watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Chương 7 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Chương 7

Tác giả: Arthur Hailey

Tại hãng CBA đây là một ngày sôi động, nhất là đối với đội đặc nhiệm về vụ bắt cóc gia đình Sloane.


Mục tin chi tiết về vụ bắt cóc cho chương trình Bản tin tối Toàn quốc tiếp tục là tâm điểm của mọi hoạt động, cho dù mọi sự kiện khác, một số khá quan trọng, đang xảy ra ở những nơi khác trên thế giới.


Vụ bắt cóc đã chiếm tới năm phút rưỡi – một quãng thời gian phi thường tại một nơi mà từng mẩu tin mười lăm giây một đã đủ làm người ta tranh cãi gay gắt.


Với Harry Partridge xuất hiện ở phần mở đầu của bản tin, buổi phát tin tối bắt đầu.
“Sau ba mươi sáu giờ khắc khoải chờ đợi vẫn không có tin gì mới về gia đinh của Crawford Sloane phát thanh viên của hãng CBA; vợ, con trai và cha anh đã bị bắt cóc hồi sáng hôm qua tại Larchmont, New York. Hiện giờ bà Jessica Sloane, cậu bé Nicholas mười một tuổi và ông Angus Sloane ở đâu vẫn không ai biết”.
Khi mỗi tên được nhắc tới, một bức ảnh xuất hiện phía trên vai của Partridge.


Một đoạn chuyển hình cực nhanh qua khuôn mặt lo âu của Sloane choán hết cả màn hình. Giọng nói đau xót của anh khẩn khoản: “Các người là ai, các người ở đâu, hãy vì Chúa xin cho chúng tôi biết! Hãy để cho chúng tôi nghe thấy các người!”.


Giọng của Partridge kèm theo đoạn quay một cảnh bên ngoài của trụ sở FBI, khu nhà 7, Edgar Hoover ở Washington: “Trong lúc FBI, giờ đây đang chịu trách nhiệm điều tra, không chịu bình luận…”.
Cảnh chuyển qua văn phòng báo chí của FBI và một phát ngôn viên nói: “Vào lúc này tuyên bố gì cũng là không có lợi”.
Lại giọng Partridge: “… nói riêng với nhau, các quan chức FBI thú nhận là không có tiến bộ gì…”.
“Từ hôm qua, bao nỗi quan tâm và giận dữ từ các cấp cao nhất đã đổ dần xuống…”.


Tiếp đó là cảnh phòng báo chí của Nhà Trắng, và giọng của Tổng thống: “Cái ác đến như vậy không có chỗ trú ngụ ở nước Mỹ. Bọn tội phạm sẽ bị truy lùng và trừng phạt…”.
Partridge: “… và ở các nơi bình thường hơn…”.
Từ Pittsburgh một công nhân ở ngành thép, da đen, đội mũ cứng, khuôn mặt ánh lên vì ánh sáng của lò nung: “Tôi thấy xấu hổ vì một chuyện như vậy đã có thể xảy ra ở đất nước tôi”.
Trong một nhà bếp sáng sủa, một bà nội trợ da trắng nói: “Tôi không thể hiểu tại sao không có ai nhìn thấy trước điều đã xảy ra và đề phòng trước. Trái tim tôi đau xót và Crawford, chỉ tay về phía máy vô tuyến, bà ta nói: “trong căn nhà này, anh ấy giống như người trong nhà vậy”.


Ngồi trong lớp học ở California, một cô bé lại châu Á trẻ trung giọng dịu dàng: “Em rất lo lắng cho Nicholas Sloane. Chúng bắt bạn ấy thì thật là vô lý”.



* * *



Suốt cả ngày, các đội quay phim của hãng CBA và các trạm chi nhánh trong cả nước đi thu thập các phản ứng của công chúng. Hãng đã xem xét năm mươi cảnh và chọn ba cảnh sau.



* * *



Cảnh chuyển qua nhà của Sloane ở Larchmont sáng hôm đó trong cơn mưa – một cảnh dài về đám đông đứng chờ ngoài đường phố, rồi, tới sát hơn, lướt qua các khuôn mặt. Kèm theo hình ảnh đó, giọng Partridge vang lên: “Một phần về mối quan tâm cao độ của công chúng nên hôm nay đến một bi kịch mới đã xảy ra”.


Tiếp tục là những hình ảnh xen lẫn với âm thanh tự nhiên: hai chiếc xe của FBI không mang biển hiệu xuất hiện đột ngột…, những người đứng xem nhào tới đường chiếc xe thứ nhất đang đi… chiếc xe thứ nhất phanh gấp, tiếng bánh xe rít kèm theo những tiếng thét của người bị thương… những người khác chạy tránh chiếc xe thứ hai, lúc này vẫn tiếp tục lái đi… cận cảnh khuôn mặt kinh hoàng của Crawford Sloane… chiếc xe thứ hai vẫn tiếp tục lao đi.


Trong lúc biên tập, một số ý kiến phản đối việc đưa cảnh mặt của Sloane và chiếc xe lao vút đi. Bản thân Sloane cũng phàn nàn là: “Nó làm cho người ta có ấn tượng sai”.


Nhưng Iris Everly, người phụ trách dựng cảnh, đã làm việc suốt ngày với một trong những biên tập viên băng hình giỏi nhất của hãng CBA là Bol Watson, đã đấu tranh để giữ cả cảnh đó và đã thắng: “Cho dù là Crawford thích hay không, thì đây là tin tức và chúng ta phải thật khách quan. Mà cũng từ suốt cả ngày hôm qua đến hôm nay chúng ta chờ có được cảnh hoạt động gì đó cơ mà” Rita và Partridge ủng hộ Iris.



* * *



Tiếp đó là một đoạn ghép nối từ ngày hôm trước. Bắt đầu là cảnh Priscilla Rhea, người giáo viên về hưu già nua yếu ớt, đang mô tả lại cảnh Jessica, Nicky và Angus Sloane bị lôi đi ở ngoài siêu thị Larchmont.


Minh Văn Cảnh đã sử dụng Camera đầy sáng tạo, để máy tiến dần vào cận mặt Rhea. Hiện rõ trên màn hình là những nét hằn sâu của tuổi tác; từng nếp nhăn đều nổi rõ ên, nhưng chúng cũng cho thấy cả trí thông minh và tính kiên quyết của bà. Minh đã hỏi bà những câu hỏi lịch duyệt, một thủ tục thỉnh toảng vẫn được sử dụng. Khi không có phóng viên nào ở đó, những người quay phim đầy kinh nghiệm phỏng vấn những người mà họ đang quay. Sau đó các câu hỏi sẽ được máy ghi âm xoá đi, nhưng câu trả lời vẫn được sử dụng.



* * *



Sau khi mô tả lại cuộc vật lôn ở bãi để xe và cảnh chiếc xe Nissan bỏ đi, bà Rhea bình luận về bọn bắt cóc, giọng bà cao lên: “Chúng là những con người dã man, cục súc, thô lỗ”.
Tiếp theo đó là lời của viên cảnh sát trưởng Larchmont khẳng định rằng cuộc điều tra không có tiến triển gì và bọn bắt cóc vẫn biệt vô âm tín.
Tiếp theo đoạn cắt ghép trên là cuộc phỏng vấn một nhà tội phạm học, Ralph Salermo.



* * *



Salermo ngồi trong một phòng quay tại Miami, còn Harry Partridge thì ở New York, cuộc phỏng vấn đã được ghi lại qua vệ tinh vào cuối giờ chiều hôm đó. Rõ ràng lời khuyên của Karl Owens là có ích, và Salermo, một nhân vật có uy tín nghề nghiệp, đã tỏ ra rất hùng hồn và thông thạo tin tức. Ông ta gây cho Rita Abrams ấn tượng tốt đến nỗi cô đã thu xếp để ông ta có những cuộc phỏng vấn đặc biệt cho hãng CBA trong suốt thời gian tiến hành công việc này. Mỗi lần xuất hiện trên màn hình, ông sẽ được trả 1000 đôla, mà dự tính là sẽ có bốn lần như vậy.


Cho dù các hãng truyền hình đều tuyên bố là không trả tiền cho các cuộc phỏng vấn tin – một lời tuyên bố không phải lúc nào cũng thật – thì một khoản tiền cố vấn lại là chuyện khác và lại được chấp nhận.
Ralph Salermo tuyên bố:
“Hiệu quả của tiến tình điều tra bất kỳ một cuộc bắt cóc nào đều phụ thuộc vào tin tức nghe được từ bọn bắt cóc. Cho đến khi chuyện đó xảy ra thì thông thường mọi chuyện đều bế tắc”.


Trả lời một câu hỏi của Partridge, ông nói tiếp: “FBI đã đạt được tỉ lệ cao trong việc khám phá các vụ bắt cóc; họ đã giải quyết 92 phần trăm các vụ. Nhưng nếu các bạn xem xét cẩn thận về ai là người bị bắt và bị bắt như thế nào, các bạn sẽ thấy rằng hầu hết các giải pháp đều phụ thuộc trước tiên vào chuyện có được lời nhắn nhủ của bọn bắt cóc, rồi đặt bẫy chúng trong lúc điều đình boặc trả tiền chuộc”.
Partridge ngắt lời: “Vậy có vẻ như sẽ không có gì đáng kể xảy ra cho tới khi chúng ta nhận được tin từ bọn bắt cóc”.
“Chính xác là như vậy”.


Lời tuyên bố kết thúc phần tin đặc biệt là của chủ tịch hãng CBA, Margot Lloyd-Mason.



* * *



Ý định để cả Margot vào chương trình này là của Leslie Chippingham. Ngay sau khi tin về vụ bắt cóc được truyền tới hãng vào ngày hôm qua, ông đã gọi điện báo cáo cho bà ta và sáng nay lại báo cáo tiếp. Phản ứng của bà ta, nói chung, là thiện cảm và sau cuộc nói chuyện thứ nhất của họ, bà ta đã gọi điện cho Crawford Sloane, bày tỏ lòng mong muốn là gia đình anh sẽ mau chóng được đoàn tụ. Còn khi nói chuyện với chủ nhiệm ban tin tức, dù sao, bà ta cũng đã báo trước hai điều:
“Một phần lý do của sự việc vừa xảy ra là vì hãng đã lầm lẩn để cho người phát thanh trở thành người vĩ đại hơn đời thường, vậy nên công chúng nghĩ về họ như một cái gì đó cực kỳ đặc biệt, gần như là thần thánh vậy”. Bà ta đã không nói rõ thêm hãng nên làm thé nầo để kiểm soát được những quan niệm của công chúng, cho dù hãng muốn, còn về phía mình, Chippingham thấy không nên bàn cãi một chân lý hiển nhiên.
Điều khoản khác liên quan đến ban đặc nhiệm chống bắt cóc.
“Tôi không muốn bất cứ ai, và chủ yếu tôi muốn nói bản thân anh”, Margot nói quả quyết, “tiêu tiền một cách thiếu suy nghĩ. Ông có thể làm bất cứ điều gì cần thiết trong phạm vi ngân quỹ hiện có dành cho việc đưa tin”.
Chippingham nói dễ dãi: “Tôi không dám chắc điều này”.
“Vậy thì tôi sẽ nói với anh một nguyên tắc nhất định. Không một hoạt động nào vượt quá ngân quỹ được thực hiện nếu không có sự đồng ý trước của tôi. Rõ chưa?”.
Chippingham tự hỏi là trong mạch máu của người đàn bà này là máu hay là nước đá?


Cao giọng, ông trả lời: “Vâng, Margot ạ, rõ rồi, nhưng tôi mong bà lưu tâm rằng điểm đánh giá Bản tin tối ngày hôm qua đã tăng cao và tôi cho rằng nó sẽ tiếp tục như vậy trong khi vụ này vẫn còn chưa xong”.
Bà ta mát mẻ trả lời: “Cái trò được lắm người xem trên màn hình là vậy. Những chuyện bất hạnh hoá ra lại đem lại lợi nhuận”.


Việc lôi cuốn cả bà chủ tịch hãng vào chương trình tối nay có vẻ hợp lý, Chippingham mong rằng nó có thể làm cho thái độ của bà ta rộng rãi hơn đối với những khoản chi phí đặc biệt mà theo ông là cần thiết.
Trên màn hình, Margot nói với vẻ quyền thế, sử dụng những lời được người khác soạn sẵn nhưng đã được bà ta sửa lại đôi chút:
“Tôi xin nhân danh tất cả mọi người trong hãng này và cả công ty chính của chúng tôi là Hiệp hội Công nghiệp Globanic tuyên bố rằng toàn bộ các nguồn tài chính của chúng tôi đều được sử dụng vào việc tìm kiếm thân nhân đang mất tích của gia đình ông Sloane. Chúng tôi coi việc xảy ra cũng như là việc của gia đình chúng tôi vậy”.
“Chúng tôi rất đau xót trước chuyện này. Chúng tôi tha thiết mong các cơ quan thừa hành pháp luật tiếp tục mọi nỗ lực mạnh mẽ nhất để đưa bọn tội phạm ra ánh sáng. Chúng tôi mong được thấy người bạn và người đồng sự của chúng tôi là Crawford Sloane được đoàn tụ với, con trai và cha mình trong thời gian ngắn nhất”.



* * *



Trong bản nháp đầu tiên Hiệp hội Công nghiệp Globanic đã không được nhắc tới. Khi Margot đề nghị đưa nó vào lúc xem lại bản nháp trong phòng làm việc riêng của Chippingham, ông khuyên: “Giá tôi thì tôi sẽ không để những chữ đó vào. Công chúng coi hãng CBA như là một tổ chức độc lập, một phần của nước Mỹ. Đưa tên của Globanic vào chỉ làm cho hình ảnh đó mờ đi, mà chẳng có lợi cho ai cả”.


Margot bẻ lại: “Điều ông muốn là giả vờ cho rằng CBA là một loại hạt ngọc trên vương miện, là độc lập. Thực tế chẳng hề như vậy. Ở trụ sở của Globanic, người ta có xu hướng cho rằng CBA là một cái mụn trên mông họ. Cho nên những chữ đó phải để lại. Cái mà ông có thể bỏ đi, về Sloane, là những từ “người bạn và người đồng sự của chúng tôi”. Bắt cóc với chẳng bắt cóc, tôi có thể tắc nghẹn vì chúng đấy”.
Chippingham khô khan gợi ý: “Thế chúng ta mặc cả với nhau nhỉ? Tôi hứa sẽ nêu chữ Globanic nếu chỉ cần trong một buổi phát tin, bà sẽ là bạn của Crawford”.
Một lần duy nhất, Margot phá lên cười: “Mẹ kiếp, được”.



* * *



Ngày làm việc đầu tiên điên cuồng của cả nhóm đặc nhiệm, không mang lại kết quả gì chẳng làm Harry Partridge ngạc nhiên. Trước đây anh đã tham gia vào những vụ tương tự và biết rằng bất cứ thành viên của một đội ngũ mới nào cũng phải mất một ngày mới cùng định hướng được. Cũng chính vì vậy mà dứt khoát không nên làm các kế hoạch triển khai bị chậm trễ hơn nữa.


“Chúng ta nên có một bữa ăn tối để làm việc”, anh bảo Rita chiều hôm đó.
Thế là cô thu xếp cho sáu người chủ chốt trong đội đặc nhiệm, tức là Partridge, Rita, Jaeger, Iris, Owens, Cooper gặp nhau để cùng đi ăn món ăn Trung Quốc ngay sau bản tin tối. Rita chọn quán Shun Lee West ở phía tây đường Sáu mươi lăm, gần Trung tâm Lincoln, một cửa hàng mà đám dân vô tuyến rất thích. Khi đặt chỗ, cô bảo ông chủ quán Andy Yeung: “Đừng quan tâm lắm tới thực đơn của chúng tôi. Ông cứ đặt cho một bữa ăn ngon lành và cho chúng tôi bàn ở chỗ khuất một chút, để chúng tôi còn bàn công chuyện”.



* * *



Trong thời gain phát quảng cáo thương mại tiếp sau năm phút tường thuật về vụ bắt cóc đưa vào đầu Bản tin tối, Partridge bước ra khỏi ghế phát thanh viên và Crawford ngồi vào. Vừa ngồi xuống, Sloane nắm lấy cánh tay của Partridge và thì thầm “Cảm ơn Harry, vì tất cả mọi chuyện”.
“Một số người của chúng ta sẽ làm việc cả đêm nay”, Partridge trấn an anh, “cố tìm ra những ý gì đó mới”.


“Tôi biết. Tôi rất cảm ơn”. Như thường lệ, Sloane nhìn lướt qua bản lời một phụ tá đã đặt trước mặt anh; và khi Partridge nhìn anh, Partridge sửng sốt trước diện mạo của bạn mình. Kể cả trang điểm cũng không giấu được sức tàn phá của một ngày rưỡi vừa qua. Gò má của Sloane nhô cao, mắt trũng xuống, đỏ ngầu; có lẽ, Partridge nghĩ, anh ấy đã khóc thầm.
“Cậu có khoẻ không?”. Anh thì thầm. “Chắc chắn là cậu muốn làm việc này chứ?”.
Sloane gật đầu: “Những thằng mất dạy đó không làm tôi tê liệt được đâu”.
Quản lý trường quay gọi to: “Mười lăm giây”.


Partridge bước ra khỏi tầm ống kính, lặng lẽ tời phòng ghi hình. Ra đến ngoài, anh theo dõi một máy phát cho tới khi anh thấy hài lòng là Sloane sẽ thực hiện trôi chảy phần cuối bản tin. Rồi anh gọi xe đi tới quán Shun Lee West.
Bàn ăn đặt ở phía sau quán trong một góc khá yên tĩnh. Gần cuối món khai vị, một món xúp dưa gang bốc hơi ngon lành, Partridge nói chuyện với Cooper. Chàng trai người Anh trẻ trung này đã ở Larchmont gần như suốt cả ngày hôm nay, nói chuyện với bất cứ người nào biết về vụ bắt cóc, kể cả sở cảnh sát địa phương. Mãi xế chiều anh ta mới trở về trụ sở của ban đặc nhiệm.


“Teddy, nhưng tôi xin lắng nghe mọi ấn tượng của anh cho tới giờ phút này đã và anh có ý kiến gì về chuyện từ đây chúng ta sẽ đi đâu không?”.
Cooper đẩy đĩa xúp đã hết sạch sang một bên và lau miệng. Anh ta mở một cuốn vở đã nhàu nát và trả lời “Được, ấn tượng trước đã”.
Những trang sổ trước mặt anh ta đầy kín những chữ ghi chép.
“Đầu tiên đây là một công việc của những kẻ chuyên nghiệp. Cái bọn thực hành chuyện này rất kín kẽ. Chúng dự tính chuyện này chính xác như một thời gian biểu ngành đường sắt và chắc chắn là không để lại bằng chứng gì. Thứ hai là chúng có thế lực hậu thuẫn rất mạnh về tài chính”.


Norman Jaeger hỏi: “Làm sao mà anh biết được?”.
“Cứ mong mãi mới thấy anh hỏi”. Cooper nhăn răng cười lúc anh đưa mắt nhìn khắp cả bàn. “Vì một điểm là mọi điều tỏ rõ là lũ bắt cóc đã dán chặt mắt vào ngôi nhà một thời gian dài trước khi ra tay hành động. Các anh đã nghe hàng xóm bây giờ mới nói rằng họ đã thấy có những chiếc xe đỗ bên ngoài gia đình Sloane khi thì một chiếc xe, khi thì hai xe to, và cho rằng những người trong xe đang bảo vệ ông Sloane chứ không phải là đang rình mò ông ta chứ? Đấy, từ hôm qua năm người đã nói chuyện đó. Hôm nay tôi nói chuyện với bốn người. Họ đều nói rằng họ thấy những chiếc xe đó đến rồi lại đi trong quãng ba tuần nay, có khi cả tháng nay. Thế là chúng ta phải xem xét đến ông Sloane, giờ thì ông ấy đã tin rằng mình bị theo dõi”.
Cooper liéc mắt nhìn Partridge “Harry ạ, tôi đã đọc những điều anh ghi trên bảng thông tin và tôi tin rằng ông Sloane đã nói đúng: ông ta đã bị theo dõi – Tôi có một lý thuyết về chuyện này”.


Trong khi họ đang nói chuyện, những món ăn mới được dọn ra – tôm xốt hạt tiêu, tôm hùm rán, đậu xào, cơm rang. Nghỉ một lúc để thưởng thức món ăn nóng xong, Rita giục: “Lý thuyết đó thế nào hả Teddy?”.
“Ôi, ông Sloane là một ngôi sao lớn của ngành truyền hình; ông ta đã quen là một nhân vật đại chúng, được chiêm ngưỡng ở bất cứ nơi nào ông ta đi, và điều đó đã trở thành một cách sống. Vậy để có một sự cân bằng đối trọng ở ông ta đã hình thành một cảm giác tiềm thức về sự vô hình của mình, và khó chịu về chuyện người ta ngoái đầu lại nhìn và chỉ trỏ. Đó là lý do ông ta có thể đã linh cảm thấy, là đã bị theo dõi, mà tôi cho đúng là ông ta đã bị theo dõi, bởi vì nó hợp với chuyện cả nhà bị theo dõi”.
“Kể cả nếu như điều đó đúng đi”, Karl Owens hỏi “thì chúng ta có thể tiến thêm được tới đâu?”.
Partridge nói: “Nó giúp chúng ta thiết lập được một hình ảnh về những kẻ bắt cóc. Nói tiếp đi, Teddy”.
“Ô kê, thế là lũ bắt cóc đã chi phí tốn kém cho một quãng thời gian làm công việc rình mò của chúng. Việc sử dụng tất cả các chiếc xe đó cũng rất tốn kém, một chiếc xe chở hàng mà có thể là hai chiếc, rồi chiếc xe Nissan ngày hôm qua nữa – cả một đội xe thường trực. Và còn có một số điểm đặc biệt về những chiếc xe này nữa”.


Cooper giở một trang sổ: “Mấy ông “cá” Larchmont đã cho tôi xem những bản báo cáo về xe cộ này. Rút ra được một số điều thú vị”.
“Nào, khi một ai đó thấy một chiếc ô tô, họ có thể không nhớ nhiều lắm về nó, nhưng một điều hầu hết ai cũng cho là màu sơn. Mà, những người nói rằng đã nhìn thấy những chiếc xe này đã mô tả tám màu khác nhau. Vậy nên tôi tự hỏi: “Lũ này có thật là có tới tám chiếc xe khác nhau hay không?”.
“Chúng có thể có” Iris Everly nói, “nếu toàn bộ là xe đi thuê”.
Cooper bắc đầu “Không đâu các bạn ạ, bọn này ranh ma lắm. Chúng biết rằng thuê ô tô có nghĩa là xuất đầu lộ diện: nào bằng lái xe, nào thẻ tín dụng. Mà xe thuê thì có những biển số dễ tìm ra tung tích”.
“Vậy là anh có giả thiết khác” Jrris ngắt lời. “Đúng không?”.
“Đưng. Tôi nghĩ là bọn chúng có tới ba xe và sơn phun lại, cứ cho là mỗi tuần một lần đi, mong rằng sẽ giảm được sự chú ý. Chỉ có một điều là trong khi sơn lại xe thì mấy thằng khốn kiếp đã mắc một lỗi rất ngu xuẩn”.


Thức ăn được đem thêm lên – hai đĩa vịt Bắc Kinh đầy ngộn. Mấy người kia vớ lấy ăn ngấu nghiến trong khi Cooper vẫn tiếp tục nói.
“Chúng ta hãy lui về trước đó một chút. Một trong những người hàng xóm làm ở hãng bảo hiểm xe ô tô, ông ta biết mọi nhãn hiệu và kiểu xe”.
Jaeger cắt ngang: “Tất cả mọi điều đó đều rất thú vị ông bạn người Anh của tôi ơi, nhưng nếu anh muốn ăn miếng thịt vịt tuyệt vời này thì anh phải chén ngay đi trước khi mấy thằng Mẽo ăn tham này kịp ngốn hết”.
“Vịt quốc tế!” Cooper hồ hởi tham gia vào món ăn rồi tiếp tục:
“Dù sao thì ông già làm hãng bảo hiểm này đã chú ý tới nhãn hiệu và kiểu xe và ông ta nói rằng ông ta đã thấy ba cái, chứ không hơn, một cái Ford Tempo, một cái Celebrity và một cái Plymouth Reliant, đều là kiểu năm nay và nhớ một số màu sắc”.
Partridge hỏi: “Thế làm sao anh lại biết được chuyện sơn lại?”.
“Chiều nay”, Cooper nói, “ông bạn Best Fisher của anh đã giúp tôi gọi điện tới mấy người mua bán xe. Điều được phát hiện là một số màu mà mọi người nói là đã thấy đều không đúng với kiểu mẫu. Ví dụ, ông già làm bảo hiểm nói rằng ông ta đã thấy một chiếc Ford Tempo màu vàng, nhưng người ta không sản xuất xe màu đó. Trường hợp cái Plymouth Reliant cũng vậy. Một số người mô tả nó màu xanh lá cây, nhưng chẳng có chiếc xe nào trong ba cái này đã được sơn màu xanh là cây khi bán ra”.


Owens trầm ngâm nói: “Có lẽ anh đã đi đúng hướng. Dĩ nhiên có thể một trong ba xe bị tai nạn và phải sơn lại, nhưng không thể cả ba cái đều như thế được”.
“Còn một điểm khác nữa về chuyện này”, Jaeger thêm vào “là các hiệu sửa chữa sơn lại xe, đều sơn đúng màu nhà sản xuất đã sơn. Trừ khi chủ xe yêu cầu màu lạ”.
“Tôi đồng ý với ý kiến của các bạn”, Cooper ói, “và nó có nghĩa là bọn người chúng ta đang tìm đã tự sơn lấy xe, không thèm biết đến màu sắc hiện thời của xe đang lưu hành”.


Partridge nói vẻ nghi ngờ: “Chúng ta đã suy đoán quá xa đấy”.
Rita hỏi lại: “Nhưng lại không đúng à? Thế anh không nhớ Teddy vừa nói, là bọn chúng có hẳn một đội xe – ít ra là ba ô tô, một xe tải và có thể là hai, một xe khách hiệu Nissan dùng vào vụ bắt cóc. Dù sao thì ta cũng đã biết tới năm chiếc. Như vậy nơi chúng để xe chắc phải là khá rộng. Vậy thì hẳn phải đủ rộng để có thể sơn xe nữa”.
“Một trụ sở hoạt động chớ gì” Jaeger nói. Anh ta quay sang phía Teddy, giờ đây anh ta bắt đầu thấy nể Teddy thay vì sự hoài nghi sáng nay. “Có phải anh định nói tới điều đó chăng?”.
“Vâng ạ,”, Cooper rạng rỡ đáp “Đúng vậy”.
Bữa ăn đến món tôm sốt có gừng và hành. Họ trầm ngâm suy nghĩ, tập trung vào điểm vừa mới nghe được.
Rita nói vẻ đăm chiêu “Một trụ sở ẩn náu và hoạt động cho cả bọn và xe cộ. Theo lời kể của bà cụ già thì chúng có bốn hoặc năm người lúc tiến hành bắt cóc. Hẳn còn có người ở hậu đài nữa. Liệu như vậy đã ghép mọi chuyện lại với nhau được chưa nhỉ?”.
Còn các con tin nữa. Jaeger nói thêm.
“Chúng ta cứ cho là như vậy”, Partridge nói vào “Vậy thì câu hỏi sắp tới là chúng ở đâu?”.
“Dĩ nhiên chúng ta không biết” Cooper nói, “nhưng một người suy nghĩ tích cực có thể đoán ra nơi chúng ẩn náu có thể cách Larchmont bao xa”.


Vẻ hài hước, Iris hỏi: “Suy nghĩ tích cực như anh đã làm vừa rồi à?”.
Cooper đáp, không bối rối: “Tôi có suy nghĩ theo cách một kẻ bắt cóc có thể dự tính. Vậy nên tôi tự đặt câu hỏi: Sau khi vồ được mồi rồi, thì tôi sẽ làm gì tiếp theo?”.
“Thử coi đây là một câu trả lời nhé” Rita nói. “Trốn khỏi bị truy nã, vậy có nghĩa là chạy như điên và ẩn náu cho nhanh”.
Cooper đập hai tay vào nhau “Đúng quá rồi! Và có nơi nào ẩn náu tốt hơn là cái trụ sở thường xuyên đó?”.
Owens hỏi: “Liệu tôi hiểu có đúng không đây? Anh đang gợi ý là trụ sở không cách xa đây lắm phải không?”.
”Đấy là cách tôi nhìn nhận nó”, Cooper nói, “Thứ nhất là nó cần phải ngoài Larchmont; ở bất cứ đâu trong vùng đều là quá mạo hiểm. Nhưng, thứ hai, nó cũng không nên ở quá xa. Bọn bắt cóc biết rằng trong một khoảng thời gian ngắn nhất, có thể tính từng phút, sẽ có báo động và cảnh sát túa ra khắp mọi chỗ. Vậy nên chúng phải tính xem chúng có bao nhiêu thời gian”.
Rita hỏi: “Theo ý anh phải mất bao lâu”.
“Theo tôi cũng phải nửa tiếng. Thậm chí không lâu đến thế, nhưng dù sao chúng cũng phải đi một khoảng khá xa”.
Owens chậm rãi nói “Chuyển quãng thời gian đó sang thành dặm đường… tôi tính là hai mươi lăm dặm”.


“Đúng với điều tôi đoán”, Cooper rút ra một tấm bản đồ New York gấp trong túi và trải rộng ra. Trên bản đồ, lấy Larchmont làm tâm điểm, anh ta vẻ một vòng bút chì. Anh trỏ vào trong vòng tròn: “Bán kính hai mươi lăm dặm. Tôi cho là trụ sở của chúng nằm đâu đó trong này”.
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20