Chương 29
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Hình như có ai vào màn của hắn. Hắn cảm thấy như vậy và mở mắt. Ngọc. Ngọc ngồi cạnh hắn, một tay chống xuống chiếu, người hơi ngả, nhìn hắn. Tóc Ngọc xõa xuống hai má bầu bĩnh. Hắn vốn rất ưa ngắm khuôn mặt nàng lúc hơi cúi xuống này.
Hắn nắm lấy bắp tay Ngọc gầy guộc, tay kia vòng qua lưng nàng kéo nàng nằm xuống. Nàng ngoan ngoãn, nhẹ nhàng như một con mèo. Hắn rất khẽ, nhích người chnyển sang nằm nghiêng, vòng tay ôm lấy nàng. Nàng nằm im, cảm nhận điều nàng hàng mong ước, nay đã thành sự thật: Có chồng nằm bên cạnh. Nàng đang nằm bên cạnh chồng nàng. Mọi thứ ở chồng nàng đều thân thuộc với nàng, từ mùi mồ hôi, hay chỉ là cái mùi rất riêng biệt từ cơ thể hắn, từ cách hắn nắm tay nàng, cách kéo nàng nằm xuống.
Đúng. Chồng nàng đã ở cạnh nàng. Nàng sợ dây là giấc mơ. Nhưng đúng là sự thật. Cũng như hồi hắn mới bị bắt, nàng mong đấy là một giấc mơ, nhưng lại là sự thật, một sự thật tàn nhẫn, đau đớn. Công nhận nó là điều chẳng dễ dàng gì. Nàng đưa tay vuốt tóc chồng, sờ lên mặt mũi hắn, rồi khẽ đẩy hắn nằm ngửa. Nàng ngồi dậy. Nàng sờ nắn khắp mọi chỗ trên người hắn như một người mù, chủ nhân của một báu vật đã bị mất, nay có lại trong tay.
Rồi nàng gục mặt lên ngực hắn. Hắn đưa tay vuốt tóc nàng, vuốt dọc lưng nàng. Nàng nằm úp hẳn lên người hắn. Nàng nhắc thầm trong óc: Đúng là anh. Anh đã về với em.
Nước mắt nàng rỏ trên ngực hắn. Hắn đau quặn trong lòng, lấy tay vỗ về nàng.
Có một ngày, sau khi bị bắt được ít lâu hắn đã ôm lấy tên nàng mà thì thầm trò chuyện như hôm nay hắn ôm nàng bằng xương bằng thịt trong tay.
Nàng đã gửi tên nàng tới đó, tới xà lim 76. Đấy là bức thư đầu tiên nàng viết cho hắn. Bức thư chỉ có hai chữ Tuấn + Ngọc. Viết bằng mực Cửu long, phía trong gấu áo sơ - mi. Cái áo sơ-mi hắn cắt ở một hiệu may phố Hoàng Văn Thụ chưa kịp lấy thì bị bắt, phải gửi hóa đơn cho ông Lan. Hai chữ ấy chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Hắn biết Ngọc đã ở trường về. Ngọc đã gặp ông Lan. Ngọc đã biết cái tin khủng khiếp này. Đó là tiếng Ngọc kêu mất hắn, gọi hắn từ thế giới bên kia. Là lời Ngọc nói với hắn: Em tin anh không có tội. Em luôn ở bên anh.
Mười năm hạnh phúc và, tin tưởng, người ta đã giằng hắn ra khỏi tay Ngọc. ở bên kia trời, Ngọc gọi hắn. Tiếng gọi lặng câm mà sao hắn thấy vang động cả không gian.
Chữ Ngọc dù viết trên gấu áo sơ-mi vẫn là chữ Ngọc. Hắn vẫn nhận ra. Hắn thấy như đang được đối thoại với vợ. Đêm ấy, trong xà lim tối, đầy tiếng muỗi kêu, hắn thấy đỡ cô đơn. Vì có chữ của Ngọc. Ngọc đã gửi tên Ngọc đến để tên nàng chịu tù cùng với hắn. Và những chữ, những câu cứ tự nó đến, tự nó sắp xếp trong óc hắn:
Thấy lại em rồi! Chữ em tên chúng ta gấu áo
Hai tiếng đau vỡ hai giọt máu
Hai cuộc đời gọn hai tiếng gọi nhau
Giản dị yêu thưong trung thực tự hào.
Hôm nay xà lim anh nghe em gọi
Hai tiếng tên ta mắt con mong đợi
Hai tiếng tên ta xót lòng mẹ cha
Kỷ niệm mười năm chết một đời xa.
Mắt trong mắt nhau chiếc hôn Hà Nội
Giọt mưa xuân ấm những mái đầu
Hiện tại trắng lặng câm hai tiếng gọi
Mất cuộc đời, mất cả cái hôn đau.
Cuộc sống hôm nay tối tăm phản phúc
Niềm tin chúng ta rắn hơn sắt thép
Không được bên chồng, em gửi tên em tới xà lim
Cùng với anh, ngục tối nhốt tên em.
Cùng với anh, ngục tối nhốt tên em.
Ngục tối nhốt tên nàng cùng với hắn. Hắn thấy đỡ đi cái lạnh trong lòng, những đêm đông năm năm trước ở xà lim 76.
Đêm nay Ngọc đang khóc trên ngực hắn. Nàng khóc thổn thức. Đó là những chất chứa, dồn nén nay mới được vơi đi. Hắn chỉ biết có mỗi việc: Im lặng, vuốt ve nàng. Và thỉnh thoảng lại cố nuốt một cái gì đang làm nghẹn cổ hắn. Một lúc san, Ngọc. nín bặt, người nàng chùng lại. Nàng mệt nhọc, mềm nhũn trên ngực hắn. Nàng lại vỗ về lại hắn. Những ngón tay nàng đan vào ngón tay hắn.
Nàng khóc bởi vì cuối cùng niềm mong ước của nàng đã thành sự thật. Nàng khóc bởi vì nàng đã phải làm ra vẻ cứng rắn quá nhiều và quá lâu nữa. Việc đó thật quá sức nàng. Mười chín tuổi, nàng lấy hắn. Trinh bạch, ngây thơ, tin tưởng ở người mình yêu, tin tưởng ở đời. Rời Hà Nội, nàng theo về P. với hắn. Nàng dựa vào hắn như một cây non dựa vào cả khóm cây. Càng sống chung với hắn, nàng càng thấy yêu hắn. Càng thấy số phận mình may mắn, lấy được người chồng có tài năng, yêu vợ, yêu con và được bạn bè quý mến. Một người chồng luôn biết nàng muốn gì. Một người chồng có nghị lực, có mơ ước. Một người chồng hiểu rằng nàng đã chịu những thiệt thòi khi lấy hắn và sẵn sàng đền bù lại. Đó là những thiệt thòi nàng tự nguyện đón nhận như: Không đi học đại học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, những lúc hắn miệt mài với đọc với viết để nàng nằm một minh, những đêm giao thừa hắn đến với công nhân xi- măng, công nhân cảng, những lúc bạn bè đến chật nhà mà nàng phải lo cơm nước trong khi túi tiền đã cạn...
Nàng biết chồng nàng là một cây bút nổi lên trong đám viết trẻ cả nước. Hứa hẹn một tương lai. Sáng tác của hắn được in với một số lượng lớn. Hắn đã được Thư viện Hà Nội mời lên tiếp xúc với độc giả khi hắn ba mươi tuổi. Các nhà xuất bản, các báo gửi thư về cho hắn, đặt viết... Hắn gọi viết là cày. Hắn bảo Ngọc:
- Em đi ngủ trước nhé. Anh cày đây.
Chồng nàng cày khỏe. Bạn bè đều khen sức viết, khen cái chất cuộc sống, chất thơ trong sáng tác của chồng nàng.
Hắn là chỗ dựa của nàng. Từ việc nhà đến việc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hắn mua hàng xe mùn ở một xí nghiệp đóng tàu nơi hắn đến viết bài. Hắn đèo nàng đi làm một ngày bốn lần đi về. Hắn tranh thủ về sớm nấu cơm, rồi đi dón nàng. Cái mơ ước mua thêm một chiếc xe đạp nữa của hai vợ chồng không biết bao giờ mới thực hiện được. Hắn kiếm khá tiền, tiền nhuận bút báo. Tiền nhuận bút sách. Tiền nhuận bút ứng trước kịch bản phim. Tiền nhuận bút tái bản, nhuận bút người ta dịch sách của hắn. Không viết mà cũng có tiền. Thật cứ như của vớ được vì nó nằm ngoài kế hoạch.
Được bao nhiêu tiền, hắn đưa cho nàng hết. Để nàng chi tiêu. Hắn chỉ giữ vài đồng tiêu vặt. Hết, hắn lại hỏi nàng. Có những lần, nàng mỉm cười ngượng nghịu:
- Anh phải đi Hà Nội thôi, anh ạ.
Hắn cười lo lắng:
- Hết tiền rồi phải không?
Thế là hắn đi. Khi mang tiền về. Khi không. Thương chồng vất vả, nàng giặt quần áo cho hắn.
Nhưng hắn gạt đi. Nàng tặng hắn cái hắn quý nhất, thích nhất: Sự ái ân. Nàng ôm hắn trong vòng tay của nàng.
Lấy hắn đã mười nằm, nàng lúc nào cũng là một cô nữ sinh Hà Nội trong suy nghĩ, lo toan. Đã có chồng nàng. Vả lại nàng cũng chẳng có thể làm được gì hơn.
Đi làm về, nàng vui đùa với con cái, nghe chồng kể những chuyện, những chi tiết hay hắn thu thập được trong cuộc sống. Nàng im lặng nhìn hắn viết, đọc những quyển truyện hắn đưa cho. Và yêu nhau. Thế rồi tất cả gánh nặng trút lên vai nàng. Còn hơn cả cái gánh hắn đã mang. Với nàng, cuộc sống không còn là màu hồng của niềm tin hạnh phúc và tuổi trẻ nữa. Cuộc sống là màu sắc của nhà tù. Là sự khắc nghiệt của tường đá caơ vút, bên trên có những hàng dây thép chạy điện. Là cái gì sâu hút thăm thẳm ở trong ấy và trong cuộc đời. Là sự vô vọng. Năm năm, Nàng không ngờ nàng đã chịu đựng được năm năm. Điều gì đã làm nên nghị lực.
Có nhiều người đã khen nàng. Nàng thầm cảm ơn người đã động viên nàng. Nhưng nghĩ: Trói lại mà đánh ai chẳng phải chịu.
Chỉ một mình nàng biết được nguồn động viên lớn nhất giúp nàng vượt qua được tất cả, chính là chồng nàng. Cứ nghĩ hắn đang ở trong ấy, cứ nghĩ đến những điều hắn đang phảỉ chịu đựng, nàng lại có thể dứng lên trước những khó khăn. Khi một thanh niên hai mươi tuổi, hết hạn tù sáu tháng từ 75 ra, mang đến cho nàng ba quyển Anna Karênina, nàng nhìn người đó mà thèm muốn được như anh ta. Anh ta từ chỗ hắn trở về. Anh ta được sống với hắn. Đã chuyện trò với hắn. Anh ta hiểu tất cả những điều ở trong ấy, những điều hắn đã chịu đựng đã trải qua. Những điều nàng chỉ tưởng tượng đến thôi.
Qua người bạn tù trẻ của hắn, nàng biết rõ hơn cuộc sống trong tù. Nàng biết hắn ở xà lim 75, xà lim 76, sang BD, rồi đi Q.N. Nàng biết hắn được anh em tù quý mến và kính trọng. Nàng cho rằng đó là lẽ tất nhiên. Chồng nàng bao giờ cũng tốt với mọi người. Chồng nàng nhìn mọi người ở gỏc độ tốt. Cái nhìn đọ lượng và nhân ái. Chồng nàng biết xử thế, dù là trong tù. Chồng nàng có bản lĩnh.
Cầm ba quyển Anna Karênina nhàu nát, nàng nghĩ: Suốt gần hai năm ngày nào hắn cũng bầu bạn với bộ truyện này, đã lật giở từng trang. Nàng không biết rằng đưa được ba quyển Anna cho anh bạn tù trẻ thật là một kỳ công. Hai người nằm xa nhau. Không thể công khai cho nhau mượn truyện trong buồng giam chung. Quản giáo biết sẽ tịch thu ngay.
Đêm ấy nàng lật từng trang quyển truyện. Trang bìa lót có chữ ký của người dịch: Tặng Tuấn - Ngọc Dương Tường. Đó là một thuở xưa và nàng càng hiểu hơn cái thực tại đắng cay. Nàng đọc bộ truyện. Nàng đã đọc Anna Karênina khi hắn còn chưa bị bắt. Khi nàng còn sống có đôi hạnh phúc. Nàng đọc lại không phải để thưởng thức văn chương của Tolstoi mà là để hiểu những gì hắn đã đọc. Nhất là những hàng chữ hắn ghi ở lề sách, những chỗ ngắt chương - những chỗ ấy có một khoảng giấy để trắng. Hắn ghi nhật ký ở đó. Rất vắn tắt vì khoảng giấy rất hẹp. Và nhợt nhạt vì cái bút Pilot của hắn hết mực, phải hút nước ở bô nước uống han gỉ vào để mực từ vét-xi, từ cựa thôi ra. Những dòng chữ quặn lòng nàng.
Ngày... Biết con Thương sáng tìm bố mà không được gặp bố. Con!
Ngày... Tiếng vợ chồng chim ríu rít mãi ngoài cửa sổ. Tiếng chim non chiêm chiếp. Những cơn chết trong lòng.
Trưa thứ 93: 93 là một tên truyện của Hugo. 93 cái bánh mỳ. 92 bữa cơm xà lim. 92 đêm. 13 chủ nhật xa con. Còn đúng 24 ngày nữa là vừa 4 tháng. Con gà gáy xa gọi mình về với mẹ cha.
Ngày... 28 Tết. Thứ sáu. Đêm qua mơ thấy Ngọc và con Nguyệt. Con Nguyệt hỏi: “Bố. Cái áo chim cò đâu? " Hai mẹ con nó ngồi bón cơm cho nhau ở trong buồng. Có cái gương to. Một con quỷ vào cắn mạt mình. Mình muốn soi gương để tìm mặt nình có vết lõm sâu. Rồi Ngọc ngã xuống hố nước lụt. Bế Ngọc lên giường. Suýt chết. Đứng ở cầu ao nói với mẹ: "Con ở trong tù chỉ nhớ cầu ao này thôi". Mình hỏi mẹ: “Đôi ngan đâu? ” “Nhốt rồi”. Mẹ bảo: "Cá to lắm. Chỉ chờ mày về thôi”. Một đêm toàn mộng mị. Bắt đầu ngày 99. Râu tóc tốt quá.
Ngày... Bước vào tháng thứ bảy. Mưa rào. 182 ngày xà lim. Sắp đến chương Kitty đẻ đây. Bao giờ vợ tôi đẻ.
Ngày... 324 ngày xà lim. 324 buổi sáng anh ngồi một mình trong màn cưới của chúng ta. Nó đã cũ rách. Một thời xưa, em ơi. Những vết muỗi no máu anh, anh giết chúng trên tường xà lim, đỏ tươi máu anh, đã đen lại. Rồi lại đỏ. Rồi lại đen. Ngày... Bao giờ chấm dứt cảnh quay mặt vào tường nhai cơm một mình.
Nàng đọc, nước mắt chảy lặng lẽ.
Nàng đã khóc nhiều. Nhưng chỉ khóc một mình. Hắn đã gửi thư ra khuyên nàng:
“Hãy cứng rắn và can đảm, em". Nàng cũng thấy cần phải như vậy. Khóc than nào có ích gì.
Thời gian còn học ở trường đại học, nàng cũng thấy cần phải như vậy. Khóc than nào có ích gì. Thời gian còn học ở trường đại học, nàng cắn răng lại mà học. Nàng hiểu nàng đã tụt xuống một nấc thang khác. Trước mắt bạn học, trước mắt thầy giáo, nàng là một phần tử không trong sạch, một người có chồng bị bắt tù vì đã chống lạí cách mạng. Trước con mắt mọi người, còn tội lỗi nào xấu xa hơn, ghê tởm hơn? Nàng đã viết nhiều thư cho hắn, nhưng chắc hắn không nhận được. Nàng ctĩng không nhận được thư hắn suốt thời gian nàng đi học. Anh em sinh viên nhiều người rất thương nàng. Mỗi lần nàng về P. thăm con, nghe ngóng tin tức của hắn, họ lại chở nàng ra bến xe. Nàng viết thư cho hắn: “Chúng mình lại sắp có con rồi, anh ạ. Con đường đi qua Vĩnh Tường ăn na, anh còn nhớ không. ".
Nàng xin phép bố mẹ chồng, đón con Thương lên Vĩnh phú để nàng đỡ buồn. Những khi nàng về P, một mình nó ở lại. Tám tuổi, nó đi be bờ tát cá, được một nồi cá diếc, kho, ăn dè phần mẹ. Nó biết cái gì đến với bố mẹ nó, anh em nó. Nó biết bố nó bị người ta bắt đi tù. Nó thương bố, thương mẹ. Có đêm thức giấc, nó thấy mẹ khóc thầm. Nó ôm lấy mẹ. Nó tự tắm giặt lấy để đỡ cho mẹ. Nó nấu nướng chờ mẹ đi học về. Nó muốn nó thật ngoan để mẹ vui.
... Vui thì nàng không vui được. Nhưng nàng đỡ được sự lo nghĩ về con cái. Để nó ở lại trường, nàng yên tâm. Nàng hiểu con Thương tám tuổi đã biết thân biết phận và điều ấy làm nhói lòng nàng.
Nàng về nghỉ đẻ mang theo cả nó về. May sao đúng dịp nghỉ hè của cả hai mẹ con.
Nàng nhận được giấy của Sở Công an gọi nàng lên thẩm vấn. Và thẩm vấn hết ngày này sang ngày khác.
Chỉ còn ba ngày nữa đẻ, nàng vẫn phải ngồi từ sáng đến trưa nghe người ta hỏi, người ta tra, người ta căn vặn. Nghe người ta giảng về đường lối chính sách, về sự trị bệnh cứu người. Và nghe người ta sỉ nhục chồng nàng. Nàng ngồi, bụng chửa vượt mặt, xảy xẩm choáng váng, máu tụ tím bầm chân, da mặt bóng và trong, tái xanh như người sốt rét. Nắng tháng Sáu như thiêu và sự căng thẳng làm mồ hôi chảy thành dòng trên người nàng.
Những điều ông Lan nói hắn là một phần tử bất mãn, chống đối, trai gái, hắn đã nhận hết tội lỗi cứ trôi tuột qua tai nàng. Nàng không hề tin chồng nàng như vậy Nàng ngơ ngác: "Sao công an lại đi làm cái việc chia rẽ vợ chồng người ta nhỉ? ”. Nàng chỉ muốn được nằm nghỉ. Nàng mệt quá. Đầu óc quay cuồng, ngồi cũng còn không nổi, nữa là nghe những diều phân tích. Họ gọi nàng liên tiếp. Như muốn tấn công vào hệ thần kinh vốn đã suy yếu của nàng. Nàng trả lời ngắn và không giấu giếm sự mệt mỏi. Nàng phẫn nộ vì người ta sỉ nhục hắn, nhưng nàng chỉ khẽ khàng:
- Thưa anh. Tôi không biết những hành vi phạm pháp của chồng tôi.
- Bây giờ nghe anh nói, tôi mới biết chồng tôi đối với tôi không tốt như vậy.
Đứa con trong bụng đạp mạnh. Nàng cố ghìm để khỏi kêu lên, cảm thấy ngây ngất như dang cùng với cái ghế từ từ chìm sâu xuống lòng đất.
Ngồi trước mặt, ông Lan mím cạp môi nghiêm khắc, nhìn nàng chăm chú như thôi miên:
- Bên an ninh chúng tôi mời chị lên đây để giúp chị thấy rõ bản chất của anh Tuấn. Chính sách của Đảng là rõ ràng. Chị cũng thấy đấy. Chồng làm chồng chịu, bố làm bố chịu, con làm con chịu. Anh Tuấn bị bắt, chị vẫn được đi học. Chế độ ta ưu việt ở chỗ ấy...
Nàng cảm thấy sắp ngất đến nơi. Nàng nhăn mặt và bíu vào ghế cho khỏi ngã. Để tĩnh trí, để đầu óc sáng suốt trở lại, nàng nghĩ đến chuyến đi của nàng với hắn lên trường gần một năm trước. Lúc đó anh ở bên em. Hai chúng mình lên tàu mà không biết xuống đâu. Chị phải cùng với bên an ninh chúng tôi giúp đỡ chồng chị tiến bộ. Chúng tôi đã có đủ bằng chứng. Chúng mình tắm với nhau ở sân kho hợp tác giữa đồng. Anh cứ ca ngợi mãi ông thủ kho. Đã bao lần em đi từ trường về qua con đường ấy. Em cũng rất cảm ơn ông ấy. Đó là một thực tế, chính anh Tuấn đã nhận như vậy. Nhà anh chị có lúc nào không nhiều khách. Mất cảnh giác trong giao du. Phát ngôn bừa bãi... Em chưa một lần nào rẽ vào kho hợp tác dể gặp lại ông ấy. ông ấy không hiểu đã cho chúng mình những gì. Ông ấy không hiểu rằng ông đã tốt như thế nào. Sao lúc ấy chúng mình còn trẻ thế. Em cảm thấy mình hoàn toàn suy sụp, mình già lắm rồi. Như một bà già đối đối mặt với cái chết. Chị với trách nhiệm làm vợ, mà chúng tôi biết chị là người vợ rất yêu chồng, phải cùng chúng tôi cứu anh ấy. Rất may là chúng tôi đã dừng anh ấy lại kịp thời. Tuổi trẻ đã chết hẳn rồi, anh ạ. Anh. Bây giờ. Giờ này. Cái lúc em đang ngồi để người ta hỏi cung này, anh ở đâu? Anh có biết em bị hành hạ thế này không? Anh đã biết chúng mình sắp có con nữa chưa? Theo tính toán của em chỉ ngày một ngày hai thôi.
Đúng như nàng dự tính. Sáng hôm sau nàng trở dạ.
Thằng Hiệp, con Thương sợ hãi nhìn mẹ vật vã, rên rỉ.
- Hiệp ơi. Sang gọi chú Bình cho mẹ...
Thằng Hiệp chạy sang cơ quan báo, đúng lúc đang họp toàn thể phóng viên. Bình xin phép Phan Lâm, tổng biên tập báo, đưa Ngọc đi bệnh viện.
Bế đứa con mới sinh, nàng nghĩ tới nỗi cô đơn, sự hãi hùng, cái nghèo túng đang vây quanh nàng. Nàng nhờ người đi mua xôi. Đẻ xong nàng đói. Đói và nghĩ rằng mình lỡ hẹn với ông Lan. Ông Lan vẫn chờ nàng để hôm nay làm việc tiếp. Nàng không thể nhờ ai đến báo cáo với ông Lan rằng nàng đã đẻ "mẹ tròn con vuông", nàng đang nằm bệnh viện, nên không thể tới để ông hỏi cung tiếp được. Rồi nàng nghĩ: Công an có mặt khắp nơi. Hẳn ông không cho là nàng nói dối.
Đợt hỏi cung dở dang ấy được tiếp tục sau khi nàng đẻ, sau khi nàng từ bệnh viện về nhà. Thấy mẹ về con Thương, thằng Hiệp mừng như chó gặp lại chủ. Gần một tuần lê chúng sống với cô đồng hồ bên cạnh. Nay mẹ đã về. Lại có thêm em bé đế chúng bồng bế, nựng niu, chuyện trò. Chúng được ăn cơm với mẹ, ngủ với mẹ. Với cả em bé. Chúng được làm vui lòng mẹ để mẹ đỡ buồn.
Vừa về nhà: Ngọc đã phải mò xuống bể (nay luôn cạn) vét nước, giặt giũ. Những người hàng xóm nhìn nàng ái ngại. Nàng tránh những cái nhìn ấy. Hai mươi ngày sau khi sinh con, nàng nhận được giấy gọi của Sở Công an. Chắc các ông ấy cũng nghĩ nàng đã hoàn toàn bình phực và phải kết thúc đợt hỏi cung đúng kế hoạch để hoàn chỉnh hồ sơ về hắn. Cũng có thể các ông ấy cho rằng nàng là người hiểu hắn nhất, đồng thời là cái mắt xích yếu nhất và dây là thời điểm thích hợp - thời điểm người phụ nữ sau khi đẻ - dễ tấn công nhất, để từ nàng mà kết thúc vụ án có vẻ như sẽ lằng nhằng này.
Nàng ngồi nghe ông Lan ân cần hỏi thăm chuyện sinh nở của nàng. Ông Lan quan tâm đến cả trọng lượng sơ sinh của đứa bé, hỏi nàng đặt tên nó là gì. Ông ân cần hỏi nhiều đến sức khỏe nàng, hoan nghênh nàng dự định vẫn tiếp tục đi học. Ông nói đến trách nhiệm của nàng với chồng, trách nhiệm làm mẹ của nàng với các con. Cả trách nhiệm làm bố của hắn. Những điều ông làm cũng chỉ vì trách nhiệm ấy. Nếu nàng muốn hăn sớm trở về...
Nàng không nhớ được ông Lan đã hỏi những gì, đã ghi chép những gì. Nàng chỉ nhớ nàng tức sữa. Nàng nghĩ đến con, đến đứa bé mới sinh mà đã chịu bão tố rồi. Thằng bé ngủ chưa. Để con chị nấu cơm.
Thằng bé đái ỉa, con chị có biết đường thay cho em không? Nàng đã dành dụm được một hộp sữa, bảo con Thương pha vào chai cho em bú. (Nàng đã tráng nước sôi chai và núm về cao-su sẵn cho nó trươc khi lên Sở Công an). Không biết nó có làm được không. Khéo thằng bé lại sặc mất thôi. Nắng tháng Bảy gay gắt, nàng ngồi im lặng, mồ hôi đẫm áo. Căng hết thần kinh để nén sự phẫn uất từng phút từng phút chực bùng lên. Căng hết thần kinh để chịu đựng. Hai bầu về tức sữa, cương lên cứng như đá, nóng rực như phát sốt. Khi sữa chảy ướt đầm áo, ngồi trong phòng hỏi cung, nàng hiểu rằng lúc đó thằng bé ở nhà đang khóc, đang đòi bú.
Mấy ngày liền như vậy.
Kết thúc cuộc hỏi cung nàng tắt hy vọng. Nàng biết những gì sẽ đến qua câu hỏi moi móc, đầy ác ý và hiểm độc của ông Lan. Qua cả những lời ông giảng giải, động viên nàng tin tưởng. Qua cả những lời bộc lộ sự thông cảm của ông đối với nàng, với các con nàng, sự đau xót của ông khi ông phải làm những việc như vậy.
Nàng đưa bé Dương lên trường tiếp tục học, dù giờ đây việc học hành khó khăn quá sức nàng. Con Thương vừa đi học vừa trông em. Không biết ý kiến của hắn, nàng tự quyết dịnh vẫn tiếp tục học. Đó là khát vọng của nàng và cũng là mong ước của hắn. Nàng tin hắn sẽ ủng hộ quyết định của nàng, không bỏ dở, không chịu lùi bước trước khó khăn. Mỗi lần nghỉ lễ, nghỉ học kỳ, nàng bế bé Dương ra bến xe. Về Hà Nội. Về nhà. Để nghe ngóng tin chồng. Để sống trong không khí đùm bọc của bố mẹ chồng, để săn sóc thằng Hiệp, con Nguyệt.
Vất vả, đau khổ, nghèo túng, nheo nhóc, nhưng nàng vẫn học. Nàng không chỉ học cho mình. Nàng còn học cho cả hắn. Khi mang bầu bé Dương. nàng ăn rở khoai lang. Giờ nàng cũng ăn thêm nhiều khoai, bởi vì tiền đâu mà đong gạo chui nấu cơm ăn sáng. Con Thương đi móc cua, nấu canh cua đồng, mẹ con cải thiện. Mùa nóng, nàng vừa thức khuya học, vừa quạt cho các con. Mùa rét, rét trên vùng núi giá băng cả không khí, cứng đơ đến từng ngọn cỏ, ba mẹ con ôm nhau đắp cái chăn một của hắn được phát hồi hắn đi thanh niên xung phong, quá cũ và mỏng. (Cái chăn bông to nàng đã gửi vào tù cho hắn). Nàng học không nợ một môn nào.
Nàng cắn răng lại mà sống, mà nuôi con, mà học. Mặc mọi người bình phẩm, khinh bỉ, xầm xì. Điều đau khổ nhất không phải là những khó khăn về vật chất, tuy nó thường xuyên là mối ám ảnh, đe dọa, nhọc nhằn, làm méo mó đi khuôn mặt nàng. Nỗi đau khổ nhất là không thể than thở cùng ai. Nó đóng cục lại trong người nàng. Nó kết lại trong tâm nàng. Nó làm nàng xa lánh mọi người, nàng cô đơn với nỗi đau quá lớn, không có ai để mà thổ lộ. Các con còn nhỏ quá. Bố mẹ chồng đã già, lại phải nuôi con cho nàng, nàng không thể hành hạ thêm các cụ. Anh em mỗi người một phận. Bè bạn, những người tốt chỉ biết nhìn nàng với cặp mắt ái ngại. Vả lại biết nói chnyện gì. Vả lại ai cũng còn phải vật lộn để sống, ai cũng mang trong lòng một nỗi lo âu.
Thanh minh là chồng nàng không có tội ư? Kêu ca khổ ư? Không được. Những điều đó bao hàm một ý chống đối. Hơn nữa chồng nàng bị bắt quá lâu rồi. Với mọi người không còn là chuyện thời sự nữa. Chỉ riêng mình nàng chuyện đó vẫn còn tươi máu.
Không. Không ai có thể hiểu được điều kinh khủng ấy. Cái điều không có một người để mà chia sẻ. Đó là sự khủng khiếp nhất trong suốt năm năm hắn đi tù Chẳng có ai hiểu được.
Tết thứ hai hắn ở trong tù, nàng vẫn chưa được gặp mặt hắn. Nàng gửi tiếp tế cho hắn. ăn Tết xong, nàng bế bé Dương mới bảy tháng và con Thương đi tàu lên trường. Mọi tính toán của nàng trong chuyến đi ấy đều sai lệch. Chỉ vì muốn ở lại thêm một ngày với bố mẹ, các con, muốn ở gần nhà giam 75 thêm một ngày, nàng đi tàu đêm lên Hà Nội.
Mười giờ tối mồng sáu tết, ba mẹ con từ ga Hàng Cỏ đến nhà anh chị Diệu. Nàng định ngủ ở đó, sáng hôm sau đáp tàu đi Vĩnh Phú. Nàng một tay bế con, một tay xách túi lần mò từng bậc thang gác tối. Con Thương không nói một lời, mang nặng không kém mẹ, theo sau. Nàng gõ cửa. Không ai trả lời. Nàng lấy tay sờ cánh cửa. Hai khóa. Nàng choáng váng và thất vọng. Bác đi vắng rồi, con ạ. Ba mẹ con lại dò dẫm xuống thang.
Đứng dưới lòng đờng, nàng suy nghĩ, rồi bảo con:
- Đi con.
- Đi đâu hở mẹ?
Con Thương mệt, nhưng nó thương mẹ nó hơn. Nàng dắt tay nó.
- Đến đền Ngọc.
- Nhà ai hở mẹ
- Bác Lê Bàn.
Lê Bàn ở đền Ngọc với cụ Từ, Nàng biết vậy vì chồng nàng vẫn nói.
Quãng đường dài như như vô tận. Qua chiếc cầu, nàng bước vào trong đền. Vắng quá. Không một ai. Mọi cửa đều đóng. Nàng gọi tên Bàn. Nàng chờ tiếng trả lời và dáng người quen thuộc của Bàn bước ra.
Nàng đi cầu may qua các khung cửa im lặng như tở. Nàng đứng nhìn mạt nước hồ thăm thẳm. Giá bây giờ có hăn ở bên, để nàng dựa vào hắn, để hắn quyết định, để hắn đưa nàng di. Bây giờ, chính nàng phải quyết định. Chính nàng là trụ cột. Nàng nhìn xuống mái tóc con Thương, nó cũng đang nhìn ra mặt hồ, không dám hỏi mẹ. Về Cửa Nam thôi, con ạ.
Nó ngoan ngoãn đi theo nàng. Người nàng rã rời. Con Thương lầm lũi, có lúc ngã chúi. Nàng xách thêm cái túi cho nó. Nhưng nó không nghe:
- Con mang được. Con chỉ buồn ngủ quá. ở Cửa Nam có ai. hở mẹ?
Nàng im lặng.
- Cửa Nam không có ai đâu, con ơi. Nhưng mẹ sẽ tìm chỗ cho con ngủ.
Nàng xông vào nhà người gác được tàu xin ngủ nhờ. Nàng chìa cho họ nhìn bé Dương bảy tháng để thêm trọng lượng cho lời cầu khẩn. Nhưng người ta không cho. Dù nàng van xin. Người ta bảo nàng ra đồn công an mà ngủ.
Nàng bơ vơ giữa thành phố Hà Nội của nàng. Thành hố những năm tháng đẹp nhất của tuổi dậy thì, tuổi con gái, tuổi yêu. Thành phố nàng cắp sách đến trường. Bè bạn ríu rít như một bầy chim, áo dài màu như một vườn hoa. Thành phố nàng đi lao động xã hội chủ nghĩa, đắp đường Thanh Niên, công viên Thống Nhất. Thành phố một thời tin tưởng. Thành phố của mối tình say đắm với hắn, của cuộc đời rộng mở mà nay không chỗ dung thân.
Mấy anh nàng đều ở tập thể và quá xa. Còn những người bạn khác thì nàng không muốn phiền vào những lúc đêm hôm khuya khoắt. ôi, lòng tự trọng của một người sa cơ thất thế. Cách xử sự của người bị dồn đến bước đường cùng. Nàng trải ni-lông nằm ở trước cửa mậu dịch Cửa Nam.
Con Thương lăn ra ngủ. Bé Dương ngậm vú.
Nàng kéo chân con Thương vào, ủ cho nó. Nàng định thức suốt đêm trông con, trông đồ đạc. Nhưng nàng không chịu được nữa. Nàng nằm xuống, lấy áo bông, lấy khăn, lấy tã đắp cho con, cho nàng. Nàng ngủ chập chờn trong nỗi lo sợ bị mất cắp, con nàng bị lạnh và trời có thể đổ mưa...
Sau này nhớ lại, nàng tự nhủ: Thật may, thời đó an ninh xã hội còn chưa đến mức như bây giờ. Chưa tệ hại như bây giờ. Nếu không chẳng biết chuyện gì sẽ đến...
Hôm sau nàng lên trường. Nàng học. Không gì cản trở được nàng học tập.
Hai năm trôi qua như vậy.
Thì có công văn từ P. gửi lên trường gọi nàng về. Nàng không được học nữa vì lý lịch xấu, có một tên chồng đi tù, phản cách mạng. Nàng bị đuổi học.
Điều ấy thật choáng váng tuy nàng đã lường trước. Nó đã đến, chấm dứt chuỗi lo lắng, nơm nớp, hồi hộp trong suốt thời gian nàng đi học. Nàng chỉ thật sự thất vọng vì cái công văn bỏ ngỏ. Cái công văn chính thức không cho nàng đi học gửi lên trường, không được dán kín, vứt ở văn thư và được chuyền tay nhau rất nhanh. Người ta đọc chỉ vì tò mò. Đề tài ấy làm vui lên được đôi chút những người sống ở vùng trung du xa xôi hẻo lánh này.
Hai lần nhục nhã, hai lần đau đớn, nàng thu xếp chăn màn, phích, chậu, nồi, quần áo, tã lót. Nàng đi trước hàng trăm con mắt như người bị gọt gáy bôi vôi.
Ba mẹ con rời trường. Lại những cảnh vạ vật bến tàu, bến xe. Con Thương hiểu tất cả. Nó chơi với em ở những chỗ nghỉ. Nó mang nặng những lúc đi đường. Thằng Dương bé bỏng nào biết gì. Nó bú, nó ngủ. Nó đái, ỉa. Nó khóc. Mặt nó đỏ bừng lên như người bị sốt vì nắng, nóng.
Ba mẹ con đi, dắt díu như người phiêu bạt.
Ba mẹ con đi, bồng bế như người chạy loạn năm nào. Nàng hiểu rằng nàng không còn hy vọng gì ở tương lai.
Nàng biết nàng đã bị bịt mọi lối, mọi con đường tiến thủ. Nàng chỉ có thể sống theo cái nghĩa tồn tại sinh vật. Tồn tại sinh vật cũng vô cùng khó khăn. Một mình nàng phải kiếm sống cho năm miệng ăn, lại phải dành dụm đi tiếp tế cho chồng. Tồn tại sinh vật với nàng cũng khó khăn, vì chính nàng cũng đã bị triệt hạ, bị đốn ngã.
Trở về cơ quan cũ, nàng được chuyển sang làm phụ kho, làm bốc vác. Những kiện vải nặng, những chồng quần áo may sẵn oằn lưng. Nàng cắn răng chịu đựng, cố gắng trong mọi việc như những người sa cơ thất thế biết mình phải làm gì và không được phép có một biểu hiện chán nản hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Phải đứng vững, dù thế nào chăng nữa. Phải đứng được và đừng ngã.
Nàng đã hiểu nàng chỉ được hưởng cái gì người ta cho hưởng. Bắt phong trần phải phong trần. Nàng chấp nhận và mong ước phần tối thiểu nhất: sự đoàn tụ Nhưng làm sao có được. Ông Lan đã giảng cho nàng: Chổng nàng có tội, nhưng chiếu cố đến cả hai gia đình đều có công với cách mạng, trên không đưa ra truy tố. chỉ đưa đi tập trung cải tạo. Sau nay giả dụ có phải can án nữa thì chỉ tính là có tiểu sự chứ không phải tiền án. Đó là sự nhìn nhận toàn diện, khách quan, có lý có tình: Vừa tính đến mức độ phạm tội của hắn, vừa tính đến đóng góp của gia đình với cách mạng.
Nàng không hiểu sự khác biệt giữa án và tập trung. Nhưng nàng mong chồng nàng được ra tòa. Nếu chồng nàng có tội thì hãy công bố cho mọi người, kể cả nàng và gia đình được biết những tội lỗi ấy.
Nàng cũng nghĩ không bao giờ chồng nàng lại can án, nên cái điều hắn được coi như chỉ có tiền sự chứ không phải tiền án với nàng cũng bằng thừa.
Nàng chỉ biết chồng nàng đi tù một cách hoàn toàn phi lý và dần dần nàng hiểu thực chất cái án tập trung. Nàng làm đơn đi khắp nơi. Với nỗi đau trong lòng, nàng kêu gọi công lý. Hắn cũng viết thư bí mật gửi ra cho nàng, bảo nàng làm đơn kêu oan cho hắn. Nào là Trung ương, nào là Quốc hội, nào là Thanh tra, nào là Bộ Công an, nào là Tổng Công đoàn... Nàng ghi những địa chỉ trên phong bì mà lòng lại hy vọng. Đó là những người, những nơi cả nước đặt niềm tin, những nơi quyết định tất cả. Những người sáng suốt, công minh, nhân hậu, thương dân, mong dân được hạnh phúc. Đó là Đảng của giai cấo vô sản và nhân dân lao động đã ghi trên lá cờ của mình dòng chữ: "Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân", là một chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn mọi chế độ thống trị trước về bản chất, đối lập nhau như nước với lửa. Vả lại nàng chỉ xin điều tối thiểu nhất, đơn giản nhất: Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Nàng chỉ mong chồng nàng được hưởng luật pháp. Nhất định đơn của nàng sẽ được cứu xét. Nàng bảo bố chồng cũng làm đơn nhân danh một người cha già, một gia đình tham gia cách mạng trước tháng Tám năm 1945 đã được tặng bằng khen "Có công với nước".
Vừa đi làm, vừa lo về quê thăm con, lo tiếp tế cho hắn, nàng còn lo đơn từ, đánh máy gửi lên Trung ương và tìm cách đưa tận tay các ông lãnh đạo thành phố. Nhưng nàng chẳng gặp được ai. Nàng chỉ nhìn thấy những chiếc ô-tô bóng loáng từ những biệt thự sang trọng và kín đáo lao ra phố, phả bụi vào mặt nàng. Người bảo vệ nắm vai nàng, đẩy nàng về một bên:
- Đến cơ quan. Có việc gì đến cơ quan.
Đến cơ quan. Nghĩa là đơn của nàng, niềm tin của nàng, toàn bộ hy vọng của nàng bị ném vào sọt giấy.
Không một ai trả lời nàng. Không một ai hiểu được rằng đằng sau những dòng chữ đánh mấy bình thường ấy là máu, là nước mắt, là đời người, là hy vọng sống lại.
Tiếng kêu cứu của nàng rơi vào hư vô. Không một hồi âm. Nó lọt vào thăm thẳm.
Giá ông Hoàng còn làm bí thư thành ủy ở đây. Hẳn là nàng đã được gặp rồi. Ông Hoàng còn làm bí thư thì chồng nàng đã chẳng bị bắt. Nếu ông Hoàng còn làm bí thư thành ủy. Một câu nói của ông Hoàng sẽ quyết định tất cả. Sẽ trả lại cho nàng cuộc sống. Trả lại cho chồng nàng, các con nàng cuộc sống. Cất được cho bố mẹ nàng khổ đau, nhục nhã. Nhưng ông Hoàng đã về Hà Nội. Làm một phó ban gì đó của Trung ương.
Ông Hoàng rất biết hắn. Có lần sau khi đọc một loạt bài điều tra của hắn về công tác quản lý xí nghiệp, ông Hoàng đã cho mời hắn sang làm việc riêng với ông, trò chuyện rất tâm đắc.
Hắn đã kể cho nàng nghe tất cả. Hắn hớn hở bảo nàng:
- Anh vừa uống trà chỗ ông Hoàng về. Thật là một người tuyệt vời. Ông Hoàng gọi điện cho anh: "Có trà ngon sang mình uống nhé". Hoặc: ông Hoàng gọi điện hỏi anh có đi Hà Nội không? ô-tô rộng. Mai anh đi nhé. Lên Nhà Thanh Niên xem có vay thêm được ít tiền tạm ứng nào không?
Hắn tặng ông Hoàng sách của hắn, kể với ông những dự định. Rồi một hôm, Cao, phóng viên báo T, cháu ông Hoàng về công tác, đến nhà hắn nói với nàng về hắn: ông Hoàng nói với tôi: "Thằng Tuấn nó viết được tiểu thuyết lớn về công nhân đấy".
Giá ông Hoàng còn làm Bí thư thành ủy ở đây...
Nàng đến đưa đơn và xin gặp ông lãnh đạo thành phố đương nhiệm. Nhưng không thể nào gặp được.
Bình, người bạn thân nhất của hắn và giờ đây là người nàng có thể bàn định, kể lể nỗi niềm, lắc đầu bảo nàng: ông K (tên ông lãnh đạo thành phố hiện nay) là giám đốc Sở Công an chuyển sang. Ông Trần là quân của ông K. Thế nào ông K chẳng bênh ông Trần. Ông K lại mâu thuẫn với ông Hoàng. Mà Tuấn được ông Hoàng cưng. Kêu ở thành phố không ăn thua gì đâu, kêu lên Trung ương mới có hy vọng được giải quyết.
Kêu lên Trung ương. Nàng đã kêu lên Trung ương. Nàng đã kêu vào thăm thẳm.
Ba năm qua đi. đã hết lệnh đầu tiên. (Nàng đã biết cách tính thời gian tù bằng lệnh, một cách tính thật khoáng đạt, hào phóng). Hắn vẫn chưa được về. Anh Thân gặp gỡ những ông Quảng, ông Lan ở các hội nghị do thành phố tổ chức. Người ta nói với anh: Hắn chưa được về vì chưa chịu nhận tội, hắn vẫn còn chủ quan lắm. “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” đâu phải chuyện đùa. Bắt một người đã khó. Bắt một cán bộ công nhân viên càng khó hơn. Phải cân nhắc, suy tính, đâu chúng tôi dám làm bừa. Phải có đủ tài liệu trong tay".
Vậy là hắn phải tù thêm lệnh nữa rồi. Anh Chân tìm mọi cách gặp ông Trần, người bạn cùng một cấp ủy trong những năm chống Pháp gian khổ nhất. Ông cũng bảo anh Chân là hắn đánh giá mình không đúng, chủ quan lắm. Ông Trần cũng như các ông Quảng, ông Lan không bị tù mà chỉ bắt người khác vào tù thôi, nên không hiểu để hắn ở thêm ít ngày nữa đói với hắn, đối với nàng là như thế nào. Họ đều thuộc câu nhất nhật tại tù, nhưng hẳn chẳng bao giờ nghĩ đến thực chất ghê gớm của câu nói ấy. Sao lại có thể giúp một người chữa bệnh chủ quan bằng cách cho người ta vào tù nhỉ.
Nàng lại phải chờ đợi hơn nửa nằm nữa mới được tin hắn trở về 75.
Nhưng rồi hắn lại ra đi.
Lúc hắn ngồi trên xà lim lưu dộng, đi qua đầu làng trên đường trở lại Q.N là lúc nàng đang đi làm. Cơ quan đã chuyển về thành phố. Nhận được tin khủng khiếp ấy nàng hoàn toàn gục ngã. Nàng định đi Q.N thăm hắn, nhưng chuyến đi thăm cứ bị lùi lại. Bé Dương bị viêm họng. Rồi nàng ốm. Rồi công việc cơ quan.
Rồi đến ngày 16 tháng 4, B52 rải thảm. Cả thành phố náo động. Nàng và con Nguyệt kẹt ở bến phà. Hàng nghìn người nghẽn ở bến, mắt đăm đăm nhìn lên trời chờ máy bay đến, chờ bom rơi giết chết mình. Nàng không hiểu đã lấy đâu ra sức khỏe, một tay giữ con Nguyệt để nó khỏi lạc, khỏi bị xô đẩy, tay kia giữ ghi-đông xe dạp bị kẹt cứng suốt nửa ngày ở đó.
Rồi nàng thấy mình ở giữa phà. Con Nguyệt vẫn đứng bên cạnh nàng.
Nàng đạp xe, với túi xách treo ghi-đông, túi dết khoác ngang lưng, con Nguyệt phía sau, vượt hai mươi ki-lô-mét về nhà. Bố mẹ chồng, ba đứa con chạy ra đón nàng, mừng như nàng vừa sống lại.
Hai tháng sau nàng chuẩn bị đi Q.N thăm hắn thì nhận được thư hắn: Hắn đã chuyển trại rồi. Lại một lần nữa nàng gục ngã. Nàng tự nguyền rủa mình. Vì sao khi hắn còn ở QN, nàng không đi thăm hắn? Đã đành là con ốm, công việc cơ quan, nhưng nếu quyết tâm, nàng vẫn đi được.
úp mặt trên ngực chồng, nàng nghĩ tới con đường đi Q.N, rồi con đường đi V.Q xa hàng trăm ki-lô-mét. Nàng đạp xe đạp. Phà, đò, nhiều dốc, nhiều đèo. Chiều tà vẫn một mình, với bao túi tắm, miệt mài giữa núi rừng. Nàng không ngờ trong người mình lại có ngần nấy sức lực, ngần nấy quyết tâm. Khi đi còn hăng hái vì ý nghĩ sắp được gặp chồng làm nàng thắng được mệt nhọc, vất vả. Khi về mới thật là một cực hình. Mệt mỏi, ê ẩm, rã rời và một câu hỏi: bao giờ gặp lại chồng. Nhất là khi mở khóa bước vào buồng, một mình, trống rỗng. Vĩnh biệt những con đường rừng hàm dọa nuốt chửng đời người ấy. Vĩnh biệt kiếp sống đen tối ấy. Chồng nàng đã trở về căn buồng này cùng nàng, quen thuộc, dù từ một thế giới khác, nhưng vẫn là chồng nàng, quen thuộc. Như trước đây. Như nàng vẫn nghĩ. Như nàng vẫn mong đợi.
Nàng lại nhẹ nhàng nằm xuống cạnh hắn.
Hình như có ai vào màn của hắn. Hắn cảm thấy như vậy và mở mắt. Ngọc. Ngọc ngồi cạnh hắn, một tay chống xuống chiếu, người hơi ngả, nhìn hắn. Tóc Ngọc xõa xuống hai má bầu bĩnh. Hắn vốn rất ưa ngắm khuôn mặt nàng lúc hơi cúi xuống này.
Hắn nắm lấy bắp tay Ngọc gầy guộc, tay kia vòng qua lưng nàng kéo nàng nằm xuống. Nàng ngoan ngoãn, nhẹ nhàng như một con mèo. Hắn rất khẽ, nhích người chnyển sang nằm nghiêng, vòng tay ôm lấy nàng. Nàng nằm im, cảm nhận điều nàng hàng mong ước, nay đã thành sự thật: Có chồng nằm bên cạnh. Nàng đang nằm bên cạnh chồng nàng. Mọi thứ ở chồng nàng đều thân thuộc với nàng, từ mùi mồ hôi, hay chỉ là cái mùi rất riêng biệt từ cơ thể hắn, từ cách hắn nắm tay nàng, cách kéo nàng nằm xuống.
Đúng. Chồng nàng đã ở cạnh nàng. Nàng sợ dây là giấc mơ. Nhưng đúng là sự thật. Cũng như hồi hắn mới bị bắt, nàng mong đấy là một giấc mơ, nhưng lại là sự thật, một sự thật tàn nhẫn, đau đớn. Công nhận nó là điều chẳng dễ dàng gì. Nàng đưa tay vuốt tóc chồng, sờ lên mặt mũi hắn, rồi khẽ đẩy hắn nằm ngửa. Nàng ngồi dậy. Nàng sờ nắn khắp mọi chỗ trên người hắn như một người mù, chủ nhân của một báu vật đã bị mất, nay có lại trong tay.
Rồi nàng gục mặt lên ngực hắn. Hắn đưa tay vuốt tóc nàng, vuốt dọc lưng nàng. Nàng nằm úp hẳn lên người hắn. Nàng nhắc thầm trong óc: Đúng là anh. Anh đã về với em.
Nước mắt nàng rỏ trên ngực hắn. Hắn đau quặn trong lòng, lấy tay vỗ về nàng.
Có một ngày, sau khi bị bắt được ít lâu hắn đã ôm lấy tên nàng mà thì thầm trò chuyện như hôm nay hắn ôm nàng bằng xương bằng thịt trong tay.
Nàng đã gửi tên nàng tới đó, tới xà lim 76. Đấy là bức thư đầu tiên nàng viết cho hắn. Bức thư chỉ có hai chữ Tuấn + Ngọc. Viết bằng mực Cửu long, phía trong gấu áo sơ - mi. Cái áo sơ-mi hắn cắt ở một hiệu may phố Hoàng Văn Thụ chưa kịp lấy thì bị bắt, phải gửi hóa đơn cho ông Lan. Hai chữ ấy chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Hắn biết Ngọc đã ở trường về. Ngọc đã gặp ông Lan. Ngọc đã biết cái tin khủng khiếp này. Đó là tiếng Ngọc kêu mất hắn, gọi hắn từ thế giới bên kia. Là lời Ngọc nói với hắn: Em tin anh không có tội. Em luôn ở bên anh.
Mười năm hạnh phúc và, tin tưởng, người ta đã giằng hắn ra khỏi tay Ngọc. ở bên kia trời, Ngọc gọi hắn. Tiếng gọi lặng câm mà sao hắn thấy vang động cả không gian.
Chữ Ngọc dù viết trên gấu áo sơ-mi vẫn là chữ Ngọc. Hắn vẫn nhận ra. Hắn thấy như đang được đối thoại với vợ. Đêm ấy, trong xà lim tối, đầy tiếng muỗi kêu, hắn thấy đỡ cô đơn. Vì có chữ của Ngọc. Ngọc đã gửi tên Ngọc đến để tên nàng chịu tù cùng với hắn. Và những chữ, những câu cứ tự nó đến, tự nó sắp xếp trong óc hắn:
Thấy lại em rồi! Chữ em tên chúng ta gấu áo
Hai tiếng đau vỡ hai giọt máu
Hai cuộc đời gọn hai tiếng gọi nhau
Giản dị yêu thưong trung thực tự hào.
Hôm nay xà lim anh nghe em gọi
Hai tiếng tên ta mắt con mong đợi
Hai tiếng tên ta xót lòng mẹ cha
Kỷ niệm mười năm chết một đời xa.
Mắt trong mắt nhau chiếc hôn Hà Nội
Giọt mưa xuân ấm những mái đầu
Hiện tại trắng lặng câm hai tiếng gọi
Mất cuộc đời, mất cả cái hôn đau.
Cuộc sống hôm nay tối tăm phản phúc
Niềm tin chúng ta rắn hơn sắt thép
Không được bên chồng, em gửi tên em tới xà lim
Cùng với anh, ngục tối nhốt tên em.
Cùng với anh, ngục tối nhốt tên em.
Ngục tối nhốt tên nàng cùng với hắn. Hắn thấy đỡ đi cái lạnh trong lòng, những đêm đông năm năm trước ở xà lim 76.
Đêm nay Ngọc đang khóc trên ngực hắn. Nàng khóc thổn thức. Đó là những chất chứa, dồn nén nay mới được vơi đi. Hắn chỉ biết có mỗi việc: Im lặng, vuốt ve nàng. Và thỉnh thoảng lại cố nuốt một cái gì đang làm nghẹn cổ hắn. Một lúc san, Ngọc. nín bặt, người nàng chùng lại. Nàng mệt nhọc, mềm nhũn trên ngực hắn. Nàng lại vỗ về lại hắn. Những ngón tay nàng đan vào ngón tay hắn.
Nàng khóc bởi vì cuối cùng niềm mong ước của nàng đã thành sự thật. Nàng khóc bởi vì nàng đã phải làm ra vẻ cứng rắn quá nhiều và quá lâu nữa. Việc đó thật quá sức nàng. Mười chín tuổi, nàng lấy hắn. Trinh bạch, ngây thơ, tin tưởng ở người mình yêu, tin tưởng ở đời. Rời Hà Nội, nàng theo về P. với hắn. Nàng dựa vào hắn như một cây non dựa vào cả khóm cây. Càng sống chung với hắn, nàng càng thấy yêu hắn. Càng thấy số phận mình may mắn, lấy được người chồng có tài năng, yêu vợ, yêu con và được bạn bè quý mến. Một người chồng luôn biết nàng muốn gì. Một người chồng có nghị lực, có mơ ước. Một người chồng hiểu rằng nàng đã chịu những thiệt thòi khi lấy hắn và sẵn sàng đền bù lại. Đó là những thiệt thòi nàng tự nguyện đón nhận như: Không đi học đại học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, những lúc hắn miệt mài với đọc với viết để nàng nằm một minh, những đêm giao thừa hắn đến với công nhân xi- măng, công nhân cảng, những lúc bạn bè đến chật nhà mà nàng phải lo cơm nước trong khi túi tiền đã cạn...
Nàng biết chồng nàng là một cây bút nổi lên trong đám viết trẻ cả nước. Hứa hẹn một tương lai. Sáng tác của hắn được in với một số lượng lớn. Hắn đã được Thư viện Hà Nội mời lên tiếp xúc với độc giả khi hắn ba mươi tuổi. Các nhà xuất bản, các báo gửi thư về cho hắn, đặt viết... Hắn gọi viết là cày. Hắn bảo Ngọc:
- Em đi ngủ trước nhé. Anh cày đây.
Chồng nàng cày khỏe. Bạn bè đều khen sức viết, khen cái chất cuộc sống, chất thơ trong sáng tác của chồng nàng.
Hắn là chỗ dựa của nàng. Từ việc nhà đến việc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hắn mua hàng xe mùn ở một xí nghiệp đóng tàu nơi hắn đến viết bài. Hắn đèo nàng đi làm một ngày bốn lần đi về. Hắn tranh thủ về sớm nấu cơm, rồi đi dón nàng. Cái mơ ước mua thêm một chiếc xe đạp nữa của hai vợ chồng không biết bao giờ mới thực hiện được. Hắn kiếm khá tiền, tiền nhuận bút báo. Tiền nhuận bút sách. Tiền nhuận bút ứng trước kịch bản phim. Tiền nhuận bút tái bản, nhuận bút người ta dịch sách của hắn. Không viết mà cũng có tiền. Thật cứ như của vớ được vì nó nằm ngoài kế hoạch.
Được bao nhiêu tiền, hắn đưa cho nàng hết. Để nàng chi tiêu. Hắn chỉ giữ vài đồng tiêu vặt. Hết, hắn lại hỏi nàng. Có những lần, nàng mỉm cười ngượng nghịu:
- Anh phải đi Hà Nội thôi, anh ạ.
Hắn cười lo lắng:
- Hết tiền rồi phải không?
Thế là hắn đi. Khi mang tiền về. Khi không. Thương chồng vất vả, nàng giặt quần áo cho hắn.
Nhưng hắn gạt đi. Nàng tặng hắn cái hắn quý nhất, thích nhất: Sự ái ân. Nàng ôm hắn trong vòng tay của nàng.
Lấy hắn đã mười nằm, nàng lúc nào cũng là một cô nữ sinh Hà Nội trong suy nghĩ, lo toan. Đã có chồng nàng. Vả lại nàng cũng chẳng có thể làm được gì hơn.
Đi làm về, nàng vui đùa với con cái, nghe chồng kể những chuyện, những chi tiết hay hắn thu thập được trong cuộc sống. Nàng im lặng nhìn hắn viết, đọc những quyển truyện hắn đưa cho. Và yêu nhau. Thế rồi tất cả gánh nặng trút lên vai nàng. Còn hơn cả cái gánh hắn đã mang. Với nàng, cuộc sống không còn là màu hồng của niềm tin hạnh phúc và tuổi trẻ nữa. Cuộc sống là màu sắc của nhà tù. Là sự khắc nghiệt của tường đá caơ vút, bên trên có những hàng dây thép chạy điện. Là cái gì sâu hút thăm thẳm ở trong ấy và trong cuộc đời. Là sự vô vọng. Năm năm, Nàng không ngờ nàng đã chịu đựng được năm năm. Điều gì đã làm nên nghị lực.
Có nhiều người đã khen nàng. Nàng thầm cảm ơn người đã động viên nàng. Nhưng nghĩ: Trói lại mà đánh ai chẳng phải chịu.
Chỉ một mình nàng biết được nguồn động viên lớn nhất giúp nàng vượt qua được tất cả, chính là chồng nàng. Cứ nghĩ hắn đang ở trong ấy, cứ nghĩ đến những điều hắn đang phảỉ chịu đựng, nàng lại có thể dứng lên trước những khó khăn. Khi một thanh niên hai mươi tuổi, hết hạn tù sáu tháng từ 75 ra, mang đến cho nàng ba quyển Anna Karênina, nàng nhìn người đó mà thèm muốn được như anh ta. Anh ta từ chỗ hắn trở về. Anh ta được sống với hắn. Đã chuyện trò với hắn. Anh ta hiểu tất cả những điều ở trong ấy, những điều hắn đã chịu đựng đã trải qua. Những điều nàng chỉ tưởng tượng đến thôi.
Qua người bạn tù trẻ của hắn, nàng biết rõ hơn cuộc sống trong tù. Nàng biết hắn ở xà lim 75, xà lim 76, sang BD, rồi đi Q.N. Nàng biết hắn được anh em tù quý mến và kính trọng. Nàng cho rằng đó là lẽ tất nhiên. Chồng nàng bao giờ cũng tốt với mọi người. Chồng nàng nhìn mọi người ở gỏc độ tốt. Cái nhìn đọ lượng và nhân ái. Chồng nàng biết xử thế, dù là trong tù. Chồng nàng có bản lĩnh.
Cầm ba quyển Anna Karênina nhàu nát, nàng nghĩ: Suốt gần hai năm ngày nào hắn cũng bầu bạn với bộ truyện này, đã lật giở từng trang. Nàng không biết rằng đưa được ba quyển Anna cho anh bạn tù trẻ thật là một kỳ công. Hai người nằm xa nhau. Không thể công khai cho nhau mượn truyện trong buồng giam chung. Quản giáo biết sẽ tịch thu ngay.
Đêm ấy nàng lật từng trang quyển truyện. Trang bìa lót có chữ ký của người dịch: Tặng Tuấn - Ngọc Dương Tường. Đó là một thuở xưa và nàng càng hiểu hơn cái thực tại đắng cay. Nàng đọc bộ truyện. Nàng đã đọc Anna Karênina khi hắn còn chưa bị bắt. Khi nàng còn sống có đôi hạnh phúc. Nàng đọc lại không phải để thưởng thức văn chương của Tolstoi mà là để hiểu những gì hắn đã đọc. Nhất là những hàng chữ hắn ghi ở lề sách, những chỗ ngắt chương - những chỗ ấy có một khoảng giấy để trắng. Hắn ghi nhật ký ở đó. Rất vắn tắt vì khoảng giấy rất hẹp. Và nhợt nhạt vì cái bút Pilot của hắn hết mực, phải hút nước ở bô nước uống han gỉ vào để mực từ vét-xi, từ cựa thôi ra. Những dòng chữ quặn lòng nàng.
Ngày... Biết con Thương sáng tìm bố mà không được gặp bố. Con!
Ngày... Tiếng vợ chồng chim ríu rít mãi ngoài cửa sổ. Tiếng chim non chiêm chiếp. Những cơn chết trong lòng.
Trưa thứ 93: 93 là một tên truyện của Hugo. 93 cái bánh mỳ. 92 bữa cơm xà lim. 92 đêm. 13 chủ nhật xa con. Còn đúng 24 ngày nữa là vừa 4 tháng. Con gà gáy xa gọi mình về với mẹ cha.
Ngày... 28 Tết. Thứ sáu. Đêm qua mơ thấy Ngọc và con Nguyệt. Con Nguyệt hỏi: “Bố. Cái áo chim cò đâu? " Hai mẹ con nó ngồi bón cơm cho nhau ở trong buồng. Có cái gương to. Một con quỷ vào cắn mạt mình. Mình muốn soi gương để tìm mặt nình có vết lõm sâu. Rồi Ngọc ngã xuống hố nước lụt. Bế Ngọc lên giường. Suýt chết. Đứng ở cầu ao nói với mẹ: "Con ở trong tù chỉ nhớ cầu ao này thôi". Mình hỏi mẹ: “Đôi ngan đâu? ” “Nhốt rồi”. Mẹ bảo: "Cá to lắm. Chỉ chờ mày về thôi”. Một đêm toàn mộng mị. Bắt đầu ngày 99. Râu tóc tốt quá.
Ngày... Bước vào tháng thứ bảy. Mưa rào. 182 ngày xà lim. Sắp đến chương Kitty đẻ đây. Bao giờ vợ tôi đẻ.
Ngày... 324 ngày xà lim. 324 buổi sáng anh ngồi một mình trong màn cưới của chúng ta. Nó đã cũ rách. Một thời xưa, em ơi. Những vết muỗi no máu anh, anh giết chúng trên tường xà lim, đỏ tươi máu anh, đã đen lại. Rồi lại đỏ. Rồi lại đen. Ngày... Bao giờ chấm dứt cảnh quay mặt vào tường nhai cơm một mình.
Nàng đọc, nước mắt chảy lặng lẽ.
Nàng đã khóc nhiều. Nhưng chỉ khóc một mình. Hắn đã gửi thư ra khuyên nàng:
“Hãy cứng rắn và can đảm, em". Nàng cũng thấy cần phải như vậy. Khóc than nào có ích gì.
Thời gian còn học ở trường đại học, nàng cũng thấy cần phải như vậy. Khóc than nào có ích gì. Thời gian còn học ở trường đại học, nàng cắn răng lại mà học. Nàng hiểu nàng đã tụt xuống một nấc thang khác. Trước mắt bạn học, trước mắt thầy giáo, nàng là một phần tử không trong sạch, một người có chồng bị bắt tù vì đã chống lạí cách mạng. Trước con mắt mọi người, còn tội lỗi nào xấu xa hơn, ghê tởm hơn? Nàng đã viết nhiều thư cho hắn, nhưng chắc hắn không nhận được. Nàng ctĩng không nhận được thư hắn suốt thời gian nàng đi học. Anh em sinh viên nhiều người rất thương nàng. Mỗi lần nàng về P. thăm con, nghe ngóng tin tức của hắn, họ lại chở nàng ra bến xe. Nàng viết thư cho hắn: “Chúng mình lại sắp có con rồi, anh ạ. Con đường đi qua Vĩnh Tường ăn na, anh còn nhớ không. ".
Nàng xin phép bố mẹ chồng, đón con Thương lên Vĩnh phú để nàng đỡ buồn. Những khi nàng về P, một mình nó ở lại. Tám tuổi, nó đi be bờ tát cá, được một nồi cá diếc, kho, ăn dè phần mẹ. Nó biết cái gì đến với bố mẹ nó, anh em nó. Nó biết bố nó bị người ta bắt đi tù. Nó thương bố, thương mẹ. Có đêm thức giấc, nó thấy mẹ khóc thầm. Nó ôm lấy mẹ. Nó tự tắm giặt lấy để đỡ cho mẹ. Nó nấu nướng chờ mẹ đi học về. Nó muốn nó thật ngoan để mẹ vui.
... Vui thì nàng không vui được. Nhưng nàng đỡ được sự lo nghĩ về con cái. Để nó ở lại trường, nàng yên tâm. Nàng hiểu con Thương tám tuổi đã biết thân biết phận và điều ấy làm nhói lòng nàng.
Nàng về nghỉ đẻ mang theo cả nó về. May sao đúng dịp nghỉ hè của cả hai mẹ con.
Nàng nhận được giấy của Sở Công an gọi nàng lên thẩm vấn. Và thẩm vấn hết ngày này sang ngày khác.
Chỉ còn ba ngày nữa đẻ, nàng vẫn phải ngồi từ sáng đến trưa nghe người ta hỏi, người ta tra, người ta căn vặn. Nghe người ta giảng về đường lối chính sách, về sự trị bệnh cứu người. Và nghe người ta sỉ nhục chồng nàng. Nàng ngồi, bụng chửa vượt mặt, xảy xẩm choáng váng, máu tụ tím bầm chân, da mặt bóng và trong, tái xanh như người sốt rét. Nắng tháng Sáu như thiêu và sự căng thẳng làm mồ hôi chảy thành dòng trên người nàng.
Những điều ông Lan nói hắn là một phần tử bất mãn, chống đối, trai gái, hắn đã nhận hết tội lỗi cứ trôi tuột qua tai nàng. Nàng không hề tin chồng nàng như vậy Nàng ngơ ngác: "Sao công an lại đi làm cái việc chia rẽ vợ chồng người ta nhỉ? ”. Nàng chỉ muốn được nằm nghỉ. Nàng mệt quá. Đầu óc quay cuồng, ngồi cũng còn không nổi, nữa là nghe những diều phân tích. Họ gọi nàng liên tiếp. Như muốn tấn công vào hệ thần kinh vốn đã suy yếu của nàng. Nàng trả lời ngắn và không giấu giếm sự mệt mỏi. Nàng phẫn nộ vì người ta sỉ nhục hắn, nhưng nàng chỉ khẽ khàng:
- Thưa anh. Tôi không biết những hành vi phạm pháp của chồng tôi.
- Bây giờ nghe anh nói, tôi mới biết chồng tôi đối với tôi không tốt như vậy.
Đứa con trong bụng đạp mạnh. Nàng cố ghìm để khỏi kêu lên, cảm thấy ngây ngất như dang cùng với cái ghế từ từ chìm sâu xuống lòng đất.
Ngồi trước mặt, ông Lan mím cạp môi nghiêm khắc, nhìn nàng chăm chú như thôi miên:
- Bên an ninh chúng tôi mời chị lên đây để giúp chị thấy rõ bản chất của anh Tuấn. Chính sách của Đảng là rõ ràng. Chị cũng thấy đấy. Chồng làm chồng chịu, bố làm bố chịu, con làm con chịu. Anh Tuấn bị bắt, chị vẫn được đi học. Chế độ ta ưu việt ở chỗ ấy...
Nàng cảm thấy sắp ngất đến nơi. Nàng nhăn mặt và bíu vào ghế cho khỏi ngã. Để tĩnh trí, để đầu óc sáng suốt trở lại, nàng nghĩ đến chuyến đi của nàng với hắn lên trường gần một năm trước. Lúc đó anh ở bên em. Hai chúng mình lên tàu mà không biết xuống đâu. Chị phải cùng với bên an ninh chúng tôi giúp đỡ chồng chị tiến bộ. Chúng tôi đã có đủ bằng chứng. Chúng mình tắm với nhau ở sân kho hợp tác giữa đồng. Anh cứ ca ngợi mãi ông thủ kho. Đã bao lần em đi từ trường về qua con đường ấy. Em cũng rất cảm ơn ông ấy. Đó là một thực tế, chính anh Tuấn đã nhận như vậy. Nhà anh chị có lúc nào không nhiều khách. Mất cảnh giác trong giao du. Phát ngôn bừa bãi... Em chưa một lần nào rẽ vào kho hợp tác dể gặp lại ông ấy. ông ấy không hiểu đã cho chúng mình những gì. Ông ấy không hiểu rằng ông đã tốt như thế nào. Sao lúc ấy chúng mình còn trẻ thế. Em cảm thấy mình hoàn toàn suy sụp, mình già lắm rồi. Như một bà già đối đối mặt với cái chết. Chị với trách nhiệm làm vợ, mà chúng tôi biết chị là người vợ rất yêu chồng, phải cùng chúng tôi cứu anh ấy. Rất may là chúng tôi đã dừng anh ấy lại kịp thời. Tuổi trẻ đã chết hẳn rồi, anh ạ. Anh. Bây giờ. Giờ này. Cái lúc em đang ngồi để người ta hỏi cung này, anh ở đâu? Anh có biết em bị hành hạ thế này không? Anh đã biết chúng mình sắp có con nữa chưa? Theo tính toán của em chỉ ngày một ngày hai thôi.
Đúng như nàng dự tính. Sáng hôm sau nàng trở dạ.
Thằng Hiệp, con Thương sợ hãi nhìn mẹ vật vã, rên rỉ.
- Hiệp ơi. Sang gọi chú Bình cho mẹ...
Thằng Hiệp chạy sang cơ quan báo, đúng lúc đang họp toàn thể phóng viên. Bình xin phép Phan Lâm, tổng biên tập báo, đưa Ngọc đi bệnh viện.
Bế đứa con mới sinh, nàng nghĩ tới nỗi cô đơn, sự hãi hùng, cái nghèo túng đang vây quanh nàng. Nàng nhờ người đi mua xôi. Đẻ xong nàng đói. Đói và nghĩ rằng mình lỡ hẹn với ông Lan. Ông Lan vẫn chờ nàng để hôm nay làm việc tiếp. Nàng không thể nhờ ai đến báo cáo với ông Lan rằng nàng đã đẻ "mẹ tròn con vuông", nàng đang nằm bệnh viện, nên không thể tới để ông hỏi cung tiếp được. Rồi nàng nghĩ: Công an có mặt khắp nơi. Hẳn ông không cho là nàng nói dối.
Đợt hỏi cung dở dang ấy được tiếp tục sau khi nàng đẻ, sau khi nàng từ bệnh viện về nhà. Thấy mẹ về con Thương, thằng Hiệp mừng như chó gặp lại chủ. Gần một tuần lê chúng sống với cô đồng hồ bên cạnh. Nay mẹ đã về. Lại có thêm em bé đế chúng bồng bế, nựng niu, chuyện trò. Chúng được ăn cơm với mẹ, ngủ với mẹ. Với cả em bé. Chúng được làm vui lòng mẹ để mẹ đỡ buồn.
Vừa về nhà: Ngọc đã phải mò xuống bể (nay luôn cạn) vét nước, giặt giũ. Những người hàng xóm nhìn nàng ái ngại. Nàng tránh những cái nhìn ấy. Hai mươi ngày sau khi sinh con, nàng nhận được giấy gọi của Sở Công an. Chắc các ông ấy cũng nghĩ nàng đã hoàn toàn bình phực và phải kết thúc đợt hỏi cung đúng kế hoạch để hoàn chỉnh hồ sơ về hắn. Cũng có thể các ông ấy cho rằng nàng là người hiểu hắn nhất, đồng thời là cái mắt xích yếu nhất và dây là thời điểm thích hợp - thời điểm người phụ nữ sau khi đẻ - dễ tấn công nhất, để từ nàng mà kết thúc vụ án có vẻ như sẽ lằng nhằng này.
Nàng ngồi nghe ông Lan ân cần hỏi thăm chuyện sinh nở của nàng. Ông Lan quan tâm đến cả trọng lượng sơ sinh của đứa bé, hỏi nàng đặt tên nó là gì. Ông ân cần hỏi nhiều đến sức khỏe nàng, hoan nghênh nàng dự định vẫn tiếp tục đi học. Ông nói đến trách nhiệm của nàng với chồng, trách nhiệm làm mẹ của nàng với các con. Cả trách nhiệm làm bố của hắn. Những điều ông làm cũng chỉ vì trách nhiệm ấy. Nếu nàng muốn hăn sớm trở về...
Nàng không nhớ được ông Lan đã hỏi những gì, đã ghi chép những gì. Nàng chỉ nhớ nàng tức sữa. Nàng nghĩ đến con, đến đứa bé mới sinh mà đã chịu bão tố rồi. Thằng bé ngủ chưa. Để con chị nấu cơm.
Thằng bé đái ỉa, con chị có biết đường thay cho em không? Nàng đã dành dụm được một hộp sữa, bảo con Thương pha vào chai cho em bú. (Nàng đã tráng nước sôi chai và núm về cao-su sẵn cho nó trươc khi lên Sở Công an). Không biết nó có làm được không. Khéo thằng bé lại sặc mất thôi. Nắng tháng Bảy gay gắt, nàng ngồi im lặng, mồ hôi đẫm áo. Căng hết thần kinh để nén sự phẫn uất từng phút từng phút chực bùng lên. Căng hết thần kinh để chịu đựng. Hai bầu về tức sữa, cương lên cứng như đá, nóng rực như phát sốt. Khi sữa chảy ướt đầm áo, ngồi trong phòng hỏi cung, nàng hiểu rằng lúc đó thằng bé ở nhà đang khóc, đang đòi bú.
Mấy ngày liền như vậy.
Kết thúc cuộc hỏi cung nàng tắt hy vọng. Nàng biết những gì sẽ đến qua câu hỏi moi móc, đầy ác ý và hiểm độc của ông Lan. Qua cả những lời ông giảng giải, động viên nàng tin tưởng. Qua cả những lời bộc lộ sự thông cảm của ông đối với nàng, với các con nàng, sự đau xót của ông khi ông phải làm những việc như vậy.
Nàng đưa bé Dương lên trường tiếp tục học, dù giờ đây việc học hành khó khăn quá sức nàng. Con Thương vừa đi học vừa trông em. Không biết ý kiến của hắn, nàng tự quyết dịnh vẫn tiếp tục học. Đó là khát vọng của nàng và cũng là mong ước của hắn. Nàng tin hắn sẽ ủng hộ quyết định của nàng, không bỏ dở, không chịu lùi bước trước khó khăn. Mỗi lần nghỉ lễ, nghỉ học kỳ, nàng bế bé Dương ra bến xe. Về Hà Nội. Về nhà. Để nghe ngóng tin chồng. Để sống trong không khí đùm bọc của bố mẹ chồng, để săn sóc thằng Hiệp, con Nguyệt.
Vất vả, đau khổ, nghèo túng, nheo nhóc, nhưng nàng vẫn học. Nàng không chỉ học cho mình. Nàng còn học cho cả hắn. Khi mang bầu bé Dương. nàng ăn rở khoai lang. Giờ nàng cũng ăn thêm nhiều khoai, bởi vì tiền đâu mà đong gạo chui nấu cơm ăn sáng. Con Thương đi móc cua, nấu canh cua đồng, mẹ con cải thiện. Mùa nóng, nàng vừa thức khuya học, vừa quạt cho các con. Mùa rét, rét trên vùng núi giá băng cả không khí, cứng đơ đến từng ngọn cỏ, ba mẹ con ôm nhau đắp cái chăn một của hắn được phát hồi hắn đi thanh niên xung phong, quá cũ và mỏng. (Cái chăn bông to nàng đã gửi vào tù cho hắn). Nàng học không nợ một môn nào.
Nàng cắn răng lại mà sống, mà nuôi con, mà học. Mặc mọi người bình phẩm, khinh bỉ, xầm xì. Điều đau khổ nhất không phải là những khó khăn về vật chất, tuy nó thường xuyên là mối ám ảnh, đe dọa, nhọc nhằn, làm méo mó đi khuôn mặt nàng. Nỗi đau khổ nhất là không thể than thở cùng ai. Nó đóng cục lại trong người nàng. Nó kết lại trong tâm nàng. Nó làm nàng xa lánh mọi người, nàng cô đơn với nỗi đau quá lớn, không có ai để mà thổ lộ. Các con còn nhỏ quá. Bố mẹ chồng đã già, lại phải nuôi con cho nàng, nàng không thể hành hạ thêm các cụ. Anh em mỗi người một phận. Bè bạn, những người tốt chỉ biết nhìn nàng với cặp mắt ái ngại. Vả lại biết nói chnyện gì. Vả lại ai cũng còn phải vật lộn để sống, ai cũng mang trong lòng một nỗi lo âu.
Thanh minh là chồng nàng không có tội ư? Kêu ca khổ ư? Không được. Những điều đó bao hàm một ý chống đối. Hơn nữa chồng nàng bị bắt quá lâu rồi. Với mọi người không còn là chuyện thời sự nữa. Chỉ riêng mình nàng chuyện đó vẫn còn tươi máu.
Không. Không ai có thể hiểu được điều kinh khủng ấy. Cái điều không có một người để mà chia sẻ. Đó là sự khủng khiếp nhất trong suốt năm năm hắn đi tù Chẳng có ai hiểu được.
Tết thứ hai hắn ở trong tù, nàng vẫn chưa được gặp mặt hắn. Nàng gửi tiếp tế cho hắn. ăn Tết xong, nàng bế bé Dương mới bảy tháng và con Thương đi tàu lên trường. Mọi tính toán của nàng trong chuyến đi ấy đều sai lệch. Chỉ vì muốn ở lại thêm một ngày với bố mẹ, các con, muốn ở gần nhà giam 75 thêm một ngày, nàng đi tàu đêm lên Hà Nội.
Mười giờ tối mồng sáu tết, ba mẹ con từ ga Hàng Cỏ đến nhà anh chị Diệu. Nàng định ngủ ở đó, sáng hôm sau đáp tàu đi Vĩnh Phú. Nàng một tay bế con, một tay xách túi lần mò từng bậc thang gác tối. Con Thương không nói một lời, mang nặng không kém mẹ, theo sau. Nàng gõ cửa. Không ai trả lời. Nàng lấy tay sờ cánh cửa. Hai khóa. Nàng choáng váng và thất vọng. Bác đi vắng rồi, con ạ. Ba mẹ con lại dò dẫm xuống thang.
Đứng dưới lòng đờng, nàng suy nghĩ, rồi bảo con:
- Đi con.
- Đi đâu hở mẹ?
Con Thương mệt, nhưng nó thương mẹ nó hơn. Nàng dắt tay nó.
- Đến đền Ngọc.
- Nhà ai hở mẹ
- Bác Lê Bàn.
Lê Bàn ở đền Ngọc với cụ Từ, Nàng biết vậy vì chồng nàng vẫn nói.
Quãng đường dài như như vô tận. Qua chiếc cầu, nàng bước vào trong đền. Vắng quá. Không một ai. Mọi cửa đều đóng. Nàng gọi tên Bàn. Nàng chờ tiếng trả lời và dáng người quen thuộc của Bàn bước ra.
Nàng đi cầu may qua các khung cửa im lặng như tở. Nàng đứng nhìn mạt nước hồ thăm thẳm. Giá bây giờ có hăn ở bên, để nàng dựa vào hắn, để hắn quyết định, để hắn đưa nàng di. Bây giờ, chính nàng phải quyết định. Chính nàng là trụ cột. Nàng nhìn xuống mái tóc con Thương, nó cũng đang nhìn ra mặt hồ, không dám hỏi mẹ. Về Cửa Nam thôi, con ạ.
Nó ngoan ngoãn đi theo nàng. Người nàng rã rời. Con Thương lầm lũi, có lúc ngã chúi. Nàng xách thêm cái túi cho nó. Nhưng nó không nghe:
- Con mang được. Con chỉ buồn ngủ quá. ở Cửa Nam có ai. hở mẹ?
Nàng im lặng.
- Cửa Nam không có ai đâu, con ơi. Nhưng mẹ sẽ tìm chỗ cho con ngủ.
Nàng xông vào nhà người gác được tàu xin ngủ nhờ. Nàng chìa cho họ nhìn bé Dương bảy tháng để thêm trọng lượng cho lời cầu khẩn. Nhưng người ta không cho. Dù nàng van xin. Người ta bảo nàng ra đồn công an mà ngủ.
Nàng bơ vơ giữa thành phố Hà Nội của nàng. Thành hố những năm tháng đẹp nhất của tuổi dậy thì, tuổi con gái, tuổi yêu. Thành phố nàng cắp sách đến trường. Bè bạn ríu rít như một bầy chim, áo dài màu như một vườn hoa. Thành phố nàng đi lao động xã hội chủ nghĩa, đắp đường Thanh Niên, công viên Thống Nhất. Thành phố một thời tin tưởng. Thành phố của mối tình say đắm với hắn, của cuộc đời rộng mở mà nay không chỗ dung thân.
Mấy anh nàng đều ở tập thể và quá xa. Còn những người bạn khác thì nàng không muốn phiền vào những lúc đêm hôm khuya khoắt. ôi, lòng tự trọng của một người sa cơ thất thế. Cách xử sự của người bị dồn đến bước đường cùng. Nàng trải ni-lông nằm ở trước cửa mậu dịch Cửa Nam.
Con Thương lăn ra ngủ. Bé Dương ngậm vú.
Nàng kéo chân con Thương vào, ủ cho nó. Nàng định thức suốt đêm trông con, trông đồ đạc. Nhưng nàng không chịu được nữa. Nàng nằm xuống, lấy áo bông, lấy khăn, lấy tã đắp cho con, cho nàng. Nàng ngủ chập chờn trong nỗi lo sợ bị mất cắp, con nàng bị lạnh và trời có thể đổ mưa...
Sau này nhớ lại, nàng tự nhủ: Thật may, thời đó an ninh xã hội còn chưa đến mức như bây giờ. Chưa tệ hại như bây giờ. Nếu không chẳng biết chuyện gì sẽ đến...
Hôm sau nàng lên trường. Nàng học. Không gì cản trở được nàng học tập.
Hai năm trôi qua như vậy.
Thì có công văn từ P. gửi lên trường gọi nàng về. Nàng không được học nữa vì lý lịch xấu, có một tên chồng đi tù, phản cách mạng. Nàng bị đuổi học.
Điều ấy thật choáng váng tuy nàng đã lường trước. Nó đã đến, chấm dứt chuỗi lo lắng, nơm nớp, hồi hộp trong suốt thời gian nàng đi học. Nàng chỉ thật sự thất vọng vì cái công văn bỏ ngỏ. Cái công văn chính thức không cho nàng đi học gửi lên trường, không được dán kín, vứt ở văn thư và được chuyền tay nhau rất nhanh. Người ta đọc chỉ vì tò mò. Đề tài ấy làm vui lên được đôi chút những người sống ở vùng trung du xa xôi hẻo lánh này.
Hai lần nhục nhã, hai lần đau đớn, nàng thu xếp chăn màn, phích, chậu, nồi, quần áo, tã lót. Nàng đi trước hàng trăm con mắt như người bị gọt gáy bôi vôi.
Ba mẹ con rời trường. Lại những cảnh vạ vật bến tàu, bến xe. Con Thương hiểu tất cả. Nó chơi với em ở những chỗ nghỉ. Nó mang nặng những lúc đi đường. Thằng Dương bé bỏng nào biết gì. Nó bú, nó ngủ. Nó đái, ỉa. Nó khóc. Mặt nó đỏ bừng lên như người bị sốt vì nắng, nóng.
Ba mẹ con đi, dắt díu như người phiêu bạt.
Ba mẹ con đi, bồng bế như người chạy loạn năm nào. Nàng hiểu rằng nàng không còn hy vọng gì ở tương lai.
Nàng biết nàng đã bị bịt mọi lối, mọi con đường tiến thủ. Nàng chỉ có thể sống theo cái nghĩa tồn tại sinh vật. Tồn tại sinh vật cũng vô cùng khó khăn. Một mình nàng phải kiếm sống cho năm miệng ăn, lại phải dành dụm đi tiếp tế cho chồng. Tồn tại sinh vật với nàng cũng khó khăn, vì chính nàng cũng đã bị triệt hạ, bị đốn ngã.
Trở về cơ quan cũ, nàng được chuyển sang làm phụ kho, làm bốc vác. Những kiện vải nặng, những chồng quần áo may sẵn oằn lưng. Nàng cắn răng chịu đựng, cố gắng trong mọi việc như những người sa cơ thất thế biết mình phải làm gì và không được phép có một biểu hiện chán nản hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Phải đứng vững, dù thế nào chăng nữa. Phải đứng được và đừng ngã.
Nàng đã hiểu nàng chỉ được hưởng cái gì người ta cho hưởng. Bắt phong trần phải phong trần. Nàng chấp nhận và mong ước phần tối thiểu nhất: sự đoàn tụ Nhưng làm sao có được. Ông Lan đã giảng cho nàng: Chổng nàng có tội, nhưng chiếu cố đến cả hai gia đình đều có công với cách mạng, trên không đưa ra truy tố. chỉ đưa đi tập trung cải tạo. Sau nay giả dụ có phải can án nữa thì chỉ tính là có tiểu sự chứ không phải tiền án. Đó là sự nhìn nhận toàn diện, khách quan, có lý có tình: Vừa tính đến mức độ phạm tội của hắn, vừa tính đến đóng góp của gia đình với cách mạng.
Nàng không hiểu sự khác biệt giữa án và tập trung. Nhưng nàng mong chồng nàng được ra tòa. Nếu chồng nàng có tội thì hãy công bố cho mọi người, kể cả nàng và gia đình được biết những tội lỗi ấy.
Nàng cũng nghĩ không bao giờ chồng nàng lại can án, nên cái điều hắn được coi như chỉ có tiền sự chứ không phải tiền án với nàng cũng bằng thừa.
Nàng chỉ biết chồng nàng đi tù một cách hoàn toàn phi lý và dần dần nàng hiểu thực chất cái án tập trung. Nàng làm đơn đi khắp nơi. Với nỗi đau trong lòng, nàng kêu gọi công lý. Hắn cũng viết thư bí mật gửi ra cho nàng, bảo nàng làm đơn kêu oan cho hắn. Nào là Trung ương, nào là Quốc hội, nào là Thanh tra, nào là Bộ Công an, nào là Tổng Công đoàn... Nàng ghi những địa chỉ trên phong bì mà lòng lại hy vọng. Đó là những người, những nơi cả nước đặt niềm tin, những nơi quyết định tất cả. Những người sáng suốt, công minh, nhân hậu, thương dân, mong dân được hạnh phúc. Đó là Đảng của giai cấo vô sản và nhân dân lao động đã ghi trên lá cờ của mình dòng chữ: "Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân", là một chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn mọi chế độ thống trị trước về bản chất, đối lập nhau như nước với lửa. Vả lại nàng chỉ xin điều tối thiểu nhất, đơn giản nhất: Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Nàng chỉ mong chồng nàng được hưởng luật pháp. Nhất định đơn của nàng sẽ được cứu xét. Nàng bảo bố chồng cũng làm đơn nhân danh một người cha già, một gia đình tham gia cách mạng trước tháng Tám năm 1945 đã được tặng bằng khen "Có công với nước".
Vừa đi làm, vừa lo về quê thăm con, lo tiếp tế cho hắn, nàng còn lo đơn từ, đánh máy gửi lên Trung ương và tìm cách đưa tận tay các ông lãnh đạo thành phố. Nhưng nàng chẳng gặp được ai. Nàng chỉ nhìn thấy những chiếc ô-tô bóng loáng từ những biệt thự sang trọng và kín đáo lao ra phố, phả bụi vào mặt nàng. Người bảo vệ nắm vai nàng, đẩy nàng về một bên:
- Đến cơ quan. Có việc gì đến cơ quan.
Đến cơ quan. Nghĩa là đơn của nàng, niềm tin của nàng, toàn bộ hy vọng của nàng bị ném vào sọt giấy.
Không một ai trả lời nàng. Không một ai hiểu được rằng đằng sau những dòng chữ đánh mấy bình thường ấy là máu, là nước mắt, là đời người, là hy vọng sống lại.
Tiếng kêu cứu của nàng rơi vào hư vô. Không một hồi âm. Nó lọt vào thăm thẳm.
Giá ông Hoàng còn làm bí thư thành ủy ở đây. Hẳn là nàng đã được gặp rồi. Ông Hoàng còn làm bí thư thì chồng nàng đã chẳng bị bắt. Nếu ông Hoàng còn làm bí thư thành ủy. Một câu nói của ông Hoàng sẽ quyết định tất cả. Sẽ trả lại cho nàng cuộc sống. Trả lại cho chồng nàng, các con nàng cuộc sống. Cất được cho bố mẹ nàng khổ đau, nhục nhã. Nhưng ông Hoàng đã về Hà Nội. Làm một phó ban gì đó của Trung ương.
Ông Hoàng rất biết hắn. Có lần sau khi đọc một loạt bài điều tra của hắn về công tác quản lý xí nghiệp, ông Hoàng đã cho mời hắn sang làm việc riêng với ông, trò chuyện rất tâm đắc.
Hắn đã kể cho nàng nghe tất cả. Hắn hớn hở bảo nàng:
- Anh vừa uống trà chỗ ông Hoàng về. Thật là một người tuyệt vời. Ông Hoàng gọi điện cho anh: "Có trà ngon sang mình uống nhé". Hoặc: ông Hoàng gọi điện hỏi anh có đi Hà Nội không? ô-tô rộng. Mai anh đi nhé. Lên Nhà Thanh Niên xem có vay thêm được ít tiền tạm ứng nào không?
Hắn tặng ông Hoàng sách của hắn, kể với ông những dự định. Rồi một hôm, Cao, phóng viên báo T, cháu ông Hoàng về công tác, đến nhà hắn nói với nàng về hắn: ông Hoàng nói với tôi: "Thằng Tuấn nó viết được tiểu thuyết lớn về công nhân đấy".
Giá ông Hoàng còn làm Bí thư thành ủy ở đây...
Nàng đến đưa đơn và xin gặp ông lãnh đạo thành phố đương nhiệm. Nhưng không thể nào gặp được.
Bình, người bạn thân nhất của hắn và giờ đây là người nàng có thể bàn định, kể lể nỗi niềm, lắc đầu bảo nàng: ông K (tên ông lãnh đạo thành phố hiện nay) là giám đốc Sở Công an chuyển sang. Ông Trần là quân của ông K. Thế nào ông K chẳng bênh ông Trần. Ông K lại mâu thuẫn với ông Hoàng. Mà Tuấn được ông Hoàng cưng. Kêu ở thành phố không ăn thua gì đâu, kêu lên Trung ương mới có hy vọng được giải quyết.
Kêu lên Trung ương. Nàng đã kêu lên Trung ương. Nàng đã kêu vào thăm thẳm.
Ba năm qua đi. đã hết lệnh đầu tiên. (Nàng đã biết cách tính thời gian tù bằng lệnh, một cách tính thật khoáng đạt, hào phóng). Hắn vẫn chưa được về. Anh Thân gặp gỡ những ông Quảng, ông Lan ở các hội nghị do thành phố tổ chức. Người ta nói với anh: Hắn chưa được về vì chưa chịu nhận tội, hắn vẫn còn chủ quan lắm. “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” đâu phải chuyện đùa. Bắt một người đã khó. Bắt một cán bộ công nhân viên càng khó hơn. Phải cân nhắc, suy tính, đâu chúng tôi dám làm bừa. Phải có đủ tài liệu trong tay".
Vậy là hắn phải tù thêm lệnh nữa rồi. Anh Chân tìm mọi cách gặp ông Trần, người bạn cùng một cấp ủy trong những năm chống Pháp gian khổ nhất. Ông cũng bảo anh Chân là hắn đánh giá mình không đúng, chủ quan lắm. Ông Trần cũng như các ông Quảng, ông Lan không bị tù mà chỉ bắt người khác vào tù thôi, nên không hiểu để hắn ở thêm ít ngày nữa đói với hắn, đối với nàng là như thế nào. Họ đều thuộc câu nhất nhật tại tù, nhưng hẳn chẳng bao giờ nghĩ đến thực chất ghê gớm của câu nói ấy. Sao lại có thể giúp một người chữa bệnh chủ quan bằng cách cho người ta vào tù nhỉ.
Nàng lại phải chờ đợi hơn nửa nằm nữa mới được tin hắn trở về 75.
Nhưng rồi hắn lại ra đi.
Lúc hắn ngồi trên xà lim lưu dộng, đi qua đầu làng trên đường trở lại Q.N là lúc nàng đang đi làm. Cơ quan đã chuyển về thành phố. Nhận được tin khủng khiếp ấy nàng hoàn toàn gục ngã. Nàng định đi Q.N thăm hắn, nhưng chuyến đi thăm cứ bị lùi lại. Bé Dương bị viêm họng. Rồi nàng ốm. Rồi công việc cơ quan.
Rồi đến ngày 16 tháng 4, B52 rải thảm. Cả thành phố náo động. Nàng và con Nguyệt kẹt ở bến phà. Hàng nghìn người nghẽn ở bến, mắt đăm đăm nhìn lên trời chờ máy bay đến, chờ bom rơi giết chết mình. Nàng không hiểu đã lấy đâu ra sức khỏe, một tay giữ con Nguyệt để nó khỏi lạc, khỏi bị xô đẩy, tay kia giữ ghi-đông xe dạp bị kẹt cứng suốt nửa ngày ở đó.
Rồi nàng thấy mình ở giữa phà. Con Nguyệt vẫn đứng bên cạnh nàng.
Nàng đạp xe, với túi xách treo ghi-đông, túi dết khoác ngang lưng, con Nguyệt phía sau, vượt hai mươi ki-lô-mét về nhà. Bố mẹ chồng, ba đứa con chạy ra đón nàng, mừng như nàng vừa sống lại.
Hai tháng sau nàng chuẩn bị đi Q.N thăm hắn thì nhận được thư hắn: Hắn đã chuyển trại rồi. Lại một lần nữa nàng gục ngã. Nàng tự nguyền rủa mình. Vì sao khi hắn còn ở QN, nàng không đi thăm hắn? Đã đành là con ốm, công việc cơ quan, nhưng nếu quyết tâm, nàng vẫn đi được.
úp mặt trên ngực chồng, nàng nghĩ tới con đường đi Q.N, rồi con đường đi V.Q xa hàng trăm ki-lô-mét. Nàng đạp xe đạp. Phà, đò, nhiều dốc, nhiều đèo. Chiều tà vẫn một mình, với bao túi tắm, miệt mài giữa núi rừng. Nàng không ngờ trong người mình lại có ngần nấy sức lực, ngần nấy quyết tâm. Khi đi còn hăng hái vì ý nghĩ sắp được gặp chồng làm nàng thắng được mệt nhọc, vất vả. Khi về mới thật là một cực hình. Mệt mỏi, ê ẩm, rã rời và một câu hỏi: bao giờ gặp lại chồng. Nhất là khi mở khóa bước vào buồng, một mình, trống rỗng. Vĩnh biệt những con đường rừng hàm dọa nuốt chửng đời người ấy. Vĩnh biệt kiếp sống đen tối ấy. Chồng nàng đã trở về căn buồng này cùng nàng, quen thuộc, dù từ một thế giới khác, nhưng vẫn là chồng nàng, quen thuộc. Như trước đây. Như nàng vẫn nghĩ. Như nàng vẫn mong đợi.
Nàng lại nhẹ nhàng nằm xuống cạnh hắn.