watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 9 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 9

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Hôm ấy là mồng ba tháng Tư năm 1973. Hắn nhớ. Cứ mỗi lần bận bịu, suýt quên, hắn lại nhớ đến con số ấy để khói quên đi cái ngày quan trọng nhất của mình. Ngày sống lại. Về sau, chắc chắn hơn, hắn ghi vào một quyển sổ. Bẵng đi vài năm lao vào kiếm sống, vật lộn để tồn tại, nhớ lại ngày ấy hắn đâm lẫn lộn. Mồng bốn tháng Ba hay mồng ba tháng Tư. Hắn giở sổ ra xem. Nhưng vẫn còn ngờ ngợ. Có thể ngay lúc ghi hắn đã nhầm lẫn mất rồi. _ Đến khi dọn dẹp giấy má, tìm lại được bức thư hắn viết cho vợ hần ngay tối hôm sau khi được tha trong một căn buồng Hà Nội thì hắn mới thật tin. Đúng 3-4- 1973.
Tuy nhiên lúc nào hắn cũng nhớ rất rõ ngày hôm ấy. Nhớ từng chi tiết.
“Về đem nội vụ ra đây. Anh được tự do". Hắn không té xỉu. Không chết lặng đi, không dựa lưng vào tường để khỏi ngã. Không cắn môi để khỏi cười trước ông quản giáo như những nhà văn giàu tưởng tượng có thể nghĩ và viết.
Hắn bị bất ngờ. Đúng. Hắn không ngờ hắn được tự do, trong khi những người mười tám năm, hai mươi mốt năm vẫn còn ở lại. Con số năm tháng ấy không gợi mấy trong lòng hắn, nhưng đến khi nghe Phố nói:
- Tôi đi tù năm vợ tôi 33 tuổi. Năm nay vợ tôi 5l tuổi rồi.
Thì hắn bàng hoàng. Hiện thân của đau khổ ở Ngưyên Văn Phố nhỡn tiền cũng làm hắn hoảng. Nhưng đến khi đau khổ mười tám năm tù hoá thân thành một người phụ nữ thì hắn rợn người. ôi! Đời một con người. Tuổi ba mươi đang là tuổi chín nhất của người phụ nữ. Tuổi của chăm sóc và đòi hỏi chăm sóc. Tuổi của yêu đương và đòi hỏi yêu đương. Hắn rỏ những giọt nước mắt trong lòng khóc thương người phụ nữ Hà Nội 5l tuổi mà hắn chưa biết mặt. Hắn rỏ những giọt nước mắt trong lòng khóc thương vợ hắn đang đang ở tuổi chín ấy, phải goá sống, phải vật lộn, đè bẹp, giết chết lòng mình, giết chết tuổi trẻ, giết chết những đòi hỏi yêu đương, sống trong cô đơn và nhục nhã.
Hắn bị bất ngờ vì nó đã đến, tuy vẫn chờ đợi nó, đồng thời hắn lại nghĩ rằng nó đã đến quá muộn. Phải, nó đã đến quá muộn. Hắn có tội gì mà phải ở đến năm năm. Lẽ ra nó phải đến lâu rồi. Hắn cười, nhìn ông Quân như muốn ông xác nhận lại điều ông vừa nói, điều quan trọng tột cùng đối với hắn, nhưng ông Quân không để ý gì đến hắn. Với ông, hắn không còn ở đây nữa. ông đang để tâm trí vấn một điếu thuốc sâu kèn. Ông chỉ hút thuốc rời, vấn lấy và không lúc nào rời điếu thuốc trên môi.
Hắn nói:
- Cám ơn ông! Xin phép ông tôi về buồng
Ông Quân vẫn nhìn vào điếu thuốc đang quấn dở, gật đầu, không quay lại. Hắn về buồng, cho vào bị bộ quần áo tù thay đổi, hai cái chén mắt trâu. Hắn nắn lại hai củ khoai mềm mềm, sự phòng xa của già Đô nếu hắn vào xà lim. Hắn ấn cái bị vào góc trong cùng nội vụ của già. Hắn muốn cho già nhiều nữa, nhưng hắn sợ có người nào dó phát hiện, già không nhận được. Tốt nhất là thông qua quản giáo, thông qua trại.
Hắn chỉ đút vào cái túi khâu bằng một ống quần tù cái ca có cả nắp của Lỷ Xìn Cắm, cái bút máy Pilot ngòi cánh sẻ bằng vàng 14 ca-ra không có mực từ mấy năm nay, xấp thư từ vợ con bố mẹ hắn gửi vào cho hắn. Rồi hắn đem hết nội vụ ra. Bê, xách, ôm đeo. Hắn đặt tất cả xuống đất trước mặt ông Quân.
- Báo cáo ông! Tôi để tất cả những thứ này nhờ trại chuyển cho mấy anh. Hắn chỉ cái hòm:
"Cái này cho anh Lê Bá Di, cả khoá nữa ạ". Hắn chỉ cái áo bông Trung Quốc to xù, rộng thùng thình: "Cái này cho anh Đô". Hắn chỉ cái chăn bông: "Cái này cũng cho anh Đô! . Hắn cảm thấy tự do đang nhập vào hắn để hắn từ một xác chết biến thành người khi nói những câu ấy: Hắn đã có thể nhờ vả các ông quản giáo, có quyền đối với những thứ của hắn và cho hết tài sản đồ sộ, quí giá tạo thành cuộc sống người tù của hắn. Ông Quân gật, ừ. Rồi ông chậm rãi bảo:
- Anh ghi lại đi Đây bút giấy! Ghi đi! Hoá ra ông Quân rất coi trọng lời dặn của hắn. Hắn bỗng thấy quí ông, thấy ông thật tốt. Chưa ai coi trọng lời dặn của một thằng tù. Phải, đến lúc này hắn vẫn còn là một thằng tù. Hắn mới chỉ đi hết đoạn đường tù của hắn, nhưng chưa đặt chân sang đến bên kia, chưa đặt dù chỉ một chân thôi sang phần của tự do.
Phải người không có trách nhiệm ừ ào để đấy. Hắn biết sao được. Mà biết thì đã làm sao?
Hắn cảm thấy mình dược đối xử như một con người, khi cầm bút giấy ông Quân đưa, nhìn đống nội vụ ngổn ngang, ghi chép. Tự nhiên hắn thấy phải gấp rút Hắn không cớ thời gian. Hắn vội lắm rồi.
Thuốc lào cho anh Nguyễn Văn Hợp, bi-đông cho anh Vũ Lượng, cặp lồng cho anh Dự...
Ông Quân cầm tờ giấy hắn đưa, rồi lại nhìn dống nội vụ của hắn:
- Chu cha. Anh này đi tù mà cứ như ở nhà. Lắm đồ.
Đấy là hai cái chén mắt trâu hắn đã để vào trong bị xếp sang chỗ già Đô rồi, ông không trông thấy đấy. Ông Quân đưa cho hắn một tờ giấy có đóng dấu son cả chữ ký của của ông thượng uý giám thị phân trại.
- Anh vào trại trong, lối đi vào thôn Khởi Nghĩa. Lấy giấy tờ của trại chính.
Hắn chào ông Quân, phấn khởi nên chào to, cởi mở, tuy vẫn kính trọng...
Hắn bước ra khỏi cổng trại. Nhìn về phía ngọn đồi xa xa, nơi hắn đoán là cả toán đang chặt hom sắn. Hắn đã rứt ra khỏi họ và bỗng trào lên niềm thương xót những người còn ở lại chịu kiếp tù đày. Tôi đã được tự do. Tôi đã được ra khỏi trại. Tôi đã thoát khỏi cuộc sống tù tội. Tôi trở lại làm người. Chào anh em đang tiếp tục cuộc sống âm phủ. Tôi đã trở về dương thế. Hắn bỗng nhớ đến điều mọi người sợ nhất: Chết trong tù. Chết là hết thôi. Nhưng mang cái tiếng chết rục tù thì nhục nhã quá. Già Đô sợ nhất điều ấy. Tuổi già đã cao. Cứ có một anh tù nào chết là già lại lo. Già như trông thấy nụ cười độc ác của ông giám đốc Phin "Thằng ấy tao cho chết rũ tù rồi”.
Hắn dừng hẳn lại. Nhìn về phía đồi. Một mỏm đất nhô lên giữa vòng vây của rừng xanh. Hắn tìm bóng dáng già Đô. Hắn nói với già trong ý nghĩ "Tôi thì không thể chết ở trong tù được rồi! Già cũng vậy. Sẽ gặp nhau ở P”.
Hắn tin rằng sẽ gặp lại già, gặp lại Lượng. Cân thì khó gặp. Kỷ Mình cũng khó. Vì hai người ở xa. Kỷ Mình đã từng tâm sự với hắn:
- Tôi đi tù vì cái chính trị tôi cao, A Tuấn à!
Cái chính trị cao của Kỷ Mình là đấu tranh vạch mặt những người trong uỷ ban, trong ban chủ nhiệm hợp tác xã làm sai chính sách, rằng họ là những phìa, tạo mới. Rằng họ đã lấy mìn của bộ đội, nổ mìn dưới suối đánh cá. Rằng họ đã bán quế của hợp tác xã, đút tiền vào túi họ. Thỉnh thoảng Kỷ Mình lại thở dài hối hận:
- Tôi đi tù vì cái chính trị tôi cao à!
Anh em vẫn lúi húi làm. Chẳng ai ngẩng lên nhìn hắn. Để hắn vẫy tay, khuơ nón chào từ biệt.
Tự do quả là mệt cái gì lạ thật. Cũng con đường ấy nhưng nay đi mà thấy nhẹ như bay. Cả khu trại rộng mênh mông kia không có sức hút với mình nữa. Con đường này cũng không còn lực hút. Đồi, rừng, ruộng không còn lực hút. Chúng không còn là chỗ vẫn để mình đi làm, mình về trại. Chúng không cỏn là chỗ để giết dần, giết mòn mình. Mình đã tách khỏi từ trường. Đã tách khỏi chúng.
Hắn ngẩng lên nhìn trời. Trời nắng cuối xuân.
Trời xanh và mây vẫn bay. Đẹp. Cây đa Tân Trào nổi tiếng xa xa mọi hôm chỉ gợi lên vẻ thâm u xa vắng, hôm nay cũng đẹp. Những thân chính, những rễ phụ hơi võng trắng xoá trong nắng, tán lá rợp nền trời.
Trên đường, hắn gặp mấy ông quản giáo, mấy ông công an vũ trang. Cả mấy thỏi nam châm này cũng không còn lực hút. Hắn vẫn chào và bỗng hiểu rằng những người từng gắn chặt với hắn ấy từ nay chỉ là người xa lạ.
Đã vượt qua khu nhà khách. Nơi hắn gặp Ngọc mấy tháng trước. Hắn cũng thấy lố nhố người. Những người từ các nơi về đây, mệt mỏi và đau khổ. Chờ gặp mặt. Mười lăm phút nhìn nhau ngắn ngủi của những người ở hai thế giới. ôi! Cái vòng đời không bao giờ hết. Đã qua cái dốc về phía sau quả núi mà hắn chưa đi đến bao giờ. Đến một ngã ba. Đi theo ngả nào? Hắn đứng phân vân lựa chọn. Đó là cảm giác tự do đầu tiên đối với hắn: Được phân vân. Được đứng trước một ngã ba, tự mình lựa chọn con đường. Tự do là được quyền do dự.
Một người đi xe đạp từ phía sau tới. Quần ka-ki màu be, áo sơ-mi trắng bóng. Người tự do đầu tiên hắn gặp. Hắn định hỏi thăm đường, bỗng người ấy phanh xe gọi to:
- Anh... anh gì nhỉ. Anh cũng được tha đấy à?
Bấy giờ hắn mới nhận ra Hiển, anh tù án được tha trước hắn ít phút. Có lẽ Hiển quên tên hắn vì hắn cũng chỉ là một trong trăm ngàn người tù đang bị giam giữ. Còn hắn nhớ tên Hiển vì Hiển là khát vọng tự do của hắn.
- Anh đi lấy giấy phải không Lên đây em đèo. Thật may mắn. Đã may thì may đủ đường. Hiển ở toán chăn nuôi. Rất thông thạo đường lối. Hắn nhảy lên poóc ba-ga xe đạp.
- ở đâu ra xe thế này?
- Cái cộ này người nhà em mang ở P lên. Anh cũng ở P à?
Thật là hạnh phúc của người tù án. Họ sung sướng biết bao. Người nhà biết trước ngày về lên đón mang theo cả xe đạp, cả quần áo. Vợ con hắn bây giờ vẫn nghĩ rằng hắn còn đang trong tù, lo lắng, mòn mỏi chờ ngóng ngày hắn được về. Em. Anh đã được tự do. Anh đang được tự do. Anh sẽ về với em. Cố chờ một hai ngày nữa thôi, em ạ. Xe đi. Gần năm năm hắn mới lại được ngồi trên xe đạp và bây giờ hắn mới thực sự biết thế nào là tự do.
Tự do đó là tốc độ.
Ngồi trên xe đạp đi trên con đường nhỏ, hai bên là rừng rậm, chỉ khoảng mười ki-lô-mét một giờ, hắn thấy cây lá chạy vun vút về phía sau. Gió vù vù qua tai. Gió phạt hai bên má hắn mát rượi. Hắn bỏ nón ra cho gió thổi vào tóc. (Bọn hắn vẫn độ; nón đi làm cho mát. Ngoài ra cái nón còn dùng để che nhiều thứ tạt được khi đi qua ông trực trại.)Hắn xoè bàn tay ra cho gió lùa qua kẽ tay. Hắn thực sự cảm thấy mình tự do.
Các cảm giác, gió, tốc độ, di chuyển ấy hắn không bao giờ nghĩ đến, quên hẳn đi rồi, vụt đến, quen thuộc, thân thiết và thích thú lạ thường. Cho mãi về sau này, cứ nghĩ đến ngày được tha, hắn lại nhớ đến cảm giác gió ùa phạt qua hai má hắn. Cảm giác ấy gắn liền với buổi sáng hắn được ra tù nên nó là tự do. Năm năm. Phải hiểu cái tốc độ năm năm vừa qua của hắn. Đó là một năm xà lim và sáu tháng được ra buồng chung. Chỉ năm một chỗ. Nằm trong một hộp bê-tông. Ngồi. Nằm. Đứng. Ngồi. Nằm. Đứng. Bắt rệp. Nhìn kiến tha cơm. Nói vọng sang với Đô, người tử tù xà lim bên kia chờ ngày đem bắn. Không nhìn thấy trời. Chỉ có cảm giác trời qua những nan chớp chéo xuống ở mái sát trần, có hàng song sắt to và dày. Không có một sự xáo động nào của không khí. Suốt ngày nhờ nhờ, đục đực. Rồi ba năm ở hai trại trung ương, có tốc độ đấy nhưng là tốc độ con rùa.
Hắn đi làm. Mọi người đi làm. Đầu cúi, lê từng bước. Chậm chạp chỉ có lợi cho bọn hắn. Thời gian đi đường là thời gian lao động. Đi nhanh ra chỗ làm làm gì. Lúc làm cũng vậy. Cả bọn ngồi xổm, mân mê từng lá cỏ và rứt. Rồi xển sang chỗ khác. Còn chậm hơn tốc độ con sên.
Chỉ một lần hắn đạt tốc độ cao trong khi làm việc. Đó là lần đi gánh than ở cách trại Q.N mười cây số. Không hiểu sao lại có hàng đống than trong rừng.
Hắn cùng anh em quẩy phân ký leo lên. Vừa leo vừa thở. Nhưng gánh xuống còn mệt hơn. Gánh than nặng kéo hắn xuống dốc. Hắn phải chạy cho nhanh. Trông thấy hòn đá nhọn, cái gốc cây vát cũng quàng chân vào, không tránh được. Gánh than nặng trĩu cứ lôi xuống không thể nào dừng lại. Rồi lại quẩy phân ký leo dốc. Thở. Mồ hôi đẫm tóc, đẫm áo. Rừng im lặng, ngột ngạt. Muỗi. Vắt. Ruồi vàng. Trong một lúc dừng chân khi leo dốc, hắn rên lên thành lời:
- Bố mẹ vợ con có biết lúc này mình khổ thế nào không? Chỉ lần ấy hắn có tốc độ. Nhưng không có gió nào lọt tới rừng già. Còn cứ ngồi xển mà nhổ cỏ. Ai quát cũng mặc. Cả bọn cứ ngồi, cứ xển. Nước sông, công tù. Công của thằng tù vô tận. Đó là khi đi làm. Khi về cũng vậy. Về trại sớm hơn chục phút để vào buồng giam sớm ư? Cứ lê bước, cúi đầu nhìn đất, ngửa mặt nhìn trời. Thời gian là tra tấn. Thời gian là đau khổ, nhục nhã, ê chề, quằn quại. Muốn quăng đi, ném đi khúc đời tù tội rỏ máu này, dù tuổi sống bớt đi mười năm cũng được. Tù đọng, mục nát từ trong lòng. Trong cuộc đời. Trong sự di chuyển. Tù đọng mực nát ở chung quanh. Thế rồi bỗng nhiên là bánh xe lăn nhanh. Là tiếng gió thổi vù vù qua tai. Là gió phạt hai bên má. Là đi đến một nơi mình chưa biết. Là nói cười với người bạn tù vừa quen, được tự do trước mình mười lăm phút và đã mặc quần áo của người tự do. Hai người tự do nói chuyện với nhau như không hề có những năm tháng tù đày như vẫn được tự do từ trước tới nay. Không phải tập cho quen. Không có gì bỡ ngỡ. Vâng. Con người ta sinh ra vốn là tự do.



Hôm ấy là mồng ba tháng Tư năm 1973. Hắn nhớ. Cứ mỗi lần bận bịu, suýt quên, hắn lại nhớ đến con số ấy để khói quên đi cái ngày quan trọng nhất của mình. Ngày sống lại. Về sau, chắc chắn hơn, hắn ghi vào một quyển sổ. Bẵng đi vài năm lao vào kiếm sống, vật lộn để tồn tại, nhớ lại ngày ấy hắn đâm lẫn lộn. Mồng bốn tháng Ba hay mồng ba tháng Tư. Hắn giở sổ ra xem. Nhưng vẫn còn ngờ ngợ. Có thể ngay lúc ghi hắn đã nhầm lẫn mất rồi. _ Đến khi dọn dẹp giấy má, tìm lại được bức thư hắn viết cho vợ hần ngay tối hôm sau khi được tha trong một căn buồng Hà Nội thì hắn mới thật tin. Đúng 3-4- 1973.

Tuy nhiên lúc nào hắn cũng nhớ rất rõ ngày hôm ấy. Nhớ từng chi tiết.

“Về đem nội vụ ra đây. Anh được tự do". Hắn không té xỉu. Không chết lặng đi, không dựa lưng vào tường để khỏi ngã. Không cắn môi để khỏi cười trước ông quản giáo như những nhà văn giàu tưởng tượng có thể nghĩ và viết.

Hắn bị bất ngờ. Đúng. Hắn không ngờ hắn được tự do, trong khi những người mười tám năm, hai mươi mốt năm vẫn còn ở lại. Con số năm tháng ấy không gợi mấy trong lòng hắn, nhưng đến khi nghe Phố nói:

- Tôi đi tù năm vợ tôi 33 tuổi. Năm nay vợ tôi 5l tuổi rồi.

Thì hắn bàng hoàng. Hiện thân của đau khổ ở Ngưyên Văn Phố nhỡn tiền cũng làm hắn hoảng. Nhưng đến khi đau khổ mười tám năm tù hoá thân thành một người phụ nữ thì hắn rợn người. ôi! Đời một con người. Tuổi ba mươi đang là tuổi chín nhất của người phụ nữ. Tuổi của chăm sóc và đòi hỏi chăm sóc. Tuổi của yêu đương và đòi hỏi yêu đương. Hắn rỏ những giọt nước mắt trong lòng khóc thương người phụ nữ Hà Nội 5l tuổi mà hắn chưa biết mặt. Hắn rỏ những giọt nước mắt trong lòng khóc thương vợ hắn đang đang ở tuổi chín ấy, phải goá sống, phải vật lộn, đè bẹp, giết chết lòng mình, giết chết tuổi trẻ, giết chết những đòi hỏi yêu đương, sống trong cô đơn và nhục nhã.

Hắn bị bất ngờ vì nó đã đến, tuy vẫn chờ đợi nó, đồng thời hắn lại nghĩ rằng nó đã đến quá muộn. Phải, nó đã đến quá muộn. Hắn có tội gì mà phải ở đến năm năm. Lẽ ra nó phải đến lâu rồi. Hắn cười, nhìn ông Quân như muốn ông xác nhận lại điều ông vừa nói, điều quan trọng tột cùng đối với hắn, nhưng ông Quân không để ý gì đến hắn. Với ông, hắn không còn ở đây nữa. ông đang để tâm trí vấn một điếu thuốc sâu kèn. Ông chỉ hút thuốc rời, vấn lấy và không lúc nào rời điếu thuốc trên môi.

Hắn nói:

- Cám ơn ông! Xin phép ông tôi về buồng

Ông Quân vẫn nhìn vào điếu thuốc đang quấn dở, gật đầu, không quay lại. Hắn về buồng, cho vào bị bộ quần áo tù thay đổi, hai cái chén mắt trâu. Hắn nắn lại hai củ khoai mềm mềm, sự phòng xa của già Đô nếu hắn vào xà lim. Hắn ấn cái bị vào góc trong cùng nội vụ của già. Hắn muốn cho già nhiều nữa, nhưng hắn sợ có người nào dó phát hiện, già không nhận được. Tốt nhất là thông qua quản giáo, thông qua trại.

Hắn chỉ đút vào cái túi khâu bằng một ống quần tù cái ca có cả nắp của Lỷ Xìn Cắm, cái bút máy Pilot ngòi cánh sẻ bằng vàng 14 ca-ra không có mực từ mấy năm nay, xấp thư từ vợ con bố mẹ hắn gửi vào cho hắn. Rồi hắn đem hết nội vụ ra. Bê, xách, ôm đeo. Hắn đặt tất cả xuống đất trước mặt ông Quân.

- Báo cáo ông! Tôi để tất cả những thứ này nhờ trại chuyển cho mấy anh. Hắn chỉ cái hòm:

"Cái này cho anh Lê Bá Di, cả khoá nữa ạ". Hắn chỉ cái áo bông Trung Quốc to xù, rộng thùng thình: "Cái này cho anh Đô". Hắn chỉ cái chăn bông: "Cái này cũng cho anh Đô! . Hắn cảm thấy tự do đang nhập vào hắn để hắn từ một xác chết biến thành người khi nói những câu ấy: Hắn đã có thể nhờ vả các ông quản giáo, có quyền đối với những thứ của hắn và cho hết tài sản đồ sộ, quí giá tạo thành cuộc sống người tù của hắn. Ông Quân gật, ừ. Rồi ông chậm rãi bảo:

- Anh ghi lại đi Đây bút giấy! Ghi đi! Hoá ra ông Quân rất coi trọng lời dặn của hắn. Hắn bỗng thấy quí ông, thấy ông thật tốt. Chưa ai coi trọng lời dặn của một thằng tù. Phải, đến lúc này hắn vẫn còn là một thằng tù. Hắn mới chỉ đi hết đoạn đường tù của hắn, nhưng chưa đặt chân sang đến bên kia, chưa đặt dù chỉ một chân thôi sang phần của tự do.

Phải người không có trách nhiệm ừ ào để đấy. Hắn biết sao được. Mà biết thì đã làm sao?

Hắn cảm thấy mình dược đối xử như một con người, khi cầm bút giấy ông Quân đưa, nhìn đống nội vụ ngổn ngang, ghi chép. Tự nhiên hắn thấy phải gấp rút Hắn không cớ thời gian. Hắn vội lắm rồi.

Thuốc lào cho anh Nguyễn Văn Hợp, bi-đông cho anh Vũ Lượng, cặp lồng cho anh Dự...

Ông Quân cầm tờ giấy hắn đưa, rồi lại nhìn dống nội vụ của hắn:

- Chu cha. Anh này đi tù mà cứ như ở nhà. Lắm đồ.

Đấy là hai cái chén mắt trâu hắn đã để vào trong bị xếp sang chỗ già Đô rồi, ông không trông thấy đấy. Ông Quân đưa cho hắn một tờ giấy có đóng dấu son cả chữ ký của của ông thượng uý giám thị phân trại.

- Anh vào trại trong, lối đi vào thôn Khởi Nghĩa. Lấy giấy tờ của trại chính.

Hắn chào ông Quân, phấn khởi nên chào to, cởi mở, tuy vẫn kính trọng...

Hắn bước ra khỏi cổng trại. Nhìn về phía ngọn đồi xa xa, nơi hắn đoán là cả toán đang chặt hom sắn. Hắn đã rứt ra khỏi họ và bỗng trào lên niềm thương xót những người còn ở lại chịu kiếp tù đày. Tôi đã được tự do. Tôi đã được ra khỏi trại. Tôi đã thoát khỏi cuộc sống tù tội. Tôi trở lại làm người. Chào anh em đang tiếp tục cuộc sống âm phủ. Tôi đã trở về dương thế. Hắn bỗng nhớ đến điều mọi người sợ nhất: Chết trong tù. Chết là hết thôi. Nhưng mang cái tiếng chết rục tù thì nhục nhã quá. Già Đô sợ nhất điều ấy. Tuổi già đã cao. Cứ có một anh tù nào chết là già lại lo. Già như trông thấy nụ cười độc ác của ông giám đốc Phin "Thằng ấy tao cho chết rũ tù rồi”.

Hắn dừng hẳn lại. Nhìn về phía đồi. Một mỏm đất nhô lên giữa vòng vây của rừng xanh. Hắn tìm bóng dáng già Đô. Hắn nói với già trong ý nghĩ "Tôi thì không thể chết ở trong tù được rồi! Già cũng vậy. Sẽ gặp nhau ở P”.

Hắn tin rằng sẽ gặp lại già, gặp lại Lượng. Cân thì khó gặp. Kỷ Mình cũng khó. Vì hai người ở xa. Kỷ Mình đã từng tâm sự với hắn:

- Tôi đi tù vì cái chính trị tôi cao, A Tuấn à!

Cái chính trị cao của Kỷ Mình là đấu tranh vạch mặt những người trong uỷ ban, trong ban chủ nhiệm hợp tác xã làm sai chính sách, rằng họ là những phìa, tạo mới. Rằng họ đã lấy mìn của bộ đội, nổ mìn dưới suối đánh cá. Rằng họ đã bán quế của hợp tác xã, đút tiền vào túi họ. Thỉnh thoảng Kỷ Mình lại thở dài hối hận:

- Tôi đi tù vì cái chính trị tôi cao à!

Anh em vẫn lúi húi làm. Chẳng ai ngẩng lên nhìn hắn. Để hắn vẫy tay, khuơ nón chào từ biệt.

Tự do quả là mệt cái gì lạ thật. Cũng con đường ấy nhưng nay đi mà thấy nhẹ như bay. Cả khu trại rộng mênh mông kia không có sức hút với mình nữa. Con đường này cũng không còn lực hút. Đồi, rừng, ruộng không còn lực hút. Chúng không còn là chỗ vẫn để mình đi làm, mình về trại. Chúng không cỏn là chỗ để giết dần, giết mòn mình. Mình đã tách khỏi từ trường. Đã tách khỏi chúng.

Hắn ngẩng lên nhìn trời. Trời nắng cuối xuân.

Trời xanh và mây vẫn bay. Đẹp. Cây đa Tân Trào nổi tiếng xa xa mọi hôm chỉ gợi lên vẻ thâm u xa vắng, hôm nay cũng đẹp. Những thân chính, những rễ phụ hơi võng trắng xoá trong nắng, tán lá rợp nền trời.

Trên đường, hắn gặp mấy ông quản giáo, mấy ông công an vũ trang. Cả mấy thỏi nam châm này cũng không còn lực hút. Hắn vẫn chào và bỗng hiểu rằng những người từng gắn chặt với hắn ấy từ nay chỉ là người xa lạ.

Đã vượt qua khu nhà khách. Nơi hắn gặp Ngọc mấy tháng trước. Hắn cũng thấy lố nhố người. Những người từ các nơi về đây, mệt mỏi và đau khổ. Chờ gặp mặt. Mười lăm phút nhìn nhau ngắn ngủi của những người ở hai thế giới. ôi! Cái vòng đời không bao giờ hết. Đã qua cái dốc về phía sau quả núi mà hắn chưa đi đến bao giờ. Đến một ngã ba. Đi theo ngả nào? Hắn đứng phân vân lựa chọn. Đó là cảm giác tự do đầu tiên đối với hắn: Được phân vân. Được đứng trước một ngã ba, tự mình lựa chọn con đường. Tự do là được quyền do dự.

Một người đi xe đạp từ phía sau tới. Quần ka-ki màu be, áo sơ-mi trắng bóng. Người tự do đầu tiên hắn gặp. Hắn định hỏi thăm đường, bỗng người ấy phanh xe gọi to:

- Anh... anh gì nhỉ. Anh cũng được tha đấy à?

Bấy giờ hắn mới nhận ra Hiển, anh tù án được tha trước hắn ít phút. Có lẽ Hiển quên tên hắn vì hắn cũng chỉ là một trong trăm ngàn người tù đang bị giam giữ. Còn hắn nhớ tên Hiển vì Hiển là khát vọng tự do của hắn.

- Anh đi lấy giấy phải không Lên đây em đèo. Thật may mắn. Đã may thì may đủ đường. Hiển ở toán chăn nuôi. Rất thông thạo đường lối. Hắn nhảy lên poóc ba-ga xe đạp.

- ở đâu ra xe thế này?

- Cái cộ này người nhà em mang ở P lên. Anh cũng ở P à?

Thật là hạnh phúc của người tù án. Họ sung sướng biết bao. Người nhà biết trước ngày về lên đón mang theo cả xe đạp, cả quần áo. Vợ con hắn bây giờ vẫn nghĩ rằng hắn còn đang trong tù, lo lắng, mòn mỏi chờ ngóng ngày hắn được về. Em. Anh đã được tự do. Anh đang được tự do. Anh sẽ về với em. Cố chờ một hai ngày nữa thôi, em ạ. Xe đi. Gần năm năm hắn mới lại được ngồi trên xe đạp và bây giờ hắn mới thực sự biết thế nào là tự do.

Tự do đó là tốc độ.

Ngồi trên xe đạp đi trên con đường nhỏ, hai bên là rừng rậm, chỉ khoảng mười ki-lô-mét một giờ, hắn thấy cây lá chạy vun vút về phía sau. Gió vù vù qua tai. Gió phạt hai bên má hắn mát rượi. Hắn bỏ nón ra cho gió thổi vào tóc. (Bọn hắn vẫn độ; nón đi làm cho mát. Ngoài ra cái nón còn dùng để che nhiều thứ tạt được khi đi qua ông trực trại.)Hắn xoè bàn tay ra cho gió lùa qua kẽ tay. Hắn thực sự cảm thấy mình tự do.

Các cảm giác, gió, tốc độ, di chuyển ấy hắn không bao giờ nghĩ đến, quên hẳn đi rồi, vụt đến, quen thuộc, thân thiết và thích thú lạ thường. Cho mãi về sau này, cứ nghĩ đến ngày được tha, hắn lại nhớ đến cảm giác gió ùa phạt qua hai má hắn. Cảm giác ấy gắn liền với buổi sáng hắn được ra tù nên nó là tự do. Năm năm. Phải hiểu cái tốc độ năm năm vừa qua của hắn. Đó là một năm xà lim và sáu tháng được ra buồng chung. Chỉ năm một chỗ. Nằm trong một hộp bê-tông. Ngồi. Nằm. Đứng. Ngồi. Nằm. Đứng. Bắt rệp. Nhìn kiến tha cơm. Nói vọng sang với Đô, người tử tù xà lim bên kia chờ ngày đem bắn. Không nhìn thấy trời. Chỉ có cảm giác trời qua những nan chớp chéo xuống ở mái sát trần, có hàng song sắt to và dày. Không có một sự xáo động nào của không khí. Suốt ngày nhờ nhờ, đục đực. Rồi ba năm ở hai trại trung ương, có tốc độ đấy nhưng là tốc độ con rùa.

Hắn đi làm. Mọi người đi làm. Đầu cúi, lê từng bước. Chậm chạp chỉ có lợi cho bọn hắn. Thời gian đi đường là thời gian lao động. Đi nhanh ra chỗ làm làm gì. Lúc làm cũng vậy. Cả bọn ngồi xổm, mân mê từng lá cỏ và rứt. Rồi xển sang chỗ khác. Còn chậm hơn tốc độ con sên.

Chỉ một lần hắn đạt tốc độ cao trong khi làm việc. Đó là lần đi gánh than ở cách trại Q.N mười cây số. Không hiểu sao lại có hàng đống than trong rừng.

Hắn cùng anh em quẩy phân ký leo lên. Vừa leo vừa thở. Nhưng gánh xuống còn mệt hơn. Gánh than nặng kéo hắn xuống dốc. Hắn phải chạy cho nhanh. Trông thấy hòn đá nhọn, cái gốc cây vát cũng quàng chân vào, không tránh được. Gánh than nặng trĩu cứ lôi xuống không thể nào dừng lại. Rồi lại quẩy phân ký leo dốc. Thở. Mồ hôi đẫm tóc, đẫm áo. Rừng im lặng, ngột ngạt. Muỗi. Vắt. Ruồi vàng. Trong một lúc dừng chân khi leo dốc, hắn rên lên thành lời:

- Bố mẹ vợ con có biết lúc này mình khổ thế nào không? Chỉ lần ấy hắn có tốc độ. Nhưng không có gió nào lọt tới rừng già. Còn cứ ngồi xển mà nhổ cỏ. Ai quát cũng mặc. Cả bọn cứ ngồi, cứ xển. Nước sông, công tù. Công của thằng tù vô tận. Đó là khi đi làm. Khi về cũng vậy. Về trại sớm hơn chục phút để vào buồng giam sớm ư? Cứ lê bước, cúi đầu nhìn đất, ngửa mặt nhìn trời. Thời gian là tra tấn. Thời gian là đau khổ, nhục nhã, ê chề, quằn quại. Muốn quăng đi, ném đi khúc đời tù tội rỏ máu này, dù tuổi sống bớt đi mười năm cũng được. Tù đọng, mục nát từ trong lòng. Trong cuộc đời. Trong sự di chuyển. Tù đọng mực nát ở chung quanh. Thế rồi bỗng nhiên là bánh xe lăn nhanh. Là tiếng gió thổi vù vù qua tai. Là gió phạt hai bên má. Là đi đến một nơi mình chưa biết. Là nói cười với người bạn tù vừa quen, được tự do trước mình mười lăm phút và đã mặc quần áo của người tự do. Hai người tự do nói chuyện với nhau như không hề có những năm tháng tù đày như vẫn được tự do từ trước tới nay. Không phải tập cho quen. Không có gì bỡ ngỡ. Vâng. Con người ta sinh ra vốn là tự do.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61