Chương 5
Tác giả: Arthur Hailey
“Lúc sáng” Teddy Cooper nói với những chàng trai, cô gái nét mặt chăm chú đang ngồi thành hàng trước mặt anh, “tôi định bụng đứng dậy và bịa ra một chuyện dớ dẩn nào đó để giải thích lý do các bạn được huy động và những việc các bạn sẽ phải làm. Hệt như một hằng ngốc thực sự, tôi cho rằng tôi đã nghĩ ra được câu chuyện với nhiều tình tiết có sức thuyết phục. Nhưng cách đây mấy phút, sau khi nói chuyện với các bạn, tôi hiểu rằng các bạn đâu phải là loại dễ bị bịp. Vả lại, tôi tin rằng một khi các bạn biết rõ sự thật, các bạn sẽ sốt sắng, kín tiếng và sẵn sàng bắt tay vào việc. Vậy thì các chảng trai và các cô gái, xin hãy ngồi ngay ngắn nào. Các bạn sẽ được nghe hết sự thật, vì chúng tôi tin các bạn”.
Cách mào đề có vẻ được, vì họ mỉm cười và tiếp tục chăm chú lắng nghe.
Lúc đó là chín giờ rưỡi sáng thứ hai. Trong vòng nửa giếng, sáu mươi chàng trai và cô gái (tỷ lệ nam nữ ngang nhau) đã có mặt tại Ban tin tức của hãng cba. Bác Arthur đã gọi điện thoại suốt cả tối chủ nhật để huy động cho đủ số cần thiết. Bây giờ tất cả đã tề tựu đông đủ trong toà nhà ngang cách trụ sở Ban tin một dãy; chỗ này cũng là nơi thứ năm trước đó Crawford Sloane dùng làm nơi họp báo. Những chiếc ghế xếp lại được đem ra đặt trước một cái bục trên sân khấu.
Phần lớn bọn họ khoảng hai mươi hai tuổi, vừa tốt nghiệp đại học với kết quả học tập tốt. Họ nói năng gãy gọn, có ý thức ganh đua và nôn nóng được làm trong hãng vô tuyến truyền hình.
Độ một phần ba là người da đen, trong đó có một cậu mà bác Arthur đặc biệt lưu ý Cooper, tên là Jonathan Mony. “Anh có thể sử dụng Jonathan theo dõi chung”, ông già bảo Cooper. “Tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Colombia, cậu ta hiện đang làm chân chạy bàn trong khách sạn vì cần tiền. Nhưng nếu anh cũng có ấn tượng tốt về cậu ta như tôi, thì khi xong việc này, chúng ta tìm cách nào đó đưa cậu ta vào làm ở cba”.
Mony là một trong những người sáng nay đến sớm nhất. Cậu có vóc dáng nhanh nhẹn của một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, đường nét thanh tú, đôi mắt táo bạo và tự tin. Giọng cậu trầm ấm, nói năng khúc triết, chưa pha tiếng lóng nghề nghiệp. Sau khi tự giới thiệu tên họ của mình, câu đầu tiên cậu hỏi Cooper là: “Tôi có thể giúp anh chuẩn bị không?”.
Cooper thấy mến ngay chàng trai, nên trả lời: “Thế thì hay quá” và đưa cho cậu một tập tờ khai mà cba muốn mọi người điền vào đầy đủ. Mấy phút sau, Mony dẫn những người đến sau vào chỗ ngồi và giảng giải cách khai trong tờ giấy mà cậu vừa mới liếc qua trước đó.
Sau đó, Cooper bảo Mony gọi điện thoại tới hai địa chỉ báo cho hai người. Không hỏi gì cả, Mony gật đầu và biến mất. Một lát sau, cậu trở lại thông báo: “Xong rồi, anh Cooper ạ. Cả hai người đều trả lời sẽ tới”.
Đó là chuyện cách đây mười phút. Bay giờ Teddy Cooper vẫn đang dở khúc dạo đầu, thỉnh thoảng lại dừng lại để theo dõi phản ứng của người nghe sau câu “các bạn sẽ được nghe toàn bộ sự thật, vì chúng tôi tin các bạn”.
“Đó, chúng ta làm những việc này vì có vụ bắt cóc bà Crawford Sloane, cậu Nicholas Sloane và ông Angus Sloane mà chắc hẳn các bạn đã nghe. Việc các bạn sắp làm là nhằm giúp các nạn nhân bị bắt cóc, vì vậy cực kỳ quan trọng. Sau khi rời chỗ này, các bạn sẽ phân tán đi văn phòng các báo địa phương và một số thư viện. Ở đó, các bạn sẽ đọc tất cả các số báo xuất bản trong ba tháng qua. Không chỉ đọc, mà phải dò tìm manh mối dẫn chúng ta tìm được bọn bắt cóc. Tôi sẽ nói rõ thêm với các bạn về cách thức tìm”.
Sự chú ý của những người đang ngồi trước mặt anh tăng lên, cùng với tiếng rì rầm bàn luận; nhưng khi Cooper tiếp tục, mọi người trở lại yên lặng ngay. “Sau khi nghe tôi trình bày, các bạn sẽ chia thành nhiều nhóm và sẽ được thông báo đại thể về việc tới đâu và làm gì. Sáng nay, chúng tôi đã gọi điện thoại báo trước cho một số toà báo, họ tỏ ý sẵn dàng hợp tác và sẽ đón các bạn. Ở những nơi khác, các bạn phải tự giới thiệu, nhớ nói là đại diệnn của cba. Tước khi đi, các bạn sẽ được phát thẻ ra vào của cba. Các bạn nhớ giữ kỹ, vì đó có thể là vật kỷ niệm cho con cháu các bạn”.
“Về việc đi lại, chúng tôi đã bố trí xe đưa đón hàng ngày, và sẽ đỗ cho các bạn xuống ở nơi các bạn phải đến. Sau đó, các bạn được tự do lo liệu. Bạn nào có sáng kiến gì hay, xin tuỳ ý. Một số bạn sẽ phải đi bằng xe buýt hoặc tàu hoả. Cba sẽ chịu trách nhiệm thanh toán”.
“Cuối ngày, các bạn không cần quay lại đây nữa, nhưng phải báo cáo cho chúng tôi qua điện thoại, và nếu phát hiện điều gì quan trọng thì phải báo ngay lập tức. Chúng tôi sẽ ghi cho các bạn số điện thoại của hãng”.
Cả ngày chủ nhật và sáng sớm hôm nay, Cooper cùng hai cộng sự và một thư ký lấy trong số nhân viên mới của hãng đã sắp đặt tất cả những việc mà anh vừa trình bày. Vô số công việc hậu trường, như gọi điện cho các toà báo, hiện vẫn đang tiếp tục.
“Bắt đầu là như vậy”, Cooper tuyên bố. “Bây giờ chúng ta mới vào việc chính. Các bạn sẽ nhận được một số giấy tờ. À, đây rồi, đây là những giấy đó!”.
Anh chàng Jonathan Mony nhanh nhẹn ấy đang còn bàn luận gì đó với các cộng sự của Cooper ở phía bên kia phòng họp. Lúc này cậu ta trở sang, tay bê một tập giấy nặng; đó là bản kế hoạch hoạt động cùng những điều hướng dẫn do Cooper soạn ra hôm qua và được in ngay trong đêm. Mony bắt đầu phát cho các bạn.
“Khi các bạn tới các toà báo”, Cooper nói, “trước hết hãy xin xem các số báo xuất bản trong ba tháng sau, tính từ thứ năm vừa rồi, tức là từ mươi bốn tháng sáu. Sau khi có các số báo, hãy giở đến mụcc quảng cáo nhà đất ; chú ý các quảng cáo cho thuê nhà máy nhỏ, hoặc nhà kho, hoặc các toà nhà to cũ kỹ, nhưng không phải chỉ có thế thôi đâu. Nào, để cụ thể, xin các bạn xem trang một của tập các bạn vừa được phát”.
Trong khi giải thích lập luận và kế hoạch của mình, Cooper cảm thấy hài lòng về quyết định nói toàn bộ sự thật. Tất nhiên, anh phải cân nhắc thận trọng, xem nên nói đến mức độ nào, nhưng việc không phải bịa ra câu chuyện là cho sự thể đơn giản hơn nhiều. Làm như vậy đương nhiên là cũng mạo hiểm. Chẳng hạn, rất có thể những việc cba đang làm sẽ bị lộ và đối thủ của nó, thí dụ một hãng khác, sẽ công bố kết quả thâu lượm được, hoặc cũng tiến hành việc làm tương tự của mình. Cooper định sẽ yêu cầu những người này cẩn thận đừng để lộ chi tiết nào trong việc này cả cba. Anh hy vọng lòng tin của anh đối với họ có cơ sở. Quan sát họ, lúc này vẫn đang chăm chú đọc và đa số đang ghi chép, anh càng tin điều đó.
Cooper cũng để ý nhìn cửa ra vào. Cú điện thoại mà anh bảo Mony gọi là cho Harry Partridge và Crawford Sloane, đề nghị hai người ghé qua chỗ họp. Anh rất hài lòng khi cả hai nhận lời.
Hai người cùng đến một lúc. Đang miêu tả địa bàn mà anh tưởng tượng bọn bắt cóc sẽ hoạt động, anh dừng lại và chỉ tay ra cửa. Mọi người quay ra nhìn, và mặc dù họ rất tế nhị, vẫn nghe thấy tiếng trầm trồ khi Sloane bước vào, đằng sau là Partridge.
Rất trân trọng, Cooper bước từ bục xuống. Anh không có ý định giới thiệu xướng ngôn viên của chương trình Tin buổi chiều của cba, mà tránh qua bên nhường chỗ. “Chào anh, Teddy”, Sloane nói: “Anh muốn tôi làm gì bây giờ nao?”. “Dạ, tôi nghĩ mọi người muốn gặp anh”.
Sloane hỏi nhỏ: “Anh đã cho mọi người biết đến đâu rồi?”.
Partridge tới bên họ, gần chiếc bục và đang lắng nghe.
“Hầu như toàn bộ. Tôi cho rằng họ sẽ sốt sắng hơn kh biết rõ sự việc; và chúng ta cần tin họ”. “Tôi cũng thấy như thế”, Partridge nói.
Sloane gật đầu: “Tôi cũng vậy”. Anh đi về phía hàng ghế chứ không đứng lên bục. Mặt anh nghiêm trang, không ai lại nghĩ anh sẽ cười đùa, vui vẻ vào ngày hôm nay. Giọng nói của anh cũng hợp với nét mặt trang nghiêm ấy.
“Thưa các anh, các chị. Có thể trong những ngày tới, những việc một hay một vài người trong các anh, các chị sắp là sẽ trực tiếp góp phần cứ thoát vợ, con và cha tôi. Nếu điều may mắn ấy đến, xin các anh, các chị tin rằng tôi sẽ tìm cảm ơn từng người một. Vào lúc này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với việc các anh, các chị đã tới giúp đỡ, và chúc mọi người mạnh khoẻ. Chúc các anh, các chị gặp điều may mắn”.
Sloane đứng lại trong khi nhiều người đứng dậy, bước ra khỏi ghế, bắt tay anh và lựa lời an ủi. Teddy Cooper thấy mấy người rưng rưng nước mắt. Cuối cùng Sloane vẫy tay tạm biệt và ra về cũng lặng lẽ như lúc tới. Partridge, sau khi đã bắt tay và nói chuyện với mấy người, cũng cùng ra theo.
Cooper lại tiếp tục giải thích những gì các tay điều tra mới tinh này cần phải tìm kiếm. Khi anh nỏi có ai hỏi gì không, có tới mấy người cùng giơ tay.
Một cậu mặc ao chui cổ in chữ “nyu” – Đại học New York – là người hỏi đầu tiên: “Được rồi, cứ cho là chúng tôi tìm được mẩu quảng cáo khớp với những điều anh vừa nói, và đó có thể chính là nơi ta đang tìm. Chúng tôi sẽ gọi điện thoại báo cho anh. Rồi sau đó làm gì?”.
“Thế này nhé”, Cooper trả lời. “Chúng ta sẽ tìm xem ai quảng cáo cái đó. Thường vẫn ghi ngay trong quảng cáo, các anh báo cho chúng tôi biết. Nếu không có tên, mà chỉ ghi sổ đăng ký, thì cố hỏi toà báo xem. Nếu họ không chịu nói, thì chúng tôi sẽ làm việc với họ”.
“Và sau đó?”.
“Nếu dược, chúng ta sẽ gọi điện thoại cho người quảng cáo và hỏi một số câu. Nếu không, chúng ta sẽ trực tiếp đến chỗ họ. Rồi, nếu tin tức thu được xem ra là khả quan, chúng ta sẽ tới xem nơi họ quảng cáo cho thuê. Tất nhiền phải rất thận trọng”.
“Anh nói là “chúng ta” đúng không?”, một cô gái mặc bộ đồ màu be rất mốt hỏi tiếp: “Chúng ta” đây là nói anh và mấy vị tai to mặt lớn của hãng, hay là cả chúng tôi cũng tham gia vào công việc thú vị ấy?”.
Mọi người hò reo và cười, Cooper cũng hoà theo. Anh trả lời: “Nói thật với bạn nhé, tôi là người tai bé mặt nhỏ thôi. Và bạn cẩn thận đứng nói nhầm đấy”2 (Mọi người cười ầm lên). “Nhưng tôi có thể hứa với các bạn là trong chừng mực có thể được, chúng tôi sẽ để các bạn, nhất là các nào tìm ra manh mối cùng tham gia các giai đoạn tiếp theo. Lý do là chúng tôi cần các bạn. Chúng tôi không có đủ người để làm việc này, vì vậy, khi đã tìm thấy mục tiêu, chắc là các bạn sẽ được lao tới!”.
“Đến giai đoạn đó, sẽ có người quay hình chứ?”, một cô tóc hung, người nhỏ nhắn hỏi.
“Bạn định hỏi là bạn có được quay vô tuyến không chứ gì?”.
“Đại loại là như vậy”, cô gái mỉm cười.
Không ai hỏi thêm nữa, Cooper kết thúc sau khi nói thêm một số suy nghĩ mà anh đã nghiền ngẫm hồi tối nhưng chưa bàn với ai.
“Khi tìm kiếm loại nhà quảng cáo cho thuê mà tôi vừa mô tả, tôi muốn các ban nhân đó đọc qua tất cả các trang báo của từng số xuất bản trong ba tháng qua chú ý xem có gì lạ không”.
“Xin đừng hỏi tôi cái đó là gì, vì tôi cũng chưa biết được. Nhưng nó là: rất có thể những tên bắt cóc mà chúng ta đang tuy tìm còn đang ẩn náu ở khu vực này ít ra là một, mà cũng có hể là hai tháng. Trong khoảng thời gian này, cho dù bọn chúng có cẩn thận thế nào đi nữa, chúng vẫn có thể phạm vài lỗi nhỏ và để lại dấu vết. Có khả năng cái lỗi nhỏ đó ở ngay trong mục quảng cáo trên báo”.
“Xem chừng có lẽ ít cơ may thành công”, ai đó đưa nhận xét.
Cooper gật đầu tán thành: “Các bạn có thể nói vận may tìm được điều gì đó trên báo chỉ là một phần nghìn, nhưng nếu quả thật nó được ghi trên báo, thì cũng có khả năng ai đó trong số các bạn sẽ phát hiện ra. Như vậy, rõ ràng không phải dễ gì chúng ta gặp may. Nhưng các bạn chớ quên rằng vẫn có người trúng xổ số mặc dù xác suất chỉ có một phần triệu mà thôi”.
“Tôi chỉ muốn nói với các bạn là: hãy suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ! Chịu khó tìm, và tìm một cách thông minh. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của các bạn. Các bạn được huy động vì chúng tôi nghĩ các bạn là những cong người tài ba. Vì vậy hãy chứng minh là chúng tôi nghĩ đúng về các bạn. Thế đấy, hãy tìm mục tiêu đầu tiên của chúng ta là các quảng cáo cho thuê nhà xưởng, nhưng cần chú ý là cả những chi tiết khác nữa”.
Sau khi nói xong, Cooper rất bất ngờ khi người nghe đứng cả dậy, vỗ tay hoan hô.
* * *
Sáng hôm ấy, vừa tới giờ làm việc. Partridge đã gọi điện thoại cho nhân mối của mình là ông luật sư giao thiệp với khách thuộc giới tội ác có tổ chức. Ông ta tỏ ra không mặn mà cho lắm: “À, thì ra là anh. Ơ kìa, hôm thứ sáu tôi đã nói với anh tôi sẽ kiểm tra thận trọng và tôi đã làm việc đó hai lần nhưng không thấy gì cả. Sao anh cứ đeo đẳng làm phiền tôi mãi thế”.
“Tôi xin lỗi nếu tôi…”, Partridge nói, nhưng ông ta không buồn nghe.
“Giới săn tin các anh không bao gờ hiểu rằng trong những chuyện như thế này, tôi như cá nằm trên thớt. Các khách hàng của tôi tin tôi, và tôi không định phụ lòng tin của họ. Tôi cũng biết họ không quan tâm đến việc của người khác làm đếch gì, kể cả cái việc của anh và của Crawford Sloane, cho dù có thể anh nghĩ xấu về họ thế nào mặc xác”.
“Tôi hiểu điều đó”, Partridge nói, vẻ không hài lòng. “Nhưng đây là chuyện bắt cóc và…”.
“Im đi và hãy nghe đây! Lần trước anh gặp, tôi đã bảo tôi tin chắc không ai trong số khách hàng của tôi giở trò bắt cóc, hoặc dính líu vào vụ bắt cóc ấy. Đến bây giờ tôi vẫn tin chắc như thế. Tôi phải thú nhận là tôi còn nợ anh, và tôi muốn cố hết sức tìm kiếm giúp anh. Làm như vậy, tôi chẳng khác nào đi trên bãi mìn, rồi lại còn phải nói cho họ tin rằng nếu họ nói những gì họ biết hoặc nghe dư luận là có lợi cho họ nữa chứ!”.
“Thì tôi đã bảo tôi xin lỗi nếu…”.
Ông luật sư lại tiếp tục: “Giao thiệp với loại người như máy ủi đất hoặc tầu tốc hành đâu phải chuyện đùa. Anh hiểu chứ?”.
Nén tiếng thở dài, Partridge trả lời: “Tôi hiểu”.
Ông luật sư dịu giọng: “Thư thư cho tôi vài ngày nữa. Nhớ đừng gọi điện cho tôi. Tôi sẽ gọi điện cho anh”.
Đặt ống nghe xuống, Partridge chợt nghĩ các nhân mối dẫu có ích cho ta, nhưng ta không nhất thiết phải thích họ.
Sáng hôm đó, trước khi đến Ban tin của hãng CBA, Partridge đã đi tới quyết định có hay không nên công bố trong bản tin chiều việc một tên khủng bố khét tiếng gốc Colombia, tên là Ulises Rodriguez, chắc chắn dính líu đến vụ bắt cóc gia đình Sloane. Anh quyết định lúc này chưa nên đưa tin đó vội.
Sau khi gặp số người Cooper mới huy động, Partridge đi tìm những thành viên của nhóm đặc nhiệm để thông báo cho họ về quyết định của anh. Tại phòng họp của nhóm, anh gặp Karl Owens, Iris Everly và giải thích lý do tại sao anh lại quyết định như vậy. “Ta hãy xem nhé: lúc này, Rodriguez là manh mối duy nhất ta có, và hắn không biết là ta đã biết hắn. Nếu chúng ta công bố tin này, rất có thể Rodriguez sẽ nghe thấy, và thế là ta trắng tay”.
“Thật vậy sao?”, Owens nghi ngờ hỏi.
“Tôi tin là như thế. Mọi bằng chứng đều cho thấy Rodriguez đang giấu mình, và việc biết tin trên càng làm hắn giấu mình kỹ hơn. Tôi chẳng cần nói các anh cũng biết việc đó sẽ hạn chế cơ hội tìm ra chỗ của hắn, và tất nhiên người nhà Sloane nữa”.
“Tôi hiểu điều đó”, Iris thừa nhận. “Nhưng Harry này, thực sự anh có tin rằng một tin sốt dẻo như thế này, có ít nhất hơn chục người biết, lại có thể dễ dàng giữ kín cho tới lúc chúng ta sẵn sàng được không? Chớ quên rằng tất cả các đài báo và truyền hình đều đã phái những người giỏi nhất theo dõi chuyện này. Tôi cho rằng nhiều nhất là hai mươi bốn tiếng sau, mọi người sẽ biết tin trên”.
Rita Abrams và Norman Jaeger vừa đến và lắng nghe.
“Có thể anh nói đúng, Partridge bảo Iris. “Nhưng tôi nghĩ chúng ta đành phải liều”. Rồi anh nói thêm: “Tôi không muốn nói những điều nhàm tiếu, nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải nhớ là cái tin mà ta đang bàn không phải là chiếc bát vấy máu chúa Giêsu. Khi việc đưa tin đe doạ sinh mạng con người và tự do, thì tin tức phải ở hàng thứ hai”. “Tôi cũng chẳng muốn nói dông dài, nhưng về điểm đó, tôi đồng ý với Harry”, Jaeger nói.
“Còn điều này nữa, đó là FBI”, Owens nói. “Nếu không cho họ biết tin trên, chúng ta có thể bị phiền toái đấy”.
“Tôi cũng nghĩ tới chuyện đó”, Partridge thừa nhận. “Nhưng đành phải liều. Nếu các anh ngại chuyện đó, tôi xin nói tôi là người sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vấn đề là, nếu ta cho FBI biết, kinh nghiệm cho thấy, rất có thể họ sẽ trao đổi với các phóng viên báo chí, và thế là chúng ta mất độc quyền tin trên”.
“Trở lại vấn đề chính”, Rita nói. “Việc chúng ta làm đã có tiền lệ. Tôi nhớ một trường hợp ở hãng truyền hình ABC”.
“Kể nghe xem nào”, Iris giục.
“Các anh có nhớ vụ bắt cóc máy bay của hãng TWA ở Beirut năm 1985 chứ?”.
Những người khác gật đầu, nhớ lại là vào những năm 1980, Rita làm ở Ban tin tức của hãng ABC, và vụ bắt cóc đó là việc làm man rợ của bọn khủng bố mà cả thế giới đều chú ý theo dõi trong suốt hai tuần lễ. Một thợ lặn của hải quân Mỹ đi trên chuyến bay 847 của hãng TWA ấy đã bị hạ sát một cách dã man.
Rita kể: Ngay khi vụ cưỡng đoạt máy bay xảy ra, chúng tôi ở hãng ABC biết rằng có ba quân nhân Hoa Kỳ trên chuyến bay ấy, nhưng họ mặc thường hục. Chúng tôi tin chỉ có ABC biết tin đó. Vấn đề là : có nên phát tin đó hay không? Chúng tôi đã không tiết lộ tin đó, vì tin rằng nếu tiết lộ, bọn không tặc có thể biết và chắc chắn ba quân nhân này sẽ bị giết chết. Cuối cùng bọn chúng cũng tìm ra, nhưng chúng tôi luôn hy vọng là chúng tôi đã làm đúng, nên góp phần vào việc giúp hai người kia thoát chết”.
“Thôi được, tôi nghĩ tôi đồng ý”, Iris nói. “Đến ngày mai mà vẫn chưa có ai đưa tin đó, chúng ta sẽ xem xét thêm”.
“Tôi cũng vậy”, Owens tán thành và cuộc trao đổi kết thúc.
Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của vấn đề, Partridge quyết định bàn thêm với Leslie Chippingham và Chuck Insen.
Ông trưởng ban tin tức tiếp Partridge trong văn phòng của ông. Khi nghe Partridge nói, ông chỉ nhún vai và nói thêm: “Anh là người quyết địnhh của nhóm đặc nhiệm, Harry ạ. Nếu chúng tôi không tin và khả năng suy xét của anh, chúng tôi đã không để anh làm việc đó. Dù sao cũng cám ơn anh đã cho tôi biết”.
Chủ nhiệm chương trình Tin buổi chiều đang ngồi ở ghế chủ tịch trong phòng họp. Vừa nghe, mắt ông sáng lên. Cuối cùng ông gật đầu và nói: “Hay lắm, Harry ạ. Suy nghĩ hay lắm. Khi nào anh giao cái đó cho chúng tôi, tôi sẽ đưa nó lên đầu buổi phát tin. Tất nhiên chỉ sau khi anh đồng ý công bố”.
Sau đó Partridge lại tiếp tục gọi điện thoại và ngồi làm việc trong văn phòng riêng tạm thời của anh.
Anh lại lôi cuốn sách màu xanh có ghi tên người và số điện thoại ra; khác với tuần trước, khi anh chủ yếu gọi cho các nguồn tin của anh ở Mỹ, lần này anh thử gọi các nhân mối của anh ở Colombia và các nước xung quanh nó như Venezuela, Brazil, Ecuador, Panama, và Peru và thêm cả Nicaragua. Từ những nước này, trước đây anh vẫn thường đưa tin đều đặn về CBA; ở đó có nhiều người mà anh biết đã giúp đỡ anh, và anh cũng đã giúp đỡ trả ơn một số trong bọn họ.
Cái khác nữa là manh mối về Rodriguez đến hôm nay đã rõ. Anh đặt ra hai câu hỏi về hai vấn đề liên quan đến nhau. Anh có biết một tên khủng bố tên là Rodriguez không? Nếu có, anh biết hắn hiện ở đâu và có thể đang làm gì?
Mặc dù hôm thứ sáu Karl Owens đã liên hệ với các nhân mối của anh ta ở Mỹ La tinh, nhưng Partridge biết rằng số đó không trùng với số đầu mối của anh; điều này chẳng có gì lạ, bởi vì các chủ nhiệm chương tình tin và các phóng viên xây dựng các nguồn tin của mình, và một khi đã có, họ giữ riêng cho mình.
Đối với câu hỏi thứ nhất, mọi nguồn đều trả lòi “có biết”, còn câu sau thì “không biết”. Khớp với nguồn tin của Owens trước đó, Rodriguez hình như đã mất hút từ ba tháng trước và từ đó không ai thấy hắn nữa. Tuy nhiên, trong câu chuyện với một phóng viên đài phát thanh Colombia ở Bogota vốn là bạn lâu năm của anh, Partridge thấy có một điểm rất đáng chú ý.
“Dù hắn đang ở đâu, tôi đảm báo không phải là ở đây”, anh ta nói. “Dầu sau hắn cũng là người Colombia, và mặc dù pháp luật chưa sờ được đến hắn, nhưng hắn nổi tiếng đến mức không thể ở lâu trên đất nước này mà mọi người lại không biết. Vì vậy, tôi dám cuộc là hắn đang ở một nước khác”. Câu kết thúc xem ra có lý.
Có một nơi Partridge nghi là hắn có thể tới, đó là Nicaragua, nơi chế độ Sandinist khét tiếng về sự giả dối và bạo tàn và thù địch với Mỹ. Chế độ đó rất có thể dính líu tới vụ bắt cóc, với hy vọng giành được một lợi thế nào đó mà họ chưa tiết lộ? Việc này xem chừng không có lý lắm, nhưng không phải không có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, sau hơn một chục cú điện thoại tới thủ đô Managua, anh thấy mọi người đều nhất trí cho rằng Ulises Rodriguez chưa từng có mặt tại Nicaragua.
Còn Peru nữa. Partridge gọi cho mấy người ở đây, trong đó riêng có một câu chuyện làm anh cứ phân vân mãi. Anh gọi cho một ngườiquen cũ là Maniel Léon Seminario, chủ bút đồng thời là chủ tuần báo Escena xuất bản ở Lima.
Nghe Partridge xưng tên, Seminario lập tức đến ngay bên máy. Ông chào anh bằng thứ tiếng Anh không chê vào đâu được, và Partridge như thấy ông bên máy, nhỏ nhắn mà hoạt bát, ăn mặc chải chuốt hợp thời trang. “Chà, chà! Harry thân mến của tôi! Rất mừng lại được nghe thấy tiếng anh! Mà anh đang ở đâu? Hy vọng là ở Lima chứ?”.
Khi anh nói đang gọi từ New York, ông chủ bút kiêm chủ báo có vẻ cụt hứng: “Thế mà tôi lại hy vọng ngày mai chúng ta cùng ăn trưa ở La Pizzarera cơ đấy. Đảm bảo với anh là đồ ăn ở đó vẫn nấu ngon như xưa. Sao anh không đáp máy bay tới liền đi?”. “Tôi muốn lắm chứ, Mariel. Không may mà tôi đang bị ngập trong công chuyện quan trọng tới tận cổ”. Rồi anh giải thích việc của anh trong nhóm đặc nhiệm điều tra về vụ bắt cóc gia đình Sloane.
“Lạy Chúa! Lẽ ra tôi phải biết là thể nào anh cũng bị lôi cuốn vào đó. Thật kinh khủng. Chúng tôi vẫn theo sát tình hình và dành cả một trang đăng việc đó trong số báo tuần này. Có gì mới chúng tôi cần đưa vào không?”.
“Có đấy!”, Partridge trả lời. “Và chính vì vậy mà tôi gọi cho anh. Nhưng hiện giờ chúng tôi vẫn giữ kín do vậy xin anh đừng công bố lên báo nhé”.
“Ờ, ờ…”, ông nói thận trọng, “nếu đó không phải là những thông tin mà chúng tôi đã có”.
“Ta có thể tin nhau, Mariel ạ. Trên cơ sở anh vừa mới nói đó, được chứ?”.
“Như thế thì được”.
“Chúng tôi có lý do tin rằng Ulises Rodriguez dính líu tới vụ này”.
Ông chủ bút tuần báo im lặng, rồi nói nhỏ: “Anh gặp tay bợm rồi đấy, Harry ạ. Ở đây nguyên cái tên đó đã là một từ tồi tệ và đáng sợ”.
“Tại sao lại sợ?”.
“Người ta nghi hắn chủ mưu các vụ bắt cóc, từ Colombia lén lút qua lại Peru làm trò đâm thuê chém mướn. Việc mà các phần tử cách mạng tội ác ở nước này là vậy đó. Anh cũng biết hiện nay ở Peru, bắt cóc hầu như trở thành một cách sống. Các nhà doanh nghiệp giàu có và gia đình họ là mục tiêu được ưa chuộng. Rất nhiều người phải thuê vệ sĩ, dùng xe có bảo vệ với hy vọng tránh bị bắt cóc”.
“Tôi có biết chuyện đó”, Partridge nói, “nhưng cho tới lúc này lại quên khuấy mất”.
Semirario thở dài và bảo: “Không chỉ mình anh, anh bạn ạ! Báo chí phương Tây ít chú ý tới Peru. Đó là tôi nói còn nhẹ đấy. Còn trong tin vô tuyến truyền hình, chúng tôi đâu có tồn tại trên đời này”.
Partridge biết là ông ta nói có phần đúng. Anh không hiểu tại sao, nhưng báo chí Mỹ ít quan tâm đến Peru hơn các nước khác. Anh lớn tiếng hỏi: “Anh có nghe nói Rodriguez hiện đang ở Peru, hoặc gần đây làm việc cho ai ở đó không?”.
“À…không”.
“Anh có vẻ ngập ngừng, đúng không?”.
“Không phải về Rodriguez. Tôi không nghe nói gì cả, Harry ạ. Tôi mà biết thì đã nói với anh”.
“Thế thì về chuyện gì?”.
“Tất cả, cái mà tôi gọi là mặt trận cách mạng đầy tội ác không hiểu sao mấy tuần nay im hơi lặng tiếng không có sự kiện có ý nghĩa nào xảy ra cả mới lạ chứ!”.
“Rồi sao nữa?”.
“Tôi đã từng thấy dấu hiệu kiểu này, và tôi tin chỉ ở Peru mới có. Khi mọi việc yên ắng nhất thì lại thường báo hiệu sẽ có những chuyện lớn sắp xảy ra. Thông thường là chuyện chẳng tốt đẹp gì và không lường trước được”.
Gọng Seminario thay đổi, nghe có vẻ khách sáo hơn: “Harry thân mến, tôi rất sung sướng được tiếp chuyện anh và rất mừng anh đã gọi cho tôi. Nhưng tôi phải từ biệt anh vì bài vở cho số báo kỳ này chưa xong. Sớm đến thăm tôi ở Lima nhé. Xin anh nhớ cho. Lúc nào tôi cũng sẵn sàng mời anh ăn trưa tại La Pizzerra”.
Cả ngày hôm đó, lời ông ta cứ hiện mãi trong óc Partridge: “Khi mọi việc yên ắng nhất thì thường lại báo hiệu những chuyện lớn sắp xảy ra”.
Chú thích:
1 Cooper chơi chữ có thể hiểu: Big shots nghĩa là “tai to mặt lớn” (tiếng lóng), big short lại có nghĩa là “quần đùi rộng”