watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tầm Tần Ký-Hồi 164 - tác giả Huỳnh Dị Huỳnh Dị

Huỳnh Dị

Hồi 164

Tác giả: Huỳnh Dị

Trên dãy Tần Lĩnh, suối khe trong vắt, cỏ cây xum suê. Ðiều kỳ lạ nhất là trên núi cao chót vót lại có một mặt hồ.
Càng đi lên, khí hậu càng mát lạnh, mây trắng lượn lờ.
Bọn họ không biết mình đã cách đường đã định bao nhiêu dặm, lúc này thật sự đã lạc đường.
Song sau khi hạ được kẻ địch, trong lòng vui vẻ, càng sợ kẻ địch đuổi theo sau, nên mới cố gắng leo lên ngọn núi, lòng cứ nghĩ chỉ cần vượt qua dãy Tần Lĩnh, thì có thể đến được biên giới nước Sở, đến lúc ấy, lại tiếp tục tính.
Rồi hoàng hôn cũng đến, bọn họ quyết định cắm trại ở một nơi mây mù dày đặc.
Ai ai cũng đã thay bộ y phục bằng da chống lạnh, cố gắng làm việc, các thiết vệ có vài người chặt cây nổi lửa, còn số khác thì cho ngựa ăn.
Hai thiếu nữ Kỷ Yên Nhiên và Triệu Chi phụ trách thay thuốc cho Ô Ðạt.
ô Ðạt tỉnh dậy, biết mình đã thoát khỏi nguy hiểm, vui mừng cảm động đến rơi nước mắt, trong lòng đã bớt lo hơn trước.
Lúc này Kinh Thiện và Ô Thư đã săn được một con hơn núi đem về, hớn hở bảo rằng đã phát hiện được một dòng suối nước nóng ở bên ngoài cốc, càng khiến cho mọi người vui mừng hơn.
Ra khỏi cửa cốc, khoảng trời phía trước rộng mở.
Vô số ngọn núi nhô cao, thực vật khác nhau theo địa thế, một dòng nước nóng chảy ngang qua miệng cốc, bọn họ cứ ngược dòng mà đi tới, không đến hai trăm bước đã phát hiện giữa rừng tùng là một ao nước nóng, sâu hơn mười xích, như tiên giới giữa chốn núi rừng, xinh đẹp mê người.
Nước suối chảy ra cuồn cuộn từ khe đá hoa cương đen tuyền, ai nấy nhìn mà lòng đều thư thái.
"ôi chao!" Triệu Chi vội vàng rụt tay ra khỏi mặt nước, kêu lên, „Nóng thế! Làm sao tắm rửa đây?"
ô Thư cung kính nói, „Ðể tiểu nhân quay về đem thùng đến, chỉ cần múc nước lên, đợi một lát nước sẽ lạnh, thì có thể dùng được."
Kỷ Yên Nhiên nói với vẻ luyến tiếc, „Không thể ngâm người trong ao, thật là mất hứng."
Hạng Thiếu Long cười, „Tài nữ và Chi Chi hãy cứ yên tâm! Chúng ta chỉ đi nhằm hướng, nếu đi xuống nữa, nước suối sẽ có nơi được kết tụ, lúc đó nhiệt độ sẽ thích hợp hơn."
Hai thiếu nữ nhất thời lập tức vui vẻ, dẫn đầu đi xuống phần hạ lưu.
Khi đi xuống được năm trăm bước, vượt qua mấy tảng đá lớn, một mặt đầm lớn xanh biếc hiện ra, nước đầm trong xanh, nhiệt độ đã giảm nhiều.
Hai thiếu nữ vui mừng lắm, đưa tay vốc nước hồ, mới phát giác đúng như lời Hạng Thiếu Long, quả nhiên nhiệt độ thích hợp cho con người, suýt chút nữa thì nhảy ùm xuống đầm.
Bọn hai người Ô Quang lập tức đặt Ô Ðạt xuống, hai thiếu nữ cởi áo ngoài cho y, vốc nước đầm rửa vết thương.
Hạng Thiếu Long thấy vết thương của y đã giảm được bảy tám phần, nên yên tâm lắm, nói, „Chỉ cần tiểu Ðạt bớt sốt, thì đã được phục hồi."
ô Ðạt được rửa vết thương bằng nước nóng, thoải mái lắm, nói, „Hai vị phu nhân, tiểu nhân muốn trầm mình trong đầm, có được chăng?"
Kỷ Yên Nhiên hơi đỏ mặt đứng dậy, nói với Kinh Thiện, „Ðã nghe yêu cầu của huynh đệ các người chưa? Còn chưa mau hầu hạ y."
Hai người vội vàng cởi y phục cho y, Hạng Thiếu Long và hai thiếu nữ đến bên một mô đất cao ngang đầm, ngồi xuống, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên tráng lệ.
Nơi hạ lưu của dòng suối, là một khe núi sâu đến trăm trượng. Hai bên là vách đá cheo leo, phía trên là cây tùng bách, dưới là những tia nắng còn sót lại, từng áng mây mù lượn lờ trên đỉnh, cảnh đẹp ấy khiến người ta phải ngây ngất.
Hai thiếu nữ dựa vào hai bên vai Hạng Thiếu Long, nhất thời không nói nên lời.
Một hồi lâu sau, Hạng Thiếu Long nói, „Yên Nhiên đã từng đến nước Sở, chắc cũng biết nhiều về lịch sử nước ấy?"
Kỷ Yên Nhiên giận dỗi, mắt liếc gã, không nói.
Hạng Thiếu Long chẳng hiểu gì cả, khi không biết mình đã nói sai điều gì, Triệu Chi giải vây nói, „Phu quân đại nhân dám hoài nghi kiến thức của Yên Nhiên tỷ, đáng phải đánh một trận lắm."
Phía sau lưng có tiếng rên sảng khoái của Ô Ðạt, Hạng Thiếu Long quay đầu nhìn lại, ngạc nhiên thấy có cả Kinh Thiện lẫn Ô Quang, đang vùng vẫy trong đầm nước, đưa tay ra hiệu cho gã hãy yên tâm, Hạng Thiếu Long cười gượng, „Hảo nương tử Kỷ tài nữ, tha lỗi cho ta nói sai lời, xin hỏi nước Sở có lịch sử huy hoàng thế nào? Giờ đây tình thế nước Sở ra sao?"
Kỷ tài nữ lúc này mới đổi giận làm vui, nói bằng thanh âm ngọt ngào của mình, „Nước Sở quả thật có một thời rất mạnh, hầu như chiếm được tất cả đất đai phì nhiêu ở vùng phía nam."
Rồi trong mắt lộ vẻ buồn bã, không biết có phải vì nhớ đến nước Việt đã mất của mình hay không, bởi vì nước Việt chính là bị nước Sở nuốt trọn.
Hạng Thiếu Long cúi đầu hôn lên má nàng, âu yếm nói, „Non xanh còn đó, mấy độ dương hồng. Chuyện cũ đã qua, Yên Nhiên đừng nghĩ ngợi nhiều nữa."
Kỷ Yên Nhiên và Triệu Chi nhất thời biến sắc.
Hạng Thiếu Long biết mình đã“cầm nhầm" sáng tác của hậu nhân, cười gượng thở dài.
Kỷ Yên Nhiên khen rằng, „Non xanh còn đó, mấy độ dương hồng, ngụ ý thật là sâu xa, khiến cho người ta bồi hồi cảm khái, ai có thể nói được những lời sâu sắc hơn phu quân đại nhân nữa."
Triệu Chi ngây ngất nói, „Phu quân nhìn ánh mặt trời mà có thể nói ra thành văn chương, Chi Chi thật yêu chàng!"
Hạng Thiếu Long trong lòng cảm thấy hối hận, lảng sang chuyện khác, „Yên Nhiên vẫn chưa nói tình hình hiện nay của nước Sở kia mà!"
Kỷ Yên Nhiên mơ màng, nhìn ánh ta dương, nói như đang mộng du, „Cuối thời Sở Hoài vương, nước Tần dùng biến pháp của Thương ưởng nên lớn mạnh, thu được nhiều thắng lợi, còn hợp tung của nước Sở chống Tần thì thất bại.
Trong hai trận Ðan Dương, Lam Ðiền, đều thua nước Tần, cú đả kích trầm trọng nhất là mất sáu trăm dặm ở Hán Trung và Thương Vu, rồi bị người Ngụy thừa cơ chiếm mất nước Trịnh láng giềng của nước Sở, từ đó nước Sở thay đổi cả quốc sách. Về sau này có được có mất, phu quân đại nhân có muốn biết tình tiết trong đó chăng?"
Nàng chỉ nói sơ qua, Hạng Thiếu Long tuy không biết Ðan Dương, Lam Ðiền, lại cũng chẳng biết Hán Trung và Thương Vu nằm ở đâu, nhưng cũng có thể đoán được đại khái.
Gật đầu nói, „Ba tên tiểu tử ấy, thế nào cũng không bò lên nhanh đâu, chúng ta hãy cứ thong thả mà nói vậy."
Triệu Chi không biết Ô Quang và Kinh Thiện cũng đã nhảy xuống đầm nước, nén không được quay đầu lại nhìn, vừa thấy thì đỏ mặt quay lại.
Hạng Thiếu Long nhủ thầm nếu Triệu Nhã hay Thiện Nhu thì sẽ không e thẹn như nàng, nói không chừng sẽ lại trêu đùa mấy câu, bất đồ nhớ lại bọn họ.
Kỷ Yên Nhiên nói, „Sở Hoài vương bị lừa đến Tần, bị giam lỏng ở đó cho đến chết, nước Sở càng không thể gượng dậy nổi. Sau khi Khoảnh Tương vương lên ngôi, không đủ sức mở rộng về phía đông bắc nữa, không ngừng bị thôn tính đất đai, nên quay sang mở sang phía đông nam, phái đại tướng Trang Kều theo dòng Nguyên Giang mà vào đất Ðiện, ra Thả Lan, diệt được nước Dạ Lan, lập nên một nhóm nước chư hầu do Sở thống trị. Chính nhờ sự chi viện của Ðiện, người Sở tiếp tục phát triển về phía tây nam, chiếm đất của hai nước Ba, Thục, thế lực mở rộng đến hai bờ Ðại Giang."
Hạng Thiếu Long lúc này mới hơi hiểu cớ gì người Sở nhiều lần không muốn tham gia vào cùng với các nước chống Tần, là bởi vì không rảnh để lo ở phía bắc.
Triệu Chi ngạc nhiên nói, „Ðiều này đối với người Sở lẽ ra là chuyện tốt, cớ gì Yên Nhiên tỷ lại nói bọn họ có được cũng có mất?"
Kỷ Yên Nhiên nói, „Quốc thổ tăng lên, cố nhiên là chuyện hay, nhưng phải có quân lực mạnh mẽ để giữ gìn, người Sở vì áp lực của người Tần, trước sau đã ba lần dời đô. Giống như người Tần đã chiếm được hai quận Vu, Kiệt, bọn quý tộc nước Sở như Trang Kều đều tự xưng vương, các nước chư hầu như Ðiện, Dạ Lang, Mân Sơn, Thả Lan đều không chịu vâng lời. Khoảnh Tương vương tuy đã từng phản công nước Tần, đoạt lại được mười lăm ấp, nhưng vẫn ở cục diện không được lợi. Cho nên hiện nay Hiếu Liệt vương buộc phải cầu hòa với người Tần, điều đó đã làm cho họ mất đi một nửa quốc thổ, vì vậy phải dời đô về phía đông nam là Cự Dương. Sau này tin có thể diệt được nước Lỗ, nhưng vẫn còn thất lợi so với người Tần, các thế lực ở địa phương lại mạnh, nên phải tiếp tục dời đô về phía nam là Thọ Xuân Các vùng đất từ Thanh Dương trở về tây đều lọt về tay người Tần, giờ đây chỉ có thể kéo dài một chút hơi tàn, cho nên mỗi khi Lý Viên nới với thiếp về kế hoạch trùng hưng nước Sở, thiếp nửa câu cũng chẳng nghe vào tai."
"Lý Viên thật hồ đồ, không biết Yên Nhiên tỷ ghét nhất là người Sở, „ Triệu Chi nói.
Kỷ Yên Nhiên nói, „Cũng không thể nói như vậy, tuy bảo có mối hận vong quốc, nhưng mấy trăm năm qua nước lớn thôn tính nước nhỏ là chuyện bình thường. Nếu luận về diệt quốc nhiều hay ít, người Sở có thể gọi là quán quân. Ðã thống nhất được một dãy giang sơn ở phía đông nam, ảnh hưởng sâu rộng nhất đến văn hóa Trung Nguyên, diệt nước Việt của thiếp xong, sức ảnh hưởng càng lan rộng tới phần hạ du của Ðại Giang cho đến Hoài, Tứ, Nam Hải..."
Ngừng một lát thì tiếp tục nói, „Không có nước nào ở Trung Nguyên có nền văn hóa phong phú đa dạng như nước Sở, một nguyên nhân chủ yếu trong đó, chính là nước Sở đã thôn tính mười mấy quốc gia và các bộ tộc, thông qua hình thức thông hôn để dung hợp các nền văn hóa lại với nhau. Nhưng về mặt chính trị thì đó lại trở thành một gánh nặng, cho đến hôm nay trong các nước, thế lực địa phương ở nước Sở là lớn mạnh nhất, rất nhiều lúc cả Hiếu Liệt vương cũng không thể nói làm là làm, nước Sở dao động trong việc kháng Tần, nói không chừng thực sự trong đó có những nỗi khổ không thể nói được."
Ðây gọi là nói chuyện với người đẹp trong một chốc, hơn cả đọc sách mười năm. Hạng Thiếu Long lại nghĩ đến toàn bộ sự việc ở đời này. Không ngờ sau này tiểu Bàn, tức Tần Thủy Hoàng trong tương lai đã thống nhất tất cả những quốc gia, văn hóa, dân tộc và nhân tài khác nhau dưới cờ của y, lại cảm thấy khoái trá vì mình đã một tay tạo nên một nhân vật ghê gớm như Tần Thủy Hoàng.
Rồi bọn ba người Ô Ðạt tắm xong, đốt đuốc lên.
Hai thiếu nữ vui mừng kêu lên.
ô Ðạt như thay hình đổi cốt, vẻ mặt tươi tắn, có thể đi được vài bước, tuy vẫn còn phải nhờ người khác đỡ, Hạng Thiếu Long luôn miệng kêu kỳ lạ.
Giờ đây đầm nước nóng chính là thiên hạ của họ.
Rồi Hạng Thiếu Long nhảy ùm xuống tắm cùng với hai người vợ của mình.
Sau năm ngày lòng vòng trong dãy Tần Lĩnh, mọi người mới biết là đã thật sự lạc đường.
Cảnh dãy Tần Lĩnh thật là đẹp, nhưng họ không có lòng dạ nào để ngắm nhìn nữa. Nhất là buổi tối có tiếng sói hoang tru lên thoắt gần thoắt xa, có vẻ như bọn chúng lúc nào cũng rình mò họ, khiến họ ngủ không yên giấc.
Chuyện vui duy nhất là Ô Ðạt dần khỏe lên, có thể tự mình đi được, giảm bớt được gánh nặng cho mọi người.
Hạng Thiếu Long bản thân có kinh nghiệm hành quân phong phú, biết cách nhìn sao trời, cứ đi thẳng về phía đông nam, biết rằng vượt qua được ngọn Tần Lĩnh, thì có thể đến được một nơi nào đó ở biên giới nước Sở.
Lại tiếp tục đi hai ngày, thêm hai con chiến mã bị ngã gục, địa thế bắt đầu thấp xuống, khí hậu trở nên ấm áp, không còn thấy những dòng sông băng nữa.
Trên cành cây ngọn lá không còn tích tuyết nữa, khiến ai nấy đều vui vẻ.
Ðêm nay họ tìm một nơi có lưng dựa vào núi để cắm trại, ăn xong buổi tối, ngoài những người trực đêm, những người khác đều nấp trong trại.
Khi bọn họ đang ngủ, Triệu Chi nói, „Bầy sói đêm nay cớ gì kêu hung tợn đến thế?"
Hạng Thiếu Long nghiêng tai lắng nghe, phát giác tiếng tru của bầy sói tập trung ở sườn núi phía đông nam, tuy cảm thấy kỳ lạ, nhưng gã không muốn rời cái tổ ấm này, cười nói, „Có lẽ biết được hai vị giai nhân da thịt thơm tho sắp rời bọn chúng, cho nên mới đặc biệt cử hành lễ tiễn đưa mà thôi."
Hai thiếu nữ cười rúc rích ôm lấy gã.
Trong lúc ấy, bỗng nhiên có tiếng tru, rồi có tiếng người quát tháo, nghe rất hỗn loạn, Hạng Thiếu Long bật dậy, căn dặn hai thiếu nữ cứ ở trong lều, vội vàng chạy ra.
Khi Hạng Thiếu Long nhảy ra khỏi lều, mọi người đều bước ra khỏi trại mình.
Hạng Thiếu Long căn dặn rất cả những người khác ở lại giữ trại, còn mình thì đốt đuốc cùng với Kinh Thiện, Kinh Kỳ, Ô Quang, Ô Ngôn và Ô Thư chạy về phía có tiếng người kêu đó.
Trèo lên được ngọn núi, trong tay ai nấy đều cầm cung tên, đi xuống được một đoạn dốc, tiếng tru của chó sói đã rõ dần lên, giúp cho bọn họ biết được bầy sói nên triển khai thế bao vây.
Con dốc ấy dài ba mươi trượng, hơn mười con chó sói nghe được mùi vị của họ, lập tức quay đầu xông về hướng họ, bọn chúng đều phóng nhanh như bay, xông về phía họ như mười luồng điện, nhe bộ nanh trắng ớn, đôi mắt của chúng phát ra màu xanh biếc vì phản chiếu với ánh đuốc, trông mà dựng tóc gáy.
Sáu mũi tên đồng thời bắn ra.
Sáu con sói hoang kêu thảm rồi ngã lăn xuống sườn đồi.
Vẫn còn gần mười con sói hung hãn không sợ chết lao tới, lúc này không còn thời gian cho họ lắp tên nữa, ai nấy đều rút kiếm ra, chém về phía bầy sói.
Máu tươi văng tung tóe, sói hoang kêu thảm.
Bầy sói hoang này rất nhanh nhẹn, may mà sáu người đều là những tay cao thủ, ở những nơi hiểm yếu trong người đều được giáp bảo vệ, nhưng vẫn khó mà ứng phó được.
Hạng Thiếu Long vừa chém ra được một đầu sói, một con sói xông thẳng vào bên hông, rồi luồn ra trước cắn vào cổ họng của gã.
Hạng Thiếu Long quát một tiếng, tung chân phải ra, trúng vào ngực con sói.
Nào ngờ con sói cúi đầu ngoạm lấy giày của gã, may mà thanh kiếm rút về chém vào hai mắt con sói, nó kêu rống lên, rồi lùi ra sau, nhưng ở giày vẫn còn để lại hai dấu răng, có thể thấy răng sói thật là sắc bén.
Kinh Thiện và Kinh Kỳ đã quen săn sói, không hề e sợ, lại còn quát lớn xông về phía trước, kiếm huơ chân đá, khiến cho bầy sói hoảng sợ chạy đi.
ô Quang hừ một tiếng, chém một con sói đang xông về phía gã, khiến nó ngã lăn xuống đất.
Gã đưa tay ra chụp con sói ném xuống sườn dốc, nhưng cánh tay đã chảy máu.
Khi Hạng Thiếu Long tung chân đá bay một con sói đang xông về phía Ô Quang, mười con sói lớp chết, lớp bị thương chạy tán loạn.
Nhìn quanh, ngoài Kinh Thiện, ai cũng bị thương do sói chộp trúng, bất đồ trong lòng thấy kinh hãi, không ngờ bầy sói hoang này lại hung hãn lợi hại đến thế.
Tiếng tru rõ ràng dần dần đã giảm, ở dưới cuối dốc vẫn còn văng vẳng tiếng kêu.
Mọi người đều không ngờ ở nơi thâm sơn cùng cốc này lại có thể gặp được con người, cảm thấy tò mò, quên cả bầy sói hung hãn, nên kết lại thành trận thế, lắp tên vào cung, cùng nhau lò dò bước xuống.
Phía dưới là một nơi bằng phẳng, bốn mặt đều có núi, gần một trăm con sói đang tụ tập ở phía đông, không ngừng xông lên dốc đá.
Trên dốc thì có ánh lửa, nhưng có lẽ cũng đã sắp tắt.
Trong bóng tối, chỉ nghe thấy tiếng người chứ không thấy người đâu.
Bầy sói thấy người đến thì vội vàng tản ta, có mấy con xông tới về phía bọn họ đều bị bắn ngã.
Lần này mọi người đã biết sợ, vừa dùng đuốc để xua đuổi, vừa lắp tên mới để bắn ra.
Bầy sói có liên tiếp mấy con ngã xuống, khi Kinh Thiện và Kinh Kỳ dẫn đầu, đến bên tảng đá, bầy sói đã tản ra xa, không dám đến gần nữa.
Bọn Kinh Thiện thì xông tới chém tiếp, hả được mối giận lúc nãy.
Hạng Thiếu Long biết bầy sói đã khiếp sợ, nên đã yên tâm, ngẩng lên phía trên nói, „Trên đó là bằng hữu phương nào, có người bị thương không?"
Một đống người hiện ra, ôm quyền nói, „Ða tạ các vị tráng sĩ đã ra tay giúp đỡ! Chúng ta có ba người bị sói cắn, nhưng đều không có nguy hiểm đến tính mạng, chỉ cần thắp lửa lên, thì có thể chịu ánh sáng được."
Hạng Thiếu Long nghe y nói rất rành rọt, nhưng hình như có điều gì đang giấu giếm, có lẽ có lòng đề phòng đến bọn họ cho nên mời bọn họ bước lên gặp mặt, cũng không trách.
Cao giọng nói, „Ðã là như thế, chúng tôi phụ trách đuổi bầy sói đi, huynh đại hãy xuống mà lấy củi khô để nổi lửa."
Rồi ra hiệu cho mọi người, tiếp tục đuổi giết bầy sói.
Tầm Tần Ký
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 151
Hồi 152
Hồi 153
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160
Hồi 161
Hồi 162
Hồi 163
Hồi 164
Hồi 165
Hồi 166
Hồi 167
Hồi 168
Hồi 169
Hồi 170
Hồi 171
Hồi 172
Hồi 173
Hồi 174
Hồi 175
Hồi 176
Hồi 177
Hồi 178
Hồi 179
Hồi 180
Hồi 181
Hồi 182
Hồi 183
Hồi 184
Hồi 185
Hồi 186
Hồi 187
Hồi 188
Hồi 189
Hồi 190
Hồi 191
Hồi 192
Hồi 193
Hồi 194
Hồi 195
Hồi 196
Hồi 197
Hồi 198
Hồi 199
Hồi 200
Hồi 201
Hồi 202
Hồi 203
Hồi 204
Hồi 205
Hồi 206
Hồi 207
Hồi 208
Hồi 209
Hồi 210
Hồi 211
Hồi 212
Hồi 213
Hồi 214
Hồi 215
Hồi 216
Hồi 217
Hồi 218
Hồi 219
Hồi 220
Hồi 221
Hồi 222
Hồi 223
Hồi 224
Hồi 225
Hồi 226
Hồi 227
Hồi 228
Hồi 229
Hồi 230
Hồi 231
Hồi 232
Hồi 233
Hồi 234
Hồi 235
Hồi 236
Hồi 237
Hồi 238
Hồi 239
Hồi 240
Hồi 241
Hồi 242
Hồi 243
Hồi 244
Hồi 245
Hồi 246
Hồi 247
Hồi 248
Hồi 249
Hồi 250
Hồi 251
Hồi 252
Hồi 253
Hồi 254
Hồi 255
Hồi 256
Hồi 257
Hồi 258
Hồi 259
Hồi 260
Hồi 261
Hồi 262
Hồi 263
Hồi 264
Hồi 265
Hồi 266
Hồi 267
Hồi 268
Hồi 269
Hồi 270
Hồi 271
Hồi 272
Hồi 273
Hồi 274
Hồi 275
Hồi 276
Hồi 277
Hồi 278
Hồi 279
Hồi 280
Hồi 281
Hồi 282
Hồi 283
Hồi 284
Hồi 285
Hồi 286
Hồi 287
Hồi 288
Hồi 289