Chương 42
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Không ai hiểu được như hắn về nỗi mệt mỏi, ê ẩm của sự không được làm việc. Đó chính là tra tấn. Cứ lờ vờ, chờ đợi. Nhen lên trong mình hi vọng. Rồi lại tự mình gạt đi. Xác nhận hiện tại đáng buồn. Rồi sống bằng thì tương lai. Temps futur. Je vivrai. Tu vivras. Il vivra. Như hắn đã học ngày xưa. Cái temps présent của hắn bao giờ cũng u ám. Điều sung sướng trong thì hiện tại của hắn là được nghĩ đến thì tương lai. Không ai cấm được hắn mơ mộng. Cũng như không ai cấm được hắn nhớ lại những thầy giáo Thứ , những nhân vật của Nguyên Hồng, thất nghiệp, đi rạc cả cẳng xin việc mà không để mất đi trong lòng mình tia hi vọng cuối cùng.
Dần, anh lái xe kẹp chết người được giảm án ba tháng nên đã được về, cho hắn cái mỏ hàn điện có buộc vào đầu một mảnh đồng làm dụng cụ dán túi ni-lông. Bí quyết dán túi ni-lông là: Đặt tờ giấy bóng kính đè lên túi nhựa, ở giữa đệm một miếng vải mỏng. Miết miếng đồng nóng lên trên giấy bóng là được. Nhiệt phải vừa đủ. Thiếu nhiệt túi sẽ bị bong. Nóng quá túi cháy quăn lại.
Có cái mỏ hàn của Dần hắn tập dán. Đưa thẳng một nhát, với tốc độ vừa phải. Nhanh quá cũng không dính.
Nhưng mỏ hàn truyền nhiệt sang miếng đồng đỏ rất kém. Vì nó không được hàn liền mà chỉ buộc bằng mấy vòng dây đồng xuyên qua những cái lỗ phía trên. Dần hứa sẽ xoay cho hắn một mỏ hàn dán túi ni-lông thật sự. Và Dần đã giữ lời hứa.
Hắn đã đến nhà Dần. Dần cũng chưa biết làm gì. Định đi bốc vác, nhưng ngại chứng sút lưng sau kỳ nhổ sắn năm nọ ở trại Q. N. Thỉnh thoảng giờ giời nó vẫn hơi nhoi nhói. Có lẽ đi đạp xích-lô. Hai người ngồi hút thuốc lào. Vợ Dần đi làm chưa về. Chỉ có hai đứa con quanh quẩn trong nhà. Mà nhà Dần cũng còn tuềnh toàng lắm. Chưa đâu vào đâu. Cả dãy người ta đều làm lại rồi, chỉ còn nhà Dần và hai hộ nữa.
Hai người ngồi xa-lông, bộ xa-lông Đức sang trọng hồi đó. Dần bảo:
- Vừa đóng xong bộ này thì đi Hintơn đấy. Ngồi xa-lông nhìn vào gầm giường, lủng củng những chậu men, chậu nhôm, phần thưởng của nhà máy sắt tráng men, nơi vợ Dần “công tác”. Hắn nhìn tấm ảnh đôi trên tường: Dần và vợ Dần còn rất trẻ... ánh đèn của ông thợ chụp ảnh làm mái tóc hai người có những chỗ trắng ra, đôi môi của vợ Dần mọng lên hạnh phúc. Dần trong ảnh là một thanh niên bụ bẫm, có đôi mắt sáng, tin tưởng ở bản thân, ở cuộc sống.
Dần cười:
- ảnh chụp sau khi cưới đấy. Mười năm rồi.
Hắn cầm lấy cái điếu, hút thuốc. Dần hỏi:
- A Tuấn không mang được cái điếu nào về à? Hắn lắc đầu.
Dần vẫn gọi hắn bằng “A”. Là kiểu gọi trong tù. Gọi theo cách gọi của những người tù dân tộc. A có nghĩa là anh. A Tuấn. A Phủ. A Thềnh. Thềnh Pác... Hắn chỉ có cái lược. Cái lược hắn giắt trong bụng và đưa cho vợ hắn, khi còn ở trại Q. N, trong lần được gặp mặt hai bốn tiếng. Khi hắn về vẫn thấy còn, nhưng rồi không hiểu dứa nào lấy trộm mất. Chắc là lũ trẻ dưới nhà.
Hắn không sưu tầm lược, sưu tầm điếu như Dần. Dần say mê với những báu vật ấy. Cái điếu của Dần là cái điếu được làm ra với một tâm hồn. Một quyết tâm đạt tới sự hoàn thiện. Thân điếu là một gióng dùng già đã được chuốt bóng tới mức không chê vào đâu được. Không một vết xước. Không một vết lồi lõm. Tuy vẫn có cả hai đầu mặt phía trên, phía dưới, nhưng ở đó là hai vòng nhôm đai lại sáng bóng. Lại không phải vòng trơn. Nó có hoa văn. Một dây hoa như hoa cúc nổi ở hai cái đai, kiểu “mình khô hoa ướt”. Và tấm lá đề úp vào chỗ cắm nõ điếu không phải bằng nhôm đâu nhé. I -nốc chính hiệu dấy. Ngay hình cái lá đề cũng đã điệu. Không phải hình bầu dục, hình thoi thông thường. Đoạn giữa có những nếp uốn lượn vì đó là những khúc uốn lượn của hai con rồng, hai con rồng cách điệu, đuôi rồng quẫy lên phía trên, xoè ra hai bên, và ở phía dưới cái nõ một quãng cân đối, vừa phải, đầu rồng chụm lại, với những mắt rồng đổ nhựa long lanh, những vây rồng, những vuốt rồng, những mây, những râu, những răng... dữ dội trên một nền i-nốc sáng loáng. Cái nõ nữa. Bằng nhôm thôi. Nhưng không tròn như bình thường. Nó được đúc mặt gồ mâm xôi và có hình ngũ giác.
Vừa trông thấy cái điếu ấy trong tay Ba Đen, Dần đã mê tít. Dần mân mê ngăm nghía. Giá bốn “biêu” hơi căng. Chưa có cái điếu nào quá ba “biêu”. Nhưng đến khi thử cái nõ, Dần không suy nghĩ gì nữa. Cái nõ này có thể thay đổi âm điệu. Khi là “chuột rúc bồ thóc”. Khi là “sơn ca ngang trời”.
Bốn biên. Dần nổi tiếng vì cái điếu. Vì dám bỏ ra bốn biêu cho Minh Ba Đen lấy cái điếu. (Chác ngay hôm gần tết khi hắn sang toán lâm sản, gọi già Đô về ăn xôi lạc với Giang.)
Dạo ấy vợ Dần mới lên tắc cho Dần một tút Tam Thanh. Dần đang rằm. Và những chủ nhật. những ngày nghỉ, để quên đi nỗi nhớ vợ, nhớ con, Dần đem điếu ra súc, đánh rửa lau bóng từ ống điếu bằng dùng, tới các bộ phận bằng kim loại. Dần lấy ngón tay cái bịt nõ điếu và móp má hít: không lọt tí hơi nào. Lỗ khoét ở đốt dùng rất khéo, cắm nõ rất khít. Tuy vậy Dần vẫn xòe các ngón tay ra, lấy lòng bàn tay ấn ấn, day day vào nõ cho nó khít thêm. Dần lại xùn nước ra. Rồi Dần đặt chếch vào một bên mép, hít những hơi ngắn. Pơ róp. Pơ róp. Róp. Róp. Dần xùn nước. Nước trào xuống lá đề uốn cong, ốp vào thân điếu. Dần lại lấy giẻ lau. Rồi Dần cầm cái lông gà ấn vào nõ. Dần xoay xoay cái lông gà, xoắn nó kéo nó ra, ấn nó vào...
Và Dần xách cái điếu sáng bóng, tiêu chuẩn hoá ấy đi các toán, la cà, trò chuyện. Dần hút bằng điếu của Dần. Ai muốn hút Dần cũng cho. Cú kéo cuối ctìng ở cái điếu ấy nghe thật sướng. Đúng là “hoạ mi ngang trời”. Giòn tan. Trong lanh lảnh. Trại cũng có từng phong trào, như ta bây giờ gọi là cơn sốt. Cơn sốt điếu. Ai cũng phải có một cái. Những cuộc triển lã m tự phát về điếu. Những hội chợ điếu. Đủ các loại. Rồi đến cơn sốt lược. Lược cong. Lược hình chữ nhật. Lược i-nốc. Lược đuya -ra. Lược nhôm có đổ nhựa v. v...
Phải nói đó là những sản phẩm tuyệt diệu, kết quả của một quá trình phân công lao động, từ khâu khai thác vật tư, tới khâu thiết kế gia công. Cuối cùng là khâu lưu thông phân phối. Nghĩa là chác.
Chạy vật tư là các toán tự giác, chủ yếu là các toán chăn nuôi, lâm sản. Nhôm các loại: vụn, thỏi, lá đều được. Đuya ra dày, mỏng đều được. Nguyên vật liệu được bí mật đưa vào cho toán quản chế. Có nhiều phương thức trao đổi nguyên vật liệu: Đặt hàng gia công. Mua đứt, bán đoạn. Bán nguyên liệu, mua thành phẩm. Trong khu hàng rào vây kín, ba toán quản chế với xưởng may, xưởng mộc, xưởng rèn kia có đến ba ông áo vàng, ba ông áo xanh đi lại quan sát. Nhưng mọi việc vẫn cứ diễn ra. Nấu lại, đổ lại nhôm. Cán lại nhôm. Xẻ đuya-ra cho mỏng. Cưa cắt hình theo thiết kế. Cắt răng lược. Khoan nõ điếu. Đánh bóng. Dũi hoa. Đổ nhựa trang trí.
Có khi làm giấu các ông công an. Có khi làm ngay trước đôi mắt tò mò thích thú thèm thuồng của các ông ấy. Nếu các ông ấy cho phép làm là phải trả giá đấy. Hoặc “làm hộ cái lược, được không?”. Hoặc “làm lại cho cái lá đề nhé”. (Khi các ông ấy nhờ thì có tiếng được không, tiếng nhé ở cuối câu. Tiếng ấy làm mình thấy trở lại là người trong chốc lát). Có ông không có đuya-ra những vẫn phải có lược cho ông áy. Thế là mất cả chì lẫn chài. Có ông đưa một nguyên liệu lấy một sản phẩm (chỉ mất chài thôi, không mất chì). Tốt lắm thì đưa hai nguyên liệu lấy một sản phẩm (coi như được trả công đàng hoàng). Lắm khi cả toán còn được nhờ vào một sản phẩm. Tỷ như nhận một cái lược vừa ý và cảm thấy hài lòng, cán bộ cho toán tắm lâu hơn một tý. ở đây các ông công an cũng phải theo chế độ đổi chác nguyên thuỷ. Và hoá ra các ông ấy cũng giống bọn hắn. Cũng lây nhiễm bọn hắn. Cũng cảm thấy mình đang ở một nơi chốn mịt mù. Cũng nhớ gia đình. Cũng muốn có một món quà gửi về cho người phương xa. Tuy nhiên bọn hắn đã tổng kết: Cán bộ áo xanh bao giờ cũng thông cảm với bọn hắn hơn cán bộ áo vàng, tuy không nói ra miệng. Nhưng đâu cứ phải nói thành lời. Chỉ nhìn kiểu ngồi ôm súng dài dưới gốc cây của ông áo xanh suốt thời gian bọn hắn lao động, cách phẩy tay của các ông. ấy khi bọn hắn khúm núm lễ phép đến báo cáo đi ỉa và cặp mắt vời vợi của cán bộ áo xanh là bọn hắn hiểu các ông ấy chẳng thú vị gì sống ở cái lòng chảo này. Có ông còn nói hẳn với phạm nhân:.
- Tôi có khác các anh là mấy đâu.
Bởi thế nên các ông áo xanh rất thích làm lược, không nhờ làm điếu, làm lồng chim như các ông áo vàng. Làm lược gửi về cho người mình thương nhớ là vấn đề tình cảm. Làm lồng chim, làm điếu đã thuộc phạm trù hưởng thụ rồi.
Trong khu tù quản chế lao động có đủ dụng cụ. Cưa. Giũa. Lò. Bễ. Khuôn đúc. Khoan. Và những cái dũi chuyên dùng. Đó là dụng cụ để khắc vào nhôm, vào đuya-ra, to hơn que diêm, dài hai mươi phân, một đầu bẹt và sắc, làm bằng thép cứng. Cầm cái dũi ấy nghệ nhân tỳ ấn xuống, chuyển trọng tâm sang trái, rồi sang bên phải dũi. Mặt miếng kim loại đã được đánh bóng bị bóc lên thành những đường gờn gợn và những hình vẽ nổi lên. Nếu là đuya-ra thì phải lấy hết sức dồn xuơng dũi. Đuya-ra cứng như thép. Nhưng dù nhôm, đuya-ra hay i-nốc, cái dũi thể hiện được tất cả. Từ một mặt hồ với con thiên nga đang bơi. Một cây trúc quân tử. Hay một cánh cò cô đơn lặng lẽ bay về phía mặt trời lặn.
Nội quy trại tạm giam hay trại cải tạo nào cũng có câu: “Cấm mua bán đổi chác!” nhưng không ở đâu thực hiện được điều đó. Vì nó trái tự nhiên. Dù ở trại tù, nhưng trái tự nhiên cũng vân không thực hiện được. Trong cơn sốt lược, cơn sốt điếu, trại như một xã hội đặc biệt có phân công. Anh em quản chế, cánh đói nhất, nay là lực lượng sản xuất quyết định, cũng cải thiện được vị trí về cả chính trị lẫn kinh tế. Được coi trọng, được săn đón, được no. Có sữa. Có thuốc. Có chè. Có cả rau.
Giang vào loại nghệ nhân điêu luyện. Giang làm cho hắn cái lược, do một anh tù án hai năm, vẽ mẫu. Anh này cũng ở toán quản chế, chuyên vẽ các loại điếu, lược, lồng chim, hộp thuốc lá, là người vẽ mẫu đẹp nhất trong những người vẽ mẫu của các “tờ-rớt” công nghệ.
Hắn quý anh ta vì anh ta vẽ cho hắn một cái mẫu tuyệt vời. Nắm lược là một con sư tử phực trước một quyển sách để mở, một cây nến đang cháy, sáp chảy thành một đường viền gồ ghề cuối chỗ tay cầm. Lược thẳng, tạo dáng khoẻ. Phải hiểu hắn lắm mới vẽ được mẫu ấy.
Giang đã chác được một miếng đuya-ra to bằng hai cái quạt. Của Cương bên toán lâm sản, người sĩ quan Đà Lạt có hai má hóp giống sọ đầu lâu trên bảng “Nguy hiểm chết người”. Cương đã bồng về buồng lâm sản. Cuộc mặc cả diễn ra đơn giản. Cương bảo Giang: “Tuỳ mày, giả anh bao nhiêu thì giả. Ai chứ mày, anh không nghĩ ngợi gì”. Cương vốn là người thoải mái, phóng khoáng, lại có cảm tình với hội của hắn và Giang. Giang chỉ hỏi: “Anh thích gì? Ken hay chè?”. “Ken. Thích ken. Thèm lắm rồi!”. Giang đưa Cương ba bao Tam Thanh, một bao Nhị Thanh. Trả như vậy là phẫi chăng. Không rẻ, không đắt. Dạo ấy Giang nhiều thuốc. Thuốc chác được, không nghiện, nhưng cũng phì phèo. Có ken là có tất cả. Nếu chè là dollar thì ken là sterling hay mark. Giang đã đưa được mảnh đuya-ra từ buồng lâm sản về buồng toán mộc. Giang bảo hắn: “Em đánh gập nó để quấn được vào người. Mảnh đuya-ra dày lắm. Hình như là một miếng cánh máy bay. Mai em bồng ra chỗ làm. Lúc uốn nhiều thằng biết quá. Em chỉ sợ có thằng bẩm, bị thu mất thì “điếng”.
Bồng vào. Bồng ra. Thật đến khổ. Rồi cưa. Mảnh đuya-ra quá dày. Phải bóc vát đi. Chỗ bóc ấy cũng làm được một cái lược nữa. Tóm lại toàn những việc cần đến sự kiên nhẫn của những người tù khổ sai. Thật may, chính họ là những người như thế. “Mảnh máy bay ấy quá rắn. Gia công cực khó”. “Em cắt xong rồi. Giũa cứ lỳ ra. Trời, chỗ mấy giọt sáp làm mới chết người chứ. Mai em đánh bóng, rồi cưa răng”. “Em đánh bóng rồi. Hết hai tờ giấy nháp. Tưởng đánh bóng nhanh, hoá ra lâu quá. Chưa cưa được. Cưa xong còn phải đánh lại. Bóng lắm. Soi gương được. Đẹp lắm. Đuya-ra sáng chói mắt”. “Em cưa rồi. Đuya-ra vừa rắn vừa giòn. Phải cẩn thận từng tý một. Gãy một răng là thôi đấy. Thay mấy lưỡi cưa. Em chác một nửa miếng to cho thằng. Lập ba-tai rồi. Con ấy thích lắm. Coi như chỉ mất một biêu mà được nửa mảnh”. “Em chưa thấy cái lược nào như thế. Đánh bóng lại rồi. Công nhận hắn Ninh hắn ấy vẽ cho anh cái mẫu mô-đen thật đấy. Em đã định mô-đi-phê khắc một dây hoa chìm dọc sống lược, nhưng lại thôi. Để trơn đẹp hơn”.
Suốt một tuần, cứ chiều chiều đi làm về trại hai anh em gạp nhau trước lúc khoá buồng, Giang lại thông báo cho hắn diễn biến của quá trình làm lược, mà chẳng thấy lược đâu.
Cho đến một hôm Giang bảo:
- Còn đổ nhựa nữa là xong. Em phải kiếm bằng được cái nhựa màu đỏ tươi này đổ vào mắt con sư tử. Anh xem màu nào đẹp?.
Giang chìa ra một mẩu cán bàn chải đánh răng và một cái cúc áo nhựa bé xíu chắc là ở một cái áo hoa trẻ con nào, như áo con Thương, con Nguyệt nhà hắn. Cũng màu đỏ tuy sắc độ có chênh nhau một tý. Hôm Giang hẹn sẽ mang lược về, gặp Giang sau buổi làm chiều, mỗi người một hàng trước cổng trại, trước mặt ông Quân, hắn nhìn Giang dò hỏi, nhưng Giang như không nom thấy hắn. Hay có trục trặc gì. Cho đến khi vào trại, lấy nước xong, Giang mới sang, bám sàn nhảy lên chỗ hắn:
- Pít-xơ-mô!
Đó là lời chào của Giang trong những lúc phấn khởi. Kể cả chào gặp gỡ, chào từ biệt. Nó còn là lời dặn bí mật nữa. Thực ra pixmô theo tiếng Nga có nghĩa là bức thư, nhưng Giang dùng với nghĩa như vậy Giang nằm sấp xuống cạnh hắn, quay đầu ra cửa sổ. Chỗ ấy nhìn ra bờ rào cao, không ai đi lại. Chỉ sáng sáng có con chim báo bình minh kêu lên như tiếng lợn bị chọc tiết vút qua phía ngoài hàng rào thôi. Giang rút từ bụng ra cái lược. Hắn hoa mắt trước miếng kim loại đã được gia công sáng loá ấy. Và vồ lấy. Dày. Nặng. Như một thứ hàng mỹ nghệ đẹp nhất. Không ai có thể chê nó một điều gì. Đạt tới trình độ tuyệt mỹ. Còn hơn cả hàng mỹ nghệ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật. Cái bản vẽ trên giấy không thể so sánh được với tác phẩm của Giang. Nó sống. Nó có hồn. Có chiều sâu. Có ánh lửa của ngọn nến. Có bóng tối mà con mắt đỏ độc nhất của con sư tử dữ dội và buồn rầu nhìn vào đăm đăm bất động. Phần sống lược dày trên mức bình thường, không uốn cong mà thẳng như một đường kẻ. Bóng. Bóng lừ. Bóng đến mức không tin được. Càng về phía đầu răng càng mỏng đi. Những chiếc răng đều tăm tắp. Hắn gại thử răng lược. Kêu như chuông ngân nga. Già Đô cũng phải trầm trồ, xuýt xoa. Giang bảo:
- Phải làm giấu. Sợ mấy ông quản giáo thấy, xin. Không cho, họ tịch thu. Làm gì được họ. Anh chải thử xem răng có nhọn quá không. Có đau không? Không hở? Làm lược khó nhất là cái ấy. ăn da đầu, nhưng lại không đau.
Báu vật ấy hắn không dùng. Hắn cho vào đáy hòm. Sợ quản giáo biết, các ông ấy tịch thu. Sợ mất cắp. Sợ không gửi ra được cho Ngọc. Cái lược, cái điếu, quả là đẹp, dường như là tất cả cuộc sống của những người tù, được làm ra bằng lòng kiên nhẫn, ý chí, tình cảm và đôi tay của những nghệ nhân ra đến ngoài đời có thể trở thành lạc lõng, hoạc ít ra nó không hiểu được đúng mức. ít người hiểu được những gì người tù gửi gắm vào trong đó. Như cái điếu của Dần. Như cái lược của hắn.
Khi về nhà, nhìn thấy cái lược ấy, hắn như gặp lại người bạn cũ. Ngọc, con Thương vẫn dùng. Chải xong để trên nóc tủ, cái tủ nửa tủ nửa quan tài. Thế mà bỗng nhiên không cánh mà bay. Có thể những lần mẹ con xuống nhà gội đầu, nhà dưới họ biết. Hắn nghĩ đến lũ con gái ông Bượng. Chuyên ăn cắp guốc, dép..
Mất cái lược, hắn tiếc ngẩn ngơ. Cho đến hôm Giang về, Giang hỏi hắn:
- Cái lược còn không anh?
Giang cũng buồn khi biết cái lược Giang làm để hắn gửi về cho Ngọc đã mất.
Giang về, đến thăm hắn không chỉ một mình. Giang đi với bà Phê Đô Thớt. Hắn đang lúi húi dán túi, thì Giang hiện ra ở cửa, kêu to:
- Pít-xơ-mô!
Hắn vứt mỏ hàn, chạy ra. Hai anh em ôm chầm lấy nhau. Một cô gái trẻ đứng nép ngoài cửa, lí nhí “Em chào anh”. Giang bảo: “Bà Phê Đô Thớt đấy”. Rồi Giang cười sung sướng, dụi dụi đầu vào vai hắn.
Không. Lúc này hắn không quan tâm đến bà Phê Đô Thớt. Hắn không quan tâm đến một ai. Hắn chỉ biết một người bạn thân thiết quý mến của hắn vừa thoát khỏi tù ngục. Vừa trở về với cuộc sống con người. Một người bạn nhỏ, nhưng đau khổ lớn lao, sánh ngang với những người đau khổ nhất trên cuộc đời này. Một người bạn sinh ra để đau khổ. Để đi tù. Đi tù từ bé. Một người sa ngã đáng thương xót, khiến mỗi người phải tự hỏi mình đã làm gì cho những người như vậy vợi bớt khổ đau. Mình có trách nhiệm gì với sự đau khổ ấy. Một người bạn mà nhân cách sống trong tù thật đáng kính trọng. Đã cùng nhau chia sẻ đến giọt tận khổ cuối cùng. Và đã cùng nhau thoát nạn.
- Về bao giờ?
- Em về hôm qua. Cứ tưởng anh chưa được về.
- Anh về mấy tháng rồi!
- Bọn bọp ở Q. N, cả số chẵn, số lẻ đã ai được về đâu. Em tưởng đến đây gặp chị. Hoá ra gặp anh.
Giang cười sung sướng.
Đến lúc ấy hắn mới để ý đến bà Phê Đô Thớt. Hắn không ngờ bà Phê Đô Thớt đẹp thế. Như trong mơ. Cao vừa phải. Nở nang. Da trắng mịn. Trong tù Giang đã đưa cho hắn xem ảnh cô gái này. Cái hình cắt ra từ tấm ảnh chụp chung nào đó. Bé xíu. Chỉ thấy một khuôn mặt đầy đặn đang cười giữa một làn tóc xoã.
Len - tên thật của cô gái - chuyện với hắn như với một người trong nhà. (Hẳn là Giang đã nói về hắn với Len). Hắn hơi ái ngại cho Len. Vì khuôn mặt cô phúc hậu, đầy đặn và xinh đẹp. Đó là khuôn mặt của những người xứng đáng được hưởng hạnh phúc, yên ổn. Mà Giang thì sóng gió. Giang hồ. Dữ dội. Và cho đến bây giờ vẫn hoàn toàn là con số âm. Rồi hắn lại mong Len, chính Len, chính nhờ có len mà số phận Giang sẽ được đổi khác. Trong tù hắn đã nghe bao chuyện Giang kể. Giang không giấu hắn những chuyện chơi bời. Giang sống rất bụi. Có biết điều gì Giang chưa trải qua. ăn cắp. ăn trộm. Đánh nhau. Cở bạc. Trai gái. Có lần Giang ghé sát tai hắn, thì thầm, mặt đỏ lên vì xấu hổ:
Thằng Thông cháy ấy mà. Anh có biết không, mẹ nó bán chè chai. Em đã ngủ với mẹ nó. Hôm em, đến nhà, nó đi vắng. Thế là mẹ nó cứ kéo em lên giưởng.
Thông cháy cùng một bang với Giang. Đánh cờ rất giỏi. Khi sắp hết án sinh ốm. ốm thật vì lo. Cơm tù quý thế mà nó không ăn được. Mồm miệng đắng ngắt. Mất cả ngủ nữa. Càng gần đến ngày mãn án càng lo. Rộc đi. Quị hẳn. Đi khám, ông Chắn cho nó nghỉ thật, không phải “ấm vồ “(ốm vờ). Nó sợ không được về. Nó thấy nhiều bạn nó bị bắt, tập trung cải tạo lên đây. Nó sợ bị gí thêm cái bọp nữa thì tàn đời. Cái thằng này rất buồn cười. Một hôm quản giáo vào buồng gọi:
- Lê Đình Thông. Ra gặp mặt.
Quá phấn khởi, sung sướng, Thông cháy đang nằm, bật dậy kêu lên:
- Bố chờ con mãi!
Quản giáo giận tím mặt, quát:
- Anh bố con với ai thế? Anh kia?
Cả buồng cười rộ. Thông sợ hãi:
- Dạ, thưa ông, không, tôi quen miệng ạ. Xin ông tha lỗi cho ạ. Tôi đội ơn ông lắm ạ.
- Mẹ anh lên tiếp tế cho anh. Tôi vào báo cho anh, anh bố con với ai?
Ông giận dữ đi ra. Và tất nhiên Thông bị cắt gặp mặt, cắt tiếp tế. Nhưng Thông không chịu thua.
Ngay lập tức Thông phác một kế hoạch: Nhắn bà mẹ chè chai gửi đồ tiếp tế cho những người nhà bạn tù nhận hộ mỗi người một ít. Kết quả Thông cháy có đủ quả tắc tuy không được gặp mặt. Bạn bè của Giang là như vậy. Phương ngôn Pháp có câu “Hãy cho tôi biết bạn của anh, tôi sẽ nói anh là người thế nào”. Bởi thế hắn lo cho Len và lo cho Giang.
Không ai hiểu được như hắn về nỗi mệt mỏi, ê ẩm của sự không được làm việc. Đó chính là tra tấn. Cứ lờ vờ, chờ đợi. Nhen lên trong mình hi vọng. Rồi lại tự mình gạt đi. Xác nhận hiện tại đáng buồn. Rồi sống bằng thì tương lai. Temps futur. Je vivrai. Tu vivras. Il vivra. Như hắn đã học ngày xưa. Cái temps présent của hắn bao giờ cũng u ám. Điều sung sướng trong thì hiện tại của hắn là được nghĩ đến thì tương lai. Không ai cấm được hắn mơ mộng. Cũng như không ai cấm được hắn nhớ lại những thầy giáo Thứ , những nhân vật của Nguyên Hồng, thất nghiệp, đi rạc cả cẳng xin việc mà không để mất đi trong lòng mình tia hi vọng cuối cùng.
Dần, anh lái xe kẹp chết người được giảm án ba tháng nên đã được về, cho hắn cái mỏ hàn điện có buộc vào đầu một mảnh đồng làm dụng cụ dán túi ni-lông. Bí quyết dán túi ni-lông là: Đặt tờ giấy bóng kính đè lên túi nhựa, ở giữa đệm một miếng vải mỏng. Miết miếng đồng nóng lên trên giấy bóng là được. Nhiệt phải vừa đủ. Thiếu nhiệt túi sẽ bị bong. Nóng quá túi cháy quăn lại.
Có cái mỏ hàn của Dần hắn tập dán. Đưa thẳng một nhát, với tốc độ vừa phải. Nhanh quá cũng không dính.
Nhưng mỏ hàn truyền nhiệt sang miếng đồng đỏ rất kém. Vì nó không được hàn liền mà chỉ buộc bằng mấy vòng dây đồng xuyên qua những cái lỗ phía trên. Dần hứa sẽ xoay cho hắn một mỏ hàn dán túi ni-lông thật sự. Và Dần đã giữ lời hứa.
Hắn đã đến nhà Dần. Dần cũng chưa biết làm gì. Định đi bốc vác, nhưng ngại chứng sút lưng sau kỳ nhổ sắn năm nọ ở trại Q. N. Thỉnh thoảng giờ giời nó vẫn hơi nhoi nhói. Có lẽ đi đạp xích-lô. Hai người ngồi hút thuốc lào. Vợ Dần đi làm chưa về. Chỉ có hai đứa con quanh quẩn trong nhà. Mà nhà Dần cũng còn tuềnh toàng lắm. Chưa đâu vào đâu. Cả dãy người ta đều làm lại rồi, chỉ còn nhà Dần và hai hộ nữa.
Hai người ngồi xa-lông, bộ xa-lông Đức sang trọng hồi đó. Dần bảo:
- Vừa đóng xong bộ này thì đi Hintơn đấy. Ngồi xa-lông nhìn vào gầm giường, lủng củng những chậu men, chậu nhôm, phần thưởng của nhà máy sắt tráng men, nơi vợ Dần “công tác”. Hắn nhìn tấm ảnh đôi trên tường: Dần và vợ Dần còn rất trẻ... ánh đèn của ông thợ chụp ảnh làm mái tóc hai người có những chỗ trắng ra, đôi môi của vợ Dần mọng lên hạnh phúc. Dần trong ảnh là một thanh niên bụ bẫm, có đôi mắt sáng, tin tưởng ở bản thân, ở cuộc sống.
Dần cười:
- ảnh chụp sau khi cưới đấy. Mười năm rồi.
Hắn cầm lấy cái điếu, hút thuốc. Dần hỏi:
- A Tuấn không mang được cái điếu nào về à? Hắn lắc đầu.
Dần vẫn gọi hắn bằng “A”. Là kiểu gọi trong tù. Gọi theo cách gọi của những người tù dân tộc. A có nghĩa là anh. A Tuấn. A Phủ. A Thềnh. Thềnh Pác... Hắn chỉ có cái lược. Cái lược hắn giắt trong bụng và đưa cho vợ hắn, khi còn ở trại Q. N, trong lần được gặp mặt hai bốn tiếng. Khi hắn về vẫn thấy còn, nhưng rồi không hiểu dứa nào lấy trộm mất. Chắc là lũ trẻ dưới nhà.
Hắn không sưu tầm lược, sưu tầm điếu như Dần. Dần say mê với những báu vật ấy. Cái điếu của Dần là cái điếu được làm ra với một tâm hồn. Một quyết tâm đạt tới sự hoàn thiện. Thân điếu là một gióng dùng già đã được chuốt bóng tới mức không chê vào đâu được. Không một vết xước. Không một vết lồi lõm. Tuy vẫn có cả hai đầu mặt phía trên, phía dưới, nhưng ở đó là hai vòng nhôm đai lại sáng bóng. Lại không phải vòng trơn. Nó có hoa văn. Một dây hoa như hoa cúc nổi ở hai cái đai, kiểu “mình khô hoa ướt”. Và tấm lá đề úp vào chỗ cắm nõ điếu không phải bằng nhôm đâu nhé. I -nốc chính hiệu dấy. Ngay hình cái lá đề cũng đã điệu. Không phải hình bầu dục, hình thoi thông thường. Đoạn giữa có những nếp uốn lượn vì đó là những khúc uốn lượn của hai con rồng, hai con rồng cách điệu, đuôi rồng quẫy lên phía trên, xoè ra hai bên, và ở phía dưới cái nõ một quãng cân đối, vừa phải, đầu rồng chụm lại, với những mắt rồng đổ nhựa long lanh, những vây rồng, những vuốt rồng, những mây, những râu, những răng... dữ dội trên một nền i-nốc sáng loáng. Cái nõ nữa. Bằng nhôm thôi. Nhưng không tròn như bình thường. Nó được đúc mặt gồ mâm xôi và có hình ngũ giác.
Vừa trông thấy cái điếu ấy trong tay Ba Đen, Dần đã mê tít. Dần mân mê ngăm nghía. Giá bốn “biêu” hơi căng. Chưa có cái điếu nào quá ba “biêu”. Nhưng đến khi thử cái nõ, Dần không suy nghĩ gì nữa. Cái nõ này có thể thay đổi âm điệu. Khi là “chuột rúc bồ thóc”. Khi là “sơn ca ngang trời”.
Bốn biên. Dần nổi tiếng vì cái điếu. Vì dám bỏ ra bốn biêu cho Minh Ba Đen lấy cái điếu. (Chác ngay hôm gần tết khi hắn sang toán lâm sản, gọi già Đô về ăn xôi lạc với Giang.)
Dạo ấy vợ Dần mới lên tắc cho Dần một tút Tam Thanh. Dần đang rằm. Và những chủ nhật. những ngày nghỉ, để quên đi nỗi nhớ vợ, nhớ con, Dần đem điếu ra súc, đánh rửa lau bóng từ ống điếu bằng dùng, tới các bộ phận bằng kim loại. Dần lấy ngón tay cái bịt nõ điếu và móp má hít: không lọt tí hơi nào. Lỗ khoét ở đốt dùng rất khéo, cắm nõ rất khít. Tuy vậy Dần vẫn xòe các ngón tay ra, lấy lòng bàn tay ấn ấn, day day vào nõ cho nó khít thêm. Dần lại xùn nước ra. Rồi Dần đặt chếch vào một bên mép, hít những hơi ngắn. Pơ róp. Pơ róp. Róp. Róp. Dần xùn nước. Nước trào xuống lá đề uốn cong, ốp vào thân điếu. Dần lại lấy giẻ lau. Rồi Dần cầm cái lông gà ấn vào nõ. Dần xoay xoay cái lông gà, xoắn nó kéo nó ra, ấn nó vào...
Và Dần xách cái điếu sáng bóng, tiêu chuẩn hoá ấy đi các toán, la cà, trò chuyện. Dần hút bằng điếu của Dần. Ai muốn hút Dần cũng cho. Cú kéo cuối ctìng ở cái điếu ấy nghe thật sướng. Đúng là “hoạ mi ngang trời”. Giòn tan. Trong lanh lảnh. Trại cũng có từng phong trào, như ta bây giờ gọi là cơn sốt. Cơn sốt điếu. Ai cũng phải có một cái. Những cuộc triển lã m tự phát về điếu. Những hội chợ điếu. Đủ các loại. Rồi đến cơn sốt lược. Lược cong. Lược hình chữ nhật. Lược i-nốc. Lược đuya -ra. Lược nhôm có đổ nhựa v. v...
Phải nói đó là những sản phẩm tuyệt diệu, kết quả của một quá trình phân công lao động, từ khâu khai thác vật tư, tới khâu thiết kế gia công. Cuối cùng là khâu lưu thông phân phối. Nghĩa là chác.
Chạy vật tư là các toán tự giác, chủ yếu là các toán chăn nuôi, lâm sản. Nhôm các loại: vụn, thỏi, lá đều được. Đuya ra dày, mỏng đều được. Nguyên vật liệu được bí mật đưa vào cho toán quản chế. Có nhiều phương thức trao đổi nguyên vật liệu: Đặt hàng gia công. Mua đứt, bán đoạn. Bán nguyên liệu, mua thành phẩm. Trong khu hàng rào vây kín, ba toán quản chế với xưởng may, xưởng mộc, xưởng rèn kia có đến ba ông áo vàng, ba ông áo xanh đi lại quan sát. Nhưng mọi việc vẫn cứ diễn ra. Nấu lại, đổ lại nhôm. Cán lại nhôm. Xẻ đuya-ra cho mỏng. Cưa cắt hình theo thiết kế. Cắt răng lược. Khoan nõ điếu. Đánh bóng. Dũi hoa. Đổ nhựa trang trí.
Có khi làm giấu các ông công an. Có khi làm ngay trước đôi mắt tò mò thích thú thèm thuồng của các ông ấy. Nếu các ông ấy cho phép làm là phải trả giá đấy. Hoặc “làm hộ cái lược, được không?”. Hoặc “làm lại cho cái lá đề nhé”. (Khi các ông ấy nhờ thì có tiếng được không, tiếng nhé ở cuối câu. Tiếng ấy làm mình thấy trở lại là người trong chốc lát). Có ông không có đuya-ra những vẫn phải có lược cho ông áy. Thế là mất cả chì lẫn chài. Có ông đưa một nguyên liệu lấy một sản phẩm (chỉ mất chài thôi, không mất chì). Tốt lắm thì đưa hai nguyên liệu lấy một sản phẩm (coi như được trả công đàng hoàng). Lắm khi cả toán còn được nhờ vào một sản phẩm. Tỷ như nhận một cái lược vừa ý và cảm thấy hài lòng, cán bộ cho toán tắm lâu hơn một tý. ở đây các ông công an cũng phải theo chế độ đổi chác nguyên thuỷ. Và hoá ra các ông ấy cũng giống bọn hắn. Cũng lây nhiễm bọn hắn. Cũng cảm thấy mình đang ở một nơi chốn mịt mù. Cũng nhớ gia đình. Cũng muốn có một món quà gửi về cho người phương xa. Tuy nhiên bọn hắn đã tổng kết: Cán bộ áo xanh bao giờ cũng thông cảm với bọn hắn hơn cán bộ áo vàng, tuy không nói ra miệng. Nhưng đâu cứ phải nói thành lời. Chỉ nhìn kiểu ngồi ôm súng dài dưới gốc cây của ông áo xanh suốt thời gian bọn hắn lao động, cách phẩy tay của các ông. ấy khi bọn hắn khúm núm lễ phép đến báo cáo đi ỉa và cặp mắt vời vợi của cán bộ áo xanh là bọn hắn hiểu các ông ấy chẳng thú vị gì sống ở cái lòng chảo này. Có ông còn nói hẳn với phạm nhân:.
- Tôi có khác các anh là mấy đâu.
Bởi thế nên các ông áo xanh rất thích làm lược, không nhờ làm điếu, làm lồng chim như các ông áo vàng. Làm lược gửi về cho người mình thương nhớ là vấn đề tình cảm. Làm lồng chim, làm điếu đã thuộc phạm trù hưởng thụ rồi.
Trong khu tù quản chế lao động có đủ dụng cụ. Cưa. Giũa. Lò. Bễ. Khuôn đúc. Khoan. Và những cái dũi chuyên dùng. Đó là dụng cụ để khắc vào nhôm, vào đuya-ra, to hơn que diêm, dài hai mươi phân, một đầu bẹt và sắc, làm bằng thép cứng. Cầm cái dũi ấy nghệ nhân tỳ ấn xuống, chuyển trọng tâm sang trái, rồi sang bên phải dũi. Mặt miếng kim loại đã được đánh bóng bị bóc lên thành những đường gờn gợn và những hình vẽ nổi lên. Nếu là đuya-ra thì phải lấy hết sức dồn xuơng dũi. Đuya-ra cứng như thép. Nhưng dù nhôm, đuya-ra hay i-nốc, cái dũi thể hiện được tất cả. Từ một mặt hồ với con thiên nga đang bơi. Một cây trúc quân tử. Hay một cánh cò cô đơn lặng lẽ bay về phía mặt trời lặn.
Nội quy trại tạm giam hay trại cải tạo nào cũng có câu: “Cấm mua bán đổi chác!” nhưng không ở đâu thực hiện được điều đó. Vì nó trái tự nhiên. Dù ở trại tù, nhưng trái tự nhiên cũng vân không thực hiện được. Trong cơn sốt lược, cơn sốt điếu, trại như một xã hội đặc biệt có phân công. Anh em quản chế, cánh đói nhất, nay là lực lượng sản xuất quyết định, cũng cải thiện được vị trí về cả chính trị lẫn kinh tế. Được coi trọng, được săn đón, được no. Có sữa. Có thuốc. Có chè. Có cả rau.
Giang vào loại nghệ nhân điêu luyện. Giang làm cho hắn cái lược, do một anh tù án hai năm, vẽ mẫu. Anh này cũng ở toán quản chế, chuyên vẽ các loại điếu, lược, lồng chim, hộp thuốc lá, là người vẽ mẫu đẹp nhất trong những người vẽ mẫu của các “tờ-rớt” công nghệ.
Hắn quý anh ta vì anh ta vẽ cho hắn một cái mẫu tuyệt vời. Nắm lược là một con sư tử phực trước một quyển sách để mở, một cây nến đang cháy, sáp chảy thành một đường viền gồ ghề cuối chỗ tay cầm. Lược thẳng, tạo dáng khoẻ. Phải hiểu hắn lắm mới vẽ được mẫu ấy.
Giang đã chác được một miếng đuya-ra to bằng hai cái quạt. Của Cương bên toán lâm sản, người sĩ quan Đà Lạt có hai má hóp giống sọ đầu lâu trên bảng “Nguy hiểm chết người”. Cương đã bồng về buồng lâm sản. Cuộc mặc cả diễn ra đơn giản. Cương bảo Giang: “Tuỳ mày, giả anh bao nhiêu thì giả. Ai chứ mày, anh không nghĩ ngợi gì”. Cương vốn là người thoải mái, phóng khoáng, lại có cảm tình với hội của hắn và Giang. Giang chỉ hỏi: “Anh thích gì? Ken hay chè?”. “Ken. Thích ken. Thèm lắm rồi!”. Giang đưa Cương ba bao Tam Thanh, một bao Nhị Thanh. Trả như vậy là phẫi chăng. Không rẻ, không đắt. Dạo ấy Giang nhiều thuốc. Thuốc chác được, không nghiện, nhưng cũng phì phèo. Có ken là có tất cả. Nếu chè là dollar thì ken là sterling hay mark. Giang đã đưa được mảnh đuya-ra từ buồng lâm sản về buồng toán mộc. Giang bảo hắn: “Em đánh gập nó để quấn được vào người. Mảnh đuya-ra dày lắm. Hình như là một miếng cánh máy bay. Mai em bồng ra chỗ làm. Lúc uốn nhiều thằng biết quá. Em chỉ sợ có thằng bẩm, bị thu mất thì “điếng”.
Bồng vào. Bồng ra. Thật đến khổ. Rồi cưa. Mảnh đuya-ra quá dày. Phải bóc vát đi. Chỗ bóc ấy cũng làm được một cái lược nữa. Tóm lại toàn những việc cần đến sự kiên nhẫn của những người tù khổ sai. Thật may, chính họ là những người như thế. “Mảnh máy bay ấy quá rắn. Gia công cực khó”. “Em cắt xong rồi. Giũa cứ lỳ ra. Trời, chỗ mấy giọt sáp làm mới chết người chứ. Mai em đánh bóng, rồi cưa răng”. “Em đánh bóng rồi. Hết hai tờ giấy nháp. Tưởng đánh bóng nhanh, hoá ra lâu quá. Chưa cưa được. Cưa xong còn phải đánh lại. Bóng lắm. Soi gương được. Đẹp lắm. Đuya-ra sáng chói mắt”. “Em cưa rồi. Đuya-ra vừa rắn vừa giòn. Phải cẩn thận từng tý một. Gãy một răng là thôi đấy. Thay mấy lưỡi cưa. Em chác một nửa miếng to cho thằng. Lập ba-tai rồi. Con ấy thích lắm. Coi như chỉ mất một biêu mà được nửa mảnh”. “Em chưa thấy cái lược nào như thế. Đánh bóng lại rồi. Công nhận hắn Ninh hắn ấy vẽ cho anh cái mẫu mô-đen thật đấy. Em đã định mô-đi-phê khắc một dây hoa chìm dọc sống lược, nhưng lại thôi. Để trơn đẹp hơn”.
Suốt một tuần, cứ chiều chiều đi làm về trại hai anh em gạp nhau trước lúc khoá buồng, Giang lại thông báo cho hắn diễn biến của quá trình làm lược, mà chẳng thấy lược đâu.
Cho đến một hôm Giang bảo:
- Còn đổ nhựa nữa là xong. Em phải kiếm bằng được cái nhựa màu đỏ tươi này đổ vào mắt con sư tử. Anh xem màu nào đẹp?.
Giang chìa ra một mẩu cán bàn chải đánh răng và một cái cúc áo nhựa bé xíu chắc là ở một cái áo hoa trẻ con nào, như áo con Thương, con Nguyệt nhà hắn. Cũng màu đỏ tuy sắc độ có chênh nhau một tý. Hôm Giang hẹn sẽ mang lược về, gặp Giang sau buổi làm chiều, mỗi người một hàng trước cổng trại, trước mặt ông Quân, hắn nhìn Giang dò hỏi, nhưng Giang như không nom thấy hắn. Hay có trục trặc gì. Cho đến khi vào trại, lấy nước xong, Giang mới sang, bám sàn nhảy lên chỗ hắn:
- Pít-xơ-mô!
Đó là lời chào của Giang trong những lúc phấn khởi. Kể cả chào gặp gỡ, chào từ biệt. Nó còn là lời dặn bí mật nữa. Thực ra pixmô theo tiếng Nga có nghĩa là bức thư, nhưng Giang dùng với nghĩa như vậy Giang nằm sấp xuống cạnh hắn, quay đầu ra cửa sổ. Chỗ ấy nhìn ra bờ rào cao, không ai đi lại. Chỉ sáng sáng có con chim báo bình minh kêu lên như tiếng lợn bị chọc tiết vút qua phía ngoài hàng rào thôi. Giang rút từ bụng ra cái lược. Hắn hoa mắt trước miếng kim loại đã được gia công sáng loá ấy. Và vồ lấy. Dày. Nặng. Như một thứ hàng mỹ nghệ đẹp nhất. Không ai có thể chê nó một điều gì. Đạt tới trình độ tuyệt mỹ. Còn hơn cả hàng mỹ nghệ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật. Cái bản vẽ trên giấy không thể so sánh được với tác phẩm của Giang. Nó sống. Nó có hồn. Có chiều sâu. Có ánh lửa của ngọn nến. Có bóng tối mà con mắt đỏ độc nhất của con sư tử dữ dội và buồn rầu nhìn vào đăm đăm bất động. Phần sống lược dày trên mức bình thường, không uốn cong mà thẳng như một đường kẻ. Bóng. Bóng lừ. Bóng đến mức không tin được. Càng về phía đầu răng càng mỏng đi. Những chiếc răng đều tăm tắp. Hắn gại thử răng lược. Kêu như chuông ngân nga. Già Đô cũng phải trầm trồ, xuýt xoa. Giang bảo:
- Phải làm giấu. Sợ mấy ông quản giáo thấy, xin. Không cho, họ tịch thu. Làm gì được họ. Anh chải thử xem răng có nhọn quá không. Có đau không? Không hở? Làm lược khó nhất là cái ấy. ăn da đầu, nhưng lại không đau.
Báu vật ấy hắn không dùng. Hắn cho vào đáy hòm. Sợ quản giáo biết, các ông ấy tịch thu. Sợ mất cắp. Sợ không gửi ra được cho Ngọc. Cái lược, cái điếu, quả là đẹp, dường như là tất cả cuộc sống của những người tù, được làm ra bằng lòng kiên nhẫn, ý chí, tình cảm và đôi tay của những nghệ nhân ra đến ngoài đời có thể trở thành lạc lõng, hoạc ít ra nó không hiểu được đúng mức. ít người hiểu được những gì người tù gửi gắm vào trong đó. Như cái điếu của Dần. Như cái lược của hắn.
Khi về nhà, nhìn thấy cái lược ấy, hắn như gặp lại người bạn cũ. Ngọc, con Thương vẫn dùng. Chải xong để trên nóc tủ, cái tủ nửa tủ nửa quan tài. Thế mà bỗng nhiên không cánh mà bay. Có thể những lần mẹ con xuống nhà gội đầu, nhà dưới họ biết. Hắn nghĩ đến lũ con gái ông Bượng. Chuyên ăn cắp guốc, dép..
Mất cái lược, hắn tiếc ngẩn ngơ. Cho đến hôm Giang về, Giang hỏi hắn:
- Cái lược còn không anh?
Giang cũng buồn khi biết cái lược Giang làm để hắn gửi về cho Ngọc đã mất.
Giang về, đến thăm hắn không chỉ một mình. Giang đi với bà Phê Đô Thớt. Hắn đang lúi húi dán túi, thì Giang hiện ra ở cửa, kêu to:
- Pít-xơ-mô!
Hắn vứt mỏ hàn, chạy ra. Hai anh em ôm chầm lấy nhau. Một cô gái trẻ đứng nép ngoài cửa, lí nhí “Em chào anh”. Giang bảo: “Bà Phê Đô Thớt đấy”. Rồi Giang cười sung sướng, dụi dụi đầu vào vai hắn.
Không. Lúc này hắn không quan tâm đến bà Phê Đô Thớt. Hắn không quan tâm đến một ai. Hắn chỉ biết một người bạn thân thiết quý mến của hắn vừa thoát khỏi tù ngục. Vừa trở về với cuộc sống con người. Một người bạn nhỏ, nhưng đau khổ lớn lao, sánh ngang với những người đau khổ nhất trên cuộc đời này. Một người bạn sinh ra để đau khổ. Để đi tù. Đi tù từ bé. Một người sa ngã đáng thương xót, khiến mỗi người phải tự hỏi mình đã làm gì cho những người như vậy vợi bớt khổ đau. Mình có trách nhiệm gì với sự đau khổ ấy. Một người bạn mà nhân cách sống trong tù thật đáng kính trọng. Đã cùng nhau chia sẻ đến giọt tận khổ cuối cùng. Và đã cùng nhau thoát nạn.
- Về bao giờ?
- Em về hôm qua. Cứ tưởng anh chưa được về.
- Anh về mấy tháng rồi!
- Bọn bọp ở Q. N, cả số chẵn, số lẻ đã ai được về đâu. Em tưởng đến đây gặp chị. Hoá ra gặp anh.
Giang cười sung sướng.
Đến lúc ấy hắn mới để ý đến bà Phê Đô Thớt. Hắn không ngờ bà Phê Đô Thớt đẹp thế. Như trong mơ. Cao vừa phải. Nở nang. Da trắng mịn. Trong tù Giang đã đưa cho hắn xem ảnh cô gái này. Cái hình cắt ra từ tấm ảnh chụp chung nào đó. Bé xíu. Chỉ thấy một khuôn mặt đầy đặn đang cười giữa một làn tóc xoã.
Len - tên thật của cô gái - chuyện với hắn như với một người trong nhà. (Hẳn là Giang đã nói về hắn với Len). Hắn hơi ái ngại cho Len. Vì khuôn mặt cô phúc hậu, đầy đặn và xinh đẹp. Đó là khuôn mặt của những người xứng đáng được hưởng hạnh phúc, yên ổn. Mà Giang thì sóng gió. Giang hồ. Dữ dội. Và cho đến bây giờ vẫn hoàn toàn là con số âm. Rồi hắn lại mong Len, chính Len, chính nhờ có len mà số phận Giang sẽ được đổi khác. Trong tù hắn đã nghe bao chuyện Giang kể. Giang không giấu hắn những chuyện chơi bời. Giang sống rất bụi. Có biết điều gì Giang chưa trải qua. ăn cắp. ăn trộm. Đánh nhau. Cở bạc. Trai gái. Có lần Giang ghé sát tai hắn, thì thầm, mặt đỏ lên vì xấu hổ:
Thằng Thông cháy ấy mà. Anh có biết không, mẹ nó bán chè chai. Em đã ngủ với mẹ nó. Hôm em, đến nhà, nó đi vắng. Thế là mẹ nó cứ kéo em lên giưởng.
Thông cháy cùng một bang với Giang. Đánh cờ rất giỏi. Khi sắp hết án sinh ốm. ốm thật vì lo. Cơm tù quý thế mà nó không ăn được. Mồm miệng đắng ngắt. Mất cả ngủ nữa. Càng gần đến ngày mãn án càng lo. Rộc đi. Quị hẳn. Đi khám, ông Chắn cho nó nghỉ thật, không phải “ấm vồ “(ốm vờ). Nó sợ không được về. Nó thấy nhiều bạn nó bị bắt, tập trung cải tạo lên đây. Nó sợ bị gí thêm cái bọp nữa thì tàn đời. Cái thằng này rất buồn cười. Một hôm quản giáo vào buồng gọi:
- Lê Đình Thông. Ra gặp mặt.
Quá phấn khởi, sung sướng, Thông cháy đang nằm, bật dậy kêu lên:
- Bố chờ con mãi!
Quản giáo giận tím mặt, quát:
- Anh bố con với ai thế? Anh kia?
Cả buồng cười rộ. Thông sợ hãi:
- Dạ, thưa ông, không, tôi quen miệng ạ. Xin ông tha lỗi cho ạ. Tôi đội ơn ông lắm ạ.
- Mẹ anh lên tiếp tế cho anh. Tôi vào báo cho anh, anh bố con với ai?
Ông giận dữ đi ra. Và tất nhiên Thông bị cắt gặp mặt, cắt tiếp tế. Nhưng Thông không chịu thua.
Ngay lập tức Thông phác một kế hoạch: Nhắn bà mẹ chè chai gửi đồ tiếp tế cho những người nhà bạn tù nhận hộ mỗi người một ít. Kết quả Thông cháy có đủ quả tắc tuy không được gặp mặt. Bạn bè của Giang là như vậy. Phương ngôn Pháp có câu “Hãy cho tôi biết bạn của anh, tôi sẽ nói anh là người thế nào”. Bởi thế hắn lo cho Len và lo cho Giang.