Chương 40
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Ngọc bảo hắn:
- Sắp dán túi ni-lông rồi. Em đã làm đơn xin công ty. Nhà mình được một suất. Nhưng lần này không nhận cá nhân mà phải tổ chức thành một tổ, do ông Quỳnh, phòng kỹ thuật, đứng ra chịu trách nhiệm trước công ty. Hắn phấn khởi. Chờ. Phải chờ. Hắn đã quen chờ. Hắn đã học được bài học: Phải biết chờ đợi. Cuộc đời là một sự chờ đợi. Cao hơn chờ đợi, cuộc đời còn là hy vọng nữa. Hoàn cảnh dù khốn nạn đến đâu, cũng cứ hy vọng. Đó là cái phao bám vào để đủ sức trôi dạt giữa đại dương số phận. Trong khi chờ đợi. trong khi hi vọng thì tất nhiên là sống trong thực tại tối tăm.
Cứ mỗi sáng Ngọc đi làm hắn lại cảm thấy mình là người có lỗi. Còn hơn thế. Đó là cảm giác của người ở nhà nhìn người khác vì mình mà đi ra mặt trận. Thật đau khổ và nhục nhã. Sau khi Ngọc vác xe đạp khuất hẳn xuống thang, hắn đi ra đi vào, hút thuốc lào, gấp máy bay cho thằng Dương, làm ngựa cho nó cưỡi, nằm sấp cho nó tẩm quất. Hắn muốn sống lại những ngày lũ con còn bé. Rồi hắn xem sách học của hai đứa lớn. Và giục con đi nấu cơm. Đến lúc sắp tan tầm, mấy bố con mê mẩn dọn dẹp, lau nhà cho bóng nữa để làm vui lòng Ngọc.
Những hôm mậu dịch bán thịt, bán gạo sang kỳ... những hôm ấy hắn mới lập được tý chút công lao với vợ với con. Hắn mong đến những ngày ấy, vì mấy lạng thịt phiếu, mấy cân gạo hút, mấy cân ngô... mang từ cửa hàng về là một sự kiện trong cuộc sống của nhà hắn, thổi vào mỗi người một luồng sinh khí, vì nó là cái để mọi người bàn tán chuyện trò. Đó là sự kiện xáo động cả số nhà hắn ở. Họ chuyện về những miếng thịt họ mua, ngon hay không, cân thiếu hay đủ nhiều mỡ hay nhiều nạc, ba chỉ hay mông sấn, lợn to hay lợn nhỏ, có bà còn vớ phải cả miếng thịt lợn hoi nữa. Thật đau khổ. Họ bình luận về cô bán thịt, về cái sự xếp hàng, về dự định chế biến mấy lạng thịt này. Người lọc hết mỡ rán ăn dần, người bảo có ít thịt nạc giã ruốc cho cháu, người tuyên bố sẽ luộc hết cho mấy bố con nó một bữa. Thèm nhạt đến khổ. Rồi ăn rau cả tháng cũng được. Ngày ấy nhà nào cũng có mùi. thịt thơm lừng. Họ chuyện về chỗ gạo đong ngon hay không, xúc ngay dưới đất hay dốc từ bao nguyên ra, hột vàng nhiều hay ít, gạo tấm hay gạo dẻo. Có bà còn xúc lẻ gạo trên lòng bàn tay đi so đọ với các nhà, mặt mũi hớn hở vì được mẻ gạo ngon hơn các nhà khác. Cũng gạo “mậu” cả đấy, nhưng bao nhiêu loại. Mình không quen, ăn may thôi. Có một ông quen mậu dịch viên, được họ chỉ cho bao ngon, nhưng ông ta không lấy hết cả bao, mình lấy sau vớ được chỗ mấy cân thừa ấy. Sự may mắn ấy không xảy ra hai lần trong một đời người. (Ngọc đã một lần được may mắn như vậy. Nửa đêm thức dậy, nàng cứ thấy vui. Nghĩ mãi mới nhớ ra rằng nàng đong được 20 ký gạo ngon. Niềm vui thấm vào giấc ngủ). Rồi đến khoản độn. Nếu là ngô thì đơn giản thôi. Nếu là mì, thật cả một vấn đề. Ai bị mì vụn, mì gia công chua lòm. Ai được mì đóm, mì sò, mì trắng... Những câu chuyện phấn khích nói đến tận tối mịt chưa hết.
Những ngày được mua ấy (mậu dịch có lên lịch cẩn thận) cả nhà hắn gọi là “ngày cá mè ô 5”, chẳng riêng xóm hắn, cả khu phố đều tất bật, vất vả, lo lắng, bận rộn, âm sâm: rộn ràng, ríu rít, rôm rả, râm ran.
Những ngày ấy, hắn dậy từ lúc còn tối đất. Chiến công bao giờ cũng được bắt đầu một cách thầm lặng như vậy. Hắn cùng Ngọc đã tính toán từ tối hôm trước lượng gạo, lượng độn, hay lượng thịt được mua hết bao nhiêu tiền để khỏi nhầm lẫn. Nhưng hắn chỉ ra đi người không. Còn lâu mới bán. Khi đi làm Ngọc sẽ cầm ra cho hắn tiền, phiếu và đồ đựng. Cửa hàng mậu dịch lúc hắn đến còn vắng tanh. Nhưng ngoài khung cửa đóng im ỉm, những khuôn cửa bảo vệ kho tàng của cải, niềm vui hạnh phúc mà mỗi người sẽ được chia theo khẩu phần và thang bậc xã hội đã được tiêu chuẩn hoá bằng các loại phiếu bao giờ cũng có sẵn những cái lốt: Gạch vỡ, mũ nón rách, bát mẻ, ống bơ gỉ, mảnh cạp rá gẫy, niêu đất thủng, mảnh giấy xi-măng, đá củ đậu, cán ô gẫy... Mỗi thứ ấy là một sổ, một hộ, một người. Có khi là hai ba sổ, hai ba người. Nhấc cái nón mê. bên trong bốn hòn gạch vỡ. Vậy là năm người tất cả.
Đấy là những lốt người ta xếp từ tối hôm trước. Hắn tìm nhặt một hòn gạch để vào cuối hàng rồi đứng sát cục gạch đó. Và thật sung sướng nếu có ai đến đá tung tất cả những cái lốt ấy đi và quyết định một trật tự mới, công bằng hơn:
- Xếp người. Ai có mặt thì xếp. Không có cái trò này.
Thật là một người dám chịu trách nhiệm, một anh hùng.
Những người đang lục tục tới cũng ủng hộ giải pháp công bằng ấy. Hắn đứng vào hàng. Dòng người cứ dài ra, dài mãi, ngoằn ngoèo. Và vẫn cứ dài thêm mãi. Hắn đứng chờ. Uất ức nhìn những người đến sau, nhưng thản nhiên, vênh váo ném vào cửa quầy cái sổ ưu tiên. Rồi ngẫm ngợi. Thấy mình đã giúp được vợ con tý chút. Không có hắn, Ngọc, con Thương phải làm việc này. Chờ. Lâu. Lâu lắm. Trời rạng dần. Rồi sáng bạch. Rồi mặt trời lên. Rồi người đi làm. Đường đông. Rồi vắng. Mới thấy những người mình mong đợi đến. ôi! Những thiên thần. Những cô gái, có cả những bà đã đứng tuổi, ý thức được tầm quan trọng của mình, phẩm giá đức hạnh cao quí của mình, vị trí chót vót trong xã hội của mình, nghiêm nghị dắt xe lên hè, mở khoá. Không thèm nhìn ai, họ gọi nhau, họ dựng xe, họ đi mua nước uống, họ bật quạt, họ cười nói oang oang.
Thấy họ đến đám đông đang bồn chồn nôn nóng, sốt ruột, cau có, làu bàu trong miệng tự nhiên thay đổi hẳn. Họ chỉnh đốn lại hàng ngũ. Họ giấu biệt vẻ mạt lúc nãy, làm ra vui vẻ tươi tắn, thú vị vì được xếp hàng để “các cô mậu”khỏi phật ý. Dừng để các cô ấy mếch lòng. Đừng để các cô ấy thấy mình sốt ruột. Cũng có người không kìm được, ngọt ngào:
- Tới giờ rồi, bán thôi chị ơi...
Thật là một sai lầm tai hại. Không ai thèm trả lời kẻ hỗn xược ấy. Người ta lại giờ sổ ra,cộng trừ. Người ta lại ra uống nước và cười nói to hơn. Cứ phải nén cái gì từ cổ xuống. Cứ chờ. Mãi cũng phải được chứ.
Thế rồi tất cả mở cờ trong bụng, reo lên từ đáy lòng khi thiên thần bước ra ghế ngồi trước bàn ngay chỗ cửa ghi-sê. Tiếng reo ấy làm thiên thần khó chịu. Bằng chứng là thiên thần lại quay vào phía trong một lúc rồi mới ra, lật sổ xem xét, im lặng, chăm chú hệ trọng, trang nghiêm. Thiên thần ngẩng lên nhìn vào đám đông vô liêm sỉ, hay quấy rầy, không để ai yên nhưng đã biết lỗi và đứng im phăng phắc:
- Lào! Đưa sổ đây! Lăm người một. Từ từ chứ lào. Đã bảo lăm sổ một. Ai là Tẩm!
Một ông già móm mém bật trả lời không chậm một giây:
- Em đây! Dạ! Em là Tẩm đây.
Tất cả nhìn cô mậu dịch viên. Cô lật sổ gốc. Cô ghi định lượng. Cô ký vào sổ gạo của ông già. Cô không nói một câu. Ông già khe khẽ:
- Cô cho em đong 6 ký được không? Em vay nhiều quá rồi. Tháng vừa rồi 1ắ m khách quá. Có chú em ở Hà Nội về chơi, lại có mấy đứa cháu từ quê ra.
- Sang kỳ chỉ bán mỗi sổ một phần ba định lượng.
Ông im lặng. Sổ của ông, hộ độc thân có 13 ký ríỡi (các con ông đã đi chiến trường cả). Được đong bốn ký rưỡi. Một phần ba ngô là ký rưỡi. Ba ký gạo. Cô mậu nhìn vào ba rem tính tiền và nói: l đồng 47. Ông già đưa ra hai tờ giấy một đồng.
- Có tiền nẻ không?
- Dạ. Em không ạ. - Ông già nói như người có lỗi.
Ba bốn người chạy từ dưới lên:
- Tiền lẻ đây ạ.
Một em bé trạc tuổi con Thương nhanh chân đến trước tiên. Nó đưa cho cô mậu dịch viên những đồng một xu hai xu năm xu bằng nhôm và những đồng tiền giấy một hào. Tiền lẻ hơn thẻ thương binh. Nó sẽ được đong trước. Chẳng ai dám ghen tỵ với nó. Hắn sợ nhất những sổ ưu tiên, những bao tải có buộc túi ni-lông đựng sổ gạo kèm theo tiền. Hắn sợ nhất những cái túi vải có đựng phiếu thịt và tờ giấy xin mua bao nhiêu thịt. Những suất ấy được cắt trước. Lại toàn chỗ ngon. Có khi đến lượt mình chỉ còn ít bạc nhạc. Một lần hắn đến cửa hàng từ sớm để mua thịt mà không mua được. Phiếu TR của thằng Dương ctĩng không mua được. Phiến BĐ cũng không mua được. Hôm ấy cửa hàng chỉ về có mấy cân thịt mà có đến ba người cầm phiếu bán máu đứng chờ. Thịt bà đẻ không bán. Thị trẻ em không bán.
Thịt chỉ bán cho những người bán máu. Hắn về tay không và nghĩ đến Vũ Mạc. Thịt hiếm thế này Vũ Mạc kiếm được đây. Vũ Mạc bán máu và bao giờ cũng bán nốt mọi thứ phiếu bồi dưỡng.
Ngọc bảo hắn:
- Sắp dán túi ni-lông rồi. Em đã làm đơn xin công ty. Nhà mình được một suất. Nhưng lần này không nhận cá nhân mà phải tổ chức thành một tổ, do ông Quỳnh, phòng kỹ thuật, đứng ra chịu trách nhiệm trước công ty. Hắn phấn khởi. Chờ. Phải chờ. Hắn đã quen chờ. Hắn đã học được bài học: Phải biết chờ đợi. Cuộc đời là một sự chờ đợi. Cao hơn chờ đợi, cuộc đời còn là hy vọng nữa. Hoàn cảnh dù khốn nạn đến đâu, cũng cứ hy vọng. Đó là cái phao bám vào để đủ sức trôi dạt giữa đại dương số phận. Trong khi chờ đợi. trong khi hi vọng thì tất nhiên là sống trong thực tại tối tăm.
Cứ mỗi sáng Ngọc đi làm hắn lại cảm thấy mình là người có lỗi. Còn hơn thế. Đó là cảm giác của người ở nhà nhìn người khác vì mình mà đi ra mặt trận. Thật đau khổ và nhục nhã. Sau khi Ngọc vác xe đạp khuất hẳn xuống thang, hắn đi ra đi vào, hút thuốc lào, gấp máy bay cho thằng Dương, làm ngựa cho nó cưỡi, nằm sấp cho nó tẩm quất. Hắn muốn sống lại những ngày lũ con còn bé. Rồi hắn xem sách học của hai đứa lớn. Và giục con đi nấu cơm. Đến lúc sắp tan tầm, mấy bố con mê mẩn dọn dẹp, lau nhà cho bóng nữa để làm vui lòng Ngọc.
Những hôm mậu dịch bán thịt, bán gạo sang kỳ... những hôm ấy hắn mới lập được tý chút công lao với vợ với con. Hắn mong đến những ngày ấy, vì mấy lạng thịt phiếu, mấy cân gạo hút, mấy cân ngô... mang từ cửa hàng về là một sự kiện trong cuộc sống của nhà hắn, thổi vào mỗi người một luồng sinh khí, vì nó là cái để mọi người bàn tán chuyện trò. Đó là sự kiện xáo động cả số nhà hắn ở. Họ chuyện về những miếng thịt họ mua, ngon hay không, cân thiếu hay đủ nhiều mỡ hay nhiều nạc, ba chỉ hay mông sấn, lợn to hay lợn nhỏ, có bà còn vớ phải cả miếng thịt lợn hoi nữa. Thật đau khổ. Họ bình luận về cô bán thịt, về cái sự xếp hàng, về dự định chế biến mấy lạng thịt này. Người lọc hết mỡ rán ăn dần, người bảo có ít thịt nạc giã ruốc cho cháu, người tuyên bố sẽ luộc hết cho mấy bố con nó một bữa. Thèm nhạt đến khổ. Rồi ăn rau cả tháng cũng được. Ngày ấy nhà nào cũng có mùi. thịt thơm lừng. Họ chuyện về chỗ gạo đong ngon hay không, xúc ngay dưới đất hay dốc từ bao nguyên ra, hột vàng nhiều hay ít, gạo tấm hay gạo dẻo. Có bà còn xúc lẻ gạo trên lòng bàn tay đi so đọ với các nhà, mặt mũi hớn hở vì được mẻ gạo ngon hơn các nhà khác. Cũng gạo “mậu” cả đấy, nhưng bao nhiêu loại. Mình không quen, ăn may thôi. Có một ông quen mậu dịch viên, được họ chỉ cho bao ngon, nhưng ông ta không lấy hết cả bao, mình lấy sau vớ được chỗ mấy cân thừa ấy. Sự may mắn ấy không xảy ra hai lần trong một đời người. (Ngọc đã một lần được may mắn như vậy. Nửa đêm thức dậy, nàng cứ thấy vui. Nghĩ mãi mới nhớ ra rằng nàng đong được 20 ký gạo ngon. Niềm vui thấm vào giấc ngủ). Rồi đến khoản độn. Nếu là ngô thì đơn giản thôi. Nếu là mì, thật cả một vấn đề. Ai bị mì vụn, mì gia công chua lòm. Ai được mì đóm, mì sò, mì trắng... Những câu chuyện phấn khích nói đến tận tối mịt chưa hết.
Những ngày được mua ấy (mậu dịch có lên lịch cẩn thận) cả nhà hắn gọi là “ngày cá mè ô 5”, chẳng riêng xóm hắn, cả khu phố đều tất bật, vất vả, lo lắng, bận rộn, âm sâm: rộn ràng, ríu rít, rôm rả, râm ran.
Những ngày ấy, hắn dậy từ lúc còn tối đất. Chiến công bao giờ cũng được bắt đầu một cách thầm lặng như vậy. Hắn cùng Ngọc đã tính toán từ tối hôm trước lượng gạo, lượng độn, hay lượng thịt được mua hết bao nhiêu tiền để khỏi nhầm lẫn. Nhưng hắn chỉ ra đi người không. Còn lâu mới bán. Khi đi làm Ngọc sẽ cầm ra cho hắn tiền, phiếu và đồ đựng. Cửa hàng mậu dịch lúc hắn đến còn vắng tanh. Nhưng ngoài khung cửa đóng im ỉm, những khuôn cửa bảo vệ kho tàng của cải, niềm vui hạnh phúc mà mỗi người sẽ được chia theo khẩu phần và thang bậc xã hội đã được tiêu chuẩn hoá bằng các loại phiếu bao giờ cũng có sẵn những cái lốt: Gạch vỡ, mũ nón rách, bát mẻ, ống bơ gỉ, mảnh cạp rá gẫy, niêu đất thủng, mảnh giấy xi-măng, đá củ đậu, cán ô gẫy... Mỗi thứ ấy là một sổ, một hộ, một người. Có khi là hai ba sổ, hai ba người. Nhấc cái nón mê. bên trong bốn hòn gạch vỡ. Vậy là năm người tất cả.
Đấy là những lốt người ta xếp từ tối hôm trước. Hắn tìm nhặt một hòn gạch để vào cuối hàng rồi đứng sát cục gạch đó. Và thật sung sướng nếu có ai đến đá tung tất cả những cái lốt ấy đi và quyết định một trật tự mới, công bằng hơn:
- Xếp người. Ai có mặt thì xếp. Không có cái trò này.
Thật là một người dám chịu trách nhiệm, một anh hùng.
Những người đang lục tục tới cũng ủng hộ giải pháp công bằng ấy. Hắn đứng vào hàng. Dòng người cứ dài ra, dài mãi, ngoằn ngoèo. Và vẫn cứ dài thêm mãi. Hắn đứng chờ. Uất ức nhìn những người đến sau, nhưng thản nhiên, vênh váo ném vào cửa quầy cái sổ ưu tiên. Rồi ngẫm ngợi. Thấy mình đã giúp được vợ con tý chút. Không có hắn, Ngọc, con Thương phải làm việc này. Chờ. Lâu. Lâu lắm. Trời rạng dần. Rồi sáng bạch. Rồi mặt trời lên. Rồi người đi làm. Đường đông. Rồi vắng. Mới thấy những người mình mong đợi đến. ôi! Những thiên thần. Những cô gái, có cả những bà đã đứng tuổi, ý thức được tầm quan trọng của mình, phẩm giá đức hạnh cao quí của mình, vị trí chót vót trong xã hội của mình, nghiêm nghị dắt xe lên hè, mở khoá. Không thèm nhìn ai, họ gọi nhau, họ dựng xe, họ đi mua nước uống, họ bật quạt, họ cười nói oang oang.
Thấy họ đến đám đông đang bồn chồn nôn nóng, sốt ruột, cau có, làu bàu trong miệng tự nhiên thay đổi hẳn. Họ chỉnh đốn lại hàng ngũ. Họ giấu biệt vẻ mạt lúc nãy, làm ra vui vẻ tươi tắn, thú vị vì được xếp hàng để “các cô mậu”khỏi phật ý. Dừng để các cô ấy mếch lòng. Đừng để các cô ấy thấy mình sốt ruột. Cũng có người không kìm được, ngọt ngào:
- Tới giờ rồi, bán thôi chị ơi...
Thật là một sai lầm tai hại. Không ai thèm trả lời kẻ hỗn xược ấy. Người ta lại giờ sổ ra,cộng trừ. Người ta lại ra uống nước và cười nói to hơn. Cứ phải nén cái gì từ cổ xuống. Cứ chờ. Mãi cũng phải được chứ.
Thế rồi tất cả mở cờ trong bụng, reo lên từ đáy lòng khi thiên thần bước ra ghế ngồi trước bàn ngay chỗ cửa ghi-sê. Tiếng reo ấy làm thiên thần khó chịu. Bằng chứng là thiên thần lại quay vào phía trong một lúc rồi mới ra, lật sổ xem xét, im lặng, chăm chú hệ trọng, trang nghiêm. Thiên thần ngẩng lên nhìn vào đám đông vô liêm sỉ, hay quấy rầy, không để ai yên nhưng đã biết lỗi và đứng im phăng phắc:
- Lào! Đưa sổ đây! Lăm người một. Từ từ chứ lào. Đã bảo lăm sổ một. Ai là Tẩm!
Một ông già móm mém bật trả lời không chậm một giây:
- Em đây! Dạ! Em là Tẩm đây.
Tất cả nhìn cô mậu dịch viên. Cô lật sổ gốc. Cô ghi định lượng. Cô ký vào sổ gạo của ông già. Cô không nói một câu. Ông già khe khẽ:
- Cô cho em đong 6 ký được không? Em vay nhiều quá rồi. Tháng vừa rồi 1ắ m khách quá. Có chú em ở Hà Nội về chơi, lại có mấy đứa cháu từ quê ra.
- Sang kỳ chỉ bán mỗi sổ một phần ba định lượng.
Ông im lặng. Sổ của ông, hộ độc thân có 13 ký ríỡi (các con ông đã đi chiến trường cả). Được đong bốn ký rưỡi. Một phần ba ngô là ký rưỡi. Ba ký gạo. Cô mậu nhìn vào ba rem tính tiền và nói: l đồng 47. Ông già đưa ra hai tờ giấy một đồng.
- Có tiền nẻ không?
- Dạ. Em không ạ. - Ông già nói như người có lỗi.
Ba bốn người chạy từ dưới lên:
- Tiền lẻ đây ạ.
Một em bé trạc tuổi con Thương nhanh chân đến trước tiên. Nó đưa cho cô mậu dịch viên những đồng một xu hai xu năm xu bằng nhôm và những đồng tiền giấy một hào. Tiền lẻ hơn thẻ thương binh. Nó sẽ được đong trước. Chẳng ai dám ghen tỵ với nó. Hắn sợ nhất những sổ ưu tiên, những bao tải có buộc túi ni-lông đựng sổ gạo kèm theo tiền. Hắn sợ nhất những cái túi vải có đựng phiếu thịt và tờ giấy xin mua bao nhiêu thịt. Những suất ấy được cắt trước. Lại toàn chỗ ngon. Có khi đến lượt mình chỉ còn ít bạc nhạc. Một lần hắn đến cửa hàng từ sớm để mua thịt mà không mua được. Phiếu TR của thằng Dương ctĩng không mua được. Phiến BĐ cũng không mua được. Hôm ấy cửa hàng chỉ về có mấy cân thịt mà có đến ba người cầm phiếu bán máu đứng chờ. Thịt bà đẻ không bán. Thị trẻ em không bán.
Thịt chỉ bán cho những người bán máu. Hắn về tay không và nghĩ đến Vũ Mạc. Thịt hiếm thế này Vũ Mạc kiếm được đây. Vũ Mạc bán máu và bao giờ cũng bán nốt mọi thứ phiếu bồi dưỡng.