Anh nhận thấy Mony ngọ nguậy trên gế, liền bảo: Jonathan, cậu muốn hỏi gì thì hỏi luôn đi”.
Mony đặt tờ giấy đang ghi chép qua bên, nhao người về phía trước và hỏi: “Thưa ông Armando, nếu những điều ông nói là đúng, ông thử đoán xem tại sao hai người này lại bị giết?”.
Ông giám đốc nhún vai: “Theo tôi, có lẽ họ đã biết quá nhiều”.
“Chẳng hạn, như biết tên của bọn bắt cóc”.
“À, theo lời ông Kettering nói với tôi, đó cũng là một khả năng”.
“Còn nguồn tiền mà ông Salavery đứng tên ở nhà băng thì sao? Ông có biết tiền ấy ở đâu ra không?”.
Đây là lần đầu tiên ông giám đốc ngập ngừng. “Hôm thứ hai, tôi đã trao đổi với các thành viên của phái đoàn Peru tại LHQ; họ cũng đang tiến hành điều tra. Những gì cho đến nay họ tìm ra và chúng tôi đã trao đổi với nhau là điều bí mật…”.
Kettering nói xen vào “Chúng tôi sẽ không trích nguyên lời ông; chúng ta đã thoả thuận về việc đó. Nào, ông nói đi! Tiền ấy ở đâu ra?”.
Armando thở dài: “ông Kettering, tôi xin hỏi ông một câu. Ông đã bao giờ nghe nói đến một tở chức có tên là Sendero Luminoso, tức là…”.
“Con đường sáng”, Mony tiếp hết câu.
Mặt Kettering đanh lại khi anh trả lời: “Có, tôi có nghe”.
Ông giám đốc nói tiếp: “Chúng tôi không dám nói chắc, nhưng đó có thể là người chuyển tiền vào tài khoản đó”.
Sau khi qua cẩu Queensboro và chia tay với Kettering và Mony, Partridge cùng Minh Văn Cảnh đến ăn trưa hơi sớm một chút ở nhà hàng Wolf tại góc phố Năm mươi bảy cắt Đại lộ sáu. Sau khi hai người cùng chọn món bánh mỳ kẹp thịt bò rán nóng, Partridge để ý thấy hôm nay Minh có vẻ đăm chiêu tư lự, bận tâm khác thường, mặc dù điều đó không hề ảnh hưởng tới việc anh ta làm ở nhà đòn Godoy. Ở phía bên kia bàn, Minh ngồi nhai bánh phết đầy mù tạc, khuôn mặt vuông cữ điều rỗ hoa nhìn anh mà đầu óc như đang ở đâu đâu.
“Nghĩ gì thế, anh bạn”, Partridge hỏi.
“À, mấy chuyện vặt ấy mà”, cách trả lời rất thường nghe ở Minh Cảnh, và Partridge hiểu rằng tốt nhất là không nên hỏi thêm. Rồi sẽ có lúc Minh nói rõ chuyện theo cách riêng của anh ta.
Trong khi đó, Partridge cho Minh biết ý định của anh sẽ đi Colombia, có lẽ vào ngày hôm sau. Anh nói thêm không biết có nên lấy ai đi cùng với anh không và anh sẽ thảo luận với Rita về việc đó. Nhưng nếu cần phải có người quay cùng ddi, dù mai hay sau này, anh muốn Minh cùng đi với anh. Minh Văn Cảnh ngẫm nghĩ trước khi quyết định: “Thôi được, tôi sẽ làm việc đó vì anh và vì Crawf. Nhưng đó sẽ là lần cuối, lần phiêu lưu cuối cùng của tôi”.
Partridge giật mình hỏi: “Anh định bỏ nghề sao?”.
“Hai vợ chồng tôi đã nói chuyện với nhau đêm qua và tôi hứa với bà ấy. Nhà tôi muốn tôi có mặt ở nhà nhiều hơn. Bọn trẻ, cũng như công việc ở nhà cần tôi. Vì vậy, sau khi trở về, tôi sẽ thôi việc”.
“Nhưng việc này quá đột ngột!”.
Minh Văn Cảnh cười, một điều rất hiếm khi gặp ở anh. “Cũng đột ngột như khi được lệnh đi Sri Lanca hoặc Gdansk vào lúc ba giờ sáng chứ?”.
“Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi sẽ nhớ anh lắm đấy. Anh mà nghỉ, công việc đâu còn giữ được phong độ cũ nữa”. Partridge lắc đầu buồn bã, mặc dù quyết định của Minh không làm anh ngạc nhiên. Là một người Việt Nam làm cho hãng CBA, Minh đã nếm đủ mùi nguy hiểm trong cuộc chiến tranh Việt Nam; khi cuộc chiến sắp kết thúc, anh đã đưa được vợ con ra máy bay rời đất nước trước khi Sài Gòn thất thủ, và trên đường chạy vẫn ghi lại được những cảnh mang tính lịch sử tuyệt vời.
Những năm sau đó, gia đình anh phải nhập vào lối sống Mỹ. Con cái anh học hành chăm chỉ, đạt điểm cao ở trường và nay đã vào đại học. Partridge quen thân với gia đình; anh khâm phục, đôi lúc ghen tỵ trước sự êm ấm của gia đình này. Họ chi tiêu dè xẻn; Minh dành phần lớn số tiền lương kiếm được ở CBA đầu tư vào việc làm ăn. Tính tằn tiện của anh ở hãng ai cũng biết, nên có dư luận anh là một triệu phú. Rất có thể như vậy, bởi vì Partridge biết trong năm năm qua, Minh đã tậu một số cửa hàng nhỏ bán máy ảnh, máy quay phim ở các vùng ngoại ô New York, tổ chức thành một mạng lưới và mở rộng đáng kể việc làm ăn với sự hỗ trợ của vợ anh là Thanh. Ở vào tuổi này, Minh quyết định nghỉ vì đã đi quá nhiều, vắng nhà quá lâu, trải qua quá nhiều hiểm nguy, trong đó có nhiều lần cùng Harry Partridge thực hiện các công vụ nguy hiểm, thì kể cũng có lý.
“Chuyện làm ăn của anh độ này ra sao?”, Partridge hỏi.
“Cũng khá”, Minh lại cười, nói thêm: “Những kỳ tôi vắng nhà, một mình Thanh làm không xuể”.
“Tôi mừng cho anh, hơn ai hết, anh đáng được như vậy”, Partridge nói: “Tôi hy vọng thỉnh thoảng chúng mình vẫn gặp được nhau”.
“Nhất định rồi, Harry. Anh sẽ là người đứng đầu danh sách khách quý của gia đình tôi”.
Chia tay Minh Văn Cảnh sau bữa băn trưa, Partridge vào một cửa hàng bán đồ thể thao mua mấy đôi tất dầy, môt đôi giày cao cổ và chiếc đèn pin to. Anh nghĩ có thể sắp phải cần đến mấy thứ này. Giữa trưa, anh về tới CBA.
Trong pòng họp của Nhóm đặc nhiệm, Rita Abrams vẫy gọi anh: “Có người muốn nói chuyện với anh. Sáng nay anh ta gọi điện cho anh ba lần. Anh ta không chịu nói tên, nhưng bảo có việc quan trọng cần nói với anh hôm nay. Tôi bảo anh ta sớm muộn gì anh cũng sẽ trở lại đây”.
“Cám ơn. Tôi có chuyện muốn bàn với chị. Tôi đã quyết định phải đi Bogota”.
Partridge ngừng lại khi cả hai người nghe tiếng bước chân vội vã đến gần phòng phọp. Một lát sau, Don Kettering bước vào, Mony theo sát ngay sau.
“Chào Harry! Chào Rita!”, Kettering vừa nói, vừa thở hổn hển vì vội. “Tôi nghĩ chúng ta đã khui đúng mạch rồi”.
Rita nhìn quanh, biết rằng còn nhiều người khác ở đó.
“Vào trong này đã”, chị nói rồi dẫn mấy người vào phòng làm việc của mình.
Trong hai mươi phút, Kettering kể lại. Mony bổ sung đôi chỗ, những điều họ thu lượm được. Kettering lấy ra bản chụp bài báo của tờ Bưu điện New York mà ông giám đóc nhà băng Mỹ - Amazonas đưa cho anh trước khi về, nói đến chái chết của Efferen và Salavery mà người ta cho là vụ tự sát. Hai anh phóng viên và Rita biết rằng sau cuộc họp này, Ban tin CBA cũng sẽ có đầy đủ các tư liệu về chủ đề này.
Đọc xong bài báo, Rita hỏi Kettering “Anh nghĩ ta có nên bắt đầu công việc điều tra về cái chết của hai người này không?”.
“Nên, nhưng ít thôi, vì đấy chỉ là điểm phụ. Cái chính là chuyện liên quan đến Peru”.
“Tôi tán thành”, Partridge nói. “Lúc trước tôi cũng đã nghe nói đến Peru”. Anh nhớ lại câu chuyện với chủ bút kiêm chủ báo Escena ở Lima, ông Manuel Leon Seminario, cách đó hai ngày. Tuy không có gì cụ thể, nhưng Seminario đã nói với anh: “Ở Peru, hiện nay bắt cóc gần như trở thành một lối sống”.
“Cho dù ta biết Peru có dính líu đến chuyện này”, Rita chỉ rõ, “cũng chớ nên quên rằng chúng ta không biết chắc liệu những người bị bắt có đã được đưa ra khỏi Mỹ chưa?”.
“Tôi đâu có quên”, Partridge trả lời. “Don, anh còn gì nữa không?”.
Kettering gật đầu “Có. Trước khi rời nhà băng, tôi đã thuyết phục ông giám đốc đồng ý cho ta phỏng vấn ghi hình, có lẽ cuối ngày hôm nay. Ông ta biết thế nào cũng sẽ bị mấy ôg chủ nhà băng này cứa cổ, nhưng ông già là người rất tốt, có ý thức trách nhiệm và ông bảo cũng đành liều vậy. Harry này, nếu anh muốn, tôi sẽ thực hiện việc đó”.
“Tôi đồng ý. Dẫu sao cũng là công của anh mà”. Partridge quay sang Rita. “Hoãn việc tôi đi Bogota, chuyển sang Lima. Tôi muốn sáng mai có mặt ở đấy”.
“Khi nào ta đưa tin, và đưa đến mức độ nào?”.
“Đưa ngay tất cả nữhng gì ta biết. Còn chính xác là lúc nào xin bàn thêm với Les và Chuck. Nếu có thể được, tôi muốn sau khi tôi đến Peru một ngày hãy phát tin, để tránh cả một đội phóng viên các hãng kéo đến đó trước; nghe được tin của ta, thế nào họ cũng mò đến đó ngay”. Rồi anh nói tiếp: “Bắt đầu từ giờ phút này, chúng ta sẽ làm suốt đêm để khớp các sự kiện lại. Mời tất cả các thành viên của Nhóm đặc nhiệm tới họp”, Partridge nhìn đồng hồ: ba giờ mười lăm phút chiều, “vào lúc năm giờ”.
“Xin tuân lệnh”, Rita cười, thích chí vì có việc làm.
Đúng lúc đó, điện thoại trên bàn làm việc đổ chuông. Sau khi nhấc máy nghe chị lấy tay che ống nói và bảo Partridge: “Chính là người cố nói chuyện với anh hôm nay đấy”.
Anh cầm máy: “Harry Partridge nghe đây”.
“Đừng nói tên tôi trong khi ta nói chuyện nhé. Rõ chưa?”. Giọng người gọi nghe khang khác, có lẽ là cố ý, nhưng Partridge nhận ra giọng của ông luật sư bào chữa cho bọn tội phạm có tổ chức mà anh quen biết.
“Vâng, tôi hiểu”.
“Anh biết tôi là ai rồi chứ?”.
“Tôi biết”.
“Tôi gọi từ điện thoại công cộng để tránh bị theo dõi. Còn cái này nữa. Nếu anh mà nói tôi là người cung cấp những điều tôi sắp báo với anh, tôi sẽ thề là anh nói dối và bác bỏ điều đó. Thế đấy nhé?”.
“Vâng”.
“Tôi phải liều mạng mới có được những thông tin này đấy. Họ mà biết câu chuyện giữa chúng ta là tôi mất mạng. Vì thế, sau cuộc nói chuyện này, coi như tôi đã trả nợ anh đầy đủ. Hiểu chưa?”.
“Hoàn toàn hiểu”.
Ba người có mặt trong phòng im lặng, mắt dán vào Partridge, trong khi đầu dây bên kia tiếp tục nói chỉ đủ mình anh nghe.
“Một số khách hàng của tôi có quan hệ với các tổ chức khác ở Mỹ Latinh”. Quan hệ với các tổ chức buôn lậu ma tuý, Partridge nghĩ vậy nhưng không nói gì.
“Như tôi đã nói với anh, họ không có dính vào chuyện mà anh đang tìm kiếm, nhưng họ có nghe được những chuyện khác”.
“Tôi hiểu điều đó”, Partridge trả lời.
“Thôi được rồi, tôi nói anh biết. Tôi đảm bảo tin này là chính xác. Những người anh đang tìm đã được đưa khỏi Mỹ thứ bảy tuần trước và hiện đang bị giam giữ ở Peru. Anh nghe rõ chứ?”.
“Tôi nghe rõ”, Partridge trả lời. “Tôi xin hỏi một câu?”.
“Không được”.
“Tôi cần biết tên”, Partridge nài nỉ. “Ai làm chuyện đó? Ai đang giam giữ họ?”.
“Chào anh”.
“Xin ông hãy khoan một chút. Được rồi, tôi sẽ không hỏi tên nữa, mà chỉ làm thế này thôi vậy, tôi sẽ nói tên, nếu sai ông chỉ cần làm tín hiệu có ý không đúng; nếu đúng, ông không cần nói gì hết. Thế được chứ?”.


Ông ta ngập ngừng, rồi bảo: “Nào, nhanh lên”.
Partridge hít một hơi dài trước khi nói nhỏ: “Sendero Luminoso”.
Đầy dây bên kia im lặng. Sau đó gác máy nghe cạch một tiếng.
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20