watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Chương 12 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Chương 12

Tác giả: Arthur Hailey

Kế hoạch giải thoát con tin ở Nueva Espranza đã hoàn tất. Các chi tiết cuối cùng đã xong, các trang bị cần thiết đã có đủ vào chiều thứ sau. Mờ sáng thứ bảy, Partridge cùng đồng đội sẽ bay từ Lima tới khu rừng rậm thuộc tỉnh San Martin, gần sông Hualaga.


Từ cuối thứ tư, sau khi biết được nơi các tù nhân đang bị giam giữ, Partridge bồn chồn không yên. Ý nghĩ đầu tiên của anh là phải đi ngay, nhưng những lời Fenandez Pabur nói, cùng với kinh nghiệm riêng của anh đã làm anh phải tính để chậm lại.


“Rừng rậm có thể là bạn, mà cũng có thể là kẻ thù”, Fenandez chỉ rõ. “Ta không thể mò vào đó theo kiểu như đến thăm một thành phố. Ít nhất – cũng phải ở lại trong rừng một, có khi là hai đêm, nên chúng ta phải đem theo một số thứ cần thiết để có thể ở đó. Tôi còn phải lựa chọn thật cẩn thận người lái máy bay mà ta có thể tin cậy được. Đưa chúng ta tới, rồi trở lại đón chúng ta ra đòi hỏi phải hành động đồng bộ và ken giờ chính xác. Chúng ta cần hai ngày để chuẩn bị, hai ngày cũng chỉ là vừa kịp chuẩn bị thôi”.


Chữ “chúng ta”, “của chúng ta” anh dùng ngay từ đầu cho thấy rõ ràng anh chàng vốn là thợ đặt dầm nhà tháo vát ấy nhất định đòi tham gia trong chuyến đi. “Ông sẽ cần đến tôi” anh ta nói thẳng. “Tôi đã tới vùng rừng rậm này nhiều lần. Tôi biết đường đi lối lại”. Khi Partridge buộc phải nói rõ tính chất nguy hiểm của chuyến đi, anh ta nhún vài bảo: “bản thân cuộc sống đã là nguy hiểm. Hiện giờ ở đất nước tôi, thức dậy vào buổi sáng đã là một sự nguy hiểm rồi”.


Phương tiện chuyên chở bằng máy bay là cái họ lo nhất. Sau khi mất hút gần hết sáng thứ năm, Fenandez quay về đón Partridge và Rita, đưa họ tới căn nhà một tầng bằng gạch cách sân bay Lima không xa. Căn nhà gồm một số văn phòng nhỏ. Họ tới một văn phòng ngoài cửa có đề: “Alsa, Aerolibertad. S. A”. Fenandez vào trước, giới thiệu mấy người cùng đi với ông chủ hãng cho thuê bao máy bay, đồng thời là phi công lái, ông Oswaldo Zileri.


Zileri, trạc ba mươi lăm đến bốn mươi tuổi, mặt mũi dễ coi, người thon lẳn. Ông có vẻ dè chừng; nhưng vào việc ngay. Ông ta bảo Partridge “Theo tôi hiểu, các ông định bất ngờ tới thăm Nueva Esperanza. Tôi chỉ cần và muốn biết như thế là đủ”.
“Thế thì tốt quá”, Partridge nói: “Có điều chúng tôi hy vọng là thêm ba hành khách nữa cũng về với chúng tôi”.
“Máy bay các ông thuê là loại Cheyenne II. Có hai người tổ lái và đủ chỗ cho bấy nhiêu hành khách. Bảy chỗ đó cho những ai là việc của các ông. Nào, ta nói chuyện tiền nong dược chưa?”.
“Việc đó để tôi”, Rita đáp. “Ông đòi bao nhiêu?”.
“Chỉ trả bằng đôla Mỹ?” Zileri hỏi lại.
Rita gật đầu.
“Vậy thì giá thuê bao cả đi cả về là một ngàn bốn trăm đôla. Nếu đến nơi phải bay thêm giờ, như lượn tìm chỗ, thì sẽ tính thêm. Mỗi lần hạ cánh trong khu vực Nueva Esperanza, là vùng buôn bán ma tuý do Sendero Luminoso kiểm soát, sẽ phải trả thêm năm trăm đô lệ phí nguy hiểm đặc biệt. Trước khi chúng ta lên đường hôm thứ bảy, tôi muốn chi trả sáu nghìn đôla tiền mặt là tiền đặt cọc”.
“Ông sẽ có số tiền đó”, rita đáp. “Xin ông ghi lại tất cả làm hai bản, tôi sẽ ký và giữ một bản”.
“Việc đó sẽ xong trước khi khởi hành. Các vị có muốn biết thêm một số chi tiết về hãng của tôi không?”.
“Tôi nghĩ là nên” Partridge từ tốn đáp.


Với vẻ hãnh diện, ông Zileri nói trơn tru một hồi, rõ ràng là ông đã thuộc lòng: “Máy bay Cheyenne Ii, chúng tôi có ba chiếc, là loại hai động cơ cánh quạt. Đây là loại máy bay có độ an toàn cao, có thể hạ cánh trên đường băng ngắn; điều này rất quan trọng khi hạ cánh ở vùng rừng núi. Tất cả phi công, kể cả tôi, đều được đào tạo tại Mỹ. Chúng tôi biết rõ gần hết các vùng thuộc Peru, cũng như các nhân viên theo dõi các chuyến bay, dân sự cũng như quân sự, ở địa phương. Nhân đây xin nói với các vị, tôi sẽ lái chuyến máy bay này”.
“Thế thì hay quá”, Partridge nói. “Ngoài ra chúng tôi cũng cần một số lời khuyên của ông”.
“Fenandez có nói với tôi”. Zileri tới bên chiếc bàn đánh dấu đường bay, trên có tấm bản đồ tỷ lệ lớn phần phía nam của tỉnh San Martin đã mở sẵn. Mọi người theo ông lại đứng quanh bàn.
“Tôi nghĩ các vị muốn đỗ cách Nueva Esperanza tương đối xa để không ai thấy các vị”.
“Đúng như vậy”, Partridge gật đầu, trả lời.
“Vậy thì, khi từ Lima tới, tôi đề nghị hạ cánh ở chỗ này”. Jessica dùng bút chì chỉ một điểm trên bản đồ.
“Chỗ ấy là đường quốc lộ cơ mà?”.
“Đúng, đó là đường ô tô qua rừng, nhưng có rất ít, mà thường là không có xe qua lại. Nhưng nhiều chỗ kiểu này đã được những tay buôn ma tuý mở rộng và trải nhựa lại cho máy bay hạ cánh . Trước đây tôi đã hạ cánh ở đó”.


Để làm gì, Partridge tự hỏi? Chở ma tuý, hay những kẻ buôn ma tuý? Anh đã nghe nói hiếm người lái máy bay ở Peru mà lại không dính dáng đến việc buôn bán ma tuý, cho dù là gián tiếp đi nữa.


“Trước khi chuẩn bị hạ cánh”, Zileri nói tiếp, “chúng ta phải biết chắc không có xe trên đường và không có ai ở gần đó. Từ điểm hạ cánh, có một con đường nhỏ rất xấu chạy về Nueva Esperanza”.
Fenandez chen vào: “Tôi có tấm bản đồ đánh dấu rất rõ con đường đó”.
“Bây giờ đến chuyện thêm người khi quay về”, Zileri nói. “Tôi và Fenandez đã bàn chuyện này và tạm vạch ra một kế hoạch”.
“Xin ông cứ nói”, Partridge bảo ông ta.
Họ tiếp tục bàn bạc, quyết định và phải tính đến một số chi tiết mới.
Có thể có ba điểm đón khách khi trở về. Một là đoạn đường mà họ dự định hạ cánh từ Lima tới. Hai là đường băng ngắn ở Sion mà từ Nueva Esperanza có thể tới được bằng đường sông và một đoạn đường bộ dài ba dặm. Ba là dải đất hạ cánh rất hẹp mà bọn buôn lậu ma tuý vẫn dùng và rất ít người biết, ở vào khoảng giữa hai điểm trên, điểm đón này cũng chỉ có thể tới được bằng đường sông.
Lý do phải chọn, như Fenandez giải thích là: chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra ở Nueva Esperanza, hay nên rời bằng đường nào thì tốt nhất.


Máy bay đón khách có thể dễ dàng bay qua cả ba điểm hẹn và đỗ xuống khi nhận được tín hiệu từ mặt đất. Nhóm của Partridge sẽ mang theo súng hiệu bắn đạn màu xanh và đỏ. Pháo hiệu màu xanh có nghĩa là “dưới đất bình thường, không có trở ngại”. Còn pháo hiệu màu đó tức là: “Hạ cánh ngay chúng tôi đang gặp nguy hiểm”.
Mọi người thoả thuận nếu gặp lưới lửa súng máy hoặc súng trường bắn gần, máy bay sẽ không hạ cánh, mà trở về Lima.
Vì không biết chắc khi nào máy bay cần quay lại đón, nên một máy bay sẽ bay tới khu vực đó, chuyến đầu lúc 8 giờ sáng chủ nhật, và nếu máy bay không liên hệ được với mặt đất, chuyến thứ hai sẽ được thực hiện cũng vào giờ ấy sáng thứ hai. Sau đó làm gì sẽ do Rita định liệu. Cô không tham gia chuyến đi, mà ở lại Lima và giữ liên lạc với New York, điều Partridge coi là thiết yếu.
Sau khi thoả thuận xong kế hoạch hành động, một hợp đồng đã được ký giữa một bên là Rita, thay mặt Ban tin CBA và bên kia là Oswaldo Zileri. Sau đó Zileri trân trọng bắt tay ba người của CBA. Nhìn thẳng vào Partridge, viên phi công nói: “Về phía minh, chúng tôi sẽ làm và làm tốt nhất công việc chúng tôi đã thoả thuận”.
Partridge cảm thấy ông ta sẽ giữ đúng lời.

* * *

Sau khi dàn xếp xong chuyến bay, và trở lại phòng mình ở khách sạn Cesar, Partridge có cuộc họp với tất cả các thành viên của nhóm CBA để quyết dịnh ai sẽ đi Nueva Esperanza. Ba người chắc chắn sẽ đi là Partridge, Minh Văn Cảnh (vì việc ghi hình là rất quan trọng), và Fenandez Pabur. Vì phải dành chỗ cho ba người nữa khi trở về, nên chỉ còn đủ chỗ cho người thứ tư.
Cần phải chọn, hoặc Bob Watson, biên tập viên băng hình, kỹ thuật viên âm thanh Ken O’Hara hoặc Tomas, tay vệ sĩ ít nói nhất.
Fenandez muốn chọn Tomas; trước đó anh ta đã lập luận: “Anh ấy khoẻ và biết đánh đấm”. Bob Watson vừa hút xì gà khét lẹt, vừa thúc: “Harry, để tôi đi. Khi cần choảng nhau, tôi có thể lo liệu được. Anh đã thấy điều đó trong kỳ bạo loạn ở Miami”. O’Hara chỉ bảo: “Tôi rất muốn được đi”.
Cuối cùng, Partridge chọn O’Hara, bởi vì anh là người quen biết, đã tỏ ra tỉnh táo trong những tình huống căng thẳng và tháo vát. Vả lại, vì họ không mang theo thiết bị âm thanh – Minh dùng máy Betacam có bộ phận ghi tiếng, Ken O’Hara biết rõ các vấn đề về máy móc, nên có thể sẽ rất có ích cho họ.
Partridge giao cho Fenandez lo liệu trang bị và dưới sự điều khiển của anh ta, các loại trang bị cần thiết được đưa về khách sạn; võng loại nhẹ, màn và thuốc chống muỗi, thức ăn khô đủ dùng trong hai ngày, các chai nước đầy ắp, các viên thuốc khử trùng trong nước, dao găm, địa bàn nhỏ, ống nhòm và một số vải nhưa. Vì mỗi người phải tự mang trang bị của mình trong một ba lô, nên cần phải chọn những thứ thật cần thiết và nhẹ.
Fenandez cũng khuyên mọi người mang theo súng và Partridge đồng ý. Thực tế là, các phóng viên và đội quay phim vô tuyến truyền hình, khi ở nước ngoài đôi khi có mang theo súng, nhưng thường cất kín. Các hãng chẳng khuyến khích hoặc can ngăn việc làm đó, để cho người trong cuộc tự quyết định lấy. Trong trường hợp này, mang theo súng là hết sức cần thiết: mà tất cả bốn người sắp đi, vào lúc này hay lúc khác trong đời họ, lại đều có kinh nghiệm sử dụng súng đạn.
Partridge quyết định vẫn dùng khẩu Browning chín ly có ống giảm thanh. Anh còn mang theo con dao “tấn công” kiểu Fairburn của lính commando mà một thiếu tá người Anh đã tặng anh.
Minh, người sẽ mang máy quay cùng thiết bị như một loại vũ khí, muốn có loại nào thật mạnh nhưng phải nhẹ. Fenandez thông báo anh ta sẽ kiếm một khẩu tiểu liên UZI của Israel. O’Hara nói anh dùng loại nào cũng được, hoá ra đó lại là khẩu sung trường tự động M.16 của Mỹ. Hiển nhiên là bất cứ loại vũ khí nào cũng có thể mua được ở Lima, còn người có tiền mua không bị hỏi gì hết.

* * *

Từ sau bữa thứ tư, khi biết Nueva Esperanza là mục tiêu anh sẽ phải đến, Partridge luôn tự hỏi: Có nên báo cho nhà chức trách Peru, đặc biệt là cảnh sát chống khủng bố biết không? Thậm chí hôm thứ năm, anh còn trở lại hỏi dò ý kiến Sergio Hurtado, ông giám đốc đài phát thanh, là người đã cảnh cáo anh đừng tìm kiếm sự giúp đỡ của quân đội và cảnh sát. Lần gặp nhau khi Partridge vừa đến Peru, ông ta đã bảo: “Đừng coi họ là đồng minh vì họ không còn đáng tin cậy nữa, nếu như có lúc nào họ đáng tin cậy. Nói về chuyện giết người và các hành động dã man khác, họ chẳng hơn gì Sendero và chắc chắn cũng tàn bạo không kém”.
Vì tin tưởng nhau, Partridge cho Dergio biết những việc gần đây nhất và hỏi ông còn giữ lời khuyên cũ không.
“Chẳng những còn, mà lại mạnh hơn”, Sergio trả lời: “Trong tình huống đúng như anh vừa hình dung, các lực lượng chính phủ khét tiếng là kẻ sử dụng hoả lực tối đa. Họ cứ phải tính chuyện ăn chắc. Họ diệt tất, cả người có tội lẫn người vô tội, rồi hỏi sau. Rồi khi bi buộc tội là giết nhầm, họ sẽ bảo: “Làm sao chúng tôi phân biệt được? Vấn đề là giết hay bị giết”.
Partridge nhớ lại tướng Raul Ortiz cũng đã nói gần giống như vậy.
Sergio nói thêm: “Đồng thời, tới đó như cách anh vừa nói có nghĩa là anh cầm mạng sống của anh trong tay”.
“Tôi biết” Partridge thừa nhận. “Nhưng tôi không thấy cách nào khác”.
Lúc ấy mới đầu giờ chiều. Mấy phút vừa rồi, Sergio cứ giơ đi giơ lại tờ báo trên bàn. Lúc này ông hỏi: “Harry, trước khi tới đây, anh có nhận được tin nào xấu không? Tôi muốn nói là hôm nay ấy”.
Partridge nhún vai.
“Thế thì tôi xin lỗi phải cung cấp cho anh một vài tin như thế”. Sergio nhặt tờ báo rồi đưa cho anh. “Tin này vừa đến trước khi anh tới”.
“Tin này” là tin của hãng Reuters tả lại việc New York nhận được ngón tay của Nicky và nỗi đau xé lòng của người cha cậu bé.
“Ôi, lạy Chúa”, Partridge bỗng cảm thấy dằn vặt, tự quở trách mình. Tại sao, anh đau xót nghĩ, kế hoạch hành động của anh không được thực hiện sớm hơn?”. “Tôi hiểu anh đang nghĩ gì” Sergio nói. “Song anh không có cách gì ngăn được việc ấy. Thời gian gấp mà thông tin ít như vậy!”.
Đúng như vậy, Partridge thầm xác nhận. Nhưng anh biết các câu hỏi về tiến độ công việc anh làm sẽ ám ảnh anh trong một thời gian dài.
“Nhân tiện anh ở đây, còn có việc này nữa”, Sergio nói: “Hãng CBA của anh thuộc tổ hợp công nghiệp Globanic phải không?”.
“Vâng”.
Ông giám đốc đài phát thanh mở ngăn kéo, rút ra mấy tờ giấy đính với nhau. “Tôi có tin từ rất nhiều nguồn, và chắc anh sẽ ngạc nhiên khi biết một nguồn là Sendero Luminoso. Chúng ghét tôi, nhưng lại phải sử dụng tôi, Sendero có người cảm tình và chỉ điểm ở nhiều nơi, một trong những người đó mới gửi cho tôi tin này, hy vọng tôi sẽ phát trên đài”.
Partridge nhận mấy tờ giấy và bắt đầu đọc.
“Như anh có thể thấy”, Sergioi bảo, “tin nói về một thoả thuận giữa Công ty tài chính Globanic, chi nhánh của tổ hợp công nghiệp Globanic, và chính phủ Peru. Nói theo lối nói của giới tài chính, thoả thuận này là hợp đồng chuyển nợ thành bất động sản”.
“Tôi e rằng tôi không thạo vấn đề này”, Partridge lắc đầu đáp.
“Nhưng vấn đề có phức tạp gì đâu. Theo thoả thuận, Globanic sẽ nhận được những vùng đất rất rộng, bao gồm hai khu nghỉ mát lớn, với cái giá phải gọi là vừa bán vừa cho. Đổi lại, một số khoản nợ quốc tế của Peru mà Globanic đã “xem kỹ” sẽ được rút bớt”. “Tất cả đều sòng phẳng và hợp pháp chứ?”.
Sergio nhún vai. “Hãy cho là gần như thế, nhưng có lẽ là hợp pháp. Điều quan trọng hơn, - đó là một hợp đồng vô cùng béo bở đối với Globanic, nhưng lại rất xương xẩu đối với dân Peru”.
“Nếu đã nghĩ thế, sao anh không cho phát đi?”, Partridge hỏi.
“Chưa phát vì hai lý do. Tôi không bao giờ chấp nhận những gì Sendero cung cấp theo giá trị bên ngoài của nó và tôi muốn kiểm tra tin đó chính xác đến đâu. Tôi đã làm tin đó chính xác. Lý do thứ hai là: để có được hợp đồng ngon lành như vậy, Globanic chắc đã hoặc sẽ hối lộ những khoản tiền rất lớn cho ai đó trong chính quyền. Tôi đang điều tra về việc này, và định phát vào tuần tới”.
Partridge vỗ vỗ mấy tờ giấy anh đang cầm: “Tôi xin một bản được không?”.
“Anh lấy đi. Tôi còn bản nữa”.

* * *

Ngày hôm sau, thứ sáu, Partridge quyết định cần kiểm tra thêm một việc khác nữa trước khi khởi hành vào thứ bảy. Còn ai nhận được số điện thoại, mà theo đó nhóm làm tin CBA đã tìm đến căn phòng ở phố Huancavelia. Trước đây do tay cựu bác sĩ có tên là Baudelio và hiện nay Dolores ở không? Nếu vậy, có nghĩa là còn có ai đó có thể biết tầm quan trọng của Nueva Esperanza.
Như Don Kettering giải thích qua điện thoại cho anh hôm thứ tư, FBI có được số điện thoại di động ngay sau khi CBA phát hiện ra chúng. Vì vậy, có khả năng FBI sẽ liểm tra các lần gọi trên những máy này và biết được số điện thoại ở Lima mà Kettering đã báo cho Partridge. Suy từ đó, có thể FBI cung cấp tin này cho CIA, tuy nhiên, cũng không chắc có khả năng đó, vì ai cũng biết hai tổ chức này rất kình nhau. FBI có thể dùng cách khác là yêu cầu một vụ nào đó trong chính phủ kiểm tra số điện thoại đó.
Theo yêu cầu của Partridge, Fenandez tới thăm Dolores lần thứ hai vào chiều thứ sáu. Anh ta thấy bà đang say, nhưng vẫn đủ tỉnh táo đảm bảo với anh là không có ai khác tìm đến phòng hỏi bà cả. Thế là, không hiểu tại sao, không ai ngoài CBA lần theo số điện thoại đó.
Cuối cùng, vào chiều hôm đó qua đài phát thanh Peru, họ nhận được tin đau buồn về cái chết của Angus Sloane và việc phát hiện ra đầu của ông ở sứ quán Mỹ tại Lima.
Vừa nghe được tin ấy, Partridge cùng Minh Văn Cảnh tới ngay hiện trường và gửi bài viết qua vệ tinh cho bản tin chiều hôm đó. Cũng vào lúc đó, các đội làm tin truyền hình và phóng viên báo chí kéo đến, nhưng Partridge tìm cách để khỏi phải nói chuyện với họ.
Thực sự là, cái chết thê thảm của cha Crawf, cũng như hai ngón tay bị chặt của Nicky khiến lương tâm anh nhức nhối. Bởi vì, Partridge tự bảo, anh tới Peru, hy vọng cứu được cả ba người, nhưng anh đã không làm được.
Sau khi làm xong các việc cần làm, trở lại khách sạn Cesar, anh đi nằm nhưng không ngủ được, lòng buồn rầu và thất vọng.
Sáng hôm sau, anh thức dậy trước rạng đông một tiếng, với ý định làm xong hai việc. Một việc là làm ngay một chúc thư viết tay đơn giản, còn việc kia là thảo sẵn một bức điện. Ngay sau đó, trong chiếc xe họ thuê ra sân bay, anh đã nhờ Rita thị chứng chúc thư của anh, rồi giao nó cho cô ta. Anh cũng nhờ cô gửi giúp bức điện tới địa chỉ ở Oakland bang California. Họ còn trao đổi về thoả thuận chuyển nợ thành bất động sản giữa Globanic và Peru mà anh được biết qua Sergio Hurtado. Anh bảo Rita: “Khi chị đọc xong, tôi nghĩ chúng ta nên đưa Les Chippingham xem bản này. Tuy nhiên, nó chẳng liên quan gì đến việc tại sao ta đến đây, và tôi không định sử dụng tin này, nhưng tuần sau Sergio sẽ cho phát”. Anh mỉm cười. “Tôi nghĩ đó là cái ít ra ta cũng có thể làm cho Globanic, vì họ đã có công nuôi sống chúng ta”.

* * *

Chiếc Cheyenne II yên ổn rời Lima trong không khí yên tĩnh trước lúc rạng đông. Bảy mươi phút sau, máy bay đã tới đoạn đường qua rừng nơi Partridge, Minh, O’Hara và Fenandez sẽ xuống.
Lúc này trời đã sáng, có thể nhìn thấy mặt đất bên dưới. Con đường vắng ngắt; tịnh không thấy ô tô, xe tải hoặc hoạt động nào khác của con người. Hai bên đường, rừng rậm trải dài như tấm màn xanh mênh mông phủ trên mặc đất. Oswaldo Zileri ngồi ở ghế lái, rời mắt khỏi bảng điều khiển, quay vội lại gọi mấy hành khách trên máy bay:”Chúng ta sắp hạ cánh. Chuẩn bị xuống thật nhanh. Tôi không muốn đỗ lại thêm phút nào nếu không cần thiết”.


Rồi bằng động tác nhào xuống rất nhanh, ông ta cho máy bay bay dọc con đường, tiếp đất ở đoạn đường rộng hơn và dừng ngay lại sau khi lăn bánh một đoạn rất ngắn. Bốn hành khách nhanh chóng ra khỏi máy bay, mang theo ba lô cùng trang bị, và chỉ một lát sau, chiếc Cheyenne II lăn bánh lấy đà và cất cánh.
“Lẩn vào rừng ngay”, Partridge giục mấy người kia, và họ đi về phía con đường nhỏ xuyên qua rừng.


Chú thích:

1 Nhanh lên! Chớ để mất thời giờ!
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20