watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 43 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 43

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Thỉnh thoảng Len lại cùng với Giang đến chơi nhà hắn. Len xin hắn dán túi và nhìn những bó túi ni-lông óng ả đã dán hoặc chưa dán nằm ở một góc nhà. Cái giống này nặng. Ba bố con phải xuống tận quá Bốt Vuông xe về. Hai chuyến xe cải tiến đầy. Dễ đến mấy tạ. ông Quỳnh nhận thế nào giao thế ấy. Nghĩa là giao theo bó. Mỗi bó một trăm túi. Thôi thì đủ loại. Có loại hình ống chỉ đưa một đường là thành túi Có loại thành từng miếng chữ nhật dài, phải gấp lại dán hai đường hai bên. Có loại là hai mảnh rời, phải dán ba đường. Loại to. Loại nhỏ. Loại đút vừa chiếc áo sơ-mi. Loại to bằng nửa cái bàn, ni-lông dày dán đến khổ. Mỗi đường dán dài gấp đôi. Mỏ hàn phải đưa rất chậm mới “ăn” vì ni-lông dày, cứng.
Hắn dán. Kiên nhẫn. Sung sướng. Được làm cho mình. Được làm góp phần với vợ, nuôi con... Dù đang là mùa hè, mồ hôi nhễ nhại. Thằng Hiệp, con Thương cũng dán thay cho bố. Chúng nó thích làm vì công việc này có tính chất kỹ thuật. Nhưng ngồi lâu, người mỏi nhừ. Dán nhiều, khoản giấy bóng kính hao lắm. Nó cong, nó giập, khô gãy vì mỏ hàn nóng bỏng cứ miết đi miết lại. Giấy bóng kính trở nên đục và giòn, bẻ gãy như bánh đa.
Ngọc mang về giấy can in. Cái này cũng được. Không tốt bằng giấy bóng kính, chóng hỏng và dán lâu hơn. nhưng không sao. Điểm chính là không phải bỏ tiền mua.
Trong một lần hắn đang dán túi như vậy, Len tiến đến đống túi ni-lông, nhấc lên một cuộn hỏi hắn và Ngọc với vẻ vô tư nhất đời:
- Cái này bán tốt lắm. Sao anh chị không bán đi mấy bó?
Hắn cười ngượng nghịu, hắn thấy Len đang cho rằng hắn là một tên ăn cắp. Len tròn mắt nhìn hắn:
- ở hàng người ta bán lẻ mỗi túi năm hào đấy Mình giao cho họ rẻ cũng được ba hào.
Lúc đó Ngọc cũng ở nhà. Ngọc bảo:
- Chị sợ rồi thiếu...
Ngọc cũng cười ngượng nghịu. Như bị bắt quả tang mình đang ăn cắp. Chưa bao giờ họ bàn với nhau chuyện ăn cắp như vậy. Điều Ngọc lo hắn lại không lo. Hắn cố gắng để giải đáp cho Ngọc:
- Thiếu thì không sợ.
Hắn nhìn những bó túi ni-lông to bằng nửa cái bàn một:
Cắt đôi bó này ra. Một trăm thành hai trăm ngay. Len bảo:
- Họ chỉ đếm bó chứ không cân, phải không chị? Mỗi bó một trăm túi, hả anh?
Len cứ nói, hỏi và đếm thử một bó. Rồi Len chọn ra một bó đẹp: loại túi mỏng, 35 x 50 (xăng-ti-mét). Len đếm lại:
- Họ đếm đúng lắm. Chẵn một trăm đấy, anh chị ạ! Anh chị cho em xin một cái túi lẻ nữa nào.
Hắn đưa cho Len mấy túi lẻ nữa. Thực sự hắn không quan tâm nhiều đến việè Len bán hộ hắn. Cái trò ăn cắp thế này không bền. Một bữa ăn cắp để sống. Mười bữa khác không ăn cắp được thì sao? Hắn không sống bằng nghề ăn cắp. Hắn muốn sống bằng sức lao động của hắn, dù có kham khổ, nhưng được đảm bảo bằng công việc làm, bằng mồ hôi của hắn. Điều đó mới bền, mới quan trọng. ăn cắp ở trong tù thì được. Vì đó là phản kháng, là giành lại cái mình bị tước đoạt. Là biện pháp tồn tại, là để có những hồi hộp lo âu, niềm vui mà quên đi thời gian tra tấn, mà vượt được từng ngày. Nhưng ở cuộc đời, ở ngoài xã hội thì không thể ăn cắp mà sống. Nhục. Xấu xa. Đê tiện. Và không ai có thể sống cả đời bằng của ăn cắp.
Hắn không ngờ cuộc đời hắn sau này gắn chặt với việc ăn cắp. Không ăn cắp trắng trợn, không thò tay móc túi người khác. Không phá kho nhà nước.
Nhưng vẫn là ăn cắp. Bởi vì không ăn cắp khó mà tồn tại Không phải chỉ mình hắn. Chung quanh hắn bao nhiêu người ăn cắp. ăn cắp bí mật. ăn cắp công khai. Bàn nhau ăn cắp. Khoe của ăn cắp. Chia nhau của ăn cắp. ăn cắp mọi thứ có thể ăn cắp được. Phá một triệu chỉ để ăn cắp một hào. Ai không có gì ăn cắp thì ăn cắp thời gian. Và nếu thời gian của mình chứ không phải của nhà nước, thì đành rơi vào số phận hẩm hiu, đói nghèo, do đó đáng khinh bỉ: Làm người lương thiện. Có biết bao loại ăn cắp, bao kiểu ăn cắp. ăn cắp bẩn thỉu. ăn cắp sang trọng. ăn cắp trèo tường khoét ngạch. ăn cắp đi xe hơi, bệ vệ, đĩnh đạc, đường hoàng. ăn cắp kiểu gà què. Kiểu chuột. Kiểu mèo. Kiểu sói. Kiểu hổ. ăn cắp để sống, để đỡ đói. ăn cắp để làm giàu. Để ngoi lên một địa vị cao sang. Càng ăn cắp càng giàu có, càng được mọi người kính trọng. Tệ hại nhất là ăn cắp, nhưng vẫn dạy dỗ mọi người chống ăn cắp, vẫn thuyết giảng lý tưởng một cách rất thành thật, thiết tha.
Nhưng đó chỉ là số ít (tính theo tỷ lệ phần trăm, chứ con số tuyệt đối thì nhiều lắm lắm). Phần lớn ăn cắp để tồn tại. ăn cắp, mà không muốn mình phải ăn cắp. Như hắn. Hắn ăn cắp, mà ý thức được mình đang làm một việc đau khổ. Mà mong muốn, mà khao khát chấm dứt được cảnh này. Hắn muốn làm người lương thiện. Ai? Ai đã nói như thế nhỉ? Chí Phèo! Chí Phèo thét lên với Bá Kiến:
“Tao muốn làm ngttời lương thiện”. Cả nước này có bao nhiêu người muốn được như Chí Phèo, thét lên như thế. Cả nước này có bao nhiêu người muốn kêu to: “Tôi muốn làm người lương thiện. “



Thỉnh thoảng Len lại cùng với Giang đến chơi nhà hắn. Len xin hắn dán túi và nhìn những bó túi ni-lông óng ả đã dán hoặc chưa dán nằm ở một góc nhà. Cái giống này nặng. Ba bố con phải xuống tận quá Bốt Vuông xe về. Hai chuyến xe cải tiến đầy. Dễ đến mấy tạ. ông Quỳnh nhận thế nào giao thế ấy. Nghĩa là giao theo bó. Mỗi bó một trăm túi. Thôi thì đủ loại. Có loại hình ống chỉ đưa một đường là thành túi Có loại thành từng miếng chữ nhật dài, phải gấp lại dán hai đường hai bên. Có loại là hai mảnh rời, phải dán ba đường. Loại to. Loại nhỏ. Loại đút vừa chiếc áo sơ-mi. Loại to bằng nửa cái bàn, ni-lông dày dán đến khổ. Mỗi đường dán dài gấp đôi. Mỏ hàn phải đưa rất chậm mới “ăn” vì ni-lông dày, cứng.

Hắn dán. Kiên nhẫn. Sung sướng. Được làm cho mình. Được làm góp phần với vợ, nuôi con... Dù đang là mùa hè, mồ hôi nhễ nhại. Thằng Hiệp, con Thương cũng dán thay cho bố. Chúng nó thích làm vì công việc này có tính chất kỹ thuật. Nhưng ngồi lâu, người mỏi nhừ. Dán nhiều, khoản giấy bóng kính hao lắm. Nó cong, nó giập, khô gãy vì mỏ hàn nóng bỏng cứ miết đi miết lại. Giấy bóng kính trở nên đục và giòn, bẻ gãy như bánh đa.

Ngọc mang về giấy can in. Cái này cũng được. Không tốt bằng giấy bóng kính, chóng hỏng và dán lâu hơn. nhưng không sao. Điểm chính là không phải bỏ tiền mua.

Trong một lần hắn đang dán túi như vậy, Len tiến đến đống túi ni-lông, nhấc lên một cuộn hỏi hắn và Ngọc với vẻ vô tư nhất đời:

- Cái này bán tốt lắm. Sao anh chị không bán đi mấy bó?

Hắn cười ngượng nghịu, hắn thấy Len đang cho rằng hắn là một tên ăn cắp. Len tròn mắt nhìn hắn:

- ở hàng người ta bán lẻ mỗi túi năm hào đấy Mình giao cho họ rẻ cũng được ba hào.

Lúc đó Ngọc cũng ở nhà. Ngọc bảo:

- Chị sợ rồi thiếu...

Ngọc cũng cười ngượng nghịu. Như bị bắt quả tang mình đang ăn cắp. Chưa bao giờ họ bàn với nhau chuyện ăn cắp như vậy. Điều Ngọc lo hắn lại không lo. Hắn cố gắng để giải đáp cho Ngọc:

- Thiếu thì không sợ.

Hắn nhìn những bó túi ni-lông to bằng nửa cái bàn một:

Cắt đôi bó này ra. Một trăm thành hai trăm ngay. Len bảo:

- Họ chỉ đếm bó chứ không cân, phải không chị? Mỗi bó một trăm túi, hả anh?

Len cứ nói, hỏi và đếm thử một bó. Rồi Len chọn ra một bó đẹp: loại túi mỏng, 35 x 50 (xăng-ti-mét). Len đếm lại:

- Họ đếm đúng lắm. Chẵn một trăm đấy, anh chị ạ! Anh chị cho em xin một cái túi lẻ nữa nào.

Hắn đưa cho Len mấy túi lẻ nữa. Thực sự hắn không quan tâm nhiều đến việè Len bán hộ hắn. Cái trò ăn cắp thế này không bền. Một bữa ăn cắp để sống. Mười bữa khác không ăn cắp được thì sao? Hắn không sống bằng nghề ăn cắp. Hắn muốn sống bằng sức lao động của hắn, dù có kham khổ, nhưng được đảm bảo bằng công việc làm, bằng mồ hôi của hắn. Điều đó mới bền, mới quan trọng. ăn cắp ở trong tù thì được. Vì đó là phản kháng, là giành lại cái mình bị tước đoạt. Là biện pháp tồn tại, là để có những hồi hộp lo âu, niềm vui mà quên đi thời gian tra tấn, mà vượt được từng ngày. Nhưng ở cuộc đời, ở ngoài xã hội thì không thể ăn cắp mà sống. Nhục. Xấu xa. Đê tiện. Và không ai có thể sống cả đời bằng của ăn cắp.

Hắn không ngờ cuộc đời hắn sau này gắn chặt với việc ăn cắp. Không ăn cắp trắng trợn, không thò tay móc túi người khác. Không phá kho nhà nước.

Nhưng vẫn là ăn cắp. Bởi vì không ăn cắp khó mà tồn tại Không phải chỉ mình hắn. Chung quanh hắn bao nhiêu người ăn cắp. ăn cắp bí mật. ăn cắp công khai. Bàn nhau ăn cắp. Khoe của ăn cắp. Chia nhau của ăn cắp. ăn cắp mọi thứ có thể ăn cắp được. Phá một triệu chỉ để ăn cắp một hào. Ai không có gì ăn cắp thì ăn cắp thời gian. Và nếu thời gian của mình chứ không phải của nhà nước, thì đành rơi vào số phận hẩm hiu, đói nghèo, do đó đáng khinh bỉ: Làm người lương thiện. Có biết bao loại ăn cắp, bao kiểu ăn cắp. ăn cắp bẩn thỉu. ăn cắp sang trọng. ăn cắp trèo tường khoét ngạch. ăn cắp đi xe hơi, bệ vệ, đĩnh đạc, đường hoàng. ăn cắp kiểu gà què. Kiểu chuột. Kiểu mèo. Kiểu sói. Kiểu hổ. ăn cắp để sống, để đỡ đói. ăn cắp để làm giàu. Để ngoi lên một địa vị cao sang. Càng ăn cắp càng giàu có, càng được mọi người kính trọng. Tệ hại nhất là ăn cắp, nhưng vẫn dạy dỗ mọi người chống ăn cắp, vẫn thuyết giảng lý tưởng một cách rất thành thật, thiết tha.

Nhưng đó chỉ là số ít (tính theo tỷ lệ phần trăm, chứ con số tuyệt đối thì nhiều lắm lắm). Phần lớn ăn cắp để tồn tại. ăn cắp, mà không muốn mình phải ăn cắp. Như hắn. Hắn ăn cắp, mà ý thức được mình đang làm một việc đau khổ. Mà mong muốn, mà khao khát chấm dứt được cảnh này. Hắn muốn làm người lương thiện. Ai? Ai đã nói như thế nhỉ? Chí Phèo! Chí Phèo thét lên với Bá Kiến:

“Tao muốn làm ngttời lương thiện”. Cả nước này có bao nhiêu người muốn được như Chí Phèo, thét lên như thế. Cả nước này có bao nhiêu người muốn kêu to: “Tôi muốn làm người lương thiện. “
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61