watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bản Tin Chiều-Chương 2 - tác giả Arthur Hailey Arthur Hailey

Arthur Hailey

Chương 2

Tác giả: Arthur Hailey

Partridge nghĩ sự tương phản của Lima cũng rõ ràng, trần trụi như những cuộc khủng hoảng và xung đột chính trị và kinh tế vốn đang chia năm xẻ bảy đất nước Peru.
Thủ đô rộng lớn, trải dài tứ phía và buồn tẻ này chia thành những khu vực khác nhau, mỗi khu đều tương phản giữa sự phồn hoa cực thịnh và sự nghèo khổ cùng cực mà hận thù như mũi tên tẩm thuốc độc xuyên giữa hai thái cực đó. Không giống những thành phố khác mà anh biết, thành phố không có khu vực trung gian giữa hai cực. Những khu nhà đồ sộ với khu vườn tỉa xén gọn gàng trên vùng đất đẹp nhất của Lima liền kề với những barriadas, tức những khu ổ chuột tồi tàn chen chúc nhau.
Những cư dân khu ổ chuột, nhiều người chui rúc trong những túp lều lợp các-tông bẩn thỉu, trông thật đáng thương, ánh mắt đầy vẻ căm giận, đến nỗi trong những lần trước đây Partridge đến, anh có cảm giác một cuộc cách mạng sắp bùng nổ. Lúc này, vào ngày đầu ở đây, anh được biết hình như sắp có cuộc nổi dậy nào đó.
Partridge, Minh Văn Cảnh và Ken O’Hara hạ cánh xuống sân bay Jorge Chavez ở Lima lúc một giờ bốn mươi phút chiều. Người đón họ là Fernandez Pabur, phóng viên địa phương thường viết tin cho CBA về Peru, và khi được yêu cầu, như bây giờ chẳng hạn, sẽ là người thu xếp các công việc của hãng.
Anh ta dẫn ba người qua các khâu xuất nhập cảnh và hải quan trong khi mọi người còn đang phải xếp hàng chờ - xem ra anh ta đã giúi tiền cho các nhân viên từ trước – rồi đưa họ ra chiếc xe Ford to, người lái đang đợi sẵn.
Fernandez chạc ba mươi lăm tuổi, người to béo, da nâu sẫm, hoạt bát, môi cong và răng trắng bóng mà chốc chốc anh ta lại phô ra trong cái rõ ràng anh hy vọng là nụ cười tươi. Thế nhưng, thực ra đâu có được như thế, nhưng Partridge cũng chẳng để ý. Anh đã nhiều dịp cần đến Fernandez và cái mà anh thích ở anh ta là, với tư cách người thu xếp công việc, anh ta biết ngay cần làm gì và được việc.
Kết quả đầu tiên là thuê được cho Partridge một phòng nhiều buồng, và hai buồng kha khá cho hai người kia trong khách sạn Cesar năm sao loại sang ở Miraflores.
Tại khách sạn, trong khi Partridge tắm rửa và thay sơ mi, theo yêu cầu của anh, Fernandez gọi điện xin gặp người quen cũ là ông Sergio Hurtado, phát thanh viên, đồng thời là trưởng ban biên tập tin của Đài phát thanh Andes.
Một tiếng sau, Partridge đã được gặp ông trong phòng phát thanh được dùng luôn là văn phòng.
“Anh bạn Harry thân mến, tôi chỉ có thể cung cấp cho anh những tin tức đáng buồn”, Sergio nói khi trả lời một câu hỏi của anh. “Ở nước tôi, việc quản lý bằng pháp luật đã biến mất rồi. Ngay cả cái vỏ ngoài dân chủ cũng không còn. Dân chủ không tồn tại nữa. Chúng tôi đã sụp đổ hoàn toàn. Giết người vì động cơ chính trị là chuyện cơm bữa. Chính đảng của Tổng thống có những đội chuyên đi giết người riêng. Mọi người tự nhiên mất tích. Tôi xin nói với anh, chúng tôi gần đến một cuộc tắm máu hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử Peru. Tôi cứ ao ước giá như những chuyện này không phải là thực. Nhưng lạy Chúa, đó lại là thực”.
Mặc dù thân thể đã phát phì, cái giọng trầm ấm ngọt ngào của ông ta vẫn mạnh mẽ và có sức thuyết phục như ngày nào, Partridge nghĩ. Chỉ không hiểu sao Sergio lại có thể điều khiển được số người nmghe lớn nhất Peru, vì đài phát thanh vẫn là phương tiện đưa tin chủ yếu, quan trọng và có ảnh hưởng lớn hơn truyền hình. Khán giả truyền hình chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn hơn.
Chiếc ghế cọt kẹt liên hồi dưới khối thịt nặng như trái núi mỗi khi Sergio cựa mình. Hai má chảy xệ trông như hai tảng xúc xích quá to. Đôi mắt nhỏ dần cùng năm tháng, trong khi mặt ông to dần, nay ti hí như mắt lợn. Tuy nhiên, đầu óc cũng như trình độ học vấn đã qua đại học Harvard ở Mỹ của ông không hề bị ảnh hưởng. Sergio rất thích thú việc rất nhiều phóng viên Mỹ tới thăm ông để được nghe những ý kiến rất nhiều thông tin của ông.
Sau khi thoả thuận rằng cuộc nói chuyện này không được dùng đưa tin trước tối hôm sau, Partridge nói lại toàn bộ sự việc của vụ bắt cóc người nhà Sloane, rồi anh hỏi: “Anh khuyên tôi nên thế nào, Sergio? Anh có nghe được gì may ra giúp ích được tôi chăng?”.
Ông phát thanh viên lắc đầu “Tôi chẳng nghe biết gì, mà điều đó cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Sendero tài giữ kín chuyện lắm,. Chủ yếu vì họ giết ngay người nào nói năng không thận trọng: muốn sống thì đừng có nói lung tung. Nhưng tôi sẽ giúp anh nếu có thể được, bằng cách dò hỏi xem sao. Tôi có nguồn thông tin ở nhiều nơi lắm”.
“Cám ơn anh”.
“Về bản tin anh phát tối mai, tôi sẽ kiếm băng thu qua vệ tinh và sửa cho thích hợp loại tin đài phát thanh của tôi. Trong khi đó, chúng tôi cũng chẳng thiếu gì tin về tai hoạ. Đất nước này đang lụn bại cả về chính trị, kinh tế và tất cả các mặt khác”.
“Chúng tôi nghe nhiều tin khác nhau về Sendero Luminoso, có thực là chúng ngày càng lớn mạnh không?”.
“Câu trả lời là có; không những ngày càng lớn mạnh, mà ngày càng kiểm soát đất nước này nhiều hơn. Chính vì vậy cái việc anh tự đặt cho anh ấy sẽ là rất khó, có người còn cho là không thể thực hiện được. Cứ cho là những người bị bắt cóc đang ở đây đi nữa, thì có cả ngàn chỗ khuất nẻo mà họ có thể bị giam kín ở đó. Song tôi rất mừng anh chọn tôi là người đầu tiên để hỏi, vì tôi sẽ khuyên anh được đôi điều”.
“Anh khuyên tôi thế nào?”.
“Đừng trông mong chính quyền giúp đỡ; tôi muốn nói tới quân đội và cảnh sát ấy. Thực ra, đừng coi họ là đồng minh bởi vì họ không còn đáng tin cậy nữa, nếu như trước đây có lúc nào họ đã từng đáng tin cậy. Nói về chuyện chém giết, họ chẳng hơn gì Sendero và chắc chán cũng tàn bạo không kém”.
“Anh có những dẫn chứng mới đấy không?”.
“Vô khối. Nếu anh muốn, tôi xin dẫn chứng một vài vụ”.
Partridge bắt đầu nghĩ đến những tin tức anh sẽ gửi về cho Bản tin chiều. Trước khi đi, anh đã bàn là thứ bảy sau khi Rita Abrams và biên tập viên Bob Watson tới họ sẽ cùng soạn một bài cho buổi phát tin hôm thứ hai. Partridge hy vọng sẽ có được nhiều thông tin xác thực của Sergio Hurtado và những người khác cho bài viết đó.
Lúc này anh hỏi: “Anh nói dân chủ không tồn tại. Đó là lối nói hoa mỹ hay thực sự là thế?”.
“Không chỉ thực, mà đối với đa số người ở đây, nên dân chủ có tồn tại hay không cũng chẳng giúp họ đổi đời được”.
“Anh nói hơi quá, Sergio ạ”.
“Chẳng qua là vì cách quan niệm chật hẹp của anh thôi. Người Mỹ cho dân chủ là phương thuốc chữa bách bệnh, ngày uống ba lần theo đơn như uống thuốc. Nó có tác dụng đối với họ thì cũng phải có tác dụng với các nước khác chứ! Nhưng nước Mỹ ngây thơ quên rằng để nền dân chủ có thể phát huy được, thì đa số dân chúng cũng cần có chút của ăn của để đáng công giữ gìn chứ? Nói chung, phần lớn người dân Mỹ La tinh chẳng có gì. Tất nhiên câu hỏi tiếp là “tại sao?”.
“Thôi được, anh cứ nói đi. Tại sao nào?”.
“Ở những khu vực có nhiều vấn đề rắc rối nhất trên thế giới, trong đó có khu vự chúng tôi, có hai nhóm ngươi chính: một nhóm là những người có học thức và giàu có; còn nhóm kia gồm những người dốt nát, nghèo khổ đến cùng cực và đa số là không có việc làm. Nhóm đầu sinh sôi cũng vừa phải, chứ nhóm sau đẻ như ruồi, ngày càng phình to hơn, như một trái bom giờ sẵn sàng nổ phá tan nhóm kia”. Sergio chỉ tay ra sau: “Anh cứ ra ngoài sẽ thấy ngay”.
“Vậy các anh có giải pháp nào không?”.
“Nước Mỹ giúp đỡ. Không phải bằng cách cung cấp súng đạn và tiền bạc, mà bằng cách phái đi khắp thế giới các đội dạy cách hạn chế sinh đẻ, như kiểu các đội hoà bình thời Kennedy ấy. À, cũng phải mất tới vài thế hệ mới ổn, nhưng hạn chế được sự tăng dân số có thể cứu được nhân loại”.
“Anh quên một điều rồi sao?”, Partridge hỏi.
“Anh định nói Nhà thờ Thiên chúa giáo chứ gì? Tôi xin nói với anh, chính tôi cũng là một tín đồ Thiên chúa giáo. Tôi cũng có nhiều bạn bè công giáo, những người có địa vị xã hội, có học thức và giàu có. Có điều lạ là phần lớn họ rất ít con. Tôi thường tự hỏi: chả lẽ họ là những kẻ tiết dục hay sao? Tôi chắc là không, vì tôi quen biết cả vợ và chồng. Nhiều người nói thẳng ra là họ không tuân theo giáo lý nhà thờ, một thứ giáo lý do con người đặt ra, về việc hạn chế sinh đẻ”. Rồi ông nói thêm: “Với việc người Mỹ khởi xướng vấn đề này, sẽ ngày càng có nhiều người lên tiếng chống đối giáo lý đó”.
“Thành thực hỏi nhé”, Partridge nói, “anh có sẵn lòng nhắc lại những điều anh nói trước ống kính máy thu hình không?”.
Sergio nhún vai, dang rộng cánh tay: “Harry thân mến! Tại sao lại không chứ? Có lẽ cái lớn nhất mà nước Mỹ làm nảy nở trong tôi là lòng khát khao tự do phát ngôn. Trên đài phát thanh, tôi nói năng thoải mái, nhưng lắm lúc cũng tự hỏi, họ còn để tôi làm vậy bao lâu nữa? Cả chính phủ lấn Sendero không ưa những điều tôi nói, mà cả hai đều sẵn súng đạn. Song ở đời, ai người sống mãi được. Vì thế, Harry ạ, tôi sẽ vì anh mà làm việc đó”.
Đằng sau lớp mỡ dày cộm kia là một con người sống có nguyên tắc và dũng khí, Partridge nghĩ thầm.

* * *

Trước khi tới Peru, Partridge nghĩ chỉ có một cách duy nhất để dò tìm tung tích các nạn nhân của vụ bắt cóc: anh sẽ phải tiến hành công việc bình thường của một phóng viên tin vô tuyến truyền hình, tức là gặpc các mối tin cũ, tìm thêm nguồn tin mới, săn tin, đi đó đi đây dò hỏi, hy vọng thu lượm được tin nào đó có thể là manh mối giúp tìm ra nơi các nạn nhân bị giam giữ.
Tất nhiên, vấn đề lớn hơn là sau đó làm thế nào cứu được họ? Nhưng đến lúc đó rồi sẽ tính. Partridge hiểu rằng, trừ phi bất chợt gặp may, còn không, tìm ra họ là cả một quá trình lao tâm khổ tứ, tốn nhiều thời gian.
Tiếp tục công việc thường nhật của một phóng viên truyền hình, anh tới thăm Entel Peru, công ty viễn thông quốc gia có trụ sở ở trung tâm Lima. Entel là nơi CBA dùng liên lạc với New York, kể cả liên lạc qua vệ tinh. Thường thì một hoặc hai ngày sau khi tới Lima, phóng viên thuộc các hãng truyền hình Mỹ đều sử dụng các phương tiện liên lạc của Entel.
Victor Velaso, chủ nhiệm Ban quốc tế mà Fenandez Pabur đã gọi điện hẹn trước, là một người lúc nào cũng vội vã, bận rộn. Ông trạc ngoài bốn mươi, tóc đã nhuốm bạc và mặt luôn đầy vẻ lo âu. Velaso rõ ràng còn đang bận tâm về nhiều vấn đề khác khi ông bảo Partridge: “Cũng khó tìm chỗ đấy, song chúng tôi có thể dành cho biên tập viên cùng trang thiết bị của anh ấy một phòng nhỏ có mắc hai máy điện thoại. Các anh cần phải làm thẻ ra vào…”.
Partridge hiểu rằng ở đất nước như Peru này, nơi chính khách và các nhà lãnh đạo quân sự chỉ có việc khoe mẽ và làm giàu, thì chính những ít vai vế như Velaso, những con người cần mẫn, làm việc quá sức với đồng lương quá thấp lại là người thực sự làm cho đất nước luôn hoạt động. Khi còn ở khách sạn, Partridge đã đút một ngàn đôla vào một phong bì, lúc này anh lấy ra và đưa cho Velaso.
“Ông Velaso, xin gửi ông món quà nhỏ để tỏ lòng biết ơn ông đã giúp đỡ nhiều. Chúng tôi sẽ tới thăm ông trước khi đi…”.
Velaso có vẻ bối rối một lát, làm Partridge chỉ sợ ông ta không nhận. Rồi khi nhìn vào phong bì và thấy tiền Mỹ trong đó, ông ta gật đầu và nhét vào túi.
“Cám ơn anh. Nếu cần gì, các anh cứ…”.
“Sẽ cần đấy”, Partridge nói: “Chỉ có mỗi điều đó là tôi dám nói chắc”

* * *

“Anh làm gì mà lâu thế, Harry?”, Manuel Leon Seminario hỏi khi Partridge vừa từ Entel Peru trở về khách sạn quãng sau năm giờ chiều và gọi điện cho ông ta. “Từ bữa anh gọi điện cho tôi, tôi cứ đợi anh hoài”. “Tôi có mấy việc phải giải quyết ở New York!”, Partridge nhớ lại cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa anh và ông chủ bút kiêm chủ tạp chí Escena cách đây mươi ngày, vào lúc đó, việc Peru dính dáng vào vụ bát cóc người nhà Sloane mới chỉ là khả năng, chứ chưa phải là điều chắc chắn như bây giờ. Anh hỏi: “Manuel, không biết anh đã hẹn ăn tối với ai chưa?”. “Có đấy! Tôi sẽ dùng bữa ăn tối vào lúc tám giờ tại nhà hàng La Pizzria và khách của tôi là Harry Partridge”.
Lúc này là tám giờ mười lăm; hai người đang ngồi nhấm nháp Pisco, một loại rượu pha, khá mạnh và ngon của Peru mà mọi người rất chuộng. La Pizzria là nơi vừa bán đồ uống, vừa bán đồ ăn truyền thống, và cũng là nơi những kẻ có máu mặt của Lima thường xuyên lui tới. Ông chủ tạp chí, vóc dáng gọn gàng, chải chuốt, bộ râu kiểu Vandyke tỉa gọn, cặp kính Cartier rất mốt và mặc comple Brioni. Ông mang theo chiếc cặp da mỏng màu đỏ sẫm.
Partridge đã nói rõ lý do anh có mặt tại Peru. Sau đó anh them: “Tôi nghe nói tình hình ở đây tương đối xấu”.
Seminario thở dài: “Đúng đấy, tình hình rất xấu. Song cuộc đời bao giờ chả có lúc nọ, lúc kia. Minton nói thế nào nhỉ? “Chúng ta có thể biến địa ngục thành thiền đường, hoặc thiên đường thành địa ngục” . Nhưng anh limenos chúng tôi vẫn cứ sống sót; tôi cố gắng thể hiện điều đó trên bìa tạp chí Escena”. Ông với tay lấy chiếc cặp và mở ra. “Anh xem thử hai số này: một số tuần này và số này sắp ra vào tuần sau. Tôi tin cả hai số sẽ thể hiện được một điều nào đó”.
Partridge xem số báo đã in trước. Ngoài bìa là bức ảnh màu chụp cảnh mái bằng của một ngôi nhà cao tầng ở trung tâm thành phố. Mái nhà đầy mảnh vụn ngổn ngang, rõ ràng do một vụ nổ gây ra. Giữa ảnh là một phụ nữ nằm ngửa đã chết. Chị ta trông còn trẻ. Khuôn mặt chưa bị huỷ hoại xem ra rất đẹp, cả vùng bụng đã bị thuốc nổ phá nát, máu me bê bết. Mặc dù đã quen với cảnh chiến tranh, Partridge vẫn thấy rùng mình.
“Anh khỏi cần đọc câu chuyện in trong số báo, Harry ạ. Giới kinh doanh có cuộc họp ở bên kia phố. Sendero Luminoso quyết định câu đạn vào nơi họp. Người phụ nữ này được giao làm việc đó. Cuộc họp gặp may, nhưng người phụ nữ thì không, vì trái đạn tự tạo đó đã nổ tung trước khi chị ta kịp phóng nó đi”.
Partridge nhìn tấm ảnh, rồi lại nhìn đi. “Tôi tin là Sendero ngày càng hoạt động mạnh ở Lima”.
“Còn hơn thế nữa. Người của chúng đi lại tự do trong thành phố, còn vụ đánh bom không thành này chỉ là ngoại lệ. Các vụ khác hầu hết là thành công. Nhưng thôi, anh xem tiếp số tuần tới đi”. Ông chủ bút đưa cho anh tờ bìa mẫu.
Toàn những vú với đùi, chẳng khác ảnh khiêu dâm là mấy. Trong ảnh là một cô gái mảnh mai, có lẽ khoảng mười chín tuổi, mặc độc một bộ đồ bơi bé xíu đang tựa lưng trên chiếc gối mềm, đầu ngả về phía sau, mái tóc buông xoã, môi hé mở, mắt nhắm, đôi chân khép hờ.
“Cuộc sống vẫn tiếp tục, và bao giờ cũng có hai mặt, ngay cả ở Peru cũng vậy”, ông chủ tạp chí nói. “Nói đến cuộc sống ta hãy gọi bữa tối đã; rồi sau, Harry ạ, tôi sẽ nói anh cách để đảm bảo cuộc sống của anh cũng vẫn tiếp tục”.
Món ăn nấu theo kiểu Italia cực ngon, còn phục vụ thì không chê vào đâu được. Gần cuối bữa, Seminario ngả người trên ghế.
“Anh cần phải thấy một điều là có thể Sendero Luminoso đã biết anh có mặt ở đây, chỗ nào cũng có gián điệp của họ. Mà dù họ chưa biết, thì tới đây họ cũng sẽ biết, có lẽ là sau bản tin ngày mai của CBA, vì nó sẽ được rất nhiều đài khác phát lại. Vì vậy, ngay lập tức, anh phải kiếm một vệ sĩ cùng đi bảo vệ anh, nhất là khi anh ra ngoài ban đêm”.
Partridge mỉm cười: “Hình như có rồi, anh bạn”. Fenandez Pabur dứt khoát đòi đón Partridge ở khách sạn rồi đưa đến đây. Cùng ngồi trên chiếc xe Ford là một người ít nói, vạm vỡ như một võ sĩ quyền anh hạng nặng. Anh ta có mang súng vì áo phồng cộm lên. Lúc đến nơi, người mới này xuống trước, còn Fenandez và Partridge vẫn ngồi trong xe cho tới lúc anh ta ra hiệu bảo ra. Partridge không hỏi, nhưng Fenandez bảo anh: “Chúng tôi sẽ đợi ở ngoài trong khi ông dùng bữa tối”. Có thể hai người vẫn đang còn đợi bên ngoài.
“Thế thì tốt”, Seminario gật đầu bảo. “Người của anh biết phải làm gì. Anh có mang súng theo không?”.
Partridge lắc đầu.
“Anh cần phải mang theo. Nhiều người bọn tôi phái làm như vậy. Như trong quảng cáo cho American Express đã nói: “Đừng ra khỏi nhà mà không mang nó theo”. Một điều nữa cần nhớ là đừng tới Ayacucho, dinh luỹ của Sendero. Nếu Sendero biết anh tới đó, thì coi như anh đi đứt”.
“Có lúc nào đấy tôi sẽ phải tới đó”.
“Ý anh nói nếu tôi và những người đang tìm cách giúp anh tìm ra nơi các bạn anh bị giam giữ chứ gì? Trong trường hợp đó, anh phải giữ được yếu tố bất ngờ bằng cách tới bằng lối nào, cũng phải ra bằng lối ấy, và phải thật nhanh. Không có cách nào khác là phải thuê máy bay cả chuyến. Một vài người lái máy bay ở đây sẽ làm việc đó nếu anh trả họ nhiều tiền, đáng để họ liều mạng”.
Khi họ kết thúc câu chuyện, tiệm ăn đã vắng khách và chuẩn bị đóng cửa. Fenandez và người vệ sĩ đang đợi ở ngoài.
Trên đường trở về khách sạn Cesar, Partridge hỏi Fenandez: “Anh kiếm cho tôi khẩu súng được không?”.
“Tất nhiên là được. Anh thích loại nào?”.
Partridge cân nhắc. Công việc anh làm đã buộc anh phải biết về chuyện súng ống và anh đã học cách sử dụng.
“Tôi muốn một khẩu Browning chín li cùng ống giảm thanh”.
“Ngày mai anh sẽ có nó. À, còn ngày mai, tôi có thể biết anh có kế hoạch gì không?”.
“Tôi sẽ gặp thêm một số người, giống như hôm nay”. Và anh thầm nghĩ: những ngày sau cũng vậy, ta sẽ gặp nhiều người nữa, cho tới khi lần ra được manh mối.
Bản Tin Chiều
Phần một - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Phần III - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Phần IV - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20