Chương 19
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
Mùa đông đến sớm và bất ngờ với một trận mưa tuyết lớn. Tuy mới giữa tháng mười, nhưng E-bơ-re-lo ở cao đến nỗi những đợt lạnh tê tái đã ập đến thị trấn này mà cây cối hầu như chưa kịp trút hết lá. Những bông tuyết bồng bềnh lặng lẽ rơi suốt đêm, Cơ-ri-xtin và En- đru dậy đã thấy trắng xóa một màu chói chang. Một đàn ngựa núi đã chui qua chỗ hàng rào bị gãy ở mé nhà, tụm lại quanh cửa sau. Trên những dải đất rậm cỏ bao quanh E-bơ-re-lo, loài thú rừng nhỏ bé đen sẫm này lang thang từng đàn lớn và bỏ chạy khi có con người đến gần. Nhưng đến mùa tuyết, cái đói xua chúng mon men xuống tận rìa thị trấn.
Cơ-ri-xtin cho những con ngựa rừng ấy ăn suốt mùa đông. Ban đầu, chúng thấy nàng thì bỏ chạy, rụt rè và hoảng hốt, nhưng về sau, chúng đến ăn ngay trên tay nàng. Đặc biệt có một con trở thành bạn nàng: con nhỏ nhất, bờm đen rậm, đôi mắt láu lỉnh, không cao hơn giống ngựa đảo Sét-lân bao nhiêu. Hai người đặt tên cho nó là con Đa-ki.
Những chú ngựa này ăn cái gì cũng được, ăn cả vụn bánh mì, vỏ khoai, vỏ táo, cả vỏ cam nữa. Có một lần, En- đru nghịch cho con Đa-ki ăn vỏ hộp diêm, nó cũng nhai rồi liếm lưỡi như một kẻ phàm ăn thưởng thức món thịt băm.
Tuy còn nghèo, còn phải chịu đựng nhiều thứ, nhưng Cơ-ri-xtin và En- đru đã được biết đến hạnh phúc. En- đru chỉ có loảng xoảng mấy đồng pen-ni trong túi nhưng món nợ của Quỹ Glen đã trả gần xong, và tiền mua đồ chịu đồ đạc hàng tháng được trả đều đặn. Cơ-ri-xtin mảnh khảnh và có vẻ chưa từng trải, song nàng có đặc tính vốn có của người phụ nữ loóc-sơ là biết làm một người nội trợ. Nàng trông nom cửa nhà rất tinh tươm, chỉ cần một cô gái nhỏ, con một người thợ mỏ ở phố bên kia hàng ngày đến giúp với tiền công mỗi tuần vài ba si-linh. Tuy còn bốn gian phòng vẫn chưa có đồ đạc gì, cửa hãy còn đóng im ỉm, nhưng nàng đã làm cho cư xá “Sơn cốc” này trở thành một tổ ấm. Những lúc En- đru về nhà, mệt mỏi gần như rã rời sau một ngày làm việc dài là nàng dọn ra những món ăn ngon lành nóng hổi khiến anh tỉnh táo lại ngay.
Công việc ở trạm xá vô cùng vất vả, nhưng tiếc rằng vất vả không phải vì có nhiều người bệnh, mà vì tuyết rơi, vì phải nhọc nhằn leo đến những dãy phố cao và vì người bệnh ở rất xa nhau. Mùa tuyết tan, lòng đường thành một đám bùn loãng, đến đêm đông cứng lại như đá, đi lại thật khó khăn cực nhọc. En- đru thường về nhà với hai ống quần sũng nước khiến Cơ-ri-xtin phải mua cho anh một đôi ủng để đi ngoài giày. Tối tối, khi anh mệt lử gieo mình xuống ghế, nàng quỳ xuống rút ủng, cởi đôi giày nặng nề cho anh rồi sỏ vào chân anh đôi giày vải mỏng. Đây không phải là một việc phục dịch, mà là một cử chỉ yêu thương.
Người dân địa phương vẫn cứ giữ thái độ ngờ vực, khó gần. Toàn thể họ hàng Chen-kin, hợp thành một khối cừu địch với En- đru, mà họ Chen-kin thì rất đông vì ở thung lũng này hôn nhân trong họ gần là chuyện thường. Chị y tá Loi- đơ là kẻ thù công khai và quyết liệt của anh, chị ta hết lời mạt sát anh những lúc chị ta ngồi uống trà tại các gia đình chị ta đến trông nom, và những lời mạt sát ấy được các bà phụ nữ hàng xóm láng giềng chăm chú nghe.
Ngoài ra, En- đru còn phải ghìm lại một nỗi bực tức ngày càng day dứt. Bác sĩ Lu-ê-lin nhờ anh gây mê nhiều quá cái mức theo anh là vừa phải. En- đru rất ghét làm việc gây mệ Đó là một thứ công việc máy móc, đòi hỏi một tâm tính đặc biệt, một tính tình từ tốn, khoan thai mà En- đru chắc chắn không có. Nếu phục vụ cho bệnh nhân của anh thì đã đi một nhẽ. Nhưng đằng này, mỗi tuần anh lại mất ba ngày về những người bệnh mà anh đi đỡ gánh nặng cho người khác. Thế nhưng anh không dám lên tiếng vì sợ mất việc.
Tuy nhiên, một hôm vào tháng mười một, Cơ-ri-xtin nhận thấy có chuyện gì khác thường làm En- đru khó chịu. Tối hôm ấy, về đến nhà En- đru không vui vẻ gọi nàng như mọi hôm. Tuy anh cố giữ vẻ bình thản, nhưng lòng yêu thương nồng nàn làm Cơ-ri-xtin không khỏi nhận thấy, qua nếp nhăn hằn sâu giữa đôi mắt và nhiều dấu hiệu nhỏ khác, là anh đã bất ngờ vấp phải một chuyện gì.
Trong bữa tối, Cơ-ri-xtin không đả động một lời nào. Aên xong, nàng đem đồ khâu vá ra ngồi cạnh lò sưởi. En- đru đến ngời cạnh nàng, miệng nhai cán tẩu, rồi đột nhiên anh bật ra:
- Anh không thích ta thán, em ạ! Và anh cũng không muốn làm rầy em. Có Trời chứng giám, anh đã cố giữ chuyện này cho riêng mình anh mà không xong…
Thái độ kể ra rất lạ, vì thường ngày, tối nào En- đru cũng kể hết mọi chuyện phiền muộn của anh cho nàng nghe. Nhưng Cơ-ri-xtin không mỉm cười khi anh nói tiếp:
- Em biết bệnh viện rồi chứ. Em còn nhớ chúng mình đã đến thăm ngay đêm đầu tiên không? Em còn nhớ anh mê cái bệnh viện ấy đến thế nào và sung sướng nghĩ đến những cơ hội và dịp may được làm việc này việc nọ Ở đấy chứ? Anh đã nghĩ nhiểu về nó, có đúng thế không em? Anh đã có những dự kiến lớn lao về cái bệnh viện E-bơ-re-lo xinh xắn của chúnh ta, phải không em?
- Có, em có biết.
Giọng En- đru lạnh lùng:
- Lẽ ra anh không nên tự lừa mình như thế. Đấy không là bệnh viện của E-bơ-re-lo mà là bệnh viện của Lu-ê-lin.
Cơ-ri-xtin im lặng, đôi mắt lo ngại chờ đợi En- đru giải thích.
- Sáng nay, anh đã có một người bệnh, em ạ. – Giờ đây, En- đru nói thật nhanh, tâm trí căng thẳng. – Em chú ý là anh nói “đã có” nhé. Một trường hợp sưng đỉnh phối chính cống, mà lại rơi đúng vào một thợ khoan giếng than. Anh đã chẳng hay nói với em là anh rất thích theo dõi thể trạng phổi của loại công nhân này là gì. Anh biết chắc đó là một lĩnh vực nghiên cứu rất lớn. Anh tự nhủ: “ Đây là người bệnh đầu tiên của mình gửi đến bệnh viện, đúng là một dịp để theo dõi và nghiên cứu khoa học”. Anh gọi dây nói cho Lu-ê-lin, mời ông ra cùng anh hội chẩn để anh có thể cho người ấy vào viện.
En- đru dừng lại hít nhanh một hơi thở rồi dồn dập nói tiếp:
- Thế là Lu-ê-lin đi xe hơi đến. Tươi tỉnh hết sức, và khám rất cẩn thận. Lão ta thành thạo lắm, phải nói như vậy. Lão đúng là một tay rất cừ. Sau khi vạch ra một đôi chỗ anh còn bỏ sót, lão xác nhận sự sự chẩn đoán của anh là đúng và hoàn toàn đồng ý đưa người bệnh ấy vào bệnh viện. Anh bắt đầu cảm ơn lão, anh nói anh vui mừng biết bao được đến bệnh viện sử dụng những phương tiện hiện đại cho ca bệnh đặc biệt này. - En- đru lại dừng lời, bặm môi. – Lu-ê-lin quay lại nhìn anh, em ạ, nhìn rất thân mật và vui vẻ. Lão ấy bảo: “Anh Men-sân, anh không phải nhọc công đến nữa. Kể từ nay trở đi, tôi sẽ chăm sóc người bệnh đó, chúng tôi không thể để cho các bác sĩ phụ tá các anh loẹt quoẹt ở các phòng bệnh nhân với những đôi ủng đóng cá như ủng của anh”. Lão nhìn xuống chân anh. – Giọng En- đru nghẹn lại – Thôi, cần gì phải nhắc lại lời lão nữa. Tóm lại là thế này: anh có thể sục vào bếp của những người thợ mỏ trong chiếc áo mưa sũng nước và đôi ủng đầy bùn, khám bệnh cho họ dưới ánh đèn tù mù, chữa bệnh cho họ trong những điều kiện tồi tệ, nhưng còn bệnh viện thì… ôi, ở đấy người ta chỉ cần đến anh để gây mê thôi!
Tiếng chuông điện thoại cắt ngang lời En- đrụ Cơ-ri-xtin trìu mến nhìn anh, đoạn đứng dậy ra trả lời điện thoại. En- đru nghe được tiếng nàng nói ở phòng khách. Sau đó, nàng trở lại, chân bước ngập ngừng.
- Bác sĩ Lu-ê-lin hỏi anh đấy. Em không biết nói sao cả, anh ạ. Ông ấy cần đến anh vào mười một giờ sáng mai – để gây mê.
En- đru không trả lời, ngồi không nhúc nhích, đầu gục xuống chán nản giữa hai bàn tay nắm chặt. Cơ-ri-xtin lo lắng hỏi nhỏ nhẹ:
- Em phải trả lời ông ấy thế nào, hở anh?
- Bảo lão ấy xéo đi! – En- đru quát. Nhưng rồi, hai tay ôm lấy trán, anh nói luôn – Thôi, thôi. Bảo lão ấy là anh sẽ đến vào mười một giờ. – Anh nhếch miệng cười chua chát – Đúng mười một giờ.
Khi Cơ-ri-xtin quay lại, nàng đem cho En- đru một tách cà phê nóng. Đó là một trong những phương thức hiệu nghiệm nàng dùng để xua tan nỗi bực của anh.
- Sống với em ở đây, anh vô cùng hạnh phúc, em ạ. Giá mà mọi việc đều trôi chảy, tốt đẹp. Chặc! Phải chịu rằng Lu-ê-lin không để cho anh đặt chân đến bệnh viện là điều không có gì đặc biệt hoặc trái lẽ thường. Ở Luân Đôn cũng thế, và ở tất cả các bệnh viện khác cũng vậy cả thôi. Chế độ chung là như vậy. Nhưng tại sao lại như thế, hở em? Tại sao, người bác sĩ lại bị giằng ra khỏi người bệnh của mình khi người bệnh vào viện? Người bác sĩ thế là mất hẳn bệnh nhân của mình như thể bệnh nhân đó chết rồi. Đó là do cái chế độ chuyên khoa – đa khoa khốn kiếp ở nước ta, và chế độ đó là sai, sai toét. Trời! Anh nói với em chuyện này làm gì! Làm như những chuyện lo riêng của chúng mình chưa đủ hay sao! Khi nghĩ lại hồi anh mới bắt tay vào việc ở đây, có biết bao nhiêu việc anh dự định làm! Bây giờ trái lại, hết chuyện này đến chuyện khác… đều hỏng bét cả!
Nhưng đến cuối tuần, En- đru có một người khách đến chơi bất ngờ. Đã rất khuya, En- đru và Cơ-ri-xtin sắp lên gác thì chuông cửa reo. Khách là On- Oen, thư ký Hội đồng.
En- đru tái mặt. Anh coi cuộc viếng thăm của viên thư ký Hội đồng là sự việc có nhiều điềm gở nhất, là đỉnh cao của mấy tháng va chạm tai hại này. Hội đồng muốn anh thôi việc chăng? Anh sẽ bị đuổi cổ, bị hất ra đường cùng với Cơ-ri-xtin như một kẻ bất tài khốn khổ chăng? Tim anh thắt lại khi anh nhìn vào gương mặt xương xương, rụt rè của On- Oen, rồi nó bỗng nở ra nhẹ nhõm vui mừng khi On- Oen rút ra tấm thẻ vàng.
- Tôi xin lỗi, tôi đến quá muộn, anh Men-sân ạ, vì tôi mắc bận quá lâu ở văn phòng. Tôi không có thì giờ đến trạm xá. Không biết anh có bằng lòng nhận tấm thẻ đăng ký chữa bệnh của tôi không? Trên một phương diện nào đó, kể cũng lạ là tôi, làm thư ký của Hội, mà chưa bao giờ quyết định dứt khoát về việc gởi thẻ của tôi cho ai. Lần tôi đi khám bệnh gần đây nhất là lần ở Ca- đíp. Còn bây giờ, nếu anh vui lòng nhận thì tôi rất vui mừng được đăng ký chữa bệnh ở chỗ anh.
En- đru gần như nghẹn lời. Anh đã phải trả lại những tấm thẻ này quá nhiều, mỗi lần trả là một lần đau xót, đến nỗi bây giờ được nhận vào một tấm, mà là tấm thẻ của chính ông thư ký Hội khiến anh bàng hoàng:
- Xin cảm ơn, ông On- Oen. Tôi rất sung sướng được có ông trong danh sách của tôi.
Đứng ở phòng trong, Cơ-ri-xtin nhanh nhẩu nói:
- Ông On- Oen, xin mời ông vào chơi trong nhà.
Tuy khước từ, viện cớ sợ làm phiền hai vợ chồng, song On- Oen hình như cũng muốn được mời vào chơi. Ngồi trên chiếc ghế tựa, con mắt trầm ngâm nhìn ngọn lửa, On- Oen có một dáng dấp điềm đạm đặc biệt. Tuy quần áo và lời ăn tiếng nói của ông xem chừng không khác gì mấy người lao động bình thường, nhưng ông có vẻ suy tư yên lặng và diện mạo gần như trong sáng của người khổ hạnh. Hình như o có một dáng dấp điềm đạm đặc biệt. Tuy quần áo và lời ăn tiếng nói của ông xem chừng không khác gì mấy người lao động bình thường, nhưng ông có vẻ suy tư yên lặng và diện mạo gần như trong sáng của người khổ hạnh. Hình như On- Oen sắp xếp lại những ý nghĩ của ông trong một giây lát rồi nói:
- Anh Men-sân ạ, tôi vui mừng có dịp nói chuyện với anh. Anh đừng nản chí, nếu như lúc đầu có vấp phải đôi chút thất bại! Người dân ở đây hơi cộc cằn một chút, nhưng trong thâm tâm, họ rất tốt. Rồi họ sẽ trở lại, độ ít lâu nữa là họ sẽ trở lại thôi!
En- đru chưa kịp nói câu nào, On- Oen đã nói tiếp:
- Anh chưa biết chuyện Tom E-vân phải không? Cánh tay cậu ấy nguy rồi. Aáy đấy, cái thứ thuốc mà anh đã nhắc họ đừng dùng đã gây ra chính cái điều mà anh đã e sợ. Khuỷu tay cậu ấy cứng đờ ra rồi, cẳng tay quắp lại không cử động được nữa, vì vậy bị mất việc. Không làm được ở mỏ nữa, cậu ấy bị bỏng ở nhà cho nên chẳng được một xu trợ cấp nào hết.
En- đru lẩm bẩm tỏ ý làm tiếc. Anh không thù oán gì E-vân, anh chỉ cảm thấy buồn là một trường hợp đơn giản như vậy mà để đi đến một hậu quả tai hại cực kỳ vô lý.
On- Oen lại im lặng một lúc, rồi bằng một giọng điềm đạm ông bắt đầu kể với hai vợ chồng En- đru về buổi ban đầu vất vả của ông, hồi ông còn là một chú bé mười bốn tuổi phải làm việc dưới hầm lò, theo học các lớp buổi tối rồi dần dần tự nâng cao trình độ của mình, học đánh máy chữ, học tốc ký, và cuối cùng thì giữ chức thư ký Hội.
En- đru có thể thấy được On- Oen đã dành toàn bộ cuộc đời ông cho việc cải thiện đời sống công nhân. Ông yêu thích công việc của ông trong Hội, vì nó phù hợp với lý tưởng của ông. Nhưng ông không muốn chỉ có những hoạt động y tế. Ông còn muốn làm cho nơi ăn chốn ở của thợ thuyền được khang trang hơn, vệ sinh hơn, điều kiện sinh sống của họ tốt đẹp và an toàn hơn, và không những cho họ mà cho cả vợ con gia đình họ nữa. Ông dẫn ra tỉ lệ tử vong khi sinh đẻ của những người vợ thợ mỏ, tỷ lệ trẻ tử sản. Ông thuộc lòng tất cả số liệu, tất cả các sự việc.
Nhưng On- Oen không chỉ nói chuyện mà còn biết nghe chuyện. Ông tủm tỉm cười khi En- đru kể lại câu chuyện cái cống trong vụ dịch thương hàn ở Blây-nen-lị Ông rất chăm chú đến ý kiến nói rằng công nhân khâu than dễ mắc bệnh phổi hơn các loại công nhân khác cùng làm việc dưới hầm lò.
Sự có mặt của On- Oen làm cho En- đru háo hức, anh nói về vấn đề này rất hăng saỵ Qua nhiều lần vất vả nghiên cứu xem xét tỉ mỉ, En- đru đã kinh ngạc thấy số người mắc những hình thức ác tính của bệnh phổi chiếm tỉ lệ rất cao trong công nhân mỏ than. Ở Blây-nen-li, nhiều thợ khoan đều kêu với anh họ ho hoặc “viêm tấy phế quản” thực ra đã bị sơ nhiễm lao hoặc lao nặng rồi. Ở đây, anh cũng thấy tình hình như vậy. Anh đã đi đến chỗ đặt dấu hỏi phải chăng có một mối liên quan trực tiếp giữa nghề nghiệp ấy và căn bệnh này. En- đru sôi nổi trình bày:
- Ông hiểu ý tôi chứ? Những người thợ này làm việc suốt ngày giữa bụi, mà ở những mạch cứng là một thứ bụi đá ác hiểm, vì vậy hai lá phổi của họ bị ngột ngạt vì bụi. Tôi nghĩ rằng thứ bụi ấy có thể gây tổn thương được lắm. Thợ khoan vỉ chẳng hạn, loại thợ hít phải thứ bụi đó nhiều nhất, xem ra mắc bệnh này nhiều hơn so với thợ chuyển quặng chẳng hạn. Aáy, có thể hướng đi của tôi là sai. Nhưng tôi thì không nghĩ là sai. Sở dĩ tôi say mê đến vậy, là vì đấy là một hướng nghiên cứu chưa có ai đi. Trong bản danh sách của Bộ lao động quy định những loại bệnh công nghiệp được hưởng tiền trợ cấp, không ghi một thứ bệnh nào thuộc loại này. Cho nên, khi những người thợ mỏ ấy phải nghỉ việc thì họ sẽ không được nhận một xu trợ cấp nào!
Thấy hấp dẫn, On- Oen nhô hẳn người về phía trước, một vẻ linh hoạt trên gương mặt mai mái:
- Chà, bác sĩ Men-sân! Anh nói rất đúng. Từ bao lâu nay, tôi chưa được nghe một điều nào hệ trọng đến vậy.
Hai người say sưa thảo luận vấn đề này. Khi ông thư ký Hội đứng dậy cáo từ ra về thì trời đã khuya. On- Oen xin lỗi đã ở chơi quá lâu. Ông tha thiết thúc giục En- đru phải tiếp tục công cuộc nghiên cứu của anh và hứa sẽ hết sức giúp đỡ bằng mọi khả năng của mình.
Khi cánh cửa ngoài khép lại sau lưng ông, On- Oen đã để lại một ấn tượng ấm áp về một con người chân thành. Và như tại cuộc họp của Hội đồng lần anh được xét nhận vào làm. En- đru nghĩ bụng: “Người này là bạn mình”.