watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thành Trì-Chương 43 - tác giả Archibald Joseph Cronin Archibald Joseph Cronin

Archibald Joseph Cronin

Chương 43

Tác giả: Archibald Joseph Cronin

Cơ-ri-xtin đi Niu-ki khiến cho En- đru cảm thấy nhẹ người, khoan khoái như được giải phóng – trong ba ngày tròn. Sau đó anh bắt đầu hậm hực, tự hỏi thầm không biết bây giờ nàng đang làm gì và có nhớ anh không, băn khoăn và tức tối không biết bao giờ nàng mới về. Dù anh có tự nhủ bây giờ anh là một con người tự do anh vẫn có cái cảm giác thiếu thốn đã từng khiến anh không làm việc được hồi ở Blây-nen-li khi nàng đi Brít-linh-tơn để anh ở nhà một mình chuẩn bị cho kỳ thi.
Hình ảnh nàng hiện lên trước mắt anh, không phải hình ảnh cô gái Cơ-ri-xtin trẻ trung tươi mát trước kia mà là một gương mặt xanh xao hơn, già hơn, đôi má hơi hóp lại, đôi mắt cận thị đằng sau cặp kính tròn. Không phải là một gương mặt xinh đẹp mà là một gương mặt có một vẻ nhẫn nhục chịu đựng, và vẻ mặt ấy cứ ám ảnh anh.
En- đru đi chơi rất nhiều, đánh brít-giơ với Ai-vơ-ri, Phrít-men và Hem-tơn tại câu lạc bộ. Sau buổi gặp gỡ đầu tiên, tuy ở anh có một phản ứng song En- đru vẫn thường xuyên đến chỗ Xtin-men. Ông này hiện cứ đi đi về về giữa khách sạn Brúc-cơ và bệnh xá ben-lơ-vuy sắp hoàn thành. En- đru viết thư mời Đen-ni lên chơi với anh tại Luân Đôn, nhưng vì mới nhận việc nên Đen-ni không thể nào ra thăm En- đrụ Còn Hốp ở Kem-brít-giơ thì không sao bắt liên lạc được.
Nhiều lần, En- đru cố đắm mình vào công việc nghiên cứu tại bệnh viện nhưng không nổi. Anh quá bồn chồn. Với cũng tâm trạng bồn chồn ấy, En- đru đến gặp ông Uếtđơ, giám đốc ngân hàng, để kiểm tra lại số tiền gửi của anh. Rất đáng hài lòng, tốt đẹp cả. Anh bắt đầu vạch kế hoạch mua hẳn một ngôi nhà ở phố Oen-bếch – phải bỏ ra khá nhiều tiền nhưng sẽ rất có lợi – rồi bán lại ngôi nhà ở phố Chét-xbơ-rơ, chỉ giữ lại có phòng khám ở mé nhà thôi. Một công ty mua bán nhà cửa sẽ giúp anh việc này. Nhiều đêm nóng bức, anh bừng tỉnh dậy, trong đầu ung dung những kế hoạch và những công việc xoay quanh đám khách bệnh, thần kinh mệt mỏi, nhớ Cơ-ri-xtin, luôn tay với bao thuốc lá trên bàn ngủ.
Giữa tình hình ấy, En- đru gọi dây nói cho Phran-xit Lo-rân-xơ.
- Hiện nay tôi đang ở đây có một mình. Phran-xit có định đi chơi đâu tối nay không? Ở Luân Đôn nóng kinh người.
Giọng nói khoan thai của nàng sao dịu dàng mơn trớn lạ lùng đối với anh.
- Thế thì tuyệt quá! Phran-xit đang mong chờ anh gọi dây nói đến nhà. Anh có biết Cơ-rốt-Uê không? Sợ là đèn ở đấy hơi sáng quá. Nhưng con sông thì mê ly.
Tối hôm sau, En- đru giải quyết xong một số bệnh nhân ở phòng khám trong có bốn mươi nhăm phút. Chưa đến tám giờ, anh đã đến đón Phran-xit tại Nai-brít-giơ và cho xe chạy về hướng Chớt-xi.
Chiếc xe bon bon về phía tây qua các ruộng rau ở ngoài Xten trong ánh ráng đỏ rực rỡ của buổi hoàng hôn. Phran-xit ngồi cạnh anh trong khi anh lái, không nói gì nhiều, nhưng sự có mặt duyên dáng khác lạ của nàng vẫn đầy ắp không gian trong xe. Nàng mặc áo và váy may bằng một thứ hàng mỏng màu vàng nâu, chiếc mũ nâu sẫm ôm sát khuôn mặt nhỏ nhắn. En- đru bị ngợp trước dáng vẻ yêu kiều hết mực thanh cao của nàng. Bàn tay để trần đặt gần anh nói lên đầy đủ vẻ đẹp quý phái ấy: những ngón một hình bầu dục đỏ sẫm đáng yêu. Đài các, cao sang vô cùng!
Như Phran-xit nói, Cơ-rốt-nê là một toà nhà mỹ lệ xây dựng theo kiến trúc thời đại E-liđơ-bớt, nằm giữa một khu vườn tuyệt đẹp bên bờ sông Tem-pơ với những cây cảnh xen sửa theo kiểu cổ xưa và những mảnh hồ sen xinh xắn, nhưng tất cả đã bị uế tạp vì những tiện nghi hiện đại và một dàn nhạc thô bỉ đã chuyển toà lâu đài này thành khách sạn. Chiếc xe của hai người vừa lăn vào đến sân thì có ngay một gia nhân giả trang chạy ra đón. Trong sân đã đầy những loại xe sang trọng. Gạch men cổ ốp ngoài những mảnh tường xung quanh sân lấp loáng sau những cây nho leo và những ống lò sưởi gãy khúc cao lêu đêu nhô lên trời.
Họ bước vào phòng ăn. Gian phòng lịch sự đầy ắp người, bàn kê xung quanh một khu để trống hình vuông, sàn gỗ đánh xi bóng lộn. Người quản lý khách sạn ở đây cũng có cùng một dáng dấp như viên đại thần ở khách sạn Plađợ En- đru rất ghét những tay quản lý khách sạn và kiềng mặt họ. Nhưng nay anh mới hiểu ra đó là vì anh chưa bao giờ cùng với một người phụ nữ như Phran-xit đến gặp họ. Chỉ liếc nhanh một cái là hai người được kính cẩn đưa đến một chiếc bàn ở vào vị trí tốt nhất trong phòng rồi một tốp người hầu bàn xúm ngay lại, trong đó một người khúm núm giở chiếc khăn ăn của En- đru giải ra trên đầu gối anh.
Phran-xit không gọi gì mấy: một đĩa rau trộn, bành mì lát mỏng nướng ròn kiểu Men-ba, không rượu, chỉ gọi nước đá. Sắc mặt không thay đổi, người quản lý hình như lại coi sự thanh đạm này là một nét xác nhận địa vị xã hội của nàng. En- đru giật mình hoảng hồn nhận thức rằng nếu anh đi cùng với Cơ-ri-xtin vào nơi thánh đường này mà gọi những món ăn hèn mọn ấy thì chắc người ta đã khinh bỉ xua anh ra đường rồi.
Khi bình tâm lại, En- đru thấy Phran-xit mỉm cười với anh.
- Anh có biết không, chúng mình quen nhau đã khá lâu rồi mà đây mới là lần đầu anh mời em đi chơi với anh.
- Phran-xit có ân hận không?
- Không ân hận nhiều, chắc thế.
Một lần nữa, vẻ thân mật quyến rũ trên gương mặt hơi cười cười của nàng lại nâng con người anh lên, làm anh thấy mình tài hoa hơn, sang trọng hơn và cũng thoải mái hơn. Tuyệt nhiên không có chút nào hợm hĩnh, kênh kiệu lố bịch. Phong thái lịch sự quý phái của nàng như toa? sang anh, bao trùm lấy anh. En- đru nhận thấy con mắt chăm chú của những khách ăn ở các bàn bên nhìn hai người, vẻ khâm phục của đám mày râu mà Phran-xit tỏ ra hết sức dửng dưng. Anh không khỏi hình dung những say sưa sẽ đến với anh trong quan hệ lâu dài với nàng.
Phran-xit nói:
- Không biết em có làm anh hợm mình không nếu em nói em đã bỏ một buổi đi xem kịch đã nhận lời để đến đây? Ni-con Oát-xơn – anh còn nhớ ông ta không nhỉ? Ông ấy mời em đi xem vũ kịch, một trong những thứ mà em thích nhất… anh nghĩ thế nào về sở thích trẻ con ấy của em? … Mắt-xin hôm nay biểu diễn trong vở “Cửa hàng kỳ quái”.
- Còn nhớ chứ, Oát-xơn và cuộc hành trình của ông ta qua Pa-ra-goaỵ Một con người tài ba.
- Ông ấy khéo ghê lắm.
- Nhưng chắc vì Phran-xit cảm thấy ở rạp hát quá nóng chứ gì?
Nàng đáp lại bằng một nụ cười, không nói, rút ra một điếu thuốc lá trong hộp thuốc mỏng tráng men, bên ngoài vẽ thu nhỏ một bức tranh màu nhạt tuyệt diệu của Bu-sê (#1).
- Có, tôi có nghe nói Oát-xơn theo đuổi Phran-xit – En- đru nói tiếp, giọng bỗng mạnh lên – chồng Phran-xit nghĩ thế nào về chuyện ấy?
Nàng vẫn không nói, chỉ hơi cau trán như trách nhẹ một thái độ thiếu tế nhị.
Giây lát sau nàng nói:
- Chắc anh hiểu chứ? Anh Giéch và em rất hoà thuận với nhau. Song mỗi người có những bạn bè riêng. Anh ấy hiện đang đi chơi ở vịnh Hu-an, nhưng em không hỏi anh ấy đến đấy làm gì. – Rồi nàng nhỏ nhẹ – Chúng mình ra nhảy nhé… chỉ một bài thôi.
Hai người ra nhảy. Phran-xit di động cũng với dáng yêu kiều quyến rũ lạ thường đó; nàng nhẹ lâng lâng trong cánh tay En- đru, như không còn là một người bằng xương bằng thịt nữa.
- Tôi nhảy không được giỏi – En- đru bảo khi hai người trở về chỗ ngồi. Anh đã đi đến chỗ rập theo cả cách nói của Phran-xit… Đã qua rồi, qua rồi cái thời mà anh làu bàu: “Mẹ kiếp, Cơ-rít, anh không phải là một tay giỏi nghề múa may quay cuồng”.
Phran-xit không đáp. Cả sự im lặng ấy, En- đru cũng cảm thấy là điều đặc biệt của riêng nàng. Người phụ nữ khác thì đã khăng khăng bác lại, khen là anh nhảy giỏi, mà chính ra thế lại làm anh lúng túng, ngượng nghịu. Bỗng tò mò, En- đru tự hỏi:
- Phran-xit cho tôi biết điều này nhé. Tại sao Phran-xit lại tốt với tôi thế? Lại giúp đỡ tôi như Phran-xit đã làm… trong suốt mấy tháng qua.
Phran-xit nhìn En- đru với vẻ hơi thích thú, nhưng nàng không lẩn tránh câu hỏi.
- Anh có một sức lôi cuốn lạ thường đối với phụ nữ. Và cái quyến rũ nhất ở anh là anh không biết mình có sức lôi cuốn ấy.
- Ấy, không, thực ra… - En- đru ấp úng bác lại, đỏ mặt, rồi lí nhí – Tôi mong rằng tôi còn có vẻ là một bác sĩ nữa chứ.
Phran-xit bật cười khanh khách, tay nhẹ nhàng xua làn khói thuốc lá:
- Anh sẽ không tin. Hoặc lẽ ra em không nên nói cho anh biết. Cố nhiên, anh là một bác sĩ rất giỏi. Mới tối hôm kia, ở phố Gơ-rin có bàn về anh. Lơ Roa bắt đầu hơi chán cái ông chuyên gia chế độ ăn uống của công ty rồi. Tội nghiệp Răm-bâu. Ông ta hẳn phải đau khổ lắm nếu được nghe Lơ Roa gầm lên: “Chúng ta phải cho ra rìa lão già ấy!” Và anh Giéch cũng đồng ý. Họ muốn đưa vào trong ban quản trị công ty một người trẻ hơn, năng nổ hơn – có nên dùng một hình ảnh đã nhàm không nhỉ – “một người có triển vọng”. Hình như họ dự định mở một đợt quảng cáo rầm rộ trên các chuyên san y học. Họ thực sự muốn làm cho giới y học chú ý về… phương diện khoa học, như Lơ Roa nói. Răm-bâu thì dĩ nhiên đã bị các đồng nghiệp của anh ta coi như một anh hề, không hơn không kém. Ơ kìa, em nói lảm nhảm những gì mãi. Làm hoài phí cả một đêm như đêm naỵ Nào, anh đừng có cau mày như sắp sửa giết em, hay giết người hầu bàn hoặc người nhạc trưởng không bằng. Thực ra, em mong anh đập chết hắn ta đi cho rồi, hắn ta thô bỉ quá… Trông anh giống hệt hôm đầu tiên ấy, hôm anh đến phòng thử áo, hết sức kiêu kỳ, hãnh diện và luống cuống… hơi lố bịch nữa. Lại còn… tội nghiệp Tốp-pi! Theo lẽ thường, lẽ ra hôm nay cô ấy phải ở đây mới phải.
- Tôi mừng là không có cô ấy. – En- đru nói, mặt cúi gằm.
- Xin anh đừng cho em là tầm thường. Em không chịu nổi đâu. Chúng mình là những người khá thông minh, em mong vậy… và chúng mình… hay ít ra là em… không tin ở chuyện có những “mối tình lớn”. Nói thế không biết có đúng không. Nhưng em nghĩ cuộc đời sẽ tươi vui hơn nhiều nếu ta có… một người bạn… cùng đi với nhau một đoạn đường. – Trong con mắt nàng lại có những chấm sáng riễu cợt nhấp nháy – Em nói đặc giọng Rô-xét-ti (#2) nhỉ, thế thì đáng sợ quá. – Nàng cầm lấy hộp thuốc lá – Ở đây hơi ngột ngạt, anh ạ, em muốn anh ra nhìn trăng lên trên sông.
En- đru trả tiền rồi đi theo Phran-xit qua chiếc cửa lớn bằng kính mà những kẻ phá hoại các công trình văn hoá lịch sử đã đang tâm đục vào chiếc tường đẹp cổ kính này. Ngoài thềm có hàng lan can bao quanh, vọng ra tiếng nhạc nhè nhẹ của dàn nhạc nhảy. – Trước mắt họ là một lối đi rộng trồng cỏ chạy xuống bờ sông giữa hai hàng thuỷ tùng xén tỉa đen sẫm. Đúng như Phran-xit nói, ánh trăng chiếu xuống rặng thủy tùng đổ thành những bóng dài và phản chiếu yếu ớt trên một dãy bia tập bắn cắm ở cuối bãi cỏ. Xa xa là mặt sông trông như dát bạc.
Hai người đi bộ xuống tận ven sông. Họ ngồi trên một chiếc ghế dài đặt ở ngay mé nước, Phran-xit bỏ mũ xuống, im lặng nhìn dòng nước lờ lững, tiếng rì rầm muôn thuở của nó hoà lẫn với tiếng ù ù xa xa của một chiếc xe hơi khoẻ nào đó phóng nhanh.
Phran-xit thì thào:
- Tiếng đêm mới huyền ảo làm sao! … Cái cổ xưa và cái hiện đại… Ánh đèn pha chiếu qua ánh trăng. Thời đại của chúng mình đó.
En- đru đặt một cái hôn lên môi nàng. Nàng không cử động. Đôi môi nàng khô và ấm.
Một lát sau, nàng bảo:
- Rất ngọt ngào… Và rất kém.
- Anh có thể làm lại khá hơn. – En- đru lẩm bẩm, mắt cứ đăm đăm nhìn về phía trước, người ngồi ngay như tượng. En- đru vụng về, mất tự tin, ngượng nghịu và luống cuống. Tức mình, anh tự bảo thầm: ngồi ở đây vào một đêm như đêm nay, với một phụ nữ duyên dáng quyến rũ như thế này thì thật là tuyệt diệu. Theo quy tắc của các đêm trăng và những điều viết trong sách thì lẽ ra anh phải điên cuồng, ôm ghì lấy nàng. Nhưng đằng này anh lại thấy chân tay cứng đờ cử động không được, lại muốn hút thuốc và cảm thấy bụng đầy anh ách vì những món ăn khi nãy.
Và không hiểu sao, gương mặt Cơ-ri-xtin lại hiện ra trên mặt nước trước mặt anh, một gương mặt mệt mỏi, phiền muộn, trên má rầu rĩ một vệt sơn dây ra từ chiếc chổi sơn nàng dùng để sơn lại những cánh cửa gấp nặng nề hồi hai vợ chồng mới dọn đến Chét-xbơ-rợ Hình ảnh ấy làm cho En- đru thấy phiền lòng và đâm ra bực bội. Anh đến đây là do hoàn cảnh bắt buộc. Và anh là một con người, chứ không ư, đâu phải là kẻ muốn trở thành một Vô-rô-nốp. Với dáng điệu ngang ngạnh, bất cần, anh hôn Phran-xit lần nữa.
Con mắt người đàn bà trẻ vẫn có cái vẻ thích thú, cười cợt và âu yếm:
- Em đã tưởng dễ anh phải mất mười hai tháng mới quyết định được… Bây giờ, bác sĩ đã thấy là ta nên về chưa. Không khí ban đêm này… nó há chẳng là nguy hiểm cho tâm trí người Thanh giáo hay sao?
En- đru đỡ nàng đứng lên. Phran-xit giữ lấy tay anh, nắm nhè nhẹ tay anh khi hai người cùng ra xe. Anh quẳng một đồng si-linh cho người trông xe ăn mặc giả trang, nổ máy cho xe chạy về Luân Đôn. Trên đường về, sự im lặng của Phran-xit cho thấy rõ nàng sung sướng.
Nhưng En- đru thì không sung sướng. Anh cảm thấy mình bỉ ổi và ngu ngốc. Tự căm ghét mình, thất vọng trước những phản ứng của mình, En- đru lo sợ nghĩ đến lúc anh phải trở về gian phòng ngột ngạt của mình, chiếc giường trơ trọi mà anh sẽ không thể nào ngủ yên được trên đó. Tim anh lạnh giá, đầu óc anh đầy những ý nghĩ dằn vặt, giằng xé. Trước mắt anh lại hiện ra hình ảnh dịu dàng của mối tình đầu giữa anh và Cơ-ri-xtin, niềm hạnh phúc ngây ngất rộn ràng của buổi ban đầu ấy ở Blây-nen-lị Anh xua mạnh những hình ảnh đó khỏi đầu.
Xe đỗ trước nhà Phran-xit mà trong óc anh vẫn còn đang đấu tranh với vấn đề này. Anh bước xuống đường, mở cửa xe cho Phran-xit. Hai người đứng bên nhau trên vỉa hè trong khi Phran-xit mở ví lấy chìa khoá.
- Anh lên nhà chứ? Em chắc bọn người hầu đi ngủ cả rồi.
En- đru ngập ngừng, lắp bắp:
- Khuya lắm rồi nhỉ.
Dường như không nghe thấy lời anh, nàng cứ bước lên mấy bậc cửa, tay cầm chìa khoá. Len lén bước theo sau nàng, En- đru thấy hiện ra lờ mờ trước mắt hình ảnh Cơ-ri-xtin cầm chiếc túi lưới đi chợ.

----------
Chú thích:
(1-) Bu-sê (1703 – 1770): họa sĩ Pháp.
(2-) DG Rô-xét-ti (1828 –1882): họa sĩ và nhà thơ người Anh gốc Ý, có những bài thơ phóng đãng.
Thành Trì
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52