watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Phần IV - Chương 1 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Phần IV - Chương 1

Tác giả: Arthur Hailey

Còn mấy phút nữa mới tới sáu giờ sáng (theo giờ miền Đông nước Mỹ). Trời vẫn còn đang mưa khi chiếc Learjet 36A rời sân bay Teterboro ở New Jersey qua Bogota, Colombia. Trên máy bay có Harry Partridge, Minh Văn Cảnh và Ken O’Hara.


Chiếc 36A không đủ sức bay thẳng một mạch tới Lima; họ sẽ phải đỗ xuống Bogota để tiếp dầu và hy vọng sẽ đến thủ đô Peru vào một giờ ba mươi chiều, theo giờ chuẩn miền Đông và giờ của Peru.


Partridge và hai người kia đi thẳng từ trụ sở hãng CBA tới Teterboro bằng xe hơi của hãng. Tuy cả đêm bận rộn, Partridge vẫn cố giành được nữa giờ trở lại khách sạn Intercontinental chuẩn bị đồ đạc. Anh đã không mất thời gian vào các thủ tục ra máy bay; người của hãng sẽ lo liệu việc đó vào buổi sáng.


Anh đề nghị tổ công vụ của ban tin CBA dàn xếp chỗ ngủ trên chiếc Learjet, và rất vui mừng khi thấy việc đó đã xong. Ở phía phải khoang hành khách, hai số ghế đối diện đã được hạ thấp làm giường, có đệm, trải ga và chăn mền thật đầy đủ. Phía bên kia khoang hành khách cũng có thể tạo thành một giường nữa, nhưng Minh Văn Cảnh và O’Hara sẽ phải dàn xếp với nhau về chuyện đó. Nhưng dù thế nào đi nữa, anh không cho rằng họ sẽ phải qua một đêm vất vả như anh.


Tới khi máy bay cất cánh và vào hành lang bay, Partridge đã ngủ. Anh ngủ rất ngon suốt ba tiếng liền, tỉnh dậy trrong ánh sáng mờ mờ của cabin; ai đó đã có nhã ý hạ rèm cửa sổ, mặc dù ánh mặt trời vẫn sáng rõ quanh riềm cửa sổ. Phía bên kia, Minh Văn Cảnh co người trên ghế và đang ngủ, O’Hara cũng đang ngủ trên chiếc ghế phía sau.
Partridge nhìn đồng hồ: chín giờ sáng, giờ New York, nhưng ở Lima mới là tám giờ. Giờ lịch trình bay mà người phụ lái mang tới trước khi cất cánh, anh tính thấy còn hai tiếng nữa máy bay mới hạ cánh ở Bogota để lấy thêm dầu. Tiếng động cơ phản lực đều đều nhưng không ầm, và máy bay không hề chao đảo. Partridge chợt nghĩ tới câu “chuyến đi êm như lụa”. Lòng đầy khoan khoái, anh lại ngã người và nhắm mắt.
Nhưng lần này anh không ngủ được. Có lẽ giấc ngủ ba tiếng vừa rồi đã đủ. Có lẽ quá nhiều việc đã xảy ra trong một khoảng thời gian quá ngắn, làm anh không thể nghỉ được lâu. Vào những dịp khác trước đây, anh cũng đã thấy anh không cần đến giấc ngủ trong những lúc căng thẳng và phải hành động. Bây giờ đây, hoặc cũng không lâu nữa, chính là lúc như vậy. Đúng, anh sắp sửa phải hành động, có lẽ theo nghĩa đen là sắp vào trận, và anh cảm thấy các giác quan của anh đang bắt đầu hoạt động.
Anh cho rằng cảm giác đó luôn yên ngủ trong anh, nhưng cuộc chiến Việt Nam đánh thức nó, và sau đó, các cuộc chiến tranh ở những nơi khác đã thoả mãn nhu cầu của anh. Chính cái đó đã biến anh thành một phóng viên “pằng, pằng” theo tiếng lóng của giới làm tin truyền hình, cái tên thường làm anh khó chịu, nhưng nay đã quen tai.
Mà gọi thế cũng được chứ sao? Có những lúc cần phải có những tay “pằng pằng” như anh, giống như Balaklava cần loại lính làm các công việc của họ trong khi:
Đạn pháo bên trái,




Đạn pháo bên phải




Đạn pháo trước mắt




Nổ như sấm sét
Anh mỉm cười, thích thú trước chất lãng mạn của Tennyson và cả của anh.
Với anh, không phải lúc nào cũng thế. Có lúc, khi còn Gemma, anh tự biết phải tránh xa chiến tranh và nguy hiểm; vì cuộc đời ngọt ngào và quá ư hạnh phúc, tội gì phải chuốc lấy cái chết đột ngột. Vào lúc đó, anh biết trong hãng mọi người nói với nhau, đại thể là: hãy giao cho Harry những công vụ an toàn. Hãy để các phóng viên mới theo tiếng súng trận một thời gian đi.
Tất nhiên, sau đó mọi chuyện thay đổi. Khi Gemma không còn nữa, người ta cũng thôi không bảo vệ anh, và lại phái anh đi đưa tin các cuộc chiến, một phần vì anh rất giỏi trong việc đó, một phần vì anh nói với họ anh chẳng quan tâm đến chuyện nguy hiểm hay không. Anh tự nghĩ chính điểm sau là một lý do tại sao anh đang ở đây vào lúc này.
Thật kỳ lạ là từ khi công chuyện này bắt đầu, đầu óc anh luôn nhớ lại những ngày sống với Gemma. Chính trong lần bay từ Toronto ngay sau vụ bắt cóc, anh đã nhớ lại chuyến bay với Giáo hoàng trên chiếc DC-10 của hãng Alitalia và gặp gỡ Gemma… câu chuyện của anh với Đức Giáo hoàng, về cụm từ dễ lẫn “nô lệ - Slaves” mà anh đã làm rõ… rồi Gemma mang đến cho anh khay đồ ăn sáng cùng một bông hồng.
Một ngày sau đó (hay là hai ngày nhỉ) đêm nằm trong khách sạn anh lại càng nhớ tới chuyện đã nặng lòng yêu Gemma, và ngay trong chuyến công du ấy của Đức Giáo hoàg, anh đã đề nghị cưới Gemma… Trong một lần máy bay đỗ lại, họ thuê tắc xi tới khu phố cổ ở Panama, và Gemma đứng cạnh anh trong khi cha xứ tuyên bố họ thành vợ chồng trong căn phòng trang hoàng lộng lẫy của ông.
Rồi mới chỉ tuần trước, sau khi tới thăm Crawford Sloane ở Larchmont trở lại Manhattan, trong bóng tối của chiếc xe hơi, anh lại nhớ đến những tháng ngày tình tứ, tươi vui mà anh sống với Gemma ở Roma, nơi mà tình yêu của họ ngày càng nồng thắm; tài thiên phú mang đến tiếng cười và niềm vui cho mọi người của Gemma; nhớ cuốn séc mà nàng không bao giờ có thể cân bằng thu chi, chiếc xe mà nàng lái chạy như điên làm anh sợ hết hồn… cho đến ngày nàng giao lại chìa khoá xe khi mang thai. Rồi sau đó là tin họ thuyên chuyển từ Roma qua London.
Lúc này ở đây, trên chuyến bay này, với những giây phút yên lặng hơn, anh lại nghĩ tới Gemma. Lần này, khác với những lần trước, anh không kìm giữ mà để mặc cho ký ức tuôn tràn.
Cuộc sống của họ ở London tốt đẹp đến mức khó tin. Họ thuê lại căn phòng xinh xắn có sẵn đồ đạc ở St. John’s Wood mà người tiền nhiệm của anh vừa rời đi. Gemma nhanh chóng thêm những nét điểm xuyết theo màu sắc và phong cách của nàng. Các phòng bao giờ cũng đầy hoa. Nàng treo các tranh hoạ mà họ mang theo từ Roma, mua sắm đồ sứ và khăn trải bàn ở Kensington, và mua thêm bức tượng đồng bóng loáng của một hoạ sĩ trẻ mới vào nghề có phòng trưng bày ở phố Cork.
Ở văn phòng London của Ban tin CBA, công việc của Partridge đều trôi chảy. Một số bài anh viết về nước Anh, còn các bài khác về các nước lục địa như Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Thuỵ Điển, nhưng chẳng mấy khi anh vắng nhà lâu. Khi không phải làm việc, anh cùng Gemma thăm cảnh London, thích thú khi cùng phát hiện lịch sử, vẻ lộng lẫy, những điều lạ lùng và kỳ dị, thường là ở những phố hẹp đầy bí ẩn mà một vài phố vẫn còn hệt như Dickens đã miêu tả, hoặc ở quanh các góc phố vòng vèo.
Phố xá ngoằn ngoèo như ma trận làm Gemma rối trí, và nàng thường bi lạc. Khi Partridge bảo rằng các khu của Roma cũng phức tạp không kém, nàng lắc đầu không chịu: “Không phải vô tình mà người ta gọi nó là “thành phố bất diệt” đâu, Harry thân yêu. Ở Roma, anh cứ việc đi tới, có cái gì đó anh có thể cảm nhận được. Còn London thì cứ như chơi trò mèo vờn chuột với ta, làm ta xoay như chong chóng, không biết đâu mà lần. Nhưng em lại thích, vì nó giống như trò chơi ấy”.
Giao thông trong thành phố cũng làm Gemma bối rối. Đứng cùng Partridge trên tam cấp của Bảo tàng Quốc gia, nhìn dòng xe hơi, tắc xi, xe buýt hai tầng phóng nhanh vòng quanh quảng trường Trafalgar, nàng bảo anh: “Trông nguy hiểm quá, anh ạ. Tất cả đều đi trái đường”. Rất may là, vì rằng không làm sao quen được việc lái xe chạy phía trái, nên nàng không hề muốn sử dụng xe hơi của họ, và khi Partridge không có nhà, nàng đành chịu đi bộ xa hoặc đi xe điện ngầm hay tắc xi.
Bảo tàng Quốc gia chỉ là một trong nhiều bảo tàng mà họ tới thăm; nhiều cảnh khác, thông thường hay kỳ lạ, đều làm họ thích thú, từ việc đổi gác ở Cung điện Buckingham, đến việc ngắm những cửa sổ bịt gạch trên những ngôi nhà cổ, dấu vết của thời đầu thế kỷ XVIII, khi mở cửa sổ cũng bị đánh thuế để lấy tiền cung cấp cho các cuộc thiến tranh với Napoleon.
Người hướng dẫn họ thuê trong ngày giới thiệu với họ tượng Nữ hoàng Anne đã lưu ý họ rằng Nữ hoàng đã mang thai mười chín lần, và được chôn trong chiếc quan tài có bốn foot và tám inch vuông. Và ở biệt thự New Zealand, trước là khách sạn Carlton, anh ta bảo họ rằng Hồ Chí Minh dã từng làm chân phụ bếp ở đây – toàn những chuyện Gemma rất ưa thích, và nàng hý hoáy ghi đặc dần trong cuốn sổ nhỏ.
Chủ nhật, họ thích tới thăm Góc Diễn giả gần Marble Arch, là nơi như Partridge giải thích: “Các nhà tiên tri, những kẻ to mồm và những thằng điên được quyền nói ngang nhau”.
“Chuyện đó có sao đâu, Harry?”, có lần sau khi nghe anh nói, nàng hỏi lại. “Một số bài diễn văn mà anh đưa tin một cách nghiêm chỉnh trên vô tuyến đâu có hơn gì? Anh nên viết một bài về Góc Diễn giả này trên bản tin truyền hình”.
Ngay sau đấy, anh gợi ý đó với New York và Vành móng ngựa trả lời đồng ý. Anh liền viết một bài và nó trở thành “tin cuối cùng” vui vui kết thúc bản tin tối thứ sáu được mọi người rất khen.
Một chỗ khác họ thích đến thăm và ăn chiều ở đó là khách sạn Brown, do ông quản gia của Huân tước Byran sáng lập; có cái gì đó rất Ăng lê trong cung cách phục vụ không chê vào đâu được, bánh mỳ xăng đuých tuyệt ngon, bánh kiều mạch, mứt dâu và kem xốp Devonshire. Thật cứ như nghi lễ tế thần ấy, anh yêu ạ”, Gemma bảo. “Giống như lễ ban bánh thánh, nhưng ngon hơn”.
Tóm lại những gì họ cùng nhau làm đều trở thành những giờ phút vui tươi. Trong khi đó, cái thai lớn dần, họ lại có thêm những hạnh phúc đầy hứa hẹn.
Lúc Gemma mang thai tháng thứ bảy thì Partridge phải qua Paris một ngày. Vì thiếu người, Văn phòng Ban tin CBA ở đó cần có người để đưa tin về những lời buộc tội một bộ phim của Mỹ mà người ta cho là đã mô tả có ý phê phán và không chính xác Phong trào kháng chiến Pháp hồi thế chiến hai. Partridge đã viết bài về việc đó, gửi bằng vệ tinh qua London, về New York, nhưng tự anh không chắc nó có đủ tầm quan trọng để được đưa vào bản tin chiều hay không. Rốt cuộc là không.
Rồi khi chuẩn bị rời văn phòng Paris ra máy bay về nhà, người ta đưa ống nghe cho anh và bảo: “Lodon muốn nói chuyện với anh. Zeke đang ở đầu dây bên kia”.
Zeke tức là Ezekiel Thomson, trưởng phân xã London, người to lớn, thô, khó tính và đen; những người làm việc với ông đều cho rằng ông chẳng có tình cảm gì hết. Nghe ông nói, cảm giác đầu tiên của Partridge là giọng ông nghẹn ngào, đứt đoạn: “Harry, tôi chưa bao giờ làm việc này… Tôi không biết nên thế nào… nhưng tôi phải nói với anh…”, ông cố gắng nói. Nhưng rồi ông cũng nói nốt được. Gemma đã chết. Nàng bắt đầu qua phố ở ngã tư đường đầy xe cộ qua lại. Những người chứng kiến nói rằng nàng không nhìn bên phải mà lại xem chừng bên trái… Ôi, Gemma; Gemma thân yêu, Gemma tuyệt vời, Gemma đãng trí! Em đã tin mọi người ở Anh đều đi trái đường; em vẫn chưa biết nhìn hướng nào khi đi bộ qua phố giữa dòng xe cộ… Một xe tải từ bên phải lao tới, đâm ngang người nàng. Những người thấy tai nạn nói lại người lái xe tải không có lỗi, anh ta không thể nào tránh được…
Về sau, Partridge được biết thằng con sắp sinh của họ cũng chết.

Partridge trở về London. Sau khi lo liệu xong những việc phải làm, anh đã khóc khi còn lại một mình trong căn phòng hai người đã sống. Suốt mấy ngày anh ở trong nhà, từ chối tiếp bất cứ ai, để mặc cho nước mắt tuôn rơi, không chỉ vì Gemma, mà vì suốt những năm qua, anh chưa bao giờ khóc. Cuối cùng thì anh cũng đã khóc cho trẻ nhỏ xứ Galles đã chết ở Aberf mà chính mắt anh đã thấy những thi thể thảm thương của chúng được lôi lên từ trong vũng bùn nhầy nhụa. Anh khóc cho những người đang đói lả ở châu Phi; nhiều người đã chết ngay trước ống kính máy quay, còn anh, mắt ráo hoảnh, ghi chép những điều đã thấy vào sổ tay. Anh khóc cho tất cả những người ở nhiều vùng đất đau thương mà anh đã tới; anh đứng giữa những người đã chịu nhiều mất mát, nghe họ than vãn, kể lể niềm đau, còn anh chỉ là một phóng viên đang lượm tin, thế thôi.


Đâu đó, anh nhớ lại những lời mà một nữ bác sỹ tâm thần có lần đã nói với anh: “Anh đang tích nó lại, nén chặt tình cảm đâu đó trong anh. Rồi tới một ngày nào đó, nó sẽ phá vỡ và trào ra, và anh sẽ khóc. Ôi, anh sẽ khóc mới nhiều làm sao!”.


Sau đó, anh cố nhớ lại, anh đã gượng lại được. Ban tin CBA cũng đã giúp anh bằng cách làm anh luôn bận rộn, không còn lúc nào rảnh mà hồi tưởng suy tư; khi công vụ khó khăn này vừa xong, họ liền giao cho anh việc khác. Hễ có cuộc xung đột hoặc nơi nguy hiểm nào trên thế giới là Harry Partridge được phái tới ngay. Anh lao vào nguy hiểm, nhưng đều vượt qua được, cho tới lúc mọi người và ngay cả anh cũng thấy hình như anh được thần linh che chở. Cứ thế, năm tháng trôi qua lúc nào không biết.


Đến bây giờ, có nhiều lúc tuy không thể nào quên Gemma, anh có thể chí ít là không nghĩ tới nàng trong thời gian khá lâu. Nhưng lại có những khi, như hai tuần sau vụ bắt cóc người nhà Sloane, đầu óc anh lại luôn nghĩ về nàng.


Dẫu sao thì từ sau những ngày tuyệt vọng sau cái chết của Gemma ấy, anh không còn khóc nữa.


Cuối cùng giấc ngủ cũng đã trở lại với anh trên chiếc máy bay Learjet lúc này còn cách Bogota khoảng một giờ bay. Và trong tâm tư Harry Partridge, quá khứ, và hiện tại hoà trộn với nhau… Gemma – Jessica thành một… Gemma – Jessica… Gemma – Jessica… Cho dù khả năng có mong manh thế nào đi nữa, anh cũng sẽ tìm thấy và đưa nàng về… Dù thế nào, anh cũng sẽ cứu được nàng. Anh ngủ thiếp đi.
Anh tỉnh lại khi chiếc Learjet đã gần tới Bogota.
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20