watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 30 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 30

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Ủy ban bảo hiểm lao động tại các mỏ than và mỏ sắt, được gọi tắt là Uûy ban lao động hầm mỏ, đặt trụ sở tại một tòa nhà đồ sộ xây bằng đá xám trên bờ sông Temđơ không xa công viên Oét-min-xtơ bao nhiêu, gần cả Bộ thương mại lẫn Bộ Hầm mỏ. Cả hai bộ ấy đều lần lượt hết bỏ rơi lại tranh giành nhau quyền phụ trách Uûy ban này.
Ngày 10 tháng 8, một buổi sáng trong trẻo mát mẻ, En- đru khỏe khoắn và hớn hở bước lên mấy bậc thềm của tòa nhà đồ sộ đó với ánh mắt của một người sắp đi chinh phục Luân Đôn. Anh nói với người gác cổng mặc đồng phục nhân viên Cục bảo vệ công sở:
- Tôi là bác sĩ thanh tra mới.
- Vâng, vâng. – Người gác cổng đáp lại với giọng hiền lành. En- đru hài lòng thấy hình như người ta chờ đón anh thì phải. – Chắc ông cần gặp ông Gin của chúng tôi. Giôn! Đưa ông bác sĩ mới lên phòng ông Gin.
Buồng thang máy lên từ từ, cho khách thấy những hành lang lát gạch men xanh và rất nhiều tầng, tầng nào cũng có những bộ đồng phục của Cục bảo vệ công sở đi lại khoan thai. Sau đó En- đru được đưa vào một gian phòng rộng, ngập nắng. Ông Gin đang ngồi ở bàn giấy. Ông đặt tờ “Thời báo” đang xem xuống, đứng dậy bắt tay En- đru.
Anh mạnh dạn nói:
- Tôi đến hơi muộn một chút. Xin ông thứ lỗi. Chúng tôi vừa mới ở Pháp về hôm quạ Nhưng tôi sẵn sàng bắt tay vào việc ngay.
- Tốt quá!
Gin là một người nhỏ nhắn, vui tính, đeo kính trắng gọng vàng, mặc một bộ đồ xanh sẫm với cổ áo gần giống cổ áo tu sĩ, chiếc ca-vát cũng xanh sẫm và chiếc kẹp ca-vát bằng vàng. Ông ta nhìn En- đru với một vẻ nghiêm nghị ưng ý.
- Mời ông ngồi. Ông dùng trà hay sữa nóng? Tôi có thói quen dùng trà vào lúc mười một giờ trưa. A, mà đã gần đến giờ ấy rồi…
- Thưa vâng. – En- đru ngập ngừng, rồi đánh bạo hỏi: - Có lẽ xin ông cho biết về công việc của tôi sắp tới trong khi…
Năm phút sau, một nhân viên mặc đồng phục của Cục Bảo vệ công sở đem đến một tách trà và một cốc sữa nóng.
- Thưa ông Gin, chắc ông sẽ vừa ý. Thưa ông, tôi đã đun nóng rồi.
- Cám ơn Xti-ven nhé.
Khi Xti-ven đã ra ngoài, Gin quay sang En- đru tươi cười:
- Cậu này được việc lắm, rồi ông sẽ thấy. Cậu ta biết làm món bánh mì nướng phết bơ bóng ròn ngon tuyệt. Tìm được những tay chạy giấy thực sự được việc, khó lắm. Ở đây toàn là người tứ phương tập hợp lại: Bộ Nội vụ, Bộ Hầm mỏ, Bộ Thương mại… còn tôi – Gin hắng giọng, pha một chút hãnh diện, - tôi ở bên hải quân sang.
Trong khi En- đru hớp mấy ngụm sữa nóng và băn khoăn muốn biết về công việc của mình thì Gin vui vẻ nói chuyện về thời tiết, về miền Brơ-ta-nhơ, về đề án tiền hưu trí và hiệu quả của việc khử trùng cho sữa. Sau đó, Gin đứng dậy, đưa En- đru sang phòng của anh.
Đây cũng là một gian phòng yên tĩnh, sáng sủa, dải thảm dầy, có cửa sổ trông ra sông cảnh rất đẹp. Một con nhặng to tướng bay húc đầu vào cửa kính kêu thành một tiếng vè vè ra ngủ. Gin ân cần bảo:
- Tôi chọn cho ông gian phòng này. Cần dọn dẹp lại một chút. Có một lò sưởi than, mùa đông rất tiện lợi, rồi ông sẽ thấy. Tôi mong nó sẽ vừa ý ông.
- Chà! Gian phòng thật là tuyệt, nhưng…
- Bây giờ tôi sẽ giới thiệu ông với người nữ thư ký của ông là cô Mây-xơn.
Gin gõ cửa mấy cái rồi đẩy cánh cửa thông sang phòng bên, ở đó cô Mây-xơn, một cô gái sắp về già, chững chạc, gọn ghẽ và điềm đạm, đang ngồi trước một chiếc bàn nhỏ. Cô Mây-xơn đứng dậy, đặt tờ “Thời báo” xuống bàn.
- Chào cô Mây-xơn.
- Chào ông Gin.
- Cô Mây-xơn, tôi xin giới thiệu với cô đây là bác sĩ Men-sân.
- Chào ông Men-sân.
En- đru hơi bàng hoànng trước những câu chào hỏi này nhưng anh cố trấn tĩnh và tham gia câu chuyện.
Năm phút sau, khi Gin vui vẻ cáo lui, ông nói với En- đru, giọng khích lệ:
- Tôi sẽ bảo đem các hồ sơ tài liệu đến cho ông.
Hồ sơ tài liệu được Xti-ven đem đến với một vẻ trìu mến. Ngoài tài nướng bánh và pha sữa, Xti-ven còn là người đưa công văn giỏi nhất sở này. Cứ một giờ một, anh ta vào phòng làm việc của En- đru mang theo một chồng công văn mà anh ta âu yếm đặt xuống cái khay sơn mài đề chữ “công văn đến” ở trên bàn, trong khi con mắt anh ta náo nức nhìn sang cái khay đề chữ “công văn đi” xem có gì không. Khi khay ấy không có gì thì Xti-ven thật sự khổ tâm. Trong tình huống đáng buồn ấy, Xti-ven tiu nghỉu len lén bỏ đi.
Lạc lõng, hoang mang, bực bội, En- đru lướt mắt nhanh qua đống hồ sợ Đó là biên bản các cuộc họp trước của Uûy ban Lao động hầm mỏ, nhạt nhẽo, nặng nề, vô vị. Anh bèn sang hỏi cô Mây-xơn, nhưng cô thư ký này chỉ là một nguồn cung cấp tin tức rất nghèo nàn, vì như lời cô giải thích, cô mới ở bên Cục Kiểm tra thịt ướp của Bộ Nội vụ chuyển sang. Cô thông báo cho En- đru biết giờ làm việc ở đây là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cô kể cho En- đru nghe về đội khúc côn cầu của văn phòng – “cố nhiên là đội nữ, bác sĩ Men-sân ạ.” – mà cô làm phó lãnh đội. Cô hỏi En- đru có muốn mượn tờ “Thời báo” của cô không. Cái nhìn của cô Mây-xơn như khuyên nhủ En- đru hãy bình tĩnh.
Nhưng En- đru không bình tĩnh được. Vừa mới đi nghỉ về, khao khát làm việc, anh bắt đầu vạch ra một kế hoạch trên tấm thảm phòng anh. Anh cau có nhìn cảnh náo nhiệt trên sông, những tàu kéo xình xịch chạy đi chạy lại và những dãy xà lan chở than dài xẻ nước ngược dòng. Anh bèn xuống hỏi gin:
- Bao giờ thì tôi mới bắt đầu?
Gin giật thót người trước câu hỏi sỗ sàng.
- Ông bạn thân mến, ông làm tôi thực sự kinh ngạc. Tôi tưởng đã đưa ông tài liệu đủ để ông đọc trong một tháng rồi cơ mà. – Ông ta nhìn đồng hồ – Thôi ta đi nào, đến giờ ăn trưa rồi.
Vừa ăn đĩa cá bơn nóng hổi, Gin vừa khéo léo cắt nghĩa cho En- đru đang loay hoay với một miếng sườn cừu hiểu rằng cuộc họp sắp tới của Uûy ban đã được ấn định vào ngày 18 tháng 9 và cũng không thể được triệu tập trước ngày đó. Giáo sư Che-lít hiện đang ở Na-Uy, bác sĩ Mo-rít Ghét-xbi đang ở Xcốt-lân, Huân tước Uy-liêm Điu- Ơ, chủ tịch Uûy ban, thì đang ở bên Đức còn thủ trưởng trực tiếp của En- đru là ông Blây- đơ hiện đang ở Phrin-tơn cùng gia đình.
Tối hôm ấy, En- đru về nhà với Cơ-ri-xtin, trong bụng rất hoang mang. Đồ đạc của hai vợ chồng vẫn còn ký gửi. Để có thời giờ tìm một căn nhà thích hợp, hai vợ chồng thuê một căn nhà có sẵn đồ đạc tại khu Ơn Cót trong một tháng.
- Em có thể tưởng tượng được không, ngay đến cả giao việc cho anh, họ cũng chưa sẵn sàng. Anh đã được cho cả một tháng để nốc sữa, đọc báo, ký tên vào hồ sơ, ôi dào lại còn một buổi chuyện trò thân mật dài về khúc côn cầu với cô gái già Mây-xơn nữa.
- Nếu anh không thấy phiền, thì xin anh hãy chỉ chuyện trò với cô vợ già của anh thôi nhé. Này, anh ạ, sau E-bơ-re-lo, đến đây thấy dễ chịu quá. Chiều nay em có đến Chen-xi (#1) một lát. Em tìm được ngôi nhà của Ca-lai (#2) và viện bào tàng Tây-tợ Oâi chao, em đã dự định cho chúng mình nhiều việc rất thú. Ta có thể đi tàu thủy đến Kiu chỉ mất có một pen-nị Lại còn khu công viên nữa anh ạ. Tháng sau thì Crây-xlơ sẻ biểu diễn tại Hội trường En-bớt. Aáy, chúng mình lại phải đến tham quan Đài kỷ niệm nữa chứ, để hiểu tại sao ai cũng cười riễu nó. Lại còn có một vở diễn của đoàn kịch Niu Yoóc. Và một hôm nào đó, em được đi ăn hiệu với anh thì thú vị quá. – Cơ-ri-xtin duỗi dài về phía anh bàn tay nhỏ nhắn run rẩy. Anh ít khi thấy nàng xúc động đến nhường ấy. – Anh yêu, chúng mình sẽ đi ăn hiệu chứ? Có một hiệu ăn Nga ở phố này. Trông có vẻ khá lắm. Nếu anh không mệt thì chúng mình có thể…
- Ơ kìa! – En- đru phản đối khi nàng kéo tay anh ra cửa – Anh cứ tưởng em được coi là người có đầu óc thiết thực trong nhà này. Nhưng thôi, em ạ, sau ngày làm việc “vất vả” đầu tiên, anh cũng đáng được hưởng một tối vui vẻ.
Sáng hôm sau, đọc hết sạch đống hồ sơ trên bàn và ký tên vào từng tờ, đến 11 giờ En- đru lại lồng lộn đi lại trong phòng làm việc. Chẳng mấy chốc cái lồng đó trở nên quá nhỏ hẹp không giữ nổi chân anh nữa, anh hùng hổ bỏ ra ngoài đi thăm thú tòa nhà. Anh thấy tòa nhà này chán ngán như một cái nhà xác không có xác chết, cho đến khi leo đến tới tầng chót, anh bỗng bước vào một gian phòng dài, trang bị gần giống một phòng thí nghiệm, ở đó, ngồi trên một cái hòm trước dùng để đựng lưu huỳnh có một người trẻ tuổi mặc áo bờ-lu trắng dài bẩn thỉu đang buồn bả cắt móng tay trong khi điếu thuốc lá làm vàng thêm màu ni-cô-tin trên môi anh ta.
- Chào anh! – En- đru nói.
Im lặng một lát rồi người kia thủng thỉnh đáp:
- Nếu ông lạc lối thì cầu thang máy ở cửa thứ ba về bên phải.
En- đru tựa người vào bàn thí nghiệm, rút một điếu thuốc và hỏi:
- Anh không dùng trà ở đây à?
Lần đầu tiên, người trẻ tuổi ngẩng đầu lên, mái tóc anh ta đen nhánh, bóng mượt, tương phản đặc biệt với cổ áo bẻ cong lên của chiếc áo bờ-lu nhầu bẩn trên người. Anh ta hứng thú trả lời:
- Chỉ dành riêng cho loài chuột trắng dùng thôi. Lá chè đối với loài vật ấy là một thức ăn đặc biệt nhiều chất dinh dưỡng.
En- đru cười phá lên, có lẽ bởi vì người có câu nói đùa ấy còn kém anh chừng năm tuổi. Anh tự giới thiệu.
- Tên tôi là Men-sân.
- Tôi cũng đã đoán ra. Thế là ông đã đến gia nhập đám người bị bỏ quên rồi quên. – Ngừng một chút – Tôi là bác sĩ Hốp. Ít ra, tôi nghĩ trước đây tôi là Hốp, còn bây giờ tôi chỉ là “Hốp tan vỡ” (#3) mà thôi.
- Anh làm gì ở đây?
- Có Trời biết, hay họa là có “Bin-li thừa khuy” tức là Điu- Ơ biết! Một phần thời gian tôi ngồi ở đây và suy nghĩ. Nhưng phần lớn thời gian, tôi chỉ ngồi không. Thỉnh thoảng, người ta đem đến cho tôi những mảnh xác thợ mỏ đã bị phân hủy và hỏi tôi nguyên nhân gì đã gây ra vụ nổ dưới lò.
- Thế anh bảo cho họ biết chứ – En- đru hỏi.
- Không – Hốp thô lỗ đáp – Tôi mà có thừa hơi nói với họ thì thà đánh bủm một cái còn hơn.
Sau cái chữ hết sức thô tục ấy, hai người cảm thấy thân thiện với nhau hơn và cùng đi ăn trưa. Bác sĩ Hốp giải thích rằng đi ăn trưa là công việc duy nhất trong ngày cho phép anh ta lấy lại lý trí. Hốp kể nhiều chuyện khác nữa cho En- đru nghe. Anh là nghiên cứu sinh được học bổng Bách-hao học tại trường đại học Kem-brít-giơ; anh đã qua trường Bơ-minh-âm, điều đó có lẽ – anh cười khẩy – là nguồn gốc của những câu nói bất nhã thường hay có ở anh. Vì giáo sư Điu- Ơ cứ nằn nì xin anh nên Hốp bị đem cho Uûy ban Lao động hầm mỏ mượn. Nhiệm vụ của anh chỉ là làm những việc thuần túy máy móc, có thể giao cho bất kỳ một nhân viên phụ tá phòng thí nghiệm nào. Hốp nói anh chắc chắn sẽ phát điên mất vì sự nhàn rỗi và lối làm việc trì trệ Ở Ủy ban này mà anh bây giờ đặt cho cái tên ngắn gọn là “Cái khoái của kẻ rồ”. Đó là nét điển hình của hầu hết các cơ quan nghiên cứu ở Anh: những cơ quan này đặt dưới sự cai quản của một nhóm người ngốc nghếch nhưng có tiếng tăm, họ quá mê mải với những lý thuyết riêng của họ và quá bận cãi vã nhau nên không đưa nổi con thuyền theo một hướng đi nhất định. Hốp hết bị kéo theo chiều này lại bị lôi theo chiều khác, anh bị người ta bắt phải làm việc này việc nọ chứ không được tự ý làm những công việc anh muốn làm, mà công việc lại luôn luôn bị gián đoạn đến nỗi không bao giờ anh được làm liền một việc trong sáu tháng.
Hốp vẽ ra cho En- đru những bức tranh châm biếm sinh động về cái Ủy ban này. Huân tước Uy-liêm Điu- Ơ, vị chủ tịch ngoài chín mươi tuổi, đi đứng thì lập cà lập cập nhưng tính tình thì ngang bướng bất trị, được Hốp đặt cho cái tên là ngài “Bin-li thừa khuy” này là chủ tịch của hầu hết các ủy ban khoa học ở Anh. Ngoài ra, chính cụ là người giữ tiết mục “Câu chuyện khoa học dành cho trẻ em” trên đài phát thanh được khắp nơi say mê theo dõi.
Rồi có giáo sư Uyn-ni, được các sinh viên của ông gọi bằng một cái tên rất hợp là “nghẽo còm”; có Che-lít, một người không đến nỗi tồi cho lắm khi nào ông quên đề cao mình là Ra-bơ-le Pa-xtơ Che-lít; và có bác sĩ Mo-rít Ghét-xbi.
- Anh có biết Ghét-xbi không? – Hốp hỏi.
- Tôi đã gặp ông tạ – En- đru kể lại kỳ thi của anh.
- Đúng, đúng là ông Mo-rít của chúng tôi đấy – Hốp chua chát nói – Đâu đâu ông ta cũng thích sục vào. Một ngày nào, ông ấy sẽ len vào được cả Hội dược học Hoàng gia cho mà xem. Ghét-xbi là một kẻ rất mực khôn khéo, nhưng ông ta lại không chú trọng đến nghiên cứu. Ông ta chỉ chú trọng đến bản thân mình. – Hốp bỗng cười phá lên – Ro-bớt Eùp-bi có một chuyện rất hay về Ghét-xbị Ghét-xbi muốn gia nhập câu lạc bộ “Mông bò”, một trong những hội ăn uống thường có ở Luân Đôn, mà đây hình như là một hội khá lịch sự. Thế là Eùp-bi, một tay có thần thế và hay thích giúp đỡ, hứa sẽ hết sức vận động cho Ghét-xbi được vào hội, nào ai biết được vì lẽ gì. Một tuần sau, gặp Eùp-bi, Ghét-xbi hỏi: “Tôi được vào hội rồi chứ?” Eùp-bi đáp: “Không, ông không được vào”. Ghét-xbi nổi nóng: “Bú dù! Ông không muốn nói là tôi bị tẩy chay đấy chứ?” Eùp-bi bảo: “Đúng là bị tẩy chaỵ Này Ghét-xbi, ông đã bao giờ được nhìn một đĩa trứng cá muối chưa?” – Hốp ngả người ra đằng sau cười sặc sụa. Một lát sau, anh nói thêm – Eùp-bi cũng là một người trong Ủy ban tạ Ông ta là một người thẳng thắn. Nhưng ông ta thừa thông minh để không mấy khi ló mặt đến Ủy ban này.
Đây là bữa tiệc đầu tiên của nhiều bữa trưa mà En- đru và Hốp ăn cùng với nhau. Mặc dầu vẫn còn giữ lối châm chọc của tuổi sinh viên và bản tính cợt nhả, suồng sã, nhưng Hốp rất thông minh. Những lời xấc xược của anh có một âm điệu lành mạnh, thành thật, En- đru cảm thấy một ngày kia Hốp sẽ làm được những việc to tát, đáng kể. Thực vậy, những lúc nói chuyện nghiêm túc, Hốp nhiều khi tỏ ra khao khát trở lại công việc chân chính mà anh đã tự đề ra cho mình là phân lập men dạ dày.
Thỉnh thoảng Gin đến ăn trưa cùng bới họ. Hốp đánh giá Gin bằng một câu đặc sắc: “một tay nhỏ người tốt bụng!” Gin đã từ một nhân viên cạo giấy phấn đấu leo tới chức chủ sự, và đằng sau cái vỏ bề ngoài do ba mươi năm làm việc trong ngành hành chính tạo nên, ông là một con người tử tế. Ơû sở, Gian làm việc như một cái máy nhỏ trơn dầu, dễ sử dụng. Ông đáp xe lửa từ Xăn-bơ-ri đến nơi làm việc, sáng nào cũng đúng chuyến tàu ấy, và tối nào cũng về nhà bằng con tàu ấy, trừ phi bị “mắc bận”. Ơû Xăn-bơ-ri, Gin sống với vợ và ba cô con gái; nhà có một mảnh vườn nhỏ trồng hồng. Bề ngoài, Gin trông rất đúng loại người mà ông có thể được coi là kiểu mẫu hoàn hảo: người ngoại ô đỏm dáng. Tuy nhiên, bên trong là một ông Gin thực, một ông Gin yêu mến cảnh vật mùa đông ở I-a-mớt và tháng chạp năm nào cũng về đấy nghỉ, là người có một quyển kinh thánh kỳ lạ đã gần như thuộc lòng đó là một quyển sách nahn đề “Hát-gi Ba-ba”; là người trong suốt mười lăm năm làm việc ở Ủy ban này vẫn say mê một cách ngốc nghếch những con chim cánh cụt trong vườn nhà.
Một lần, bàn ăn có thêm người thứ tư là Cơ-ri-xtin. Gin tỏ ra niềm nở ân cần hơn hẳn mọi ngày. Ngay Hốp cũng giữ một thái độ hòa nhã đáng khen. Hốp thổ lộ với En- đru là ngày gặp bà En- đru, Hốp không còn kiên quyết sống mãi cuộc sống độc thân như trước nữa.
Ngày tháng trôi nhanh. Trong thời gian chờ đợi kỳ họp của Ủy ban, En- đru cùng với Cơ-ri-xtin đi tìm hiểu Luân Đôn. Hai người đi chơi bằng tàu thủy đến Rít-smân. Họ vào xem thử một rạp hát tên là “Già Vích”. Họ được biết nhiều cảnh đồi lộng gió ở Hem-xtít, được hưởng cái thú uống cà phê ngoài quán giữa nửa đêm. Họ đi bộ dạo chơi trên xa lộ Rao và bơi thuyền trên hồ Xơ-pơn-tai. Họ đã hiểu thế nào là khu Xâu-hâu (#4). Khi họ không cần phải giở bản đồ ra xem trước khi bước xuống các ga xe điện ngầm nữa thì họ đã có thể bắt đầu cảm thấy họ là người Luân Đôn.

-----------------
Chú thích:
(1-) Khu ngoại ô ở Tây Nam Luân Đôn, có nhiều nghệ sĩ và nhà văn ở.
(2-) To-mớt Ca-lai (1795-1881), nhà viết sử, nhà triết học và phê bình văn học Anh.
(3-) “Hope” vừa là tên riêng chỉ người vừa có nghĩa là “Hy vọng”.
(4-) “Xâu-hâu” nằm ở khu Tây Luân Đôn, nổi tiếng về các quán ăn, và dân ở đây hầu hết là người nước ngoài.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52