watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 10 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 10

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Khu văn phòng trại trong, nghĩa là Tổng trại, nơi ông thiếu tá, chánh giám thị làm việc, ở cách trại của hắn khá xa. Đường đi quanh co sâu mãi vào rừng. Hắn chỉ nhớ được rằng toàn cây cối. Nhà lá ẩn trong những lùm cây. Một ông cán bộ trả lời khi hắn hỏi thăm đường:
- Các anh được về hở. Đi qua cái nhà kia khoảng trăm mét thì rẽ phải. Rồi đi thẳng hơn cây số nữa là đến.
"Cái nhà kia" nhô ra từ một ngoẹo núi. Hai người đi về phía ấy. Hắn giật mình khi trông thấy con béc-giê đầu tiên từ một ngách núi đi ra. Nó như một điềm gở Như báo trước một tai hoạ. Con béc-giê to lớn, ướt át, thè lưỡi đỏ đọc, đuôi cúp, theo sau là một ông công an cầm dây xích. Rồi bốn con béc-giê khác cũng ướt át, cũng to lớn lần lượt hiện ra cùng với một đoàn áo vàng, áo xanh, tất cả ướt đẫm. Một anh tù quần áo xám rách tơi tả bị trói hai tay quặt về phía sau đi ở giữa. Chỉ nhìn lướt qua (không dám nhìn kỹ, dù đã được tự do) hắn cũng nhận ngay ra Sáng. Anh tù trốn trại đêm qua! Anh tù ấy là Sáng. Và Sáng đã bị bắt lại.
Hiển vội xuống xe. Hai người sợ hãi nép vào một bên đường. Lúc Sáng đi qua, hắn liều nhìn thẳng vào Sáng. Vẫn là cái nhìn của Sáng. Nhìn đấy nhưng chẳng nhìn thấy gì. Cái nhìn vô hồn vô cảm trên khuôn mặt nhẫn nhục, cam chịu.
Hiển bảo hắn khi đoàn người đi qua:
- Tay này quản chế đây mà.
- Toán lò rèn. Tên là Sáng. Người cùng huyện mình đấy. Bốn lần trốn trại rồi.
Hiển tròn mắt:
- Lần này là năm à?
- Năm. Lần nào cũng bị bắt lại.
- Tay ấy án hay bọp?
- Bọp.
Hiển ra chiều thông cảm:
- Bọp thì gay thật. Trông hắn gầy quá. Về cùm xà lim chỉ có chết. Trốn thế qué nào được mà trốn. Chắc lần này cạch rồi.
Hắn không biết Sáng đã cạch chưa. Bởi vì cái khát vọng tự do của Sáng ghê gớm lắm. Cùng giam ở 75, cùng từ bê dê (buồng D) chuyển lên Q.N, ngồi cùng một chiếc ô-tô với hắn, chân ướt chân ráo tới QN một ngày, Sáng đã chuẩn bị trốn trại ngay, nhưng chẳng hiểu vì sao bị lộ. Ông Thanh cán bộ ban giáo dục, tạm thời phụ trách toán hắn, gọi Sáng ra. Ông kê một cái bàn ngay chỗ toán hắn làm, ngoài trời, đầu hội trường, quát tháo ầm ĩ. Tất cả bọn hắn xanh le mắt.
Sáng bị cùm ngay. Xà lim ngay. ăn cháo loãng ngay. Mười ngày sau mới được ra. Sáng vào toán quản chế. Toán mộc. Cùng với Giang.
Mười ngày xà lim ăn chảo loãng, cùm đủ dể thay đổi vóc dáng Sáng. Không như Lê Bá Di phải mất nhiều năm nhai sắn mới có bộ mặt hổ mang bành, Sáng thay đổi rất nhanh. Từ mặt tròn, Sáng trở thành mặt dài. Nước da Sáng vốn rất trắng khi ra có màu xanh cớm nắng, thiếu hồng cầu. Người thon hơn. Thế mà chỉ mười hôm trước Sáng còn là một cậu bé nông thôn tầm thước, đẹp trai, trắng trẻo, có khuôn màt tròn trĩnh, má phính, tóc mượt mà. Đó chỉ là vết nắn lại con người Sáng, vết nắn nhẹ nhàng đầu tiên. Sáng còn được nắn lại nhiều lần nữa.
Là một thanh niên nông thôn đi tù, Sáng không có bạn. Sáng sợ bọn Triều Phỉ, Lập Ba Tai, Ba Đen. Vốn đã xa lánh anh em trong toán, Sáng lại càng cô đơn. Chiều chiều, trước lúc khoá buồng, Sáng đứng một mình, dựa vào gốc cây ở sân trại, hoặc ngồi lên tảng đá cuội to, lối vào trạm xá, nhìn ngắm những người tù khác đi lại vật vờ với đôi mắt trong trẻo và sầu thảm.
Chỉ hơn một tháng sau Sáng lại trốn trại. Trốn ban ngày. Ngay ở chỗ làm. Khi các ông công an phát hiện và bổ vây thì Sáng đã đi xa rồi. Lần ấy Sáng đi nhanh vì Sáng yểm được bộ quần áo trong lúc đóng số tù. áo sơ-mi trắng, quần ka-ki, bộ quần áo diện Sáng vẫn mặc sang P xem diễu hành, xem bắn pháo hoa ngày 2 tháng 9, bộ quần áo ấy không bị đóng số. Vượt khỏi hàng rào khu quản chế, Sáng trút bộ quản áo tù, mặc vào người bộ xi-vin.
Nhưng Sáng đi đâu được. Là một cậu bé nông thôn, nơi xa nhất Sáng đến là thành phố P. Họ hàng Sáng toàn ở quê. Sáng chỉ có thể về làng. Các ông công an cũng phán đoán như vậy. Các ông về làng Sáng, bắt được Sáng đang ăn cơm với mắm cáy, rau muống luộc dưới bếp cùng với bố mẹ và chị Dậu. Sáng bị đưa lên ô-tô về trại. Chẳng lẽ lại trói Sáng, còng Sáng ngay trước mặt bố mẹ Sáng. Và hình như các ông ấy cũng cho rằng Sáng chỉ nhớ nhà, đói mà trốn về thôi. Lúc đó cả trại chưa ai hiểu được khát vọng tự do của cậu bé nông thôn mới mười tám, mười chín tuổi kia.
Xe đi, tới một thị trấn miền rừng thì dừng lại. Đã trưa. Các ông ấy phải ăn cơm. Sáng ngồi uống nước ngay cạnh. Thế mà chỉ thoắt một cái Sáng biến mất. Các ông bỏ dở bữa cơm. Tìm. Huy động cả dân phố tìm.
Sáng vẫn biến mất, không một dấu vết. Cuối cùng một ông công an tìm thấy Sáng trong hố phân sầu. Đó là một thùng phân người, phân súc vật ngâm với nước giải, súc vật chết. Sáng lặn xuống dưới, mồm ngậm một ống- đu đủ thò lên xuyên qua lớp phân nổi đóng thành bánh dày cứng ở bên trên để thở. Sáng bị đưa về trại. ông Lâm tập trung bọn hắn lại nghe ông nói về đường lối cải tạo con người, về Sáng:
- Những anh nào có ý định trốn trại? Trốn đi đâu? Tôi đố các anh trốn đi đâu được đấy. Chạy ra nước ngoài à? Nước ngoài nó không thèm dùng bọn các anh. Hay vào Nam? Với Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ? Được đấy nhỉ. Anh nào có giỏi cứ đi.
Đúng là không trốn đi đâu được! Ngày xưa các cán bộ cộng sản có thể ở nhà một cơ sở hàng tháng. Giờ đây ai nuôi anh được một tuần.
- Chúng tôi đã bắt được anh Sáng, nhưng dọc đường anh Sáng lại nhảy vào hố phân sầu trốn lần nữa. Cơm không muốn ăn, ăn cứt.
Mặt ông đanh lại, khinh khỉnh, khinh khỉnh. Ông tiếp:
- Làm người không muốn lại muốn làm con vật. Con vật biết suy nghĩ cũng không hành động như vậy Có tội mới phải vào đây. Vào đây chỉ có một con đường duy nhất: Chịu sự cải tạo. Chính sách cải tạo nhân đạo của Nhà nước ta rõ như ban ngày: Đưa các anh trở lại làm người, đưa các anh trở lại con đường ngay thẳng. Hiểu rõ tội lỗi của mình. Hiểu rõ giá trị của lao động...
Sáng không được nghe bài nói chuyện của ông Lâm. Sáng đang nằm trong xà lim. Cùm. Mười lăm ngày cháo loãng cầm hơi. Lần này Sáng được nắn lại mặt mũi một cách căn bản. Đầu cắt trọc. Trên cái mặt choắt lai, trông đầu Sáng to ra một cách kỳ dị. Mũi tự nhiên to ta. Mồm như vẩu. Toàn răng là răng. Xanh bóng. Gió thổi cũng bay. Lướt đi. Trong bộ quần áo xám đóng số đỏ rộng thùng thình. Nhưng không có gì dập tắt được khát vọng tự do của Sáng. Hai tháng sau Sáng lại trốn trại. Lần này Sáng cáo ốm. Tù ốm, khi bị dồn vào một buồng, khi được ở lại buồng mình (tất nhiên là đều khoá). Trong một lần ở lại buồng toán mộc - toán Sáng, Sáng đã thủ sẵn một lưỡi cưa. Sáng cưa chấn song cửa sổ (chấn song gỗ to bằng cổ tay). Cưa đứt xong Sáng gắn lại bằng vôi. Khi chuyển buồng Sáng nhận chỗ nằm ngay cạnh cửa sổ là vì mục đích ấy. Sáng chờ. Sáng chờ một đêm mưa bão. Vẫn để nguyên màn mắc chui ra. Vượt qua giao thông hào. Trèo qua hàng rào cao. Vào rừng. Mãi đến sáng, trại mới biết Sáng trốn. Báo động toàn trại. áo vàng. áo xanh. Và chó. Vào rừng sâu. Trèo lên những đỉnh rừng cao nhất. Xuống thung lũng. Phục kích đón lõng. Cả ngày. Cả đêm. Các ông dắt chó qua chỗ hãn làm tỉnh táo, khoẻ khoắn và khô ráo. Khi trở về ướt đẫm người, ướt đẫm chó, mệt mỏi bơ phờ tức giận.
Sáng bị bắt lại sau năm hôm chui lủi trong rừng.
Lần trốn trại thứ tư phải đến nửa năm sau. Sáng trốn theo lối nhà mét. Nhưng lần ấy Sáng bị lộ. Các ông để Sáng trèo qua mái buồng giam, trèo qua hàng rào cao vây quanh trại mới thả chó ra. Sáng vừa tiếp đất thì lũ chó chồm lên. Các ông để chó làm việc với Sáng. Năm con chó cắn xé một anh tù kiệt sừc như một cái giẻ vật vã dưới đất. Không còn mảnh quần áo nào lành. Ngực, mông, đùi Sáng đầy những vết răng chó. Sáng tắm máu. Lại xà lim. Mức xà lim tăng dần lên. Lần thứ ba một tháng. Lần này hai tháng. Phải đè bẹp ý chí của Sáng. Phải để cho những ai có ý định trốn trại nhìn vào Sáng. Hết hạn phạt ra khỏi xà lim,
Sáng không thể gầy hơn được nửa. Đã định hình rồi, Sáng chỉ khác trước có đôi mắt. Đôi màt lờ đờ. Sáng như không nhìn thấy gì. Không nhìn thấy ai. Như người đang sống ở đâu đâu. Đôi mắt Sáng chỉ nhìn thấy chập chờn định mệnh.
Hắn kính trọng khát vọng tự do của Sáng, con người hành động của Sáng, nhưng hắn cũng nghĩ như Lượng, như ông Lâm, chánh giám thị trại Q.N: Không thể trốn đi đâu được trong xã hội quản lý tuyệt vời hoàn chỉnh này: Sổ gạo, phiếu thực phẩm, sổ hộ khẩu, phiếu chất đốt. Đúng là chỉ có một con đường: Chịu đựng. Chịu đựng cho đến bao giờ là tuỳ ở ý thích của các ông ấy. Bởi thế lại càng phải giữ mình, giữ mồm. giữ miệng, cẩn thận từng li từng tý. Không tin một ai. Giữ kín lòng mình. Không cởi mở với một ai. Không phàn nàn kêu ca điều gì. Dù như vậy là quá sức mình. Nhưng đó là cách duy nhất để còn có ngày về. Hắn đã làm được như vậy. Cả trại đã làm được như vậy, trừ một số ít anh em cánh trẻ.
Ngồi trên cái xe đạp Hiển đèo đi lấy giấy tờ để thoát khỏi trại, hắn cứ nhìn về phía trại, cứ nhìn theo đoàn cán bộ cùng với chó dong Sáng về trại, về cái vòng tròn hàng rào những cột cọc gỗ nứa vây ba phần tư quả đồi nằm lọt trong lòng chảo, bốn chung quanh núi cao rừng rậm. Dù đã khuất sau ngoẹo núi, hắn như vẫn nhìn thấy đoàn người dẫn Sáng đi ngược lại ấy. Hai vec-tơ ngược chiều. Hắn đến với ánh sáng. Còn Sáng đi vào bóng tối. Buổi sáng này là tuyệt vời với hắn. Buổi sáng này là tuyệt vọng với Sáng, là đổ sụp với Sáng. Đời. Bày ra lắm trò chơi đến thế. Lại một lần nữa hắn cảm thấy tất cả chặng đường ghê rợn hắn vừa bỏ lại sau lưng. Và hắn muốn mau mau thoát khỏi nơi này, mau mau về với tự do, về với bố mẹ, vợ con, bè bạn.



Khu văn phòng trại trong, nghĩa là Tổng trại, nơi ông thiếu tá, chánh giám thị làm việc, ở cách trại của hắn khá xa. Đường đi quanh co sâu mãi vào rừng. Hắn chỉ nhớ được rằng toàn cây cối. Nhà lá ẩn trong những lùm cây. Một ông cán bộ trả lời khi hắn hỏi thăm đường:

- Các anh được về hở. Đi qua cái nhà kia khoảng trăm mét thì rẽ phải. Rồi đi thẳng hơn cây số nữa là đến.

"Cái nhà kia" nhô ra từ một ngoẹo núi. Hai người đi về phía ấy. Hắn giật mình khi trông thấy con béc-giê đầu tiên từ một ngách núi đi ra. Nó như một điềm gở Như báo trước một tai hoạ. Con béc-giê to lớn, ướt át, thè lưỡi đỏ đọc, đuôi cúp, theo sau là một ông công an cầm dây xích. Rồi bốn con béc-giê khác cũng ướt át, cũng to lớn lần lượt hiện ra cùng với một đoàn áo vàng, áo xanh, tất cả ướt đẫm. Một anh tù quần áo xám rách tơi tả bị trói hai tay quặt về phía sau đi ở giữa. Chỉ nhìn lướt qua (không dám nhìn kỹ, dù đã được tự do) hắn cũng nhận ngay ra Sáng. Anh tù trốn trại đêm qua! Anh tù ấy là Sáng. Và Sáng đã bị bắt lại.

Hiển vội xuống xe. Hai người sợ hãi nép vào một bên đường. Lúc Sáng đi qua, hắn liều nhìn thẳng vào Sáng. Vẫn là cái nhìn của Sáng. Nhìn đấy nhưng chẳng nhìn thấy gì. Cái nhìn vô hồn vô cảm trên khuôn mặt nhẫn nhục, cam chịu.

Hiển bảo hắn khi đoàn người đi qua:

- Tay này quản chế đây mà.

- Toán lò rèn. Tên là Sáng. Người cùng huyện mình đấy. Bốn lần trốn trại rồi.

Hiển tròn mắt:

- Lần này là năm à?

- Năm. Lần nào cũng bị bắt lại.

- Tay ấy án hay bọp?

- Bọp.

Hiển ra chiều thông cảm:

- Bọp thì gay thật. Trông hắn gầy quá. Về cùm xà lim chỉ có chết. Trốn thế qué nào được mà trốn. Chắc lần này cạch rồi.

Hắn không biết Sáng đã cạch chưa. Bởi vì cái khát vọng tự do của Sáng ghê gớm lắm. Cùng giam ở 75, cùng từ bê dê (buồng D) chuyển lên Q.N, ngồi cùng một chiếc ô-tô với hắn, chân ướt chân ráo tới QN một ngày, Sáng đã chuẩn bị trốn trại ngay, nhưng chẳng hiểu vì sao bị lộ. Ông Thanh cán bộ ban giáo dục, tạm thời phụ trách toán hắn, gọi Sáng ra. Ông kê một cái bàn ngay chỗ toán hắn làm, ngoài trời, đầu hội trường, quát tháo ầm ĩ. Tất cả bọn hắn xanh le mắt.

Sáng bị cùm ngay. Xà lim ngay. ăn cháo loãng ngay. Mười ngày sau mới được ra. Sáng vào toán quản chế. Toán mộc. Cùng với Giang.

Mười ngày xà lim ăn chảo loãng, cùm đủ dể thay đổi vóc dáng Sáng. Không như Lê Bá Di phải mất nhiều năm nhai sắn mới có bộ mặt hổ mang bành, Sáng thay đổi rất nhanh. Từ mặt tròn, Sáng trở thành mặt dài. Nước da Sáng vốn rất trắng khi ra có màu xanh cớm nắng, thiếu hồng cầu. Người thon hơn. Thế mà chỉ mười hôm trước Sáng còn là một cậu bé nông thôn tầm thước, đẹp trai, trắng trẻo, có khuôn màt tròn trĩnh, má phính, tóc mượt mà. Đó chỉ là vết nắn lại con người Sáng, vết nắn nhẹ nhàng đầu tiên. Sáng còn được nắn lại nhiều lần nữa.

Là một thanh niên nông thôn đi tù, Sáng không có bạn. Sáng sợ bọn Triều Phỉ, Lập Ba Tai, Ba Đen. Vốn đã xa lánh anh em trong toán, Sáng lại càng cô đơn. Chiều chiều, trước lúc khoá buồng, Sáng đứng một mình, dựa vào gốc cây ở sân trại, hoặc ngồi lên tảng đá cuội to, lối vào trạm xá, nhìn ngắm những người tù khác đi lại vật vờ với đôi mắt trong trẻo và sầu thảm.

Chỉ hơn một tháng sau Sáng lại trốn trại. Trốn ban ngày. Ngay ở chỗ làm. Khi các ông công an phát hiện và bổ vây thì Sáng đã đi xa rồi. Lần ấy Sáng đi nhanh vì Sáng yểm được bộ quần áo trong lúc đóng số tù. áo sơ-mi trắng, quần ka-ki, bộ quần áo diện Sáng vẫn mặc sang P xem diễu hành, xem bắn pháo hoa ngày 2 tháng 9, bộ quần áo ấy không bị đóng số. Vượt khỏi hàng rào khu quản chế, Sáng trút bộ quản áo tù, mặc vào người bộ xi-vin.

Nhưng Sáng đi đâu được. Là một cậu bé nông thôn, nơi xa nhất Sáng đến là thành phố P. Họ hàng Sáng toàn ở quê. Sáng chỉ có thể về làng. Các ông công an cũng phán đoán như vậy. Các ông về làng Sáng, bắt được Sáng đang ăn cơm với mắm cáy, rau muống luộc dưới bếp cùng với bố mẹ và chị Dậu. Sáng bị đưa lên ô-tô về trại. Chẳng lẽ lại trói Sáng, còng Sáng ngay trước mặt bố mẹ Sáng. Và hình như các ông ấy cũng cho rằng Sáng chỉ nhớ nhà, đói mà trốn về thôi. Lúc đó cả trại chưa ai hiểu được khát vọng tự do của cậu bé nông thôn mới mười tám, mười chín tuổi kia.

Xe đi, tới một thị trấn miền rừng thì dừng lại. Đã trưa. Các ông ấy phải ăn cơm. Sáng ngồi uống nước ngay cạnh. Thế mà chỉ thoắt một cái Sáng biến mất. Các ông bỏ dở bữa cơm. Tìm. Huy động cả dân phố tìm.

Sáng vẫn biến mất, không một dấu vết. Cuối cùng một ông công an tìm thấy Sáng trong hố phân sầu. Đó là một thùng phân người, phân súc vật ngâm với nước giải, súc vật chết. Sáng lặn xuống dưới, mồm ngậm một ống- đu đủ thò lên xuyên qua lớp phân nổi đóng thành bánh dày cứng ở bên trên để thở. Sáng bị đưa về trại. ông Lâm tập trung bọn hắn lại nghe ông nói về đường lối cải tạo con người, về Sáng:

- Những anh nào có ý định trốn trại? Trốn đi đâu? Tôi đố các anh trốn đi đâu được đấy. Chạy ra nước ngoài à? Nước ngoài nó không thèm dùng bọn các anh. Hay vào Nam? Với Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ? Được đấy nhỉ. Anh nào có giỏi cứ đi.

Đúng là không trốn đi đâu được! Ngày xưa các cán bộ cộng sản có thể ở nhà một cơ sở hàng tháng. Giờ đây ai nuôi anh được một tuần.

- Chúng tôi đã bắt được anh Sáng, nhưng dọc đường anh Sáng lại nhảy vào hố phân sầu trốn lần nữa. Cơm không muốn ăn, ăn cứt.

Mặt ông đanh lại, khinh khỉnh, khinh khỉnh. Ông tiếp:

- Làm người không muốn lại muốn làm con vật. Con vật biết suy nghĩ cũng không hành động như vậy Có tội mới phải vào đây. Vào đây chỉ có một con đường duy nhất: Chịu sự cải tạo. Chính sách cải tạo nhân đạo của Nhà nước ta rõ như ban ngày: Đưa các anh trở lại làm người, đưa các anh trở lại con đường ngay thẳng. Hiểu rõ tội lỗi của mình. Hiểu rõ giá trị của lao động...

Sáng không được nghe bài nói chuyện của ông Lâm. Sáng đang nằm trong xà lim. Cùm. Mười lăm ngày cháo loãng cầm hơi. Lần này Sáng được nắn lại mặt mũi một cách căn bản. Đầu cắt trọc. Trên cái mặt choắt lai, trông đầu Sáng to ra một cách kỳ dị. Mũi tự nhiên to ta. Mồm như vẩu. Toàn răng là răng. Xanh bóng. Gió thổi cũng bay. Lướt đi. Trong bộ quần áo xám đóng số đỏ rộng thùng thình. Nhưng không có gì dập tắt được khát vọng tự do của Sáng. Hai tháng sau Sáng lại trốn trại. Lần này Sáng cáo ốm. Tù ốm, khi bị dồn vào một buồng, khi được ở lại buồng mình (tất nhiên là đều khoá). Trong một lần ở lại buồng toán mộc - toán Sáng, Sáng đã thủ sẵn một lưỡi cưa. Sáng cưa chấn song cửa sổ (chấn song gỗ to bằng cổ tay). Cưa đứt xong Sáng gắn lại bằng vôi. Khi chuyển buồng Sáng nhận chỗ nằm ngay cạnh cửa sổ là vì mục đích ấy. Sáng chờ. Sáng chờ một đêm mưa bão. Vẫn để nguyên màn mắc chui ra. Vượt qua giao thông hào. Trèo qua hàng rào cao. Vào rừng. Mãi đến sáng, trại mới biết Sáng trốn. Báo động toàn trại. áo vàng. áo xanh. Và chó. Vào rừng sâu. Trèo lên những đỉnh rừng cao nhất. Xuống thung lũng. Phục kích đón lõng. Cả ngày. Cả đêm. Các ông dắt chó qua chỗ hãn làm tỉnh táo, khoẻ khoắn và khô ráo. Khi trở về ướt đẫm người, ướt đẫm chó, mệt mỏi bơ phờ tức giận.

Sáng bị bắt lại sau năm hôm chui lủi trong rừng.

Lần trốn trại thứ tư phải đến nửa năm sau. Sáng trốn theo lối nhà mét. Nhưng lần ấy Sáng bị lộ. Các ông để Sáng trèo qua mái buồng giam, trèo qua hàng rào cao vây quanh trại mới thả chó ra. Sáng vừa tiếp đất thì lũ chó chồm lên. Các ông để chó làm việc với Sáng. Năm con chó cắn xé một anh tù kiệt sừc như một cái giẻ vật vã dưới đất. Không còn mảnh quần áo nào lành. Ngực, mông, đùi Sáng đầy những vết răng chó. Sáng tắm máu. Lại xà lim. Mức xà lim tăng dần lên. Lần thứ ba một tháng. Lần này hai tháng. Phải đè bẹp ý chí của Sáng. Phải để cho những ai có ý định trốn trại nhìn vào Sáng. Hết hạn phạt ra khỏi xà lim,

Sáng không thể gầy hơn được nửa. Đã định hình rồi, Sáng chỉ khác trước có đôi mắt. Đôi màt lờ đờ. Sáng như không nhìn thấy gì. Không nhìn thấy ai. Như người đang sống ở đâu đâu. Đôi mắt Sáng chỉ nhìn thấy chập chờn định mệnh.

Hắn kính trọng khát vọng tự do của Sáng, con người hành động của Sáng, nhưng hắn cũng nghĩ như Lượng, như ông Lâm, chánh giám thị trại Q.N: Không thể trốn đi đâu được trong xã hội quản lý tuyệt vời hoàn chỉnh này: Sổ gạo, phiếu thực phẩm, sổ hộ khẩu, phiếu chất đốt. Đúng là chỉ có một con đường: Chịu đựng. Chịu đựng cho đến bao giờ là tuỳ ở ý thích của các ông ấy. Bởi thế lại càng phải giữ mình, giữ mồm. giữ miệng, cẩn thận từng li từng tý. Không tin một ai. Giữ kín lòng mình. Không cởi mở với một ai. Không phàn nàn kêu ca điều gì. Dù như vậy là quá sức mình. Nhưng đó là cách duy nhất để còn có ngày về. Hắn đã làm được như vậy. Cả trại đã làm được như vậy, trừ một số ít anh em cánh trẻ.

Ngồi trên cái xe đạp Hiển đèo đi lấy giấy tờ để thoát khỏi trại, hắn cứ nhìn về phía trại, cứ nhìn theo đoàn cán bộ cùng với chó dong Sáng về trại, về cái vòng tròn hàng rào những cột cọc gỗ nứa vây ba phần tư quả đồi nằm lọt trong lòng chảo, bốn chung quanh núi cao rừng rậm. Dù đã khuất sau ngoẹo núi, hắn như vẫn nhìn thấy đoàn người dẫn Sáng đi ngược lại ấy. Hai vec-tơ ngược chiều. Hắn đến với ánh sáng. Còn Sáng đi vào bóng tối. Buổi sáng này là tuyệt vời với hắn. Buổi sáng này là tuyệt vọng với Sáng, là đổ sụp với Sáng. Đời. Bày ra lắm trò chơi đến thế. Lại một lần nữa hắn cảm thấy tất cả chặng đường ghê rợn hắn vừa bỏ lại sau lưng. Và hắn muốn mau mau thoát khỏi nơi này, mau mau về với tự do, về với bố mẹ, vợ con, bè bạn.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61