watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 26 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 26

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Lại một mùa xuân… Rồi vào hè… Khu vườn của hai vợ chồng En- đru là những mảng màu dìu dịu mà thợ mỏ đi làm ca về nhiều khi dừng chân ngắm nhìn. Những màu này chủ yếu là màu những bụi cây đang nở hoa mà Cơ-ri-xtin đã trồng từ mùa thu trước. Bây giờ thì En- đru không để cho nàng làm một việc gì nặng nhọc. En- đru nói với vợ như ra lệnh:
- Em đã xây dựng tổ ấm của chúng mình rồi. Bây giờ em hãy ngồi yên trong cái tổ đó.
Chỗ Cơ-ri-xtin thích ngồi nhất là ở cuối vạt thung lũng hẹp, bên cạnh một mảng ao nhỏ, nơi nàng có thể nghe được tiếng rì rào êm ái của dòng suối. Một cây liễu rũ lá che khuất con mắt của dãy nhà phía trên. Cái nhược điểm của những chỗ khác trong vườn là, chỉ cần hai vợ chồng ra trước cửa ngồi với nhau là y như rằng cửa sổ của dãy nhà trước mặt đầy người với tiếng xì xào từ cửa sổ này sang cửa sổ khác: “Này, trông đẹp không! Phan-ni ơi, ra mà xem này. Bác sĩ và vợ ra ngồi hóng nắng, có đúng không nào!”. Thậm chí có lần, hồi mới đầu, khi En- đru quàng tay qua lưng Cơ-ri-xtin lúc hai người nằm dài bên suối, anh chợt thấy ở phòng khách ông già Glin Giôđíp lấp lánh chiếc ống nhòm. Anh hiểu ra ngaỵ “Khỉ gió, lão già kia chĩa ống nhòm sang chỗ chúng mình”.
Nhưng ở dưới gốc liễu thì họ được hoàn toàn che khuất, cho nên đây là chỗ En- đru thường nói ra những ý kiến của anh.
- Cơ-rít, em hiểu chứ. – En- đru bồn chồn mân mê chiếc nhiệt kế. Trong một lúc quá thận trọng, anh vừa mới có ý nghĩ định đo nhiệt độ của vợ – chúng mình phải bình tĩnh. Chúng mình không thể giống như những người bình thường được. Dù sao, em cũng là vợ một bác sĩ và anh… anh là một bác sĩ. Anh đã từng chứng kiến chuyện này hàng trăm lần, ít ra thì cũng vài chục lần rồi. Đây là một việc rất bình thường. một hiện tượng tự nhiên, vì sự tồn tại của nòi giống, đại loại như vậy, em hiểu chứ. Đừng hiểu nhầm anh, em nhé, đương nhiên, việc này đối với chúng mình là tuyệt diệu. Thực ra, anh bắt đầu tự hỏi không biết em có quá mảnh khảnh, cón quá con trẻ đối với việc… ôi, anh thật sung sướng. Nhưng chúng mình không được ủy mị. Anh muốn nói là không được mềm yếu. Không, không, hãy dành chuyện đó cho ông Ngô và bà Nghệ Đối với anh, một bác sĩ mà lại thẫn thờ trước những thứ lặt vặt, nhỏ xíu mà em đang đan, đang móc, hay làm gì đó, thì thật là lố bịch, có phải không em? Không, anh chỉ nhìn vào những thứ ấy và lẩm bẩm: “Miễn đủ ấm là được rồi”. Còn mọi chuyện táp nham như mắt thằng cu hay cái gái sẽ là màu gì, chúng mình sẽ xây dựng cho nó một tương lai tươi sáng như thế nào, thì đều không phải lối! – En- đru dừng lời, băn khoăn rồi dần dần một nụ cười đăm chiêu nở trên gương mặt anh. – Này em, dù sao mặc lòng, anh không biết liệu có phải là con gái không em?
Cơ-ri-xtin cười đến dàn dụa nước mắt. Nàng cười mãi đến nỗi En- đru lo ngại phải ngồi nhỏm dậy.
- Thôi đi nào, em! Cơ-rít! Khéo không lại nhỡ xảy ra chuyện gì bây giờ.
Nàng lấy tay quệt nước mắt:
- Anh của em, khi anh là một người mơ mộng đa cảm thì anh thật đáng yêu. Còn khi anh giễu cợt với giọng lạnh lùng sắt đá thì em không muốn có anh ở trong nhà nữa.
En- đru không hiểu Cơ-ri-xtin định nói gì. Nhưng anh biết là anh có một thái độ khoa học và ý tứ. Chiều chiều, khi En- đru cảm thấy Cơ-ri-xtin cần vận động đôi chút thì anh dẫn nàng đi dạo chơi trong công viên, vì leo đồi núi là điều tuyệt đối cấm. Trong công viên, hai vợ chồng đi vơ vẩn hay đứng nghe nhạc và nhìn con cái thợ mỏ mang những chai nước quả và kẹo hoa quả đến đây cắm trại.
Một buổi sáng sớm thứ năm, hai người nằm trên giường, En- đru nhận thấy có một cái gì động đậy rất nhẹ lúc anh còn đang mơ màng. Anh tỉnh hẳn dậy và nhận ra cái đạp đạp nhè nhẹ, đó là động tác đầu tiên của đứa trẻ trong bụng Cơ-ri-xtin. Anh nằm yên, không nhúc nhích, hầu như không dám tin là có thật và gần như ngạt thở vì những cảm xúc để mê trào lên trong người. Ít phút sau, anh nghĩ: “Chết không! Mình hóa ra cũng giống như những ông Ngô ông Nghê mất thôi. Có lẽ vì vậy mà nguyên tắc đề ra là bác sĩ không được đỡ đẻ cho vợ mình”.
Tuần sau, En- đru cho rằng đã đến lúc ngỏ lời với bác sĩ Lu-ê-lin, người mà ngay từ đầu hai vợ chồng đã quyết định nhờ trông nom việc sinh nở của Cơ-ri-xtin. Nghe En- đru nói qua điện thoại, Lu-ê-lin hài lòng và hãnh diện. Ông đến ngay tức khắc, thăm thai sơ qua rồi ra nói chuyện với En- đru ở phòng khách.
- Tôi rất vui mừng được giúp anh, anh Men-sân ạ – ông nhận một điếu thuốc – Tôi cứ tưởng anh không ưa tôi lắm nên sẽ không yêu cầu tôi việc này. Cứ tin ở tôi, anh Men-sân, tôi sẽ làm hết sức mình. Mà này, bây giờ ở E-bơ-re-lo khá nóng, anh có thấy nên đưa chị ấy đi đổi gió một chút trong lúc chị ấy còn đi được không?
Khi Lu-ê-lin về rồi, En- đru tự hỏi:
- Mình thế nào ấy nhỉ. Mình đâm ra yêu mến con người này. Ông ta lịch sự, vô cùng lịch sự, ân cần, tế nhị. Về công việc thì không ai bì được. Thế mà cách đây mười hai tháng, mình lại tìm cách chẹt cổ ông tạMình thật chỉ là một con dê con vùng núi, bướng bỉnh, ghen tị và vụng về.
Cơ-ri-xtin không muốn đi, nhưng En- đru cứ ép khéo.
- Anh biết là em không muốn xa anh, Cơ-rít ạ. Nhưng đi thì tốt hơn. Chúng mình phải nghĩ đến… à, à… phải nghĩ đến mọi thứ chứ! Hay em thích ra biển hơn. Hay lên miền bắc ở với cô em. Ngại gì em, anh có khả năng để đưa em đi nghỉ mà. Chúng mình bây giờ khấm khá rồi.
Họ đã trả xong tiền chịu của Quỹ cứu trợ Glen và tiền mua chịu đồ gỗ, lại còn có gần một trăm bảng gửi ngân hàng. Nhưng Cơ-ri-xtin không nghĩ đến điều đó khi nàng siết chặt tay En- đru, từ tốn trả lời.
- Vâng! chúng mình đã khá rồi, anh nhỉ.
Vì cần phải đi nên nàng chọn đến ở với bà cô tại Brít-linh-tơn. Tuần sau, En- đru đưa nàng ra ga trên, anh ôm nàng thật lâu rồi đưa nàng lên tàu cùng với một làn hoa qua?
để ăn dọc đường cho khỏe.
En- đru nhớ Cơ-ri-xtin quá sức anh tưởng. Mối dây tình cảm giữa hai người đã trở thành một phần cuộc sống của anh. Những buổi chuyện trò bàn bạc với nhau, những lúc chí chóe với nhau, cả những lúc yên lặng bên nhau nữa, và thói quen của anh mỗi khi về đến nhà thì… gọi nàng rồi dỏng tai chờ tiếng nàng reo vui đáp lại… nay anh mới nhận thấy tất cả ý nghĩa của những cái đó đối với anh. Không có nàng, phòng ngủ của hai vợ chồng trở thành một gian phòng xa lạ Ở một khách sạn. Các bữa ăn mà chị Gien-ni nấu nướng theo đúng những lời dặn dò tỉ mỉ của Cơ-ri-xtin chỉ là những lúc ngồi nhai vô vị với một quyển sách mở trước mặt.
Đi vơ vẩn trong khu vườn mà nàng đã bỏ công sang sửa, En- đru bỗng sửng sốt khi thấy chiếc cầu bị xiêu vẹo. Tình trạng ấy làm anh khó chịu, nó xúc phạm đến Cơ-ri-xtin của anh hiện không có mặt ở đây. Anh đã nhiều lần nêu vấn đề này với Hội đồng, bảo với họ là chiếc cầu sắp đổ đến nơi, nhưng họ bao giờ cũng lề mề trong việc sửa chữa nhà ở cho các bác sĩ phụ tá. Bây giờ, trong một lúc kích động, En- đru gọi dây nói thẳng đến trụ sở Hội nhấn mạnh đến việc này. On- Oen nghĩ phép từ mấy hôm naỵ Nhân viên ở đấy báo lại với En- đru là Hội đồng đã quyết định cho sửa rồi và đã chuyển việc đó sang người chịu trách nhiệm xây dựng là Ri-sớt. Chỉ vì Ri-sớt còn đang mắc vào một hợp đồng khác nên công việc chưa được xúc tiến mà thôi.
Chiều chiều, En- đru thường đến chơi nhà Bâu-lân. Anh đã hai lần đến chơi nhà vợ chồng Von và được họ giữ lại đánh bài brít-giợ Có một lần, En- đru chơi gôn với Lu-ê-lin, điều đó làm chính anh rất ngạc nhiên. Anh viết thư cho Hem-tơn và cho Đen-ni hiện đang trên đường đi Tam-pi-cô làm bác sĩ phẫu thuật trên một tàu chở dầu. Những bức thư của En- đru gửi cho Cơ-ri-xtin là mẫu mực về những lời khuyên sáng suốt trong cách giữ gìn sức khỏe. Nhưng En- đru tìm sự khuây khỏa chủ yếu trong công việc.
Công việc nghiên cứu của anh tại các giếng than dạo này tiến triển tốt. Anh không thể đi vội vàng được, vì ngoài việc bận bịu với bệnh nhân của anh, anh chỉ có dịp khám các thợ mỏ vào lúc họ đi tắm sau ca làm, và anh không thể giữ họ Ở lại lâu khi họ muốn vội về nhà ăn uống nghỉ ngơi. Trung bình, mỗi ngày anh khám được hai người. Tuy vậy, kết quả thu được làm anh càng thêm phấn khởi. Chưa vội rút ra ngay một kết luận, song anh đã thấy rằng tỷ lệ người mắc bệnh phổi trong loại thợ khấu than là rõ rệt cao hơn tỷ lệ các loại thợ khác cùng làm việc trong lò.
Tuy rằng, với ý thức tự vệ, anh không tin vào sách vở vì không muốn về sau nhận ra mình chỉ đi theo vết chân của người khác, nhưng anh vẫn đọc các tài liệu xung quanh vấn đề này. Anh kinh ngạc thấy các tài liệu ấy quá nghèo nàn. Xem ra không có mấy nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến các loại bệnh phổi nghề nghiệp. Den-cơ đã tạo ra một tên gọi rất kêu là “bệnh bụi phổi” bao gồm ba dạng xơ hóa phổi vì nhiễm bụi. Cố nhiên, bệnh bụi than, tức là bệnh đen phổi bắt gặp trong thợ mỏ than, đã được biết đến từ lâu, và được Giôn-man ở Đức và Tơ-rốt-tơ ở Anh coi là vô hại. Có một vài bản luận án nói về tình trạng phổ biến của bệnh phổi trong thợ làm cối đá, nhất là ở Pháp, thợ mài dao – được gọi là “bệnh thối phổi của thợ mài” – và thợ xẻ đá. Có những dẫn chứng, hầu hết là trái ngược nhau, viết từ Nam Phi nói đến những lá phổi đó trong đám phụ thợ Ở miền Ren- đơ và thợ mỏ vàng bị lao, những lá phổi ấy chắc chắn là do nhiễm bụi. Cũng có những tài liệu nói rằng thợ Ở các ngành sợi lanh và sợi bông, và thợ vận chuyển hạt lanh hạt bông dễ mắc phải những chứng bệnh về phổi. Nhưng, ngoài những điều ấy ra thì không có gì cả.
Đọc các tài liệu ấy xong, mắt anh long lanh, háo hức. Anh cảm thấy mình đang đi vào một lĩnh vực hoàn toàn chưa có ai khai phá. Anh nghĩ đến biết bao nhiêu công nhân làm việc dưới hầm lò trong các mỏ than lớn, đến những thiếu sót trong các quy định về tình huống mất sức lao động của họ, đến tầm quan trọng lớn lao về mặt xã hội của hướng nghiên cứu này. Một sự may mắn làm sao! Anh toát mồ hôi khi đột ngột nghĩ nhỡ có ai đi trước anh. Nhưng anh xua đuổi nỗi lo ngại ấy. Đã quá nửa đêm từ lâu, đi đi lại lại trong phòng khách trước lò sưởi đã tắt ngấm, En- đru bỗng cầm lấy bức ảnh của Cơ-ri-xtin trên lò sưởi:
- Cơ-rít, em. Anh thực sự tin rằng anh sẽ làm được một việc to tát!
En- đru bắt đầu cẩn thận sắp xếp các kết quả khảo sát của anh vào một cái hộp đựng các phích nghiên cứu mà anh đã mua để dùng vào việc đó. Tuy En- đru không hề bao giờ chú ý đến điều này nhưng quả thực kinh nghiệm lâm sàng của anh bây giờ rất phong phú. Trong phòng thay quần áo, trước mặt anh là những thợ mỏ mình trần. Bằng ngón tay, bằng ống nghe của anh, En- đru phát hiện một cách kỳ lạ những căn bệnh ẩn náu trong những lá phổi sống ấy: đây là một chỗ bị xơ hóa, kia là chỗ phù thũng, rồi kia là viêm phế quản mãn tính mà người bệnh một mực bảo rằng họ “chỉ hơi ho một tí”. En- đru cẩn thận đánh dấu những chỗ bị tổn thương lên sơ đồ in ở sau mặt các tấm thẻ.
Đồng thời, En- đru lấy mẫu đờm của từng người, đem xét nghiệm trên kính hiển vi của Đen-ni đến tận hai ba giờ sáng và ghi lại kết quả lên thẻ. Anh phát hiện thấy rằng những mẫu nhầy lẫn mủ này, mà người dân ở đây thường gọi là “đờm trắng”, hầu hết chức đựng những mảnh xi-lích sáng nhỏ, sắc cạnh. Anh kinh ngạc trước số lượng tế bào phế nang có trong đó, kinh ngạc thấy anh gặp phải trực khuẩn lao luôn. Nhưng cái tập trung sự chú ý của En- đru chính là sự có mặt hầu như thường xuyên của các tinh thể xi-lích trong các tế bào phế nang, của các hiện tượng thực bào bắt gặp ở khắp nơi. Anh không khỏi có ý nghĩ hồi hộp là những biến đổi diễn ra ở phổi, có thể là cả những hiện tượng viêm nhiễm đồng sinh nữa, về cơ bản phụ thuộc vào nhân tố này.
Công trình nghiên cứu của En- đru tiến được tới đấy thì Cơ-ri-xtin trở về vào cuối tháng sáu. Nàng quàng tay bá cổ En- đru.
- Về nhà thật là sung sướng! Em ở trên ấy cũng vui… song, ôi em không biết… sao anh xanh thế, anh? Em không nghĩ là Gien-ni lại cho anh ăn uống tồi đến thế kia.
Những ngày nghỉ ngơi ấy đã có tác dụng tốt. Cơ-ri-xtin khỏe hơn, má hồng hào. Nhưng Cơ-ri-xtin lại lo lắng về chồng khi nàng thấy En- đru ăn không ngon, lúc nào cũng tìm thuốc lá.
Nàng nghiêm trang hỏi:
- Công việc đặc biệt này còn mất bao lâu nữa, hở anh?
Đó là hôm sau Cơ-ri-xtin về nhà được một ngày, một hôm trời mưa, và En- đru tự nhiên cáu kỉnh:
- Không biết. Có thể mất một năm, có thể mất trăm năm.
- Này, anh ạ. Em không có ý gì bảo ban anh đâu, trong gia đình có một người bảo ban là đủ rồi. Nhưng anh có thấy là công việc kéo dài đến vậy thì anh cần phải làm việc một cách có phương pháp, giờ giấc phải giữ cho đều đặn, chứ không được thức quá khuya đến nỡi hại người, không anh?
- Anh có làm sao đâu.
Nhưng đối với một số việc, Cơ-ri-xtin đặc biệt kiên quyết. Nàng bảo Gien-ni cọ rửa sàn phòng thí nghiệm, đem đến một chiếc ghế bành và dải một tấm thảm. Những đêm nóng nực này, gian phòng ấy mát mẻ, sàn gỗ thông tỏa ra một mùi thơm hòa lẫn mùi ê-te hăng hắc của những chất phản ứng mà En- đru dùng. Cơ-ri-xtin đến ngồi ở chiếc ghế ấy, khâu vá, đan lát, trong lúc En- đru ngồi làm việc ở bàn. Cúi mình trên chiếc kính hiển vi, anh quên hẳn nàng, nhưng nàng vẫn ngồi đó, và đêm nào, cứ đến mười một giờ thì nàng đứng dậy.
- Đến giờ đi ngủ rồi, anh!
Đôi mắt En- đru chớp chớp như người cận thị khi anh ngẩng đầu lên khỏi kính hiển vi nhìn Cơ-ri-xtin.
- Này em! Cứ lên gác trước đi, anh lên theo ngay bây giờ đây.
- Anh En- đru Men-sân, trong hoàn cảnh em thế này mà anh định để em lên giường ngủ một mình sao?
Câu nói này đã trở thành một câu đùa trong nhà. Cả hai người cùng dùng đến mấy chữ ấy “trong hoàn cảnh em”, dùng một cách bừa bãi, đùa cợt, những khi cần tăng thêm sức thuyết phục cho lý lẽ của mình. En- đru không cưỡng lại được. Anh cười xòa rồi đứng dậy, vươn vai, xoay bản lề kính hiển vi và cất những mảnh xét nghiệm đi.
Đến cuối tháng bảy, một vụ dịch thủy đậu lớn làm En- đru rất bận. Ngày mồng ba tháng tám, anh đặc biệt phải đi thăm rất nhiều người bệnh, suốt từ sau buổi khám bệnh sáng đến quá ba giờ chiều. Trên đường về nhà, mệt nhọc, bụng đói, bữa trưa chưa ăn gì đành đợi ăn gộp làm một bữa trà sắp tới, En- đru thấy chiếc ô tô của bác sĩ Lu-ê-lin đỗ trước cửa.
Chiếc xe đậu ở đấy có một ý nghĩa làm anh bỗng giật mình, anh chạy vội về nhà, tim đập mạnh không hiểu có chuyện gì. Anh nhảy mấy bậc tam cấp, đẩy mạnh cửa và gặp ngay Lu-ê-lin ở phòng ngoài dưới nhà.
Nhìn Lu-ê-lin với con mắt nhớn nhác và lo lắng, En- đru ấp úng:
- Chào bác sĩ Lu-ê-lin, tôi… tôi không ngờ ông lại đến sớm thế.
- Không ngờ thật.
En- đru mỉm cười: “Tốt chứ?”. Trong cơn xúc động, anh không tìm được chữ nào hơn, nhưng câu hỏi đọc được trên nét mặt náo nức của anh thì khá rõ.
Lu-ê-lin không cười. Sau mấy giây, ông nói:
- Anh Men-sân thân mến, anh vào đây một tí. – Ông kéo En- đru vào phòng khách – Chúng tôi đã cố tìm anh suốt sáng nay ở nhà các bệnh nhân của anh…
Cử chỉ của Lu-ê-lin, dáng điệu ngập ngừng của ông, giọng thương cảm kỳ quặc của ông khiến En- đru rùng mình. Anh yếu ớt:
- Có gì chẳng lành không ông?
Lu-ê-lin nhìn ra cửa sổ, về phía cái cầu, như tìm cách giải thích thế nào cho ổn nhất. En- đru không chịu nổi lâu thêm nữa. Anh khó thở, ngực anh quặn lại vì hồi hộp, lo lắng. Tiếng Lu-ê-lin dịu dàng:
- Anh Men-sân ạ. Sáng nay, chị ấy đi qua cầu… thì một thanh gỗ mục gãy. Chị ấy bây giờ tốt rồi, rất tốt rồi, nhưng tôi e rằng…
En- đru đã hiểu ngay trước khi Lu-ê-lin nói xong. Một nỗi đau đớn vò xé lòng anh. Lu-ê-lin tiếp lời, giọng ôn tồn, thương cảm:
- Xin để anh biết… chúng tôi đã làm đủ mọi việc… Tôi đến ngay tức khắc, đem theo y tá trưởng của bệnh viện. Chúng tôi ở đây suốt cả ngày.
Một bầu không khí yên lặng nặng nề. Một tiếng nấc bật ra từ cổ En- đru, một tiếng nữa, rồi một tiếng nữa. Anh lấy tay ôm mặt.
- Anh Men-sân thân mến, - Lu-ê-lin nói thêm – Ai có thể tránh được một tai nạn như vậy. Tôi khuyên anh nên lên gác an ủi chị ấy.
Đầu gục xuống ngực, tay bíu lấy thành cầu thang, En- đru bước lên gác. Ngoài cửa phòng ngủ, anh dừng lại hầu như ngạt thở rồi lảo đảo bước vào phòng.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52