watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 20 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 20

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Tin ông thư ký Hội gửi thẻ y tế ở chỗ En- đru lan nhanh khắp khu và có phần nào chặn bớt được đà mất uy tín của người bác sĩ mới.
Ngoài tác dụng vật chất ấy, cả Cơ-ri-xtin lẫn En- đru còn cảm thấy tinh thần dễ chịu hơn nhờ có buổi đến thăm của On- Oen. Cho đến nay, hai vợ chồng hoàn toàn bị đứng ngoài sinh hoạt xã hội ở thị trấn. Tuy Cơ-ri-xtin không bao giờ nói đến, nhưng đã có những lúc khi En- đru thăm bệnh vắng nhà lâu, nàng cảm thấy rất cô đơn, lẻ loi. Vợ các viên chức cao cấp của Công ty thì có ý thức quá rõ về cấp bậc của họ để có thể hạ cố đến chơi với vợ chồng bác bác sĩ phụ tá. Bà vợ bác sĩ Lu-ê-lin hứa hẹn những tình cảm thân thiết, những chuyến đi chơi nho nhỏ kỳ thú bằng xe hơi ra Ca- đíp, nhưng cho đến nay mới chỉ gửi lại tấm danh thiếp của bà vào một hôm Cơ-ri-xtin đi vắng, rồi không bao giờ thấy ló mặt đến nữa. Còn vợ hai bác sĩ Mét-li và Ốc-xbo-râu ở trạm xá khu đông thì thật là tẻ ngắt: bà Mét-li là một phụ nữ tàn tạ, trông như một con thỏ trắng, còn bà Ốc-xbo-râu là một người đàn bà dài ngoẵng, sồn sồn, có thể ngồi nói suốt một giờ về những chuyến công cán ở miền Tây Phi bên cạnh chiếc đồng hồ treo tường mua lại kiểu thời Nhiếp chính. Giữa các bác sĩ phụ tá với nhau hay giữa các bà vợ họ, thực sự xem ra không có gì là cùng chí hướng và cũng không có một sự giao tiếp xã hội nào. Họ sống thờ ơ, cam chịu, và thậm chí còn có một thái độ nhịn nhục đối với thị trấn này.
Một chiều tháng chạp, En- đru đang về nhà bằng con đường tắt chạy dọc theo đỉnh đồi, anh nhận thấy có một người đàn ông trẻ trạc tuổi anh, cao dong dỏng và hơi xương xương, đi về phía anh. En- đru nhận ra ngay Ri-sớt Von. Phản ứng đầu tiên của anh là chuyển sang bên kia đường lánh mặt, nhưng rồi anh lại bực dọc nghĩ: “Tại sao ta phải tránh mặt? Hắn có là ông gì đi nữa thì cũng mặc”.
En- đru nhìn đi chỗ khác khi sắp sửa đi ngang qua Von thì anh bỗng kinh ngạc nghe thấy tiếng gọi tên mình với một giọng thân mật, hơi đùa cợt.
- Chào anh! Thế nào, có phải đúng anh là người đã đẩy Ben Chen-kin phải trở lại làm việc đấy không?
En- đru dừng bước, dè dặt ngẩng đầu lên nhìn dường như muốn bảo: “Thì sao? Tôi làm việc ấy không phải vì ông đâu”. Tuy anh trả lời khá lịch thiệp, song anh tự nhủ sẽ không để cho ai lên mặt với mình, dù cho người đó là con trai Et-Uyn Von. Gia đình Von thực tế là chủ Công ty mỏ E-bơ-re-lọ Họ được hưởng toàn bộ lợi tức của các giếng mỏ trong vùng, họ rất giàu có, chiếm một địa vị riêng biệt, không ai có thể đến gần. Ông bố là Et-Uyn nay đã về nghỉ tại một gia trang gần Bre-cơn nên người con trai duy nhất của ông là Ri-sớt nắm quyền quản lý Công tỵ Ri-sớt mới cưới vợ được ít lâu và đã xây cho mình một tòa nhà lớm tân kỳ trên một khu đất cao nhìn xuống thị trấn.
Mắt nhìn En- đru, tay giật giật hàng ria thưa thớt, Ri-sớt Von nói:
- Bộ mặt lão Ben trông chắc tức cười lắm.
- Tôi không thấy có gì đặc biệt đáng buồn cười.
Von lấy tay che miệng, giấu một cái bĩu môi trước sự kiêu ngạo cứng nhắc của người Xcốt-lân này, rồi nhẹ nhàng nói:
- Hóa ra anh lại là láng giềng gần nhất của vợ chồng tôi đấy. Hai anh chị bây giờ đã ổn định chỗ ăn ở rồi, cô vợ tôi thế nào cũng sẽ lại thăm hai anh chị. Mấy tuần nay, cô ấy còn đang ở Thụy Sĩ.
- Cảm ơn! – En- đru cộc lốc đáp và bước tiếp.
Đến tối, ngồi uống trà với nhau, En- đru kể lại chuyện này cho Cơ-ri-xtin nghe với giọng giễu cợt:
- Hắn có ý định gì thế, em thử nói anh nghe nào? Anh thấy hắn chỉ thèm khẽ gật đầu khi qua mặt Lu-ê-lin ngoài phố. Hay hắn định bụng sẽ xúi bẩy anh đẩy thêm mấy người nữa trở lại làm việc tại các mỏ than khốn kiếp của hắn chăng?
- Anh đừng nghĩ thế, anh En- đru, - Cơ-ri-xtin bác lại – Đó là một cái sai của anh đấy. Anh hay ngờ vực người khác lắm, ngờ vực đến khiếp đi được.
- Anh mà ngờ vực được hắn à? Một kẻ quyền cao chức trọng, tiền bạc như nước, bộ quần áo rõ là con nhà nòi ăn học ở những trường nổi tiếng. “Cô vợ tôi hiện đang nhởn nhơ chơi trên vùng núi An-pơ trong khi các anh chen chúc nhau ở ven đồi Ma- đi, cô ấy sẽ đến thăm hai anh chị đấy nhé”. Hừ, anh đã có thể hình dung ra chị ta dẫn xác đến chỗ chúng mình rồi đấy, em ạ. Mà này, nếu chị ta có đến - En- đru bỗng lớn tiếng – phải chú ý đừng để cho chị ta giở lối kẻ cả ra với em nhé.
Cơ-ri-xtin trả lời với một giọng đanh lại mà En- đru chưa hề bao giờ thấy trong mấy tháng đầu chung sống vừa qua đầy dịu dàng âu yếm:
- Em nghĩ em biết cách cư xử, anh ạ.
Trái với những điều tiên đoán của En- đru, vợ Ri-sớt Von có đến thăm Cơ-ri-xtin và hình như đã ở lại chơi lâu hơn thời gian mà phép xã giao thông thường đòi hỏi. Tối hôm ấy, về nhà, En- đru thấy Cơ-ri-xtin tươi tỉnh, má ửng hồng, với mọi biểu hiện cho thấy nàng vui. Cơ-ri-xtin không chịu trả lời nhiều những câu dò hỏi mỉa mai của En- đru song nàng nhận rằng buổi gặp gỡ rất kết quả. En- đru giễu vợ:
- Anh đoán chừng em phải bày hết các loại bát dĩa bằng bạc, các loại cốc chén thếp vàng của nhà ra. Aùi chà! Lại còn bánh ngọt mua ở hiệu Pe-ri nữa chứ.
- Không. – Nàng từ tốn – Em và khách dùng bánh mì và pha trà bằng ấm đất men nâu.
En- đru nhớn lông mày châm chọc:
- Thế mà chị ta cũng thích thú à?
- Em chắc chị ấy thích.
Sau chuyện này, En- đru cảm thấy trong người có một cái gì lạ lùng, một cảm xúc mà dù anh có cố đi nữa cũng không phân tích nổi. Mười hôm sau, khi vợ Ri-sớt Von gọi dây nói mời Cơ-ri-xtin và En- đru đến ăn tối thì anh sững sờ. Lúc bấy giờ Cơ-ri-xtin đang nướng bánh dưới bếp nên En- đru đã ra trả lời điện thoại.
- Tôi rất tiếc. Tôi e không đến được. Tối nào tôi cũng phải đi khám bệnh đến chín giờ mới xong.
- Nhưng chủ nhật thì chắc chắn không bận chứ? – Người vợ của Ri-sớt Von có giọng nói êm nhẹ đáng yêu – Thế thì mời hai anh chị đến chơi tối chủ nhật tới vậy. Oån thỏa rồi nhé. Chúng tôi chờ hai anh chị đấy nhé.
En- đru chạy bổ xuống gặp Cơ-ri-xtin.
- Những người bạn quý hóa của em mời chúng mình đến ăn tối. Chúng mình không đi được đâu. Anh nắm chắc là tối chủ nhật này anh sẽ có một ca đỡ đẻ.
Đôi mắt Cơ-ri-xtin sáng lên khi nghe nói đến lời mời, tuy nhiên nàng nghiêm nghị lên lớp cho En- đru:
- Nghe em nào, anh Men-sân. Anh phải bỏ cái thói ngốc nghếch ấy đi. Chúng mình nghèo, ai cũng biết. Điều đó có sao đâu. Anh là bác sĩ, mà là một bác sĩ giỏi, còn em là vợ anh. – Vẻ mặt nàng dịu xuống trong chốc lát – Anh nghe em nói đấy chứ? Đúng, điều này có thể làm anh ngạc nhiên, nhưng em đã cất kỹ tờ gia thú của em trong ngăn kéo cuối cùng ở tủ em. Hai vợ chồng họ Von rất giàu, nhưng đó chỉ là một chi tiết nhỏ bên cạnh cái điều họ là những người tử tế, ý nhị và thông minh. Anh yêu, hai chúng mình ở đây thật hạnh phúc, nhưng chúng mình cũng phải có bạn bè chứ. Tại sao chúng mình không bắt thân với họ nếu họ muốn? Anh đừng có hổ thẹn về cái nghèo của chúng mình. Đừng nghĩ đến tiền bạc, địa vị và đủ mọi thứ chuyện nữa, và hãy tập nhìn con người đúng với thực chất của họ.
- Được thôi, được thôi. - En- đru lầu bầu.
Chủ nhật, dưới bề ngoài có vẻ nhu mì, En- đru ngượng nghịu đi cùng với Cơ-ri-xtin đến nhà vợ chồng Von. Chỉ đến khi hai người bước vào một lối đi được chăm sửa đẹp đẽ chạy ven một sân quần vợt đất nện, anh mới khẽ nhấp nháy một bên miệng: “Có lẽ họ không để cho chúng mình vào nhà khi thấy anh không mặc áo đuôi tôm”.
Trái với dự đoán của En- đru, hai vợ chồng được tiếp đón rất niềm nở. Gương mặt xương xương, xấu xí của Von nở nụ cười vồn vã. Tay Von đang cầm một cái lọ bằng bạc mà chẳng hiểu vì lý do gì lắc lắc thật mạnh. Người vợ đón họ một cách mộc mạc, tự nhiên. Có hai người khách khác nữa là giáo sư Che-lít và vợ, đến ở chơi cuối tuần với gia đình Von.
Tay cầm cốc rượu pha đầu tiên trong đời, En- đru nhẩm tính những đồ đạc trong căn phòng trải thảm bằng dài bằng da thú và bày biện những đồ gỗ đẹp kỳ lạ với rất nhiều hoa và sách. Cơ-ri-xtin thì vui vẻ chuyện trò với hai vợ chồng Von và bà Che-lít, một phụ nữ có tuổi, đuôi mắt có những vết nhăn chân chim hóm hỉnh. Cảm thấy lẻ loi và dễ bị mọi người chú ý, En- đru vụng về nhích lại gần Che-lít. Mặc dầu có bộ râu trắng dài rậm, vị giáo sư này đã hể hả nốc cạn đến lần thứ ba ly rượu của mình rồi. Ông tủm tỉm cười nói với En- đru:
- Liệu một vị bác sĩ trẻ tuổi tài năng có chịu vui lòng nghiên cứu xem dầu ô-liu có tác dụng cụ thể gì trong rượu Mác-ti-ni không? Cẩn thận đấy nhé. Tôi xin báo trước là tôi đã có những điều ngờ vực riêng của tôi. Nhưng anh nghĩ thế nào, anh bác sĩ?
- Thế nào à?… - En- đru ấp úng. – Tôi cũng không biết thế nào…
- Ý kiến của tôi là thế này. – Che-lít đem lòng thương hại En- đru, - Đây là một sự thông đồng giữa các chủ quán rượu và những người không mến khách như anh bạn Von của chúng ta đây. Họ lợi dụng định luật Ac-si-mét. - Che-lít nhấp nháy con mắt dưới hàng lông mày đen rậm. – Họ định dùng tác dụng của sự chuyển dịch để mong tiết kiệm được rượu mạnh!
En- đru tự thấy vụng về đến nỗi anh không nhếch nổi miệng cười. Anh không biết cách xã giao và cả đời chưa bao giờ được đặt chân vào một tòa nhà lộng lẫy như thế này. Anh không biết làm gì với cốc rượu đã cạn của mình, với đám tàn ở đầu điếu thuốc, và… thực sự với cả hai bàn tay anh nữa. Anh vui mừng khi mọi người chuyển sang bàn ăn. Nhưng cả ở đây, anh vẫn cảm thấy lúng túng.
Bữa ăn đơn giản nhưng được dọn rất khéo: thoạt đầu là bát nước dùng thật nóng, tiếp đến là món thịt gà với rau trộn dầu giấm, toàn là nõn rau sà lách trắng toát với một hương vị thơm ngon là lạ.
En- đru ngồi cạnh bà chủ nhà. “Bác sĩ Men-sân ạ, chị ấy thật có duyên”. BàVon nhẹ nhàng nói với anh khi hai người cùng ngồi vào ghế. Bà ta là một phụ nữ sang trọng, cao, mảnh dẻ, dáng rất thanh tao, hoàn toàn không xinh đẹp tí nào nhưng có đôi mắt to thông minh và cử chỉ rất tao nhã, tự nhiên. Miệng bà ta hơi xếch ở hai bên và linh hoạt khiến cho nó có một vẻ hóm hỉnh lịch sự.
Bà Von bắt đầu nói chuyện với En- đru về công việc của anh và cho biết chồng bà đã được nghe nói nhiều đến tính cẩn trọng của anh. Bà ta ân cần ép anh kể chuyện về mình, chăm chú hỏi xem anh thấy có thể nâng cao hơn chất lượng công việc khám và chữa bệnh ở trong vùng bằng cách nào không.
- Thật ra, tôi không biết nữa. – En- đru loay hoay thế nào làm rớt cả ra ngoài một ít canh – Tôi cho rằng… tôi mong muốn các phương pháp khoa học được áp dụng nhiều hơn.
Không nói được lời nào về vấn đề anh vốn say mê nhất, vấn đề mà anh đã từng hấp dẫn Cơ-ri-xtin hàng giờ, En- đru ngồi ngay như phỗng dán mắt xuống đĩa thức ăn cho đến khi bà Von quay sang nói chuyện với giáo sư Che-lít ngồi ở phía bên kia bà ta, En- đru mới thấy nhẹ người.
En- đru được biết Che-lít là giáo sư luyện kim ở Ca- đíp, giảng viên cũng về môn này tại trường đại học Luân Đôn và là ủy viên Ban lao động hầm mỏ nổi tiếng. Ông là một người hoạt bát, dí dỏm, nói chuyện bằng cả cơ thể, cả hai bàn tay lẫn bộ râu của ông. Ông biện luận và cười nói oang oang, ầm ĩ, liến thoắng, đồng thời tọng đầy vào bụng không biết bao nhiêu là đồ ăn thức uống, như người lái xe lửa cuống cuồng xúc than đổ vào đầu máy để tăng hơi. Nhưng cách nói chuyện của ông lại rất đậm đà, nó làm cho mọi người ngồi nghe xem chừng rất thích thú.
Tuy vậy, En- đru không chịu thừa nhận là buổi chuyện trò có ý nghĩa. Anh cau có khi câu chuyện chuyển sang vấn đề âm nhạc, nói đến giá trị soạn nhạc Bắc, và khi Che-lít nhảy vọt sang văn học Ngạ Anh bực tức khi nghe bàn đến các tác giả như Tôn-xtôi, Sê-khốp, Tuốc-ghê-nhép, Pu-skin.
Nhảm nhí cả – En- đru giận dữ nghĩ bụng – toàn là những chuyện nhảm nhí vô tích sự. Ông già râu xồm này tưởng mình oai lắm phỏng. Cứ thử để cho ông ta tiến hành một phẫu thuật, ví dụ như mở thanh quản trong một gian bếp nhỏ ở phố Xi-phen xem nào. Chắc ông ta sẽ không giở Pu-skin của ông ta ra ở đấy.
Nhưng Cơ-ri-xtin lại rất vui. Liếc mắt, En- đru thấy nàng mỉm cười với Che-lít, và tham gia câu chuyện chung. Nàng không kênh kiệu, không làm điệu làm bộ mà hết sức tự nhiên. Đôi lần, nàng nói đến hội đồng nhà trường của nàng ở phố Ngân hàng tại Blây-nen-lị En- đru sửng sốt khi thấy nàng đối đáp với giáo sư kia mới giỏi làm sao, đưa ra những ý kiến của nàng một cách mau lẹ và tự nhiên làm sao. Lần đầu tiên En- đru bắt đầu hiểu vợ Ở khía cạnh mới và khác lạ. Anh làu bàu trong bụng: xem ra nàng biết sâu về mấy tay bợm Nga này đấy nhỉ. Kể cũng lạ là nàng không bao giờ nói chuyện với mình về họ! Mấy phút sau, khi thấy Che-lít vỗ nhẹ lên tay Cơ-ri-xtin biểu đồng tình, En- đru lại lẩm bẩm một mình: “Lão già này không giữ yên tay được sao? Lão chẳng đã có vợ của lão ngồi kia là gì?”.
Một hai lần, En- đru bắt gặp con mắt của Cơ-ri-xtin loáng nhìn sang anh để lập một cái cầu truyền cảm thân thiết giữa hai người, và nhiều lần nàng hướng câu chuyện về phía En- đru:
- Thưa giáo sư, nhà tôi rất chú ý đến điều kiện làm việc của công nhân các mỏ than. Anh ấy đã bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu về vấn đề bụi than.
- Thế à, thế à! - Che-lít ngoảnh sang nhìn En- đru chăm chú.
- Có đúng không anh? – Cơ-ri-xtin khích lệ – Tối hôm kia anh vừa mới kể cho em nghe mà.
- Hừm, không biết. – En- đru càu nhàu. – Có lẽ chẳng có gì nghiêm chỉnh đâu. Tôi chưa có đủ số liệu. Cái bệnh lao phổi này có lẽ cũng chẳng phải do bụi gây ra.
En- đru tự nhiên nổi khùng với chính mình. Biết đâu ông Che-lít này lại chẳng có thể giúp đỡ anh được; tuy không phải anh muốn nhờ vả gì ông ta, nhưng việc ông ta có quan hệ với Ban lao động hầm mỏ có thể là một cơ hội tốt lắm chứ. Rồi, không hiểu vì sao, cơn khùng của anh quay sang chĩa vào Cơ-ri-xtin.
Đến khuya, khi hai vợ chồng đi bộ về nhà, En- đru ghen tức không nói một lời nào. rồi, vẫn lặng thinh, anh đi trước nàng vào buồng ngủ.
Lúc hai vợ chồng thay quần áo thường là lúc nói chuyện cởi mở thân mật với nhau, là lúc, dải quần lòng thòng, tay cầm bàn chải đánh răng, anh dốc hết trong lòng ra những chuyện vặt vãnh trong ngày. Nhưng hôm nay anh lại cố tình tránh mắt nàng.
Khi Cơ-ri-xtin hỏi: “Hôm nay vui đấy chứ, anh?” thì En- đru trả lời rất lịch sự: “Hừ, rất vui!”. Lên giường, En- đru nằm thật sát mép giường, cách xa Cơ-ri-xtin, và khi cảm thấy động tác nhè nhẹ của nàng của nàng xoay sang phía anh thì anh cưỡng lại bằng tiếng ngáy khò khò kéo dài.
Sáng hôm sau, giữa hai người vẫn còn cảm giác khó chịu ấy. En- đru đi làm với vẻ hờn dỗi, ngớ ngẩn, vốn không có ở anh. Khoảng năm giờ chiều, lúc hai vợ chồng cùng ngồi uống trà với nhau thì có tiếng bấm chuông ngoài cửa. Đó là người lái xe của vợ chồng Von mang đến một chồng sách và một bó hoa thủy tiên.
- Bà Von bảo đem đến gửi bà. – Người lái xe mỉm cười, đưa tay lên vành mũ chào rồi ra về.
Cơ-ri-xtin hớn hở, lễ mễ bê chồng sách vào phòng khách. Nàng mừng rỡ reo:
- Anh xem nàu, thật quá tử tế, phải không anh? Bà Von cho em mượn toàn bộ các tác phẩm của Tơ-ro-lớp. Xưa nay, em vẫn ao ước được đọc hết các cuốn sách của tác giả này. Rồi lại còn hoa nữa, những bông hoa đẹp làm sao!
Đứng yên không nhúc nhích, En- đru cười khẩy:
- Đẹp nhỉ! Sách và hoa của bà lớn trên lâu đài! Anh nghĩ có lẽ phải có sách mới giúp em chịu đựng được cuộc sống với anh! Anh quá tẻ nhạt đối với em. Anh không phải là người giỏi nói chuyện như những người xem chừng đã làm cho em vui thích tối quạ Một chữ Nga cắn đôi anh cũng không biết. Anh chỉ là một tay bác sĩ phụ tá quèn thôi.
Mặt Cơ-ri-xtin tái nhợt hẳn đi.
- Anh En- đru! Sao anh lại nói thế được?
- Không đúng thế là gì? Tôi đã nhìn thấy rõ trong lúc tôi giơ mặt đần ra tại bữa ăn khốn kiếp ấy rồi. Tôi có mắt để nhìn chứ. Cô đã chán tôi rồi. Tôi chỉ hợp với việc lội bì bõm trong bùn, lật những tấm khăn bẩn thỉu và tha rận về nhà thôi. Tôi quá cục mịch thô lỗ không xứng với cô bây giờ.
Đôi mắt Cơ-ri-xtin tối sầm lại một cách đáng thương trên gương mặt nhợt nhạt nhưng nàng vẫn bình tĩnh nói:
- Sao anh lại có thể nói vậy được? Chính bởi vì anh là anh nên em mới yêu anh. Em sẽ không bao giờ yêu được một ai khác.
- Có thể là như thế lắm. – En- đru càu nhàu qua kẽ răng rồi bước ra ngoài, đóng sầm cửa lại.
En- đru dằn dỗi trong bếp năm phút, nện chân đi đi lại lại, cắn môi. Rồi, độp một cái, anh chạy như lao về phòng khách, chỗ Cơ-ri-xtin đang đứng, đầu gục xuống đau khổ nhìn chằm chằm ngọn lửa trong lò sưởi. Anh quàng tay ghì chặt nàng và lòng đầy hối hận kêu van:
- Cơ-rít, em yêu của anh! Em, em của anh. Anh biết lỗi rồi. Tha lỗi cho anh, em nhé. Anh có biết nghĩ gì đâu. Anh chỉ là một thằng điên, một đứa ghen tuông ngu ngốc. Anh tôn thờ em mà!
Hai người điên dại ôm ghì lấy nhau. Hương thơm thủy tiên ngào ngạt gian phòng.
- Anh không biết sao, - Cơ-ri-xtin nức nở – không có anh thì em có thể chết được.
Một lúc sau, có Cơ-ri-xtin ngồi sát bên cạnh, má nàng ấp vào má anh, En- đru với tay lấy một quyển sách, bẽn lẽn hỏi:
- Tơ-ro-lớp là ai? Em nói cho anh biết với. Anh dốt quá!
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52