watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 5 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 5

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Ba tháng sau, một chiều tháng ba đẹp trời. Mùa xuân sắp đến đem hương lại cho những ngọn gió nhẹ lướt qua các triền núi nay đã có những vệt xanh mờ mờ của cây cỏ chọi lại vẻ xấu xí bao trùm những đống xỉ quặng và những công trường đá. Dưới hầm trời xanh lơ trong vắt, ngay Blây-nen-li cũng trở nên đẹp.
Khi bước ra khỏi nhà đi thăm bệnh nhân ở số 3 phố Ri-xkin vừa mới cho người đến mời, En- đu thấy lòng rộn ràng với ngày hôm naỵ Anh đã quen dần với thị trấn kỳ quặc này, một thị trấn cổ lỗ, trơ trọi, nằm lút mình giữa những quả núi, không có lấy một nơi giải trí nào, ngay một rạp chiếu bóng cũng không, chỉ toàn những hầm lò ảm đạm, những công trường đá, lò luyện kim, chuỗi nhà thờ nhỏ và những dãy nhà tăm tối… một địa phương lạ lùng, lặng lẽ, im lìm.
Và cả con người cũng kỳ lạ. Thế màdẫu vậy, tuy thấy họ xa lạ đối với anh song En- đru vẫn không khỏi cảm thấy có lòng yêu mến họ. Trừ những người buôn bán, các thầy tu và một vài người làm nghề mở hiệu, còn thì tất cả đều trực tiếp làm việc cho Công ty mỏ.Vào những giờ hết ca và bắt đầu ca, đường phố im ắng bỗng tỉnh dậy, vang lên tiếng giày đinh, bất ngờ sống động với những đoàn người đi bộ. Quần áo, giày ủng, bàn tay và cả mặt mũi những người làm việc dưới mỏ sắt đều đỏ bóng bụi quặng. Thợ phá đá thì mặc quần áo may bằng vải giả da có những chỗ máy độn và nịt gối. Thợ nấu gang trông phân biệt được ngay ở chiếc quần dài bằng vải chéo go xanh.
Họ ít nói và thường là nói bằng thổ ngữ xứ Uên. Với thái độ giữ gìn, xa cách, họ có vẻ là một chủng tộc cách biệt. Tuy vậy, họ là những người tử tế, tốt bụng. Những thú vui đơn giản, mộc mạc của họ thường được tổ chức trong gia đình, tại sảnh đường nhà thờ, trên sân bóng bầu dục bé tẹo ở đầu thị trấn. Niềm say mê nhất của họ có lẽ là âm nhạc, không phải những ca khúc rẻ tiền đương thời mà là âm nhạc cổ điển, đứng đắn. Không phải là hiếm đối với En- đru những khi đi bộ ban đêm ngoài phố nghe thấy tiếng đàn dương cầm vọng ra từ một trong những ngôi nhà nghèo nàn đó, một bản Xô-nát của Bét-tô-ven hay một khúc dạo đầu của Sô-panh, đánh rất hay, chơi vơi trong bầu không khí lặng lẽ, vọng cao lên tận những ngọn núi bí ẩn kia rồi lan đi mãi.
Về công việc của bác sĩ Pây-giơ, tình hình đối với En- đru nay đã rõ. Et-Uất Pây-giơ sẽ không bao giờ khám bệnh cho ai được nữa. Nhưng các khách bệnh của ông không muốn bỏ rơi ông, người bác sĩ đã tận tụy chữa chạy cho họ trong hơn ba mươi năm trời. Và mụ Blốt- đoen táo tợn, vừa lừa bịp vừa ve vãn ông giám đốc khu mỏ Uót-kin, người đứng ra thu tiền y tế phí của thợ thuyền, nên đã giữ được tên bác sĩ Pây-giơ trong biên chế của Công ty do đó vẫn có một khoảng thu nhập kha khá mà mụ chỉ trả có khoảng một phần sáu cho En- đru là người làm toàn bộ công việc.
En- đru vô cùng thương hại Et-Uất Pây-giợ Et-Uất, một con người hiền lành, chất phác, đã cưới cô ả Blốt- đoen lũn cũn, phốp pháp, diêm dúa và xấc xược sau khi quen nhau tại một phòng trà ở A-be- Ơ-tuýt mà không biết có những gì đằng sau đôi mắt to đen láy đung đưa ấy. Gờ đây, sức lực suy tàn, liệt giường liệt chiếu, ông nằm trong tay mụ, chịu đựng một lối đối xử kết hợp những cử chỉ dịu dàng tán tỉnh với một thứ hăm dọa đùa bỡn. Không phải Blốt- đoen không yêu chồng. Mụ ta yêu thích chồng theo một lối đặc biệt. Bác sĩ Pây-giơ là vật sở hữu của mụ. Khi vào phòng mà thấy En- đru đang ngồi bên cạnh ông già đau ốm thì mụ tiến lại, giả đò tươi cười nhưng ngấm ngầm bên trong là một nỗi ghen tị kỳ cục cho rằng mụ bị gạt ra ngoài khiến mụ kêu to lên: “Ơ này! Hai người nói chuyện gì thế?”.
Không thể không yêu mến Et-Uất Pây-giơ vì ông biểu lộ rất hiển nhiên đức tính hy sinh và vị thạ Nhưng ông phải nằm đó trên giường, bất lực, hơi tàn sức cạn, chịu đựng tất cả những sự chăm chút ồn ào của người đàn bà liều lĩnh, trơ trẽn, nóng nảy, mặt khó đăm đăm, vốn là vợ Ông, làm nạn nhân của lòng tham lam, của sự quấy rầy liên miên quanh năm ngày tháng và vô liêm sỉ của mụ.
Không có gì để cần phải ở lại Blây-nen-li nữa, Et-Uất Pây-giơ mong muốn được đến ở một nơi ấm áp, dễ chịu hơn. Có lần khi En- đru hỏi: “Ông có muồn điều gì không?”, Et-Uất đã thở dài: “Tôi muốn rời khỏi chốn này, anh bạn trẻ ạ. Tôi đã được đọc những câu chuyện nói về hòn đảo đó, đảo Ca-pri, các loài chim”. Nói xong, ông quay nghiêng mặt trên gối. Niềm ao ước trong giọng nói của ông thật buồn thảm.
Et-Uất Pây-giơ không ưa thích trẻ con. Ông không bao giờ nói đến nghề y, trừ thỉnh thoảng nói bằng một giọng thiểu não: “Tôi có thể nói là tôi chẳng hiểu biết gì nhiều. Nhưng tôi đã làm hết sức mình”. Có những lúc ông nằm yên hàng giờ không hé một lời nào, lặng lẽ nhìn về phía bậu cửa sổ, nơi sáng nào chị En-ni cũng nhớ để những mẩu bánh mì, những miếng mỡ con, những sợi cùi dừa. Sáng chủ nhật nào cũng có một người thợ mỏ già, cụ E-nốc Đây-vít, rất chững chạc trong bộ quần áo đen bạc phếch và ngực áo sơ-mi hồ cứng, đến ngồi chơi với bác sĩ Pây-giợ Hai người im lặng ngắm chim.
Một hôm, En- đru gặp cụ E-nốc đang xuống cầu yhang trong trạng thái rất kích động. Người thợ mỏ già thốt lên:
- Ôi chao! Chúng tôi vừa mới được hưởng một buổi sáng đẹp đẽ hiếm có! Hai con sơn ca đùa rỡn với nhau trên bậu cửa suốt gần một tiếng đồng hồ.
Cụ E-nốc là người bạn độc nhất của bác sĩ Pây-giợ Cụ có uy tín lớn đối với thợ mỏ trong vùng. Cụ thề một cách chắc nịch rằng sẽ không có một ai rút ra khỏi danh sách của bác sĩ pây-giơ chừng nào bác sĩ còn sống. Cụ biết đâu sự thuỷ chung của cụ đối với ông bác sĩ tội nghiệp kia lại hại ông nhường ấy.
Một người khách khác, cũng hay đến thăm nhà là giám đốc ngân hàng các hạt miền tây tên là A-nơ-rin Rít. Rít vóc người cao, khô khóc, trán hói, thoạt nhìn đã khiến En- đru phải ngờ vực. Ở đây, Rít là một người dân được rất kính nể, nhưng Rít không nhìn thẳng vào mắt ai bao giờ. Hắn đến thăm bác sĩ Pây-giơ năm phút chiếu lệ, rồi vào phòng đóng kín cửa với bà vợ bác sĩ mỗi lần đến một giờ. Những buổi hội kiến ấy hoàn toàn không có gì chê trách về mặt đạo đức. Vấn đề được bàn bạc là tiền nong. En- đru đoán chừng Blốt- đoen Pây-giơ đã gởi ngân hàng rất nhiều tiền đứng tên mụ, và dưới sự chỉ bảo khôn ngoan của A-nơ-rin Rít, mụ đã thỉnh thoảng khéo léo làm tăng số tiền gởi ấy lên. Tiền bạc trong lúc này không có nghĩa lý gì đối với En- đrụ Anh đã trả nợ được đều đặn cho quỹ Glen, thế là đủ. Trong túi, anh có vài si-linh để mua thuốc lá. Ngoài ra, anh chỉ còn công việc của anh.
Bây giờ, hơn lúc nào hết, En- đru nhận thấy công việc làm sáng của anh có ý nghĩa đối với anh thế nào. Kiến thức tồn tại như một ý thức ấm áp lôn luôn có mặt trong mình, nó khác nào một ngọn lửa sưởi ấm anh mỗi khi anh mệt mỏi, chán nản, băn khoăn. Thực vậy, thời gian gần đây ở trong anh có một mối băn khoăn kỳ lạ nẩy sinh và tác động mãnh liệt hơn trước đây. Trên phương diện y học, anh đã bắt đầu có những suy nghĩ riêng. Có lẽ Đen-ni, với cách nhìn triệt để tiêu cực, chính là người đã gây ra tâm trạng đó. Phương châm của Đen-ni hoàn toàn trái ngược với mọi người ta đã dạy cho En- đrụ Phương châm ấy có thể cô đọng và đóng khung lại đem treo trên đầu giường anh ta như sau: “Tôi không tin”.
Được trường y khoa đào tạo theo đúng khuân mẫu, En- đru đã nhìn về tương lai với niềm tin tưởng vững chắc ở sách vở. Anh đã được học đôi chút kiến thức hời hợt về vật lý, hoá học và sinh học – ít ra anh cũng đã được mổ và nghiên cứu con giun đất. Sau đó, anh đã được nhồi nhét một cách giáo điều những lý thuyết đã được người đời chấp nhận. Anh được biết tất cả các tật bệnh với những triệu chứng của chúng được sắp xếp lại thành từng mục, và biết các thứ thuốc điều trị của bệnh ấy. Lấy bệnh thống phong chẳng hạn. Ta có thể điều trị bằng con-ki-xin, dược chất lấy ở cây con-ki-cum. Anh còn như nhìn thấy giáo sư Lem-plu rủ rỉ trên bục giảng : “các bạn, vi-num colchici, rượu con-ki-xin, liều tối thiểu từ hai mươi đến ba mươi giọt, là một thứ thuốc điều trị bệnh thống phong hết sức đặc hiệu”. Có đến thế không? Đó là câu hỏi mà bây giờ En- đru tự đặt ra cho mình. Cách đây một tháng, anh đã thử con-ki-xin, với liều tối đa, để điều trị một ca thống phong “của người nghèo” thật đặt trưng – một ca nghiêm trọng và gây đau. Kết quả thảm hại.
Còn một nửa, hay ba phần tư những “liều thuốc” khác trong Dược điển thì thế nào? Lần này, anh như nghe thấy giọng nói của bác sĩ E-li- Ớt giảng về “dược liệu” : “Các bạn, bây giờ chúng ta chuyển sang chất e-lê-mi, một chất nhựa ở thể rắn chưa biết rõ nguồng gốc thực vật, nhưng có lẽ lấy từ loại cây trám trắng, nhập khẩu chủ yếu từ bên Ma-ni-la, dùng dưới dạng thuốc mỡ, tỉ lệ một trẹn năm, một chất kích thích và sát trùng tuyệt tuyệu đối với các chỗ đau và các vết Thương”. Toàn chuyện bậy bạ. Bây giờ anh đã biết, E-li- Ớt có bao giờ dùng thứ thuốc mỡ dầu trám unguentum elemi chưa? Anh tin chắc là chưa. Tất cả những điều thông thái này đều lấy ở một cuốn sách mà ra, cuốn sách ấy lại lấy ở một cuốn sách khác, cứ thế mà đi ngược mãi lên, có thể đến tận thời trung cổ.
Tối hôm đầu tiên Đen-ni đã chế riễu khi thấy anh pha một lọ thuốc. Đen-ni bao giờ cũng chế riễu những kẻ thích pha chế thuốc cùng những kẻ thích nốc thuốc. Đen-ni cho rằng tất cả vào loại “rác rưởi” hết. Ý kiến ấy của Đen-ni là cái mà đêm đêm En- đru cứ phải đấu tranh, nó là ý kiến đảo lộn mà anh mới chỉ hiểu lờ mờ các chi tiết.
Suy nghĩ đến đây thì En- đru tới phố Ri-xkin. Anh vào nhà số 3. Bệnh nhân là đứa bé chín tuổi, tên là Giâu-i Hao- Oen, bị sởi. Bệnh không có gì hệ trọng, song do hoàn cảnh gia đình này, một gia đình nghèo khó nên nó có gây khó khăn cho mẹ Giâu-i, Người bố, làm công nhật tại công trường đá, bị nằm liệt giường từ ba tháng nay vì viêm màng não phổi mà không được một khoản tiền trợ cấp nào. Bà mẹ là một phụ nữ mảnh khảnh đã mệt nhoài vì phải trông nom người chồng ốm ngoài công việc quét dọn nhà thờ Bê-thêđơ- đa rồi, nay còn phải chăm sóc thêm đứa con ốm nữa.
Khám xong, đứng nói chuyện với bà Hao- Oen ở ngoài cửa, En- đru phàn nàn hộ:
- Bà bận lắm thứ việc quá nhỉ. Rất tiếc là bà lại phải giữ cháu I- đrít ở nhà, không cho đến trường được.
I- đrít là em trai cậu bé Giâu-ị Nghe En- đru nói, bà Hao- Oen vội ngẩng đầu. Bà ta là một phụ nữ bé nhỏ an phận, hai tai đỏ ửng, khớp tay sưng phồng lên vì công việc.
- Nhưng cô Ba-lâu bảo tôi không phải giữ cháu ở nhà.
Mặc dầu thông cảm nhưng En- đru vẫn thấy bực mình. Anh hỏi:
- Thế à? Cô Ba-lâu là ai?
Bà Hao- Oen vô tình trả lời:
- Cô Ba-lâu là cô giáo ở trường học phố Ngân hàng. Cô ấy vừa mới lại chơi nhà sáng naỵ Thấy tình cảnh nhà tôi khó khăn, cô ấy bằng lòng để cho cháu bé I- đrít được ở lại lớp cô ấy. Không biết tôi sẽ xoay xở ra sao nếu còn vướng thêm cháu ấy nữa.
En- đru bực mình chỉ muốn bảo ngay với bà ta là phải làm theo những điều anh căn dặn chứ không được theo ý kiến của một cô giáo thích xen vào chuyện người khác. Nhưng anh biết rõ lỗi không phải ở bà Hao- Oen. Anh không nói gì ngay, nhưng khi về, đi theo phố Ri-xkin, anh cau mày bực bội. En- đru rất ghét thói xen ngang vào công việc của người khác, nhất là vào công việc của anh, và ghét nhất là những người phụ nữ bạ đâu cũng thích dính vào. Càng nghĩ anh càng tức. Giữ I- đrít ở lại trường khi anh nó bị sởi rõ ràng là trái quy tắc.
En- đru đột ngột quyết định đến gặp cái cô Ba-lâu hiếu sự kia làm cho ra nhẽ.
Năm phút sau, anh đi ngược phố Ngân hàng, vào trường hỏi người gác cổng và đến lớp một. Anh gõ cửa rồi bước vào.
Lớp học là một gian buồng rộng, thoáng, tách biệt, có một bếp lửa đặt ở cuối lớp. Học sinh đều là trẻ em dưới bảy tuổi. En- đru đến đúng vào giờ giải lao chiều là lúc mỗi em được phát một cốc sữa. Cốc sữa ấy nằm trong chương trình trợ giúp nhà trường của chi nhánh Nghiệp đoàn thợ mỏ địa phương. En- đru nhìn thấy ngay cô giáo. Cô giáo đang viết những con số trên bảng, quay lưng lại phía anh và chưa biết ngay là có anh. Bỗng cô giáo quay người lại.
Cô giáo trông hoàn toàn khác với kiểu người đàn bà thích dính chuyện mà En- đru đã hình dung trong lúc bực tức khiến anh ngập ngừng. Hay có lẽ là vẻ ngạc nhiên trong đôi mắt nâu của nàng khiến anh cảm thấy lúng túng ngay trong phút đầu. En- đru đỏ mặt hỏi:
- Cô có phải là cô Ba-lâu không?
- Vâng.
Cô giáo Ba-lâu trông mảnh dẻ trong chiếc váy vải nâu, chân đi tất len và đôi giày nhỏ xoàng xỉnh. Nàng bằng tuổi anh, En- đru đoán vậy. Không, trẻ hơn – khoảng hai mươi hai tuổi. Nàng nhìn En- đru, hơi phân vân, thoáng mỉm cười, dường như đã chán với môn số học dạy cho trẻ con nên mừng rỡ thấy có một cuộc gặp gỡ mới lạ trong ngày xuân tươi đẹp này.
- Ông là người phụ tá mới của bác sĩ Pây-giơ phải không ạ?
En- đru trả lời cộc cằn:
- Không phải về việc đó, tuy đúng tôi là bác sĩ Men-sân. Tôi nhận thấy cô có ở đây một đứa trẻ truyền bệnh tên là I- đrít Hao- Oen. Cô biết là anh nó bị sởi chứ?
Gian phòng im lặng. Đôi mắt cô gái tuy bây giờ có vẻ dò xét, nhưng vẫn dịu dàng thân mật. Vuốt lại mái tóc, nàng đáp:
- Có, tôi có biết.
Thấy cô giáo không coi việc anh đến đây là chuyện nghiêm túc, En- đru lại nổi nóng.
- Cô không biết rằng giữ đứa bé ở đây là trái quy tắc à?
Nghe giọng nói ấy của En- đru, gương mặt cô gái đỏ bừng lên và không còn vẻ thân thiện khi nãy nữa. En- đru không khỏi nghĩ nước da nàng sao nuột nà tươi mát, với một nốt ruồi nhỏ màu nâu ở phía trên má phải đúng hệt màu mắt nàng. Nàng rất mảnh khảnh trong chiếc áo bờ-lu trắng và non nớt đến buồn cười. Bây giờ, nàng thở hơi gấp hơn một chút, song vẫn nói chậm rãi:
- Bà Hao- Oen không còn cách nào xoay xở nữa. Trẻ em ở đây hầu hết đã lên sởi rồi. Em nào chưa mắc chắc chắn rồi cũng sẽ mắc, không sớm thì muộn. Nếu I- đrít không đến trường thì em sẽ mất phần sữa, nà sữa thì rất cần cho sức khỏe của em.
En- đru ngắt lời:
- Không phải là vấn đề sữa của nó mà là vấn đề nó phải được cách ly.
Cô giáo bướng bỉnh trả lời:
- Tôi đã cách ly em ấy rồi, một hình thức cũng là cách lỵ Nếu ông không tin, mời ông xem.
En- đru nhìn theo hướng mắt nàng. Chú bé I- đrít lên năm tuổi được ngồi xếp riêng một mình một bàn gần lò sưởi. Chú có vẻ rất vui thích với hoàn cảnh ấy, chú giương đôi mắt màu xanh lơ nhạt nhìn thao láo, mãn nguyện, qua miệng ca sữa.
En- đru thấy vậy tức điên người. Anh bật ra một tiếng cười khinh khỉnh, khích bác:
- Có thể đó là quan niệm cách ly của cộ Tôi e rằng đó lại không phải là quan niệm của tôi. Cô phải cho đứa trẻ này về nhà ngay tức khắc.
Trong mắt nàng có những chấm sáng nho nhỏ lấp lánh.
- Chẳng lẽ ông không biết tôi là cô giáo dạy lớp này sao? Có lẽ ông có quyền ra lệnh trong những giới cao quý hơn thật. Nhưng ở đây, lời nói của tôi mới quan trọng.
En- đru nhìn cô gái với vẻ nghiêm trang giận dữ:
- Cô vi phạm luật pháp. Cô không được giữ đứa bé ấy ở đây. Nếu không, tôi buộc lòng phải đi tố cáo cô.
Gian phòng lặng đi một lát. En- đru có thể nhìn thấy những ngón tay cô gái bóp chặt lấy mẩu phấn cầm trong taỵ Dấu hiệu xúc động ấy càng làm tăng cơn thịnh nộ của anh đối với cô gái, và đối với cả bản thân anh nữa.
Cô gái khinh bỉ nói:
- Thế thì ông cứ đi tố cáo, hay gọi người đến bắt tôi đi. Tôi chắc rằng việc ấy làm ông vô cùng hài lòng.
En- đru điên tiết, không đáp. Anh tự cảm thấy ở vào một cái thế hết sức lố bịch. Anh cố trấn tĩnh, trừng mắt, tìm cách bắt nàng phải cụp đôi mắt nẩy lửa hiện đang lạnh lùng nhìn anh. Hai người nhìn thẳng vào mặt nhau một lúc, sát nhau đến nỗi En- đru nhìn thấy được mạch máu ở cổ nàng đập nhè nhẹ, hàm răng nàng ánh lên giữa đôi môi hé mở. Sau đó, nàng nói:
- Không còn việc gì nữa, phải không ông? – Rồi nàng quay phắt về phía lớp học.
- Nào, các em đứng dậy và đồng thanh nói: “Chúng cháu chào bác sĩ Men-sân ạ. Chúng cháu cảm ơn bác sĩ đến thăm lớp”. Nào.
Tiếng ghế xô lạch cạnh khi đám trẻ đứng lên nói véo von câu chào ngộ nghĩnh, mỉa mai của cô giáo. Tai anh nóng bừng khi cô giáo tiễn anh ra cửa. Anh tức điên vì bẽ mặt, ngoài ra lại có ý nghĩ khổ sở là anh đã xử sự rất dở khi nổi nóng lên trong lúc nàng vẫn bình tĩnh biết bao. Anh tìm một câu nói thật đau, một câu hăm dọa để lập lại lần cuối cùng. Nhưng nghĩ chưa ra thì cánh cửa đã lặng lẽ khép lại ngay trước mặt anh.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52