Chương 52
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
Vụ kiện sẽ được xét xử vào ngày mười tháng mười một. En- đru có mặt ở luân Đôn trước một tuần. Anh đi một mình, yêu cầu Đen-ni và Hốp cứ để mặc anh. Với tâm trạng buồn rầu, cay đắng, En- đru đến ở tại khách sạn Miuđi-âm.
Tuy bề ngoài có vẻ bình tĩnh song thực ra En- đru ở trong một tâm trạng tuyệt vọng, hết trải qua những lúc bi quan chán nản, chua xót, lại đến những lúc khắc khoải lo lắng không những vì không biết tương lai sẽ ra sao mà còn vì tất cả quãng đời bác sĩ của anh đã qua lại hiện lên rất rõ trong óc. Nếu như cơn khủng hoảng này xảy ra vào sáu tuần trước thì lúc ấy tâm trí anh còn tê dại sau cái chết của Cơ-ri-xtin, anh sẽ không cảm thấy gì hết, không chú ý gì hết. Nhưng nay đã hồi phục, sẵn sàng và háo hức trở lại làm việc thì anh cảm thấy đầy đủ sự tàn nhẫn của ngọn đòn choáng váng này.
Lòng nặng trĩu đau buồn, En- đru biết rằng mọi hy vọng đã được nhen lại của anh lần này mà bị bóp chết nữa thì bản thân anh có còn sống cũng như chết rồi.
Những ý nghĩ ấy cùng với những ý nghĩ đau đớn khác nữa luôn luôn ám ảnh En- đru, có những lúc làm đầu óc anh mơ hồ, hỗn độn. Anh không thể tin được rằng chính anh, En- đru Men-sân, lại rơi vào cảnh ngộ khủng khiếp này, vấp phải đúng cơn ác mộng ghê gớm mà người bác sĩ nào cũng khiếp sợ. Tại sao anh lại bị gọi ra trước Hội đồng kỷ luật? Tại sao họ lại muốn gạch tên anh khỏi ngành ỷ Anh không làm một điều gì ô nhục, không mắc một tôi phản nghịch nào, không có một hành động phi pháp nào. Anh chỉ làm có một việc là chữa cho Me- Ơ-ri Bâu-lân khỏi bệnh.
Việc bào chữa cho mình, En- đru giao cho phòng luật sư “Hoóc-nơ và công ty” ở Linh-cơn In Phin mà Đen-ni đã nồng nhiệt giới thiệu với anh. Thoạt nhìn, To-mớt Hoóc-nơ không gây ấn tượng mạnh mẽ cho người tiếp chuyện ông. Ông có vóc người nhỏ bé, mặt mũi hồng hào, đeo kính trắng gọng vàng, dáng điệu kiểu cách. Do có một nhược điểm trong bộ máy tuần hoàn nên nét mặt ông hay bị ửng đỏ khiến ông có một vẻ ngượng nghịu lúng túng, nó chắc chắn không giúp ông gây lòng tin với người khác. Hoóc-nơ đã có ngay nhận định dứt khoát về chiều hường của vụ kiện. Khi En- đru trong cơn phẫn uất ban đầu định đến cầu cứu Ro-bớt Ép-bi, chỗ quen biết có thế lực duy nhất của anh ở Luân Đôn, thì Hoóc-nơ đã nhăn mặt, nhắc anh rằng Ép-bi chính là một thành viên trong Hội đồng. Cũng với thái độ không tán thành, nhà luật sư kiểu cách này đã gạt bỏ ý định điên rồ của En- đru đánh điện mời Xtin-men ở Mỹ sang. Họ đã có trong tay mọi bằng chứng mà Xtin-men có thể cung cấp và sự có mặt của người thầy thuốc không bằng cấp kia chỉ càng làm cho các thành viên Hội đồng kỷ luật thêm tức giận. Cũng vì lý do ấy mà Ma-lân, hiện là người trông nom bệnh viện Ben-lơ-vuy, cũng phải gạt ra ngoài, không được xuất hiện.
Dần dà, En- đru bắt đầu hiểu rằng khía cạnh pháp lý của vụ này hoàn toàn khác với cách nhìn nhận của anh. Cách lập luận của anh, như lúc anh còn minh oan cho mình trong văn phòng của Hoóc-nơ, khiến người luật sư phải nhăn mặt. Cuối cùng, Hoóc-nơ buộc lòng phải bảo:
- Bác sĩ Men-sân ạ, có một điều tôi phải yêu cầu ông là ông không được phát biểu những lời như vậy trong buổi xét xử hôm thứ tư này. Tôi quả quyết không có gì tai hại cho ông bằng những lời nói đó.
En- đru im bặt, hai bàn tay nắm chặt lại, con mắt nảy lửa.
- Nhưng tôi muốn vạch ra cho họ biết sự thật. Tôi muốn chỉ ra cho họ hiểu rằng chữa cho cô gái kia khỏi bệnh là việc làm tốt đẹp nhất của tôi từ bao nhiêu năm naỵ Sau bao nhiêu tháng trời làm toàn những chuyện bậy bạ để lấy tiền của thiên hạ, tôi đã thực sự làm được một việc đẹp đẽ thì... chính việc đó mà họ truy tố tôi.
Con mắt Hoóc-nơ đằng sau chiếc kính trắng tỏ ra hết sức lo ngại. Cơn bực làm máu ông dồn lên mặt.
- Tôi xin ông đấy, ông Men-sân ạ. Ông không hiểu hoàn cảnh của ông nghiêm trọng đến mức nào. Nhân đây, tôi phải nói thẳng với ông rằng giỏi lắm thì khả năng thắng của chúng ta cũng rất mỏng manh. Mọi tiền lệ đều hại ta: Ken năm 1909, Lâu- đen năm 1912, Phun-gơ năm 1919, đều bị gạch tên vì tội cộng tác đối với những kẻ không có bằng cấp. Cả vụ Hếch-xcơm nổi tiếng năm 1921 nữa. Hếch-xcơm đã bị khai trừ khỏi bác sĩ đoàn vì đã gây mê giúp Gia-vít, người làm nghề nắn xương. Bây giờ, điều mà tôi van nài ông là: ông chỉ trả lời các câu hỏi “có” hay “không” thế thôi, hoặc nếu không nói được như vậy thì trả lời càng ngắn càng tốt. Tôi trịnh trọng nhắc nhở ông rằng nếu ông lao vào những bài nói tràng giang đại hải lạc đề như vừa rồi ông nói với tôi thì ông sẽ bị trục xuất khỏi bác sĩ đoàn chắc chắn như tên tôi là To-mớt Hoóc-nơ vậy.
En- đru lờ mờ hiểu rằng anh phải cố ghìm mình. Như người bệnh nằm trên bàn mổ, anh phải chịu đựng những sự mổ xẻ hình thức của Hội đồng. Thái độ thụ động ấy thật khó đối với anh. Chỉ nghĩ rằng anh phải từ bỏ mọi cố gắng tự bào chữa và chỉ được trả lời một cách tẻ nhạt “có” hay “không” đã là quá sức chịu đựng.
Tối thứ ba, ngày mồng chín tháng mười một, bồn chồn đến cùng cực không biết ngày mai sẽ đem lại những gì, tự nhiên chân anh đưa anh tới phố Pét- đinh-tơn, đi về phía hiệu Vai-lơ, như bị một sự thúc đẩy kỳ lạ nào trong tiềm thức. In sâu trong trí óc anh không xua đi nổi là ý nghĩ bệnh hoạn tưởng tượng rằng tất cả những tai hoa. xảy ra với anh trong mấy tháng qua là sự trừng phạt về cái chết của Vai-lợ Đó là một sự suy diễn tự nhiên, thiếu suy nghĩ, song nó cứ tồn tại, bắt nguồn sâu xa từ những nguồn tin xa xưa nhất của anh. Anh cảm thấy bước chân cứ lôi kéo anh không cưỡng nổi về phía nhà người đàn bà goá Vai-lơ, tưởng như chỉ cần trông thấy bà ta là đã có thể làm dịu bớt nỗi đau khổ của anh một cách nhiệm màu.
Trời tối đen, ẩm ướt, ngoài phố không còn mấy ai đi lại. En- đru có một cảm giác lạ lùng khi đi giữa những phố phường rất quen thuộc xưa kia mà không một ai nhận ra mình. Hình dáng tối sẫm của anh cũng trở thành một cái bóng đen giữa các bóng ma khác đang vội vã bước đi dưới trời mưa nặng hạt. En- đru đến hiệu Vai-lơ đúng vào lúc sắp đóng cửa. Do dự một chút rồi vừa lúc một khách hàng đi ra, anh vội bước vào.
Bà Vai-lơ đứng một mình sau quầy giặt là, đang gấp một chiếc áo choàng phụ nữ khách vừa mới đem lại. Bà ta mặc một chiếc váy đen, chiếc áo cũ cũng nhuộm đen, hơi hở một tí ở cổ. Y phục màu tang này có phần nào làm người bà nhỏ đi. Bỗng bà ta ngẩng đầu và nhận ra En- đru.
- A, bác sĩ Men-sân! – Gương mặt sáng lên, bà ta reo – Dạo này ông có mạnh khoẻ không?
En- đru trả lời ngượng nghịu. Anh nhận thấy bà Vai-lơ không biết gì về những nỗi dằn vặt trong anh hiện naỵ Anh vẫn đứng ở ngang cửa, người ngay đơ, trong khi mấy giọt nước mưa từ từ rơi từ vành mũi của anh xuống đất.
- Mời ông vào trong nhà. Ơ kìa, ông ướt hết cả rồi. Thời tiết tồi tệ quá...
En- đru ngắt ngang lời bà ta, giọng lạc hẳn đi:
- Tôi muốn đến thăm bà từ lâu, bà Vai-lơ ạ. Tôi vẫn thường tự hỏi không biết dạo này bà sống ra sao...
- Cũng cố thu xếp mà sống thôi, bác sĩ ạ. Không đến nỗi khổ cho lắm. Tôi mới thuê được một anh thợ giày trẻ. Anh này được cái làm ăn tốt. Aáy, mời ông vào nhà để tôi pha trà...
En- đru lắc đầu:
- Tôi đi qua đây nhân tiện rẽ vào một tí. – Rồi anh nói tiếp, giọng gần như tuyệt vọng – Chắc bà thương nhớ ông nhà lắm nhỉ.
- Ôi! Có chứ! Nhất là lúc đầu. Nhưng kể cũng lạ – Bà Vai-lơ thậm chí mỉm cười được với En- đru – người ta rồi cũng quen cả.
En- đru nói nhanh, ấp úng:
- Tôi tự trách mình mãi... trên một phương diện nào đó. Ồ, chuyện ấy xảy ra quá đột ngột với bà, tôi nhiều khi cảm thấy chắc bà phải oán trách tôi...
- Oán trách bác sĩ ư? – Bà vai-lơ lắc đầu – Sao ông lại nói thế khi ông đã làm mọi việc, tìm cho cả bệnh xá, cả người phẫu thuật giỏi nhất...
En- đru vẫn cố nói, giọng khản lại, toàn thân lạnh toát, cứng đờ:
- Nhưng, bà biết không, nếu bà làm khác, có lẽ nếu ông nhà chịu vào bệnh viện công...
- Chắc rồi cũng thế thôi, bác sĩ ạ. Ông Ha-ri nhà tôi đã được hưởng tất cả những gì tốt nhất mà đồng tiền có thể đem lại. Cả đám tang cũng vậy, giá ông được thấy các vòng hoa... Còn trách móc ông... ấy, đã bao nhiêu lần tôi nói ngay tại cửa hiệu này là ông nhà tôi không thể nào nhờ được một bác sĩ nào tốt hơn, tử tế hơn và tài giỏi hơn ông...
Trong lúc bà Vai-lơ nói, En- đru đau đớn lần chót nhận thấy dù cho anh có công khai thú tội thì bà ta cũng sẽ chẳng bao giờ tin. Bà ta đã có những ảo tưởng về cái chết yên ổn, không tránh khỏi, và tốn kém của chồng. Lôi bà ta ra khỏi cái cột mà bà ta đang sung sướng bíu lấy là một điều nhẫn tâm. Ngừng một lát, En- đru nói:
- Bà Vai-lơ ạ, tôi rất vui mừng được gặp lại bà và được biết tình hình sinh sống hiện nay của bà.
Nói xong, anh bắt tay bà Vai-lơ, chúc bà ta ngủ ngon rồi ra về.
Cuộc gặp gỡ này không làm anh khuây khoa? hoặc yên lòng mà chỉ làm tăng thêm nỗi đau khổ của anh. Tâm trạng anh thay đổi hẳn. Anh đã mong chờ cái gì? Sự tha thứ, theo nếp cổ truyền đẹp đẽ nhất chỉ có trong trí tưởng tượng của người ta chăng? Sự lên án? Anh chua chát nghĩ bây giờ có khi bà Vai-lơ lại quý trọng anh hơn bao giờ. Trở về nhà qua những đường phố ngập nước, En- đru bỗng tin rằng ngày mai thế nào anh cũng bị thua kiện. Cái điều tin ấy vững mạnh lên thành một điều chắc chắn đáng sợ.
Trong một ngách phố yên tĩnh cách khách sạn anh ở không xa, anh đi qua một nhà thờ còn ngỏ cổng. Lại có một sức mạnh nào đó chi phối con người anh, bảo anh dừng chân, đi lộn lại và vào trong nhà thờ. Nhà thờ tối om, vắng vẻ và ấm áp, tưởng như buổi lễ vừa mới kết thúc không lâu. En- đru không biết nhà thờ này thuộc giáo phái nào, anh cũng không coi đó là điều quan trọng. Anh ngồi ngay xuống hàng ghế cuối cùng, đôi mắt lờ đờ nhìn lên gian hậu tối như bưng, màn buông kín. Anh nhớ lại, trong thời gian hai vợ chồng lạnh nhạt với nhau Cơ-ri-xtin đã trở về với tôn giáo. Xưa nay anh chưa đi lễ nhà thờ bao giờ nhưng bây giờ anh lại ngồi ở đây, trong nhà thờ xa lạ này. Những nỗi thống khổ đưa con người đến chốn này, đưa con người trở về với ý thức của mình, đưa con người đến ý nghĩ về Thượng đế.
En- đru cứ ngồi đó, đầu gục xuống, như một lữ khách ngồi nghỉ sau một chặng đường dai. Ý nghĩ của anh bay đi không phải thành một lời cầu nguyện có suy tính nào, mà bay bằng đôi cánh do sự mong mỏi của linh hồn anh chắp chọ Hỡi Thượng đế! Xin Thượng đế phù hộ cho con, đừng bắt con bị khai trừ! Xin Thượng đế đừng bắt con bị khai trừ! En- đru cứ đắm mình trong sự suy tưởng lạ lùng ấy dễ đến nửa giờ, rồi anh đứng dậy về thẳng khách sạn.
Sáng hôm sau, tuy đã ngủ được một giấc nặng nề, nhưng lúc dậy anh cảm thấy nỗi khắc khoải còn đau đớn hơn trước. Anh mặc quần áo mà tay cứ rung rung. Anh lại thầm tự trách mình đã đến ở khách sạn này làm anh nhớ lại thời gian thi vào Hội y học Hoàng gia. Tâm trạng anh hiện nay đúng như nỗi lo sợ trong những ngày trước kỳ thi dạo ấy, nhưng nhân lên gấp một trăm lần.
Xuống nhà, anh không ăn sáng được miếng nào. Buổi xét xử anh bắt đầu vào lúc mười một giờ và Hoóc-nơ đã dặn anh phải đến sớm. Anh ước tính đi bộ từ đây đến phố Hem-lân chắc không mất quá hai mười phút nên anh ngồi lại phòng đợi của khách sạn, giở mấy tờ báo giả vờ đọc để che nỗi bồn chồn cho đến mười giờ rưỡi. Nhưng chiếc xe tắc xi của anh lại bị nghẽn đường ở phố Oc-xphớt nên lúc anh tới trụ sở Hội đồng y học trung ương thì vừa đúng mười một giờ.
En- đru vội vã vào phòng Hội đồng, chỉ có một cảm giác lờ mờ vế kích thước gian phòng, chiếc bàn cao mà Hội đồng ngồi xét xử và trong ghế Chủ tịch là ngài Gien-nơ Hen-li- đây. Ngồi ở cuối phòng là những người liên quan đến vụ xét xử, trông giống lạ những diễn viên chờ ám hiệu đến lượt mình ra diễn. En- đru thấy có Hoóc-nơ, Me- Ơ-ri Bâu-lân đi cùng với bố, chị y tá Sáp, bác sĩ Thơ-rơ-gút, ông Bun, xơ Mai-lơ, hộ lý bệnh viện Vích-to-ri- Ơ... Con mắt En- đru nhìn một lượt khắp dãy ghế, rồi anh vội vã ngồi xuống bên cạnh Hoóc-nơ.
- Tôi tưởng đã dặn ông đến sớm cơ mà. – Hoóc-nơ bực tức – Vụ trước đã gần xử xong. Để Hội đồng phải chờ là không hay đâu.
En- đru không đáp. Như Hoóc-nơ nói chủ tịch Hội đồng hiện đang tuyên bố quyết định về vụ xử trước vụ En- đrụ Bị cáo bị gạch thên khỏi danh sách bác sĩ đoàn. En- đru không thể dứt mắt anh khỏi bị cáo. Chắc đây là một bác sĩ đã mắc phải một hành vi phạm pháp nào đấy. Trông ông ta sa sút, quần áo sờn cũ, xem chừng đã phải vật lộn nhọc nhằn lắm với cuộc sống. Vẻ tuyệt vọng hoàn toàn trên mặt người bác sĩ ấy khi nghe bản án mà các đồng nghiệp của ông ta trong tổ chức oai nghiêm kia đọc lên, khiến En- đru phải rùng mình.
Nhưng En- đru không có thời giờ nghĩ ngợi nhiều, ngoài một chút thương hại thoáng quạ Ngay phút sau đã là vụ án của anh. Tim anh quặn lại khi thủ tục xét xử bắt đầu.
Bản cáo trạng được chính thức đọc lên từ đầu đến cuối. Sau đó, Gióoc Bun, luật sư của nguyên cáo đứng dậy nói. Người mảnh khảnh, gọn ghẽ, râu mày nhẵn nhụi, mặc áo thùng, chiếc kính kẹp mũi được giữ bằng một dải ruy-băng đen rộng bản, Bun nói thong thả, khoan thai.
- Thưa ngài chủ tịch, thưa quý ngài, trường hợp mà quý ngài sắp xét xử, theo tôi, không liên quan gì đến bất kỳ một thuyết y học nào như quy định trong mục 28 của luật ỵ Ngược lại, đây là một trường hợp rất rõ ràng về việc cộng tác nghề nghiệp với một người không có thẩm quyền làm nghề y, một chiều hướng, tôi xin mạn phép nói, đã khiến quý Hội đồng gần đây phải phàn nàn.
Vụ này diễn ra như sau: bệnh nhân là cô Me- Ơ-ri Bâu-lân, bị lao phổi đỉnh và đựơc nhận vào điều trị tại bệnh viện Vích-to-ri- Ơ ở khoa bác sĩ Thơ-rơ-gút vào ngày mười tám tháng bảy. Cô ấy được sự chăm sóc của bác sĩ Thơ-rơ-gút đến ngày mười lăm tháng tám thì xin ra viện, lấy cớ muốn về nhà. Tôi nói “lấy cớ” là vì vào ngày cô ta ra viện, lẽ ra trở về nhà thì bệnh nhân đã được bác sĩ Men-sân đến đón tại phòng thường trực bệnh viện đưa ngay đến một cơ sở tên là Ben-lơ-vuy, một cơ sở, theo tôi biết, có cao vọng chữa các bệnh phổi.
Khi đến địa điểm này, bệnh nhân được xếp vào phòng và được bác sĩ Men-sân khám với sự phối hợp của chủ cơ sở tên là Ri-sớt Xtin-men, một người không bằng cấp và theo tôi hiểu – và lại là một người ngoại bang. Khám xong, sau khi trao đổi ý kiến với nhau – tôi đặt biệt lưu ý Hội đồng đến câu này: sau khi trao đổi ý kiến với nhau – bác sĩ Men-sân và ông Xtin-men quyết định tiến hành phẫu thuật bệnh nhân, bơmkhí vào màng phổi bệnh nhân. Tiếp đến, bác sĩ Men-sân gây tê khu vực và việc bơm khí do bác sĩ Men-sân và ông Xtin-men cùng thực hiện.
Lưu ý ngài, sau khi đã trình bày sơ lược các sự việc, bây giờ tôi xin phép dẫn ra thêm bằng chứng. Bác sĩ Thơ-rơ-gút, xin mời ông.
Thơ-rơ-gút đứng dậy, bước lên phía trước. Nhấc bỏ chiếc kính đeo mũi nhưng vẫn cầm ở tay để nhấn mạnh vào những điểm trọng yếu, Bun bắt đầu hỏi các nhân chứng.
- Thưa bác sĩ Thơ-rơ-gút, tôi hoàn toàn không muốn làm phiền ông. Chúng tôi đều biết rõ tên tuổi ông, có thể nói là tiếng tăm lừng lẫy của ông trên phương diện bác sĩ chuyên khoa phổi, và tôi tin chắc ông sẽ có thái độ khoan dung đối với người đồng nghiệp cấp dưới của ông. Nhưng dù sao, bác sĩ Thơ-rơ-gút, xin ông cứ cho biết, có đúng là sáng thứ bảy, ngày mồng bốn tháng tám, bác sĩ Men-sân đã đến đòi trao đổi ý kiến với ông về bệnh nhân Me- Ơ-ri Bâu-lân không?
- Đúng.
- Và có đúng là trong quá trình trao đổi ý kiến này, bác sĩ Men-sân đã nài ép ông áp dụng một hướng điều trị mà ông cho là không nên không?
- Ông ta muốn tôi áp dụng liệu pháp bơm khí màng phổi đỉnh.
- Đúng thế! Và vì lợi ích của bệnh nhân, ông đã từ chối
- Đúng vậy.
- Thái độ của bác sĩ Men-sân có gì đặc biệt khi ông từ chối không?
- Ờ... – Thơ-rơ-gút ngập ngừng.
- Xin ông cứ nói thẳng thắn. Chúng tôi đều thông cảm với sự miễn cưỡng tự nhiên của ông.
- Sáng hômđó, ông ấy xem chừng có vẻ không bình thường. Ông ấy hình như bất đồng vớiquyết định của tôi.
- Cám ơn ông, bác sĩ Thơ-rơ-gút. Ông không có căn cứ gì để nghĩ rằng bệnh nhân không hài lòng với cách điều trị Ở bệnh viện chứ? – nghĩ đến giả thuyết này, một nụ cười ướt át hiện trên gương mặt khô cằn của Bun – Và bệnh nhân không có lý do gì để phàn nàn về ông hoặc về các nhân viên bệnh chứ?
- Không có mảy may lý do gì. Bệnh nhân dường như lúc nào cũng rất vui vẻ, sung sướng và hài lòng.
- Cám ơn ông , bác sĩ Thơ-rơ-gút. – Bun cầm lấy tờ giấy sau – Bây giờ xin mời xơ Mai-lơ, hộ lý ở phòng bệnh nhân.
Thơ-rơ-gút ngồi xuống. Xơ Mai-lơ bước lên. Bun lại hỏi:
- Xơ Mai-lơ, chiều thứ hai, ngày mồng sáu tháng tám, hai hôm sau lần trao đổi ý kiến giữa bác sĩ Thơ-rơ-gút và bác sĩ Men-sân, bác sĩ Men-sân đã đến thăm bệnh nhân, có phải không?
- Có đến.
- Ông ấy đến thăm có vào giờ thông thường không?
- Không.
- Ông ấy có khám bệnh nhân không?
- Không. Sáng hôm ấy phòng không đặt bình phong. Ông ấy chỉ ngồi nói chuyện với bệnh nhân thôi.
- Rất đúng, xơ ạ. Một câu chuyện dài, nghiêm trang – tôi xin phép nhắc lại nguyên văn lời khai chính thức của xợ Nhưng xơ hãy cho chúng tôi biết, bây giờ bằng chính lời xơ, đã diễn ra những gì ngay sau khi bác sĩ Men-sân về?
- Khoảng nửa giờ sau, giường 17, tức bệnh nhân Me- Ơ-ri Bâu-lân bảo với tôi: Xơ ạ, cháu đã suy nghĩ kỹ và quyết định xin ra viện. Xơ rất tốt với cháu. Nhưng cháu muốn xin ra vào thứ tư tuần sau.
Bun vội cắt ngang:
- Thứ tư tuần sau. Cám ơn xợ Đó là điều tôi muốn nêu bật. Ta hãy tạm dừng ờ đây.
Xơ Mai-lơ trở về chỗ ngồi.
Người thầy cãi khoa bàn tay cầm chiếc kính đính ruy-băng với một cử chỉ hài lòng lịch sự.
- Bây giờ xin mời chị y tá Sáp... Chị Sáp, chị có thể xác nhận lời đã khai về các hành động của bác sĩ Men-sân trong chiều hôm thứ tư, ngày mười lăm tháng tám chứ?
- Thưa vâng, tôi có mặt ở đó mà lại.
- Chị Sáp, qua giọng chị, tôi hiểu chị có mặt ở đấy một cách miễn cưỡng.
- Khi tôi phát hiện ra nơi đến là đâu và ông Xtin-men này là ai, không phải là bác sĩ, chẳng phải là cái gì cả, thì tôi...
- Căm phẫn. – Bun mớm lời.
- Vâng, tôi căm phẫn. – Sáp vội nói – Trong đời, tôi chỉ quan hệ với các bác sĩ thực thụ, những chuyên gia chân chính, chứ không hề quan hệ với ai khác.
- Rất đúng. – Bun nói dẻo như kẹo – Bây giờ, chị Sáp, còn một điểm mà tôi mong chị nói lại cho một lần nữa để Hội đồng thấy thật rõ. Bác sĩ Men-sân có thực sự cộng tác với ông Xtin-men trong... trong ca phẫu thuật ấy không?
- Có cộng tác – Sáp trả lời với giọng oán hờn.
Đến lúc đó, Ép-bi ngả người về phía trước, hỏi nhẹ nhàng một câu thông qua Chủ tịch Hội đồng.
- Chị Sáp, có phải là lúc diễn ra những sự việc đang được nói đến này, chị đã được bác sĩ Men-sân báo trước sẽ cho chị nghỉ việc phải không?
Chị y tá đỏ mặt, bình tĩnh, ấp úng:
- Vâng, có nhẽ thế.
Phút sau, khi chị y tá ngồi xuống, En- đru cảm thấy một đôi chút ấm áp: ít nhất Ép-bi vẫn có thiện cảm với anh.
Bun quay sang bàn Hội đồng, hơi bực mình trước câu hỏi xen ngang vừa rồi.
- Thưa ngài Chủ tịch, thưa quý ngài, tôi còn có thể tiếp tục hỏi các nhân chứng, song tôi hiểu quá rõ thời gian của Hội đồng là quý báu. Vả lại, tôi đã cung cấp đủ để kết luận về vụ này. Không có mảy may nghi ngờ gì nữa, với sự thông đồng của bác sĩ Men-sân, bệnh nhân Me- Ơ-ri Bâu-lân đã bị kéo ra khỏi sự trông nom điều trị của một nhà chuyên môn xuất sắc tại một trong những bệnh viện tốt nhất ở Luân Đôn rồi bị đem đến cái cơ sở đáng ngờ kia – riêng việc đó đã là một hành vi sai phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp – và tại cơ sở ấy, bác sĩ Men-sân đã chủ tâm hợp tác với người chủ cơ sở, một người không có bằng cấp làm nghề y, tiến hành một ca mổ nguy hiểm mà bác sĩ Thơ-rơ-gút, nhà chuyên môn có trách nhiệm một cách đạo đức đối với bệnh nhân, đã phải chỉ định. Thưa ngài Chủ tịch, thưa quý ngài, trong vấn đề này, tôi nghĩ không phải chúng ta xét đến một trường hợp cá biệt, một hành vi sai trái ngẫu nhiên như thoạt nhìn ta có thể tưởng, mà là một sự sai phạm có tính toán, cân nhắc và hầu như có hệ thống đối với y luật.
Bun ngồi xuống, tự mãn, và bắt đầu lau kính. Gian phòng im lặng một lúc. En- đru vẫn cúi gằm mặt xuống sàn. Phải nghe người ta trình bày xuyên tạc trường hợp của anh là một cực hình. En- đru chua chát nghĩ thầm họ đối xử với anh như đối với một tên tội phạm lén lút xấu xạ Vừa vặn lúc đó, luật sư của anh đứng lên chuẩn bị nói.
Như mọi lần, Hoóc-nơ có vẻ lúng túng, mặt đỏ ửng, loay hoay mãi mới sắp xếp được giấy tờ. Thế nhưng, có điều lạ là sự lúng túng ấy hình như lại tranh thủ được cảm tình của Hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng khích lệ:
- Nào, mời ông Hoóc-nơ.
Hoóc-nơ hắng giọng:
- Thưa ngài Chủ tịch, thưa quý ngài. Tôi không tranh cãi về những bằng chứng ông Bun dẫn ra. Tôi không muốn đi sâu tìm hiểu động cơ của các sự việc. Nhưng hiểu những sự việc ấy như thế nào là điều rất hệ trọng đối với chúng tạ Ngoài ra, còn có một số điểm phụ cho thấy dưới một ánh sáng thuận lợi cho khách hàng của tôi hoàn cảnh xảy ra việc này.
Người ta chưa nói rõ câu Bâu-lân trước hết là bệnh nhân của bác sĩ Men-sân, bởi vì ngày mười một tháng bảy cô ấy đã đến nhờ bác sĩ Men-sân khám cho cô trước khi đến gặp bác sĩ Thơ-rơ-gút. Hơn nữa, bác sĩ Men-sân còn có những lý do riêng để chú ý đến người bệnh nhân này vì cô Bâu-lân là con gái một người bạn thân của mình. Do đó, trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ Men-sân tự coi mình là người có trách nhiệm về sức khoẻ của cô Bâu-lân. Chúng tôi phải thẳng thắn thừa nhận hành động của bác sĩ Men-sân là hoàn toàn sai lầm. Nhưng tôi xin trân trọng thưa rằng hành động ấy không có gì là nhục nhã hoặc ác ý.
Chúng ta đã biết bác sĩ Thơ-rơ-gút và bác sĩ Men-sân có ý kiến hơi khác nhau về cách điều trị. Bác sĩ Men-sân rất quan tâm đến người bệnh này nên việc ông muốn nhận lại người bệnh để tự mình trông nom là điều bình thường. Cố nhiên, ông ấy không muốn làm cho đồng nghiệp của mình phải khó chịu. Đó là lý do, chứ không có lý do nào khác, khiến bác sĩ Men-sân đã dùng đến mưu mẹo mà ông Bun đã ra sức nhấn mạnh. – Đến đây, Hoóc-nơ dừng lại, rút mùi xoa ho mấy tiếng. Trông ông ta như một người sắp phải đụng đầu với một trở ngại khó khăn hơn. – Và bây giờ, chúng tôi xin nói đến vấn đề cộng tác với ông Xtin-men ở Ben-lơ-vuỵ Tôi chắc rằng các vị trong Hội đồng không phải không biết đến tên tuổi ông Xtin-men. Tuy không có bằng cấp, nhưng ông ta đã phần nào có tiếng tăm và thậm chí nghe nói đã chữa được một số căn bệnh khó hiểu.
Chủ tịch Hội đồng cắt ngang bằng một giọng nghiêm khắc:
- Ông Hoóc-nơ, là một người không ở trong ngành y, làm sao ông hiểu vấn đề này?
- Thưa ngài, quả vậy – Hoóc-nơ vội nói ngay – Ý tôi muốn nói là ông Xtin-men xem chừng là một người có nghĩa khí. Ông ấy đã tiếp xúc với bác sĩ Men-sân cách đây nhiều năm, đó là lần ông ấy viết thư ca ngợi bác sĩ Men-sân về một công trình nghiên cứu các lá phổi. Về sau, hai người có dịp gặp nhau trên một lĩnh vực hoàn toàn không có tính chất nghề nghiệp là khi ông Xtin-men sang đây lập bệnh xá của ông tạ Vì vậy, tuy là một việc làm thiếu suy nghĩ, nhưng không phải là trái với lẽ thường, khi cần tìm kiếm một nơi để tự mình điều trị cô Me- Ơ-ri Bâu-lân, bác sĩ Men-sân đã nhờ đến những phương tiện mà bệnh xá Ben-lơ-vuy này có thể dành cho mình. Ông Bun, người đồng nghiệp của tôi, đã đánh giá Ben-lơ-vuy là một cơ sở “đáng ngờ”. Về điểm này, chắc Hội đồng vui lòng nghe lời khai của nhân chứng. Mời cô Bâu-lân.
Khi Me- Ơ-ri đứng dậy, các thành viên Hội đồng đều chăm chú nhìn cô với vẻ tò mò rõ rệt. Tuy lúng túng, mắt không lúc nào rời Hoóc-nơ và không hề nhìn sang Men-sân, nhưng Me- Ơ-ri trông khoẻ mạnh, sức khoẻ bình thường. Hoóc-nơ hỏi:
- Cô Bâu-lân, cô hãy thẳng thắn cho chúng tôi biết, cô có điều gì đáng phàn nàn trong thời gian điều trị Ở Ben-lơ-vuy không?
- Không. Không những không đáng phàn nàn mà còn đáng hài lòng.
En- đru thấy ngay là Me- Ơ-ri đã được dặn dò, chỉ bảo kỹ từ trước. Cô trả lời một cách có chừng mực, ý tứ.
- Cô có bị biến chứng xấu gì không?
- Trái lại, tôi khoẻ lên.
- Thực tế cách điều trị áp dụng cho cô, chính là cách điều trị mà bác sĩ Men-sân đã chủ trương ngay từ buổi đầu cô đến gặp ông ta vào ngày... xem nào... ngày mười một tháng bảy, có phải không?
- Vâng ạ.
- Nó có thích hợp không? – Chủ tịch Hội đồng hỏi.
- Tôi đã hỏi xong nhân chứng này, thưa ngài – Hoóc-nơ vội nói. Trong khi Me- Ơ-ri ngồi xuống, Hoóc-nơ chìa tay về phía bàn Hội đồng với cử chỉ cáo lỗi quen thuộc của ông – Thưa quý ngài, điều mà tôi muốn nêu lên là cách điều trị áp dụng tại Ben-lơ-vuy thực tế là cách điều trị của bác sĩ Men-sân và được thực hiện – có thể là sai nguyên tắc – bởi những người khác. Tôi thấy rằng, cứ xét theo ý nghĩa của hành động ấy thì không có sự cộng tác trên phương diện nghề nghiệp giữa ông Xtin-men và bác sĩ Men-sân. Tôi xin phép hỏi bác sĩ Men-sân.
En- đru đứng lên, có ý thức rõ về cảnh ngộ mình, biết rõ mọi con mắt đều đổ dồn vào mình. Nét mặt anh xanh xao mệt mỏi, lòng trống rỗng lạnh buốt. Anh nghe thấy tiếng Hoóc-nơ hỏi anh:
- Bác sĩ Men-sân, ông có được lợi lộc gì về tiền tài trong cái gọi là sự cộng tác với ông Xtin-men không?
- Không một xu nào.
- Ông không có một động cơ che đậy nào, một mục đích xấu xa nào khi làm công việc ông đã làm, phải không?
- Không.
- Ông không có ý định chê bai người đồng nghiệp cấp trên của ông là bác sĩ Thơ-rơ-gút, phải không?
- Không
- Không. Hai chúng tôi quan hệ với nhau rất tốt. Chúng tôi chỉ không giống ý kiến nhau về trường hợp này thôi.
- Rất đúng – Hoóc-nơ vội cách ngang ngaỵ – Như vậy, ông có thể trung thực và thành thực cam đoan với Hội đồng rằng ông không có mảy may ý định vi phạm các điều luật của ngành y và tuyệt nhiên không nghĩ việc làm của ông có gì đáng chê trách, có phải không?
- Sự thật hoàn toàn như vậy.
Hoóc-nơ nén lại một tiếng thở dài nhẹ nhõm khi ông gật đầu bảo En- đru về chỗ. Tuy buộc lòng phải lấy những lời khai đó, song Hoóc-nơ vẫn e ngại tính xốc nổi của En- đrụ Nay En- đru đã khai xong yên ổn, Hoóc-nơ cảm thấy nếu ông tóm tắt được vấn đề này ngắn gọn thì họ có thể có đôi chút khả năng thắng.
Hoóc-nơ nói với vẻ ân hận:
- Tôi không muốn để Hội đồng phải mất thời giờ thêm nữa. Tôi đã cố gắng chứng minh bác sĩ Men-sân chẳng qua đã phạm phải một sai lầm đáng tiếc. Tôi xin kêu gọi, không chỉ công lý, mà cả sự khoan dung của Hội đồng. Sau cùng, tôi xin lưu ý Hội đồng đến năng lực của khách hàng tôi. Khách hàng tôi đã có một quá trình mà bất kỳ ai cũng có thể lấy làm tự hào. Chúng ta đều biết đã xảy ra những trường hợp trong đó những người xuất sắc đã chẳng may phạm phải có một sai lầm độc nhất, nhưng vì không được hưởng sự khoan hồng mà tương lai và sự nghiệp của họ bị tan nát. Tôi mong rằng, có thể nói tôi cầu mong trường hợp mà quý ngài sắp xét xử sẽ không như những trường hợp kể trên.
Lời chịu lỗi và giọng nói khiêm nhường của Hoóc-nơ đã tác động rõ rệt đến Hội đồng. Nhưng liền ngay sau, Bun lại đứng lên, xin Chủ tịch Hội đồng cho hỏi thêm:
- Thưa ngài, nếu được phép, tôi xin có một hai câu muốn hỏi bác sĩ Men-sân. – Bun quay sang En- đru, tay cầm kính ra hiệu bảo En- đru đứng dậy.
- Bác sĩ Men-sân, câu trả lời cuối cùng của ông, theo tôi, không được rõ ràng cho lắm. Ông nói ông không biết hành động của ông có gì đáng chê trách. Nhưng ông có biết Xtin-men là một người không có bằng cấp nào về y học, phải không?
Mặt vẫn cúi gằm, En- đru chỉ ngước mắt lên nhìn Bun. Từ đầu buổi xét xử đến nay, thái độ của viên luật sư tủn mủn này làm En- đru như cảm thấy anh đã phạm phải một hành động xấu xa, đáng hổ thẹn. Một ngọn lửa nhỏ bùng lên trong sự trống rỗng giá lạnh ở con người anh. En- đru sang sảng nói:
- Vâng, tôi biết ông ta không phải là bác sĩ.
- Một nụ cười hài lòng lạnh lùng hé mở trên gương mặt Bun. Với giọng trêu tức, Bun hỏi tiếp:
- Ra thế. Ra thế. Dẫu vậy điều đó vẫn không ngăn ông lại.
- Dẫu vậy, vẫn không ngăn tôi. – En- đru lặp lại, đột nhiên lấy giọng mỉa mai. Anh biết anh không làm chủ được mình nữa rồi. Anh hít một hơi dài rồi nói tiếp:
- Thưa ông Bun, tôi đã nghe ông đặt rất nhiều câu hỏi... Ông có thể cho phép tôi hỏi ông một câu được không? Ông có nghe nói đến Lu-i Pa-xtơ không?
Bun giật mình đáp:
- Có. Ai mà không biết.
- Đúng thế! Có ai mà không biết Lu-i Pa-xtợ Nhưng thưa ông Bun, có điều này chắc ông không biết, vậy tôi xin mạn phép nói với ông rằng Lu-i Pa-xtơ, người vĩ đại nhất trong tất cả các bậc vĩ nhân của y học khoa học, lại không phải là bác sĩ. Cả E-lích cũng không, tuy chính E-lích là người đã cống hiến cho y học liệu pháp hiệu quả nhất và đặc hiệu nhất trong toàn bộ lịch sử y học. Cả Háp-kin nữa, người đã chiến đấu với bệnh hạch ở Ấn Độ với kết quả to lớn hơn bất kỳ một bác sĩ có bằng nào từ trước đến naỵ Và cả Mét-ni-cốp nữa, người mà sự vĩ đại chỉ thua kém có Pa-xtợ Tôi xin lỗi đã kể ra với ông những điều sơ đẳng đó. Song, thưa ông Bun, những điều ấy có thể chứng minh với ông rằng những người chiến đấu với bệnh tật mà không chính thức nằm trong bác sĩ đoàn không phải đều là những kẻ bất lương hay những kẻ bất tài.
Không khí im lặng căng thẳng. Từ đầu đến phút này, buổi xét xử diễn ra buồn tẻ, rỗng tuyếch, trong một bầu không khí nhạt nhẽo cũ rích, như một phiên toà xử lấy lệ vì mọi việc đã được định sẵn từ trước. Nhưng bây giờ, tất cả những người ngồi tại bàn Hội đồng đều nhỏm dậy. Đặc biệt Ép-bi nhìn En- đru chằm chằm với con mắt lạ lùng. Gian phòng im lặng một lúc.
Hoóc-nơ lấy tay che mặt, thở dài chán nản. Ông biết vụ kiện này đối với khách hàng của ông thế là hỏng rồi. Còn Bun, tuy hết sức bối rối, nhưng cố trấn tĩnh.
- Đúng, đúng, đó là những tên tuổi lẫy lừng. Chúng ta đều biết. Nhưng chắc ông không định so sánh Xtin-men với những bậc vĩ nhân đó chứ?
- Tại sao không? – Bừng bừng căm phẫn, En- đru gay gắt vặn lại – Họ lừng lẫy chỉ vì họ qua đời rồi. Vích-sốp đã chế riễu, lăng mạ Cốc lúc sinh thời Cốc. Nay chúng ta không lăng mạ Cốc nữa, mà chúng ta lăng mạ những người như Xpha-lin-giơ và Xtin-men. Đây lại là một ví dụ nữa để ông thấy: Xpha-lin-giơ, một nhà tư tưởng khoa học vĩ đại và độc đáo. Ông ta không phải là bác sĩ. Ông ta không có bằng cấp y học nào. Nhưng ông ta đã cống hiến cho y học nhiều hơn hàng nghìn người khác có bằng cấp, học vị, những người đi một bước là một bước xe hơi, muốn bắt bệnh nhân phải trả bao nhiêu tiền thì bắt, trong khi đó người ta công kích gièm pha Xpha-linh-giơ, để mặc ông ta tiêu cả gia sản của mình vào việc nghiên cứu và điều trị, rồi phải tiếp tục đấu tranh trong cảnh nghèo khổ.
- Có lẽ chúng tôi phải hiểu rằng – Bun cười khẩy – ông cũng khâm phục Xtin-men như vậy.
- Đúng. Đó là một con người lớn lao, một người đã hiến dâng tất cả cuộc đời mình cho loài người. Ông ta đã phải đấu tranh với thói đố kỵ, với những thành kiến và những lời xuyên tạc. Nhưng tôi tin rằng ông ta đã đóng góp vào cuộc chiến đấu chống bệnh lao nhiều hơn bất kỳ một người nào ở Anh. Xtin-men không phải là người trong ngành y, đúng. Nhưng có biết bao nhiêu người trong ngành y cả đời chữa bệnh lao mà chưa hề bao giờ đem lại một chút gì hữu ích cho cuộc chiến đấu chống căn bệnh này.
Cả gian phòng cao rộng xôn xao. Con mắt Me- Ơ-ri bây giờ nhìn En- đru ánh lên một niềm khâm phục xen lẫn lo âu. Hoóc-nơ buồn bã từ từ thu dọn giấy tờ đút vào cặp da.
Chủ tịch Hội đồng hỏi:
- Ông có ý thức về những điều ông vừa mới nói không?
- Tôi hoàn toàn có ý thức về những điều tôi nói. - En- đru nắm chặt lưng ghế, tự biết anh đã để mình bị lôi cuốn vào một việc hớ hênh, dại dội, nhưng anh kiên quyết giữ vững ý kiến. Anh thở hổn hển, thần kinh căng thẳng cao độ, một sự táo bạo kỳ lạ nào đó bỗng dậy lên trong người. Nếu như họ nhất quyết gạch tên anh thì cứ cung cấp cho họ đủ lý do để gạch. Anh nói tiếp: - Nghe tất cả những lời buộc tội và bào chữa nói về tôi hôm nay, tôi luôn luôn tự hỏi tôi đã làm gì sai trái, có hại. Tôi không muốn cộng tác với những tên lang băm. Tôi không tin ở những phương thuốc bịp bợm. Chính vì vậy mà tôi đã không thèm giở ra xem một nửa số tờ quảng cáo thuốc có vẻ rất khoa học thường xuyên gửi đến hòm thư tôi. Tôi biết tôi nói quá mạnh. Nhưng tôi không ghìm được. Người nước ta không có những người không phải là những người có đầu óc khá tự dọ Nếu chúng ta cứ tiếp tục cố tình coi mọi việc làm của những người ngoài ngành y đều sai và mọi việc làm của những người trong ngành y là đúng thì không thể nào có tiến bộ trong khoa học. Chúng ta sẽ thực sự trở thành một cái hội nhỏ mọn chỉ biết bênh che nghề nghiệp của chúng tạ Đã đến lúc chúng ta phải kịp dọn dẹp lại nội bộ của chúng ta đi thôi. Tôi không muốn nói về những sự việc bề ngoài. Hãy đi từ điểm khởi đầu, hãy nghĩ đến cách đào tạo bác sĩ cực kỳ cổ hủ hiện naỵ Khi nhận bằng bác sĩ là tôi trở thành một kẻ nguy hiểm đối với xã hội hơn bất kỳ một loại người nào khác. Toàn bộ kiến thức của tôi chỉ vỏn vẹn có vài ba tên bệnh và mấy thứ thuốc mà người ta bảo tôi phải dùng cho những bệnh ấy. Đến cái cặp thai hộ sinh tôi cũng không biết cầm như thế nào. Những điều hiểu biết của tôi hiện nay là những điều tôi đã học hỏi được từ sau ngày nhận bằng. Nhưng những bác sĩ học được thêm những kiến thức ngoài những điều sơ đẳng thu nhặt trong khi điều trị bệnh nhân, phỏng có được bao nhiêu? Họ không có thời gian, những người vô phúc đáng thương ấy. Họ bị ngập đầu trong công việc. Toàn bộ cách tổ chức của chúng ta thối nát ở chỗ đó. Chúng ta cần phải được sắp xếp thành những đơn vị khoa học. Phải có những lớp bồi dưỡng bắt buộc sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Phải có một nỗ lực lớn để đẩy khoa học lên hàng đầu, từ bỏ lối chữa bệnh cổ hủ cho những lọ thuốc pha sẵn, phải tạo cho mọi người thầy thuốc có khả năng học tập, cộng tác với nhau trong nghiên cứu. Lại còn mặt tiền tài nữa! Những cách điều trị vô bổ, chỉ cốt chạy theo đồng tiền, những ca mổ không cần thiết, những thứ biệt dược khoa học giả hiệu, vô giá trị mà chúng ta bắt bệnh nhân phải dùng... phải chăng đã đến lúc phải loại bỏ bớt đi một ít? Toàn bộ ngành y chúng ta đều có thái độ khắt khe, cố chấp và tự mãn quá đáng. Về mặt cơ cấu mà nói, chúng ta dậm chân tại chỗ, không tiến lên được. Chúng ta không hề bao giờ nghĩ đến chuyện tiến lên, thay đổi cách tổ chức của chúng tạ Chúng ta cứ nói sẽ làm việc này, việc nọ, nhưng chẳng làm gì cả. Từ bao nhiêu nămnay, chúng ta đã phải lải nhải nói mãi về điều kiện làm việc khổ cực của y tá, về đồng lương chết đói mà chúng ta trả cho họ. Thế nhưng sao họ vẫn cứ vất vả, nhọc nhằn, vẫn cứ phải nhận những đồng lương chết đói? Đấy chỉ là một ví dụ. Điều mà tôi muốn nói còn tệ hơn nữa. Chúng ta không tạo điều kiện cho những ai muốn nghiên cứu, tìm tòi. Hếch-xơm, người bác sĩ đã dũng cảm gây mê giúp người chuyên nghề nắn xương Gia-vít hồi Gia-vít mới bắt đầu hành nghề, đã bị khai trừ khỏi bác sĩ đoàn. Mười năm sau, khi Gia-vít chữa khỏi hàng trăm bệnh nhân mà những nhà phẫu thuật giỏi nhất ở Luân Đôn chịu bó tay, khi ông ta được phong tước hầu, khi tất cả những người “quyền quý” đều coi ông ta là một thiên tài thì chúng ta quay lại tặng Gia-vít bằng tiến sĩ y khoa danh dự. Khi ấy Hếch-xơm đã chết mất rồi, vì một cơn đau tim. Tôi biết tôi đã phạm nhiều sai lầm, những sai lầm nghiêm trọng trong thời gian điều trị bệnh nhân của tôi. Tôi rất ân hận về những sai lầm đó. Nhưng tôi đã không sai lầm khi đánh giá Ri-sớt Xtin-men. Và tôi không ân hận về những việc tôi đã làm với Xtin-men. Xin các ngài hãy nhìn vào cô Me- Ơ-ri Bâu-lân. Khi cô ấy đến gặp Xtin-men thì cô ấy đang bị lao phổi đỉnh. Bây giờ cô ấy đã khỏi bệnh. Nếu như cần có một bằng chứng bào chữa cho hành động sai trái của tôi thì bằng chứng ấy ở ngay trong gian phòng này, ngay trước mắt các ngài.
En- đru đột ngột ngừng lời và ngồi xuống. Ở bàn Hội đồng trên cao, gương mặt Ép-bi bừng lên một thứ ánh sáng lạ lùng. Bun vẫn đứng, nhìn En- đru với những cảm xúc lẫn lộn. Sau đó, căm tức nghĩ bụng ông ta chi ít cũng đã đem lại cho tay bác sĩ huênh hoang này nhiều mẩu thừng khá dài đủ để tự treo cổ, ông ta bèn cúi đầu chào Chủ tịch Hội đồng và ngồi xuống.
Một bầu không khí im lặng đặc biệt bao trùm lên gian phòng trong một phút rồi Chủ tịch Hội đồng đọc lời tuyên bố thường lệ:
- Tôi yêu cầu mọi người ra ngoài.
En- đru ra ngoài cùng với mọi người khác. Sự táo bạo của anh bây giờ đã tan đi rồi, và đầu óc anh, toàn thể con người anh, rần rật như một cỗ máy chạy quá sức. Không khí trong phòng Hội đồng làm anh ngạt thở. Anh không chịu nổi sự có mặt của Hoóc-nơ, Bâu-lân, Me- Ơ-ri và các nhân chứng khác. Anh đặt biệt sợ vẻ buồn rầu trách móc trên gương mặt người luật sư của anh. Anh biết mình đã xử sự như một kẻ ngu ngốc, một tên bẻm mép cực kỳ ngu ngốc. Bây giờ, anh nhận ra sự thành thực của anh là hoàn toàn rồ dại. Đúng, định thuyết phục Hội đồng như cách anh vừa làm thật là điên rồ. Anh không có vẻ một bác sĩ mà là một diễn giả ba hoa ở công viên Hai- đợ Cũng đúng thôi! Chẳng mấy chốc, anh sẽ không còn là bác sĩ nữa. Họ sẽ thẳng cánh gạch tên anh.
En- đru ra phòng gửi mũ áo, muốn được một mình. Anh ngồi xuống gờ một cái chậu rửa, thọc tay vào túi tìm thuốc lá trong lúc đầu óc nghĩ miên man đâu đâu. Miệng khô đắng, cảm thấy khói thuốc không có vị gì, anh lấy gót giày dập tắt điếu thuốc. Kể cũng lạ: mặc dầu những điều tàn nhẫn, những điều chân thật mà anh vừa mới nói ra về ngành y khi nãy, sao anh vẫn cảm thấy vô cùng khổ cực nếu bị gạt ra khỏi cái ngành này. Anh biết anh có thể được nhận vào làm với Xtin-men. Nhưng đó không phải là loại việc anh mong muốn. Không! Anh muốn làm việc với Đen-ni và Hốp, đi theo chiều hướng riêng của mình, thực hiện đề án của mình, dùng nó như một mũi nhọn xuyên thủng lớp vỏ ngoài che chở cho thái độ hờ hững và bảo thủ. Nhưng muốn làm những việc ấy thì anh phải nằm trong ngành ỵ Ở nước Anh này, những việc như vậy không bao giờ và không thể nào làm được từ ngoài ngành. Bây giờ chỉ còn Đen-ni và Hốp chung sức dựng lên con ngựa thành Tơ-roa. Một nỗi cay đắng mênh mông tràn ngập người anh. Một tương lai trơ trọi trải ra trước mắt anh. Anh đã cảm thấy cảm giác đau khổ nhất trong mọi thứ cảm giác: bị gạt ra ngoài lề. Và kèm theo nó là ý thức biết rằng đời anh thế là xong, không còn gì nữa. Chấm hết rồi.
Tiếng chân người đi ngoài hành lang làm anh mệt mỏi đứng dậy. Đi cùng với mọi người trở lại phòng Hội đồng, anh nghiêm khắc tự nhắc nhở anh chỉ còn có một điều phải giữ là không được quỳ gối. Anh cầu mong không để lộ ra một dấu hiệu quỵ luỵ yếu đuối nào. Anh ngồi không nhúc nhích, mắt dán xuống sàn, vào ngay chỗ trước mặt anh, không nhìn ai, không nhìn một cái nào về phía chiếc bàn cao của Hội đồng. Những tiếng động linh tinh trong gian phòng vọng lại âm vang cung quanh anh làm anh phát điên: tiếng ghế cọt kẹt, tiếng ho, tiếng thì thào, cả đến tiếng quái gở của ai đó lơ đãng gõ bút chì.
Nhưng bỗng nhiên tất cả đều im lặng. En- đru cứng đờ người. Anh nghĩ: đến lúc rồi đó.
Chủ tịch Hội đồng lên tiếng. Giọng ông khoan thai, đĩnh đạc.
- Ông En- đru Men-sân. Tôi báo để ông rõ Hội đồng đã xem xét hết sức thận trọng lời buộc tội ông và những bằng chứng hậu thuẫn cho lời buộc tội đó. Ý kiến của Hội đồng là, mặc dầu vụ này xảy ra trong tình huống đặc biệt và cách trình bày của ông đặc biệt khác thường, ông đã hành động với thiện ý và đã thành thực mong muốn làm theo đúng tinh thần củaluật lệ đòi người làm nghề y phải tỏ ra có một tiêu chuẩn đạo đức thật cao. Do đó, tôi báo để ông biết Hội đồng thấy không nên chỉ thị xoá tên ông khỏi danh sách chính thức bác sĩ đoàn.
Trong một giây sững sờ, En- đru chưa kịp hiểu. Rồi anh bỗng rùng mình, lảo đảo. Họ không xoá tên anh. Anh được tự do, vô can.
En- đru run run ngẩng đầu lên nhìn về phía bàn Hội đồng. Trong tất cả các gương mặt bị nhoè đi lạ lùng đang nhìn về phía anh, gương mặt anh nhận ra rõ nét nhất là gương mặt Ro-bớt Ép-bị Sự thông cảm trong con mắt Ép-bi làm En- đru càng choáng váng. Như một tia sáng loé lên trong óc, En- đru chợt hiểu chính Ép-bi là người đã cứu anh thoát nạn.
Bây giờ anh không còn làm ra vẻ thờ ơ nữa. Anh lẩm bẩm yếu ớt, tuy nói với ông Chủ tịch Hội đồng nhưng chính là nói với Ép-bi:
- Xin cảm ơn ngài.
Chủ tịch Hội đồng tuyên bố: Phiên họp bế mạc.
En- đru đứng dậy và lập tức các bạn bè anh, Côn Bâu-lân, Me- Ơ-ri, ông Hoóc-nơ kinh ngạc, những người anh chưa hề gặp vây quanh lấy anh, nồng nhiệt siết chặt tay anh. Rồi tự nhiên, En- đru thấy mình đang đi ngoài phố, bàn tay Côn Bâu-lân vẫn còn vỗ vỗ lên vai anh. Không hiểu sao trong lúc nôn nao rối trí này, cảnh tượng xe cộ và khách qua đường đi lại làm anh yên tâm và thỉnh thoảng anh lại thấy trào lên trong lòng một niềm say sưa sung sướng khi nghĩ anh đã được tự do.
Bất ngờ nhìn xuống, En- đru gặp đôi mắt nhòa lệ của Me- Ơ-ri ngước lên anh.
- Nếu họ định làm gì chú, sau tất cả những gì mà cháu phải chịu ơn chú, thì cháu... có thể giết chết ông Chủ tịch già kia.
Côn Bâu-lân không ghìm mình nổi, thốt lên:
- Mẹ kiếp! Tôi không biết các người lo ngại cái gì cơ chứ. Khi anh chàng Men-sân này bắt đầu nói thì tôi đã tin chắc trăm phần trăm anh chàng sẽ cho tất cả bọn kia biết tay.
En- đru mỉm cười yếu ớt, dè dặt, nhưng vui vẻ.
Ba người về đến khách sạn Miuđi-âm vào một giờ trưa. Đen-ni đã ngồi tại phòng đợi của khách sạn. Đen-ni nhảy bổ về mấy người, miệng mỉm cười nhưng nét mặt vẫn còn nghiêm trang. Hoóc-nơ đã gọi dây nói báo tin.
Đen-ni không bình phẩm câu gì, anh chỉ bảo:
- Mình đói rồi. Nhưng ta không ăn được ở đây. Lại đằng này, tất cả, đi ăn với tôi...
Họ ăn trưa tại hiệu Con-nót. Tuy Đen-ni không để lộ một chút xúc cảm nào trên nét mặt, tuy anh chủ yếu chỉ nói chuyện xe hơi với Côn Bâu-lân, nhưng anh đã biến bữa ăn này thành một bữa tiệc mừng En- đru.
Sau đó, Đen-ni nói với En- đru:
- Tàu về chỗ chúng mình khởi hành vào lúc bốn giờ chiều. Hốp hiện nay đang ở Xten-bơ-rơ, nằm ở khách sạn chờ chúng mình. Chúng mình có thể mua được ngôi nhà ấy với một cái giá rất rẻ. Bây giờ chúng mình phải đi mua sắm một vài thứ. Ta sẽ gặp nhau tại ga Iu-xtơn vào bốn giờ kém mười nhé.
En- đru nhìn Đen-ni đăm đắm. Anh hiểu rõ tình bạn thân thiết của Đen-ni, hiểu rõ tất cả những gì Đen-ni đã giúp anh trong cuộc sống từ buổi đầu tiên gặp nhau tại cái y xá cỏn con ở E-bơ-re-lọ En- đru nói:
- Giả sử mình bị xoá tên thì sao?
Đen-ni lắc đầu:
- Không thể nào xoá tên được. Mình sẽ không bao giờ để cho chuyện ấy xảy ra với cậu.
Sau khi Đen-ni tạm chia tay đi mua mấy thứ cần dùng, En- đru tiễn Côn Bâu-lân và Me- Ơ-ri ra ga Pét- đinh-tơn. Trong lúc chờ tàu ngoài sân ga bây giờ đã hơi yên lặng, En- đru nhắc lại lời mời anh hồi nãy.
- Cậu phải đưa gia đình đến chơi với chúng mình ở Xten-bơ-rơ.
- Thể nào tụi mình cũng sẽ đến chơi. Sang xuân, khi chiếc xe buýt con ở nhà được sửa xong...
Tàu chạy rồi, En- đru còn rỗi một giờ nữa. Anh không phải suy tính xem nên làm gì bây giờ. Khác nào hành động theo bản năng, anh nhảy lên một chiếc xe buýt. Chẳng mấy chốc anh đã đến Ken-xơn Gơ-rin. Anh vào trong nghĩa trang, đứng lặng một lúc lâu trước mộ Cơ-ri-xtin, óc miên man nghĩ đến biết nao nhiêu điều. Chiều hôm nay sáng đẹp, mát mẻ, ngọn gió nhè nhẹ gây một cảm giác khoan khoái mà Cơ-ri-xtin xưa kia vẫn thích. Phía trên đầu anh, trên một cành cây bụi rậm có một con chim sẻ đang kêu chiêm chiếp vui vui.
Sau cùng, khi En- đru trở ra, rảo bước sợ chậm tàu, trên bầu trời trước mặt anh lảng bảng một vầng mây mang hình dáng một bức tường thành rạn nứt.
Hết