watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 50 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 50

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

En- đru quỵ hẳn, nhiều ngày liền anh mê muội không biết gì. Thỉnh thoảng có đôi lúc tỉnh táo là lúc anh nhận ra chị Ben-nét, Đen-ni hoặc một hai lần nhận ra Hốp. Còn hầu như trong suốt một thời gian, anh hoàn toàn như cái máy làm những động tác mà người ta đòi hỏi ở anh. Tất cả con người anh bị chìm sâu trong một cơn ác mộng dài. Thần kinh anh rã rời, gây ra những ảnh ảo chết chóc, những cơn hối hận ghê rợn khiến anh luôn mê sảng, la hoảng, người đẫm mồ hôi. Sự mất mát vì thế càng thêm đau đớn.
En- đru chỉ lờ mờ biết đến những thủ tục sầu thảm của cuộc điều tra tai nạn, nhưng lời khai quá tỉ mỉ, quá vô ích của các nhân chứng. Con mắt anh đờ đẫn nhìn gương mặt bè bè giàn giụa nước mắt của bà Xmít.
- Cô ấy cứ cười, cười suốt thời gian đứng ở hiệu tôi. Nhanh lên, bà ơi – cô ấy cứ giục tôi – tôi không muốn để nhà tôi phải đợi lâu.
Khi nghe thấy nhân viên điều tra ngỏ lời chia buồn với bác sĩ Men-sân về sự tổn thất đau đớn thì En- đru biết là đã xong. Anh đứng dậy như một cái máy, nhận ra mình đang đi cùng với Đen-ni trên vỉa hè xám xịt.
Đám tang được tổ chức như thế nào, En- đru cũng không biết nữa. Mọi việc diễn ra một cách bí hiểm, anh chẳng hay biết một cái gì. Trên đường đi đến nghĩa trang Ken-xơn Gơ-rin, trí óc anh cứ vơ vẩn đâu đâu, nghĩ ngược lại những năm tháng đã quạ Giữa những bức tường bi thảm của nghĩa trang, anh nhớ lại những vạt mênh mông gió thổi đằng sau khu nhà của anh và nàng tại E-bơ-re-lo, nơi có những đàn ngựa rừng, nhởn nhơ chạy đi chạy lại. Nàng đã rất thích dạo chơi ở đó để cảm thấy làn gió mơn trớn lên má. Thế mà bây giờ nàng lại nằm ở cái nghĩa trang thành phố bẩn thỉu này.
Đêm ấy, bị thần kinh hành hạ ghê gớm, En- đru cố uống rượu cho tê mụ người đi. Nhưng rượu hình như chỉ khơi dậy cơn giận dữ đối với bản thân. En- đru lồng lộn đi lại trong phòng đến tận khuya, nói to một mình, tự nhiếc móc mình với giọng say rượu.
- Mày tưởng mày có thể thoát được à? Mày tưởng mày đang thoát được đấy à? Có quỷ thần chứng giám, mày không thoát nổi đâu. Tội lỗi và trừng phạt, tội lỗi và trừng phạt. Chuyện xảy ra với nàng cũng là do mày. Mày phải gánh lấy đau khổ.
En- đru đi hết phố này đến phố khác, đầu không mũ, chân bước loạng choạng, con mắt tê dại thẫn thờ nhìn hiệu Vai-lơ cửa đóng kín mít rồi trở về, làu bàu qua hàng nước mắt cay đắng:
- Trời có mắt! Cơ-ri-xtin chả đã có lần bảo: Trời có mắt chứ, anh!
En- đru lảo đảo lên gác, ngập nhừng rồi bước vào phòng nàng, gian phòng lạnh ngắt, lạnh lẽo, hoang vắng. Ví nàng để trên bàn phấn. Anh cầm lấy áp vào má rồi run rấy mở ra. Trong túi có vài ba đồng tiền kẽm, một chiếc mùi xoa nhỏ, một tờ giấy tính tiền của cửa hàng thực phẩm. Ở ngăn giữa, anh thấy có mấy tờ giấy, một bức ảnh đã bạc màu chụp anh hồi ở Blây-nen-li và... anh hồi hộp đau đớn nhận ra... những mảnh giấy mà các bệnh nhân của anh ở E-bơ-re-lo gửi đến mừng anh nhân ngày Chúa giáng sinh: “Với lời cảm ơn chân thành”... Nàng đã giữ những thứ đó trong suốt những năm qua như những báu vật. Ngực anh bật ra một tiếng nấc nặng nề. Anh quỳ xuống bên giường, nước mắt như mưa.
Đen-ni không tìm cách ngăn En- đru uống rượu. En- đru cảm thấy như ngày nào Đen-ni cũng đến nhà. Không phải để khám bệnh hộ anh vì bác sĩ Lâu- Ơ-ri đã đến làm việc rồi. Lâu- Ơ-ri ở chỗ khác nhưng ngày nào ông cũng đến khám bệnh và xem danh sách những người mời đi thăm. En- đru không biết gì, không biết tí gì về việc đã diễn ra, và anh cũng không muốn biết. Anh tránh mặt Lâu- Ơ-rị Thần kinh anh đã kiệt quệ. Tiếng chuông cửa cũng làm anh giật bắn người. Một bước chân vang lên bất thình lình là làm lòng bàn tay anh vã mồ hôi. Anh ngồi trong phòng anh ở trên gác, một chiếc mùi xoa cuộn tròn giữa các ngón tay, thỉnh thoảng lau mồ hôi long bàn tay, mắt đờ đẫn nhìn ngọn lửa biết rằng đêm đến lại thức trắng. En- đru đang ở trong tình trạng như vậy thì một buổi sáng Đen-ni đến bảo:
- Ơn Trời, cuối cùng mình đã được tự dọ Bây giờ chúng mình có thể đi được rồi.
Không có chuyện từ chối, En- đru hoàn toàn không có sức chống cự. Anh cũng không hỏi hai người đi đâu. Im lặng, thẫn thờ, anh nhìn Đen-ni xếp va-li cho anh. Một giờ sau, hai người ra ga Pét- đinh-tơn.
Họ đi tàu suốt buổi chiều qua các huyện miền tây nam, đổi tàu tại Niu-poóc và đi thẳng đến Mon-mớt-sợ Họ xuống ga A-be-ven-nị Ra khỏi ga, Đen-ni thuê một chiếc xe hơi. Trong khi chạy khỏi thị trấn, qua sông Ơ-xcơ rồi đi qua miền thôn quê rực rỡ màu sắc mùa thu, Đen-ni bảo:
- Đây là một nơi hẻo lánh mà trước đây mình vẫn thường đến câu cá. Tu viện Len-tơ-nị Mình nghĩ chỗ này hợp với chúng mình.
Đi hết những con đường đất hai bên trồng phỉ, hai người đến nơi vào lúc sáu giờ chiều. Trên một khoảng đất vuông vắn rậm cỏ ngổn ngang những tàn tích của tu viện, những tảng đá xám trơn nhẵn, một vài khung cửa vòm vẫn còn đứng. Bên cạnh là nhà khách, xây toàn bằng đá cũ của tu viện. Gần đó có một con suối nhỏ, tiếng suối lúc nào cũng rì rào êm dịu. Khói củi đốt bay lên trời thành một luồng khói xanh thẳng đứng trong không khí êm ả buổi chiều tối.
Sáng hôm sau, Đen-ni kéo En- đru đi bộ chơi. Trời khô ráo, mát mẻ, nhưng sau một đêm không ngủ, các bắp thịt của En- đru mỏi rời khi leo ngọn đồi thứ nhất khiến anh đã phải ngỏ ý muốn quay về khi cả hai người mới đi được một quãng đường ngắn. Tuy vậy, Đen-ni vẫn kiên quyết. Ngày đầu tiên ấy, Đen-ni bắt En- đru đi tám dặm, hôm sau đi mười dặm. Đến cuối tuần thì mỗi ngày họ đi được hai mươi dặm cho nên đến tối, En- đru lê chân về phòng mình là lăn ngay vào giường ngủ mê mệt.
Khôn có ai quấy rầy họ tại tu viện này. Ở đây chỉ còn lại vài người đánh cá vì mùa cá hồi cũng sắp hết. Đen-ni và En- đru ăn tại phòng lát đá, trên chiếc bàn gỗ sồi dài đặt trước một bếp lửa đốt bằng mấy khúc củi. Thức ăn đơn giản nhưng ngon miệng.
Trong những buổi đi chơi bộ ấy, hai người khôn nói chuyện. Nhiều khi suốt cả ngày đi bộ, họ chỉ nói với nhau vài lời. Ban đầu, En- đru hoàn toàn không để ý gì đến cảnh vật những vùng thôn quê mà bước chân anh đi qua, nhưng dần dần vẻ đẹp của những khóm rừng và những dòng sông, những ngọn đồi dương xỉ mọc kín thấm dần từng tí từng tí một vào con người anh qua những giác quan đã tê dại.
En- đru hồi sức không thật nhanh, song đến cuối tháng thứ nhất anh đã chịu đựng được cái mệt sau những chặng đường đi bộ dài, đã ăn ngủ bình thường, sáng nào cũng tắm nước lạnh và không co mình lại khi nhìn về tương lai nữa. En- đru nhận ra không thể tìm một chỗ nào tốt hơn cho sự hồi phục của anh bằng nơi hẻo lánh này, không có nếp sống nào tốt hơn đối với anh bằng cuộc sống khắc khổ, tu hành này. Khi những đợt băng giá đầu tiên phủ lên mặt đất, En- đru đã bất giác cảm thấy trong mạch máu rần rật một niềm khoan khoái.
En- đru bất ngờ bắt đầu trò chuyện. Ban đầu, hai người chỉ nói với nhau những chuyện vụn vặt. Như một vận động viên làm động tác khởi động đơn giản trước khi bắt đầu lập những thành tích to lớn hơn, trí óc En- đru còn giữ một thái độ dè dặt khi tiếp xúc với cuộc đời. Nhưng từng tí một, En- đru được Đen-ni cho biết về những sự việc đã qua.
Danh sách các khách bệnh của En- đru đã được nhượng lại cho bác sĩ Lâu- Ơ-ri không phải với số tiền Tớc-nơ đã ấn định mà chỉ được xấp xỉ số tiền đó vì trong tình cảnh lúc bấy giờ, En- đru không thể giới thiệu lại các khách bệnh của anh cho người kế chân anh. Hốp cuối cùng đã hết thời kỳ hưởng học bổng và hiện về sống ở quê là Bớc-minh-âm. Đen-ni cũng được tự do rồi. Anh đã xin nghỉ việc trước khi về Len-tơ-nị En- đru hiểu ngay những điều ấy ám chỉ gì, anh ngẩng phắt đầu lên:
- Mình sẽ đủ sức làm việc vào đầu năm tới.
Hai người bắt đầu bàn bạc nghiêm chỉnh và trong vòng một tuần, vẻ đờ đẫn trì độn trên nét mặt của En- đru đã biến mất. Anh cảm thấy tâm trí con người ta có thể hồi phục sau một đòn choáng váng như anh đã phải chịu, kể cũng kỳ lạ và đáng buồn. Tuy nhiên, anh chẳng làm thế nào được, sự hồi phục đã diễn ra ở anh. Mấy hôm trước, anh còn lê chân như một cái máy với một vẻ thờ ơ lạnh lùng. Nhưng bây giờ anh đã hít không khí mát lạnh vào lồng ngực với một vẻ cường tráng, cầm chiếc gậy phạt mạnh vào đám dương xỉ, nhận lấy từ tay Đen-ni những thư từ báo chí do bưu điện chuyển đến, và rủa ầm lên khi người ta không đem đến cho anh tờ “Tạp chí y học”.
Đến tối Đen-ni và En- đru nghiên cứu một tấm bản đồ cỡ lớn. Dựa vào một quyển danh bạ, hai người lập một bảng ghi tên các thị trấn rồi gạch bớt dần đi và sau cùng đặt chung sự lựa chọn vào tám thị trấn, hai thị trấn nằm ở hạt Xtê-phớt-sơ, ba ở No- đem-tơn-sơ và ba ở U- O-rích-sơ.
Sang thứ hai tuần sau, Đen-ni đi vắng một tuần. Trong bảy ngày ấy, En- đru cảm thấy niềm khát khao làm việc trước kia trỗi dậy trở lại, khát khao được làm một công việc thật sự mà anh có thể cùng vời Hốp và Đen-ni thực hiện. Anh nôn nóng đứng ngồi không yên. Chiều thứ bảy, anh đi bộ ra tận A-be-ga-ven-ni đón chuyến tàu cuối cùng trong tuần. Thất vọng trở về, En- đru tưởng sẽ phải chịu đựng thêm hai đêm một ngày tròn chờ đợi một lần nữa, nhưng về đến nhà, anh đã thấy một chiếc xe Pho nhỏ màu đen đậu ở ngoài nhà khách. Chạy vội vào, anh thấy trong phòng anh sáng đèn Đen-ni và Hốp đang ngồi uống trà với trứng đúc thịt, kem đánh bọt và đào đóng hộp.
Trong ngày nghỉ cuối tuần đó chỉ có riêng ba người sử dụng cả ngôi nhà. Bản báo cáo của Đen-ni đọc tại bữa ăn xôm trò này là lời mở màn nồng nhiệt cho buổi thảo luận hăng say giữa ba người. Bên ngoài trời mưa to kêu rào rào vào cửa kính. Thời tiết cuối cùng đã xấu đi, nhưng đối với họ thì không hề gì.
Trong số những thị trấn Đen-ni đã đến thăm có hai thị trấn, theo cách nói của Hốp, đã chín muồi cho việc mở mang ngành ỵ Phren-tơn và Xten-bơ-rơ đều là những thị trấn nửa nông nghiệp vừa mới được ghép thêm một ngành công nghiệp mới. Ở Xten-bơ-rơ mới mọc lên một nhà máy sản xuất vòng bi cho động cợ Phren-tơn thì mới có một nhà máy đường lớn, nhà cửa mọc lên san sát chung quanh, dân số tăng lên. Nhưng ở cả hai nơi, các cơ sở y tế còn bị thụt lùi đằng sau. Phren-tơn chỉ có một cái bệnh xá con con, còn Xten-bơ-rơ thì chẳng có gì cả. Những trường hợp cấp cứu, đưa lên Cô-ven-tơ-ri cách đó mười lăm dặm.
Những chi tiết ít ỏi ấy đã đủ để họ lao theo như đàn chó săn đánh hơi thấy con mồi. Nhưng Đen-ni còn có những tin tức đáng khích lệ hơn nữa. Đen-ni giở ra một tấm bản đồ Xten-bơ-rơ xé ở quyển chỉ dẫn đường vùng trung du của câu lạc bộ xe hơi. Đen-ni bảo:
- Mình lấy làm tiếc là đành phải xé trộm bản đồ này ở khách sạn Xten-bơ-rợ Theo mình, đây là một nơi bắt đầu khá tốt đẹp.
- Này, cái dấu này chỉ cái gì thế, nói ngay cho chúng mình biết đi – anh chàng Hốp thích riễu cợt bây giờ cũng nôn nóng hỏi.
- Đây là khu chợ, - Đen-ni nói trong khi ba người chụm đầu trên tấm bản đồ – hay ít ra thực chất nó là khu chợ, vì không hiểu vì lý do gì người ta lại gọi đấy là “bãi vòng”. Nó nằm ở chính giữa thị trấn, ở một vị trí khá cao, một địa thế rất tốt. Các cậu biết không, một dãy nhà, cửa hiệu và văn phòng, nửa là nhà ở, nửa là hiệu buôn lâu đời, kiến trúc thời kỳ Gioócđơ, cửa sổ thấp và cửa kính khung vòm. Viên thầy thuốc chính của thị trấn – một lão to béo như cái vại, mình đã gặp lão ta, mặt đỏ gay, uy nghi lẫm liệt, hai mái tóc mai như hai miếng sườn cừu – thế mà lão ấy cũng lại dùng hai người phụ tá. Nhà lão ấy ở ngay “bãi vòng” này. Đối diện với nhà lão ấy, ở phía bên kia vòi nước xinh xắn bằng đá Gra-nít nằm ở giữa “bãi vòng” là hai ngôi nhà bỏ trống, có nhiều phòng rộng, sàn nhà tốt nguyên, mặt nhà tươi tắn và lại treo biển đề “nhà bán”. Theo mình thì...
- Theo cả mình nữa – Hốp nói liền một hơi – mình xin nói ngay: đối với mình, không có gì thích bằng một phòng thí nghiệm nho nhỏ đối diện với cái vòi nước này.
Họ tiếp tục bàn bạc. Đen-ni tiếp tục cung cấp thêm nhiều chi tiết thú vị. Anh kết luận:
- Cố nhiên, có lẽ chúng mình ai cũng thấy mê rồi. Nhưng chúng mình không ai có nhiều tiền. Chắc chúng mình sẽ phải làm việc như tù khổ sai thì mới xong được. Nhưng dù sao...
- Cầu Trời phù hộ cho lão thầy thuốc tóc mai dài kia! Hốp nói rồi vươn vai đứng dậy.
Chủ nhật, họ đẩy kế hoạch của họ đi xa thêm một bước nữa. Họ quyết định ngày mai, trên đường về nhà, Hốp sẽ đi vòng qua Xten-bơ-rợ Đen-ni và En- đru sẽ đến Xten-bơ-rơ gặp Hốp vào hôm thứ tư tại khách sạn, rồi một trong ba người sẽ kín đáo đến hỏi nhân viên giao dịch nhà cửa ở đó.
Với một ngày bận rộn bày ra trước mắt, hôm sau Hốp lên đường rất sớm, phóng chiếc xe Pho vụt đi khi hai người bạn kia chưa kịp ăn xong bữa sáng. Trời còn đầy mây, nhưng gió thổi mạnh báo hiệu một ngày vui vẻ, lộng gió. Aên sáng xong, En- đru đi ra ngoài một tiếng. Thật khoan khoái khi thấy mình lại sung sức, sự nghiệp của anh một lần nữa lại đến với anh trong cuộc phiêu lưu đẹp đẽ này. Mãi cho đến bây giờ, lúc kế hoạch của anh sắp được thực hiện, anh mới hiểu hết ý nghĩa của nó đối với anh.
En- đru về nhà vào lúc mười một giờ thì người đưa thư đã đem đến cho anh một chồng thư gửi từ Luân Đôn. Anh ngồi vào bàn, sung sướng giở thư ra đọc. Đen-ni đang đọc tờ báo buổi sáng bên cạnh lò sưởi.
Bức thư thứ nhất là thư của Me- Ơ-ri Bâu-lân. Một nụ cười ấm áp hiện lên trên đôi môi của En- đru khi anh đọc những trang giấy viết xin xít. Đầu thư, cô gái bày tỏ niềm thương cảm với anh, mong anh nay đã hồi phục hoàn toàn. Rồi cô kể với En- đru tóm tắt về cộ Cô đã khoẻ hơn rất nhiều, gần khỏi hẳn. Trong năm tuần qua, nhiệt độ của cô đã trở lại bình thường. Cô đã ngồi dậy, tập thể dục dần dần, mỗi ngày thêm một ít. Cô lên cân nhiều đến nỗi chú En- đru khó có thể nhận ra cộ Me- Ơ-ri hỏi chú En- đru bao giờ đến thăm cộ Ông Xtin-men đã về Mỹ từ mấy tháng nay, để lại người phụ tá là ông Ma-lân chịu trách nhiệm trông nom bệnh viện. Me- Ơ-ri không thể nào nói hết được lòng biết ơn chú En- đru về việc gửi cô đến Ben-lơ-vuy.
En- đru đặt thư xuống, mặt hãy còn tươi tỉnh với ý nghĩ Me- Ơ-ri khỏi bệnh. Sau đó, gạt sang một bên một loạt những tờ thông tin và giấy quảng cáo, tất cả đều gửi trong phong bì mềm dán tem nửa pen-ni, En- đru nhặt lấy bức thư thứ hai. Đây là một chiếc phong bì khổ lớn thuộc loại công văn. Anh mở phong bì, rút ở trong ra một tờ giấy cứng.
Đến lúc này, nụ cười trên môi anh không còn nữa. Anh đờ người ra nhìn bức thư mà không tin ở mắt mình. Mắt anh trợn tròn, mặt tái nhợt. Anh lặng người dễ đến mười phút, mắt cứ nhìn trừng trừng vào bức thư.
- Đen-ni, xem đây này. - En- đru nói với giọng trầm trầm.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52