Chương 28
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
Buổi chiều tháng năm ấy, lúc về đến nhà, tâm trạng ưu phiền vật vờ kỳ quặc kéo dài từ ngày gửi bản luận án đi làm En- đru không để ý thấy vẻ lo lắng trên gương mặt Cơ-ri-xtin. Anh lơ đãng hỏi han nàng và lên gác rửa mặt rồi xuống nhà uống trà.
Nhưng sau bữa trà, đang hút thuốc, anh bỗng nhận ra vẻ băn khoăn của vợ. Với tay lấy tờ báo buổi chiều, anh hỏi:
- Có chuyện gì hả em?
Trong một lát, Cơ-ri-xtin dường như cứ nhìn vào cái thìa con:
- Hôm nay, chúng mình có mấy người khách; hay nói cho đúng hơn là chiều nay, trong lúc anh đi vắng, em có mấy người khách
- À, ai thế em?
- Một phái đoàn của Hội đồng, năm người cả thảy trong đó có Eùt Chen-kin, đi cùng với Pe-ri – anh còn nhớ không, ông mục sư giáo phái Xi-nai ấy, - và một người tên là Đây-vít.
Gian phòng lặng đi khác thường. En- đru hít một hơi thuốc dài rồi bỏ tờ báo xuống, nhìn Cơ-ri-xtin:
- Họ muốn gì?
Lần đầu tiên, Cơ-ri-xtin nhìn lại, nàng nhìn thẳng vào mắt En- đru, biểu lộ rõ sự bực tức và nỗi lo lắng trong con mắt. Nàng hấp tấp nói:
- Họ đến vào khoảng bốn giờ chiều. Họ hỏi anh. Em nói anh đi vắng thì Pe-ri bảo không sao, họ muốn vào nhà. Cố nhiên, em hoàn toàn không hiểu có chuyện gì. Em không biết họ định chờ anh hay định làm gì. Lúc ấy, Chen-kin nói ngôi nhà này là của Hội đồng mà họ là những người đại diện cho Hội đồng nên nhân danh Hội đồng họ có quyền vào nhà, và họ sẽ vào. – Nàng dừng lại lấy hơi – Em không nhích chân tí nào. Em tức lắm… và em bối rối. Nhưng em vẫn hỏi họ vì cớ gì họ muốn vào nhà. Nghe thấy vậy, Pe-ri đỡ lời. Hắn bảo người ta đã nói đến tai hắn, đến tai Hội đồng và thực tế cả thị trấn này đều bàn tán là anh tiến hành thí nghiệm trên súc vật… làm giải phẩu sinh thể, hắn dám cả gan gọi như vậy. Do đó, họ đến để kiểm tra phòng thí nghiệm của anh và đem theo ông Đây-vít, đại diện Hội bảo vệ súc vật.
En- đru không nhúc nhích, mắt vẫn không rời mặt Cơ-ri-xtin. Anh bình thản bảo:
- Em kể tiếp đi.
- Lúc bấy giờ, em cố cản họ, nhưng không được. Họ gạt em để đi qua, bảy người tất cả, vào phòng ngoài rồi vào phòng thí nghiệm. Khi nhìn thấy mấy con chuột lang, lão Pe-ri rú lên: “Ôi những con vật bé bỏng đáng thương”! và Chen-kin chỉ vào vết bẩn trên sàn, chỗ em đánh đổ chai thuốc đỏ, anh nhớ chứ, rồi kêu tướng lên: “Nhìn này, máu!” Họ sục sạo khắp nơi, sục vào những thiết đồ đẹp đẽ của chúng mình, con dao cắt vi thể, đủ mọi thứ. Sau đó, Pe-ri nói: “Tôi sẽ không để mặc mấy con vật đau khổ tội nghiệp nài ở đây để người ta hành hạ chúng thêm nữa. Tôi giúp chúng chấm dứt nỗi đau đớn của chúng đi thì hơn”. Hắm cầm lấy cái bị mà Đây-vít mang theo và nhét tất cả mấy con chuột lang ấy vào. Em cố giải thích cho hắn hiểu rằng không có chuyện đau đớn, giải phẫu sinh thể hoặc những chuyện bậy bạ tương tự. Và dù thế nào đi nữa thì năm con chuột lang này sẽ không dùng vào cuộc thí nghiệm nào cả, mà chúng mình sẽ đem đi cho mấy đứ con anh Bâu-lân và cháu Ec-nít E-vân để chơi. Nhưng họ không chịu nghe gì hết. Thế rồi họ… họ bỏ đi.
Gian phòng lại lặng xuống. Mặt En- đru bây giờ đỏ bừng bừng. Anh ngồi thẳng dậy.
- Trong đời, anh chưa từng bao giờ thấy một hành động nào láo xược như vậy. Thật khổ cho em ở nhà đã phải chịu đựng. Nhưng anh sẽ bắt họ phải đền tội.
En- đru suy nghĩ một phút rồi đứng dậy ra phòng ngoài gọi dây nói. Đúng vào lúc anh sắp sửa cầm lấy máy nói thì chuông điện thoại reo. Anh nhấc mạnh máy nói lên.
- A-lô – En- đru hầm hầm, sau giọng hơi dịu xuống. Đầu dây đằng kia là On- Oen – Vâng, Men-sân đây. Ông On- Oen này…
- Tôi biết, tôi biết rồi, bác sĩ Men-sân ạ – On- Oen nhanh nhẩu nhắt lời En- đrụ – Suốt chiều nay, tôi cố gọi dây nói cho anh. Anh nghe này. Aáy, đừng ngắt lời tôi. Trong chuyện này, ta phải bình tĩnh mới được. Ta vấp phải một chuyện khá rầy rà đấy, bác sĩ Men-sân ạ. Đừng nói gì qua điện thoại. Tôi đến gặp anh ngay bây giờ.
Quay lại chỗ Cơ-ri-xtin, anh kể lại cho nàng nghe câu chuyện với On- Oen và bực bội nói:
- Ông ấy nói như vậy là thế nào? Làm như thể chúng mình có lỗi không bằng.
Hai vợ chồng đợi On- Oen, En- đru thì lồng lộn đi đi lại lại, bồn chồn và căm phẫn, Cơ-ri-xtin thì ngồi khâu với con mắt lo âu.
On- Oen đến, nhưng vẻ mặt ông không có gì làm yên lòng. En- đru chưa kịp nói On- Oen đã hỏi:
- Anh có giấy phép không, bác sĩ Men-sân?
- Giấy gì? – En- đru trân trân nhìn On- Oen – Giấy phép gì?
Vẻ mặt On- Oen càng lo hơn.
- Phải có giấy phép của Bộ Nội vụ mới được thí nghiệm trên súc vật. Tưởng anh biết rồi chứ?
- Phép tắc quái gì! En- đru nóng nảy đáp – Tôi không phải là một nhà bệnh lý học. Tôi sẽ không bao giờ làm một nhà bệnh lý học . mà tôi cũng không có phòng thí nghiệm cơ mà. Tôi chỉ muốn có vài thể nghiệm nhỏ để hoàn chỉnh công việc nghiên cứu lâm sàng của tôi thôi. Chúng tôi ở đây tổng cộng có không quá mười hai con chuột lang, có đúng không em, Cơ-rít?
On- Oen nhìn đi chỗ khác.
- Lẽ ra phải có giấy phép, anh Men-sân ạ. Có một bộ phận trong Hội đồng đang tìm cách cho anh một vố về vấn đề này đấy. – On- Oen nói nhanh – Bác sĩ Men-sân, anh thấy không, một người như anh, tìm tòi nghiên cứu, trung thực dám nói thẳng ý nghĩ của mình ra, người đó phải… thôi được, dù sao thì anh cũng nên biết là có một số người muốn thọc một mũi dao vào sườn anh. Nhưng mọi việc sẽ ổn, anh ạ. Hội đồng sẽ om sòm lên. Anh sẽ bị gọi ra chất vấn. Nhưng trước đây, anh đã từng có chuyện rắc rối với họ rồi cơ mà. Rồi anh sẽ lại vượt qua được thôi.
En- đru hầm hầm:
- Tôi sẽ phản tố. Tôi sẽ kiện họ về việc xâm phạm nhà ở trái phép. Không, mẹ kiếp, tôi sẽ kiện họ là ăn cắp chuột lang của tôi. Dù sao tôi cũng phải lấy lại mấy con vật ấy.
On- Oen nhếch miệng cười.
- Anh không lấy lại được đâu, bác sĩ Men-sân ạ. Mục sư Pe-ri và Ét Chen-kin đi lu loa là họ phải chấm dứt nỗi thống khổ của mấy con vật ấy. Thay mặt nhân loại, họ đã tự tay dìm chúng xuống sông rồi.
On- Oen buồn rầu ra về. Tối hôm sau, En- đru nhận được giấy gọi một tuần sau phải ra trước Hội đồng.
Trong thời gian đó, vụ này bùng lên to như một thùng xăng bốc cháy. Kể từ ngày luật sư Tơ-re-vơ Đây bị nghi là đã đầu độc vợ bằng thạch tín, chưa có một sự kiện nào giật gân, gây cấn, sặc mùi yêu thuật, làm sôi động E-bơ-re-lo đến vậy. Người thì tán thành, người thì lên án, hợp thành những phe phái kinh địch nhau quyết liệt. Trên bục giảng đạo của nhà thờ giáo phái Xi-nai, Eùt- đoen Pe-ri giọng nạt nộ đến những sự trừng phạt trong thế giới này và thế giới mai sau đối với kẻ nào hành hạ súc vật và trẻ con. Đầu đằng kia thị trấn, Đây-vít Oen-po6n, vị mục sư phì nộn của Nhà thờ Thanh giáo, coi Pe-ri không khác gì một con lợn đối với một con lợn đối với một tín đồ hồi giáo ngoan đạo, thì lè nhè về sự tiến bộ của xã hội và mối bất hoà giữa Giáo hội tự do và khoa học.
Sau cùng hết một tuần, đến chiều thứ bảy, Hội đồng họp lại để bàn về cái mà chương trình nghị sự ghi là việc “xem xét kỷ luật” đối với bác sĩ Men-sân. Trong phòng Hội đồng không còn lấy một ghế trống, và ngoài phố người ta tụ tập thành từng nhóm đông khi En- đu vào trụ sở, bước lên cầu thang hẹp. Anh cảm thấy tim anh đập mạnh. Anh đã tự nhủ phải bình tĩnh, vững vàng. Thế mà khi ngồi vào chỗ, đúng cái ghế anh đã ngồi năm năm về trước khi anh đến đây để được xét tuyển, anh bồn chồn, không tự nhiên, miệng khô đắng.
Cuộc họp bắt đầu. Không phải bằng một bài kinh cầu như người ta tưởng lẽ ra phải có qua cung cách sùng tín của chiến dịch chống En- đu – mà bằng một bài diễn văn nẩy lửa của Eùt Chen-kin.
- Tôi xin trình bày lại toàn bộ sự việc trước các bạn đồng nghiệp trong Hội đồng. – Chen-kin đứng dậy nói. Anh ta lớn tiếng kể ra mọi tội lỗi – Bác sĩ Men-sân không có quyền làm những việc ấy. Những việc ấy đã được làm trong thời gian thuộc về Hội đồng, làm bằng thời gian mà bác sĩ Men-sân đã được trả tiền để làm việc cho Hội đồng, và tiến hành bằng các dụng cụ, tài sản của Hội đồng. Hơn nữa, đây lại là một việc giải phẫu sinh thể, hoặc tương tự như vậy, mà tiến hành không có giấy phép cần có, đó một tội rất nghiêm trọng dưới con mắt pháp luật!
On- Oen nói xen vào ngay:
- Về điểm cuối cùng, tôi thấy phải lưu ý với Hội đồng là nếu Hội đồng tố cáo bác sĩ Men-sân không có giấy phép thì những việc tố tụng sau này có thể liên lụy đến toàn thể Hội chúng ta mất.
- Ông nói sao? - Chen-kin hỏi.
- Vì bác sĩ Men-sân là bác sĩ phụ tá làm việc cho chúng ta nên về mặt pháp luật chúng ta phải chịu trách nhiệm về ông ấy.
Có tiếng xì xào tán thành, và tiếng nói to: “On- Oen nói đúng. Ta không nên gây chuyện phiền phức cho Hội. Dàn xếp trong nội bộ thì hơn”. Chen-kin vẫn đứng, nói oan oan:
- Không cần đến cái mục giấy phép nữa. Những tội khác cũng đủ nặng rồi.
- Đúng, đúng đấy! – Có ai hét lên ở phía sau. – Lại còn những lần ông ta cưỡi mô-tô lao đi Ca- đíp vào mùa hè cách đây ba năm nữa.
- Oâng ta không chịu cấp thuốc gì cả – Tiếng Len Ri-sớt – Đợi cả một giờ ngoài phòng khám mà chẳng được đầy lọ thuốc.
- Trật tự nào, trật tự nào! - Chen-kin kêu tọ Oån địng xong trật tự, Chen-kin bắt đầu bài diễn thuyết cuối cùng.
- Tất cả những điều sai trái ấy đều khá nghiên trọng. Chúng chứng tỏ rằng bác sĩ Men-sân chưa bao giờ là một người phục vụ đắc lực cho Hội chúng tạ Ngoài ra, tôi xin nói thêm là ông ta không chịu cấp những giấy tờ chứng nhận cần thiết cho thợ mỏ. Nhưng thôi, ta hãy đi vào vấn đề chính. Chúng ta có ở đây một người bác sĩ phụ tá mà toàn thị trấn phản đối về những việc lẽ ra phải đem ra xét xử tại tòa án, một kẻ đã biến tài sản của chúng ta thành một nơi sát hại sinh linh … thấy có máu dây ra trên sàn nhà, … một kẻ chẳng qua chỉ là một tay thích thí nghiệm bừa phứa và là một tay lập dị không hơn không kém … Tôi xin hỏi các bạn, ta có thể để mãi như thế được không? Không, phải nói là không được, ý kiến của tôi và ý kiến của các bạn cũng vậy … Thưa các bạn, tôi biết các bạn đều nhất trí với tôi khi tôi tuyên bố, ngay bây giờ đây, chúng ta yêu cầu bác sĩ Men-sân nghỉ việc.
Chen-kin nhìn quanh các bạn bè anh ta một lượt rồi ngồi xuống giữa tiếng vỗ tay ầm ầm.
- Có lẽ ta hãy để cho bác sĩ Men-sân trình bày vấn đề của ông tạ – On- Oen yếu ớt nói và quay sang En- đru.
Gian phòng lặng xuống. En- đru ngồi không nhúc nhích đến một lúc. Tình hình xấu hơn anh tưởng. Chớ có đặt lòng tin vào các loại Hội đồng – anh cay đắng nghĩ. Đây có phải vẫn là những người đã niềm nở mỉm cười với anh khi họ nhận anh vào làm việc hay không? Lòng anh quặn đau. Anh sẽ không thôi việc, nhất định không chịu thôi việc. Anh đứng lên. Anh biết anh không có tài nói. Nhưng giờ đây, một nỗi giận hờn đã nổi lên trong anh, sự bồn chồn lo lắng đã nhường chỗ cho một cơn giận mỗi lúc một mạnh hơn trước sự ngu dốt, sự cố chấp ngu ngốc trong lời buộc tội của Chen-kin và tiếng hoan hô của những người khác đối với lời buộc tội ấy.
En- đru bắt đầu:
- Hình như không có vị nào nói về những con vật mà Eùt Chen-kin đã dìm chết. Người ta có thể coi đó là một sự tàn nhẫn, một sự tàn nhẫn không mục đích. Việc tôi làm thì không như vậy. Tại sao thợ mỏ lại đem theo xuống hầm lò chuột bạch và chim bạch yến? Để kiểm tra xem có khí mỏ không? Các vị đều hiểu rõ điều đó. Khi chuột bạch bị ngạt khí mỏ mà chết, các vị có gọi đó là tàn nhẫn không? Không. Các vị hiểu rằng những con vật ấy đã được dùng để cứu tính mạng con người, có khi là tính mạng của chính các vị nữa cũng nên.
Đó chính là công việc mà tôi đang ra sức làm vì lợi ích của các vị. Tôi đã nghiên cứu những loại bệnh phổi mà các vị mắc phải do nhiễm bụi ở những nơi khai thác than. Các vị chắc hẳn đều biết rằng các vị rất dễ mắc bệnh phổi, mà khi mắc phải bệnh này thì lại không được trợ cấp. Trong ba năm qua, rảnh tay được một chút nào là tôi dành cả cho vấn đề nhiễm bụi này. Tôi đã đi đến những kết quả khả dĩ cải thiện điều kiện lao động cho các vị, giúp các vị được đối xử công bằng hơn, bảo vệ sức khỏe của các vị… một cách hữu hiệu hơn cái lọ thuốc nồng nặc mà Len Ri-sớt nói. Ví thử tôi có dùng một chục con chuột lang thì có sao? Các vị cho là không đáng à?
Có thể các vị không tin lời tôi nói. Các vị đã có thành kiến với tôi khá sâu khiến các vị có thể nghĩ là tôi nói dối. Có thể các vị vẫn còn nghĩ rằng tôi đã lãng phí thời giờ của tôi, thời giờ của các vị như lời các vị nói, vào những việc thí nghiệm lập dị, quái gở. - En- đru nổi nóng lên đến nỗi quên phắt ý định của mình là kiên quyết không tỏ ra xúc động. Thọc tay vào túi áo trên, anh rút ra bức thư mà anh vừa mới nhận được trong tuần. – Nhưng có cái này sẽ giúp cho các vị thấy người khác, những người có đủ tư cách để đáng giá, nghĩ về công việc của tôi như thế nào.
En- đru bước lại phía On- Oen trao cho ông bức thự Đó là tờ thông báo của Thư ký Hội đồng khoa học trường đại học Xân En- đruđơ cho biết En- đru đã được trao tặng học vị tiến sĩ y khoa về bản luận án nghiên cứu vấn đề nhiễm bụi.
On- Oen bỗng tươi tỉnh hẳn lên khi đọc bức thư đánh máy chữ xanh có in tiêu đề. Sau đó, bức thư được từ từ truyền tay từ người nọ sang người kia.
En- đru rầu lòng nhận thấy tác dụng của tờ thông báo. Tuy anh vô cùng mong mỏi biện bạch cho mình song anh hầu như hối tiếc đã nóng vội đưa tờ thông báo ấy ra. Nếu như họ không thể tin anh trên lời nói không cần đến một sự chứng nhận nào của giới chức trách thì hẳn họ đã có thành kiến rất nặng đối với anh rồi. Anh buốn rầu cảm thấy rằng, có bức thư kia hay không thì họ cũng quyết dùng trường hợp của anh làm gương.
En- đru nhẹ người khi nghe thấy On- Oen trình bày thêm vài ý kiến nữa rồi nói:
- Bác sĩ Men-sân, ông vui lòng ra ngoài một chút để chúng tôi hội ý với nhau.
Đứng bên ngoài chờ Hội đồng biểu quyết về trường hợp mình, En- đru nện mạnh gót chân xuống sàn, tức điên người. Một nhóm công nhân điều khiển các hoạt động y tế phục vụ cả một cộng đồng đông đảo, đó chẳng phải là một điều lý tưởng. Họ còn quá nhiều thành kiến, quá tối dạ, không thể bao giờ cai quản tổ chức này với ý thức tiến bộ được. Nhưng đó mới chỉ là một điều lý tưởng. Họ còn quá nhiều thành kiến, quá tối dạ, không thể bao giờ cai quản tổ chức này với ý thức tiến bộ được. On- Oen sẽ phải suốt đời vất vả để lôi kéo họ theo con đường của ông. Và En- đru tin chắc rằng lần này thì thiện chí của On- Oen cũng sẽ không cứu được anh.
Nhưng khi En- đru trở lại phòng họp thì On- Oen đang xoa hai tay với nhau tươi cười. Những ủy viên khác trong Hội đồng nhìn anh thân thiện hơn, ít ra thì bây giờ họ cũng đã bớt vẻ hằn học.
On- Oen đứng ngay dậy nói:
- Bác sĩ Men-sân, tôi vui mừng báo tin, thậm chí có thể nói là bản thân tôi sung sướng báo tin với ông là Hội đồng đã quyết định theo đa số giữ ông ở lại làm việc với chúng tôi.
Thế là anh đã thắng, anh đã lôi kéo được họ về phía anh. Nhưng chỉ sau một giây phút rộn ràng vì hài lòng, ý nghĩ ấy không còn làm anh sung sướng nữa. Không khí lặng xuống. Họ rõ ràng chờ anh bày tỏ nỗi vui mừng, niềm biết ơn. Nhưng En- đru không làm như vậy được. Anh cảm thấy chán chường, một nỗi chán chường đối với toàn bộ vụ vu khống này, Hội đồng này, thị trấn E-bơ-re-lo này, đối với cái nghề y của anh, đối với bụi xi-lích, bầy chuột lang và cả bản thân anh nữa.
Sau cùng, anh nói:
- Xin cảm ơn ông On- Oen. Sau tất cả những gì tôi đã gắng công thực hiện ở đây, tôi vui mừng thấy Hội đồng không muốn để tôi đi. Nhưng rất tiếc, tôi không thể ở lại E-bơ-re-lo được nữa. Tôi xin báo trước với Hội đồng là một tháng nữa tôi sẽ thôi việc.
En- đru nói với giọng điềm đạm, bình thản, rồi anh quay người ra khỏi phòng.
Không khí im lặng nặng nề. Eùt Chen-kin là người đầu tiên trấn tĩnh lại và nói với giọng mừng rỡ ngượng gạo: “Nhẹ nợ”.
Lúc bấy giờ, On- Oen làm cho tất cả mọi người phải kinh ngạc khi lần đầu tiên từ trước đến nay ông bày tỏ sự giận dữ của mình trong phòng Hội đồng.
- Eùt Chen-kin, câm cái miệng ngu ngốc của anh đi. – Ông đập mạnh thước kẻ xuống bàn – Thế là chúng ta đã mất đi người bác sĩ giỏi nhất từ trước đến nay!