watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 25 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 25

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Buổi chiều định mệnh đã đến khi hắn được gọi ra gặp mặt. Giá như không có buổi chiều hôm ấy, không có buổi gặp mặt chiều hôm ấy, hắn đã được tha từ đầu năm 1972 rồi. Có nó, nên ông ấy đã bàn lại, cân nhắc lại và thấy rằng không thể tha hắn được. Các ông ấy đã định tha, nhưng các ông ấy đã nghĩ lại. Hắn phải tù thêm mười bốn tháng nữa. Mười bốn tháng chẳng là bao so với một đời người. Nhưng mười bốn tháng tù là đáng kể. Một ngày tù dài bằng mười thế kỷ ở ngoài đời. Hơn bốn trăm ngày nào ít ỏi gì đâu. Hơn bốn trăm ngày, nhưng lại có hai cái Tết tù, bốn cái bánh chưng con và sáu lạng thịt trâu kho ăn Tết.
Vả lại nào có biết đâu khi bị giải trở lại Q.N để đi tù tiếp, mình chỉ tù tăng hai này có mười bốn tháng. Mười bốn tháng ghê sợ thật, nhưng còn ghê sợ gấp vạn lần là ý nghĩ tuyệt vọng, lần này đi là không có ngày về. Tù không án, các ông ấy đã tốt, đã định tha, thế rồi mình không kìm giữ được, vẫn cứ nghĩ sao nói vậy, khiến các ông ấy thấy nếu cho mình ra, mình vẫn chủ quan, mình làm đơn từ kêu khiếu cửa này cửa khác, phiền đến các ông ấy. Dù cái sự phiền hoàn toàn không đáng kể, không thể là mối đe dọa tới uy tín của các ông. Vì hắn làm sao chống lại được cả Sở Công an và nhất là chống lại một ông lãnh đạo toàn bộ khối nội chính bao gồm cả ba ngành công an viện kiểm sát, tòa án, với bề dày thành tích như một huyền thoại, với quyền sinh quyền sát trong tay. Nó chỉ có thể là một mối bạn tâm nhỏ nhoi. Nhưng ngay mối bận tâm nhỏ nhoi ấy, một chút gợn lên ấy cũng không thể có. Bởi thế nên lại từ 75 ra đi làm sao dám nghĩ đến ngày về. ôi! Chút lòng trung thực từ sau xin chừa . Đã bao lần tự nhủ thế rồi mà cái tật nghĩ sao nói vậy vẫn không sửa được.
Lẽ ra không có tăng hai, không đi coi vườn, không lên V.Q, không gặp Lượng, Cân, Phổ. Lẽ ra không phải chịu mười bốn tháng khổ đau, không nhìn A Thềnh chết, không thấy chiếc xe công nông nổ bành bạch chở xác anh Mán ra rừng. Sau này khi nỗi đau đã dịu, nhìn về quá khứ mười bốn tháng ấy (chỉ bó gọn trong mười bốn tháng tù thêm ấy thôi) như người ngoài cuộc đứng nhìn vào cuộc dời ai đó, hắn tự bảo: Chẳng nên ân hận làm gì. Số phận đã bắt nếm chén đắng cay thì đành cạn chén. Khi đã là vật thể nghiệm, hãy thể nghiệm hết mình. Nhưng rồi nghĩ tới bố mẹ giờ đây khuất núi, nghĩ tới Ngọc, tới các con, những người ruột thịt vì hắn mà phải chịu thêm mười bốn tháng khổ đau, hắn lại thấy vết thương đã lành dấu rồi bỗng dưng rỏ máu. Cõi mù mịt ấy của số phận lẽ ra đừng nên có. Cõi tuyệt vọng ấy đừng nên có đối với những người thân.
Và nó bắt đầu từ buổi gặp mặt ở 75. Chao! Một khi cứ nghĩ rằng sau buổi gặp mặt ấy là được về với Ngọc. Dù đã tập cho quen với thất vọng, luôn xác định rằng đời mình là một chuỗi những khốn nạn liên tiếp nối nhau mà sao khi xảy ra vẫn không thể nào chịu nổi, vẫn là quá sức chịu đựng của một con người.
Đang kể chuyện các trại trung ương cho anh em trong B nghe, hắn vội theo ông quản giáo đi ra. Lúc ấy đã tan tầm. Chỉ một mình hắn được ra gặp mặt, không một phạm nhân nào khác nữa. Rõ ràng đây là một cuộc gặp mặt đặc biệt dành cho hắn. phòng gặp mặt cũng là một phòng làm việc nào đó của cán bộ. Ông Lan, anh Thân (anh thứ hai của hắn) và Ngọc. Hắn biết tan tầm vì Ngọc nói: "Vừa tan tầm là em đến đây ngay”. Ngọc mới nhận được tin hắn về sáng nay. (Trước đó trong những cuộc họp cán bộ toàn thành phố, anh Thân đã được nhiều người kín kín hở hở rỉ tai là đã có chủ trương cho hắn được về). Ngọc và anh Thân được mời lên Sở Công an, người ta thông báo hắn đã đứợc chuyển về 75. Sở Công an yêu cầu gia đình và anh Thân giúp đỡ bên an ninh để hắn trở thành người công dân tốt. Và chiều nay, lúc tan tầm hai người có thể vào thăm hắn. Ngọc mua vội mấy gói kẹo mang vào cho hắn. Nhìn nét mặt Ngọc, hắn hiểu Ngọc hy vọng như thế nào. Ngọc gầy guộc, cam chịu, ít nói, nhưng hắn đọc trong mắt Ngọc niềm hy vọng lớn lao. Bên cạnh niềm hy vọng ấy, hắn còn cảm thấy nỗi lo sợ bị thất vọng. Anh Thân vẫn như vậy. Vào tuổi anh ít có thay đổi.
Và ông Lan. Gặp ông hắn bàng hoàng. Hắn lại nhìn thấy ông, nhìn thấy định mệnh. Định mệnh của hắn hiện thân thành một con người. Mắt sắc lạnh, mặt dài hơi gẫy, môi mỏng dính. Hắn đã quên hẳn ông rồi. Đi trại trung ương hắn không nhớ tới ông nữa. Hắn chỉ nhớ tới bố mẹ, vợ con. Hắn chỉ nghĩ tới củ khoai, mẩu sắn nhặt được ở dọc đường. Bởi hắn đói. Hắn phải đi làm khổ sai. Hắn phải tồn tại.
Về 75 hắn chỉ nghĩ tới việc được tha. ở đây, đêm nằm nghe vọng tiếng còi ô-tô tải, nghe chương trình nhạc tập thể dục buổi sáng, hắn cảm thấy bằng tất cả các giác quan hơi thở và nhịp điệu của thành phố. Thành phố hắn đã yêu đến từng viên đá lát vỉa hè, từng làn khói nhà máy. Thành phố lúc nào cũng mang mùi gió biển. Thành phố quê hương hắn đã về làm việc và sinh sống. Hắn đã rời Hà Nội về đây, nghe theo tiếng gọi của Đảng, nghe theo lời khuyên của các nhà văn đàn anh, mơ ước và tin tưởng đầy lòng, chắt chiu tích cóp từng chi tiết cuộc sống với khát vọng sẽ khái quát một giai đoạn mới của thành phố đã sang trang. Tác phẩm của hắn sẽ dầy ánh nắng là tiếp theo những trang đen tối của đời thợ trong Bỉ vỏ, Sóng gầm .
Nằm ở 75 lần này hắn thấy gần nhà lắm rồi. Từ đây về nhà hắn chỉ mười lăm, hai mươi phút xe đạp. Dọc bờ sông Trà thẳng đến nhà băng, quành về Ngã Bảy. Hắn hình dung rõ từng ngọn cây, những dòng người đi xe đạp ngược xuôi. Hắn hình dung ra căn buồng của hắn, vợ con hắn.
Hắn vẫn nằm ở dây mà nhà hắn chỉ cách đó một đoạn đường. Hắn thức trắng đêm. Hắn nghĩ ngợi. Hắn nằm im, mắt mở chong chong. Chờ đêm qua. Chờ sáng. Chặng đường hắn đã đi... Dài. Đen tối. Sắp tới nơi rồi. Trời sắp sáng rồi.
Hắn chỉ nghĩ vậy. Hắn đâu có nghĩ đến ông Lan.
Nhìn thấy ông, hắn bàng hoàng. Thì ra số mệnh hắn gắn chặt với ông. Thì ra trên đời vẫn còn có con người này. Thì ra ngồi ở đây, nhưng ông vẫn không rời mắt khỏi hắn suốt chuỗi ngày dài vô tận ấy, ngay cả khi hắn biệt xứ trong rừng sâu các trại trung ương.
Ông Lan ngồi đó như một cái hố sâu chắn ngang con đường hắn trở về. Như bức tường đá cao vút, kiên cố, bên trên có hàng rào dây thép gai chạy điện của trại giam này mà hắn không thể nào vượt qua.
Ông Lan ngồi đó, mặc áo bông xanh cười nói với anh Thân (rõ ràng trông ông già hơn hắn), như một tai ương được báo trước. Như một tiền kiếp nào đó đang nói về những bước đường hắn phải trải qua, khỏng thể nào tránh được.
Ông Lan ngồi đó chập chờn như một ảo ảnh nói chuyện với vợ hắn (lúc này trông ông trẻ hơn hắn) là hiện thân cho toàn bộ sức mạnh của cỗ máy khổng lồ nghiền nát đời hắn, đời vợ hắn.
Nhưng ông Trần đã quyết định. Ông Trần là giám đốc, là thường vụ. Một quyết định của ông Trần không ai được bàn cãi. Ông Trần đã nói với anh Chân. Cả ông Trần, cả ông Lan dều không thù hằn gì hắn. Ông Lan có thể đã dính líu quá sâu vào vụ này, chứ ông Trần thì không. Một ông thường vụ vào sinh ra tử, toàn thành phố nhìn vào, nhất định sẽ công tâm. Hắn tin như vậy. Hắn tin hắn sẽ được tha, bởi ông Trần đại diện cho công bằng và nhân ái, bởi hắn không có tội.
Ngọc nói: "Anh đã về gần. Mừng lắm. Cả nhà mong anh về”.
Bao giờ nhìn Ngọc hắn cũng cảm thấy vừa gần gũi, vừa xa vời. Ngọc đấy, cách hắn một cái bàn con, nhưng là hai thế giới. Ngọc đâu có phải đi từ nhà đến đây. Em đi suốt nghìn đêm thương nhớ lại. Hắn đã có một câu thơ như vậy sau buổi gặp Ngọc ở Q.N. Hắn cũng không phải đi từ buồng giam ra gặp Ngọc. Anh giết dần từng giây địa ngục đợi chờ em.
Anh Thân vẫn với vẻ xã giao mềm mỏng như bản chất của anh:
- Các anh bên công an nói với tôi sẽ giải quyết cho chú về, nhưng chú phải xác định...
Hắn đưa mắt nhìn anh Thân như chính anh đang lăng mạ hắn. Anh Thân bỏ dở câu nói. Ông Lan hướng cặp mắt quyền uy vào một thính giả vô hình.
- Đúng. Trước hết anh phải xác định được những sai lầm của mình. Phải nhận thức được thiếu sót của bản thân. Chúng tôi giam giữ anh không ngoài mục đích ấy.
Còn gì trắng trợn hơn. Gian dối hơn. Đạo đức giả hơn. Đểu hơn. Hắn bình tĩnh:
- Thưa ông. Cho đến giờ tôi chưa được biết tội của tôi. Chưa ai nói cho tôi biết tôi có tội gì.
Ông Lan cười nhạt, quay về phía Ngọc và như thanh minh: “Đấy. Anh ấy cứ thế. ”
Sau này hắn tự giày vò, nguyền rủa mình vì đã nói ra câu ấy. Giá hắn đừng thấy nghẹn nơi cổ. Giá hắn đừng nói. Bình tĩnh trước những lời giả dối. Dùng cái giả dối để ứng xử với sự giả dối như bao người đã làm thì đâu đén nỗi. Hắn lại phải trở lại Q.N như số mệnh đã hẹn trước. Như mũi tên đã lắp lên dây cung căng sẳn. Cứ thế lao di, vào cõi mịt mù của số phận. Tết đó hắn ở 75. Đó là cái Tết thứ tư trong tù. Sau Tết mấy ngày, hắn bị đưa đi. Tinh mơ, ông già B trưởng đã kể chuyện giấc mơ của ông ta. Ông mơ thấy ô-tô đến đón người trong B ra đi. Hắn chẳng nghĩ ngợi gì. Dạo ấy hắn không tin mộng triệu. Hắn vẫn chờ được trở về. Điều hắn nói với ông Lan có gì mới đâu. Hắn đã nói với ông Lan nhiều lần. ở Q.N hắn đã làm nhiều đơn kêu oan. Đến lúc anh em lục tục trở dậy, gấp gọn nội vụ dể ngay ngắn sát tưởng thì có tiếng mở khóa buồng giam.
- Anh Tuấn mang hết nội vụ ra ngoài.
Hắn ra đi, còn nghe thấy tiếng ông B trưởng nói khe khẽ:
- Tôi mơ thấy có xe ô-tô đến đón mà.
Cho đến lúc ấy hắn vẫn nghĩ rằng hắn có thể được về. Nhưng khi đã dặt hòm xiểng, chăn màn, cặp lồng, túi và ngồi trên chiếc xe com-măng-ca Rumani đít vuông thì hắn hiểu cái gì đang chờ hắn. Hắn hiểu hắn lại tới chốn nào. Sau này khi đã được tha, đọc lại những bức thư viết cho vợ thời gian đó, hắn sống lại nỗi đau ngày ấy.
Em của anh vô cùng thương và yêu quý!
Anh đã hai lần viết thư cho em. Hẳn em không nhận được. Anh đã nhắn nhiều tin về cho em. Anh trở lại Q.N như định mệnh bắt phải về. Thôi thì cho là chúng ta không có cuộc đời nữa. Khi mà họ cố tình. Van xin thế là đủ. Giờ phải đấu tranh. Anh đã xin gặp ban giám thị trại, nhưng các ông ấy không cho gặp. Vì có lẽ cũng ngoài sức giải quyết của các ông ấy. Sức khỏe anh ngày càng yếu. Anh chỉ mong em đừng do dự. Và khi nguồn thành phố đã tắt thì phải mở bằng được con đường Hà Nội. Gửi đơn đi các nơi. Và phải dùng biện pháp tích cực nhất: Trực tiếp gặp các vị lãnh đạo.
Trong những chuyện này em phải có nghị lực. Đưng nghe lời bàn tán hoài nghi của thầy mẹ, các anh. Anh tin rằng trực tiếp gặp các vị lãnh đạo sẽ giải quyết được tất ca. Đảng bao giờ cũng sáng suốt. Hắn em cũng tin chồng em hoàn toàn vô tội. Anh đã chứng minh rằng anh theo Đảng, chứ không chống Đảng. Họ không bác bỏ anh khi có mặt anh. Sao bây giờ họ lại nói tội của anh với em, với các anh một cách vắng mặt anh như vậy. Và không nhận tội thì không được về. Nhưng nhận tội gì đây. Không nhận tội thì tù đến bao giờ. Phải có lòng tin rằng sự thật sẽ thắng, Đảng rất quan tâm đến con người, em ạ. Để có quyết tâm và không tuyệt vọng.
Trở lại Q.N anh mới nhận được thư em viết trước Tết kể chuyện em đón con Thương ra chơi ngày Nôen. Anh không dám đọc nữa. Đến bây giờ sắp 1-5 rồi, anh vẫn không dám đọc lại bức thư em. ôi! Lẽ ra anh đã được về rồi. Không còn ở trại Q.N này để nhận nó, đọc nó. Anh không dám cầm đến nó. Và vẫn chưa đọc hết nó. Thư em gửi Giang đã nhận được.
Chúng ta hy vọng gì ở tương lai. Anh chỉ nghĩ đến nấm mồ chờ anh và chờ tất cả mọi người. Bởi vì bất kỳ ai rồi cũng đều phải từ biệt thế giới này. Cuộc sống thật là một điều kinh khủng. Ngày gần đây anh còn hy vọng được trở về trông thấy bố mẹ già. Giờ đây hy vọng ấy cũng tắt rồi. Anh phải tiêu diệt nó ngay từ bây giờ, để sau này, khi anh trở về mà bố mẹ không còn, hoặc khi anh chết không về gặp được bố mẹ nữa thì cũng quen được với điều đau đầu ấy.
Em! Thương em vô cùng. Thương các con quá. Bao giờ tôi được ôm ấp, vuốt ve các con tôi. Bốn năm rồi tôi không trông thấy chúng. Chúng đã lớn. Chúng đã lớn, nhưng với anh chúng vẫn bé bong như những ngày anh mới bị vào tù. Vẫn những tiếng nỉ non, những trò chơi bốn năm trước - Và lẽ ra giờ đây anh đang chơi đùa với chúng.
Em của anh! Em đã chịu tất cả những đắng cay mà một người có thể chịu. Bao giờ gặp lại em. Gặp lại tình yêu của anh, niềm hy vọng của anh mà nhờ có nó anh đã sống qua được những ngày này.
Nếu em không làm được việc kêu oan cho anh, thì anh không có ngày về. Sự thật là như vậy. Đừng lên thăm anh làm gì. Vất vả quá. Khổ thân em. Anh đã quen chịu đựng...
Bức thư khá dài này không phải chuyển theo đường chính thức của trại (mỗi tháng trại cho gửi một lần). Bửc thư kể lể khổ đau và dặn biện pháp đấu tranh này chắc chắn nhờ một bạn tù được tha giấu mang về cho vợ hắn. Nhưng hắn không nhớ được người hắn gửi.
Đã lâu quá rồi. Hắn chỉ nhớ cái xe com-măng-ca đít vuông đã chở hắn đi. Hắn nhớ vì cái sản phẩm Ru-ma-ni ấy được cải tiến mà hắn không tưởng tượng nổi. Nhìn bề ngoài nó hoàn toàn là một cái xe bình thường. Nhưng bên trong được ngăn thành bốn ô. Bằng sắt và tôn lá. Bốn cái xà lim lưu dộng.
Chỉ có một mình hắn trong một ô cuối. Hắn dán mắt vào miếng kính to bằng bàn tay ở đuôi xe, nhìn con đường phía sau. Rồi hắn ngồi xuống ghế. Nhắm mắt, hắn cũng biết xe đi về đâu. Con đường này hắn đã đạp xe ít nhất mỗi tuần hai lượt. Lượt về. Lượt đi. Thuộc từng cái dốc, từng ổ gà. Mấy chục năm nay.
Xe qua phà được khoảng hai mươi phút. Hắn đoán đã đến chỗ rẽ. Rẽ phải. Nhưng xe lại quẹo trái. Xe đi lối tắt rồi. Nghĩa là về đúng qua đầu làng hắn. Đang ngồi hắn nhổm lên nhìn qua ô kính tí xíu. Không nhìn ra được phía trước để thấy quê hương từ xa chạy lại gần mình. Hắn nhìn về phía sau. Kia rồi. Đã qua cái lò gạch. Nghĩa là sắp đến lối rẽ vào làng. Con dường này, vợ chồng hắn đã đèo nhau trên chiếc xe Thống Nhất vợ hắn được phân phối. Những chiều thứ bảy đạp xe về. Tắm rửa, giặt giũ cho các con. Cởi hết quần áo của chúng, rồi ôm lấy những thân hình nhỏ nhoi, trần truồng, thơm tho, giẫy giụa ấy mà kỳ cọ. Dù chúng có nô nghịch, bẩn thỉu, đất cát, mồ hôi mồ kê cũng vẫn là thơm tho. Rồi dọn mâm chõng ra sân ăn cơm với bố mẹ. Vừa ăn vừa nhìn trời chiều xanh trên đầu, trời chiều xanh bốn chung quanh. Những chiều chủ nhật đạp xe đi. Các con líu ríu ra cổng tiễn. Bố mẹ dặn dò phải cẩn thận bom đạn. Hẹn với bố mẹ, hẹn với các con chiều thứ bảy tới lại về.
Lại đèo nhau trên chiếc xe đạp phân phối. Không thấy ngại. Không thấy mệt. Có những hôm phà chết máy, những hôm giờ cao điểm, tắc nghẽn, ghi-đông xe đạp cứng ngắc ở cửa bến, tiến không được, lùi không được. Những hôm máy bay bắn phá phải vòng lên đi lối Bến Kiền, nhá nhem rồi còn vác xe lội bãi lên đò, phù sa trơn nhẫy, hai vợ chồng bị bọc kéo nhau suýt nhào cả xuống sông. Qua đò là tối mịt. Có tiếng bà mẹ khóc con hy sinh trong B thảm thiết từ một xóm vọng ra. Tối như bưng. Càng tối vì hai bên đường những cây phi lao cao vút. Chợt tất cả như cô đặc đen kịt lại. Hoảng hồn phanh vội. Cho cả chân xuống đất mà phanh. Thấy hai đứa đã chui vào gầm một xe chở tên lửa đỗ ven đường. Tám chín giờ tối mới về đến đây. Đến đây là coi như hết mệt nhọc. Là sắp sửa tới nhà.
Đây rồi. Con đường rẽ vào làng. Con đường đất núi đỏ au. Hai hàng bạch đàn sóng nhau chạy từ đường cái qua cầu vào đến đầu thôn Nội. Đi giữa hai bờ tre rợp bóng tới một khúc ngoẹo là về thôn Ngoại.
Chỗ đó là ruộng lúa. Hai vợ chồng hắn đã để sổng con vịt mua phiếu ở đó. Nó tuột dây trói chân, nhảy xuống ruộng. Hắn vội để ngả xe đạp ở bờ đường, lội xuống ruộng. Ngọc cũng xắn quần lội. Hai người lừa, dồn nó vào chỗ dặt ngả xe đạp. Hắn túm được con vịt khi nó đang leo dốc lên đường cái.
Con vịt. Con đường làng. Con đường quành ra đầu trạm xá, đi qua chợ đến một dầm nước mênh mông. Con đường dẫn đến nhà hắn. Cái cổng tre. Vườn. Sân... Bố mẹ hắn đang ở đấy. Con hắn đang ở đấy, Ngọc đang ở đâu? Còn ở đây hay đã sang phố đi làm rồi, em ơi!
Bấy giờ vẫn còn là Tết. Kìa một làn khói lên. Lúa xanh. Tre xanh. Xa rồi. Mất hút rồi. Hắn vẫn dán mắt vào cửa kính. Đã thấy một thị trấn nhỏ. Đến làng Xuân Lãng rồi! Đu. Một gốc đu. Đông người. Một em nhỏ, ba người đàn ông có tuổi ăn mạc đẹp đi trên đường. Chắc là đi chúc Tết.
Qua làng rồi Hết rồi Hắn ngồi phịch xuống ghế, nhìn bốn bức tường thép hẹp xung quanh. Ngọc ơi! Có biết anh đi rồi không? Ngày về không có đâu, em ạ. Xe qua một ổ gà. Hắn bị xóc, đầu đập vào tường thép.
Chiếc xà lim đi động hẹp. Rất hẹp. Vẫn lăn đi.



Buổi chiều định mệnh đã đến khi hắn được gọi ra gặp mặt. Giá như không có buổi chiều hôm ấy, không có buổi gặp mặt chiều hôm ấy, hắn đã được tha từ đầu năm 1972 rồi. Có nó, nên ông ấy đã bàn lại, cân nhắc lại và thấy rằng không thể tha hắn được. Các ông ấy đã định tha, nhưng các ông ấy đã nghĩ lại. Hắn phải tù thêm mười bốn tháng nữa. Mười bốn tháng chẳng là bao so với một đời người. Nhưng mười bốn tháng tù là đáng kể. Một ngày tù dài bằng mười thế kỷ ở ngoài đời. Hơn bốn trăm ngày nào ít ỏi gì đâu. Hơn bốn trăm ngày, nhưng lại có hai cái Tết tù, bốn cái bánh chưng con và sáu lạng thịt trâu kho ăn Tết.

Vả lại nào có biết đâu khi bị giải trở lại Q.N để đi tù tiếp, mình chỉ tù tăng hai này có mười bốn tháng. Mười bốn tháng ghê sợ thật, nhưng còn ghê sợ gấp vạn lần là ý nghĩ tuyệt vọng, lần này đi là không có ngày về. Tù không án, các ông ấy đã tốt, đã định tha, thế rồi mình không kìm giữ được, vẫn cứ nghĩ sao nói vậy, khiến các ông ấy thấy nếu cho mình ra, mình vẫn chủ quan, mình làm đơn từ kêu khiếu cửa này cửa khác, phiền đến các ông ấy. Dù cái sự phiền hoàn toàn không đáng kể, không thể là mối đe dọa tới uy tín của các ông. Vì hắn làm sao chống lại được cả Sở Công an và nhất là chống lại một ông lãnh đạo toàn bộ khối nội chính bao gồm cả ba ngành công an viện kiểm sát, tòa án, với bề dày thành tích như một huyền thoại, với quyền sinh quyền sát trong tay. Nó chỉ có thể là một mối bạn tâm nhỏ nhoi. Nhưng ngay mối bận tâm nhỏ nhoi ấy, một chút gợn lên ấy cũng không thể có. Bởi thế nên lại từ 75 ra đi làm sao dám nghĩ đến ngày về. ôi! Chút lòng trung thực từ sau xin chừa . Đã bao lần tự nhủ thế rồi mà cái tật nghĩ sao nói vậy vẫn không sửa được.

Lẽ ra không có tăng hai, không đi coi vườn, không lên V.Q, không gặp Lượng, Cân, Phổ. Lẽ ra không phải chịu mười bốn tháng khổ đau, không nhìn A Thềnh chết, không thấy chiếc xe công nông nổ bành bạch chở xác anh Mán ra rừng. Sau này khi nỗi đau đã dịu, nhìn về quá khứ mười bốn tháng ấy (chỉ bó gọn trong mười bốn tháng tù thêm ấy thôi) như người ngoài cuộc đứng nhìn vào cuộc dời ai đó, hắn tự bảo: Chẳng nên ân hận làm gì. Số phận đã bắt nếm chén đắng cay thì đành cạn chén. Khi đã là vật thể nghiệm, hãy thể nghiệm hết mình. Nhưng rồi nghĩ tới bố mẹ giờ đây khuất núi, nghĩ tới Ngọc, tới các con, những người ruột thịt vì hắn mà phải chịu thêm mười bốn tháng khổ đau, hắn lại thấy vết thương đã lành dấu rồi bỗng dưng rỏ máu. Cõi mù mịt ấy của số phận lẽ ra đừng nên có. Cõi tuyệt vọng ấy đừng nên có đối với những người thân.

Và nó bắt đầu từ buổi gặp mặt ở 75. Chao! Một khi cứ nghĩ rằng sau buổi gặp mặt ấy là được về với Ngọc. Dù đã tập cho quen với thất vọng, luôn xác định rằng đời mình là một chuỗi những khốn nạn liên tiếp nối nhau mà sao khi xảy ra vẫn không thể nào chịu nổi, vẫn là quá sức chịu đựng của một con người.

Đang kể chuyện các trại trung ương cho anh em trong B nghe, hắn vội theo ông quản giáo đi ra. Lúc ấy đã tan tầm. Chỉ một mình hắn được ra gặp mặt, không một phạm nhân nào khác nữa. Rõ ràng đây là một cuộc gặp mặt đặc biệt dành cho hắn. phòng gặp mặt cũng là một phòng làm việc nào đó của cán bộ. Ông Lan, anh Thân (anh thứ hai của hắn) và Ngọc. Hắn biết tan tầm vì Ngọc nói: "Vừa tan tầm là em đến đây ngay”. Ngọc mới nhận được tin hắn về sáng nay. (Trước đó trong những cuộc họp cán bộ toàn thành phố, anh Thân đã được nhiều người kín kín hở hở rỉ tai là đã có chủ trương cho hắn được về). Ngọc và anh Thân được mời lên Sở Công an, người ta thông báo hắn đã đứợc chuyển về 75. Sở Công an yêu cầu gia đình và anh Thân giúp đỡ bên an ninh để hắn trở thành người công dân tốt. Và chiều nay, lúc tan tầm hai người có thể vào thăm hắn. Ngọc mua vội mấy gói kẹo mang vào cho hắn. Nhìn nét mặt Ngọc, hắn hiểu Ngọc hy vọng như thế nào. Ngọc gầy guộc, cam chịu, ít nói, nhưng hắn đọc trong mắt Ngọc niềm hy vọng lớn lao. Bên cạnh niềm hy vọng ấy, hắn còn cảm thấy nỗi lo sợ bị thất vọng. Anh Thân vẫn như vậy. Vào tuổi anh ít có thay đổi.

Và ông Lan. Gặp ông hắn bàng hoàng. Hắn lại nhìn thấy ông, nhìn thấy định mệnh. Định mệnh của hắn hiện thân thành một con người. Mắt sắc lạnh, mặt dài hơi gẫy, môi mỏng dính. Hắn đã quên hẳn ông rồi. Đi trại trung ương hắn không nhớ tới ông nữa. Hắn chỉ nhớ tới bố mẹ, vợ con. Hắn chỉ nghĩ tới củ khoai, mẩu sắn nhặt được ở dọc đường. Bởi hắn đói. Hắn phải đi làm khổ sai. Hắn phải tồn tại.

Về 75 hắn chỉ nghĩ tới việc được tha. ở đây, đêm nằm nghe vọng tiếng còi ô-tô tải, nghe chương trình nhạc tập thể dục buổi sáng, hắn cảm thấy bằng tất cả các giác quan hơi thở và nhịp điệu của thành phố. Thành phố hắn đã yêu đến từng viên đá lát vỉa hè, từng làn khói nhà máy. Thành phố lúc nào cũng mang mùi gió biển. Thành phố quê hương hắn đã về làm việc và sinh sống. Hắn đã rời Hà Nội về đây, nghe theo tiếng gọi của Đảng, nghe theo lời khuyên của các nhà văn đàn anh, mơ ước và tin tưởng đầy lòng, chắt chiu tích cóp từng chi tiết cuộc sống với khát vọng sẽ khái quát một giai đoạn mới của thành phố đã sang trang. Tác phẩm của hắn sẽ dầy ánh nắng là tiếp theo những trang đen tối của đời thợ trong Bỉ vỏ, Sóng gầm .

Nằm ở 75 lần này hắn thấy gần nhà lắm rồi. Từ đây về nhà hắn chỉ mười lăm, hai mươi phút xe đạp. Dọc bờ sông Trà thẳng đến nhà băng, quành về Ngã Bảy. Hắn hình dung rõ từng ngọn cây, những dòng người đi xe đạp ngược xuôi. Hắn hình dung ra căn buồng của hắn, vợ con hắn.

Hắn vẫn nằm ở dây mà nhà hắn chỉ cách đó một đoạn đường. Hắn thức trắng đêm. Hắn nghĩ ngợi. Hắn nằm im, mắt mở chong chong. Chờ đêm qua. Chờ sáng. Chặng đường hắn đã đi... Dài. Đen tối. Sắp tới nơi rồi. Trời sắp sáng rồi.

Hắn chỉ nghĩ vậy. Hắn đâu có nghĩ đến ông Lan.

Nhìn thấy ông, hắn bàng hoàng. Thì ra số mệnh hắn gắn chặt với ông. Thì ra trên đời vẫn còn có con người này. Thì ra ngồi ở đây, nhưng ông vẫn không rời mắt khỏi hắn suốt chuỗi ngày dài vô tận ấy, ngay cả khi hắn biệt xứ trong rừng sâu các trại trung ương.

Ông Lan ngồi đó như một cái hố sâu chắn ngang con đường hắn trở về. Như bức tường đá cao vút, kiên cố, bên trên có hàng rào dây thép gai chạy điện của trại giam này mà hắn không thể nào vượt qua.

Ông Lan ngồi đó, mặc áo bông xanh cười nói với anh Thân (rõ ràng trông ông già hơn hắn), như một tai ương được báo trước. Như một tiền kiếp nào đó đang nói về những bước đường hắn phải trải qua, khỏng thể nào tránh được.

Ông Lan ngồi đó chập chờn như một ảo ảnh nói chuyện với vợ hắn (lúc này trông ông trẻ hơn hắn) là hiện thân cho toàn bộ sức mạnh của cỗ máy khổng lồ nghiền nát đời hắn, đời vợ hắn.

Nhưng ông Trần đã quyết định. Ông Trần là giám đốc, là thường vụ. Một quyết định của ông Trần không ai được bàn cãi. Ông Trần đã nói với anh Chân. Cả ông Trần, cả ông Lan dều không thù hằn gì hắn. Ông Lan có thể đã dính líu quá sâu vào vụ này, chứ ông Trần thì không. Một ông thường vụ vào sinh ra tử, toàn thành phố nhìn vào, nhất định sẽ công tâm. Hắn tin như vậy. Hắn tin hắn sẽ được tha, bởi ông Trần đại diện cho công bằng và nhân ái, bởi hắn không có tội.

Ngọc nói: "Anh đã về gần. Mừng lắm. Cả nhà mong anh về”.

Bao giờ nhìn Ngọc hắn cũng cảm thấy vừa gần gũi, vừa xa vời. Ngọc đấy, cách hắn một cái bàn con, nhưng là hai thế giới. Ngọc đâu có phải đi từ nhà đến đây. Em đi suốt nghìn đêm thương nhớ lại. Hắn đã có một câu thơ như vậy sau buổi gặp Ngọc ở Q.N. Hắn cũng không phải đi từ buồng giam ra gặp Ngọc. Anh giết dần từng giây địa ngục đợi chờ em.

Anh Thân vẫn với vẻ xã giao mềm mỏng như bản chất của anh:

- Các anh bên công an nói với tôi sẽ giải quyết cho chú về, nhưng chú phải xác định...

Hắn đưa mắt nhìn anh Thân như chính anh đang lăng mạ hắn. Anh Thân bỏ dở câu nói. Ông Lan hướng cặp mắt quyền uy vào một thính giả vô hình.

- Đúng. Trước hết anh phải xác định được những sai lầm của mình. Phải nhận thức được thiếu sót của bản thân. Chúng tôi giam giữ anh không ngoài mục đích ấy.

Còn gì trắng trợn hơn. Gian dối hơn. Đạo đức giả hơn. Đểu hơn. Hắn bình tĩnh:

- Thưa ông. Cho đến giờ tôi chưa được biết tội của tôi. Chưa ai nói cho tôi biết tôi có tội gì.

Ông Lan cười nhạt, quay về phía Ngọc và như thanh minh: “Đấy. Anh ấy cứ thế. ”

Sau này hắn tự giày vò, nguyền rủa mình vì đã nói ra câu ấy. Giá hắn đừng thấy nghẹn nơi cổ. Giá hắn đừng nói. Bình tĩnh trước những lời giả dối. Dùng cái giả dối để ứng xử với sự giả dối như bao người đã làm thì đâu đén nỗi. Hắn lại phải trở lại Q.N như số mệnh đã hẹn trước. Như mũi tên đã lắp lên dây cung căng sẳn. Cứ thế lao di, vào cõi mịt mù của số phận. Tết đó hắn ở 75. Đó là cái Tết thứ tư trong tù. Sau Tết mấy ngày, hắn bị đưa đi. Tinh mơ, ông già B trưởng đã kể chuyện giấc mơ của ông ta. Ông mơ thấy ô-tô đến đón người trong B ra đi. Hắn chẳng nghĩ ngợi gì. Dạo ấy hắn không tin mộng triệu. Hắn vẫn chờ được trở về. Điều hắn nói với ông Lan có gì mới đâu. Hắn đã nói với ông Lan nhiều lần. ở Q.N hắn đã làm nhiều đơn kêu oan. Đến lúc anh em lục tục trở dậy, gấp gọn nội vụ dể ngay ngắn sát tưởng thì có tiếng mở khóa buồng giam.

- Anh Tuấn mang hết nội vụ ra ngoài.

Hắn ra đi, còn nghe thấy tiếng ông B trưởng nói khe khẽ:

- Tôi mơ thấy có xe ô-tô đến đón mà.

Cho đến lúc ấy hắn vẫn nghĩ rằng hắn có thể được về. Nhưng khi đã dặt hòm xiểng, chăn màn, cặp lồng, túi và ngồi trên chiếc xe com-măng-ca Rumani đít vuông thì hắn hiểu cái gì đang chờ hắn. Hắn hiểu hắn lại tới chốn nào. Sau này khi đã được tha, đọc lại những bức thư viết cho vợ thời gian đó, hắn sống lại nỗi đau ngày ấy.

Em của anh vô cùng thương và yêu quý!

Anh đã hai lần viết thư cho em. Hẳn em không nhận được. Anh đã nhắn nhiều tin về cho em. Anh trở lại Q.N như định mệnh bắt phải về. Thôi thì cho là chúng ta không có cuộc đời nữa. Khi mà họ cố tình. Van xin thế là đủ. Giờ phải đấu tranh. Anh đã xin gặp ban giám thị trại, nhưng các ông ấy không cho gặp. Vì có lẽ cũng ngoài sức giải quyết của các ông ấy. Sức khỏe anh ngày càng yếu. Anh chỉ mong em đừng do dự. Và khi nguồn thành phố đã tắt thì phải mở bằng được con đường Hà Nội. Gửi đơn đi các nơi. Và phải dùng biện pháp tích cực nhất: Trực tiếp gặp các vị lãnh đạo.

Trong những chuyện này em phải có nghị lực. Đưng nghe lời bàn tán hoài nghi của thầy mẹ, các anh. Anh tin rằng trực tiếp gặp các vị lãnh đạo sẽ giải quyết được tất ca. Đảng bao giờ cũng sáng suốt. Hắn em cũng tin chồng em hoàn toàn vô tội. Anh đã chứng minh rằng anh theo Đảng, chứ không chống Đảng. Họ không bác bỏ anh khi có mặt anh. Sao bây giờ họ lại nói tội của anh với em, với các anh một cách vắng mặt anh như vậy. Và không nhận tội thì không được về. Nhưng nhận tội gì đây. Không nhận tội thì tù đến bao giờ. Phải có lòng tin rằng sự thật sẽ thắng, Đảng rất quan tâm đến con người, em ạ. Để có quyết tâm và không tuyệt vọng.

Trở lại Q.N anh mới nhận được thư em viết trước Tết kể chuyện em đón con Thương ra chơi ngày Nôen. Anh không dám đọc nữa. Đến bây giờ sắp 1-5 rồi, anh vẫn không dám đọc lại bức thư em. ôi! Lẽ ra anh đã được về rồi. Không còn ở trại Q.N này để nhận nó, đọc nó. Anh không dám cầm đến nó. Và vẫn chưa đọc hết nó. Thư em gửi Giang đã nhận được.

Chúng ta hy vọng gì ở tương lai. Anh chỉ nghĩ đến nấm mồ chờ anh và chờ tất cả mọi người. Bởi vì bất kỳ ai rồi cũng đều phải từ biệt thế giới này. Cuộc sống thật là một điều kinh khủng. Ngày gần đây anh còn hy vọng được trở về trông thấy bố mẹ già. Giờ đây hy vọng ấy cũng tắt rồi. Anh phải tiêu diệt nó ngay từ bây giờ, để sau này, khi anh trở về mà bố mẹ không còn, hoặc khi anh chết không về gặp được bố mẹ nữa thì cũng quen được với điều đau đầu ấy.

Em! Thương em vô cùng. Thương các con quá. Bao giờ tôi được ôm ấp, vuốt ve các con tôi. Bốn năm rồi tôi không trông thấy chúng. Chúng đã lớn. Chúng đã lớn, nhưng với anh chúng vẫn bé bong như những ngày anh mới bị vào tù. Vẫn những tiếng nỉ non, những trò chơi bốn năm trước - Và lẽ ra giờ đây anh đang chơi đùa với chúng.

Em của anh! Em đã chịu tất cả những đắng cay mà một người có thể chịu. Bao giờ gặp lại em. Gặp lại tình yêu của anh, niềm hy vọng của anh mà nhờ có nó anh đã sống qua được những ngày này.

Nếu em không làm được việc kêu oan cho anh, thì anh không có ngày về. Sự thật là như vậy. Đừng lên thăm anh làm gì. Vất vả quá. Khổ thân em. Anh đã quen chịu đựng...

Bức thư khá dài này không phải chuyển theo đường chính thức của trại (mỗi tháng trại cho gửi một lần). Bửc thư kể lể khổ đau và dặn biện pháp đấu tranh này chắc chắn nhờ một bạn tù được tha giấu mang về cho vợ hắn. Nhưng hắn không nhớ được người hắn gửi.

Đã lâu quá rồi. Hắn chỉ nhớ cái xe com-măng-ca đít vuông đã chở hắn đi. Hắn nhớ vì cái sản phẩm Ru-ma-ni ấy được cải tiến mà hắn không tưởng tượng nổi. Nhìn bề ngoài nó hoàn toàn là một cái xe bình thường. Nhưng bên trong được ngăn thành bốn ô. Bằng sắt và tôn lá. Bốn cái xà lim lưu dộng.

Chỉ có một mình hắn trong một ô cuối. Hắn dán mắt vào miếng kính to bằng bàn tay ở đuôi xe, nhìn con đường phía sau. Rồi hắn ngồi xuống ghế. Nhắm mắt, hắn cũng biết xe đi về đâu. Con đường này hắn đã đạp xe ít nhất mỗi tuần hai lượt. Lượt về. Lượt đi. Thuộc từng cái dốc, từng ổ gà. Mấy chục năm nay.

Xe qua phà được khoảng hai mươi phút. Hắn đoán đã đến chỗ rẽ. Rẽ phải. Nhưng xe lại quẹo trái. Xe đi lối tắt rồi. Nghĩa là về đúng qua đầu làng hắn. Đang ngồi hắn nhổm lên nhìn qua ô kính tí xíu. Không nhìn ra được phía trước để thấy quê hương từ xa chạy lại gần mình. Hắn nhìn về phía sau. Kia rồi. Đã qua cái lò gạch. Nghĩa là sắp đến lối rẽ vào làng. Con dường này, vợ chồng hắn đã đèo nhau trên chiếc xe Thống Nhất vợ hắn được phân phối. Những chiều thứ bảy đạp xe về. Tắm rửa, giặt giũ cho các con. Cởi hết quần áo của chúng, rồi ôm lấy những thân hình nhỏ nhoi, trần truồng, thơm tho, giẫy giụa ấy mà kỳ cọ. Dù chúng có nô nghịch, bẩn thỉu, đất cát, mồ hôi mồ kê cũng vẫn là thơm tho. Rồi dọn mâm chõng ra sân ăn cơm với bố mẹ. Vừa ăn vừa nhìn trời chiều xanh trên đầu, trời chiều xanh bốn chung quanh. Những chiều chủ nhật đạp xe đi. Các con líu ríu ra cổng tiễn. Bố mẹ dặn dò phải cẩn thận bom đạn. Hẹn với bố mẹ, hẹn với các con chiều thứ bảy tới lại về.

Lại đèo nhau trên chiếc xe đạp phân phối. Không thấy ngại. Không thấy mệt. Có những hôm phà chết máy, những hôm giờ cao điểm, tắc nghẽn, ghi-đông xe đạp cứng ngắc ở cửa bến, tiến không được, lùi không được. Những hôm máy bay bắn phá phải vòng lên đi lối Bến Kiền, nhá nhem rồi còn vác xe lội bãi lên đò, phù sa trơn nhẫy, hai vợ chồng bị bọc kéo nhau suýt nhào cả xuống sông. Qua đò là tối mịt. Có tiếng bà mẹ khóc con hy sinh trong B thảm thiết từ một xóm vọng ra. Tối như bưng. Càng tối vì hai bên đường những cây phi lao cao vút. Chợt tất cả như cô đặc đen kịt lại. Hoảng hồn phanh vội. Cho cả chân xuống đất mà phanh. Thấy hai đứa đã chui vào gầm một xe chở tên lửa đỗ ven đường. Tám chín giờ tối mới về đến đây. Đến đây là coi như hết mệt nhọc. Là sắp sửa tới nhà.

Đây rồi. Con đường rẽ vào làng. Con đường đất núi đỏ au. Hai hàng bạch đàn sóng nhau chạy từ đường cái qua cầu vào đến đầu thôn Nội. Đi giữa hai bờ tre rợp bóng tới một khúc ngoẹo là về thôn Ngoại.

Chỗ đó là ruộng lúa. Hai vợ chồng hắn đã để sổng con vịt mua phiếu ở đó. Nó tuột dây trói chân, nhảy xuống ruộng. Hắn vội để ngả xe đạp ở bờ đường, lội xuống ruộng. Ngọc cũng xắn quần lội. Hai người lừa, dồn nó vào chỗ dặt ngả xe đạp. Hắn túm được con vịt khi nó đang leo dốc lên đường cái.

Con vịt. Con đường làng. Con đường quành ra đầu trạm xá, đi qua chợ đến một dầm nước mênh mông. Con đường dẫn đến nhà hắn. Cái cổng tre. Vườn. Sân... Bố mẹ hắn đang ở đấy. Con hắn đang ở đấy, Ngọc đang ở đâu? Còn ở đây hay đã sang phố đi làm rồi, em ơi!

Bấy giờ vẫn còn là Tết. Kìa một làn khói lên. Lúa xanh. Tre xanh. Xa rồi. Mất hút rồi. Hắn vẫn dán mắt vào cửa kính. Đã thấy một thị trấn nhỏ. Đến làng Xuân Lãng rồi! Đu. Một gốc đu. Đông người. Một em nhỏ, ba người đàn ông có tuổi ăn mạc đẹp đi trên đường. Chắc là đi chúc Tết.

Qua làng rồi Hết rồi Hắn ngồi phịch xuống ghế, nhìn bốn bức tường thép hẹp xung quanh. Ngọc ơi! Có biết anh đi rồi không? Ngày về không có đâu, em ạ. Xe qua một ổ gà. Hắn bị xóc, đầu đập vào tường thép.

Chiếc xà lim đi động hẹp. Rất hẹp. Vẫn lăn đi.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61