Chương 31
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Cái dốc xoai xoải bến Tắm này là như thế. Dòng sông Đằng là như thế. Trong kịch bản phim đã ký hợp đồng với Cục Điện ảnh nhan đề Những người đang sống (và nhờ công sức của Nguyễn Vũ Phương, hắn đã được tạm ứng sáu trăm đồng) có một cảnh phà Tắm sang ngang. Hắn thích cảnh ấy. Đó là một đặc trưng thành phố hắn ở. Có thể dùng trực thăng quay toàn cảnh hai đầu bến lát đá xoai xoải, chiếc ca- nô xình xịch kèm cái phà to bè giữa dòng, rồi quay cận cảnh làm một cái travelling nét mặt từng người và cuối cùng đặc tả đôi trai gái yêu nhau đang qua phà Tắm về quê trình diện bố mẹ. Bến Tắm đã vào cả trong sáng tác vẫn như trước đây, cái bến phà gần gũi lần nào cũng qua hai lần ấy ở xa 75 là thé, thoáng đáng là thế, phóng khoáng mênh mỏng là thế mà cũng gắn bó với đời tù của hắn.
Vẫn là trời riêng, mây riêng. Gió riêng. Gió của những khoảng không vô tận mặt biển thổi vào. Gió sông Hồng làm hắn xúc động, nhưng ví sao được với gió sông Đằng. ở đây nhìn xuôi dòng, bãi sú bốn mùa xanh, xanh mãi thấp mãi về phía xa hút tầm con mắt. ở đó là chân trời, góc biển. Năm năm giam hãm hắn đã qua phà Tắm ba lần. Kỷ niệm hãi hùng về bến phà với Ngọc là ngày 16 tháng 4, cùng con Nguyệt mắc kẹt giữa hàng nghìn người chen chúc qua sông. Với hắn là chuyến đầu tiên rời 75 ra đi cùng đông anh em trên chuyến xe bịt bùng, chứ không phải hai chuyến sau chỉ có một mình trên chiếc xe com-măng-ca đít vuông từ Q.N về 75 ăn Tết rồi lại từ 75 trở lại Q.N.
Đứng trên bến phà không thể không nghĩ tới ngày hôm ấy, không thể không nghĩ tới chuyến ra đi đầu tiên ấy. Đi đâu không biết. Nhưng chắc lên rừng. Đau đớn là suốt thời gian chống Pháp hắn ở rừng, hắn cùng rừng bầu bạn, hắn tin tưởng ở rừng. Nay rừng làm hắn khiếp sợ. Rừng đợi hắn trở về để rừng đày đọa giam hãm hắn, và khi trông thấy màu xanh lầm lì hăm dọa của rừng, lòng hắn thắt lại, thì trong xe có những tiếng gào lên:
Rừng ơi! Ta đã về đây, đem sức của đôi tay lao động,
khó hhăn không quản ngại.
Rừng ơi! Trong tiếng ca hôm nay...
Tiếng hát của những người đã chai sạn với rừng tù.
Đau đớn từ lúc xe mới rời 75, còn đi trong thành phố, anh em khe khẽ nói tên những đường phố xe đang qua như những lời vĩnh biệt. Đau đớn là không có cách gì báo tin cho bố mẹ, vợ con, anh em biết mình không còn ở P. nữa. Mình đã bị đưa đi rồi. Biệt xứ rồi.
Lại càng chăm chú nhìn đám đông trên dốc phà. Hy vọng bố sang phà. Hoặc vợ về quê. Hoặc chỉ một người quen thôi, để người ấy về kể lại rằng đã nhìn thấy hắn đi. ở góc đầu dốc phà, bốn năm người cả người lớn trẻ con đứng tụm lại. Họ không qua phà. Họ đứng nhìn vào xe. Họ gật đầu. Họ khẽ vẫy. Một gia đình nào đó được báo trước tù chuyển đi sáng nay, kéo cả ra đây đứng chờ để được nhìn thấy người thân của mình lần cuối... Họ chỉ dám đứng xa xa. ôi! Giá vợ con hắn đứng đó. Để hắn nhìn thấy một lần. Bỗng cả phà nhốn nháo. Một tiếng phụ nữ gào khóc:
- Sáng ơi! Em đi đâu đấy, hở em? Hắn nhớ lúc đó. Đang ngồi trên xe, còng chung với một người nào đó, hắn và nhiều người bị xô nghiêng. Sáng nhoài ra kêu to:
- Chị Dậu ơi. Em đi rồi. Không ở 75 nữa, chị ơi!
Sáng thật may mắn. Bao nhiêu người thèm được nói một câu như Sáng, nhắn một lời như Sáng. Ông công an quát lên:
- Im! Không được nói chuyện với người tự do, biết không?
Người đàn bà còn trẻ vứt quang gánh - chắc là gánh rau đã bán xong - cuống cuồng chạy lên dốc phà, len qua hai người soát vé ngược trở ra. Rồi chị chạy xuống với một ôm bánh mì. Xe đang xuống dốc và bò qua cầu phà. Chị nông dân quẩy gánh theo xe, tới sát ông công an nằn nì.
- Không được. Chị đi ra ngoài kia.
- Tôi chắp tay tôi lạy anh. Anh thương cho nó được nhận mấy cái bánh mì. Chị em tôi không ngờ được gặp nhau ở dây...
- Đã bảo không được là không được. Nguyên tắc. Biết không?
Chị nông dân mặt đỏ bừng, rồi tái nhợt đi, đứng chết lặng với đống bánh mì trên tay. Rồi chị òa lên:
- Em ơi! Sáng ơi Em có tội tình gì mà khổ thế này.
Sáng ngồi trong xe run lên bần bật:
- Thôi, chị Dậu ơi. Chị về nói với thầy mẹ hộ em...
Những người trên phà nhìn chị bằng đôi mắt ái ngại. Nhưng không ai nói giúp chị một câu. Không ai mnốn dây vào việc không phải của họ. Ông công an mở khóa cửa sắt. Cái cửa sắt có những ô vuông như xe chở lợn mở ra. Sáng bị đẩy vào trong cùng.
- Em đi đâu đấy, Sáng ơi?
- Em cũng không biết.
Tiếng Sáng bên trong gào lên. Và hắn bỗng thấy một cái gì vựt vào trong xe, qua cánh cửa sắt còn để mở. Anh em tù nhặt lấy chuyển cho Sáng. Tiền. Hai tờ giấy bạc một đồng gấp gọn. Ông công an thét:
- Gì đấy? Tiền hở? Đưa đây. Đã bảo đưa đây mà. Có đưa không?
Sáng rút trong túi ra hai đồng nộp cho công an.
- Đến trại nộp lưu ký. Ai cho phép các anh cầm tiền hở. Chị kia lui ra. Đã bảo bịt mẹ nó miếng bạt ở phía sau thì không bịt. Cho kín mít lại là xong.
Ông công an giận dữ khóa sập cửa, hầm hầm nhìn vào trong xe, lại nhìn ra ngoài. Chị nông dân bán rau khóc hu hu: .
- Sáng ơi. Em đi khỏe mạnh, giữ gìn, chóng về với thầy, với mẹ, với chị, em ơi...
Chị ngồi thụp xuống phà, xếp những cái bánh mì vào sảo còn dính mấy cái lá rau, rồi gục xuống gối. Trong ô-tô mặt Sáng trắng bệch như tờ giấy.
Ngày ấy - mới có ba năm thôi mà sao như đã mấy chục năm rồi - Sáng còn rất trẻ, mặt mui bầu bĩnh, dáng dấp của một thanh niên mới lớn. Ngày ấy, trời cũng nắng cuối xuân như hôm nay, cái nắng làm người ta muốn tám gội, giặt giũ, phơi phóng, quét dọn để xếp cả một mùa mưa dầm lại.
Hôm nay tròn một tuần lễ hắn được tha, cũng là tròn một tuần Sáng trốn trại, bị bắt và bị cùm xà lim. Khi hắn đi ra khỏi trại, thì Sáng bị trói dong ngược về trại. Sáng là người trả cho tự do cái giá bằng cả cuộc đời mình, nhưng Sáng luôn thất bại.
Đứng chờ phà, qua phà và đạp xe trên dường về quê thăm bố mẹ, hắn cứ để ý trong đám đông, nhất là trong đám người quang gánh có ai là chị Dậu không. Gặp chị, hắn sẽ nhận ra ngay, cho dù chỉ trông thấy chị có một lần cách đây ba năm trước. Có thể hắn sẽ nói với chị một câu gì đó cũng nên. Nhưng chắc chắn hắn không dám nói với chị những gì Sáng đã chịu. Càng không dám nói với chị Sáng đang bị cùm.
Hắn cứ lặng lẽ đạp xe đi. Không nói. Ngọc cũng vậy. Thmh thoảng hắn lại rời một tay cầm lái, thõng xuống ngang hông, làm như đung đưa, vung vay để chạm vào người Ngọc.
Hiểu ý, ngồi phía sau, Ngọc nắm lấy bàn tay ấy. Hai người nhè nhẹ bóp tay nhau. Rồi lại rời ra khi thấy có người đi ngược lại. Lại nắm lấy ghi-đông. Lại đạp Hệt như hồi mới yêu nhau ở Hà Nội. Nhưng giờ đây là nắm tay nhau đi trên đường đời khổ đau, nắm tay nhau vượt qua vực thẳm, đâu phải tay trong tay rạng rỡ bước vào đời.
Từ nay chông gai trước mặt. Mà trách nhiệm sống lại nặng nề hơn. Nặng nề đối với những người vì mình mà chịu đau khổ. Nặng nề đối với những đau khổ của chính mình. Và nặng nề đối với những người đã gây ra đau khổ cho mình nữa.
Qua phà, đạp xe về quê thăm bố mẹ, như đứa trẻ mới lớn nhận thức thế giới, hắn cũng vừa tái sinh, nhìn mọi vật bằng con mắt ấu thơ: Dòng nước xanh dào dạt quanh phà, những con roi thả mình dập dờn trong nước, hàng phi lao ngày nào bị cơn bão vặn cụt ngọn nay đã lại tốt tươi, cánh đồng màu, lúa đang thì con gái, con trâu đang thong thả gặm cỏ, những người đi trên đường, cả con dường đất đỏ nữa... tất cả đều làm hắn mở to con mắt.
Và cho đến kiếp này hắn đã sống qua hai kiếp. Một kiếp trước khi bị bắt. Một kiếp trong tù. Cả ba kiếp cùng căng mọi giác quan, cùng cất tiếng và cùng suy ngẫm. Ngọc cũng vậy. Người nọ là một phần của người kia. Điều xảy ra với người này cũng là xảy ra với người kia. Họ chia sẻ cùng nhau tất cả. Hôm nay Ngọc cũng như lần đầu tiên đi trên con đường quen thuộc này, đồng thời nàng cũng đang đi trên con đường này hai kiếp trước.
Và họ im lặng.
Chỉ đến khi gần tới đầu làng, nhìn thấy con Nguyệt đứng ở dưới gốc cây phi lao và chạy lại phía họ, hắn mới nói:
- Con Nguyệt kìa.
Hắn nhận ra con bé ngay. Dù con bé đã lên mười.
Hắn xuống xe. Ngọc đi bộ cạnh hắn. .
- Bố
- Mẹ
Hắn ngồi xuống, một tay giữ xe đạp, một tay ôm con. Con bé xấu hổ vì nhiều người qua lại nhìn bố đang ôm nó. Hắn vuốt cái đuôi gà con con sau gáy con gái:
- Con ra đây lâu chưa?
- Con ra lâu rồi. Bác Văn cũng về. Đang chờ bố.
Ba người đi thong dong. Hắn quàng tay lên vai con Nguyệt. Đây là con đường hắn đã trở về trại Q.N lần thứ hai, Tết năm kia. Một mình trên chiếc xà lim lưu động, bốn chung quanh là tường thép.
- Con học lớp mấy rồi?
- Con học lớp Ba. Học bác Minh ấy, bố ạ!
Khi hắn bị bắt, con Nguyệt mới học vỡ lòng. Bố hắn dạy. Cả ba đứa lớn, đứa nào cũng được ông dạy. Con Nguyệt đã viết thư vào cho hắn, khi hắn ở xà lim 76. Hắn biết là bố đã đọc cho nó viết. Cầm mảnh giấy có hàng chữ mới tập viết của con gái, hắn tê dại. Phải một lúc sau hắn mới bình tĩnh lại được. Phải một lúc sau hắn mới nhớ lại được những nét riêng của đứa con gái út (khi đó con Nguyệt là út). Tám tháng đã hai tay xách hai quả dứa đi lẫm chẫm quanh nhà. Thời gian sơ tán về quê, mới bốn tuổi, nó đã tự động sáng tác ra thư của mẹ gửi cho nó và cầm tờ giấy đọc cho ông bà nghe: "Con ớ nhà đừng tuấy (quâý) ông bà. Mẹ hôn con rồi". Ông bà quý nhất nó vì nó là bé nhất. Ông bà ra làm vườn, con Nguyệt cũng lon ton ở vườn nghịch ngợm đất cát. Có lần máy bay Mỹ vụt qua, hốt hoảng vì tiếng động cơ sát ngay mang tai, ông xô cháu xuống rãnh và nằm che lên cháu. Mẹ hắn bảo:
- Hai ông cháu lấm bê lấm bết từ đầu đến chân, tắm cạn giếng nước. .
Chủ nhật hắn về nhà. Con Nguyệt cứ chuyền từ tay hắn sang tay Ngọc.
Mẹ lại bảo:
- Mỗi sáng một quả trứng gà đấy. ăn thế gà đẻ không kịp. Rát đít nó.
Và:
- Cái mắt cứ loang loáng, loang loáng. Sáng như đên pha ô-tô.
Đúng là con Nguyệt có cặp mắt rất đẹp. To. Sáng. Trong. Thông minh.
Cô đơn trong xà lim 76, hắn nhớ lại tất cả. Hắn thấy tê dại đi khi nghĩ đến đôi mắt con. Giờ đây con nhìn đời ra sao, con gái tôi sáu tuổi? Và không có người để trút nỗi niềm. hắn lại lẩm nhẩm mấy câu thơ:
ôi con tôi cái nhìn con sáu tuối
Chào con bên kia trời vời vợi
Dưới mắt con trời đục có trong không?
Trong tù, hắn rất sợ việc hắn bị bắt sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn các con hắn, làm thui chột chúng. Đó là điều không thể nào tránh được, nó là một trong những nỗi đau của hắn. Ngọc bảo:
- Con Nguyệt cũng thi học sinh giỏi đấy, anh ạ.
Hắn muốn bế con Nguyệt lên, nhưng nó đã lớn rồi. Giá ở nhà thì hắn đã bế.
- Bốn con gà mẹ mua cho chúng con, hai con đẻ rồi.
- Nhớ bố không?
- Có.
Nó nép vào bố. Đi một quãng, bỗng nó đưng lại hỏi bố.
- Bố ơi, cho con đạp xe một tý, bố nhá?
- ừ con biết đi rồi à
- Con biết đi rồi.
Con bé sung sướng dắt xe, rồi vắt chân qua gióng chéo. Nó đạp mấy vòng. Thỉnh thoảng nó cố ngồi lên yên. Rồi nó lại tụt xuống, vừa đứng vừa đạp. Đi một quãng. nó quành trở lại chỗ bố mẹ. rồi lại đạp đi. Nó đi khá, tay lái chắc, không đảo, hắn yên tâm. Hắn đã rẽ qua cầu, đi trên con đường đất đỏ có hai hàng bạch đàn. Qua thửa ruộng vợ chồng hắn để sổng con vịt mua phiếu. Con Nguyệt đạp xe mất hút sau lối ngoẹo ở trạm xá. Nó về nhà báo cho ông bà, các bác biết cái tin quan trọng: Bố nó sắp về tới nơi.
Cả nhà dừng mọi công việc ra cổng đón. Nó quay lại chỗ bố mẹ dang đi ở bờ đầm. Và nó xuống xe, đi cùng bố mẹ.
Cái dốc xoai xoải bến Tắm này là như thế. Dòng sông Đằng là như thế. Trong kịch bản phim đã ký hợp đồng với Cục Điện ảnh nhan đề Những người đang sống (và nhờ công sức của Nguyễn Vũ Phương, hắn đã được tạm ứng sáu trăm đồng) có một cảnh phà Tắm sang ngang. Hắn thích cảnh ấy. Đó là một đặc trưng thành phố hắn ở. Có thể dùng trực thăng quay toàn cảnh hai đầu bến lát đá xoai xoải, chiếc ca- nô xình xịch kèm cái phà to bè giữa dòng, rồi quay cận cảnh làm một cái travelling nét mặt từng người và cuối cùng đặc tả đôi trai gái yêu nhau đang qua phà Tắm về quê trình diện bố mẹ. Bến Tắm đã vào cả trong sáng tác vẫn như trước đây, cái bến phà gần gũi lần nào cũng qua hai lần ấy ở xa 75 là thé, thoáng đáng là thế, phóng khoáng mênh mỏng là thế mà cũng gắn bó với đời tù của hắn.
Vẫn là trời riêng, mây riêng. Gió riêng. Gió của những khoảng không vô tận mặt biển thổi vào. Gió sông Hồng làm hắn xúc động, nhưng ví sao được với gió sông Đằng. ở đây nhìn xuôi dòng, bãi sú bốn mùa xanh, xanh mãi thấp mãi về phía xa hút tầm con mắt. ở đó là chân trời, góc biển. Năm năm giam hãm hắn đã qua phà Tắm ba lần. Kỷ niệm hãi hùng về bến phà với Ngọc là ngày 16 tháng 4, cùng con Nguyệt mắc kẹt giữa hàng nghìn người chen chúc qua sông. Với hắn là chuyến đầu tiên rời 75 ra đi cùng đông anh em trên chuyến xe bịt bùng, chứ không phải hai chuyến sau chỉ có một mình trên chiếc xe com-măng-ca đít vuông từ Q.N về 75 ăn Tết rồi lại từ 75 trở lại Q.N.
Đứng trên bến phà không thể không nghĩ tới ngày hôm ấy, không thể không nghĩ tới chuyến ra đi đầu tiên ấy. Đi đâu không biết. Nhưng chắc lên rừng. Đau đớn là suốt thời gian chống Pháp hắn ở rừng, hắn cùng rừng bầu bạn, hắn tin tưởng ở rừng. Nay rừng làm hắn khiếp sợ. Rừng đợi hắn trở về để rừng đày đọa giam hãm hắn, và khi trông thấy màu xanh lầm lì hăm dọa của rừng, lòng hắn thắt lại, thì trong xe có những tiếng gào lên:
Rừng ơi! Ta đã về đây, đem sức của đôi tay lao động,
khó hhăn không quản ngại.
Rừng ơi! Trong tiếng ca hôm nay...
Tiếng hát của những người đã chai sạn với rừng tù.
Đau đớn từ lúc xe mới rời 75, còn đi trong thành phố, anh em khe khẽ nói tên những đường phố xe đang qua như những lời vĩnh biệt. Đau đớn là không có cách gì báo tin cho bố mẹ, vợ con, anh em biết mình không còn ở P. nữa. Mình đã bị đưa đi rồi. Biệt xứ rồi.
Lại càng chăm chú nhìn đám đông trên dốc phà. Hy vọng bố sang phà. Hoặc vợ về quê. Hoặc chỉ một người quen thôi, để người ấy về kể lại rằng đã nhìn thấy hắn đi. ở góc đầu dốc phà, bốn năm người cả người lớn trẻ con đứng tụm lại. Họ không qua phà. Họ đứng nhìn vào xe. Họ gật đầu. Họ khẽ vẫy. Một gia đình nào đó được báo trước tù chuyển đi sáng nay, kéo cả ra đây đứng chờ để được nhìn thấy người thân của mình lần cuối... Họ chỉ dám đứng xa xa. ôi! Giá vợ con hắn đứng đó. Để hắn nhìn thấy một lần. Bỗng cả phà nhốn nháo. Một tiếng phụ nữ gào khóc:
- Sáng ơi! Em đi đâu đấy, hở em? Hắn nhớ lúc đó. Đang ngồi trên xe, còng chung với một người nào đó, hắn và nhiều người bị xô nghiêng. Sáng nhoài ra kêu to:
- Chị Dậu ơi. Em đi rồi. Không ở 75 nữa, chị ơi!
Sáng thật may mắn. Bao nhiêu người thèm được nói một câu như Sáng, nhắn một lời như Sáng. Ông công an quát lên:
- Im! Không được nói chuyện với người tự do, biết không?
Người đàn bà còn trẻ vứt quang gánh - chắc là gánh rau đã bán xong - cuống cuồng chạy lên dốc phà, len qua hai người soát vé ngược trở ra. Rồi chị chạy xuống với một ôm bánh mì. Xe đang xuống dốc và bò qua cầu phà. Chị nông dân quẩy gánh theo xe, tới sát ông công an nằn nì.
- Không được. Chị đi ra ngoài kia.
- Tôi chắp tay tôi lạy anh. Anh thương cho nó được nhận mấy cái bánh mì. Chị em tôi không ngờ được gặp nhau ở dây...
- Đã bảo không được là không được. Nguyên tắc. Biết không?
Chị nông dân mặt đỏ bừng, rồi tái nhợt đi, đứng chết lặng với đống bánh mì trên tay. Rồi chị òa lên:
- Em ơi! Sáng ơi Em có tội tình gì mà khổ thế này.
Sáng ngồi trong xe run lên bần bật:
- Thôi, chị Dậu ơi. Chị về nói với thầy mẹ hộ em...
Những người trên phà nhìn chị bằng đôi mắt ái ngại. Nhưng không ai nói giúp chị một câu. Không ai mnốn dây vào việc không phải của họ. Ông công an mở khóa cửa sắt. Cái cửa sắt có những ô vuông như xe chở lợn mở ra. Sáng bị đẩy vào trong cùng.
- Em đi đâu đấy, Sáng ơi?
- Em cũng không biết.
Tiếng Sáng bên trong gào lên. Và hắn bỗng thấy một cái gì vựt vào trong xe, qua cánh cửa sắt còn để mở. Anh em tù nhặt lấy chuyển cho Sáng. Tiền. Hai tờ giấy bạc một đồng gấp gọn. Ông công an thét:
- Gì đấy? Tiền hở? Đưa đây. Đã bảo đưa đây mà. Có đưa không?
Sáng rút trong túi ra hai đồng nộp cho công an.
- Đến trại nộp lưu ký. Ai cho phép các anh cầm tiền hở. Chị kia lui ra. Đã bảo bịt mẹ nó miếng bạt ở phía sau thì không bịt. Cho kín mít lại là xong.
Ông công an giận dữ khóa sập cửa, hầm hầm nhìn vào trong xe, lại nhìn ra ngoài. Chị nông dân bán rau khóc hu hu: .
- Sáng ơi. Em đi khỏe mạnh, giữ gìn, chóng về với thầy, với mẹ, với chị, em ơi...
Chị ngồi thụp xuống phà, xếp những cái bánh mì vào sảo còn dính mấy cái lá rau, rồi gục xuống gối. Trong ô-tô mặt Sáng trắng bệch như tờ giấy.
Ngày ấy - mới có ba năm thôi mà sao như đã mấy chục năm rồi - Sáng còn rất trẻ, mặt mui bầu bĩnh, dáng dấp của một thanh niên mới lớn. Ngày ấy, trời cũng nắng cuối xuân như hôm nay, cái nắng làm người ta muốn tám gội, giặt giũ, phơi phóng, quét dọn để xếp cả một mùa mưa dầm lại.
Hôm nay tròn một tuần lễ hắn được tha, cũng là tròn một tuần Sáng trốn trại, bị bắt và bị cùm xà lim. Khi hắn đi ra khỏi trại, thì Sáng bị trói dong ngược về trại. Sáng là người trả cho tự do cái giá bằng cả cuộc đời mình, nhưng Sáng luôn thất bại.
Đứng chờ phà, qua phà và đạp xe trên dường về quê thăm bố mẹ, hắn cứ để ý trong đám đông, nhất là trong đám người quang gánh có ai là chị Dậu không. Gặp chị, hắn sẽ nhận ra ngay, cho dù chỉ trông thấy chị có một lần cách đây ba năm trước. Có thể hắn sẽ nói với chị một câu gì đó cũng nên. Nhưng chắc chắn hắn không dám nói với chị những gì Sáng đã chịu. Càng không dám nói với chị Sáng đang bị cùm.
Hắn cứ lặng lẽ đạp xe đi. Không nói. Ngọc cũng vậy. Thmh thoảng hắn lại rời một tay cầm lái, thõng xuống ngang hông, làm như đung đưa, vung vay để chạm vào người Ngọc.
Hiểu ý, ngồi phía sau, Ngọc nắm lấy bàn tay ấy. Hai người nhè nhẹ bóp tay nhau. Rồi lại rời ra khi thấy có người đi ngược lại. Lại nắm lấy ghi-đông. Lại đạp Hệt như hồi mới yêu nhau ở Hà Nội. Nhưng giờ đây là nắm tay nhau đi trên đường đời khổ đau, nắm tay nhau vượt qua vực thẳm, đâu phải tay trong tay rạng rỡ bước vào đời.
Từ nay chông gai trước mặt. Mà trách nhiệm sống lại nặng nề hơn. Nặng nề đối với những người vì mình mà chịu đau khổ. Nặng nề đối với những đau khổ của chính mình. Và nặng nề đối với những người đã gây ra đau khổ cho mình nữa.
Qua phà, đạp xe về quê thăm bố mẹ, như đứa trẻ mới lớn nhận thức thế giới, hắn cũng vừa tái sinh, nhìn mọi vật bằng con mắt ấu thơ: Dòng nước xanh dào dạt quanh phà, những con roi thả mình dập dờn trong nước, hàng phi lao ngày nào bị cơn bão vặn cụt ngọn nay đã lại tốt tươi, cánh đồng màu, lúa đang thì con gái, con trâu đang thong thả gặm cỏ, những người đi trên đường, cả con dường đất đỏ nữa... tất cả đều làm hắn mở to con mắt.
Và cho đến kiếp này hắn đã sống qua hai kiếp. Một kiếp trước khi bị bắt. Một kiếp trong tù. Cả ba kiếp cùng căng mọi giác quan, cùng cất tiếng và cùng suy ngẫm. Ngọc cũng vậy. Người nọ là một phần của người kia. Điều xảy ra với người này cũng là xảy ra với người kia. Họ chia sẻ cùng nhau tất cả. Hôm nay Ngọc cũng như lần đầu tiên đi trên con đường quen thuộc này, đồng thời nàng cũng đang đi trên con đường này hai kiếp trước.
Và họ im lặng.
Chỉ đến khi gần tới đầu làng, nhìn thấy con Nguyệt đứng ở dưới gốc cây phi lao và chạy lại phía họ, hắn mới nói:
- Con Nguyệt kìa.
Hắn nhận ra con bé ngay. Dù con bé đã lên mười.
Hắn xuống xe. Ngọc đi bộ cạnh hắn. .
- Bố
- Mẹ
Hắn ngồi xuống, một tay giữ xe đạp, một tay ôm con. Con bé xấu hổ vì nhiều người qua lại nhìn bố đang ôm nó. Hắn vuốt cái đuôi gà con con sau gáy con gái:
- Con ra đây lâu chưa?
- Con ra lâu rồi. Bác Văn cũng về. Đang chờ bố.
Ba người đi thong dong. Hắn quàng tay lên vai con Nguyệt. Đây là con đường hắn đã trở về trại Q.N lần thứ hai, Tết năm kia. Một mình trên chiếc xà lim lưu động, bốn chung quanh là tường thép.
- Con học lớp mấy rồi?
- Con học lớp Ba. Học bác Minh ấy, bố ạ!
Khi hắn bị bắt, con Nguyệt mới học vỡ lòng. Bố hắn dạy. Cả ba đứa lớn, đứa nào cũng được ông dạy. Con Nguyệt đã viết thư vào cho hắn, khi hắn ở xà lim 76. Hắn biết là bố đã đọc cho nó viết. Cầm mảnh giấy có hàng chữ mới tập viết của con gái, hắn tê dại. Phải một lúc sau hắn mới bình tĩnh lại được. Phải một lúc sau hắn mới nhớ lại được những nét riêng của đứa con gái út (khi đó con Nguyệt là út). Tám tháng đã hai tay xách hai quả dứa đi lẫm chẫm quanh nhà. Thời gian sơ tán về quê, mới bốn tuổi, nó đã tự động sáng tác ra thư của mẹ gửi cho nó và cầm tờ giấy đọc cho ông bà nghe: "Con ớ nhà đừng tuấy (quâý) ông bà. Mẹ hôn con rồi". Ông bà quý nhất nó vì nó là bé nhất. Ông bà ra làm vườn, con Nguyệt cũng lon ton ở vườn nghịch ngợm đất cát. Có lần máy bay Mỹ vụt qua, hốt hoảng vì tiếng động cơ sát ngay mang tai, ông xô cháu xuống rãnh và nằm che lên cháu. Mẹ hắn bảo:
- Hai ông cháu lấm bê lấm bết từ đầu đến chân, tắm cạn giếng nước. .
Chủ nhật hắn về nhà. Con Nguyệt cứ chuyền từ tay hắn sang tay Ngọc.
Mẹ lại bảo:
- Mỗi sáng một quả trứng gà đấy. ăn thế gà đẻ không kịp. Rát đít nó.
Và:
- Cái mắt cứ loang loáng, loang loáng. Sáng như đên pha ô-tô.
Đúng là con Nguyệt có cặp mắt rất đẹp. To. Sáng. Trong. Thông minh.
Cô đơn trong xà lim 76, hắn nhớ lại tất cả. Hắn thấy tê dại đi khi nghĩ đến đôi mắt con. Giờ đây con nhìn đời ra sao, con gái tôi sáu tuổi? Và không có người để trút nỗi niềm. hắn lại lẩm nhẩm mấy câu thơ:
ôi con tôi cái nhìn con sáu tuối
Chào con bên kia trời vời vợi
Dưới mắt con trời đục có trong không?
Trong tù, hắn rất sợ việc hắn bị bắt sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn các con hắn, làm thui chột chúng. Đó là điều không thể nào tránh được, nó là một trong những nỗi đau của hắn. Ngọc bảo:
- Con Nguyệt cũng thi học sinh giỏi đấy, anh ạ.
Hắn muốn bế con Nguyệt lên, nhưng nó đã lớn rồi. Giá ở nhà thì hắn đã bế.
- Bốn con gà mẹ mua cho chúng con, hai con đẻ rồi.
- Nhớ bố không?
- Có.
Nó nép vào bố. Đi một quãng, bỗng nó đưng lại hỏi bố.
- Bố ơi, cho con đạp xe một tý, bố nhá?
- ừ con biết đi rồi à
- Con biết đi rồi.
Con bé sung sướng dắt xe, rồi vắt chân qua gióng chéo. Nó đạp mấy vòng. Thỉnh thoảng nó cố ngồi lên yên. Rồi nó lại tụt xuống, vừa đứng vừa đạp. Đi một quãng. nó quành trở lại chỗ bố mẹ. rồi lại đạp đi. Nó đi khá, tay lái chắc, không đảo, hắn yên tâm. Hắn đã rẽ qua cầu, đi trên con đường đất đỏ có hai hàng bạch đàn. Qua thửa ruộng vợ chồng hắn để sổng con vịt mua phiếu. Con Nguyệt đạp xe mất hút sau lối ngoẹo ở trạm xá. Nó về nhà báo cho ông bà, các bác biết cái tin quan trọng: Bố nó sắp về tới nơi.
Cả nhà dừng mọi công việc ra cổng đón. Nó quay lại chỗ bố mẹ dang đi ở bờ đầm. Và nó xuống xe, đi cùng bố mẹ.