Chương 45
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
Những thành công của En- đru trong việc làm ăn đến tới tấp như một con lũ cuồn cuộn dân cao, phá tung chiếc đập và cuốn phăng phăng En- đru vào dòng nước mỗi ngày một chảy xiết hơn.
Sự cộng tác giữa En- đru với Hem-tơn và Ai-vơ-ri bây giờ chặt chẽ và có lợi hơn bao giờ. Ngoài ra, Phrít-men lại còn nhờ En- đru trông nom bệnh nhân ở khách sạn Plađơ hộ trong khi anh ta đi chơi gôn một tuần tại Lơ Tu-kệ Tiền công chia đôi, mỗi người một nửa. Thông thường, Hem-tơn là người thay chân cho Phrít-men, nhưng gần đây, En- đru ngờ rằng có chuyện bất hoà giữa hai người.
En- đru hãnh diện biết bao khi phát hiện ra rằng anh có thể lên thẳng buồng ngủ của một nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng bị bệnh kịch phát, ngồi trên khăn dải giường bằng xa-tanh của nàng, sờ nắn cơ thể thờ ơ với dục tình của nàng bằng bàn tay thành thạo và có thể hút một điếu thuốc với nàng nếu anh có thời giờ.
Nhưng điều còn đáng hãnh diện hơn nữa là anh được sự tín nhiệm của Giôđíp Lơ Roa, người mà anh đã được vinh dự cùng ăn trưa hai lần trong tháng trước. En- đru biết trong đầu ông này nung nấu những ý nghĩ quan trọng. Lần gặp gỡ gần đây nhất, Lơ Roa đã thăm dò anh:
- Ông bác sĩ, chắc ông biết tôi đã nghĩ đến ông. Tôi đang chuẩn bị một việc kinh doanh khá lớn và cần đến nhiều ý kiến cố vấn xác đáng về y học. Tôi không muốn những kẻ to đầu chơi hai mặt nữa... Lão Răm-bâu to xác mà vô tích sự. Chúng tôi sẽ cho xuôi lão ta! Và tôi cũng không muốn có một đống những kẻ gọi là chuyên gia, nhâu nhâu lên nhưng chẳng đưa tôi đi đến đâu cả. Tôi muốn có một người cố vấn y học tự tin và sáng suốt, và tôi đã bắt đầu nghĩ đến ông. Ông thấy đấy, trong công việc kinh doanh, chúng tôi đã với tới một bộ phận dân chúng rộng lớn với những sản phẩm có tính chất quần chúng. Nhưng nay tôi thực bụng tin rằng đã đến lúc phải mở rộng diện hoạt động của chúng tôi ra thêm nữa và sản xuất ra những mặt hàng có tính chất khoa học hơn... Tách biệt các thành phần của sữa bò ra, dùng điện, dùng ánh sáng và máy móc rập thành viên, phun thành bột, kết quả là những viên Cơ-rê-mô có sinh tố B, bột Cơ-rê-mô-phắc và viên Lê-xi-tin chữa các bệnh thiếu dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, mấy ngủ. Ông hiểu ý tôi chứ, ông bác sĩ? Hơn nữa, tôi tin rằng nếu chúng tôi tổ chức việc sản xuất này theo những phương pháp được học chính quy hơn thì chúng tôi có thể trông mong ở sự giúp đỡ và thiện cảm của toàn thể giới y học. Chúng tôi có thể làm cho mỗi người bác sĩ, có thể nói như vậy được lắm, trở thành một người chào hàng cho chúng tôi. Nghĩa là cần quảng cáo một cách khoa học, ông bác sĩ ạ, cần đề cập đấn vấn đề khoa học. Đó là lý do vì sao tôi tin rằng có một bác sĩ trẻ tuổi đầu óc khoa học trong công ty sẽ giúp chúng tôi được rất nhiều. Bây giờ tôi muốn ông hiểu thật rõ ý tôi. Đây là một vấn đề hoàn toàn công khai và khoa học. Chúng tôi đang thực sự nâng cao vị trí của công ty chúng tôi lên. Xét đến những thứ chiết suất vô giá trị mà các bác sĩ hiện nay khuyên người bệnh dùng như Ma-rô-bin C, Vê-ga-tốc, Bô-nê-bran, thì tôi nghĩ với việc nâng cao tình trạng sức khoẻ chung cho dân chúng, chúng tôi sẽ làm một việc công ích lớn lao cho đất nước.
En- đru không có thời giờ để nghĩ trong một hạt đậu tươi, có lẽ có nhiều sinh tố hơn hàng chục hộp Cơ-rê-mô-phắc. Anh hân hoan không phải vì số lương mà anh sẽ được trả khi tham gia ban quản trị công ty mà vì nghĩ tới sự quan tâm của Lơ Roa đối với anh.
Chính Phran-xít là người đã bảo cho anh biết anh sẽ được lợi như thế nào qua những hoạt động vang dội của Lơ Roa trên thị trường. Ôi, thật thú vị biết bao được rẽ qua nhà nàng uống trà với nàng, được cảm thấy người phụ nữ kiều diễm quý phái này có thiện cảm đặc biệt với mình, và dành cho mình một nụ cười thân tình khiêu gợi. Quan hệ với nàng làm En- đru cũng trở nên thanh cao, tế nhị, làm anh thêm tự tin, sự bóng bẩy của anh thêm hào nhoáng. En- đru đã thấm dần cái triết lý của Phran-xít mà không haỵ Được tay nàng dìu dắt, anh đang học cách chăm chút những thứ vụn vặt bề ngoài và lãng quên những điều sâu sắc, căn bản.
En- đru bây giờ không còn bối rối khi chạm trán với Cơ-ri-xtin nữa. Sau một giờ sống bên Phran-xít, anh có thể về nhà với vẻ hết sức tự nhiên. Anh không có thời giờ để ngạc nhiên trước sự thay đổi đáng kinh ngạc ấy. Giả sử có nghĩ đến thì cũng để lập luận rằng anh không yêu vợ Lo-rân-xơ, Cơ-ri-xtin thì không biết gì hết, và bất kỳ một người đàn ông nào đến một lúc nào đó trong cuộc đời mà chẳng đi đến cái ngõ cụt này. Cớ sao anh lại tự coi mình khác những người khác.
Để đền bù lại, En- đru cố tỏ ra ân cần với Cơ-ri-xtin, ăn nói với nàng một cách nể trọng, thậm chí còn bàn bạc các kế hoạch của anh với nàng. Nàng được biết anh dự định đến mùa xuân năm tới sẽ mua hẳn ngôi nhà ở phố Oen-bếch, và dọn khỏi Chét-xbơ-rơ khi nào sắp đặt xong xuôi. Bây giờ Cơ-ri-xtin không bao giờ lý lẽ với anh nữa, không bao giờ chê trách anh câu gì nữa, và nếu như nàng có bực dọc thì anh cũng không bao giờ nhận thấy. Nàng có vẻ sống một cách hoàn toàn thụ động. Cuộc sống lôi kéo En- đru quá ào ạt khiến cho anh không có thời giờ dừng lại lâu để suy nghĩ. Nhịp độ ấy làm anh thích thú. Anh có cảm giác giả tạo về sức mạnh của mình. Anh cảm thấy mình giàu sức sống do đó mà ngày một lớn lên hơn, làm chủ bản thân mình và vận mệnh mình.
Thế rồi, từ trên trời cao giáng xuống một lưỡi sét.
Một buổi tối, vợ một người chủ hiệu nhỏ ở gần nhà tên là Vai-lơ đến phòng khám phố Chét-xbơ-rợ Bà Vai-lơ là một người đàn bà đứng tuổi, bé loắt choắt nhưng tinh nhanh, hoạt bát, một người Luân Đôn thự thụ, suốt đời chưa bao giờ đi xa quá Bao Ben. En- đru quen biết khá rõ hai vợ chồng Vai-lợ Anh đã chăm sóc đứa con trai họ khi nó bị một bệnh xoàng hồi anh mới đến khu phố này. Hồi ấy, anh cũng đã từng đem giày đến nhờ họ vá lại. Chả là hai vợ chồng Vai-lơ đều là những người làm ăn hiền lành chăm chỉ, mở ngay tại nhà họ Ở đầu phố Pét- đinh-tơn một cửa hiệu mang cái tên rất kêu là “Tân trng, công ty hữu hạn”, một bên chữa giày, một bên giặt là. Nhười ta thường thấy Ha-ri Vai-lơ người rắn rỏi, mặt tai tái, áo không cổ và mặc sơ mi trần, đang kẹp khuông giày giữa hai đầu gối hoặc đang đích thân đẩy bàn là khi bên giặt là việc nhiều tuy ông đã mượn thên hai người làm.
Bà Vai-lơ đến thưa chuyện với En- đru về bệnh của chồng với giọng nhanh nhẩu thường ngày:
- Thưa bác sĩ, ông nhà tôi không được khoẻ. Mấy tuần nay, ông ấy cứ lệt bệt làm sao ấy. Tôi đã giục đi giục lại, bảo ông ấy đi khám nhưng ông ấy không chịu đi. Vậy ngày mai, bác sĩ có thể quá bộ đến nhà tôi được không? Tôi sẽ giữ ông ấy nằm nhà không cho đi đâu.
En- đru hẹn sẽ đến.
Sáng hôm sau, khi En- đru đến, Ha-ri Vai-lơ đang nằm trên giường. Ông cho biết từ ít lâu nay ông đau ngâm ngẩm trong người và bụng mỗi ngày một tọ Mấy tháng gần đây, vòng bụng của ông tăng lên một cách khác thường. Như phần lớn những người cả đời không đau ốm bao giờ, ông tự giải thích tình trạng đó bằng nhiều cách. Ông cho rằng đó là do ông đã uống quá nhiều rượu mạch, hay có lẽ là do công việc cứ ngồi yên một chỗ gây ra.
Nhưng khám xong, En- đru cuộc phải bác bỏ những lời giải thích ấy. Anh tin chắc ông Vai-lơ có một cái u nang, tuy không nguy hiểm nhưng cần phải mổ. Anh cố làm cho hai vợ chồng Vai-lơ yên tâm bằng cách giải thích cho họ hiểu một khối u đơn giản như vậy mọc lên trong người như thế nào và gây ra đủ mọi chuyện phiền phức, nhưng những chuyện phiền phức ấy sẽ hết ngay khi khối u đó được cắt bỏ đi. Trong thâm tâm En- đru hoàn toàn tin tưởng ở kết quả phẫu thuật và anh đề nghị Ông Vai-lơ nên vào bệnh viện công ngay.
Nhưng ở điểm này, bà Vai-lơ giơ tay lên trời:
- Ấy, không đâu, thưa bác sĩ. Tôi không muốn để ông Ha-ri nhà tôi vào bệnh viện công. – Bà ta cố ghìm côn xúc động – Tôi đã linh tính trước việc này… Ông ấy làm việc quá sức mà. Nhưng nay đã vậy, nhờ Trời, chúng tôi co khả năng lo liệu được. Chúng tôi chẳng giàu có gì, bác sĩ ạ, ông cũng biết đấy, nhưng chúng tôi cũng đã dành dụm được chút đỉnh. Bây giờ là lúc dùng đến. Tôi sẽ không để cho ông Ha-ri nhà tôi phải quỵ lụy đi xin giấy giới thiệu (#1), phải xếp hàng xin vào nằm ở một bệnh viện công cộnh như thể ông ta là một người nghéo khó.
- Nhưng bà Vai-lơ ạ, tôi có thể thu xếp…
- Không, bác sĩ ạ, ông cứ cho ông nhà tôi vào một bệnh xá tư cho tôi. Ở gần đây không thiếu gì những bệnh xá tự Và ông cứ tìm giúp hộ tôi một bác sĩ tư để mổ cho ông ấy. Tôi có thể cam đoan với ông, chừng nào tôi còn sống thì ông nhà tôi sẽ không bước chân vào một bệnh viện công cộng nào hết.
En- đru thấy bà ta kiên quyết giữ vững ý kiến. Và Ha-ri Vai-lơ cũng giống ý kiến vợ. Ông ta muốn được hưởng sự trông nom tốt nhất có thể có.
Tối hôm ấy, En- đru gọi dây nói cho Ai-vơ-rị Nhờ đến Ai-vơ-ri bây giờ đã trở thành một điều tự nhiên đối với En- đrụ Nhất là trong trường hợp này, có việc anh cần hắn ta giúp.
- Ông Ai-vơ-ri ạ, tôi muốn nhờ ông giúp một việc. Tôi có một bệnh nhân có một khối u cần cắt bỏ. Người cần cù tử tế nhưng không giáu có gì, ông hiểu chứ. Tôi e rằng ca này không có gì đáng chú ý lắm đối với ông, song tôi sẽ chịu ơn ông nếu ông vui lòng mổ … chẳng hạn với tiền công bằng một phần ba tiền công thông thường.
Ai-vơ-ri rất lịch sự. Khôn có gì làm hắn ta vui lòng bằng được giúp ông bạn Men-sân bất kỳ việc gì trong phạm vi khả năng của ỵ Hai người bàn bạc với nhau về ca mổ trong dăm bảy phút, rồi En- đru gọi dây nói cho bà Vai-lơ.
- Tôi vừa mới nói chuyện xong với ông Cha-lơ Ai-vơ-ri, một nhà phẫu thuật ở khu Tây và là bạn thân của tôi. Ngày mai, ông ấy sẽ cùng với tôi lại thăm ông nhà, bà Vai-lơ ạ, vào 11 giờ trưa. Được không? Ông ta bảo rằng… bà có nghe rõ không đấy?… Bà Vai-lơ này, ông ta bảo rằng nếu thấy cần phải mổ thì ông ta chỉ lấy ba mươi ghi-nị Tiền công thường lệ của ông ta là một trăm ghi-nê cơ đấy. Tôi thấy thế cũng là khá may cho chúng ta.
- Vâng, thưa bác sĩ, vâng – Giọng bà Vai-lơ có vẻ lo nhưng bà cố làm ra vẻ yên tâm. – Ông tử tế với chúng tôi quá. Tôi nghĩ chúng tôi có thể tìm cách nào đó thu xếp được.
Sáng hôm sau, Ai-vơ-ri cùng với En- đru đến thăm người bệnh, và hôm sau nữa thì Vai-lơ được chuyển vào bệnh xá Brăn-xlân ở quảng trường Brăn-xlân.
Đó là một ngôi nhà cổ nhưng tươm tất ở gần phố Chét-xbơ-rơ, một trong số nhiều bệnh xá ở khu này với giá tiền thuê buồng phải chăng nhưng trang bị dụng cụ thì nghèo nàn. Người bệnh phần lớn là những trường hợp chỉ cần có người ở cạnh trông nom thuốc men là đủ: những người bị bại liệt, bị bệnh tim mãn tính, các bà già nằm liệt giường mà vấn đề gay go chủ yếu chỉ là tránh để nằm mãi ở một tư thế cho khỏi mục dạ Giống như những bệnh xá khác ở Luân Đôn mà En- đru đã đến, nó hoàn toàn không bao giờ được xây dựng nhằm mục đích hiện naỵ Không có cầu thang máy, và phòng mổ là phòng kính trồng hoa trước kia. Nhưng bà Bắc-xtơn, người chủ bệnh xá này, là một y tá có bằng và là một phụ nữ cần cù. Mặc dầu có những nhược điểm ấy nhưng bệnh xá Brăn-xlân được cái là cọ rửa tẩy trùng sạch sẽ, không còn một vết bẩn nào, ngay cả ở những chỗ khe khẩm của sàn nhà phủ vải sơn bóng loáng.
Cuộc phẫu thuật được ấn định vào hôm thứ sáu, và vì Ai-vơ-ri không đến sớm hơn được nên sẽ bắt đầu vào một giờ muộn khác thường là hai giờ trưa.
En- đru là người đến trước, nhưng Ai-vơ-ri cũng đến rất đúng giờ. Y đi cùng với người gây mê và đứng nhìn người lái xe của y khênh vào trong nhà một túi dụng cụ to tướng. Y không đụng tay đến vì còn để lát nữa bàn tay của y được hoàn toàn chính xác khi cầm dao mổ. Tuy Ai-vơ-ri nói thẳng ra rằng y đánh giá bệnh xá này không được tốt cho lắm, song cử chỉ thái độ của y vẫn dịu dàng như mọi khị Trong có mười phút, Ai-vơ-ri đã làm cho bà Vai-lơ đợi ở phòng ngoài được yên lòng, đã chinh phục được tình cảm của bà Bắc-xtơn và các cô y tá. Rồi mặc áo choàng và xỏ găng tay trong phòng mổ bé tí tẹo, y sẵng sàng bắt tay vào việc với vẻ mặt điềm tĩnh.
Bệnh nhân bước vào với dáng điệu tươi tỉnh, tin tưởng, cởi áo ngủ đưa cho một cô y tá đem đi ngay rồi trèo lên chiếc bàn hẹp. Biết là dù sao cũng phải trải qua sự thử thách này nên Vai-lơ đã dũng cảm đương đầu với nó. Trước khi người gây mê áp chiếc mặt nạ vào mặt ông, Vai-lơ còn mỉm cười nói với En- đru:
- Mổ xong chắc tôi sẽ khá hơn.
Giây phút sau, Vai-lơ đã nhắm chặt mắt và gần như hít lấy hít để hơi ê-tẹ Bà Bắc-xtơn tháo bỏ chỗ băng ra. Khu vực bôi i- Ốt được phơi trần, sưng to khác thường như một cái gò bóng nhẫy. Ai-vơ-ri bắt đầu mổ.
Với dáng điệu trịnh trọng, Ai-vơ-ri tiêm một vài mũi sâu vào cơ lưng và nghiêm trang bảo En- đru:
- Để chống sốc. Bao giờ tôi cũng phải phòng xa.
Mũi dao của Ai-vơ-ri rạch một đường dài, và ngay lập tức, gần như một việc đáng buồn cười, chỗ đau lộ ra. Cái u nhô lên qua khe mổ như một quả bóng cao su căng phồng sũng nước. Sự chẩn đoán chính xác của En- đru làm anh thêm hài lòng về mình. Anh nghĩ Vai-lơ nhất định sẽ khỏe lên ngay sau khi cắt bỏ cái phần thừa phiền toái này, rồi anh nghĩ tiếp sang những người bệnh khác của anh, tay rút đồng hồ ra xem giờ.
Trong khi đó, với dáng điệu của nhà phẫu thuật bậc thầy, Ai-vơ-ri đang loay hoay với quả bóng, bình thản tìm cách vòng tay ra đằng sau nó tìm đến chỗ cuống nối nhưng lần nào cũng trật. Mỗi lần y định giữ lấy nó thì quả bóng lại trượt đi. Đã cố một lần không được rồi, y có cố đến hai mươi lần nữa chắc cũng vậy thôi.
En- đru bực bội nhìn sang Ai-vơ-ri, nghĩ: “Lão này làm cái gì vậy?”. Khoang bụng không rộng nhưng cũng có đủ chỗ để làm việc. En- đru đã từng thấy Lu-ê-lin, Đen-ni và hàng chục người khác ở bệnh viện cũ của anh trước kia có những động tác khéo léo chính xác trong những trường hợp chật chội hơn nhiều. Cái khéo của người bác sĩ ngoại khoa là phải biết sử dụng các dụng cụ của mình trong những hoàn cảnh vướng víu, thiếu không gian. Bỗng En- đru nhận ra rằng đây là ca mổ khoang bụng đầu tiên mà Ai-vơ-ri làm cho anh từ trước đến naỵ Anh bất giác cất lại đồng hồ vào túi, nhích lại gần bàn mổ, vẻ mặt khá căng thẳng.
Ai-vơ-ri vẫn đang cố đưa dụng cụ ra đằng sau khối u, vẫn điềm nhiên, bình tĩnh và sắc sảo. Bà Bắc-xtơn và một cô y tá trẻ đứng cạnh với dáng điệu tin tưởng, không biết gì mấy về công việc. Người gây mê, một người có tuổi, tóc lốm đốm bạc, đăm chiêu lấy ngón tay cái gõ gõ vào đáy cái chai bịt nút. Trong phòng mổ nhỏ bé mái bằng kính, không khí êm ả, hết sức yên tĩnh. Người ta không cảm thấy có chuyện gì căng thẳng hay có một tấn bi kịch ghê gớm nào, chỉ có Ai-vơ-ri nhô một bên vai lên, cử động hai bàn tay đi găng, cố vòng ra đằng sau quả bóng cao su trơn nhẫy. Không hiểu sao, En- đru bỗng thấy lạnh người.
Anh nhận ra mình đang cau mày căng thẳng theo dõi. Anh lo sợ điều gì? Không có gì phải lo sợ, hoàn toàn không có gì. Đây là một ca mổ đơn giản, trong vài phút là xong.
Với một nụ cười yếu ớt như hài lòng, Ai-vơ-ri bỏ ý định tóm lấy cái cuống khối ụ Cô y tá trẻ khúm núm nhìn Ai-vơ-ri khi y hỏi đưa con dao. Y từ từ đưa tay cầm lấy con dao. Trong đời nghề nghiệp của y, có lẽ chưa bao giờ y giống một nhà phẫu thuật vĩ đại trong tiểu thuyết bằng lúc này. Con dao cầm trong tay, trong lúc En- đru chưa kịp hiểu ra y định làm gì thì y đã rạch một rạch dài vào thành khối u trơn bóng.
Ngay sau đó, mọi sự việc xảy ra dồn dập.
Khối u vỡ ra đánh ục một cái, bắn lên trời một cục máu đen, rồi tất cả những gì chứa trong khối u đổ ùa vào khoang bụng. Một giây trước còn là một quả cầu căng tròn, một giây sau đã là một túi mô nhão nhoẹt nằm bẹp giữa một vũng máu ùng ục chảy. Bà Bắc-xtơn cuống quýt tìm gạc trong hộp.
Người gây mê ngồi bật ngay dậy. Cô y tá trẻ trông như muốn ngất xỉu. Ai-vơ-ri nghiêm trang bảo:
- Kẹp nào.
En- đru choáng váng kinh hoàng. Anh đã nhận ra rằng, không tóm được cuống khối u để thắt nó lại, Ai-vơ-ri đã mù quáng, bừa bãi rạch khối u… Mà đây lại là một khối u xuất huyết.
- Gạc nào. - Ai-vơ-ri nói bằng một giọng không hề xúc động. Y loay hoay mò mẫm trong đống bầy nhầy, cố kẹp lấy cuống u, cố hút chỗ máu ngập đầy khoang bụng, cố bịt bịt, đắp đắp, nhưng vẫn không làm sao kìm được máu cứ ồng ộc tuôn ra. Như một ánh chớp loé lên trong óc, En- đru bỗng hiểu ra: “Trời ơi! Lão này không biết mổ. Lão này không biết tí gì về mổ!”.
Người gây mê đặt ngón tay lên động mạch cảnh, thì thào nho nhỏ như có lỗi:
- Hình như nó sắp đi… ông Ai-vơ-ri ạ.
Ai-vơ-ri bỏ cái kẹp, lấy những miếng gạc đẫm máu nhét đầy khoang bụng rồi bắt đầu khâu lại vết rạch dài khi nãy.
Bây giờ không còn sưng phồng nữa, bụng Vai-lơ có vẻ lõm xuống, tím bầm, trống rỗng, lý do là Vai-lơ đã chết rồi.
- Nó đi rồi. – Người gây mê cuối cùng nói.
Ai-vơ-ri khâu nốt mũi cuối cùng, cẩn thận cắt đầu dây khâu, quay sang khay dụng cụ đặt kéo xuống. Thẫn thờ, En- đru không cử động được chân taỵ Như người mất hồn, bà Bắc-xtơn, mặt trắng bệch như tờ giấy, kéo những chai nước nóng ra khỏi chăn. Hết sức cố gắng, bà ta có vẻ trấn tĩnh lại và bước ra khỏi phòng mổ. Người hộ lý, không biết chuyện đã xảy ra, đẩy xe cáng vào. Một phút sau, xác Ha-ri Vai-lơ được đưa lên gác, vào phòng ông ta.
Cuối cùng Ai-vơ-ri cất tiếng nói với một giọng điềm tĩnh trong khi cởi áo choàng.
- Rất không maỵ Tôi chắc là bị sốc. Ông Grây, ông có nghĩ như vậy không?
Grây, người gây mê, lẩm bẩm đáp lại. Ông ta đang bận thu dọn dụng cụ.
En- đru vẫn không nói ra lời. Trong cơn bàng hoàng, sững sờ, anh bỗng nhớ đến bà Vai-lơ đứng đợi dưới nhà. Hình như Ai-vơ-ri đọc được ý nghĩ ấy. Y bảo:
- Đừng ngại, ông Men-sân ạ. Tôi sẽ xuống nói với người đàn bà bé nhỏ ấy. Lại đây. Tôi sẽ giải quyết cho ông xong ngay bây giờ.
Như một cái máy, như một người không còn khả năng cưỡng lại được nữa, En- đru theo chân Ai-vơ-ri xuống cầu thang vào phòng đợi. Anh vẫn còn thẫn thờ, thấy lờm lợm buồn nôn ở cổ, không nói được câu nào với bà Vai-lợ Chính Ai-vơ-ri là người vươn lên thích nghi với tình thế.
- Bà Vai-lơ thân mến, - y nói với giọng thương cảm bề trên, nhẹ nhàng đặt tay lên vai bà ta – đáng tiếc, đáng tiếc là chúng tôi đem lại cho bà những tin không hay.
Bà Vai-lơ chắp hai tay đi đôi găng da dê nâu sờn cũ lại với nhau, nỗi kinh hoàng và vẻ cầu khẩn lẫn lộn trong con mắt:
- Thưa sao ạ?
- Ông nhà, thật tội nghiệp, bà Vai-lơ ạ, mặc dầu chúng tôi đã làm tất cả mọi việc có thể làm cho ông ấy…
Bà ta khuỵu xuống ghế, mặt tái nhợt, hai bàn tay đi găng vẫn chắp lại với nhau, thì thào bằng một giọng xé lòng:
- Ha-ri! Anh Ha-ri ơi!
- Thay mặt cho bác sĩ Men-sân, bác sĩ Grây, bà Bắc-xtơn và bản thân tôi - Ai-vơ-ri nói tiếp, giọng rầu rầu – Tôi chỉ có thể đoan quyết với bà là không có một thế lực nào trên đời này có thể cứu được ông nhà. Và dù cho ông nhà có qua được cuộc phẫu thuật này… - Y nhún vai một cách có ý nghĩa.
Bà Vai-lơ ngẩng đầu lên nhìn y, cố hiểu lời y nói, ngay cả trong giây phút bàng hoàng này vẫn nhận ra được thái độ hạ cố, tử tế của y đối với bà. Bà nói qua hàng nước mắt:
- Xin cảm ơn lời an ủi của bác sĩ.
- Tôi sẽ bảo chị y tá xuống với bà. Bà hãy cố chịu đựng. Cảm ơn bà, cảm ơn về sự can đảm của bà.
Ai-vơ-ri ra khỏi phòng và một lần nữa En- đru lại đi theo hắn. Đến cuối phòng chờ là văn phòng, bên trong không có ai, cửa vẫn để ngỏ. Y bước vào, tìm hộp thuốc lá, châm một điếu và hít một hơi dài. Gương mặt y hơi tái so với lúc bình thường, nhưng cái cằm y, bàn tay y không hề run, y vẫn điềm nhiên như không. Y lạnh lùng nói:
- Thế là xong. Tôi rất tiếc, ông Men-sân ạ. Tôi không ngờ khối u này lại xuất huyết. Nhưng những chuyện như vậy vẫn cứ xảy ra, dù ta có chuẩn bị chu đáo đến đâu đi nữa, ông biết đấy.
Gian phòng nhỏ có độc chiếc ghế đút dưới bàn. En- đru buông mình ngồi phịch xuống cái bệ bọc da chạy bao quanh lò sưởi, lòng nôn nao, nhìn vào cái cây cảnh trồng trong một cái chậu màu xanh ngả vàng đặt ở trên ghi lò sưởi trống trợ Anh cảm thấy người khó chịu, bải hoải, sắp ngã khuỵu mất. Anh không xua nổi hình ảnh Ha-ri Vai-lơ, một mình không cần ai đỡ đi đến bàn mổ… “Mổ xong chắc tôi sẽ khá hơn nhỉ”… rồi mười phút sau thì nằm sõng sượt trên cáng thành một cái xác không hồn, thân hình bị băm nát. Anh nghiến hai hàm răng lại với nhau kêu kèn kẹt, lấy tay ôm mặt.
Ai-vơ-ri nhìn chăm chú đầu điếu thuốc:
- Cố nhiên hắn ta không chết trên bàn mổ. Tôi mổ xong rồi hắn ta mới chết. Mọi chuyện diễn ra bình thường. Không phải điều tra cái gì cả.
En- đru ngẩng đầu lên. Người anh run bắn, tức sôi lên trước sự yếu đuối của mình trong cảnh huống kinh khủng này mà Ai-vơ-ri đã đương đầu một cách thản nhiên. Anh nói như phát điên:
- Trời ơi, đừng nói nữa. Ông biết rõ là ông đã giết chết người ta rồi. Ông không phải là một nhà phẫu thuật. Ông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một nhà phẫu thuật, ông là một tên đồ tể bỉ ổi nhất mà tôi gặp trong đời tôi.
Không khí im lặng. Ai-vơ-ri nhìn En- đru một cách lạnh lùng, nghiêm khắc.
- Tôi khuyên ông không nên nói năng kiểu đó, ông Men-sân.
- Ông không thích à? – Toàn thân En- đru run lên trong một tiếng nấc điên cuồng – Tôi biết là ông không thích! Nhưng đó là sự thật. Tất cả những ca mổ mà tôi giao cho ông từ trước đến nay chỉ là trò chơi trẻ con. Nhưng lần này, ca mổ thực sự đầu tiên mà tôi với ông cùng làm… ôi, lạy Trời, lẽ ra tôi phải biết từ trước mới phải. Tôi cũng khốn nạn không kém gì ông.
- Bình tĩnh lại đi, ông điên à? người ngoài có thể nghe thấy.
- Nghe thấy thì có sao? – Lại một cơn giận yếu ớt khác nổi lên. En- đru nghẹn ngào – Ông cũng biết không kém gì tôi đó là sự thật: ông vụng về vô cùng… gần như một vụ giết hại!
Có lúc tưởng chừng như Ai-vơ-ri sẽ đấm cho En- đru một quả lăn từ bệ lò sưởi xuống ngã quay ra bất tỉnh. Với vóc người và sức lực ấy, y có thể dễ dàng làm như vậy được lắm. Nhưng y cố hết sức ghìm lại. Y không nói thêm một lời nào nữa, quay lưng bỏ ra ngoài. Nhưng gương mặt lạnh lùng tàn nhẫn của y có một vẻ căm tức biểu lộ một mối thù sẽ không bao giờ quên.
En- đru cứ ngồi yên như thế trong văn phòng, tì trán vào thành đá lạnh lẽo của lò sưởi trong bao nhiêu lâu anh không biết nữa. Sau cùng anh đứng dậy, buồn rầu nhớ đến việc phải làm. Tai họa khủng khiếp này đã giáng cho anh một đòn choáng váng như với sức mạnh tàn phá của một quả đạn. Anh có cảm tưởng chính anh bị mổ phanh bụng, bị moi hết ruột gan. Nhưng anh vẫn cử động như một cái máy, chân bước như một người lính đã bị trọng thương, buộc lòng phải làm những công việc mà người ta trông chờ ở anh với những động tác đã thành nếp.
Trong tâm trạng đó, En- đru cố làm cho xong buổi đi thăm bệnh. Rồi lòng nặng trĩu, đầu rức như búa bổ, anh trở về nhà. Chiều đã muộn, đã gần bảy giờ. Anh về vừa kịp cho buổi khám tối.
Phòng khám cửa trước đã chật ních bệnh nhân. Phòng khám nhỏ cũng đông nghịt, người ngồi ra tận ngoài cửa. Như người sắp chết, En- đru nặng nhọc nhìn khắp lượt các bệnh nhân của anh: buổi tối mùa hè hôm nay mát mẻ đẹp đẽ, thế mà họ vẫn tụ tập lại đây để sùng bái điệu bộ của anh, con người anh: hầu hết là phụ nữ trong đó số đông là các cô nhân viên cửa hàng Lo-ri- Ơ, những người đã đến khám ở chỗ anh từ bao nhiêu tuần nay, đã được những nụ cười, những cử chỉ khéo léo của anh khuyến khích, khuyên nhủ cứ nên tiếp tục điều trị. Anh thẫn thờ nghĩ: vẫn là cái phường cũ, trò hề cũ.
Anh buông mình xuống chiếc ghế xoay trong phòng khám, bắt đầu những nghi thức hàng ngày đằng sau một thứ mặt nạ phủ ngoài mặt:
- Cô thấy thế nào? Ừ, tôi thấy có hơi khá hơn. Mạch đập tốt hơn. Thuốc ấy dùng có hiệu quả đấy, cô em thân mến. Dùng nó cô không thấy khó chịu chứ?
Anh sang chỗ Cơ-ri-xtin đang đứng đợi, đưa cho nàng lọ thuốc không, đi qua hành lang sang phòng khám chính để lại tuôn ra vẫn những câu hỏi nhạt nhẽo đó, bày tỏ vẫn sự thiện cảm giả tạo đó, rồi quay lại hành lang, cầm lọ thuốc đã đổ đầy trở về phòng khám nhỏ, cứ thế đi qua đi lại mãi cái vòng luẩn quẩn ghê rợn trong đó anh tự giam mình.
Một buổi tối ngột ngạt. En- đru cảm thấy người đau như dần nhưng vẫn cố tiếp tục khám, nửa để dầy vò thân mình nửa vì tâm trạng trống rỗng không hồn nó làm anh không thể dừng lại được. Chân cứ đi đi lại lại mãi trong cơn đau đớn ê chề, En- đru không ngừng tự hỏi: “Mình đi đâu thế này? Trời ơi, mình đi đâu thế này?”.
Sau cùng, muộn hơn mọi ngày, đến mười giờ kém mười lăm thì hết bệnh nhân. En- đru đóng cửa ngoài phòng khám nhỏ sang phòng khám lớn, tại đó theo lệ thường Cơ-ri-xtin đã chờ sẵn, chuẩn bị đọc lại tên những người đã đến khám bệnh để ghi vào sổ cái.
Lần đầu tiên từ bao nhiêu tuần nay, En- đru thực sự nhìn người vợ mình, chăm chú ngắm nhìn gương mặt nàng trong khi nàng cúi đầu xem bảng danh sách cầm ở taỵ Mặc dầu bản thân anh đang trong tâm trạng thẫn thờ ngây dại, anh vẫn phải sững sốt khi thấy nàng đã thay đổi đến nhường nào. Gương mặt nàng đờ đẫn, miệng nàng xịu xuống. Tuy nàng không nhìn anh nhưng anh cũng thấy được đôi mắt nàng chứa chất một nỗi buồn ảm đạm.
Ngồi vào bàn, trước mặt là quyển sổ cái nặng nề, En- đru cảm thấy một bên sườn đau nhói. Nhưng thể xác anh, cái vỏ bên ngoài vô tri vô giác đó không để lộ một tí nào sự xáo động ấy ra bên ngoài. Anh chưa kịp nói thì Cơ-ri-xtin đã bắt đầu đọc tên.
En- đru cứ tiếp tục ghi, đánh dấu vào trong quyển sổ cái: đến thăm tại nhà thì đánh một dấu gạch chéo, khám tại phòng khám thì đánh dấu tròn, rồi ghi tổng số những tội lỗi của anh.
Khi xong, Cơ-ri-xtin hỏi bằng một giọng mà chỉ đến hôm nay anh mới nhận thấy sự mỉa mai run rẩy trong lời nói:
- Hôm nay được bao nhiêu?
En- đru không trả lời, anh không trả lời nổi. Nàng đi ra khỏi phòng. Anh nghe thấy tiếng chân Cơ-ri-xtin lên gác về phòng nàng, nghe thấy tiếng khép cửa nhè nhẹ của nàng. Anh ngồi lại một mình: cổ khô khấc, bàng hoàng, đờ đẫn.
Mình đi đâu thế này? Trời ơi, mình đi đâu thế này?
Bỗng nhiên, mắt anh chợt nhìn vào cái túi thuốc lá chứa đầy tiền, căng phồng lên với số tiền thu được trong ngày. Một cơn điên nữa rần rật trong người. Anh cầm lấy cái túi quẳng vào góc phòng. Nó rơi đánh phịch một cái.
Anh đứng bật dậy. Anh thấy ngột ngạt, tức thở.
Anh chạy ra khỏi phòng khám, ra mảnh sân nhỏ sau nhà, một cái giếng nhỏ của bóng tối giữa các vì sao. Anh yếu ớt dựa người vào mảnh tường gạch và nôn oẹ dữ dội.
---------
Chú thích:
(1-)Đây là giấy giới thiệu của những người hảo tâm đã góp tiền xây dựng và bảo dưỡng những bệnh viện làm phúc. Có giấy giới thiệu ấy thì được vào bệnh viện dễ dàng hơn.