Chương 4
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
En- đru lao vào cuộc chiến đấu chống bệnh thương hàn với tất cả ngọn lửa hừng hực của bản tính sôi nổi và nồng nhiệt. Anh yêu thích công việc của mình và tự cho là may mắn mới sớm gặp được một cơ hội như vậy. Mấy tuần đầu, anh làm việc quần quật suốt ngày mà vẫn vui thích. Anh vẫn phải gánh lấy mọi công việc khám và điều trị thường lệ, song anh đại khái cho xong để rồi hào hứng quay sang những ca bệnh thương hàn của anh.
Có lẽ En- đru đã gặp may trong keo vật này, keo vật đầu tiên trong đời anh. Gần cuối tháng thì mấy người bị thương hàn đều khỏi và xem chừng anh đã chặn được dịch. Khi nghĩ đến biện pháp mà anh đã buộc phải thi hành chặt chẽ: đun sôi nước, tẩy trùng và cách ly, căng vải tẩm sát trùng lên từng cách cửa, những cân vôi clo-rua mà anh lấy tiền của bà Pây-giơ đặt mua, rồi đích thân đến giám sát những cống thoát nước ở phố Glai- đa, En- đru phấn khởi reo lên: “Kết quả thật tốt đẹp. Mình không xứng đâu, nhưng ơn Trời chính mình đã lập được thành tích đó”. – Anh có một niềm vui thích ngấm ngầm và bỉ ổi khi thấy bệnh nhân của anh khỏi nhanh hơn bệnh nhân của Đen-ni.
Đen-ni vẫn làm cho En- đru khó hiểu và bực tức. Hai người tất nhiên gặp nhau luôn, vì bệnh nhân của họ Ở gần nhau. Đen-ni thích mỉa mai một cách hết sức cay độc công việc mà hai người đang làm. Anh ta gọi riễu En- đru và chính anh ta là những kẻ “đang chiến đấu quyết liệt với nạn dịch”, và dùng đi dùng lại hình ảnh sáo mòn đó như một lời trả thù thích thú. Nhưng dù có những lời khích bác, riễu cợt như “thưa bác sĩ, xin ngài chớ nên quên rằng chúng ta đang nêu cao danh dự của nghề nghiệp thực sự vinh quang”, Đen-ni vẫn chăm sóc người bệnh hết sức chu đáo, ngồi bên giường họ, đặt tay lên người họ, nán lại hàng giờ trong phòng họ.
Đôi lúc, En- đru đã gần đến chỗ thiện cảm với Đen-ni vì thoáng thấy có một sự giản dị, khiêm tốn thẹn thùng ở anh ta, thì tất cả lại bị đổ nhào vì một câu nói bi quan nhạo báng của Đen-nị Bực mình và chán ngán, một hôm En- đru giở cuốn “Danh bạ nghành y” ra xem may ra có hiểu thêm gì về anh ta không. En- đru lấy cuốn danh bạ xuất bản đã được năm năm ở giá sách của bác sĩ Pây-giơ và đọc được trong đó những điều đáng kinh ngạc. Cuốn danh bạ cho biết Phi-líp Đen-ni là sinh viên được học bổng danh dự tại trường đại học Kêm-brít-giơ và Gai, tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa, hồi ấy đang phụ trách một phòng phẫu thuật ở thành phố Li-bơ-rơ.
Thế rồi, ngày mười tháng một, Đen-ni bất thình lình gọi dây nói đến En- đru.
- Men-sân! Tôi muốn gặp anh Anh có thể đến chỗ tôi vào ba giờ được không? Việc quan trọng.
- Được tôi sẽ đến.
En- đru vừa ăn trưa vừa suy nghĩ. Trong lúc anh ăn món thịt xay chế biến tại nhà, anh cảm thấy Blốt- đoen Pây-giơ nhìn anh chằm chặp với vẻ áp chế:
- Ai gọi dây nói cho ông thế? Á, à, Đen-ni hả? Ông không có việc gì phải đi lại với gã ấy. Hắn là một đứa vô tích sự.
En- đru lạnh lùng đương đầu với bà ta:
- Trái lại, tôi thấy ông ấy rất có ích.
- Thôi đi, ông bác sĩ! – Như mọi lần, khi nói ai nói trái ý mình là Blốt- đoen đùng đùng lên ngay – Quái gở đến như hắn là cùng. Thường thì hắn chẳng cho thuốc men gì cả. Đây này, khi bà Me-gân Rit-gân, suốt đời lúc nào cũng dùng thuốc, đến nhờ hắn khám bệnh thì hắn lại bảo bà ta hằng ngày nên leo núi hai dặm và đừng có tọng đầy bụng những thứ nước rửa bát nữa. Hắn nói đúng như vậy. Sau đó, bà ấy đến khám ở nhà ta, thật thế, và cấp cho thứ thuốc tuyệt vời của Gien-kin, hết lọ này đến lọ khác, suốt từ bấy lâu naỵ Uùi dào ôi, hắn là một đức hèn hạ ti tiện. Nghe nói, hắn có một chị vợ Ở đâu đó. Chị vợ này không ăn ở với hắn nữa. Thấy không! Lại còn lúc nào hắn cũng say bí tỉ. Này ông bác sĩ ơi, mặc xác hắn thôi, và ông nên nhớ rằng ông đang làm việc cho bác sĩ Pây-giơ đấy nhé.
Khi Blốt- đoen Pây-giơ hắt vào mặt En- đru lời nhắc nhở thường lệ ấy, anh bỗng thấy cơn giận bùng lên. Anh đã làm hết sức mình để làm vừa lòng bà ta, thế nhưng những yêu sách của bà ta hình như không có giới hạn. Thái độ của bà ta, khi thì ngờ vực, khi thì tươi tỉnh, nhưng xem chừng lúc nào cũng chỉ nhằm lợi dụng anh càng nhiều bao nhiêu càng tốt, và đền đáp cho anh càng ít chừng nào hay chừng ấy. Tiền lương tháng đầu của anh đã quá hạn ba ngày rồi vẫn chưa trả. Có lẽ do bà ta nhãng quên thôi, nhưng nó làm anh rất phiền và khó chịu. Nhìn bà ta béo tốt, phốt pháp, thừa thãi sức sống, ngồi đó mà chê bai Đen-ni, làm cho En- đru không tự chủ được nữa. Anh bỗng nổi nóng:
- Thưa bà, có lẽ tôi dễ nhớ là tôi làm việc cho bác sĩ Pây-giơ hơn nếu tôi đã nhận được tiền lương tháng này.
Blốt- đoen đỏ mặt mau đến nỗi En- đru dám chắc là trong óc bà ta đang nghĩ đến chính chuyện tiền nong này. Bà ta hất đầu một cái, vẻ thách thức:
- Rồi sẽ có. Nào ai nghĩ!
Từ lúc bấy giờ cho đền hết bữa ăn, Blốt- đoen ngồi dằn dỗi, không nhìn sang En- đru, làm như thể anh đã sỉ nhục bà tạ Nhưng sau bữa ăn trưa, bà ta lại có thái độ ân cần, tươi cười, vui vẻ khi mời anh vào phòng khách:
- Tiền lương của anh đây, ông bác sĩ. Mời ông ngồi xuống và hữu nghị với nhau nào. Công việc không thể nào chạy được nếu chúng ta không ăn ý với nhau.
Blốt- đoen Pây-giơ ngồi trong một chiếc ghế bành bọc nhung xanh, trước cái bụng đầy ngồn ngộn của bà ta là hai mươi tờ bạc một bảng và cái ví da đen. Cầm lấy mấy tờ bạc, đếm: “Một,hai,ba,bốn!…”. Gần hết xấp bạc, bà ta càng đếm chậm hơn, con mắt đen ranh rãnh nhấp nháy lấy lòng. Đếm được mười tám tờ thì bà ta dừng hẳn lại, thở dài một cái, xót xa:
- Ôi chao! Ông bác sĩ thân mến ơi! Trong thời buổi khó khăn này, thế là nhiều lắm rồi đấy! Ý kiến ông thế nào? Cho và nhận, phương châm của tôi bao giờ cũng vậy. Tôi giữ lại hai đồng lẻ này lấy may có được không?
En- đru chỉ im lặng. Tính keo bần ấy đặt anh vào cái thế không thể nào chịu nổi. Anh biết rằng việc điều trị và khám bệnh đem lại cho bà ta khá nhiều tiền.
Blốt- đoen cứ ngồi yên như thế hết trọn một phút, dò xét nét mặt Men-sân. Mãi sau, không thấy trả lời mà chỉ thấy một vẻ mặt trơ như đá, bà ta ném nốt mấy tờ bạc cuối cùng với một động tác cáu kỉnh, và the thé:
- Cố mà kiếm tiền về!
Blốt- đoen vụt dứng dậy toan bước ra khỏi phòng, nhưng En- đru đã chặn lại trước khi bà ta ra tới cửa.
- Gượm hẵng nào, bà Pây-giợ – giọng En- đru run run, nhưng cương quyết. Dù cho có bỉ ổi đi nữa, anh cũng quyết không cho bà ta, hoặc tính tham lam của bà ta, áp chế anh.
- Bà mới đưa tôi có hai mươi bảng, như vậy mỗi năm mới có hai trăm bốn mươi bảng, trong khi bà và tôi đã thỏa thuận là lương tôi hai trăm năm mươi bảng một năm. Bà hãy còn thiếu tôi mười sáu si-linh tám pen-ni nữa.
Blốt- đoen tái người đi vì tức tối và chưng hửng. Bà ta hổn hển:
- Aùi chà! Ông lại muốn để cho vấn đề tiền nong chia rẽ chúng ta à? Tôi vẫn nghe nói dân Xcốt-len bẩn tính, bây giờ mới biết. Này đây. Cầm lấy mấy đồng si-linh, và cả mấy đồng pen-ni của ông nữa.
Bà ta lấy tiền ở chiếc ví căng phồng ra, ngón tay run run, mắt nhìn En- đru giận dữ. Rồi sau, day mặt nhìn lại anh lần cuối cùng, bà ta đùng đùng bỏ đi, đóng cửa đánh sầm lại.
En- đru ra khỏi nhà, sôi lên vì căm giận. Câu nói chế nhạo của Blốt- đoen làm anh càng bị tổn thương vì nó không đúng. Mụ ta không hiểu được vấn đề ở đây không phải là số tiền nhỏ mọn ấy mà là nguyên tắc công bằng hay sao? Ngoài ra, hoàn toàn không kể đến khía cạnh nhân cách nói lên rất kêu, En- đru còn có một đặc tính bẩm sinh: đặc tính của người miền Bắc, chừng nào còn hơi thở là quyết không để cho bất kỳ ai coi thường mình.
Mãi cho đến khi anh tới bưu điện, mua một bì thư bảo đảm, gửi hai mươi bảng trả cho Quỹ cứu trợ Glen xong, (Anh giữ lại cho anh mấy đồng tiền lẻ để tiêu vặt) En- đru mới thấy nguôi. Đứng trên bậc thầm nhà bưu điện, En- đru nhìn thấy bác sĩ Brem- Oen đang đi tới nên gương mặt anh tươi tỉnh thêm.
Brem- Oen đi chầm chậm, hai bàn chân to bè đường bệ dậm lên hè phố, người thẳng đơ trong bộ quần áo đen đã sờn, mái tóc bạc để dài xõa xuống cổ áo nhầu bẩn, mắt chăm chăm vào quyển sách mà ông giơ thẳng tay ra phía trước. Tuy đã nhìn thấy En- đru từ lúc còn ở giữa phố, nhưng ông để đến lúc đến gần anh mới vờ nhận ra anh.
- A! Men-sân, anh bạn trẻ! Tôi mải mê quá, suýt nữa thì không trông thấy anh!
En- đru mỉm cười. Anh đã có quan hệ thân thiện với Brem- Oen. Không giống như Liu-ít, người bác sĩ “chính ngạch” khác, ông này đã thân mật đón tiếp anh ngay hồi anh mới đến. Số thợ mỏ đăng ký chữa bệnh tại chỗ bác sĩ không đông nên ông không được phép xa hoa thuê một người phụ tá, song ông có một phong cách bệ vệ và điệu bộ đáng mặt một người thầy thuốc lớn.
Brem- Oen gập cuốn sách lại, lấy ngón tay trỏ cáu bẩn cẩn thận đánh dấu trang sách, rồi thọc bàn tay để không vào trong ngực chiếc áo khoác ngoài đã bạc với một cử chỉ trang trọng. Động tác của ông trông kịch đến nỗi nó hóa ra không thực. Tuy nhiên, đích thực là Brem- Oen đang dứng ở giữa phố chính của Blây-nen-li đây. Không lấy làm lạ là Đen-ni đã đặt tên cho ông là “cá cháo”.
- Thế nào, anh bạn trẻ thân mến, anh có yêu thích thị trấn bé nhỏ của chúng tôi không? Như tôi đã nói với anh hôm anh đến thăm bà vợ thân yêu của tôi và tôi tại “Aån dật cư”, nó không đến nỗi tồi như lúc ta mới thoạt nhìn đâu. Ở đây, chúng tôi cũng có những tài năng, có nền văn hóa của chúng tôi chứ. Bà vợ của tôi và tôi ra sức duy trì cái tài năng, văn hóa đó. Anh Men-sân ạ, chúng tôi giương cao ngọn đuốc, ngay cả giữa nơi sơn dã. Hôm nào, anh phải đến nhà tôi chơi một tối mới được. Anh có biết hát không?
En- đru buồn cười nôn ruột.
Ông Brem- Oen cứ tiếp tục với giọng trầm trầm:
- Cố nhiên chúng tôi đều đã được nghe nói đến việc anh diệt bệnh thương hàn. Thị trấn Blây-nen-li tự hào về anh đấy, anh bạn trẻ thân mến ạ. Chỉ tiếc là tôi không được dịp may ấy. Nếu như có việc gì cấp bách mà tôi có thể giúp được một tay thì anh cứ bảo!
Một cảm giác ân hận – anh là ai mà lại được người thầy thuốc già này quan tâm? – khiến En- đru trả lời:
- Vừa hay trong số các bệnh nhân của tôi có một trường hợp viêm trung cách mạc thứ phát rất đáng chú ý, rất hiếm có, bác sĩ Brem- Oen ạ. Nếu rỗi, ông đến hội chẩn cùng với tôi được không?
Nhiệt tình đã hơi giảm đôi chút, Brem- Oen hỏi:
- Thực à? Tôi thật không muốn làm phiền anh.
En- đru cố mời:
- Ở ngay góc phố đây thôi. Tôi còn được rảnh nửa giờ nữa rồi mới phải đến gặp bác sĩ Đen-nị Ta đến nơi ngay bây giờ đấy mà.
Brem- Oen do dự, đứng yên đến một phút dường như muốn từ chối, rồi chịu đi với một cử chỉ yếu ớt. Hai người đi về phía phố Glai- đa và vào thăm nhà bệnh nhân.
Như En- đru nói, đây là một trường hợp đặc biệt đáng chú ý vì là một ca tuyến ức còn sót lại muộn hiếm có. En- đru thành thực tự hào đã chẩn đoán thấy và với tấm lòng cởi mở nồng nhiệt, anh mời Brem- Oen đến để cùng xúc động trước sự phát hiện của mình.
Nhưng mặc cho En- đru nói, bác sĩ Brem- Oen có vẻ không chú ý lắm đến cơ hội này. Ông theo En- đru vào nhà không chút vội vã, mũi thở phì phò, và rón rén bước lại giường người bệnh. Đến bên giường, ông xem xét qua quít ở một khoảng cách đảm bảo an toàn. Ông cũng không muốn nán lại lâu. Ra khỏi nhà, hít một hơi dài không khí trong sạch bên ngoài rồi ông mới trở lại vẻ hoạt bát thường có ở ông. Quay sang En- đru, ông nói:
- Tôi lấy làm vui mừng đã có dịp cùng anh hội chẩn một bệnh nhân, anh bạn trẻ ạ, trước hết là bởi vì tôi cho rằng trong nghề thầy thuốc không bao giờ được lùi bước nguy cơ nhiễm bệnh, sau nữa là vì tôi vui mừng trước khả năng tiến bộ của khoa học. Anh có tin tôi không thì tùy, đây là trường hợp viêm tụy lý thú nhất mà tôi được thấy từ trước đến nay!
Nói xong, Brem- Oen liền bắt tay En- đru rồi vội vã bỏ đi, để mặc anh đứng ngây người. Tụy ư, En- đru bàng hoàng nghĩ. Không phải vì nói nhiều mà Brem- Oen đã phạm sai lầm tày đình này. Tất cả cách xử sự của ông với người bệnh đều lộ rõ sự dốt nát của ông. Brem- Oen quả thực không biết gì cả. En- đru lấy tay xoa trán. Cứ nghĩ rằng một người thầy thuốc có bằng cấp hẳn hoi, nắm trong tay tính mạng của hàng trăm người, lại không phân biệt được tụy và tuyến ức, trong khi một cái nằm ở khoang bụng, một cái nằm ở khoang ngực, thì thực là kinh khủng.
En- đru từ từ đi lộn lại về phíc nhà Đen-ni, một lần nữa anh lại nhận thấy toàn bộ quan niệm cũ của anh về nghề y đã sụp đổ. Anh tự biết anh là người mới vào nghề, còn non nớt, chưa từng trải nhiều, hoàn toàn mắc sai sót vì không có kinh nghiệm. Nhưng Brem- Oen thì không phải không có kinh nghiệm, và bởi vậy sự ngu dốt của ông ta lại càng không lấy gì biện bạch được. Ý nghĩ của Enđru bất giác quay sang Đen-ni, con người lúc nào cũng giữ một giọng mỉa mai đối với nghành của họ. Ban đầu, Đen-ni làm anh rất phật ý khi anh ta nói với giọng mệt mỏi là trong toàn nước Anh, dễ có hàng nghìn tên thầy thuốc bất tài chỉ nổi bật của sự ngu ngốc và chỉ giỏi học cách lừa bịp bệnh nhân. Bây giờ En- đru bắt đầu tự hỏi phải chăng có phần nào sự thật trong điều Đen-ni nói ra. En- đru định bụng chiều nay nhất định sẽ bàn cãi lại vấn đề này.
Nhưng khi vào phòng Đen-ni, En- đru thấy ngay bây giờ không phải là lúc bàn đến kiến thức. Đen-ni tiếp En- đru trong một bầu không khí ảm đạm, trán tối dầm và con mắt buồn rầu.
Một lát Đen-ni mới nói:
- Thằng bé Giôn chết sáng nay rồi, lúc bảy giờ… thủng ruột. – Đen-ni nói với giọng từ tốn, chứa đựng một cơn giận lạnh lùng, lặng lẽ – và tôi mới có thêm hai người nữa bị thương hàn, ở phố Ơ-xtrát.
En- đru nhìn xuống, thông cảm, nhưng không biết nói gì. Đen-ni nói tiếp:
- Đừng có vẻ hý hửng thế. Anh khoái lắm đấy phỏng khi bệnh nhân của tôi nặng lên còn bệnh nhân của anh thì khỏi. Nhưng cũng không hay hớm gì đâu khi cái cống khốn kiếp kia rò rỉ về phía khu của anh.
En- đru vội nói ngay:
- Không, không đâu. Tôi thành thực rất lấy làm buồn. Ta phải làm thế nào về vấn đề này chứ. Phải viết thư lên bộ y tế.
Nén cơn giận, Đen-ni đáp:
- Có viết đến hàng chục bức thư, rồi sáu tháng sau cũng đến chỉ có một viên thanh tra lập cà lập cập mò đến đây. Thôi! Tôi đã nghĩ kỹ rồi. Chỉ có một cách này mới bắt được chúng nó phải xây một cống mới.
- Cách nào?
- Phá sập cái cống cũ!
Trong một giây, En- đru tự hỏi không biết Đen-ni có mất trí hay không. Sau, anh hiểu được đôi chút ý định táo tợn của Đen-nị Anh kinh hãi nhìn Đen-nị Anh cố sắp xếp lại những ý nghĩ đang xoay như chong chóng trong đầu anh, những ý nghĩ mà Đen-ni dường như là người được số phận trao cho nhiệm vụ đạp đổ.
En- đru lẩm bẩm:
- Sẽ rắc rối to nếu bị phát hiện.
Đen-ni ngạo nghễ ngẩng đầu:
- Anh không cần phải dây vào với tôi nếu anh không thích.
En- đru chậm rãi trả lời:
- Ồ, tôi sẽ cùng làm với anh chứ. Nhưng họa có trời biết được sao.
Suốt chiều hôm đó, En- đru vừa làm việc vừa bực mình tiếc lời đã hứa. Anh chàng Đen-ni là một gã điên rồ, sớm muộn rồi cũng lôi kéo anh vào chuyện lôi thôi tọ Cái việc mà anh ta đề xuất thật là dễ sợ, một việc phạm pháp, nếu bị phát hiện sẽ đưa cả hai người ra tòa, thậm chí có thể làm cho họ bị mất bằng bác sĩ như chơi. En- đru rùng mình khiếp sợ nghĩ đến sự nghiệp đẹp đẽ của anh đang trải ra rực rỡ trước mắt bỗng nhiên bị đứt đoạn, tan hoang. Anh nguyền rủa Đen-ni hết lời, thề trong lòng hàng chục lần là sẽ không đến với Đen-ni.
Tuy thế, vì một lẽ kỳ quặc khó hiểu nào đó, En- đru không muốn và cũng không thể lùi lại.
Mười một giờ đêm hôm ấy, Đen-ni và En- đru cùng với một con chó lai Ho-kin đi về cuối phố nhà thờ. Trời rất tối, đến góc phố những cơn gió thổi vào mặt họ những hạt mưa lất phất. Đen-ni đã có kế hoạch và đã tính kỹ thời gian. Thợ mỏ ca đêm đã ra lò từ một tiếng trước. Một vài người còn lảng vảng ở cửa hàng cá rán của lão To-mớt tận cuối phố, ngoài ra thì phố xá vắng tanh.
Hai người và con chó lặng lẽ đi. Trong túi áo khoác ngoài nặng trĩu, Đen-ni đựng sáu thỏi thuốc nổ mà ban chiều Tom Xi-gơ, cậu con trai của bà chủ nhà đã lấy ở công trường phá đá về cho anh. En- đru mang theo sáu hộp ca cao không, nắp đã đục sẵn một lỗ, một chiếc đèn pin và một đoạn dây mồi. Tay buông thõng, cổ áo khoác bẻ gập lên, con mắt lo lắng ngoái nhìn qua vai, đầu óc rối bời những xúc cảm trái ngược, En- đru chỉ trả lời nhát gừng những câu nói ngắn gọn của Đen-nị Anh băn khoăn tự hỏi không biết ông Lem-plu, ông giáo sư hiền lành và khuôn phép, sẽ nghĩ thế nào về anh khi biết anh dúng tay vào một cuộc phiêu lưu tội lỗi giữa đêm hôm khuya khoắt này.
Ở ngay phố Glai- đa, họ tìm được lỗ cửa chính xuống cống, một cái nắp sắt han rỉ gắn vào một tấm bê tông bở lỗ chỗ, và họ bắt tay vào việc. Cái nắp sứt mẻ không bị xê dịch từ bao nhiêu năm naỵ Nhưng cố một lúc, họ cũng bậy được lên. En- đru thận trọng chiếu đèn pin vào lòng cống hôi thối, trông thấy một dòng nước bẩn thỉu nhầu nhụa chảy lên lòng cống đã vỡ vụn. Đen-ni nói:
- Đẹp nhỉ? Anh hãy nhìn những chỗ rạn nứt này, nhìn lần cuối cùng đi, Men-sân.
Không ai nói một lời nào nữa. Không hiểu tại sao, tâm trí En- đru bây giờ lại đổi khác. Anh thấy náo nức lạ thường, quyết tâm không kém gì Đen-nị Nhiều người đã chết vì cái cống thối tha kinh tởm này mà bọn quan liêu đê tiện vẫn không làm gì cả. Bây giờ không phải là lúc dùng những cử chỉ ve vuốt người bệnh và cho những lọ thuốc cỏn con vô nghĩa lý!
Họ bắt đâu nhanh nhẹn giở những hộp ca cao sắt tây ra đút vào mỗi hộp thuốc nổ, cắt và buột dây mồi dài ngắn chênh lệch nhau. Một que diêm bật lên trong đêm tối, soi sáng gương mặt tái và đanh lại của Đen-ni, bàn tay run rẩy của En- đrụ Sau đó, Đoạn dây mồi đầu tiên cháy xè xè. Những hộp sắt tây đựng thuốc nổ được thả xuống trước. Sau cùng chiếc nắp được đậy lại như cũ và hai người ba chân bốn cẳng chạy ra xa khoảng ba mươi thước.
Họ vừa chạy đến góc phố Rét-pơ, dừng lại nhìn xung quanh thì ầm một cái, hộp thuốc nổ đầu tiên nổ. En- đru hớn hở thì thào:
- Chao ôi! Xong rồi Đen-ni ạ.
En- đru cảm thấy nẩy nở một tình đồng chí với người bạn đồng nghiệp, anh muốn nắm chặt lấy tay Đen-ni và hét to lên.
Rồi liên tiếp đến những tiếng nổ khác, những tiếng bị nghẹt lại, dồn dập, tuyệt vời, hai, ba, bốn, năm và tiếng nổ tuyệt đẹp cuối cùng chắc phải vang vọng đi xa ít nhất một phần tư trong thung lũng.
- Chà! – Đen-ni nói với giọng khàn khàn, như thể tất cả nỗi cay đắng thầm lặng trong đời anh bộc lộ ra trong cái tiếng độc nhất ấy – Thế là đi đời một chút thối tha!
Đen-ni vừa nói dứt lời thì chung quanh bắt đầu ồn ào nhốn nháo. Cửa chính và cửa sổ các ngôi nhà bật mở, rọi ánh sáng xuống đường tối om. Người nọ, người kia ùa ra khỏi nhà. Trong nháy mắt phố xá đã đầy người. Ban đầu, người ta hô hoán là nổ dưới hầm lò. Nhưng thấy ngay là không phải, mà tiếng nổ từ phí thung lũng dội lại. Lời bàn cãi, phỏng đoán vang lên. Một đám người xách đèn đi xem sự thể ra sao. Tiếng ồn ào náo nhiệt rung chuyển đêm tối. Nhờ bóng đêm và sự huyên náo ầm ĩ, Đen-ni và En- đru đi vòng đường lẻn về nhà trót lọt. Máu chảy trong người En- đru rộn ràng thắng lợi.
Chưa đến tám giờ sáng hôm sau, bác sĩ Gri-phít đã đi ô-tô đến. Gri-phít người to béo, mặt như chàm đổ, hoảng hốt, vửa mới bị uỷ viên Ban quản trị Công ty mỏ Glin Mo-gân nhiếc mắng, lôi dậy khỏi chiếc giường ngủ ấm áp. Gri-phít có thể không trả lời các bác sĩ địa phương gọi dây nói, song ông ta không thể cưỡng lại mệnh lệnh giận dữ của Glin Mo-gân. Mà Glin Mo-gân thì có thừa lý do để nổi giận. Tòa biệt thự mới của ngài uỷ viên quản trị Ở phía dưới thung lũng nữa dặm ngay trong đêm qua đã có một hào nước hôi thối hơn những hào nước thời Trung cổ bao quanh.
Suốt nửa tiếng đồng hồ, được hai phụ tá là Hây-ma Đây-vít và Đin Ro-bớt phụ hoa. thêm, Glin Mo-gân đã bảo thẳng vào mặt viên thanh tra y tế tất cả những ý nghĩ của họ về Gri-phít, bằng một giọng để cho người khác cũng nghe được.
Xong xuôi, Gri-phít quệt trán, lập cập đi về phía Đen-ni đang cùng với En- đru đứng giữa một đám người say sưa thích thú. En- đru bỗng bồn chồn khi Gri-phít đến. Một đêm xáo động đã làm anh bớt phấn chấn. Trong ánh sáng lạnh lẽo của buổi sáng sớm, bối rối trước con đường cái vỡ toác ngổn ngang, En- đru cảm thấy khó chịu, nôn nao trong người.
Nhưng Gri-phít đâu còn có ý nghĩ ngờ vực ai nữa. Gri-phít run run nói với Phi-líp Đen-ni:
- Ông bạn ơi, ông bạn ơi, chúng tôi sẽ phải xây cái cống mới cho ông bạn ngay bây giờ đây.
Vẻ mặt Đen-ni vẫn thản nhiên như không. Anh lãnh đạm nói:
- Tôi đã bảo ông từ bao nhiêu tháng nay rồi. Ông không nhớ à?
- Có, có, nhớ chứ! Nhưng tôi có ngờ đâu cái đồ khốn kiếp này lại nổ tung lên như vậy. Làm sao lại xẩy ra sự việc này, thật tôi chịu không hiểu nổi.
Đen-ni lạnh lùng nhìn Gri-phít:
- Kiến thức về y tế của ông để đâu rồi, ông bác sĩ? Ông không biết là khí trong cống rất dễ cháy hay sao?
Việc xây dựng chiếc cống mới được khởi công ngay hôm thứ hai sau.