watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 42 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 42

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Đến thời gian xảy ra một sự kiện tạm thời bứt En- đru khỏi những dằn vặt trong cuộc sống gia đình. Anh tình cờ đọc được một mẩu tin trên tờ “Diễn đàn” cho biết Xtin-men, chuyên gia y tế nổi tiếng ở Poóc-lân bang O-ri-gân bên Mỹ đã tới Anh trên con tàu Im-pi- Ơ-rai- Ơn và hiện đang ở khách sạn Brúc-cơ.
Giá như trước kia thì En- đru đã tay cầm tờ báo xúc động chạy đến Cơ-ri-xtin reo lên: “Này em, Cơ-rít! Ri-sớt Xtin-men mới sang đây đấy. Em còn nhớ không. Anh vẫn thư từ với ông ấy suốt thời gian quạ Không biết ông ấy có chịu tiếp anh không. Thành thực mà nói, anh rất tha thiết gặp ông ấy”.
Nhưng bây giờ, En- đru đã mất cái nếp chạy đến với Cơ-ri-xtin rồi. Trái lại, anh trầm ngâm suy nghĩ bên tờ “Diễn đàn”, mừng là có dịp tiếp xúc với Xtin-men không phải trong cương vị bác sĩ phụ tá mà là một bác sĩ có phòng khám hẳn hoi ở phố Oen-bếch. En- đru cẩn thận đánh máy một bức thư gửi Xtin-men nhắc lại về mình và mời ông ta đến ăn trưa tại phòng ăn “Grin-rum” ở khách sạn Plađơ vào thứ tư.
Sáng hôm sau, Xtin-men gọi dây nói cho En- đrụ Giọng ông nhẹ nhàng, thân mật, sôi nổi và rõ ràng.
- Chào bác sĩ Men-sân. Rất hân hạnh được nói chuyện với ông. Tôi rất vui mừng là chúng ta sẽ ăn trưa với nhau. Nhưng đừng ăn trưa tại khách sạn Plađợ Nó làm tôi phát ghét rồi. Ông lại dùng bữa trưa ở chỗ tôi có hơn không?
En- đru gặp Xtin-men trong phòng khách của ông tại khách sạn Brúc-cơ, một khách sạn đứng đắn, yên tĩnh khiến sự Ồn ào của khách sạn Plađơ phải hổ thẹn. Hôm đó là một ngày nóng nực, cả sáng En- đru lại phải vất vả xuôi ngược cho nên mới thoạt nhìn người chủ nhà, En- đru gần như ân hận là đã đến. Xtin-men khoảng năm mươi tuổi, dáng người gầy gò nhỏ nhắn, đầu to quá khổ, cằm lẹm. Nước da ông trắng hồng như da trẻ con, tóc lưa thưa nhàn nhạt rẽ giữa. Chỉ đến khi En- đru nhìn đến đôi mắt, đôi mắt kiên định, xanh nhạt và lạnh như đá thì anh mới hiểu được và hầu như bị ngợp trước sức mạnh chứa trong thân hình mảnh khảnh này.
- Mong ông không thấy phiền là phải quá bộ đến đây. – Ri-xớt Xtin-men nói với giọng điềm đạm của người mà trong thiên hạ có nhiều kẻ muốn được dịp tiếp xúc. – Tôi biết người ta thường cứ tưởng dân Mỹ chúng tôi thích khách sạn Plađợ – Ông mỉm cười, nụ cười của một con người chân thực – Nhưng chỉ có những kẻ tầm thường mới đến đó – Ông dừng lại một lát – Nay được gặp ông, tôi xin thực lòng ca ngợi ông về công trìng nghiên cứu xuất sắc đề tài nhiễm bụi. Ông không bực với tôi về việc đã nêu lên với ông chất xê-rê-xít chứ? Gần đây, ông nghiên cứu gì?
Hai người xuống phòng ăn. Người quản lý khách sạn đích thân ra phục vụ Xtin-men.
- Ông thích dùng gì? Tôi thì xin một cốc nước cam. – Xtin-men nhanh nhẩu nói, không nhìn vào bản thực đơn dài bằng tiếng Pháp – và xin hai miếng sườn cừu nấu đậu. Rồi cà-phê.
En- đru gọi những món cho mình rồi quay sang người bạn cùng bàn với một niềm kính nể mỗi lúc một tăng. Không thể ở cạnh Xtin-men lâu mà không nhận ra sức lôi cuốn của con người ông. Tiểu sử ông mà En- đru đã biết sơ qua cũng là một tiểu sử có một không hai.
Ri-sớt Xtin-men xuất thân trong một gia đình sống lâu đời ở bang Mát-xa-chu-mét, một gia đình có quan hệ với nghề luật tại Bô-xtân từ nhiều thế hệ naỵ Mặc dầu thừa hưởng truyền thống ấy, anh thanh niên Xtin-men lại tỏ ra tha thiết với nghề y, và đến năm mười tám tuổi thì anh cuối cùng thuyết phục được cha anh cho phép anh theo học trường đại học Ha-vớt để rồi đi vào ngành ỵ Xtin-men theo học chương trình khoa học ở trường này được ba năm thì cha anh đột ngột qua đời, để lại anh, mẹ anh, và người em gái duy nhất của anh trong một tình cảnh khó khăn, túng thiếu.
Đến lúc đó, cần có người làm chỗ dựa cho gia đình nên cụ Giôn Xtin-men, ông nội Ri-sớt, một mực bắt anh phải vào trường luật theo đúng truyền thống của dòng họ. Mọi lý lẽ đều vô ích – ông cụ là người không ai có thể lay chuyển được – và Ri-sớt buộc phải học để thi lấy một cái bằng về luật chứ không phải là một học vị y khoa mà anh mong muốn. Sau đó anh vào làm việc tại các văn phòng luật sư của những người trong họ Xtin-men tại Bô-xtơn và sống bốn năm trong nghề này.
Tuy vậy, anh thanh niên Ri-sớt Xtin-men không để hết tâm trí vào nghề luật. Vi khuẩn học và đặc biệt là môn vi sinh vật đã lôi cuốn anh từ những ngày đầu đời sinh viên, và trong gian buồng sát mái của ngôi nhà gia đình tại Bi-cơn Hin, Ri-sớt lập một phòng thí nghiệm nhỏ và dành tất cả thời gian rỗi của mình cho những môn học mà anh say mệ Gian phòng sát mái ấy thực tế là tiền thân của học viện Xtin-men. Ri-sớt không phải là một người làm việc tài tử. Trái lại, Ri-sớt không những tỏ ra rất thành thạo, khéo léo trong thực hành mà còn có tư chất thông minh hiếm có, gần như một thiên tài. Đến mùa đông năm 1908 sau khi Me- Ơ-ri, người em gái mà Ri-sớt rất thương mến, chết rất nhanh vì bệnh phổi, Ri-sớt bắt đầu tập trung mọi sức lực của mình vào cuộc chiến đấu chống trực khuẩn lao. Ri-sớt tìm hiểu những công trình ban đầu của Pi-e Lu-i và môn đệ người Mỹ của Lu-i là Giêm Giéch-xơn con. Việc nghiên cứu công trình cả đời người của Le-nếch về khoa chẩn đoán đã đưa Ri-sớt đến chỗ nghiên cứu sinh lý các lá phổi. Ri-sớt sáng chế ta một kiểu ống nghe mới. Với các thiết bị hạn chế có trong tay, Ri-sớt bắt đầu tìm cách điều chế huyết thanh máu.
Năm 1910, khi cụ Giôn Xtin-men qua đời thì Ri-sớt, cuối cùng đã tìm ra cách chữa khỏi bệnh lao ở chuột lang. Hai sự kiện đồng thời ấy đem lại ngay một kết quả: bà mẹ Ri-sớt từ lâu vẫn bằng lòng để con theo đuổi khoa học nên Ri-sớt đã dễ dàng được thôi việc ở văn phòng luật sư Bô-xtơn; với tài sản thừa hưởng của ông nội, Ri-sớt mua lại một trang trại ở gần Poóc-lân, bang O-ri-gân, tại đó ông lao ngay tức khắc vào công việc thực sự của đời ông.
Biết bao nhiêu năm tháng quý báu đã bị bỏ phí rồi nên Ri-sớt Xtin-men không thi lấy bằng y nữa, ông muốn sớm có những bước tiến, những kết quả. Ít lâu sau, ông điều chế được một loại huyết thanh từ loài ngựa hồng và thành công trong việc dùng một loại vắc-xin của bò miễn dịch hàng loạt cho một đàn bò Giơđị Đồng thời ông ứng dụng những điều quan sát cơ bản của Hem-tơn, Uyn-la Gíp ở I-ê-lơ và của các nhà vật lý như Biđay- Ông và Dinh-cơ trong việc dùng liệu pháp bất động điều trị phổi tổn thương. Rồi từ đó, ông lao thẳng vào trị liệu học.
Công việc điều trị của ông tại Viện nghiên cứu mới chẳng bao lâu làm ông trở thành nổi tiếng với những thắng lợi lớn hơn những kết quả mà ông thu được trong phòng thí nghiệm. Bệnh nhân lao của ông là nhiều người đã đi hết nhà điều dưỡng này đến nhà điều dưỡng khác và bị coi là không thể chửa nổi. Khi ông điều trị khỏi những ca bệnh ấy thì lập tức trong ngành y có những lời dèm pha, tố cáo, và chống đối ông kiên quyết.
Lúc bấy giờ bắt đầu với Xtin-men một cuộc đấu tranh khác lâu dài hơn, đấu tranh cho những công trình của mình được công nhận. Ông đã đem hết của cải tiền bạc của mình bỏ vào việc xây dựng Viện nghiên cứu. Ông ghét quảng cáo và cưỡng lại mọi lời dụ dỗ dùng các công trình của ông vào mục đích thương mại. Nhiều khi tưởng chừng những khó khăn vật chất và sự chống đối gay gắt mà ông vấp phải làm ông chùn bước. Tuy nhiên, với lòng dũng cảm tuyệt vời, Xtin-men đã vượt qua mọi khủng hoảng, vượt qua được cả một chiến dịch chống ông trên mặt báo trong cả nước.
Thời kỳ xuyên tạc rồi sau qua đi, những cuộc luận chiến kịch liệt dịu bớt. Dần dần, những kẻ đối lập với Xtin-men đã phải miễn cưỡng công nhận ông. Năm 1928, một uỷ ban ở Oa-sinh-tơn đã đến thăm viện nghiên cứu Xtin-men và gửi về một báo cáo nồng nhiệt nói về hoạt động của Viện này. Từ đó, Xtin-men bắt đầu nhận được tiền quyên cúng của các cá nhân, các ban quản trị các công ty, và cả các tổ chức công cộng nữa. Ông dùng tiền ấy vào việc mở mang và hoàn thiện Viện nghiên cứu. Với những trang bị đầy đủ, hiện đại, với đàn gia súc Giơđi và đàn ngựa thuần giống Ai-lân nuôi để lấy huyết thanh, Viện đã trở thành một nơi tham quan của bang O-ri-gân.
Xtin-men chưa phải đã hết kẻ thù: chẳng hạn năm 1929, những lời kêu ca bịa đặt của một nhân viên phòng thí nghiệm bị sa thải lại làm dấy lên một thời kỳ ầm ỹ nữa. Nhưng ít nhất, Xtin-men đã được an tâm tiếp tục sự nghiệp của đời mình mà không sợ bị ai gây khó dễ. Thắng lợi không làm ông thay đổi, ông vẫn là con người điềm đạm khiêm tốn trước kia, con người cách đây gần hai mươi năm đã tiến hành những mẻ nuôi cấy vi khuẩn đầu tiên của mình trong một gian phòng sát mái ở Bi-cơn Hin.
Và bây giờ, tại phòng ăn khách sạn Brúc-cơ, Xtin-men chuyện trò với En- đru bằng một giọng từ tốn, thân tình.
- Tôi rất thích sống ở Anh. Tôi yêu mến thôn quê nước ông. Mùa hè bên chúng tôi không được mát mẻ như ở đây.
- Ông sang đây chắc có một đợt thuyết trình?
Xtin-men mỉm cười:
- Ồ, không đâu. Tôi bây giờ không đi thuyết trình nữa. Bảo rằng để cho các kết quả tôi đã thu được thuyết trình hộ tôi, không biết có quá hợm hĩnh không? Sự thực là tôi sang đây rất lặng lẽ. Do một chuyện tình cờ: ông Cơ-ran-xtơn của các ông – tôi muốn nói Hơ-bớt Cơ-ran-xtơn, người chế tạo ra những chiếc xe hơi nho nhỏ tuyệt diệu ấy – cách đây một năm có đến thăm tôi ở bên Mỹ. Ông ta bị hen từ nhỏ, và tôi… tại Viện nghiên cứu, chúng tôi đã chữa cho ông ta khỏi. Từ đó, ông ta cứ thúc giục tôi sang đây dựng một bệnh xá nhỏ theo kiểu bệnh viện của chúng tôi ở Poóc-lân. Sáu tháng trước, tôi đã nhận lời. Chúng tôi đã thông qua các kế hoạch và nay cái cơ sở đó – chúng tôi đặt tên là Ben-lơ-vuy – sắp hoàn thành, nằm ở Chin-tơn, gần Hai Uy-cơm. Tôi đến khánh thành rồi chuyển giao lại cho Ma-lân, một phụ tá của tôi. Thành thật mà nói, tôi coi đây là một thể nghiệm, một cuộc thể nghiệm nhiều hứa hẹn các phương pháp của tôi, đặc biệt là nhìn từ giác độ khí hậu và chủng tộc. Khía cạnh tài chính không quan trọng.
En- đru nhô người về phía trước:
- Nghe hấp dẫn quá. Ông chủ yếu tập trung vào mặt gì? Tôi muốn được đến thăm cơ sở của ông.
- Ông nên để đến khi chúng tôi hoàn thành xong xuôi hẵng đến. Chúng tôi sẽ có một chế độ điều trị triệt để bệnh hen. Cơ-ran-xtơn muốn vậy. Ngoài ra, tôi còn điều trị một ít trường hợp sơ nhiễm lao. Tôi nói một ít là bởi vì - Xtin-men cười tủm tỉm – xin ông nhớ cho, tôi không quên tôi chỉ là một nhà sinh – vật lý học, chỉ biết võ vẽ về bộ máy hô hấp. Nhưng ở Mỹ, cái khó đối với chúng tôi lại là tránh để cho mình bị ngập đầu vì quá nhiều bệnh nhân. Tôi đang nói về cái gì nhỉ? À, phải, những ca sơ nhiễm lao. Vấn đề này chắc làm ông quan tâm. Tôi có một phương pháp bơm khí màng phổi mới. Một bước tiến thực sự.
- Ông muốn nói đến phương pháp E-min – Vên?
- Không, không. Tốt hơn nhiều. Không có nhược điểm về áp lực âm. – Gương mặt Xtin-men sáng lên – Ông đã biết nhược điểm của loại máy có chai khí đặt cố định rồi chứ gì? Khi áp lực trong màng phổi cân bằng với áp lực của chất lỏng thì dòng khí ngừng hẳn lại. Bây giờ, tại Viện nghiên cứu, chúng tôi thiết kế được một buồng áp lực phụ – tôi sẽ giới thiệu với ông khi ông đến thăm – qua đó, chúng tôi có thể bơm khí vào ở một áp lực âm nhất định, ngay từ đầu.
- Nhỡ tắc mạch khí thì sao?
- Chúng tôi đã loại trừ hoàn toàn nguy cơ ấy. Thế này nhé. Một mẹo rất đơn giản. Lắp một cái áp kế brô-mô-phoóc nhỏ ở sát mũi kim, chúng tôi tránh được hiện tượng loãng khí. Một sự xê dịch 14 cen-ti-mét chỉ làm thay đổi có 1 cen-ti-mét khối khí ở mũi kim. Nhân đây xin nói thêm, kim của chúng tôi có bốn rãnh, như vậy là tốt hơn kim của Xăng-man.
Tuy là bác sĩ của bệnh viện Vích-to-ri- Ơ, En- đru vẫn có một ấn tượng mạnh mẽ, mặc dầu trái với lòng mình.
- Nếu thế thì ông sẽ giảm khả năng gây sốc màng phổi xuống con số không. Ông Xtin-men ạ, chắc ông biết… ờ kể cũng lạ, tôi rất ngạc nhiên là tất cả những điều đó lại do ông tìm ra. Ấy, xin lỗi, tôi nói không khéo, nhưng chắc ông hiểu ý tôi… tôi muốn nói là tuy vậy, biết bao nhiêu bác sĩ hiện nay vẫn tiếp tục sử dụng những máy móc cũ.
- Ông bạn bác sĩ thân mến – con mắt Xtin-men nheo nheo với vẻ thích thú – chớ nên quên rằng Ca-xơn, người đầu tiên đề nghị dùng biện pháp bơm khí màng phổi, chỉ là một người viết sách sinh lý học.
Sau đó, hai người đi vào các vấn đề kỹ thuật. Họ thảo luận với nhau về thủ thuật bóc đỉnh phổi và cắt dây hoành, tranh luận với nhau về bốn điểm của Brao- Ơ rồi chuyển sang liệu pháp bơm dầu màng phổi và công trình của Béc-nông ở Pháp-bơm với khối lượng cao vào màng phổi. Họ chỉ dừng lại khi Xtin-men nhìn đồng hồ, khẽ kêu một tiếng vì thấy quá giờ hẹn với Cơ-ran-xtơn nửa giờ.
En- đru rời khách sạn Brúc-cơ với một tâm trạng kích động và phấn chấn. Nhưng liền ngay sau đó lại diễn ra một phản ứng kỳ quặc: anh thấy ngượng và không hài lòng về công việc của mình. Mình đã để cho ông già ấy lôi cuốn mình, chinh phục mình. - En- đru khó chịu tự nhủ.
En- đru không thật vui khi về đến phố Chét-xbơ-rợ Tuy vậy, lúc đỗ xe trước cửa nhà, anh tạo cho mình một vẻ mặt lãnh đạm. Quan hệ giữa anh và Cơ-ri-xtin đã xấu đi đến chỗ đòi anh phải có một bộ mặt hững hờ đó, vì vậy bây giờ nàng bày ra với anh một gương mặt rất đỗi nhẫn nhục và không thần sắc đến nỗi tuy có lúc anh tức điên người nhưng bề ngoài vẫn cứ phải đáp lại bằng một vẻ mặt giống nàng.
En- đru có cảm tưởng Cơ-ri-xtin đã thu mình lại, biệt lập trong một cuộc sống nội tâm mà anh không len vào được. Nàng đọc rất nhiều, nàng viết thự Một đôi lần, En- đru về nhà thấy nàng đang chơi với cô bé Phlo-ri những trò chơi trẻ con với những mảnh gỗ màu mua ở cửa hàng bách hoá. Nàng cũng đã bắt đầu đều đặn nhưng kín đáo đi lễ nhà thờ. Đó là điều làm En- đru điên tiết nhất.
Ở Blây-nen-li, chủ nhật nào Cơ-ri-xtin cũng cùng với bà Von đi lễ nhà thờ xứ, nhưng hồi bấy giờ En- đru thấy không có gì đáng phàn nàn. Nhưng nay, hai người xa cách và không hoà thuận với nhau, En- đru thấy đó chỉ là thêm một hành động coi thường anh, một cử chỉ sùng đạo chọc tức con người anh đang đau khổ.
Tối nay, lúc En- đru bước vào phòng ngoài thì Cơ-ri-xtin đang ngồi một mình, dáng người nhỏ bé, khuỷu tay tì lên bàn, mắt đeo đôi kính cận thị mà ít lâu nay nàng đã phải dùng, trước mặt đặt một quyển sách, chăm chú như một cô học trò ngồi học bài. Thấy nàng không để ý gì đến mình, En- đru bỗng nổi nóng. Anh vòng tay qua vai nàng cầm lấy quyển sách mà nàng định dấu đi nhưng không kịp. Anh đọc ở đầu trang: Kinh phúc âm theo thánh Lúc.
- Cha mẹ Ơi! - En- đru kinh ngạc, hơi cáu. – Đến nước này à? Ngồi học kinh thánh à?
- Thì có sao? Em vẫn đọc từ hồi chưa quen biết anh.
- Thế cơ à?
- Vâng – Mắt nàng biểu lộ một nỗi đau đớn lạ lùng – Có lẽ những người bạn của anh ở khách sạn Plađơ thì không thích. Nhưng ít ra đây cũng là quyển sách lành mạnh.
- À, ra thế! Này, xin nói để cô biết, nếu như cô không biết: cô đang trở thành một con mụ loạn thần kinh gớm ghiếc rồi đấy.
- Rất có thể. Điều đó nữa cũng hoàn toàn là tại em. Nhưng em xin nói để anh biết, em là một mụ đàn bà loạn thần kinh gớm ghiếc nhưng linh hồn được cứu rỗi còn hơn là một người đàn ông giàu sang ghê gớm đấy nhưng… linh hồn đã chết!
Cơ-ri-xtin bỗng im bặt, cắn môi, cố ghìm nước mắt. Nàng cố hết sức giữ bình tĩnh. Nhìn thẳng vào En- đru, con mắt đau khổ, giọng nho nhỏ nghẹn ngào, nàng nói:
- Anh En- đru! Anh có thấy tốt nhất cho cả hai người là em nên vắng nhà một thời gian không? Bà Von có viết thư mời em về chơi hai ba tuần với bà ấy. Họ vừa mới thuê được một ngôi nhà ở Niu-ki để nghỉ hè. Anh có thấy là em nên đi không?
- Ừ, thì đi… Đi cho xong.
Nói đoạn, En- đru quay mặt bỏ ra ngoài.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52