watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 34 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 34

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Hắn ở nhà ba ngày. Ba ngày ấy, hắn sống bằng cả ba kiếp sống. Cái hội chứng sống nhiều kiếp trong một lúc chỉ hắn mới có, chỉ những người mới ở tù ra mới có. Thực ra hắn chưa biết có nó. Hắn chưa ý thức được rằng mình mang bệnh ấy. Sống mà luôn nghĩ tới quá khứ, những ngày chưa bị bắt và nhưng ngày ở trong ấy, từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Đúng là từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Khi con Nguyệt nhổ tóc sâu cho hắn, thủ thỉ bên tai hắn, hạnh phúc êm đềm đến thế, hắn lại nghĩ đến con Thương ngày nào còn bé hơn con Nguyệt tẩm quất cho hắn. Và lại nghĩ đến Giang. Giang cũng nhổ tóc sâu cho hắn. Rồi con Nguyệt kéo tay hắn hớn hở: "Con với bố đi đến xem có bao nhiêu quả dứa đi. Năm nay dứa sai lắm, bố ạ". Hắn dẫn tay con bé cùng đi dọc bờ những rãnh xẻ trong vườn. Hai hàng dứa trồng hai mép rãnh đang ra những quả non. Hai bố con cùng đếm.
Con Nguyệt liến thoảng:
- Một, hai, ba, năm, cây này hai quả đấy, bố ạ. Một quả chúc xuống rãnh đây này, bố trông thấy không, sáu, bảy...
Hắn cũng đếm. Hắn chỉ đếm được đến mười thì nghĩ đến cái tên Vịt Bầu. Nghĩa là chậm. Vì số 10 là niềm tự hào của Vịt Bầu. Vịt Bầu chậm, nhưng cũng tạt được khoai khi xới khoai. Vặn củ khoai non lau vào vạt áo cho hết đất cát phân gio, rồi tém gọn vào mồm ngậm nhai. Khi xới ngô cũng thổi ác-mô-ni-ca, cho bắp ngô vào mồm xoay một vòng là hết mấy hàng hạt... Và nương dứa của trại ập đến. Nương dứa mênh mông vạc vào một bìa rừng, cỏ mọc rậm rịt. Những bụi le cao vút chen với dứa, lá sắc như dao cạo che khuất hắn. Nhưng dứa vẫn rất nhiều quả. Lại nhiều quả đang bắt đầu chín. Hắn lại chỉ đi một mình. Thật là thiên tải nhất thì, nghìn năm có một. Hắn trẩy đúng mười quả. Dễ lắm. Lấy chân đá vào cuống dứa.
Gẫy ngay. Toàn những dứa thơm căng. Cho vào thùng, rồi quẩy lủi vào một bụi rậm giữa rừng. Khợp. Không có dao, hắn tìm một chỗ gồ lên của rễ cây. Đập Quả dứa vỡ đôi. Hắn gặm. Ngon. Thơm. Ngọt lịm. Đúng là cơ hội ngàn năm có một. Quả thứ hai vẫn ngon. Quả thứ ba đă thấy rát lưỡi. Đã thấy lợi như bị cào. Nhưng vẫn ngon. Nước dứa ngấm vào người rần rật. Rát lưỡi đấy, nhưng không được bỏ. Có thể yểm vào một chỗ, để dành, nhưng biết bao giờ mới quay lại mà ăn. Tù nay làm đồi này mai làm đồi khác. có khi vài tháng sau mới quay lại nơi làm cũ. Hắn gặm. Tiếp tục đập. Tiếp tục gặm. Lợi đã chảy máu. Máu đỏ tươi khi hắn quệt mép. Máu đỏ hồng ở chỗ thịt dứa dính vào mảnh vỏ hắn cầm trên tay.
Quả thứ bảy. Mỗi lần gặm đau như xé lợi. Máu tươi chảy xuống tới càm.
Quả thứ tám. Lưỡi vừa chạm vào miếng dứa đã rụt ngay lại như chạm vào sắt nung đỏ. Cố. Phải cố. Phải ăn hết. Không được bỏ. Đây là lượng. Đây là chất. Nhai trệu trạo thôi. Rồi nuốt. Nhưng hàm ếch cũng chảy máu tươi rồi. Cũng bong hết lớp da non, cũng rách toạc ra rồi.
Quả thứ chín. Khá lắm. Đã được tám quả. Còn quả này nữa. Hắn đau đớn giàn giụa nước mắt. Giá có dao gọt, xắt thì đỡ hơn. Đằng này lại gặm. Dứa tác động đến mồm miệng nhiều gấp mấy lần. Hắn thừ người nhìn quả dứa thứ chín đã đập vỡ làm hai, Nước quả dứa bị giập trong khi đập ri rỉ, óng ánh. Nước dứa dính bết tay hắn. ở miệng hắn, nước dứa dính lẫn máu hồng hồng.
Hắn gặm nửa quả dứa thứ chín. Tra tấn. Đúng là tra tấn. Giá mà để dành được. Đau. Mồm như bị lở loét xối lên óc. Hắn gặm nửa quả dứa còn lại. Máu chảy nhiều quá. Hắn giằng mạnh cái lõi. Nó bựt ra, kéo theo nhiều thịt dứa. Hắn gặm chỗ thịt ấy. Đỡ đau hơn khi nó còn dính vào vỏ, lúc gặm thỉnh thoảng lại có một cái mắt dứa cào vào lưỡi như dao cạo khía. Nhưng vẫn là tra tấn. Vẫn là máu me nhầy nhụa. Hắn ăn hết quả dứa thứ chín và ngắm nghía cái lõi. Nó tròn tròn phủ kín một lượt máu, hồng hồng như một khúc xương lợn còn dính thịt. Hệt như khúc xương lợn còn dính thịt nham nhở. Hắn vất cái lõi hồng hồng ấy vào đám vỏ dứa đã gặm. Hắn nhìn quả dứa thứ mười. Hắn thở dài, đứng lên, ném quả dứa vào bụi. Không ai có thể làm được một việc quá sức mình. Hắn chỉ cố được chín quả. Dù là nghìn năm có một vẫn phải vứt đi thôi.
Hắn lần mò xuống suối. Mồ hôi như tắm. Bỗng thấy ngứa ran khắp người vì nóng, vì muỗi đói, ruồi vàng. Hắn ngâm mình dưới suối và thấy tỉnh táo trở lại. Bữa trưa hôm ấy, hắn chỉ xúc vài thìa lấy lệ. Vì đau. Vì no. Chỗ cơm còn lại hắn phơi khô, để dành cho những sáng chủ nhật bị treo mỏ.
Từ ấy Vịt Bầu không còn là Vịt Bầu nữa. Chỉ Vịt Bầu mới tạt được một lúc mười quả dứa. Cứ bảo Vịt Bầu chậm mãi đi. Thần tạt đấy. Nhưng sự đánh giá mới ấy không bền. ít lâu sau anh em trong toán lại trêu chọc Vịt Bầu, vì Vịt Bầu cùng Dần đi tạt sắn bị Thuận sứt bắn rụng.
Hai người đã cẩn thận lắm. Không đi từ dưới lên mà tạt từ rừng xuống. Chui vào giữa nương thì Dần bảo: Nghe như có tiếng mõ trâu. Khéo thằng Thuận sứt ở đây đấy”. Hắn sợ. Thuận sứt chăn trâu không tha một ai. Hắn và Dần nằm xuống thảm lá sắn nghe ngóng động tĩnh. Vẫn im ắng. Một đàn chim thiên đường sặc sỡ từ đâu bay tới đỗ xuống bìa rừng. Nhớ đến một chuyện của Hemingway viết về chiến tranh Tây Ban Nha, về con quạ trên cây thông lối đi vào trận địa bay lên là bọn phát-xít tới, hắn bảo Dần theo dõi đàn chim. Con chim cuối cùng vừa đáp xuống thì con đầu đàn đã tung lên kéo theo cả đàn. Hắn và Dần nằm im một lúc nữa. Rồi cùng bò đến một gốc sắn mập đầy mắt. Đầu tiên là phạt đứt cái chạc ba ngọn sàn đã. Để nó khỏi rung rinh. Và nhổ. Được gốc đầu tiên. Bốn củ gẫy. Xoắn vặn bốn củ. Hơi tiếc vì phần ngon nhất còn nằm dưới đất. Gốc thứ hai. Đất rắn quá. lâu không mưa. Cong lưng. Nín thở. Vãi cả rắm mà không suy suyển. Nào. Cố. Hai ba nào. ị... ị... ự... ự... Bỗng Dần ngổi phịch xuống đất, đưa tay về phía lưng kêu lên Khe khẽ:
- Bỏ mẹ rồi! Chết cha rồi! Sút lưng rồi!
Và nằm ngửa giơ bốn vó lên giời, quằn quại trên lớp lá sắn khô.
Vừa lúc ấy một giọng khoái trá vang lên: “Các anh làm gì ở đây. ”. Thuận sứt! Thuận sứt cười hề hề, nhặt bốn củ sắn gẫy về báo cáo cán bộ. Trông rất đểu. Cái thằng chó má ấy chỉ chừa tật bẩm báo, khi Hỉn Sán bắt quả tang nó đang “làm tình" với con trâu cái của toán ở dưới suối. Nó đã vào rất sâu trong rừng. Nó đã tháo cả mõ trâu ra. Nhưng nó lại kêu họ, họ lúc làm tình. Thế là Hỉn Sán túm được.
Mình chỉ bị hạ mức ăn. Dần còn bị sút lưng, nằm ngổi dặt dẹo. Lẽ ra phải biết khi đàn chim văn công bay đi là chắc chắn có người ở bên dưới. Lẽ ra để lùi lại Đừng tạt ngay hôm ấy...
- Nhưng làm sao chờ đợi được. Sắn đang xuống củ. Tất cả trí tuệ hướng về nươhg sắn, mong được bữa bành.
- Bố bảo gì? Con đếm hết hàng này là một trăm hai bốn quả. Bố đếm được bao nhiêu?
Con Nguyệt giật tay áo kéo hắn, ngước cặp mắt long lanh nhìn hắn.
Hắn ép con vào sườn mình. Hai bố con cùng đi đếm tiếp mà lòng hắn quặn đau. Con học giỏi mà làm gì? Đời con rồi khổ dấy. Con không còn là một đứa trẻ bình thường nữa. Lỗi tại bố. Tất cả là tại bố. Con chưa hiểu gì đâu. Nhưng bố thấy trước rồi. Đen tối lắm. Lý lịch của con sẽ ghi "Bố. Đi tù ". Các cấp sẽ xác nhận: "Bố phản động. Đi cải tạo năm năm”. Dòng chữ ấy bám vào con suốt đời. Không chỉ đời con. Đời con con nữa. Con là thịt xương của mẹ, của bố. Giá con là con một người nào khác, đời con sẽ không đến nỗi...
Hắn ôm lấy con gái. Hôn vào má nó. Hắn cứ tưởng về quê với bố mẹ, hắn có thể thư thái lại. Như trước đây "bước vào tới cổng là bỏ lại sau lưng tất cả”
Khi mới nhận giấy tha từ tay ông Quân, bước những bước đầu tiên trong trại V.Q thấy nhẹ băng băng, hắn đã nghĩ tới cái lực hút nhà tù không còn tác động đến hắn. Thật ngu xuẩn và nông cạn. Nó là cả một từ trường như từ trường quả đất, luôn kéo mũi kim la bàn chỉ về hướng Bắc. Có xoay la bàn thế nào chăng nữa, kim chỉ rung rinh chuyển động, rồi lại im lìm một hướng quay về phía Bắc.
Cái kim la bàn trí não hắn có nghĩ tới chuyện gì rồi cũng lại quay về đó.
Những chuyện trong tù cứ tự nhiên nó đến. Nhiều khi chẳng cần một mối liên hệ nào. Khi bà Chân ngồi ở cửa bếp mổ cá, bà gọi: “Nguyệt ơi! Trèo lên hái cho bà mấy cái lá me đi", hắn hiểu rằng mong ước của hắn đã biến thành sự thật. Trong tù hắn đã ao ước được nhìn thấy mẹ đi chợ về biết bao. Và khi từ 75 lên Q.N lần thứ hai, được giữ chân coi vườn, đem màn xuống suối vây bắt cá, bắt những con cá suối bé tý gầy nhom bỏ vào ca, vẩy cá bám vào tay, hắn nghĩ đến đúng cảnh này.
Vậy mà ngay lúc ấy, ngay lúc lũ gà xông vào mổ vây cá, ruột cá trên thớt, mẹ lấy dao huơ đuổi làm chúng giạt ra, hắn lại thấy trước mắt những ô vuông trên cánh cửa xà lim và những đôi mắt xà lim đầu tiên nhìn hắn, hắn cũng đăm đăm nhìn lại. Những đôi mắt xà lim 75 im lặng ướm chườm lên mắt hắn vào cái hôm hắn từ 76 chnyển sang.
Sau nửa nằm 76 không một bóng người, sang 75 lần đầu tiên nhìn thấy những đôi mắt ấy. Những đôi mắt trong những ô vuông xà lim đối diện nhìn sang. Giống nhau. Rờn rợn. Câm lặng. Âm thầm. Khắc khoải. Dò hỏi. Rã rời. Cam chịu. Nhẫn nhực. Chở đợi. Tò mò. Cảnh giác. Và hình như cả vui vẻ nữa, vì có thêm người cùng chung cảnh ngộ. Những đôi mắt thoi thóp chút ánh sáng còn leo lét bên trong. Những đôi mắt nói rất nhiều. Không thể diễn đạt bằng lời những đôi mắt ấy. Chỉ có thể thể hiện nó bằng ống kính. Nhất là khi mới chân ướt, chân ráo bước vào. Ngơ ngác vì sự chuyển buồng. Ngơ ngác với cái chuồng mới của mình. Vất nội vụ vào một góc và bước ra cửa xà lim quan sát thế giới qua cái ô vuông bằng bàn tay. Lom khom nhìn ra hành lang tối. Nhìn sang bên kia. Bắt gặp những đôi mắt ở những ô vuông xà lim đối diện nhìn lại. Không thấy người. Chỉ những đôi mắt. Lần đầu tiên thấy những đôi mắt xà lim. Những đôi mắt xà lim nhất loạt hiện ra nhìn lại. Những đôi mắt từ đường chân trời bên kia nhìn lại.
Ai? Họ là ai? Người. Không. Con người không nhìn nhau như thế. Những đôi mắt như những tấm gương soi, soi rõ cuộc đời mình. Mỗi ô vuông chỉ vừa đôi mắt. Không thấy mặt Không thấy người. Không biết tuổi tác. Không thể chỉ bằng đôi mắt đã biến dạng mà biết được già hay trẻ, cao hay thấp. Chỉ có hai con mắt. Con mắt cửa sổ tâm hồn. Con mắt cửa sổ xà lim. Con mắt của những cuộc đời xà lim. những số phận khác nhau, lần đầu gặp gỡ quan sát làm quen, bởi vì mãi sau mới là câu chào đón tiếp đầu tiên: "Bị lâu chưa? ” Những đôi mắt mà hễ ai nhìn thấy dù chỉ một lần cũng đủ cả đời ám ảnh.
Còn khi bố cầm chổi quét sân, tiếng chổi quèn quẹt trong mảnh sân nhỏ còn vương lại ánh nhợt nhạt cuối cùng của một ngày và trong nhà con Nguyệt đã châm đèn thì còn có thể nghĩ đến một cái gì khác, một ai khác ngoài Sơn. Tiếng chổi cuối cùng của một ngày vẫn hứa hẹn một buổi tối bình yên, đầm ấm, hạnh phúc, êm ả đến phẳng lặng của nông thôn sum họp bây giờ đây nghe mà buồn đến tái lòng. Không thể tách bạch được dâu là tiếng chổi của bố, đâu là tiếng chổi của Sơn.
Sơn kỹ sư bốc xếp, án ba nám, đêm đêm khoanh tay nhìn bó hoa đen trên tường nhà mét, Sơn đã được giao quét trại khi anh tù chuyên quét trại mãn án. Không thể không nhớ tới đôi lồ của Sơn. Nhớ tới cô giáo Hạnh vợ Sơn lên thăm Sơn. Và nghĩ tới Phượng, dì Sơn. Người quen trong thời oanh liệt, người mới biết trong nhà gặp mặt trại Q.N.
Lần đầu tiên gặp Hạnh hắn không để ý. Hắn chỉ gật đầu chào Phượng. Lúc ấy Phượng đang ngồi cạnh Ngọc. Lúc ấy hắn mới biết Sơn là cháu gọi Phượng bằng dì. Hai dì cháu chắc chỉ hơn nhau dăm tuổi. Thoạt nhìn thấy Phượng hắn cảm thấy nhục nhã vì bộ quần áo tù hắn đang mặc trên người, vì dáng vẻ tiền tụy của hắn trước các ông công an. Bởi Phượng là người đã chứng kiến hắn từng sống như thế nào, bởi Phượng có một thời đã đem lòng yên hắn. Phượng đánh máy ở cơ quan Ngọc. Ngọc vẫn nhờ Phượng đánh máy bản thảo cho hắn. Những bản thảo đã in, chưa in, bị công an tịch thu đều do Phượng đánh máy hộ. Coi như Phượng đã đọc toàn bộ sáng tác của hắn. Hình như Phượng quý hắn. Hắn cảm ơn Phượng về sự giúp đỡ. Hắn ký tặng Phượng sách.
Ngọc mời Phượng đến ăn cơm những ngày chủ nhật, những khi hắn có nhuận bút. Hắn để Ngọc tiếp chuyện Phượng. Hắn nấu án. Hắn nấu ngay ở lò sưởi trong nhà và quay lại: Cô chủ, cô khách quay đi nhé. Tôi nếm đây. Dạo ấy Phượng còn ở tập thể. Một mình Phượng trong căn buồng hẹp ở công ty. Chồng Phượng dạy học trên Hà Nội thỉnh thoảng mới về. Cao lớn, nước da bánh mật, răng trắng đều, lại được hai lúm đồng tiền bên má, đôi mắt lấp lánh, Phượng rất tươi tắn và quyến rũ. Ngọc kể lại: ông phó chủ nhiệm công ty đã tán tỉnh sàm sỡ với Phượng bị Phượng cự tuyệt thẳng thừng. Tuy nhiên để ông yên tâm, hoàn hồn, Phượng nói với ông sẽ giữ bí mật cho ông chuyện đó, không báo cáo với lãnh đạo. Phượng đã giữ lời hứa. Phượng chỉ nói với Ngọc thôi. Không biết Phượng đã nói với Ngọc những gì về hắn mà một hôm đi làm về, Ngọc nửa đùa nửa thật bảo hắn:
- Cái Phượng nó yêu anh đấy.
Hắn cười. Hắn biết Phượng là người ham đọc sách, đã đọc hết tỉ sách còm cõi của hắn. Đã đọc nhiều sách khác. Phượng yêu văn học. Phượng yêu những trang hắn viết. Rồi Phượng có cảm tình với người viết những trang ấy. Có thể là như thế.
Một buổi sáng, hắn ở nhà viết bài thì Phượng đến gặp hắn, chỉ giữa hai người thôi, không có Ngọc. Lần đầu tiên chỉ có hai người, không có Ngọc.
Phượng đưa cho hắn những trang bản thảo quyển Hải đang mới đánh máy xong. Cũng lại là lần đầu tiên Phượng tự mang đến. Những lần trước Phượng đều gửi Ngọc cầm về. Hắn đỡ xếp giấy trong tay Phượng, cảm ơn Phượng và nói. Phượng đánh máy đẹp quá.
- Anh viết đến đâu rồi. Đưa tiếp cho em.
Hắn đưa xếp bản thảo tiếp theo cho Phượng. Phượng cúi nhìn những dòng chữ li ti của hắn, những chỗ hắn dập xóa, những chỗ hắn thêm vào.
- Chữ tôi có khó đọc lắm không?
- Đọc được. Em quen với chữ anh rồi.
Phượng nhìn thẳng vào mắt hắn trìu mến:
- Văn anh đẹp lắm.
Và hỏi hắn về quyển Hải đăng, về những dự định sáng tác của hắn. Đôi mắt Phượng lấp lánh. Nụ cười của Phượng càng sâu hơn những vết lúm đồng tiền. Phượng bỗng trở nên nhí nhảnh, duyên dáng, hóm hỉnh, nũng nịu. Hắn nhớ đến thời hạn nộp bài cho ban biên tập và hỏi Phượng mấy giờ rồi. Phượng không trả lời. Tay Phượng đang để trên bàn: đỡ xếp bản thảo. áo sơ-mi ngắn tay, bắp tay Phượng tròn đầy màu bánh mật. Cổ tay Phượng đeo cái đồng hồ nhỏ xíu. Phượng hơi nhíu mày về sự quấy rầy của hắn, càng như mải chăm chú đọc những trang mới viết của hắn và đưa cả cánh tay tròn trĩnh có đeo đổng hồ sát về phía hắn. Để hắn xem giờ. Để hắn cầm lấy tay Phượng đưa lên mà tự xem giờ. Đó là một kiểu mời yêl. Một kiểu nói: “Em yêu anh. Em là của anh”. Hắn cầm lấy tay Phượng. Hắn cầm lấy cả cánh tay mát rượi có đeo đồng hồ ấy kéo về phía mình. Phượng rời xếp bản thảo đứng lên, ngoan ngoãn bước lại gần hắn. Hắn cũng đứng lên. Hắn ôm hôn Phượng. Hẳn Phượng vẫn chờ đợi cái hôn ấy, vì Phượng ép chặt vào người hắn.
Hắn thở gấp. Phượng cũng thở gấp. Hình như mặt hắn tái đi, vì mặt Phượng cũng tái đi. Hắn nhìn Phượng, thấy đôi mắt Phượng trong trẻo long lanh như mắt thiếu nữ. Phượng bỗng trở thành thiếu nữ. Thiếu nữ đến tuổi yêu, đang yêu và được yêu. Hắn nắm tay Phượng lần nữa, nhưng Phượng khẽ khàng gỡ ra, lắc đầu chỉ ra cửa như muốn nói: "Chúng mình hãy cẩn thận. Nhỡ có người lên”. Phượng vuốt lại tóc, cầm xếp bản thảo trên bàn, nhìn hắn gật gật như hỏli “Em về nhé. Đồng ý nhé”. Và xuống thang. Phượng xuống thang như nhảy từng bậc một dù vẫn nhẹ nhàng. Từng bước chân thiếu nữ nhún nhảy, nhí nhảnh, nghịch ngợm, vai khẽ nhô lên hạ xuống theo từng bậc thang. Hắn nhìn theo mà thấy Phượng trẻ lại như chỉ mời sáu mười bảy tuổi.
Câu chuyện xảy ra lúc mười giờ và kết thúc hai tiếng đồng hồ sau đó khi Ngọc đi làm về. Không hiểu sao Ngọc đã biết tất cả. Đã lâu quá rồi. Gặp Phượng ở nhà gặp mặt trại QN, những kỷ niệm ấy chỉ thoi thóp ở một nơi nào đó của ký ức, không đủ sức cựa mình dưới chiều dày lớp chăn liệm của thời gian và sự kiện. Cái hôn duy nhất thoảng qua của một thời đã chết và không bao giờ còn tái sinh được nữa, chẳng gợi gì đói với một người đang sống trong tù ngục với cái đói, với u uất, với xà lim, với lao động khổ sai, với tiên diệt cuộc đời. Hắn chỉ cảm thấy xấu hổ vì tư thế súc vật của hắn. Và ngạc nhiên: Không biết Phượng thăm ai. Nhà Phượng cũng có người sa vào thiên la địa võng này ư? Ngọc bảo:
- Phượng lên thăm cháu. Cũng ở đây. Em với Phượng cùng đi với nhau lên hôm qua. Phượng gửi cho anh gói cà-phê đây này. Nhưng không biết các ông ấy có cho nhận không?
Nhìn Sơn ngồi đối diện với Phượng, hắn mới hiểu vì sao hắn thấy Sơn quen quen, như đã gặp nhau ở đâu rồi. Sơn rất giống Phượng. Ngày ấy Sơn đã khoanh tay đàm đăm đửng nhìn ngọn đèn không bóng, nhìn bó hoa đen ở cửa nhà mét. Từ ấy hắn và Sơn thân nhau hơn. Hai người rủ nhau đi xa kiếm vả. Không có vả chín, họ ăn vả ương và cả hai cùng bị say, nôn thốc nôn tháo cho đến khi dạ dày chỉ còn nước chua. Rủ nhau vào các nhánh suối cạn. Lật những hòn đá, bắt cua. Bắt nhái. Tìm ráy. Ráy hay mọc ở đầu những nhánh suối cạn lúc nào cũng ẩm ướt và bên trên là cây cối dây leo chằng chịt. Tìm món này có cái nguy hiểm là sẵn vàt. Giống vắt cắn rất êm. Không đau. Chỗ nó cắn máu cứ chảy mãi. Phải lấy lá nón dán vào mười cầm được máu. Thuốc lào cũng chẳng ăn thua gì. Có con cắn no máu về đến buồng giam cũng vẫn không biết. Nó hút máu quá căng, nên rời ra chiếu rồi mà máu từ mồm nó vẫn cứ ựa ra đỏ tươi. Sơn bỏ các thứ vào cặp lồng. Cả nhái, cả cua, cả rau tàu bay, mẩu khoai lang, ráy nấu thành một thứ sền sệt. Đúng là sột sệt. ôi! Đại tiệc
Sau này đi làm miến với Giang, hai anh em ngồi ở chỗ làm, đêm khuya nhìn con chim săn mồi vụt qua quầng sáng ngoài cửa sổ, cánh vỗ êm ru, hắn lại nhớ đến Sơn. Vì hắn nghĩ đến những con chim rừng, những con sóc cũng bay êm như thế. Rồi lại nghĩ đến tiếng vắt đo trên lá mục. Chim bay êm, còn vắt đo lại nghe tiếng rào rào.
Hôm ấy, đang đi tìm ráy với Sơn, thì hắn thấy vắt ngay trước mặt, chỗ hắn định đặt chân xuống. Hắn quay sang chỗ khác. Lại vắt. Chỗ nào cũng vắt.
Hắn nhảy lên một gốc cây to bị cưa cụt gần đó. Một gốc cây cao lưng lửng. Hắn đứng im trên gốc cây nhìn ra chung quanh. Nhìn xuống xem có khóm ráy nào không. Nhìn lên xem có thấy dây gắm, quả vả nào không. Vì hắn bỗng nghe như có tiếng rì rào. Hắn lắng nghe. Quả là có tiếng rì rào thật. Hắn chăm chú nhìn xuống. Vắt. Vắt đói đo trên những lá mục. Cơ man là vắt nhỏ nhít như những sợi tóc vàng vàng.
Bốn chung quanh, vắt ngóc đầu về phía gốc cây hắn đứng. Mỗi chiếc lá mục phải đến mấy con vắt. Mà lá rừng thì nhiều vô kể. Vắt ngửi thấy hơi người dồn đến. Vòng vây đang thít quanh hắn. Hàng vạn con vắt hăm hở hướng tới quăng mình như những con sâu đo.
Hắn nhìn xuống gốc cây hắn đứng. Đoàn vắt tiên phong đang leo lên gốc cây. Hắn hoảng sợ, nhún người nhảy vọt qua vòng vây của vắt, chạy xuống suối, ngồi phệt trên một tảng đá, kiểm tra từng kẽ chân, vén quần lên xem chỗ khoeo sau gối...
Hắn hú gọi Sơn. Có tiếng hú cúa Sơn đáp lại từ xa. Một lúc lâu thấy Sơn xách về một củ ráy to. ở chân Sơn, mấy vết máu chảy: Vắt cắn.
Khi anh tù quét trại mãn án, Sơn được thay chân ấy. Hắn mừng cho Sơn. Đó là một công việc được tin tưởng. Sơn quét không chê vào đâu được. Quét suốt ngày. Từng buồng giam. Cọ rửa nhà mét. Cái đòn gánh luôn trên vai. Khi gánh nước. Khi đôi lồ. Và chổi. Các loại chổi. Chổi cùn cọ nhà mét. Chổi dài - làm bằng một loại cành cây mềm đã rụng hết lá - quét buồng, quét chung quanh. Luôn chân luôn tay. Khi đã sạch sẽ tất cả, Sơn ngồi vào chỗ khuất nghỉ một tý. Nhưng chỉ thoáng thấy bóng ông quản giáo ông vũ trang mãi ngoài cổng, Sơn đã đừng lên vờ lấy cái chổi. Lại quét.
Rõ ràng Sơn quét trại tốt hơn anh tù trước. Rác rưởi cây que quanh nhà xí công cộng cũng không còn (anh em tù người dân tộc chùi đít bằng cây que, đóm, nứa... vương vãi khắp nơi). Gánh nước cọ gần chục nhà mét. Quét gần chục buồng giam. Quét chmg quanh các buồng. Quét lối đi. Dọn nhà đái, nhà xí công cộng... Khối lượng công việc thật đồ sộ. Sơn im lặng làm. Sạch sẽ. Cẩn thận. Chu đáo. Nhặt từng đầu mẩu thuốc lá. Từng cái đầu đóm. Cải vỏ kẹo. Cái lá rụng. Không một ông quản giáo nào chê Sơn. Sức lao động Sơn bỏ ra phải gấp mấy lần khi Sơn còn đi làm cùng với toán.
Bù lại, Sơn được ra vào trại tự do. Và nhất là được biên chế vào toán nhà bếp. Được ngủ được ăn với toán nhà bếp. Được bành. Bành, nhưng trông Sơn vẫn chẳng thấy khác đi tý nào. Vẫn cứ xanh bóng. Vẫn khó đám đăm. Không biết về toán nhà bếp Sơn có còn đứng ở cửa nhà mét nói chuyện với bó hoa đen nữa không? Cái vụ anh-giếch-tơ, béc vòi phun, Sơn kiếm được bao nhiêu? Cái giá phải trả thật là ghê gớm. Rồi hắn cười chua chát:
- ít ra Sơn còn kiếm được tiền để phải trả giá ba năm. Còn gần năm năm của mình là cái giá phải trả vì mình đi viết văn, đi làm báo, vì những ý nghĩ ngu xuẩn, dại dột, ngông cuồng của tuổi trẻ. Đáng đời thằng cáo!



Hắn ở nhà ba ngày. Ba ngày ấy, hắn sống bằng cả ba kiếp sống. Cái hội chứng sống nhiều kiếp trong một lúc chỉ hắn mới có, chỉ những người mới ở tù ra mới có. Thực ra hắn chưa biết có nó. Hắn chưa ý thức được rằng mình mang bệnh ấy. Sống mà luôn nghĩ tới quá khứ, những ngày chưa bị bắt và nhưng ngày ở trong ấy, từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Đúng là từ chuyện này lan man sang chuyện khác. Khi con Nguyệt nhổ tóc sâu cho hắn, thủ thỉ bên tai hắn, hạnh phúc êm đềm đến thế, hắn lại nghĩ đến con Thương ngày nào còn bé hơn con Nguyệt tẩm quất cho hắn. Và lại nghĩ đến Giang. Giang cũng nhổ tóc sâu cho hắn. Rồi con Nguyệt kéo tay hắn hớn hở: "Con với bố đi đến xem có bao nhiêu quả dứa đi. Năm nay dứa sai lắm, bố ạ". Hắn dẫn tay con bé cùng đi dọc bờ những rãnh xẻ trong vườn. Hai hàng dứa trồng hai mép rãnh đang ra những quả non. Hai bố con cùng đếm.

Con Nguyệt liến thoảng:

- Một, hai, ba, năm, cây này hai quả đấy, bố ạ. Một quả chúc xuống rãnh đây này, bố trông thấy không, sáu, bảy...

Hắn cũng đếm. Hắn chỉ đếm được đến mười thì nghĩ đến cái tên Vịt Bầu. Nghĩa là chậm. Vì số 10 là niềm tự hào của Vịt Bầu. Vịt Bầu chậm, nhưng cũng tạt được khoai khi xới khoai. Vặn củ khoai non lau vào vạt áo cho hết đất cát phân gio, rồi tém gọn vào mồm ngậm nhai. Khi xới ngô cũng thổi ác-mô-ni-ca, cho bắp ngô vào mồm xoay một vòng là hết mấy hàng hạt... Và nương dứa của trại ập đến. Nương dứa mênh mông vạc vào một bìa rừng, cỏ mọc rậm rịt. Những bụi le cao vút chen với dứa, lá sắc như dao cạo che khuất hắn. Nhưng dứa vẫn rất nhiều quả. Lại nhiều quả đang bắt đầu chín. Hắn lại chỉ đi một mình. Thật là thiên tải nhất thì, nghìn năm có một. Hắn trẩy đúng mười quả. Dễ lắm. Lấy chân đá vào cuống dứa.

Gẫy ngay. Toàn những dứa thơm căng. Cho vào thùng, rồi quẩy lủi vào một bụi rậm giữa rừng. Khợp. Không có dao, hắn tìm một chỗ gồ lên của rễ cây. Đập Quả dứa vỡ đôi. Hắn gặm. Ngon. Thơm. Ngọt lịm. Đúng là cơ hội ngàn năm có một. Quả thứ hai vẫn ngon. Quả thứ ba đă thấy rát lưỡi. Đã thấy lợi như bị cào. Nhưng vẫn ngon. Nước dứa ngấm vào người rần rật. Rát lưỡi đấy, nhưng không được bỏ. Có thể yểm vào một chỗ, để dành, nhưng biết bao giờ mới quay lại mà ăn. Tù nay làm đồi này mai làm đồi khác. có khi vài tháng sau mới quay lại nơi làm cũ. Hắn gặm. Tiếp tục đập. Tiếp tục gặm. Lợi đã chảy máu. Máu đỏ tươi khi hắn quệt mép. Máu đỏ hồng ở chỗ thịt dứa dính vào mảnh vỏ hắn cầm trên tay.

Quả thứ bảy. Mỗi lần gặm đau như xé lợi. Máu tươi chảy xuống tới càm.

Quả thứ tám. Lưỡi vừa chạm vào miếng dứa đã rụt ngay lại như chạm vào sắt nung đỏ. Cố. Phải cố. Phải ăn hết. Không được bỏ. Đây là lượng. Đây là chất. Nhai trệu trạo thôi. Rồi nuốt. Nhưng hàm ếch cũng chảy máu tươi rồi. Cũng bong hết lớp da non, cũng rách toạc ra rồi.

Quả thứ chín. Khá lắm. Đã được tám quả. Còn quả này nữa. Hắn đau đớn giàn giụa nước mắt. Giá có dao gọt, xắt thì đỡ hơn. Đằng này lại gặm. Dứa tác động đến mồm miệng nhiều gấp mấy lần. Hắn thừ người nhìn quả dứa thứ chín đã đập vỡ làm hai, Nước quả dứa bị giập trong khi đập ri rỉ, óng ánh. Nước dứa dính bết tay hắn. ở miệng hắn, nước dứa dính lẫn máu hồng hồng.

Hắn gặm nửa quả dứa thứ chín. Tra tấn. Đúng là tra tấn. Giá mà để dành được. Đau. Mồm như bị lở loét xối lên óc. Hắn gặm nửa quả dứa còn lại. Máu chảy nhiều quá. Hắn giằng mạnh cái lõi. Nó bựt ra, kéo theo nhiều thịt dứa. Hắn gặm chỗ thịt ấy. Đỡ đau hơn khi nó còn dính vào vỏ, lúc gặm thỉnh thoảng lại có một cái mắt dứa cào vào lưỡi như dao cạo khía. Nhưng vẫn là tra tấn. Vẫn là máu me nhầy nhụa. Hắn ăn hết quả dứa thứ chín và ngắm nghía cái lõi. Nó tròn tròn phủ kín một lượt máu, hồng hồng như một khúc xương lợn còn dính thịt. Hệt như khúc xương lợn còn dính thịt nham nhở. Hắn vất cái lõi hồng hồng ấy vào đám vỏ dứa đã gặm. Hắn nhìn quả dứa thứ mười. Hắn thở dài, đứng lên, ném quả dứa vào bụi. Không ai có thể làm được một việc quá sức mình. Hắn chỉ cố được chín quả. Dù là nghìn năm có một vẫn phải vứt đi thôi.

Hắn lần mò xuống suối. Mồ hôi như tắm. Bỗng thấy ngứa ran khắp người vì nóng, vì muỗi đói, ruồi vàng. Hắn ngâm mình dưới suối và thấy tỉnh táo trở lại. Bữa trưa hôm ấy, hắn chỉ xúc vài thìa lấy lệ. Vì đau. Vì no. Chỗ cơm còn lại hắn phơi khô, để dành cho những sáng chủ nhật bị treo mỏ.

Từ ấy Vịt Bầu không còn là Vịt Bầu nữa. Chỉ Vịt Bầu mới tạt được một lúc mười quả dứa. Cứ bảo Vịt Bầu chậm mãi đi. Thần tạt đấy. Nhưng sự đánh giá mới ấy không bền. ít lâu sau anh em trong toán lại trêu chọc Vịt Bầu, vì Vịt Bầu cùng Dần đi tạt sắn bị Thuận sứt bắn rụng.

Hai người đã cẩn thận lắm. Không đi từ dưới lên mà tạt từ rừng xuống. Chui vào giữa nương thì Dần bảo: Nghe như có tiếng mõ trâu. Khéo thằng Thuận sứt ở đây đấy”. Hắn sợ. Thuận sứt chăn trâu không tha một ai. Hắn và Dần nằm xuống thảm lá sắn nghe ngóng động tĩnh. Vẫn im ắng. Một đàn chim thiên đường sặc sỡ từ đâu bay tới đỗ xuống bìa rừng. Nhớ đến một chuyện của Hemingway viết về chiến tranh Tây Ban Nha, về con quạ trên cây thông lối đi vào trận địa bay lên là bọn phát-xít tới, hắn bảo Dần theo dõi đàn chim. Con chim cuối cùng vừa đáp xuống thì con đầu đàn đã tung lên kéo theo cả đàn. Hắn và Dần nằm im một lúc nữa. Rồi cùng bò đến một gốc sắn mập đầy mắt. Đầu tiên là phạt đứt cái chạc ba ngọn sàn đã. Để nó khỏi rung rinh. Và nhổ. Được gốc đầu tiên. Bốn củ gẫy. Xoắn vặn bốn củ. Hơi tiếc vì phần ngon nhất còn nằm dưới đất. Gốc thứ hai. Đất rắn quá. lâu không mưa. Cong lưng. Nín thở. Vãi cả rắm mà không suy suyển. Nào. Cố. Hai ba nào. ị... ị... ự... ự... Bỗng Dần ngổi phịch xuống đất, đưa tay về phía lưng kêu lên Khe khẽ:

- Bỏ mẹ rồi! Chết cha rồi! Sút lưng rồi!

Và nằm ngửa giơ bốn vó lên giời, quằn quại trên lớp lá sắn khô.

Vừa lúc ấy một giọng khoái trá vang lên: “Các anh làm gì ở đây. ”. Thuận sứt! Thuận sứt cười hề hề, nhặt bốn củ sắn gẫy về báo cáo cán bộ. Trông rất đểu. Cái thằng chó má ấy chỉ chừa tật bẩm báo, khi Hỉn Sán bắt quả tang nó đang “làm tình" với con trâu cái của toán ở dưới suối. Nó đã vào rất sâu trong rừng. Nó đã tháo cả mõ trâu ra. Nhưng nó lại kêu họ, họ lúc làm tình. Thế là Hỉn Sán túm được.

Mình chỉ bị hạ mức ăn. Dần còn bị sút lưng, nằm ngổi dặt dẹo. Lẽ ra phải biết khi đàn chim văn công bay đi là chắc chắn có người ở bên dưới. Lẽ ra để lùi lại Đừng tạt ngay hôm ấy...

- Nhưng làm sao chờ đợi được. Sắn đang xuống củ. Tất cả trí tuệ hướng về nươhg sắn, mong được bữa bành.

- Bố bảo gì? Con đếm hết hàng này là một trăm hai bốn quả. Bố đếm được bao nhiêu?

Con Nguyệt giật tay áo kéo hắn, ngước cặp mắt long lanh nhìn hắn.

Hắn ép con vào sườn mình. Hai bố con cùng đi đếm tiếp mà lòng hắn quặn đau. Con học giỏi mà làm gì? Đời con rồi khổ dấy. Con không còn là một đứa trẻ bình thường nữa. Lỗi tại bố. Tất cả là tại bố. Con chưa hiểu gì đâu. Nhưng bố thấy trước rồi. Đen tối lắm. Lý lịch của con sẽ ghi "Bố. Đi tù ". Các cấp sẽ xác nhận: "Bố phản động. Đi cải tạo năm năm”. Dòng chữ ấy bám vào con suốt đời. Không chỉ đời con. Đời con con nữa. Con là thịt xương của mẹ, của bố. Giá con là con một người nào khác, đời con sẽ không đến nỗi...

Hắn ôm lấy con gái. Hôn vào má nó. Hắn cứ tưởng về quê với bố mẹ, hắn có thể thư thái lại. Như trước đây "bước vào tới cổng là bỏ lại sau lưng tất cả”

Khi mới nhận giấy tha từ tay ông Quân, bước những bước đầu tiên trong trại V.Q thấy nhẹ băng băng, hắn đã nghĩ tới cái lực hút nhà tù không còn tác động đến hắn. Thật ngu xuẩn và nông cạn. Nó là cả một từ trường như từ trường quả đất, luôn kéo mũi kim la bàn chỉ về hướng Bắc. Có xoay la bàn thế nào chăng nữa, kim chỉ rung rinh chuyển động, rồi lại im lìm một hướng quay về phía Bắc.

Cái kim la bàn trí não hắn có nghĩ tới chuyện gì rồi cũng lại quay về đó.

Những chuyện trong tù cứ tự nhiên nó đến. Nhiều khi chẳng cần một mối liên hệ nào. Khi bà Chân ngồi ở cửa bếp mổ cá, bà gọi: “Nguyệt ơi! Trèo lên hái cho bà mấy cái lá me đi", hắn hiểu rằng mong ước của hắn đã biến thành sự thật. Trong tù hắn đã ao ước được nhìn thấy mẹ đi chợ về biết bao. Và khi từ 75 lên Q.N lần thứ hai, được giữ chân coi vườn, đem màn xuống suối vây bắt cá, bắt những con cá suối bé tý gầy nhom bỏ vào ca, vẩy cá bám vào tay, hắn nghĩ đến đúng cảnh này.

Vậy mà ngay lúc ấy, ngay lúc lũ gà xông vào mổ vây cá, ruột cá trên thớt, mẹ lấy dao huơ đuổi làm chúng giạt ra, hắn lại thấy trước mắt những ô vuông trên cánh cửa xà lim và những đôi mắt xà lim đầu tiên nhìn hắn, hắn cũng đăm đăm nhìn lại. Những đôi mắt xà lim 75 im lặng ướm chườm lên mắt hắn vào cái hôm hắn từ 76 chnyển sang.

Sau nửa nằm 76 không một bóng người, sang 75 lần đầu tiên nhìn thấy những đôi mắt ấy. Những đôi mắt trong những ô vuông xà lim đối diện nhìn sang. Giống nhau. Rờn rợn. Câm lặng. Âm thầm. Khắc khoải. Dò hỏi. Rã rời. Cam chịu. Nhẫn nhực. Chở đợi. Tò mò. Cảnh giác. Và hình như cả vui vẻ nữa, vì có thêm người cùng chung cảnh ngộ. Những đôi mắt thoi thóp chút ánh sáng còn leo lét bên trong. Những đôi mắt nói rất nhiều. Không thể diễn đạt bằng lời những đôi mắt ấy. Chỉ có thể thể hiện nó bằng ống kính. Nhất là khi mới chân ướt, chân ráo bước vào. Ngơ ngác vì sự chuyển buồng. Ngơ ngác với cái chuồng mới của mình. Vất nội vụ vào một góc và bước ra cửa xà lim quan sát thế giới qua cái ô vuông bằng bàn tay. Lom khom nhìn ra hành lang tối. Nhìn sang bên kia. Bắt gặp những đôi mắt ở những ô vuông xà lim đối diện nhìn lại. Không thấy người. Chỉ những đôi mắt. Lần đầu tiên thấy những đôi mắt xà lim. Những đôi mắt xà lim nhất loạt hiện ra nhìn lại. Những đôi mắt từ đường chân trời bên kia nhìn lại.

Ai? Họ là ai? Người. Không. Con người không nhìn nhau như thế. Những đôi mắt như những tấm gương soi, soi rõ cuộc đời mình. Mỗi ô vuông chỉ vừa đôi mắt. Không thấy mặt Không thấy người. Không biết tuổi tác. Không thể chỉ bằng đôi mắt đã biến dạng mà biết được già hay trẻ, cao hay thấp. Chỉ có hai con mắt. Con mắt cửa sổ tâm hồn. Con mắt cửa sổ xà lim. Con mắt của những cuộc đời xà lim. những số phận khác nhau, lần đầu gặp gỡ quan sát làm quen, bởi vì mãi sau mới là câu chào đón tiếp đầu tiên: "Bị lâu chưa? ” Những đôi mắt mà hễ ai nhìn thấy dù chỉ một lần cũng đủ cả đời ám ảnh.

Còn khi bố cầm chổi quét sân, tiếng chổi quèn quẹt trong mảnh sân nhỏ còn vương lại ánh nhợt nhạt cuối cùng của một ngày và trong nhà con Nguyệt đã châm đèn thì còn có thể nghĩ đến một cái gì khác, một ai khác ngoài Sơn. Tiếng chổi cuối cùng của một ngày vẫn hứa hẹn một buổi tối bình yên, đầm ấm, hạnh phúc, êm ả đến phẳng lặng của nông thôn sum họp bây giờ đây nghe mà buồn đến tái lòng. Không thể tách bạch được dâu là tiếng chổi của bố, đâu là tiếng chổi của Sơn.

Sơn kỹ sư bốc xếp, án ba nám, đêm đêm khoanh tay nhìn bó hoa đen trên tường nhà mét, Sơn đã được giao quét trại khi anh tù chuyên quét trại mãn án. Không thể không nhớ tới đôi lồ của Sơn. Nhớ tới cô giáo Hạnh vợ Sơn lên thăm Sơn. Và nghĩ tới Phượng, dì Sơn. Người quen trong thời oanh liệt, người mới biết trong nhà gặp mặt trại Q.N.

Lần đầu tiên gặp Hạnh hắn không để ý. Hắn chỉ gật đầu chào Phượng. Lúc ấy Phượng đang ngồi cạnh Ngọc. Lúc ấy hắn mới biết Sơn là cháu gọi Phượng bằng dì. Hai dì cháu chắc chỉ hơn nhau dăm tuổi. Thoạt nhìn thấy Phượng hắn cảm thấy nhục nhã vì bộ quần áo tù hắn đang mặc trên người, vì dáng vẻ tiền tụy của hắn trước các ông công an. Bởi Phượng là người đã chứng kiến hắn từng sống như thế nào, bởi Phượng có một thời đã đem lòng yên hắn. Phượng đánh máy ở cơ quan Ngọc. Ngọc vẫn nhờ Phượng đánh máy bản thảo cho hắn. Những bản thảo đã in, chưa in, bị công an tịch thu đều do Phượng đánh máy hộ. Coi như Phượng đã đọc toàn bộ sáng tác của hắn. Hình như Phượng quý hắn. Hắn cảm ơn Phượng về sự giúp đỡ. Hắn ký tặng Phượng sách.

Ngọc mời Phượng đến ăn cơm những ngày chủ nhật, những khi hắn có nhuận bút. Hắn để Ngọc tiếp chuyện Phượng. Hắn nấu án. Hắn nấu ngay ở lò sưởi trong nhà và quay lại: Cô chủ, cô khách quay đi nhé. Tôi nếm đây. Dạo ấy Phượng còn ở tập thể. Một mình Phượng trong căn buồng hẹp ở công ty. Chồng Phượng dạy học trên Hà Nội thỉnh thoảng mới về. Cao lớn, nước da bánh mật, răng trắng đều, lại được hai lúm đồng tiền bên má, đôi mắt lấp lánh, Phượng rất tươi tắn và quyến rũ. Ngọc kể lại: ông phó chủ nhiệm công ty đã tán tỉnh sàm sỡ với Phượng bị Phượng cự tuyệt thẳng thừng. Tuy nhiên để ông yên tâm, hoàn hồn, Phượng nói với ông sẽ giữ bí mật cho ông chuyện đó, không báo cáo với lãnh đạo. Phượng đã giữ lời hứa. Phượng chỉ nói với Ngọc thôi. Không biết Phượng đã nói với Ngọc những gì về hắn mà một hôm đi làm về, Ngọc nửa đùa nửa thật bảo hắn:

- Cái Phượng nó yêu anh đấy.

Hắn cười. Hắn biết Phượng là người ham đọc sách, đã đọc hết tỉ sách còm cõi của hắn. Đã đọc nhiều sách khác. Phượng yêu văn học. Phượng yêu những trang hắn viết. Rồi Phượng có cảm tình với người viết những trang ấy. Có thể là như thế.

Một buổi sáng, hắn ở nhà viết bài thì Phượng đến gặp hắn, chỉ giữa hai người thôi, không có Ngọc. Lần đầu tiên chỉ có hai người, không có Ngọc.

Phượng đưa cho hắn những trang bản thảo quyển Hải đang mới đánh máy xong. Cũng lại là lần đầu tiên Phượng tự mang đến. Những lần trước Phượng đều gửi Ngọc cầm về. Hắn đỡ xếp giấy trong tay Phượng, cảm ơn Phượng và nói. Phượng đánh máy đẹp quá.

- Anh viết đến đâu rồi. Đưa tiếp cho em.

Hắn đưa xếp bản thảo tiếp theo cho Phượng. Phượng cúi nhìn những dòng chữ li ti của hắn, những chỗ hắn dập xóa, những chỗ hắn thêm vào.

- Chữ tôi có khó đọc lắm không?

- Đọc được. Em quen với chữ anh rồi.

Phượng nhìn thẳng vào mắt hắn trìu mến:

- Văn anh đẹp lắm.

Và hỏi hắn về quyển Hải đăng, về những dự định sáng tác của hắn. Đôi mắt Phượng lấp lánh. Nụ cười của Phượng càng sâu hơn những vết lúm đồng tiền. Phượng bỗng trở nên nhí nhảnh, duyên dáng, hóm hỉnh, nũng nịu. Hắn nhớ đến thời hạn nộp bài cho ban biên tập và hỏi Phượng mấy giờ rồi. Phượng không trả lời. Tay Phượng đang để trên bàn: đỡ xếp bản thảo. áo sơ-mi ngắn tay, bắp tay Phượng tròn đầy màu bánh mật. Cổ tay Phượng đeo cái đồng hồ nhỏ xíu. Phượng hơi nhíu mày về sự quấy rầy của hắn, càng như mải chăm chú đọc những trang mới viết của hắn và đưa cả cánh tay tròn trĩnh có đeo đổng hồ sát về phía hắn. Để hắn xem giờ. Để hắn cầm lấy tay Phượng đưa lên mà tự xem giờ. Đó là một kiểu mời yêl. Một kiểu nói: “Em yêu anh. Em là của anh”. Hắn cầm lấy tay Phượng. Hắn cầm lấy cả cánh tay mát rượi có đeo đồng hồ ấy kéo về phía mình. Phượng rời xếp bản thảo đứng lên, ngoan ngoãn bước lại gần hắn. Hắn cũng đứng lên. Hắn ôm hôn Phượng. Hẳn Phượng vẫn chờ đợi cái hôn ấy, vì Phượng ép chặt vào người hắn.

Hắn thở gấp. Phượng cũng thở gấp. Hình như mặt hắn tái đi, vì mặt Phượng cũng tái đi. Hắn nhìn Phượng, thấy đôi mắt Phượng trong trẻo long lanh như mắt thiếu nữ. Phượng bỗng trở thành thiếu nữ. Thiếu nữ đến tuổi yêu, đang yêu và được yêu. Hắn nắm tay Phượng lần nữa, nhưng Phượng khẽ khàng gỡ ra, lắc đầu chỉ ra cửa như muốn nói: "Chúng mình hãy cẩn thận. Nhỡ có người lên”. Phượng vuốt lại tóc, cầm xếp bản thảo trên bàn, nhìn hắn gật gật như hỏli “Em về nhé. Đồng ý nhé”. Và xuống thang. Phượng xuống thang như nhảy từng bậc một dù vẫn nhẹ nhàng. Từng bước chân thiếu nữ nhún nhảy, nhí nhảnh, nghịch ngợm, vai khẽ nhô lên hạ xuống theo từng bậc thang. Hắn nhìn theo mà thấy Phượng trẻ lại như chỉ mời sáu mười bảy tuổi.

Câu chuyện xảy ra lúc mười giờ và kết thúc hai tiếng đồng hồ sau đó khi Ngọc đi làm về. Không hiểu sao Ngọc đã biết tất cả. Đã lâu quá rồi. Gặp Phượng ở nhà gặp mặt trại QN, những kỷ niệm ấy chỉ thoi thóp ở một nơi nào đó của ký ức, không đủ sức cựa mình dưới chiều dày lớp chăn liệm của thời gian và sự kiện. Cái hôn duy nhất thoảng qua của một thời đã chết và không bao giờ còn tái sinh được nữa, chẳng gợi gì đói với một người đang sống trong tù ngục với cái đói, với u uất, với xà lim, với lao động khổ sai, với tiên diệt cuộc đời. Hắn chỉ cảm thấy xấu hổ vì tư thế súc vật của hắn. Và ngạc nhiên: Không biết Phượng thăm ai. Nhà Phượng cũng có người sa vào thiên la địa võng này ư? Ngọc bảo:

- Phượng lên thăm cháu. Cũng ở đây. Em với Phượng cùng đi với nhau lên hôm qua. Phượng gửi cho anh gói cà-phê đây này. Nhưng không biết các ông ấy có cho nhận không?

Nhìn Sơn ngồi đối diện với Phượng, hắn mới hiểu vì sao hắn thấy Sơn quen quen, như đã gặp nhau ở đâu rồi. Sơn rất giống Phượng. Ngày ấy Sơn đã khoanh tay đàm đăm đửng nhìn ngọn đèn không bóng, nhìn bó hoa đen ở cửa nhà mét. Từ ấy hắn và Sơn thân nhau hơn. Hai người rủ nhau đi xa kiếm vả. Không có vả chín, họ ăn vả ương và cả hai cùng bị say, nôn thốc nôn tháo cho đến khi dạ dày chỉ còn nước chua. Rủ nhau vào các nhánh suối cạn. Lật những hòn đá, bắt cua. Bắt nhái. Tìm ráy. Ráy hay mọc ở đầu những nhánh suối cạn lúc nào cũng ẩm ướt và bên trên là cây cối dây leo chằng chịt. Tìm món này có cái nguy hiểm là sẵn vàt. Giống vắt cắn rất êm. Không đau. Chỗ nó cắn máu cứ chảy mãi. Phải lấy lá nón dán vào mười cầm được máu. Thuốc lào cũng chẳng ăn thua gì. Có con cắn no máu về đến buồng giam cũng vẫn không biết. Nó hút máu quá căng, nên rời ra chiếu rồi mà máu từ mồm nó vẫn cứ ựa ra đỏ tươi. Sơn bỏ các thứ vào cặp lồng. Cả nhái, cả cua, cả rau tàu bay, mẩu khoai lang, ráy nấu thành một thứ sền sệt. Đúng là sột sệt. ôi! Đại tiệc

Sau này đi làm miến với Giang, hai anh em ngồi ở chỗ làm, đêm khuya nhìn con chim săn mồi vụt qua quầng sáng ngoài cửa sổ, cánh vỗ êm ru, hắn lại nhớ đến Sơn. Vì hắn nghĩ đến những con chim rừng, những con sóc cũng bay êm như thế. Rồi lại nghĩ đến tiếng vắt đo trên lá mục. Chim bay êm, còn vắt đo lại nghe tiếng rào rào.

Hôm ấy, đang đi tìm ráy với Sơn, thì hắn thấy vắt ngay trước mặt, chỗ hắn định đặt chân xuống. Hắn quay sang chỗ khác. Lại vắt. Chỗ nào cũng vắt.

Hắn nhảy lên một gốc cây to bị cưa cụt gần đó. Một gốc cây cao lưng lửng. Hắn đứng im trên gốc cây nhìn ra chung quanh. Nhìn xuống xem có khóm ráy nào không. Nhìn lên xem có thấy dây gắm, quả vả nào không. Vì hắn bỗng nghe như có tiếng rì rào. Hắn lắng nghe. Quả là có tiếng rì rào thật. Hắn chăm chú nhìn xuống. Vắt. Vắt đói đo trên những lá mục. Cơ man là vắt nhỏ nhít như những sợi tóc vàng vàng.

Bốn chung quanh, vắt ngóc đầu về phía gốc cây hắn đứng. Mỗi chiếc lá mục phải đến mấy con vắt. Mà lá rừng thì nhiều vô kể. Vắt ngửi thấy hơi người dồn đến. Vòng vây đang thít quanh hắn. Hàng vạn con vắt hăm hở hướng tới quăng mình như những con sâu đo.

Hắn nhìn xuống gốc cây hắn đứng. Đoàn vắt tiên phong đang leo lên gốc cây. Hắn hoảng sợ, nhún người nhảy vọt qua vòng vây của vắt, chạy xuống suối, ngồi phệt trên một tảng đá, kiểm tra từng kẽ chân, vén quần lên xem chỗ khoeo sau gối...

Hắn hú gọi Sơn. Có tiếng hú cúa Sơn đáp lại từ xa. Một lúc lâu thấy Sơn xách về một củ ráy to. ở chân Sơn, mấy vết máu chảy: Vắt cắn.

Khi anh tù quét trại mãn án, Sơn được thay chân ấy. Hắn mừng cho Sơn. Đó là một công việc được tin tưởng. Sơn quét không chê vào đâu được. Quét suốt ngày. Từng buồng giam. Cọ rửa nhà mét. Cái đòn gánh luôn trên vai. Khi gánh nước. Khi đôi lồ. Và chổi. Các loại chổi. Chổi cùn cọ nhà mét. Chổi dài - làm bằng một loại cành cây mềm đã rụng hết lá - quét buồng, quét chung quanh. Luôn chân luôn tay. Khi đã sạch sẽ tất cả, Sơn ngồi vào chỗ khuất nghỉ một tý. Nhưng chỉ thoáng thấy bóng ông quản giáo ông vũ trang mãi ngoài cổng, Sơn đã đừng lên vờ lấy cái chổi. Lại quét.

Rõ ràng Sơn quét trại tốt hơn anh tù trước. Rác rưởi cây que quanh nhà xí công cộng cũng không còn (anh em tù người dân tộc chùi đít bằng cây que, đóm, nứa... vương vãi khắp nơi). Gánh nước cọ gần chục nhà mét. Quét gần chục buồng giam. Quét chmg quanh các buồng. Quét lối đi. Dọn nhà đái, nhà xí công cộng... Khối lượng công việc thật đồ sộ. Sơn im lặng làm. Sạch sẽ. Cẩn thận. Chu đáo. Nhặt từng đầu mẩu thuốc lá. Từng cái đầu đóm. Cải vỏ kẹo. Cái lá rụng. Không một ông quản giáo nào chê Sơn. Sức lao động Sơn bỏ ra phải gấp mấy lần khi Sơn còn đi làm cùng với toán.

Bù lại, Sơn được ra vào trại tự do. Và nhất là được biên chế vào toán nhà bếp. Được ngủ được ăn với toán nhà bếp. Được bành. Bành, nhưng trông Sơn vẫn chẳng thấy khác đi tý nào. Vẫn cứ xanh bóng. Vẫn khó đám đăm. Không biết về toán nhà bếp Sơn có còn đứng ở cửa nhà mét nói chuyện với bó hoa đen nữa không? Cái vụ anh-giếch-tơ, béc vòi phun, Sơn kiếm được bao nhiêu? Cái giá phải trả thật là ghê gớm. Rồi hắn cười chua chát:

- ít ra Sơn còn kiếm được tiền để phải trả giá ba năm. Còn gần năm năm của mình là cái giá phải trả vì mình đi viết văn, đi làm báo, vì những ý nghĩ ngu xuẩn, dại dột, ngông cuồng của tuổi trẻ. Đáng đời thằng cáo!
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61