watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Chương 12 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Chương 12

Tác giả: Arthur Hailey

Partridge, Rita và Teddy Cooper cùng quay về Manhattan, tốc độ ít điên cuồng hơn lúc họ phóng đến. Partridge ngồi ở ghế trước cùng người lái xe, còn Teddy và Rita ngồi ở băng ghế sau.


Mãi tới phút chót Teddy Cooper mới quyết định đi tới White Plains. Anh đã lặng lẽ ẩn mình quan sát: đôi lúc anh tỏ ra quá bận tâm như thể chỉ tập trung vào một vấn đề nào đó. Partridge và Rita cũng vậy, đầu tiên có vẻ như họ cũng không thích chuyện trò gì. Đối với cả hai người thì việc sáng nay là một điềm gỡ. Trong lúc xem xét sự việc họ đã nhận thấy tác động của chủ nghĩa khủng bố từ nước ngoài xâm nhập vào vùng ngoại ô nước Mỹ là một chấn thương ghê gớm. Cuối cùng thì một sự điên loạn dã man đã đến, đã đầu độc cái môi trường mà từ trước tới nay nếu không gọi là bình lặng thì cũng có được một nền tảng của lý trí. Họ lo ngại rằng từ hôm nay, sự xoá bỏ nền tảng này đã bắt đầu, sẽ lan rộng và có thể là không cưỡng lại được.


Sau một lúc, Partridge quay lại phía hai người, nói: “Người Anh đã tin tưởng rằng nạn khủng bố từ nước ngoài du nhập vào không thể xảy ra tại đất nước của họ được, nhưng nó đã xảy ra. Ở đây cũng đã có rất nhiều người tin tưởng như vậy”.
“Ngay từ đầu họ đã sai lầm”, Rita nói. “Đó là điều không tránh thoát, vấn đề là bao giờ nó xảy ra mà thôi”.
“Nhưng lũ khốn kiêp đó là ai?” Partridge đấm mạnh vào lòng bàn tay. “Điều chúng ta phải tập trung vào là tìm ra bọn chúng là ai?”.
Rita hiểu giờ đây Partridge đã gạt bỏ cái ý định thôi không lãnh đạo ban đặc nhiệm của hãng CBA nữa. Cô trả lời: “Lẽ đương nhiên đầu tiên người ta nghĩ ngay tới Trung Đông: Iran, Lebanon, Libya… rồi tới các giáo phái và các tổ chức như: Hezbollah, Amal, Shiites, hồi giáo Jihad, Farl…, PLO, anh cứ điểm mà xem”.


Partridge công nhận: “Tôi cũng đã xem xét theo hướng đó. Rồi tôi tự hỏi: Tại sao chúng lại hành động như vậy? Căn cớ gì mà chúng lại vươn tầm với của chúng ra xa đến như thế, mạo hiểm hoạt động ở đây trong khi chúng có bao nhiêu mục tiêu dễ dàng gần với chúng hơn?”.
“Có lẽ là để gây ấn tượng. Để làm cho con quỷ Xa tăng vĩ đại tin chắc rằng chẳng có nơi nào là an toàn cả”.
Partridge chậm rãi gật đầu: “Có lẽ chị nói đúng”. Anh nhìn Cooper “Teddy, liệu có khả năng là bọn IRA không?”.
Nhà nghiên cứu bừng tỉnh khỏi cơn mơ mộng: “Tôi không cho là như vậy. Bọn IRA có thể làm bất cứ điều gì, nhưng lại không hoạt động ở Mỹ, vì vẫn có một lũ người Mỹ gốc Ailen cung cấp tiền cho chúng. Nếu chúng tiến hành hoạt động ở đây thì chúng sẽ bị cắt chi viện ngay”.
“Liệu có hướng khác không?”.
“Tôi đồng ý với điều anh vừa mới nói về cái bọn ở Trung Đông, Harry ạ. Có lẽ anh nên nhìn cả về hướng nam nữa”.
“châu Mỹ la tinh”, Rita nói. “Nghe có lý đấy. Nicaragua đáng tính đến nhất. Honduras và Mexico cũng có khả năng, kể cả Colombia”.
Họ vẫn tiếp tục lập luận nhưng không đi tới kết luận gì nên Partridge bảo Teddy: “Tôi biết rằng chắc chắn là có cái gì đó trong đầu của anh. Anh có sẵn lòng san sẻ với chúng tôi không?”.
“Tôi cũng cho là như vậy”, Cooper cân nhắc, rồi bắt đầu. “Tôi cho là chúng đã rời khỏi đất nước này”.
“Bọn bắt cóc à?”.
Teddy gật đầu: “Và đã đem cả gia đình ông Sloane đi. Điều đã xảy ra sáng hôm nay”, anh bắt đầu chỉ về phía White Plains – “là một dấu hiệu. Để cho chúng ta biết rằng chúng là loại người gì, chúng chơi tàn bạo tới mức nào. Đó là một lời nhắn gửi, cho bất cứ ai dám đương đầu vói chúng”.
“Nào, chúng tôi thử tìm hiểu ý anh”, Partridge nói. “Anh tin rằng chúng tính toán xem phải mất bao lâu thì chiếc xe mới bị phát hiện và nổ tung, chúng đã dự tính để điều đó xảy ra sau khi chúng đã cao chạy xa bay phải không?”.
“Đại loại như vậy”.
Partridge phản bác: “Anh chỉ đoán một cách đơn giản. Anh có thể đoán sai”.
Cooper lắc đầu: “Hơn là đoán – mà là một đánh giá trí tuệ. Có lẽ là chắc chắn”.
Rita hỏi: “Cứ giả thiết là anh đúng đi, thì điều đó để lại chúng ta cái gì?”.
“Nó để lại cho chúng ta việc chúng ta phải quyết định xem chúng ta có nên cố sức để tìm nơi ẩn náu của chúng hay không, kể cả khi ta tới nơi thì chẳng còn ai ở đó nữa”.
“Ta còn lo tìm làm gì nữa, nếu như theo giả thiết của anh là chúng đã cao chạy xa bay rồi?”.
“Vì cái điều mà Harry đã nói hôm qua là: Mọi người đều để lại dấu vết. Cẩn thận đến đâu đi chăng nữa, mấy thằng khốn này cũng sẽ để lại dấu”.


Xe đã đi tới gần Manhattan. Họ đang ở trên đường cao tốc Major Deegan, người lái xe phải giảm tốc độ vì đường quá đông. Partridge nhìn ra ngoài, rồi quay sang nhắc Cooper:
“Hôm qua anh nói với chúng tôi là anh đang cố tìm ra nơi trú ngụ của băng này. Tình hình đến đâu rồi?”.


Cooper xem xét sổ ghi rồi bắt đầu: “Điều tôi hình dung đầu tiên là cái kiểu nơi cư trú của bọn này cần tất cả mọi dữ kiện mà chúng ta đã bàn tới hôm qua: chứa được ít nhất là năm cái xe, ở vào nơi khuất, có được một phân xưởng đủ chỗ đế sơn những chiếc xe đó, có đủ chỗ ăn, chỗ ngủ cho bốn người và có lẽ một hai người nữa theo cách áng chừng của tôi. Chúng còn cần chỗ làm nhà kho, rồi một nơi nào đó đủ an toàn để nhốt ba người trong gia đình Sloane sau khi chúng bắt cóc họ, và cứ theo cái cỡ của phi vụ này, thì chúng còn có cả một loại văn phòng làm việc nữa. Vậy thì không thể là một cái gì đó nhỏ xíu, nhất là cái kiểu nhà thông thường với những người hàng xóm tò mò ở xung quanh”.
“Được” Partridge đồng ý. “Tôi nhất trí với đoạn mở đầu này!”.
“Vậy thì có thể là kiểu chỗ ở như thế nào?”, Cooper tiếp tục. “Theo cách nhìn nhận của tôi, thì rất có thể nó là một trong những cái này: hoặc là một xí nghiệp không sử dụng nữa, hoặc là một nhà kho bỏ hoang, hoặc một căn nhà lớn có các nhà phụ. Nhưng kiểu gì đi chăng nữa, nó cần phải ở một nơi nào đó không có nhiều người ở xung quanh – riêng biệt, tách rời – và như chúng ta đã đồng ý với nhau, nó phải cách Larchmont không quá hai mươi lăm dặm”.
“Anh đã đồng ý như vậy”, Rita nói rõ. “Còn chúng tôi thì phải nghe theo vì chúng tôi không nghĩ được ra điều gì tốt hơn cả”.
“Cái khó là”, Partridge phản đối, “chỉ riêng trong cái bán kính hai mươi lăm dặm ấy cũng có thể có tới hai mươi ngàn chỗ đáp ứng được điều ấy”.
Cooper lắc đầu: “Không nhiều đến thế đâu. Sau bữa ăn tối hôm qua, tôi đã nói chuyện với một số người và chúng tôi ước tính, kể cả các chỗ hẻo lánh, chỉ có thể có từ một tới ba ngàn nơi thôi”.
“Ngay cả chỉ có từng ấy thôi thì là thế quái nào mà tìm được nơi chúng ta muốn cơ chứ?”.
“Tôi đã nói là sẽ phải mất thời gian, và chỉ có một cách”.
Thấy Partridge và Rita chăm chú nghe, Cooper trình bày kế hoạch của anh:
“Ta thử rà lại toàn bộ sự việc từ đầu: Khi lũ bắt cóc tới đây, dù cho chúng từ bất cứ nơi nào tới, chúng cũng phải thiết lập căn cứ gần Larchmont, nhưng không quá gần – theo cách chúng ta nhận định. Vậy trước hết chúng làm gì? Đầu tiên là chọn một nơi ở chung. Sau đó là làm cái mà mọi người khác sẽ làm, nhất là khi không có nhiều thời gian, là xem quảng cáo bất động sản, tìm loại nhà chúng cần để ký hợp đồng hoặc thuê. Tất nhiên chúng ta không thể đoán chắc, nhưng có cơ rằng đó là cách chúng đã làm”.
“Chắc chắn rằng đó là một khả năng”, Partridge nói. “Cũng có cả khả năng là chúng đã có một sự giúp đỡ của bọn nằm vùng từ trước, lập sẵn cái cơ sở từ trước khi chúng tới nơi”.
Cooper thở dài “Quả đúng là như vậy! Nhưng khi tất cả đều chỉ là giả thiết, thì chúng ta phải bắt đầu từ một cái gì mà chúng ta có trong tay chứ”.
“Thôi được, Teddy ạ. Nói tiếp đi”.
“Vậy thì… bây giờ điều chúng ta phải làm là nghiên cứu quảng cáo của các hãng nhà ở trong tất cả các báo lớn nhỏ, đã xuất bản từ ba tháng trước. Với bán kính hai mươi lăm dặm, lấy Larchmont làm tâm. Chúng ta chỉ cần xem những quảng cáo của loại nhà mà chúng ta vừa mới nói đến – đặc biệt lưu ý đến các quảng cáo đăng một thời gian rồi bất chợt ngừng lại”.
Rita thở hắt ra: “Anh có hình dung ra là có bao nhiêu tờ nhật báo, tuần báo, và cần bao nhiêu người không?”.
Partridge bảo cô: “Tôi cũng đang nghĩ đến chuyện đó, nhưng cứ để anh ấy nói hết đã”.


Cooper nhún vai: “Tôi có biết là có bao nhiêu tờ báo không à? Không, không biết chính xác được ngoài chuyện là có vô số. Nhưng chúng ta sẽ thuê người – loại thanh niên thông minh một chút – đi khắp nơi và đọc qua tất cả. Tôi nghe nói là có một cuốn sách…” Cooper ngừng lại để xem sổ. Cuốn “Niên giám Báo chí và Xuất bản phẩm”, có danh sách tất cả các tờ báo lớn nhỏ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ cuốn đó. Từ đó chúng ta sẽ tới các thư viện lưu trữ báo chí, một số đã chụp thu vào phim. Còn với những tờ báo khác thì chúng ta sẽ tới thẳng toà báo và xin xem các số báo cũ. Sẽ cần nhiều người và phải làm nhanh, trước khi mọi việc nguội đi”.


Partridge nói: “Và anh hình dung là ba tháng quảng cáo đó sẽ có cả…”.
“Nghe đây này, chúng ta biết rằng bọn này đã theo dõi gia đình Sloane suốt một tháng nay và từ khi chúng bắt đầu, anh có thể chắc là chúng đã lót ổ rồi. Vậy ba tháng là vừa mức”.
“Khi chúng ta tìm được cái quảng cáo đúng với loại chúng ta đang tìm rồi thì sẽ làm sao?”.
“Sẽ có một loạt các “điều có thể”, Cooper nói “Chúng ta sẽ lọc ra các loại theo thứ tự, rồi nhờ một số trong đám người chúng ta thuê làm tiếp tục việc theo dõi. Đầu tiên là tiếp xúc với các nhà quảng cáo vả hỏi các câu hỏi lặt vặt. Sau đó, dựa vào các câu trả lời, chúng ta quyết định nơi nào chúng ta sẽ để mắt tới”. Cooper nhún vài. “Hầu hết các cuộc kiếm tìm đều sẽ là những con số không, nhưng có thể một số lại có kết quả. Tôi mong là bản thân tôi sẽ tự theo dõi một số”.
Im lặng một lúc, Partridge và Rita cân nhắc điều họ đã nghe.
Partridge lên tiếng trước: “Tôi hoan nghênh anh vì các ý kiến đó, Teddy ạ. Nhưng anh nói rằng đây là một việc rất mất thời gian và chắc chắn là như vậy. Ngay lúc này tôi thấy điều đó không thể thực hiện được”.
“Thẳng thắn mà nói”, Rita nói, “thì tôi cho rằng cái chuyện anh đang cố làm là không thể được. Đầu tiên là số lượng các tờ báo quá nhiều. Thứ hai là sẽ phải trả một khoản tiền khổng lồ cho số người giúp việc mà anh cần”.
“Thế liệu khoản đó có xứng đáng với việc đưa gia đình ông Sloane về hay không?”.
“Dĩ nhiên là xứng đáng. Nhưng điều anh vừa nói sẽ không thể đưa họ về. Cùng lắm là nó chỉ đưa ra được một số thông tin mà thậm chí là chưa chắc chắn nữa cơ”.
“Dù sao đi chăng nữa thì ở đây chúng ta cũng chẳng quyết định được cái gì”, Partridge ngăn họ. “Vì đó là vấn đề tiền nong nên Leslie Chippingham sẽ quyết định. Khi chúng ta gặp ông ấy chiều hôm nay, Teddy ạ, anh có thể nói lại ý đồ của anh”.

Đoạn băng hình đưa tin tại chỗ dài hai phút rưỡi do Iris Everly đạo diễn dành cho chương trình Tin toàn quốc tối thứ bảy đầy kịch tính, gây ấn tượng mạnh. Ở White Plains, như thường lệ, Minh Văn Cảnh đã sử dụng camera một cách sáng tạo. Iris trở về trụ sở hãng CBA và lại làm việc với người biên tập băng hình là Bob Watson, tạo thành một kiệt tác nhỏ của màn ảnh nhỏ.
Khi họ đã xem lại các băng hình xong, Iris nói: “Tôi cho là chúng ta nên bắt đầu bằng cảnh đống xe đang cháy rừng rực, các tầng nhà bị tan hoang, rồi cắt sang đoạn đưa người chết và người bị thương ra”, Partridge nhất trí và sau một lúc thảo luận, họ phác ra một chương trình tổng thể.
Tiếp đó, vẫn đứng trong phòng biên tập, Partridge lồng lời bình của phóng viên vào hình ảnh. Đọc từ một bản đánh máy vội vã, anh bắt đầu: “Hôm nay, chút hoài nghi nào còn lại rằng những kẻ bắt cóc gia đình Crawford Sloane không phải là những tên khủng bố lành nghề đã bị xua tan một cách tàn bạo…”.
Tối đó, sự tham gia của Partridge vào việc đưa tin khác với hai ngày trước. Hôm thứ năm anh phát tin, tối hôm sau thì cùng phát tin với Crawford Sloane, còn tối nay, anh trở lại vai trò thường ngày của một phóng viên, vì buổi đưa tin thứ bảy của hãng CBA có phát thanh viên riêng thường xuyên là Teresa Foy, một cô gái người Mỹ gốc Hoa rất dễ thương và nổi tiếng. Trước đây Teresa đã bàn tổng quát với Partridge và Iris về tin họ sẽ đưa. Sau đó, biết rõ ràng trước mặt mình là hai trong số những người lão luyện nhất của hãng, cô đã khôn ngoan rút lui khỏi ghế phát tin.
Khi Partridge ghi âm xong, anh bỏ đi làm việc khác, Iris và Watson còn phải hoàn chỉnh việc biên tập mất thêm ba tiếng đồng hồ đầy vất vả nữa, một khía cạnh trong nghiệp vụ vô tuyến truyền hình mà hiếm có người xem nào hiểu được khi xem kết quả đã cắt gọt cẩn thận.
Bề ngoài, Bob Watson không có vẻ là một người thích hợp với cái công việc tỉ mỉ, kiên nhẫn mà nghiệp vụ biên tập đòi hỏi. Ông béo lùn trông như đười ươi với các ngón tay chuối mắn. Dù sáng nào ông cũng cạo râu, nhưng cứ đến giữa buổi chiều râu ông đã đâm ra như suốt ba ngày chưa cạo. Ông liên tục hút điếu xì gà to tướng, hăng xì mà bất cứ ai phải làm việc với ông trong căn phòng nhỏ xíu cũng phải than phiền liên tục. Tuy nhiên, ông bảo họ: “Nếu không hút thuốc, thì tôi không thể suy nghĩ minh mẫn đươc, và các anh chỉ có các mẩu tin vớ vẩn thôi”. Những chủ nhiệm như Iris Everly đành phải chịu đựng khói vì tay nghề của Watson.
Việc biên tập hình và âm thanh của tin tức truyền hình được làm tại trụ sở của hãng, tại các cơ sở chi nhánh khắp thế giới, hoặc thậm chí ngay tại chỗ xảy ra những tin tức bất ngờ.
Những dụng cụ điển hình của một biên tập viên truyền hình hiện đang ở trước mặt Watson và cô nàng Iris cương quyết và nhỏ nhắn ngồi bên ông là hai chiếc máy thu hình tinh xảo với hệ thống điều chỉnh chính xác và máy đo thời gian. Phía trên nối liền với những chiếc máy thu hình là một dãy máy phát hình và loa phóng thanh. Bên cạnh và phía sau biên tập viên là hàng chục băng ghi hình do các nhà quay phim của hãng, từ phòng lưu trữ băng hoặc các chi nhánh của hãng gửi tới.
Công việc là phải chuyển vào băng chính trong máy thu bên trái những đoạn trích và âm thanh từ vố số băng khác đã được xem đi xem lại trên máy ghi hình bên phải. Chuyển một cảnh, hiếm khi dài hơn ba giây, từ cuộn băng máy bên phải sang băng chính đòi hỏi một nhận định đầy tính nghệ thuật về tin tức, một sự kiên nhẫn vô bờ bến và một sự tinh tế của người theo dõi tin khi tiếp cận với nó. Cuối cùng, nội dung của băng chính sẽ được phát ra.
Watson bắt đầu cắt ráp phần mở đầu mà họ đã nhất trí với nhau: những chiếc ô tô đang bốc cháy và toà nhà đổ nát. Với tốc độ nhanh như nhân viên bưu điện chọn thư, ông rút băng từ trên giá xuống, đưa vào chiếc máy bên phải, bấm nút tua nhanh, tìm đoạn cần thiết.
“Không được”, ông nói, “có một đoạn quay toàn cảnh ở góc đối diện có vẻ tốt hơn”. Ông thay băng, xem nhanh và lại bỏ băng thứ hai, rồi chọn cái thứ ba và tìm được cảnh mình muốn. “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cái này, rồi đưa cảnh ban đầu vào đoạn cận cảnh”.
Iris đồng ý và Watson chuyển hình ảnh và âm thanh vào băng hình chính. Không hài lòng với lần thử thứ nhất rồi lần thứ hai, ông xoá hết, đến lần thứ ba ông mới thoả mãn.
Sau đó một chút, Iris nói “chúng ta hãy xem đoạn tư liệu về một chiếc xe Nissan”. Họ xem lại băng này lần thứ hai: trên màn hình là một chiếc xe Nissan mới không có dấu vết gì đang chạy dưới ánh nắng về phía một con đường làng râm mát. “Lý tưởng” có bình luận “Anh có định dùng đoạn này, xong rồi cắt ráp với đoạn quay những mảnh vụn của chiếc xe bắt cóc sau khi nó bị nổ tung không?”.
“Tốt đấy”. Sau vài lần làm thử, Watson kết hợp hai hình ảnh lại thành một cảnh gây ấn tượng tối đa.
“Đẹp quá!” Iris thốt lên.
“Cô cũng tinh lắm đấy, cô bé ạ”, ông rút vội điếu xì gà và tuôn ra một đám mây khói”.
Họ lại tiếp tục cuộc trao đổi, thử nghiệm.
Trong tiến trình làm việc này những khả năng dễ tạo định kiến và bóp méo sự thật quả là vô cùng. Những cá nhân có thể bị đưa lên màn hình với những hành động lấy từ nhiều cảnh khác nhau. Ví dụ, một ứng cử viên chính trị có thể bị đưa lên màn hình lúc đang cười trước cảnh tượng những kẻ không nhà, trong khi trên thực tế là ông ta đã khóc. Cảnh cười vốn xảy ra trước đó và vì một lẽ khác. Sử dụng kỹ năng gọi là “lồng tiếng”, tiếng nói có thể bi ghép từ cảnh sang cảnh khác, mà chỉ có biên tập viên và chủ nhiệm biết được sự thay đổi này. Khi những việc như vậy sắp sửa được tiến hành, bất cứ phóng viên nào vô tình có mặt trong phòng biên tập sẽ được mời ra ngay. Tốt hơn là không nên để các phóng viên biết.


Về mặt chính thức thì những việc như vậy rất bị chê trách, cho dù hãng nào cũng làm.


Có một lần Iris đã hỏi Bob Watson là đã bao giờ ông để các định kiến chính trị ảnh hưởng tới công việc biên tập không. Ông đáp: “Có chứ, trong các lần bầu cử, nếu tôi không quên chuyện đó đi. Vì làm cho ai đó đẹp lên, xấu đi hoặc trông kỳ cục chẳng có gì là khó, với điều kiện là người chủ nhiệm đồng tình với tôi”.


“Đừng bao giờ yêu cầu tôi làm chuyện đó”, Iris nói, “không thì anh sẽ gặp rắc rối đấy”.
Watson giơ tay lên ngang trán vẻ phục tùng pha lẫn giễu cợt.
Giờ đây, vẫn tiếp tục làm tin về White Plains, Iris gợi ý: “Hãy thử cái đoạn có hiệu quả cực kỳ ấy”.
“Đoạn này tốt hơn. Ôi, tiên sư cái thằng khốn kiếp này!”. Cái đầu của một tay nhiếp ảnh chen vào làm hỏng cả đoạn băng hình, làm người ta nhớ lại cuộc chiến tranh vĩnh cửu giữa các phóng viên nhiếp ảnh và các nhà quay phim.


Ở một đoạn, hình trong băng chính không hợp với đường âm thanh, Watson nói: “Chúng ta cần Harry đổi một số lời”.
“Anh ấy sẽ làm sau. Chúng ta cứ làm xong phần của chúng ta trước đã”.
Watson rất cáu vì cái giới hạn ba giây mỗi cảnh. “Ở Anh mỗi tin người ta để năm giây; ở đây cũng nên tập làm như thế, dùng thêm âm thanh phụ trợ. Cô có biết là người Anh có khoảng chú ý vào tin lâu hơn chúng ta không?”.
“Tôi có nghe người ta nói vậy”.
“Còn ở đây ấy à, nếu chúng ta thường xuyên để mỗi cảnh dài năm giây, thì hai chục triệu cái mặt mẹt sẽ chán và chuyển sang kênh khác ngay”.
Khi họ nghỉ giải lao vài phút để uống cà phê và để Watson châm một điếu xì gà mới, Iris hỏi ông “Làm sao mà anh lại chọn nghề ngay?”.
Ông cười khùng khục: “Tôi mà kể cô nghe thì cô cũng chẳng tin đâu”.
“Cứ thử xem”.
“Tôi sống ở Miami, làm nghề gác đêm cho một đài truyền hình địa phương. Một trong mấy chàng trai hay làm đêm thấy tôi quan tâm đến chuyện này nên đã chỉ tôi cách vận hành máy cắt ráp phim, hồi đó người ta sử dụng phim chứ không phải băng hình. Sau đó, tôi tranh thủ làm công việc quét dọn thật nhanh. Đến quãng ba bốn giờ sáng, tôi chui vào phòng biên tập để ghép những đoạn mà họ đã vứt đi từ hôm qua thành những câu chuyện. Sau một thời gian tôi đoán là tôi đã làm kha khá”.
“Thế rồi sau đó thì sao?”.
“Có lần ở Miami, lúc tôi vẫn còn giữ chân gác đêm, có một vụ ẩu đả lớn. Lúc đó đã khuya. Mọi việc trở nên điên loạn, nhiều nơi trong khu da đen, Liberty City bốc cháy. Đài vô tuyến nơi tôi làm việc gọi tất cả nhân viên tới, nhưng một số người không sao đi qua những đoạn tắc đường được. Họ không có người biên tập phim, mà họ cần kinh khủng”.
Iris nói: “Thế rồi anh tình nguyện à?”.
“Đầu tiên không có người nào tin tôi có thể làm chuyện này. Nhưng rồi họ tuyệt vọng và để tôi thử. Ngay lập tức, bản tin của tôi được phát đi. Họ gửi một số bản tới hãng chính. Hãng sử dụng tất cả mọi tin vào ngày hôm sau. Tôi làm việc đó suốt mười tiếng đồng hồ liền. Thế rồi viên giám đốc đài bước vào và sa thải tôi”.
“Sa thải anh á?”.
“Mất chức gác đêm. Bảo rằng tôi là thằng ngu, không quan tâm gì tới công việc của mình”, Watson cười: “Rồi ông ta tuyển tôi làm biên tập viên. Từ đó tới nay thì cứ như vậy”.
“Chuyện hay quá” Iris nói “Đến bao giờ tôi viết sách, tôi sẽ dùng chuyện này”.
Sau đó, theo yêu cầu của Watson và Iris, Partridge đổi một số lời trong phần bình luận cho hợp với đoạn đã cắt ráp và Watson lồng lại tiếng vào. Partridge còn ghi tiếng cảnh cuối đứng tại chỗ, trước ống kính trên đường phố bên ngoài toà nhà của trụ sở hãng CBA.
Từ lúc ở White Plains về, Partridge đã suy nghĩ rất căng, có nhiều lúc anh cảm thấy bồn chồn, về điều anh sẽ nói. Nếu đây chỉ là một tin bình thường thì một đoạn tóm tắt quả là rất dễ. Điều làm cho câu chuyện trở nên khó khăn là nó liên quan đến Crawford Sloane. Một số lời anh định nói, ạnh biết, sẽ làm Crawf lo lắng. Vậy anh nên làm dịu đi, hay vẫn giữ nguyên tắc của một người đưa tin là phải khách quan?
Cuối cùng, quyết định đã đến một cách đơn giản. Bên ngoài toà nhà của hãng CBA, lúc một quay phim đang chờ và một đám dân chúng tò mò đứng xem, Partridge thảo vội ý anh sẽ phải nói rồi, ghi nhớ những điểm đó vào óc, anh ứng khẩu:
“Những sự kiện đã xảy ra ngày hôm nay tại White Plains là một thảm kịch đối với những nạn nhân vô tội của thành phố này, cũng là một tin dữ cho người bạn và người đồng nghiệp của tôi là Crawford Sloane. Không còn ai nghi ngờ gì nữa, điều này có nghĩa là vợ anh, cậu con trai bé bỏng của anh và cha anh đang ở trong tay của một bọn sống ngoài pháp luật hung bạo mà chưa ai tìm được ra tung tích. Một điều rõ ràng là dù những động cơ của chúng là gì đi nữa, chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích”.


“Tính chất và thời gian xảy ra của tội ác ở White Plains cũng khiến nhiều người phải đặt ra một câu hỏi: liệu bây giờ có phải các nạn nhân bị bắt cóc đã bị chuyển khỏi nước Mỹ và đưa tới một nơi nào xa xôi chưa?” .
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20