watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 6 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 6

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Đêm ấy hắn không ngủ được.
Hắn nghĩ tới xà lim, tới khu phạt đang chờ hắn. Đó là một khu nhà nhỏ xây riêng. Tường gạch, mái bê-tông khuất nẻo sau một lùm cây rậm. Chứ không giống những nơi giam tù thường, tường là những cây gỗ bàng bắp chân ken lại sít nhau, mái lá...
Hắn đã nằm xà lim ở P hơn một năm trong khi giam cứu. Nhưng không thể so sánh được với những xà lim ở VQ. Ai đã ở những xà lim này khi ra không còn hình người nữa.
Chính Vũ Lượng đã ở xà lim bảy ngày. Kỷ luật với Lượng là mười ngày cùm, húp cháo loãng. Đó là thời gian hai người ở toán văn nghệ. ở toán này thì nhàn. Cũng phải giồng giọt, cày xới, cũng có thợ cày, nhưng còn tập diễn kịch Người mẹ địch hậu", tập hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Nhưng đói. Văn nghệ sĩ thuộc toán văn nghệ trại VQ này cũng đói. Món cải thiện duy nhất là ớt chỉ thiên. Nơi toán văn nghệ sơ tán là một hẻm rừng. Không biết ai đã trồng mấy cây ớt chỉ thiên, nhú quả nào, vặt quả ấy, ăn chỉ thấy hôi xì. Có lần hắn vạch lá tìm được một quả già còn sót, ăn cay mà nhớ tự do cồn cào.
Một cú tạt tập thể vĩ đại của toán văn nghệ đã làm xôn xao cả trại. Gặt hái được nhiều mà cuối cùng chẳng ra gì. Cũng chẳng ngờ đâu sự tình lại xảy ra như vậy. Một buổi chiều đi xới sắn ở nương sắn mới đốt trở về, ông quản giáo, ông vũ trang tự nhiên thấy tù chạy hết vào rừng. Ông Vui quản giáo phụ trách toán, kéo violon tàm tạm, vốn dĩ rất lành, thét:
- Làm cái gì thế?
Ông vũ trang gầm lên:
- Đứng lại!
- Nổi loạn à à à
Không ai nghe. Những bộ quần áo xám chạy đến bìa rừng. Hắn lao theo anh em.
Những tiếng súng cảnh cáo xé màng nhĩ. Mặc. Một rừng ớt chỉ thiên chĩa những quả đỏ ối lên giời. Nằm mơ cũng chẳng thấy. Băng qua một con suối. Vượt lên một vạt toàn cỏ săng và những cây con lúp xúp. Tới giáp rừng già. Rừng ớt lưu niên đại thụ sum suê, chen chúc, có thể trèo lên được.
Lại những tiếng súng bắn lên trời. Không gì giữ được anh em tù dừng lại. Tất cả lao tới như hoá dại. Ngắt. Hái. Suốt cả quả xanh, bẻ cả cành. Rồi một tiếng súng đanh. Hình như có tiếng kêu hoảng hốt:
- Chết rồi!
- Chết rồi!
Nhưng chẳng ai để ý. Những bàn tay vượn vẫn thoăn thoắt nhét ớt vào túi. Vất ớt vào nón. Vận ớt vào người. Đổ nước đi để nhét ớt vào cặp lồng, vào ống bương.
Ông vũ trang còn trẻ hơn ông Thanh Vân chạy đến, mặt tái mét, run lên vì xúc động.
Một tiếng súng đanh ngay tại chỗ làm mọi người dừng hết việc hái lượm. Mặt ông đằng đằng sát khí:
- Tôi... bắn...
- Quay về ngay! Tôi bắn!
Ông Vui nắm chắc khẩu súng lực, bước tới, nhìn bọn hắn đầy vẻ căm thù:
- Tập hợp!
Cho đến lúc ấy hắn mới biết A Thềnh, một trong những thợ cày của toán, đã trúng đạn, nằm vật trên đám cỏ săng, cạnh những cây ớt ngoài cùng.
Ông vũ trang, khẩu tiểu liên báng rỗng lăm lăm:
- Tất cả tập hợp bên suối!
Cả toán mang ớt đi cạnh xác A Thềnh nằm nghiêng co quắp. Hắn liếc nhanh: A Thềnh mồm há hốc, chiếc răng vàng sáng loé giữa hàm răng nâu xỉn bắt đầu rụng, áo bông xanh vỡ toang. Máu còn đang sủi bọt từ ngực qua áo tràn xuống đất thành vũng. Những quả ớt chín, những quả ớt xanh. cả lá ớt nữa trong bàn tay A Thềnh xoè năm ngón.
Hắn thấy nhói ở ngực và là người đầu tiên dốc cặp lồng ớt xuống đất. Hắn cảm thấy có máu A Thềnh ở đó.
Tới suối, hai ông cán bộ bắt tập hợp và khám rất kỹ. Một quả ớt cũng không lọt.
Bọn hắn ủ rũ đi về buồng. A Thềnh nằm lại. Cán ở lại. Cùng ông vũ trang. Chắc là để làm biên bản.
May cho bọn hắn. Dạo ấy đang B52. Trừ anh em quản chế và nhà bếp, các toán sơ tán cả ngày lẫn đêm. Nếu không, tất cả hẳn đã vào xà lim. Với lại cũng chẳng xà lim đâu mà cùm cả một toán năm sáu chục người. Bọn hắn chỉ bị hạ mức ăn xuống chín ki-lô. Phải nói rằng đói lả.
Đói và nhớ A Thềnh, người Nùng già đã đem lại cho bọn hắn nhiều phút cười thả phanh. Nhất là Lượng. Vì Lượng hay trêu chọc A Thềnh hơn cả. Bởi vì bọn hắn đã tìm ra điểm yếu của A Thềnh: A Thềnh rất sợ bị coi là lẩm cẩm.
Đi làm về, mỏi nhừ, đói, một tay xách bị quần áo ướt một tay xách dồ đựng nước, rã rời cả phần xác lẫn phần hồn, rã rời đến từng sợi tóc, bọn hắn trêu A Thềnh cho vui lên một tý. A Thềnh suýt soát sáu mươi, mặt đẹp, má hóp, tay xách một ống bương nước dài dễ đến nửa thùng nước. A Thềnh có cách đi rất lạ. Chân cứ vất ra dằng trước, ngửa ngửa đầu về phía sau, kiểu đi của những người chuyên lên dốc, xuống dốc, không quen đi ở đường bằng.
Một anh từ phía sau tiến lên, đi ngang A Thềnh buông một câu:
- A Thềnh lẩm cẩm rồi.
A Thềnh giật mình như bị đụng vào chỗ hiểm, đính chính ngay, giọng vẫn nhẹ nhàng:
- Tôi-Không-Lậm-Cậm-Đâu.
Một anh khác tiến lên thế chỗ anh vừa nãy:
- A Thềnh lẩm cẩm đấy. Tôi bảo thật đấy.
A Thềnh nghiêm mặt cất giọng cao đã hơi run run, giọng của người bị xúc phạm:
- Tôi! Không Lậm Cậm Đâu
Anh thứ ba bước lên với giọng khinh bỉ ra mặt:
- Lẩm cẩm thế còn cứ chối. Nhận đi!
A Thềnh có vẻ mặt tử vì dạo của người kiên quyết dấu tranh cho sự thật, bảo vệ chân lý trước bọn xuyên tạc trắng trợn:
- Tôi! Không! Lậm! Cậm! Đâu!
Theo thế xa luân chiến, Lượng đang đi đằng trước, đứng lại chờ A Thềnh. Cằm vuông, má hóp, râu ria, Lượng quát anh em không được trêu Thềnh pác. Mặt A Thềnh dịu lại. A Thềnh nhìn Lượng trìu mến và cảm động. Lượng nắm tay A Thềnh, ngả hẳn vào vai A Thềnh, đầu gối chạm cả vào cái ống bương đựng nước của A Thềnh, thân mật nỉ non:
- Chỉ có tôi quí Thềnh pác. Thềnh pác có đồng ý thế không?
A Thềnh gật gật sung sướng, tuy môi vẫn hơi run run vì vẫn chưa nguôi tức giận. Nhưng thấy tất cả mọi người, kể cả già Đô tóc hoa râm, mặt chằng chịt những vết nhăn sâu hoắm, cũng long lanh cặp mắt chờ đón trận cuởi sắp tới, thì A Thềnh lại cảnh giác. Lượng càng ỏn thót:
- Chúng nó xấu với Thềnh pác lắm. Chỉ tôi tốt, tôi mới nói thật với Thềnh pác thôi.
A Thềnh dãn mặt ra chờ đợi. Lượng nói to dằn từng tiếng:
- Thềnh pác lẩm cẩm quá rồi!
Vừa nói, Lượng vừa du A Thềnh ra và cười hề hề.
Tất cả phá lên cười. Cười ngặt nghẽo. Cười chảy cả nước mắt. A Thềnh loạng choạng vì bị Lượng đẩy, gắng đứng vững, mặt đỏ tía, gầm lên với trời xanh:
- Tôi! Không! Lậm! Cậm! Đâu!
Và đi vượt lên, chân lại càng vất ra phía trước. Những người tù ít cười nhất, lầm lũi nhất cũng cười. Lê Bá Di cười, già Đô cười. Già Đô đi cạnh hắn, cái áo bông xanh vá víu, chằng đụp những mụn vá bạc phếch xé ra từ những quần áo tù rách mủn (mấy năm tù cái áo bông của già cũ quá rồi, trông già đeo kính cặm cụi vá áo, khâu bít-tất thật rất sầu đời).
Già cười sảng khoái trước trò chơi của Lượng. Già bảo hắn: “Không biết A Thềnh có biết lẩm cẩm là gì không mà sợ thế" Và gọi to:
- A Thềnh này. Tiếng Kinh lẩm cẩm là tốt đấy. Người lẩm cẩm là người quý lắm à. Tốt lắm à. Bành lắm à.
A Thềnh giận. A Thềnh không thèm trả lời ai nữa. Hình như A Thềnh cũng chỉ biết mỗi câu tiếngKinh " Tôi-Không-Lậm-Cậm-Đâu", khi nói cứ ngắt ra từng chữ.
Vắng A Thềnh. Con người cao dong dỏng. Mặt đẹp. Má hóp. Cái ống bương nước quá khổ. Buồn. Buồn nhưng phải làm sao cho vui lên. Lượng tìm cách bắt chuyện với anh Mán. Anh Mán hoàn toàn không nói được tiếng Kinh. Anh em người dân tộc cho biết anh ta mồ côi bố mẹ. Đi ở chăn trâu. Làm cháy rừng. Tập trung cải tạo. Điều kỳ lạ là anh ta cũng số lẻ. Anh Mán từ QN lên VQ cùng một chuyến với hắn. Cao lớn, lộc ngộc. Quần áo tù cỡ đại mặc vẫn ngắn cũn cỡn. Mặt mũi vuông vức nhưng ngây ngô. Suốt tháng chẳng thấy nói, chẳng thấy cười. Cũng chẳng biết anh ta buồn hay vui. Nhưng rõ ràng anh ta biết rét biết đói. Vớ được cái gì cũng ăn. Kể cả dế sống. Mùa rét thích sưởi. Quàng chăn sợi đi làm. Quản giáo bắt để chăn ở trại. Rồi thấy anh ta không có cái áo rét nào lại cho mang đi, nhưng bắt phải gấp gọn khi qua cổng trại. Cao hơn mọi người một cái đầu, một nách kẹp cái chăn, nách kia kẹp đôi gưốc mộc tự đẽo to như cái hòm, anh Mán là hình ảnh vui mắt nhất trong lúc đi ra đi vào cổng trại mùa đông năm ấy. Đến chỗ làm, đứng ở ruộng khoai, nương sắn, tấm áo choàng phấp phới lại càng buồn cười. Lượng gọi anh là Ôtemô.
Thấy toán đi làm về rầu rĩ quá, Lượng đến quàng tay anh Mán:
- Ôtemô. Anh tên là Ôtemô phải không?
Đứng chỉ đến vai anh Mán. Lượng ngước cặp mắt long lanh nhìn lên chờ đợi. Khuôn mặt, ràng vàng của anh Mán cúi xuống. Một cái nhìn hoá đá. Một khuôn mặt hoá đá. Lượng kéo hẳn cái chăn đầy rệp của anh Mán khoác trên vai, quấn vào mình:
- Đétđêmôna đâu? Đétđêmôna đẹp lắm. Vợ anh đẹp lắm. Nó có tắc cho anh không?
Im lặng. Như không nghe thấy. Như không có Lượng đang ôm ngang sườn.
- à thôi. Đang đói. Không nói chuyện tình yêu. Đúng rồi, đói bỏ mẹ còn yêu đương gì.
Và Lượng chuyển gam:
- Thế, thế hôm nay bắt được mấy con nhái rồi?
Anh Mán vẫn đi. Vẫn là hoá đá. Vẫn là- câm lặng. Bình thản. Nghiêm trang. Không một dấu vết phản xạ.
Lượng lắc đầu, rời anh ta ra:
- Chịu bố!
Lượng là nhân vật nổi trong toán. Vì tật háu đói. Vì tính tình lăng xăng. Vì Lượng số đen. Hễ tạt cái gì ra tấm ra miếng một tý như nhổ sắn, bẻ bắp cải... y như rằng bị tít.
Lượng còn nổi vì giọng hát và dàn dựng những tốp ca. Khi tập, Lượng lĩnh xướng. Tiếng Lượng vang vang: - Ơi cô gái ơi! Đã bao đêm canh bên nòng súng... Cán, có số năm tù bằng Phố, mười tám năm, là toán trưởng toán văn nghệ. Nghe anh em nói lại, Cán là Việt kiều về thăm đất nước. Khi xách va-li ra sân bay thì được mời ở lại vì có những hoạt động nghi vấn (anh em cũng không biết rõ là những hoạt động gì) bị nghi là gián điệp và vào tù. Mười tám năm, bao nhiêu của ngon vật lạ đều do trại cung cấp, Cán rụng mười bảy cái răng và thong manh. Cán bảo Lượng:
- Lượng ở ngoài chắc nhiều em mê lắm nhỉ?
Lượng dược phân công gánh cơm, một việc mọi người đều mơ ước: Được gần nhà bếp. Được đi về một mình. Không có quản giáo đi cùng. Rộng rãi thời gian. Không giấu được phấn khởi, Lượng bảo hắn:
- Lượng ổn rồi, Lượng sẽ chú ý đến anh.
Đường xa, nhiều dốc, nhiều suối, gánh cơm canh cho mấy chục người ăn, Lượng so vai, rụt cổ, gân cổ đỏ rực, nổi lên như lươn, mồ hôi ướt đầm áo. Lượng coi thường vất vả. Lượng tươi hơn hớn. Lượng đã giữ lời hứa: cho hắn khi dúm muối, khi bọc ớt. Hắn thái ớt ngâm muối trong túi ni-lông, thêm vào đó mấy đọt măng või luộc. Mặn mặn, chua chua, cay cay, thơm nữa. Coi như một món thức ăn mặn.
Cái dạo mới lên đây, Lượng đói suốt ngày. Đến nỗi một hôm thấy già Đô kêu đầy bụng, không ăn hết suất cơm (thực ra sau khi mấy anh tù chết, già hoảng không thiết sống) Lượng thốt lên rất thành thật "Sướng nhỉ! " Thấy ai ăn cái gì, mắt Lượng cứ sáng lên, cứ phải nhìn vào đấy một tý. Lượng không làm chủ được bản thân mình trước miếng ăn. Hắn thông cảm với Lượng. Ai mới vào mà không bị thế. Ăn ít, không có chất, làm nhiều, giao nước. Đến bữa cơm, cố giữ mình bình tĩnh, hắn vẫn ăn như hổ đói. Lùa. Nhai. Nuốt. Hắn ăn mà không hiểu mình ăn gì. Khi biết mình đang ăn cơm, muốn nghiền ngẫm nhẩn nha, thưởng thức hương vị bùi bùi, ngòn ngọt của cơm độn ngô, hay vị deo dẻo của sợi mì lẫn trong cơm thì cái cùi-dìa đã vét quèn quẹt xuống đáy bát men rồi. Mới sáu giờ chiều, bị nhốt nằm trong buồng nhìn ra thung lũng đã đói. Đã mong đến bữa mì sáng mai. Hắn đã viết thư cho vợ hắn: Anh nghĩ tới em không nhiều hơn nghĩ tới mẩu sắn, củ khoai nhặt được ở dọc đường. Ai mới vào tù cũng phải qua cảnh đói vàng mắt ấy. Đúng là vàng mắt. Có lúc mắt chl nhìn thấy chập chờn một đốm vàng vàng.
Lượng may, Lượng rút ngắn được thời gian đó. Anh em trong toán ghét cái tươi hơn hớn của Lượng”. Nó bành"“. Chỉ có mình là meo thôi"“. Có hôm nó gánh vào rừng khợp no cháy! ”. Không có đâu". Bán tín bán nghi.
Một hôm trại được ăn cá mè. Tin đồn xôn xao từ mấy hôm trước. Cũng là tù nói tội nghe thôi , nhưng thường đúng. Anh em hướng về khoản gia vị: ớt, rau thơm, củ sả. Cái gì cũng phải có củ sả.
Bao nhiêu lâu nay thèm chất tanh. Lại cá tươi mới tuyệt. Chứ thứ cá khô mực, nấu riêu chỉ thấy xương sống, xương đầu, hốc mắt vàng khè như xương cải mả chìm trong thứ nước nâu nâu, đỏ dực, lờ lờ thì nói làm gì. Tanh và khắm đến lộn mửa. (Khi thấy xoong riêu cá khô ấy, hắn ngạc nhiên: Thì ra nhà tù mình cũng cho tù ăn cá mục).
Lần này là cá mè tươi thứ thiệt. Thật tràn trề hy vọng và mong đợi từng giờ. Gần trưa mọi người ngong ngóng về phía con suối, nơi cái đầu cui cúi, cái đòn gánh cong tnu trên hai vai rụt lại của Vũ Lượng vẫn hiện ra. .
Khi Vũ Lượng lội qua khúc suối lượn quanh lối mòn tới gần bìa rừng, nhìn cái đòn gánh nhún nhảy, mọi người hỏi to: .
- Có không?
Vũ Lượng gào lên:
- Có!
Ai cũng biết là có gì. Vũ Lượng lấy vạt áo tù lau mồ hôi đang túa ra đầy mặt để lộ ra cái bụng lông lá bóng ướt mặc dù đang mùa rét.
Cân chuyên chia cơm đến trước tiên. Cân cũng về toán văn nghệ, đóng vai nữ rất giống. Có lẽ vì nước da Cân còn sáng và quan trọng hơn vẻ mặt Cân còn có cái linh hoạt chứ không bì bì, chết như những người tù khác. Vẻ mặt Cân vẫn còn sống động, vẫn còn nói lên hỉ, nộ, ai lạc của đời thường. Cân reo:
- Cá mè.
Anh em quây quanh những xoong cơm, những xoong cá mè kho xăm xắp nước. Thế rồi, không biết ai đã nói gì với ông quản giáo. Từ trong lán ông bước ra:
- Không được chia vội. Để đấy đã.
Tất cả ngơ ngác. ông bắt Lượng gánh mấy xoong cá mè trở về nhà bếp. Không chờ cá, anh em chia cơm ăn với những thứ gì mình có, mình sột sệt được. Trưa ấy thì sột sệt lu bù. Tranh thủ sột sệt.
Lát sau ông áp tải Lượng ra. Mặt ông hầm hầm.
- Chia đi!
Những xoong cá lần này quả có đầy hơn thật. Nhà bếp đã bù. Lượng đã ăn cá dọc đường. Chẳng biết mấy con. Lượng bị vào xà lim. Hắn còn nhớ hôm Lượng được tha từ xà lim ra, tuy Lượng mới bị cùm, ăn cháo loãng có bảy ngày, chưa hết hạn.
Cũng may là hôm ấy, ông thiếu tá chánh giám thị trông coi cả bốn phân trại từ trong trại ra nói chuyện. Cả trại được nghỉ làm, lên hội trường nghe ông nói. Ông nói rất lạ. Trái ngược hoàn toàn với những điều hắn được dạy dỗ, đối xử. Từ ngày vào tù hắn chỉ quen nghe sỉ vả. Nghe mạt sát. Bọn hắn là một lũ tội phạm. Mỗi người một kiểu khác nhau, nhưng cùng phạm những tội ác với nhân dân, với cách mạng, với Đảng. Bọn hắn là địch. Còn nguy hiểm hơn địch. Pháp, Mỹ, mũi lõ mắt xanh, ầm súng bắn vào nhân dân, ai cũng nhận ra. Nhưng bọn hắn khó nhận diện hơn, nên càng nguy hiểm. Tội lỗi ấy không đáng được đối xử như những con người. Không đáng thở bầu không khí chung với nhân dân. Không đáng được gọi là người Việt Nam, một dân tộc anh hùng. Dân tộc xấu hổ vì bọn hắn. Tuy nhiên Đảng vẫn tin tưởng ở cái phần người còn lại trong mỗi kẻ bọn hắn. Đảng nhen nhúm chút phần còn sót lại ấy.
Và bọn hắn dược đối xử đúng như vậy. Con trâu cày, con lợn giống còn được các ông quản giáo vỗ về, vuốt ve tình cảm. Bọn hắn, không ai dám mơ tưởng đến hạnh phúc lớn lao ấy. Một lời động viên thông cảm thôi cũng không dám màng. Không được như những cây rau. Luống rau cải bắp, luống rau muống có sâu, hắn phải đem bình vô-pha-tôc ra xịt ngay. (Bọn hắn ốm thử đi xin viên thuốc ở chỗ ông Chắn, công an y tá xem). Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi là phải kính cẩn:
- Bà với ông đi chơi ạ!
Nhưng hôm ấy ông chánh giám thị nói rất lạ. Không xỉ vả mạt sát ai hết. Lại giảng về hai chữ đồng bào. Cùng một bào thai. Cùng một bọc. Cùng máu đỏ da vàng. Con Rồng, cháu Tiên. ông nói mọi người phải quên dĩ vãng. Quá khứ là quá khứ. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai mới là quan trọng. Phải nghĩ đến tương lai. Đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam của Vua Hùng dể lại. Ai nghĩ đến quá khứ là tội lỗi. Thật lạ Nghe mà mát ruột, mát gan. Nghe mà nghi hoặc. Mà cảnh giác. Mà co người lại. ông nói: Các anh không phải gọi chúng tôi là ông nữa. Mà gọi là anh. Là chị. Rằng chúng tôi sẽ giao cho các anh tự quản. Giao hẳn chìa khoá cho các anh. Sao lại không nhỉ. Rằng từ nay mỗi bữa sẽ có nhiều món ăn. Rất lạ. Lạ đến mức không tin dược. Không một ai tin. Tất cả im phăng phắc. Theo dõi từng câu từng ý. Từng điệu bộ, cử chỉ. Từng nét mặt. Như trẻ con theo dõi xiếc. Theo dõi người dạy thú. Người tung hứng. Người ảo thuật. Hắn liên hệ đến bài báo mà Phố mới đọc cho cả B cùng nghe, sau tin về toà án Bertrand Russell: Xoá bỏ hận thù, khôi phục tình thương. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Rất phi giai cấp. Khác hẳn những bài báo trước đó. Giữa lúc ấy có tiếng thét to, đều, ngắt ra từng tiếng của anh em bị phạt xà lim:
- Chúng - tôi - xin - dược - nghe - ông- chánh - giám - thị - nói - chuyện.
Đó là sáng kiến của Lượng. Chắt mang cháo xuống xà lim, nói cho Lượng tin quan trọng ấy. Cả năm ông chánh giám thị mới ở trại trong ra trại ngoài, Lượng gọi to anh em ở các xà lim khác, thống nhất gào lên, vì ở xà lim đến hội trường khá xa. ông chánh giám thị lúc đầu không để ý. Nhưng cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại từ phía sau núi vọng lại ông lắng nghe.
- Cái gì thế nhỉ
Tù chỉ đợi có thế.
- Báo cáo ông, anh em ở xà lim xin dược nghe ông nói chuyện ạ.
Ông như chợt hiểu. Hình như đến lúc này ông mới biết trong trại của ông có những người ấy. Ông lại đang nói về tình thương, nghĩa đồng bào, nên thản nhiên nhất đời ông hạ lệnh:
- Cho các anh ấy ra.
Vũ Lượng đi ra. Xiêu xiêu. Cùng nhiều người nữa. Hắn chưa bao giờ nom thấy Vũ Lượng như thế. Râu quai nón đen sì, km má. Mắt trũng sâu, lông mày rậm. Tóc rối. Cợp. áo bông xanh rộng thùng thmh. Quần tù xám bạc. Lượng bị mất máu nghiêm trọng. Lượng trông thấy hắn, bước tới. Hắn nhích chỗ, dành cho Lượng. Lượng đứng nghiêm:
- Báo cáo ông chánh giám thị, chúng tôi, anh em trong xà lim có mặt.
- Các anh ngồi xuống.
Lượng ngồi cạnh hắn. Nghĩa là cách dãy trên cùng khoảng ba bốn hàng. Tất cả ngồi bệt xuống những miếng gỗ đặt song song trên nền đất. Hắn nắm chặt tay Lượng. Lượng nói khẽ:
- Meo lắm
Không biết bằng cách nào, (giờ hắn cũng không nhớ) hắn đã có cái bánh mì đưa cho Lượng. Lượng bóp chặt cái bánh, hai tay khoanh trên đầu gối nhô cao, gục đầu xuống ngoạm. Bàn tay Lượng rứt bánh mì, rứt rất mạnh vì bánh dai, nhưng lại cố để không có một chuyển động đáng ngờ nào. Lượng cúi đần nhai. Lượng gục đầu ngoạm và rứt. Vai hơi lắc sau mỗi cái rứt. Cái hàm râu ria chuyển dộng, nghiền, nghiền. Lượng thở. Phì phò. ăn gần hết cái bánh Lượng mới ngừng một tý, ngước đôi mắt trắng sâu lên sân khấu cao, nơí ông chánh giám thị đang đứng trước bục. Xà lim là như thế.
Hắn sẽ vào xà lim. Củ su hào. Túi than. Nắm rau thơm. Quá đủ rồi.
Hắn trằn trọc, lo lắng, suy nghĩ. Gần năm năm tù hắn chưa phải vào những khu nhà biệt lập, hẻo lánh vắng vẻ ấy, trừ hơn một năm giam cứu. Hắn không sợ vào đó là vi phạm kỷ luật, sẽ bị kéo dài thời gian lao cải. Cũng như hắn không tin cải tạo tốt thì sớm được trở về. Không ai tin điều đó, mặc cho quản giáo nói, giám thi nói. Đôi bên quá hiểu nhau rồi. Người nói cứ nói. Thừa hiểu mình nói dối, chẳng ai tin, nhưng cứ nói. Rất thành thật. Thiết tha. Thuyết giảng chân lý. Thuyết giảng con đường. Người nghe làm ra vẻ chăm chú. Rất chăm chú. Mê say. Nhận thức đường đi. Sáng lòng, sáng mắt. Tuy biết tỏng rằng người nói cũng chẳng mảy may tin vào những điều họ nói, thì mình tin sao được. Nhưng vẫn làm ra vẻ tin. Tin thật. Tin lắm. Xuýt xoa, tấm tắc, dù biết người nói nhìn thấu ruột gan mình. Vở diễn cứ thế kéo dài từ năm này sang năm khác. Và vì không ai dám nói ra sự thực ấy, nên vở vẫn cứ diễn. Cứ giả cách nói. giả cách nghe. Giả cách tin tưởng.
Có là loài vật đâu mà không hiểu được điều sờ sờ ra trước mắt. Nguyễn Văn Phố cải tạo tốt thế mà mười tám năm đã được về đâu. Anh em. Cầu Giát, Ba Làng đã được về đâu. Tù án hôm trước đánh nhau, hôm sau hết án vẫn được về. Tập trung cải tạo lâu hay chóng là tuỳ thuộc vào tình hình chính trị xã hội chung, đâu có phải vì chấp hành nội qui. Lại càng không phải vì nắm lá rau thơm. Hắn rất thích rau thơm. Gặp là hắn hái. Mùi tàu, rau húng láng, húng chó, rau mùi... Mà mang những thứ ấy về cũng chẳng việc gì. Có lần trực trại khám, bắt dược cũng bỏ qua đi. Hắn đã láu, nhưng không qua được mắt ông ta. Hắn cho các thứ rau thơm vào túi ni-lông, gói vào giữa cái khăn mặt ướt, cầm tay, đi qua chỗ khám, về trại một cách thản nhiên.
- Anh kia! Đứng lại!
Hắn bình tĩnh quay lại, chành miệng bị ra trước mặt ông trực trại một cách tự tin. Bị của hắn hôm ấy chỉ có bộ quần áo ướt giặt ỏ suối sau khi lao động. Cái điếu cày đã súc sạch nước điếu, kỳ cọ sạch sẽ, cái ca rỗng.
Nhưng ông trực trại, hôm ấy cũng là ông Thanh Vân, không thèm ngó vào bị. ông bảo hắn:
- Giở khăn mặt ra. Hắn tưởng ông ta thu túi rau thơm, nhưng ông chỉ nói:
- Các anh tài lắm.
Rồi ông lắc đầu, vẻ không hiểu nổi:
- ăn cái gì mà hôm nào cũng có anh mang rau thơm vào trại?
Ông không thu. Có lẽ ông chỉ muốn tỏ rằng đừng có qua mặt ông. Không nổi đâu. Ông biết hết. Ông lờ đi cho thì được đấy thôi.
Hắn thầm cảm ơn ông quản giáo và rất muốn nói với ông: Thưa ông, ông không hiểu chúng tôi. Rau thơm là hương vị của gia đình, hương vị của tự do.
Nhai ngọn húng, ngọn mùi làm sao không nhớ đến ngày giỗ, ngày tết, ngày ăn tươi, ngày có khách, bố mẹ, vợ con quây quần đầm ấm. Nhớ đến, sống lại những giờ phút ấy. Và nghĩ rằng, tin rằng vẫn còn những cái ấy, kể cả những mùi rau thơm ấy dang đợi mình ở thếgiới bên kia. Dù có phải ở đây năm năm, mười năm, hoặc đến bao giờ chăng, thì vẫn còn những cái đó chờ đợi và có thêm nghị lực để vượt qua từng ngày. Từng ngày. Từng ngày một. Hắn nghĩ ngợi, trở mình và thở dài. Già Đô nằm cạnh, khe khẽ:
- Cụ chưa ngủ à?
Hắn chưa đến bốn mươi. Khi bị bắt mới băm tư tuổi. Nhưng già Đô vẫn gọi hắn bằng cụ. Trong tù không được ông ông tôi tôi. Đó là nội qui. Nó lẫn và hạ thấp tiếng ông khi gọi ông quản giáo. Tiếng ông chỉ để nói với cán bộ.
- Chưa!
- Tôi cũng không ngủ dược.
Hắn ngồi dậy nói to:
- Báo cáo! Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. Dậy hút điếu thuốc.
Hắn nói vu vơ như vậy, vì đó cũng là nội qui. Hắn đang tra thuốc vào nõ thì ở mãi phía cuối, gần nhà mét có tiếng nói:
- Tôi, Nguyễn Văn Dự, số tù BM229, dậy bắt cái tóp (l) của anh Tuấn.
Thế là không được kéo cho đã, kéo đúng qui cảch. Qui cách hút thuốc trong tù đã được tiêu chuẩn hoá. Sẽ nói sau về những cái điếu cầy tiêu chuẩn, nổi tiếng và những người hút thuốc nổi tiếng trong trại. Qui cách hút thuốc làọ đầu tiên là mồi thuốc không to, không nhỏ. Vê vừa phải và dặt nó nằm gọn trong cái nõ sạch bong không có tí xỉ nào. Đóm ké, làm bằng gỗ ké, lột dễ như lột giang, trắng, mềm, còn tươi nước cũng cháy đượm. Hắn lúc nào cũng có từng nắm đóm ấy của anh em toán lâm sản cho. Chỉ một khúc gỗ ké bằng cổ tay, lột ra, hút bại.
Đưa đóm vào bập bập mấy cái, kéo vừa phải, lia ngọn lửa quanh cho cháy hết mồi thuốc và dùng hơi dâng nước trong điếu lên sát miệng nõ như nước triều dâng cho tàn thuốc tắt, kết lại thành một viên. Hất mạnh cái điếu, xì một ít nước ra với tàn thuốc. Động tác xì này thật tuyệt. Đầu hơi cúi xuống, rồi hất mạnh lên. Cái tàn có thể bay vòng cầu, qua đầu người khác, rơi đúng chỗ mình muốn cách đó vài ba mét, (hắn đã đạt trình độ xạ thủ ấy) nghỉ một tý (có người còn lấy tay xoa xoa miệng điếu) rồi mới ngửa đầu, dưa điếu lên, kéo nhanh một hơi dài. Động tác cuối cùng này cũng lắm cách. Nhiều người đặt điếu chếch về một bên mép mà rít. Phần lớn những anh tù trẻ, tập trung hình sự, cánh lái xe... thích như vậy. Hắn thuộc trường phái chân phương (anh em tù tập trung chính trị thường thuộc trường phái chân phương) hắn úp miệng điếu vào giữa mồm. Tiếng điếu rúc lên lanh lảnh. Rời điếu ra. Thừ thượt một lúc. Rồi nhả khói. Đê mê.
Có anh bắt tóp mất hẳn thú ấy. Chỉ dám kéo một ít. Dành thuốc và dành cả khói lại trong diếu. Qui trình bi phá vỡ, mà lại vỡ ở phần kết thúc tuyệt vời nhất.
Dự biết ý, thì thào:
- Anh cứ kéo mạnh đi.
Hắn lắc đầu đưa điếu cho Dự: "Đủ rồi”.
Dự kéo cái tóp và làm ra vẻ say sưa. Hắn biết Dự hút thế này chẳng ăn thua gì. Cũng như hắn, chẳng đã. Hắn lấy ra gói thuốc lào chỉ còn lại bằng nắm tay, nhưng ưu điểm là được lèn rất chặt để chống mốc, rút ra mấy sợi đưa cho Dự. Dự vê vê lại: Khoảng ba điếu. Dự gật gật với hắn, ra ý cám ơn. Hắn bảo khẽ: "Hút đi” Dự lắc đầu. Rồi Dự bám vào cái trụ gỗ vuông hẫm bóng, tụt xuống về cho. Dự không hút, Dự để dành. Từ chỗ gần nhà mét, có tiếng Dự: "Tôi, Nguyễn Văn Dự số tù BM229 bắt tóp xong, về chỗ”.



Đêm ấy hắn không ngủ được.

Hắn nghĩ tới xà lim, tới khu phạt đang chờ hắn. Đó là một khu nhà nhỏ xây riêng. Tường gạch, mái bê-tông khuất nẻo sau một lùm cây rậm. Chứ không giống những nơi giam tù thường, tường là những cây gỗ bàng bắp chân ken lại sít nhau, mái lá...

Hắn đã nằm xà lim ở P hơn một năm trong khi giam cứu. Nhưng không thể so sánh được với những xà lim ở VQ. Ai đã ở những xà lim này khi ra không còn hình người nữa.

Chính Vũ Lượng đã ở xà lim bảy ngày. Kỷ luật với Lượng là mười ngày cùm, húp cháo loãng. Đó là thời gian hai người ở toán văn nghệ. ở toán này thì nhàn. Cũng phải giồng giọt, cày xới, cũng có thợ cày, nhưng còn tập diễn kịch Người mẹ địch hậu", tập hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Nhưng đói. Văn nghệ sĩ thuộc toán văn nghệ trại VQ này cũng đói. Món cải thiện duy nhất là ớt chỉ thiên. Nơi toán văn nghệ sơ tán là một hẻm rừng. Không biết ai đã trồng mấy cây ớt chỉ thiên, nhú quả nào, vặt quả ấy, ăn chỉ thấy hôi xì. Có lần hắn vạch lá tìm được một quả già còn sót, ăn cay mà nhớ tự do cồn cào.

Một cú tạt tập thể vĩ đại của toán văn nghệ đã làm xôn xao cả trại. Gặt hái được nhiều mà cuối cùng chẳng ra gì. Cũng chẳng ngờ đâu sự tình lại xảy ra như vậy. Một buổi chiều đi xới sắn ở nương sắn mới đốt trở về, ông quản giáo, ông vũ trang tự nhiên thấy tù chạy hết vào rừng. Ông Vui quản giáo phụ trách toán, kéo violon tàm tạm, vốn dĩ rất lành, thét:

- Làm cái gì thế?

Ông vũ trang gầm lên:

- Đứng lại!

- Nổi loạn à à à

Không ai nghe. Những bộ quần áo xám chạy đến bìa rừng. Hắn lao theo anh em.

Những tiếng súng cảnh cáo xé màng nhĩ. Mặc. Một rừng ớt chỉ thiên chĩa những quả đỏ ối lên giời. Nằm mơ cũng chẳng thấy. Băng qua một con suối. Vượt lên một vạt toàn cỏ săng và những cây con lúp xúp. Tới giáp rừng già. Rừng ớt lưu niên đại thụ sum suê, chen chúc, có thể trèo lên được.

Lại những tiếng súng bắn lên trời. Không gì giữ được anh em tù dừng lại. Tất cả lao tới như hoá dại. Ngắt. Hái. Suốt cả quả xanh, bẻ cả cành. Rồi một tiếng súng đanh. Hình như có tiếng kêu hoảng hốt:

- Chết rồi!

- Chết rồi!

Nhưng chẳng ai để ý. Những bàn tay vượn vẫn thoăn thoắt nhét ớt vào túi. Vất ớt vào nón. Vận ớt vào người. Đổ nước đi để nhét ớt vào cặp lồng, vào ống bương.

Ông vũ trang còn trẻ hơn ông Thanh Vân chạy đến, mặt tái mét, run lên vì xúc động.

Một tiếng súng đanh ngay tại chỗ làm mọi người dừng hết việc hái lượm. Mặt ông đằng đằng sát khí:

- Tôi... bắn...

- Quay về ngay! Tôi bắn!

Ông Vui nắm chắc khẩu súng lực, bước tới, nhìn bọn hắn đầy vẻ căm thù:

- Tập hợp!

Cho đến lúc ấy hắn mới biết A Thềnh, một trong những thợ cày của toán, đã trúng đạn, nằm vật trên đám cỏ săng, cạnh những cây ớt ngoài cùng.

Ông vũ trang, khẩu tiểu liên báng rỗng lăm lăm:

- Tất cả tập hợp bên suối!

Cả toán mang ớt đi cạnh xác A Thềnh nằm nghiêng co quắp. Hắn liếc nhanh: A Thềnh mồm há hốc, chiếc răng vàng sáng loé giữa hàm răng nâu xỉn bắt đầu rụng, áo bông xanh vỡ toang. Máu còn đang sủi bọt từ ngực qua áo tràn xuống đất thành vũng. Những quả ớt chín, những quả ớt xanh. cả lá ớt nữa trong bàn tay A Thềnh xoè năm ngón.

Hắn thấy nhói ở ngực và là người đầu tiên dốc cặp lồng ớt xuống đất. Hắn cảm thấy có máu A Thềnh ở đó.

Tới suối, hai ông cán bộ bắt tập hợp và khám rất kỹ. Một quả ớt cũng không lọt.

Bọn hắn ủ rũ đi về buồng. A Thềnh nằm lại. Cán ở lại. Cùng ông vũ trang. Chắc là để làm biên bản.

May cho bọn hắn. Dạo ấy đang B52. Trừ anh em quản chế và nhà bếp, các toán sơ tán cả ngày lẫn đêm. Nếu không, tất cả hẳn đã vào xà lim. Với lại cũng chẳng xà lim đâu mà cùm cả một toán năm sáu chục người. Bọn hắn chỉ bị hạ mức ăn xuống chín ki-lô. Phải nói rằng đói lả.

Đói và nhớ A Thềnh, người Nùng già đã đem lại cho bọn hắn nhiều phút cười thả phanh. Nhất là Lượng. Vì Lượng hay trêu chọc A Thềnh hơn cả. Bởi vì bọn hắn đã tìm ra điểm yếu của A Thềnh: A Thềnh rất sợ bị coi là lẩm cẩm.

Đi làm về, mỏi nhừ, đói, một tay xách bị quần áo ướt một tay xách dồ đựng nước, rã rời cả phần xác lẫn phần hồn, rã rời đến từng sợi tóc, bọn hắn trêu A Thềnh cho vui lên một tý. A Thềnh suýt soát sáu mươi, mặt đẹp, má hóp, tay xách một ống bương nước dài dễ đến nửa thùng nước. A Thềnh có cách đi rất lạ. Chân cứ vất ra dằng trước, ngửa ngửa đầu về phía sau, kiểu đi của những người chuyên lên dốc, xuống dốc, không quen đi ở đường bằng.

Một anh từ phía sau tiến lên, đi ngang A Thềnh buông một câu:

- A Thềnh lẩm cẩm rồi.

A Thềnh giật mình như bị đụng vào chỗ hiểm, đính chính ngay, giọng vẫn nhẹ nhàng:

- Tôi-Không-Lậm-Cậm-Đâu.

Một anh khác tiến lên thế chỗ anh vừa nãy:

- A Thềnh lẩm cẩm đấy. Tôi bảo thật đấy.

A Thềnh nghiêm mặt cất giọng cao đã hơi run run, giọng của người bị xúc phạm:

- Tôi! Không Lậm Cậm Đâu

Anh thứ ba bước lên với giọng khinh bỉ ra mặt:

- Lẩm cẩm thế còn cứ chối. Nhận đi!

A Thềnh có vẻ mặt tử vì dạo của người kiên quyết dấu tranh cho sự thật, bảo vệ chân lý trước bọn xuyên tạc trắng trợn:

- Tôi! Không! Lậm! Cậm! Đâu!

Theo thế xa luân chiến, Lượng đang đi đằng trước, đứng lại chờ A Thềnh. Cằm vuông, má hóp, râu ria, Lượng quát anh em không được trêu Thềnh pác. Mặt A Thềnh dịu lại. A Thềnh nhìn Lượng trìu mến và cảm động. Lượng nắm tay A Thềnh, ngả hẳn vào vai A Thềnh, đầu gối chạm cả vào cái ống bương đựng nước của A Thềnh, thân mật nỉ non:

- Chỉ có tôi quí Thềnh pác. Thềnh pác có đồng ý thế không?

A Thềnh gật gật sung sướng, tuy môi vẫn hơi run run vì vẫn chưa nguôi tức giận. Nhưng thấy tất cả mọi người, kể cả già Đô tóc hoa râm, mặt chằng chịt những vết nhăn sâu hoắm, cũng long lanh cặp mắt chờ đón trận cuởi sắp tới, thì A Thềnh lại cảnh giác. Lượng càng ỏn thót:

- Chúng nó xấu với Thềnh pác lắm. Chỉ tôi tốt, tôi mới nói thật với Thềnh pác thôi.

A Thềnh dãn mặt ra chờ đợi. Lượng nói to dằn từng tiếng:

- Thềnh pác lẩm cẩm quá rồi!

Vừa nói, Lượng vừa du A Thềnh ra và cười hề hề.

Tất cả phá lên cười. Cười ngặt nghẽo. Cười chảy cả nước mắt. A Thềnh loạng choạng vì bị Lượng đẩy, gắng đứng vững, mặt đỏ tía, gầm lên với trời xanh:

- Tôi! Không! Lậm! Cậm! Đâu!

Và đi vượt lên, chân lại càng vất ra phía trước. Những người tù ít cười nhất, lầm lũi nhất cũng cười. Lê Bá Di cười, già Đô cười. Già Đô đi cạnh hắn, cái áo bông xanh vá víu, chằng đụp những mụn vá bạc phếch xé ra từ những quần áo tù rách mủn (mấy năm tù cái áo bông của già cũ quá rồi, trông già đeo kính cặm cụi vá áo, khâu bít-tất thật rất sầu đời).

Già cười sảng khoái trước trò chơi của Lượng. Già bảo hắn: “Không biết A Thềnh có biết lẩm cẩm là gì không mà sợ thế" Và gọi to:

- A Thềnh này. Tiếng Kinh lẩm cẩm là tốt đấy. Người lẩm cẩm là người quý lắm à. Tốt lắm à. Bành lắm à.

A Thềnh giận. A Thềnh không thèm trả lời ai nữa. Hình như A Thềnh cũng chỉ biết mỗi câu tiếngKinh " Tôi-Không-Lậm-Cậm-Đâu", khi nói cứ ngắt ra từng chữ.

Vắng A Thềnh. Con người cao dong dỏng. Mặt đẹp. Má hóp. Cái ống bương nước quá khổ. Buồn. Buồn nhưng phải làm sao cho vui lên. Lượng tìm cách bắt chuyện với anh Mán. Anh Mán hoàn toàn không nói được tiếng Kinh. Anh em người dân tộc cho biết anh ta mồ côi bố mẹ. Đi ở chăn trâu. Làm cháy rừng. Tập trung cải tạo. Điều kỳ lạ là anh ta cũng số lẻ. Anh Mán từ QN lên VQ cùng một chuyến với hắn. Cao lớn, lộc ngộc. Quần áo tù cỡ đại mặc vẫn ngắn cũn cỡn. Mặt mũi vuông vức nhưng ngây ngô. Suốt tháng chẳng thấy nói, chẳng thấy cười. Cũng chẳng biết anh ta buồn hay vui. Nhưng rõ ràng anh ta biết rét biết đói. Vớ được cái gì cũng ăn. Kể cả dế sống. Mùa rét thích sưởi. Quàng chăn sợi đi làm. Quản giáo bắt để chăn ở trại. Rồi thấy anh ta không có cái áo rét nào lại cho mang đi, nhưng bắt phải gấp gọn khi qua cổng trại. Cao hơn mọi người một cái đầu, một nách kẹp cái chăn, nách kia kẹp đôi gưốc mộc tự đẽo to như cái hòm, anh Mán là hình ảnh vui mắt nhất trong lúc đi ra đi vào cổng trại mùa đông năm ấy. Đến chỗ làm, đứng ở ruộng khoai, nương sắn, tấm áo choàng phấp phới lại càng buồn cười. Lượng gọi anh là Ôtemô.

Thấy toán đi làm về rầu rĩ quá, Lượng đến quàng tay anh Mán:

- Ôtemô. Anh tên là Ôtemô phải không?

Đứng chỉ đến vai anh Mán. Lượng ngước cặp mắt long lanh nhìn lên chờ đợi. Khuôn mặt, ràng vàng của anh Mán cúi xuống. Một cái nhìn hoá đá. Một khuôn mặt hoá đá. Lượng kéo hẳn cái chăn đầy rệp của anh Mán khoác trên vai, quấn vào mình:

- Đétđêmôna đâu? Đétđêmôna đẹp lắm. Vợ anh đẹp lắm. Nó có tắc cho anh không?

Im lặng. Như không nghe thấy. Như không có Lượng đang ôm ngang sườn.

- à thôi. Đang đói. Không nói chuyện tình yêu. Đúng rồi, đói bỏ mẹ còn yêu đương gì.

Và Lượng chuyển gam:

- Thế, thế hôm nay bắt được mấy con nhái rồi?

Anh Mán vẫn đi. Vẫn là hoá đá. Vẫn là- câm lặng. Bình thản. Nghiêm trang. Không một dấu vết phản xạ.

Lượng lắc đầu, rời anh ta ra:

- Chịu bố!

Lượng là nhân vật nổi trong toán. Vì tật háu đói. Vì tính tình lăng xăng. Vì Lượng số đen. Hễ tạt cái gì ra tấm ra miếng một tý như nhổ sắn, bẻ bắp cải... y như rằng bị tít.

Lượng còn nổi vì giọng hát và dàn dựng những tốp ca. Khi tập, Lượng lĩnh xướng. Tiếng Lượng vang vang: - Ơi cô gái ơi! Đã bao đêm canh bên nòng súng... Cán, có số năm tù bằng Phố, mười tám năm, là toán trưởng toán văn nghệ. Nghe anh em nói lại, Cán là Việt kiều về thăm đất nước. Khi xách va-li ra sân bay thì được mời ở lại vì có những hoạt động nghi vấn (anh em cũng không biết rõ là những hoạt động gì) bị nghi là gián điệp và vào tù. Mười tám năm, bao nhiêu của ngon vật lạ đều do trại cung cấp, Cán rụng mười bảy cái răng và thong manh. Cán bảo Lượng:

- Lượng ở ngoài chắc nhiều em mê lắm nhỉ?

Lượng dược phân công gánh cơm, một việc mọi người đều mơ ước: Được gần nhà bếp. Được đi về một mình. Không có quản giáo đi cùng. Rộng rãi thời gian. Không giấu được phấn khởi, Lượng bảo hắn:

- Lượng ổn rồi, Lượng sẽ chú ý đến anh.

Đường xa, nhiều dốc, nhiều suối, gánh cơm canh cho mấy chục người ăn, Lượng so vai, rụt cổ, gân cổ đỏ rực, nổi lên như lươn, mồ hôi ướt đầm áo. Lượng coi thường vất vả. Lượng tươi hơn hớn. Lượng đã giữ lời hứa: cho hắn khi dúm muối, khi bọc ớt. Hắn thái ớt ngâm muối trong túi ni-lông, thêm vào đó mấy đọt măng või luộc. Mặn mặn, chua chua, cay cay, thơm nữa. Coi như một món thức ăn mặn.

Cái dạo mới lên đây, Lượng đói suốt ngày. Đến nỗi một hôm thấy già Đô kêu đầy bụng, không ăn hết suất cơm (thực ra sau khi mấy anh tù chết, già hoảng không thiết sống) Lượng thốt lên rất thành thật "Sướng nhỉ! " Thấy ai ăn cái gì, mắt Lượng cứ sáng lên, cứ phải nhìn vào đấy một tý. Lượng không làm chủ được bản thân mình trước miếng ăn. Hắn thông cảm với Lượng. Ai mới vào mà không bị thế. Ăn ít, không có chất, làm nhiều, giao nước. Đến bữa cơm, cố giữ mình bình tĩnh, hắn vẫn ăn như hổ đói. Lùa. Nhai. Nuốt. Hắn ăn mà không hiểu mình ăn gì. Khi biết mình đang ăn cơm, muốn nghiền ngẫm nhẩn nha, thưởng thức hương vị bùi bùi, ngòn ngọt của cơm độn ngô, hay vị deo dẻo của sợi mì lẫn trong cơm thì cái cùi-dìa đã vét quèn quẹt xuống đáy bát men rồi. Mới sáu giờ chiều, bị nhốt nằm trong buồng nhìn ra thung lũng đã đói. Đã mong đến bữa mì sáng mai. Hắn đã viết thư cho vợ hắn: Anh nghĩ tới em không nhiều hơn nghĩ tới mẩu sắn, củ khoai nhặt được ở dọc đường. Ai mới vào tù cũng phải qua cảnh đói vàng mắt ấy. Đúng là vàng mắt. Có lúc mắt chl nhìn thấy chập chờn một đốm vàng vàng.

Lượng may, Lượng rút ngắn được thời gian đó. Anh em trong toán ghét cái tươi hơn hớn của Lượng”. Nó bành"“. Chỉ có mình là meo thôi"“. Có hôm nó gánh vào rừng khợp no cháy! ”. Không có đâu". Bán tín bán nghi.

Một hôm trại được ăn cá mè. Tin đồn xôn xao từ mấy hôm trước. Cũng là tù nói tội nghe thôi , nhưng thường đúng. Anh em hướng về khoản gia vị: ớt, rau thơm, củ sả. Cái gì cũng phải có củ sả.

Bao nhiêu lâu nay thèm chất tanh. Lại cá tươi mới tuyệt. Chứ thứ cá khô mực, nấu riêu chỉ thấy xương sống, xương đầu, hốc mắt vàng khè như xương cải mả chìm trong thứ nước nâu nâu, đỏ dực, lờ lờ thì nói làm gì. Tanh và khắm đến lộn mửa. (Khi thấy xoong riêu cá khô ấy, hắn ngạc nhiên: Thì ra nhà tù mình cũng cho tù ăn cá mục).

Lần này là cá mè tươi thứ thiệt. Thật tràn trề hy vọng và mong đợi từng giờ. Gần trưa mọi người ngong ngóng về phía con suối, nơi cái đầu cui cúi, cái đòn gánh cong tnu trên hai vai rụt lại của Vũ Lượng vẫn hiện ra. .

Khi Vũ Lượng lội qua khúc suối lượn quanh lối mòn tới gần bìa rừng, nhìn cái đòn gánh nhún nhảy, mọi người hỏi to: .

- Có không?

Vũ Lượng gào lên:

- Có!

Ai cũng biết là có gì. Vũ Lượng lấy vạt áo tù lau mồ hôi đang túa ra đầy mặt để lộ ra cái bụng lông lá bóng ướt mặc dù đang mùa rét.

Cân chuyên chia cơm đến trước tiên. Cân cũng về toán văn nghệ, đóng vai nữ rất giống. Có lẽ vì nước da Cân còn sáng và quan trọng hơn vẻ mặt Cân còn có cái linh hoạt chứ không bì bì, chết như những người tù khác. Vẻ mặt Cân vẫn còn sống động, vẫn còn nói lên hỉ, nộ, ai lạc của đời thường. Cân reo:

- Cá mè.

Anh em quây quanh những xoong cơm, những xoong cá mè kho xăm xắp nước. Thế rồi, không biết ai đã nói gì với ông quản giáo. Từ trong lán ông bước ra:

- Không được chia vội. Để đấy đã.

Tất cả ngơ ngác. ông bắt Lượng gánh mấy xoong cá mè trở về nhà bếp. Không chờ cá, anh em chia cơm ăn với những thứ gì mình có, mình sột sệt được. Trưa ấy thì sột sệt lu bù. Tranh thủ sột sệt.

Lát sau ông áp tải Lượng ra. Mặt ông hầm hầm.

- Chia đi!

Những xoong cá lần này quả có đầy hơn thật. Nhà bếp đã bù. Lượng đã ăn cá dọc đường. Chẳng biết mấy con. Lượng bị vào xà lim. Hắn còn nhớ hôm Lượng được tha từ xà lim ra, tuy Lượng mới bị cùm, ăn cháo loãng có bảy ngày, chưa hết hạn.

Cũng may là hôm ấy, ông thiếu tá chánh giám thị trông coi cả bốn phân trại từ trong trại ra nói chuyện. Cả trại được nghỉ làm, lên hội trường nghe ông nói. Ông nói rất lạ. Trái ngược hoàn toàn với những điều hắn được dạy dỗ, đối xử. Từ ngày vào tù hắn chỉ quen nghe sỉ vả. Nghe mạt sát. Bọn hắn là một lũ tội phạm. Mỗi người một kiểu khác nhau, nhưng cùng phạm những tội ác với nhân dân, với cách mạng, với Đảng. Bọn hắn là địch. Còn nguy hiểm hơn địch. Pháp, Mỹ, mũi lõ mắt xanh, ầm súng bắn vào nhân dân, ai cũng nhận ra. Nhưng bọn hắn khó nhận diện hơn, nên càng nguy hiểm. Tội lỗi ấy không đáng được đối xử như những con người. Không đáng thở bầu không khí chung với nhân dân. Không đáng được gọi là người Việt Nam, một dân tộc anh hùng. Dân tộc xấu hổ vì bọn hắn. Tuy nhiên Đảng vẫn tin tưởng ở cái phần người còn lại trong mỗi kẻ bọn hắn. Đảng nhen nhúm chút phần còn sót lại ấy.

Và bọn hắn dược đối xử đúng như vậy. Con trâu cày, con lợn giống còn được các ông quản giáo vỗ về, vuốt ve tình cảm. Bọn hắn, không ai dám mơ tưởng đến hạnh phúc lớn lao ấy. Một lời động viên thông cảm thôi cũng không dám màng. Không được như những cây rau. Luống rau cải bắp, luống rau muống có sâu, hắn phải đem bình vô-pha-tôc ra xịt ngay. (Bọn hắn ốm thử đi xin viên thuốc ở chỗ ông Chắn, công an y tá xem). Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi là phải kính cẩn:

- Bà với ông đi chơi ạ!

Nhưng hôm ấy ông chánh giám thị nói rất lạ. Không xỉ vả mạt sát ai hết. Lại giảng về hai chữ đồng bào. Cùng một bào thai. Cùng một bọc. Cùng máu đỏ da vàng. Con Rồng, cháu Tiên. ông nói mọi người phải quên dĩ vãng. Quá khứ là quá khứ. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai mới là quan trọng. Phải nghĩ đến tương lai. Đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam của Vua Hùng dể lại. Ai nghĩ đến quá khứ là tội lỗi. Thật lạ Nghe mà mát ruột, mát gan. Nghe mà nghi hoặc. Mà cảnh giác. Mà co người lại. ông nói: Các anh không phải gọi chúng tôi là ông nữa. Mà gọi là anh. Là chị. Rằng chúng tôi sẽ giao cho các anh tự quản. Giao hẳn chìa khoá cho các anh. Sao lại không nhỉ. Rằng từ nay mỗi bữa sẽ có nhiều món ăn. Rất lạ. Lạ đến mức không tin dược. Không một ai tin. Tất cả im phăng phắc. Theo dõi từng câu từng ý. Từng điệu bộ, cử chỉ. Từng nét mặt. Như trẻ con theo dõi xiếc. Theo dõi người dạy thú. Người tung hứng. Người ảo thuật. Hắn liên hệ đến bài báo mà Phố mới đọc cho cả B cùng nghe, sau tin về toà án Bertrand Russell: Xoá bỏ hận thù, khôi phục tình thương. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Rất phi giai cấp. Khác hẳn những bài báo trước đó. Giữa lúc ấy có tiếng thét to, đều, ngắt ra từng tiếng của anh em bị phạt xà lim:

- Chúng - tôi - xin - dược - nghe - ông- chánh - giám - thị - nói - chuyện.

Đó là sáng kiến của Lượng. Chắt mang cháo xuống xà lim, nói cho Lượng tin quan trọng ấy. Cả năm ông chánh giám thị mới ở trại trong ra trại ngoài, Lượng gọi to anh em ở các xà lim khác, thống nhất gào lên, vì ở xà lim đến hội trường khá xa. ông chánh giám thị lúc đầu không để ý. Nhưng cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại từ phía sau núi vọng lại ông lắng nghe.

- Cái gì thế nhỉ

Tù chỉ đợi có thế.

- Báo cáo ông, anh em ở xà lim xin dược nghe ông nói chuyện ạ.

Ông như chợt hiểu. Hình như đến lúc này ông mới biết trong trại của ông có những người ấy. Ông lại đang nói về tình thương, nghĩa đồng bào, nên thản nhiên nhất đời ông hạ lệnh:

- Cho các anh ấy ra.

Vũ Lượng đi ra. Xiêu xiêu. Cùng nhiều người nữa. Hắn chưa bao giờ nom thấy Vũ Lượng như thế. Râu quai nón đen sì, km má. Mắt trũng sâu, lông mày rậm. Tóc rối. Cợp. áo bông xanh rộng thùng thmh. Quần tù xám bạc. Lượng bị mất máu nghiêm trọng. Lượng trông thấy hắn, bước tới. Hắn nhích chỗ, dành cho Lượng. Lượng đứng nghiêm:

- Báo cáo ông chánh giám thị, chúng tôi, anh em trong xà lim có mặt.

- Các anh ngồi xuống.

Lượng ngồi cạnh hắn. Nghĩa là cách dãy trên cùng khoảng ba bốn hàng. Tất cả ngồi bệt xuống những miếng gỗ đặt song song trên nền đất. Hắn nắm chặt tay Lượng. Lượng nói khẽ:

- Meo lắm

Không biết bằng cách nào, (giờ hắn cũng không nhớ) hắn đã có cái bánh mì đưa cho Lượng. Lượng bóp chặt cái bánh, hai tay khoanh trên đầu gối nhô cao, gục đầu xuống ngoạm. Bàn tay Lượng rứt bánh mì, rứt rất mạnh vì bánh dai, nhưng lại cố để không có một chuyển động đáng ngờ nào. Lượng cúi đần nhai. Lượng gục đầu ngoạm và rứt. Vai hơi lắc sau mỗi cái rứt. Cái hàm râu ria chuyển dộng, nghiền, nghiền. Lượng thở. Phì phò. ăn gần hết cái bánh Lượng mới ngừng một tý, ngước đôi mắt trắng sâu lên sân khấu cao, nơí ông chánh giám thị đang đứng trước bục. Xà lim là như thế.

Hắn sẽ vào xà lim. Củ su hào. Túi than. Nắm rau thơm. Quá đủ rồi.

Hắn trằn trọc, lo lắng, suy nghĩ. Gần năm năm tù hắn chưa phải vào những khu nhà biệt lập, hẻo lánh vắng vẻ ấy, trừ hơn một năm giam cứu. Hắn không sợ vào đó là vi phạm kỷ luật, sẽ bị kéo dài thời gian lao cải. Cũng như hắn không tin cải tạo tốt thì sớm được trở về. Không ai tin điều đó, mặc cho quản giáo nói, giám thi nói. Đôi bên quá hiểu nhau rồi. Người nói cứ nói. Thừa hiểu mình nói dối, chẳng ai tin, nhưng cứ nói. Rất thành thật. Thiết tha. Thuyết giảng chân lý. Thuyết giảng con đường. Người nghe làm ra vẻ chăm chú. Rất chăm chú. Mê say. Nhận thức đường đi. Sáng lòng, sáng mắt. Tuy biết tỏng rằng người nói cũng chẳng mảy may tin vào những điều họ nói, thì mình tin sao được. Nhưng vẫn làm ra vẻ tin. Tin thật. Tin lắm. Xuýt xoa, tấm tắc, dù biết người nói nhìn thấu ruột gan mình. Vở diễn cứ thế kéo dài từ năm này sang năm khác. Và vì không ai dám nói ra sự thực ấy, nên vở vẫn cứ diễn. Cứ giả cách nói. giả cách nghe. Giả cách tin tưởng.

Có là loài vật đâu mà không hiểu được điều sờ sờ ra trước mắt. Nguyễn Văn Phố cải tạo tốt thế mà mười tám năm đã được về đâu. Anh em. Cầu Giát, Ba Làng đã được về đâu. Tù án hôm trước đánh nhau, hôm sau hết án vẫn được về. Tập trung cải tạo lâu hay chóng là tuỳ thuộc vào tình hình chính trị xã hội chung, đâu có phải vì chấp hành nội qui. Lại càng không phải vì nắm lá rau thơm. Hắn rất thích rau thơm. Gặp là hắn hái. Mùi tàu, rau húng láng, húng chó, rau mùi... Mà mang những thứ ấy về cũng chẳng việc gì. Có lần trực trại khám, bắt dược cũng bỏ qua đi. Hắn đã láu, nhưng không qua được mắt ông ta. Hắn cho các thứ rau thơm vào túi ni-lông, gói vào giữa cái khăn mặt ướt, cầm tay, đi qua chỗ khám, về trại một cách thản nhiên.

- Anh kia! Đứng lại!

Hắn bình tĩnh quay lại, chành miệng bị ra trước mặt ông trực trại một cách tự tin. Bị của hắn hôm ấy chỉ có bộ quần áo ướt giặt ỏ suối sau khi lao động. Cái điếu cày đã súc sạch nước điếu, kỳ cọ sạch sẽ, cái ca rỗng.

Nhưng ông trực trại, hôm ấy cũng là ông Thanh Vân, không thèm ngó vào bị. ông bảo hắn:

- Giở khăn mặt ra. Hắn tưởng ông ta thu túi rau thơm, nhưng ông chỉ nói:

- Các anh tài lắm.

Rồi ông lắc đầu, vẻ không hiểu nổi:

- ăn cái gì mà hôm nào cũng có anh mang rau thơm vào trại?

Ông không thu. Có lẽ ông chỉ muốn tỏ rằng đừng có qua mặt ông. Không nổi đâu. Ông biết hết. Ông lờ đi cho thì được đấy thôi.

Hắn thầm cảm ơn ông quản giáo và rất muốn nói với ông: Thưa ông, ông không hiểu chúng tôi. Rau thơm là hương vị của gia đình, hương vị của tự do.

Nhai ngọn húng, ngọn mùi làm sao không nhớ đến ngày giỗ, ngày tết, ngày ăn tươi, ngày có khách, bố mẹ, vợ con quây quần đầm ấm. Nhớ đến, sống lại những giờ phút ấy. Và nghĩ rằng, tin rằng vẫn còn những cái ấy, kể cả những mùi rau thơm ấy dang đợi mình ở thếgiới bên kia. Dù có phải ở đây năm năm, mười năm, hoặc đến bao giờ chăng, thì vẫn còn những cái đó chờ đợi và có thêm nghị lực để vượt qua từng ngày. Từng ngày. Từng ngày một. Hắn nghĩ ngợi, trở mình và thở dài. Già Đô nằm cạnh, khe khẽ:

- Cụ chưa ngủ à?

Hắn chưa đến bốn mươi. Khi bị bắt mới băm tư tuổi. Nhưng già Đô vẫn gọi hắn bằng cụ. Trong tù không được ông ông tôi tôi. Đó là nội qui. Nó lẫn và hạ thấp tiếng ông khi gọi ông quản giáo. Tiếng ông chỉ để nói với cán bộ.

- Chưa!

- Tôi cũng không ngủ dược.

Hắn ngồi dậy nói to:

- Báo cáo! Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. Dậy hút điếu thuốc.

Hắn nói vu vơ như vậy, vì đó cũng là nội qui. Hắn đang tra thuốc vào nõ thì ở mãi phía cuối, gần nhà mét có tiếng nói:

- Tôi, Nguyễn Văn Dự, số tù BM229, dậy bắt cái tóp (l) của anh Tuấn.

Thế là không được kéo cho đã, kéo đúng qui cảch. Qui cách hút thuốc trong tù đã được tiêu chuẩn hoá. Sẽ nói sau về những cái điếu cầy tiêu chuẩn, nổi tiếng và những người hút thuốc nổi tiếng trong trại. Qui cách hút thuốc làọ đầu tiên là mồi thuốc không to, không nhỏ. Vê vừa phải và dặt nó nằm gọn trong cái nõ sạch bong không có tí xỉ nào. Đóm ké, làm bằng gỗ ké, lột dễ như lột giang, trắng, mềm, còn tươi nước cũng cháy đượm. Hắn lúc nào cũng có từng nắm đóm ấy của anh em toán lâm sản cho. Chỉ một khúc gỗ ké bằng cổ tay, lột ra, hút bại.

Đưa đóm vào bập bập mấy cái, kéo vừa phải, lia ngọn lửa quanh cho cháy hết mồi thuốc và dùng hơi dâng nước trong điếu lên sát miệng nõ như nước triều dâng cho tàn thuốc tắt, kết lại thành một viên. Hất mạnh cái điếu, xì một ít nước ra với tàn thuốc. Động tác xì này thật tuyệt. Đầu hơi cúi xuống, rồi hất mạnh lên. Cái tàn có thể bay vòng cầu, qua đầu người khác, rơi đúng chỗ mình muốn cách đó vài ba mét, (hắn đã đạt trình độ xạ thủ ấy) nghỉ một tý (có người còn lấy tay xoa xoa miệng điếu) rồi mới ngửa đầu, dưa điếu lên, kéo nhanh một hơi dài. Động tác cuối cùng này cũng lắm cách. Nhiều người đặt điếu chếch về một bên mép mà rít. Phần lớn những anh tù trẻ, tập trung hình sự, cánh lái xe... thích như vậy. Hắn thuộc trường phái chân phương (anh em tù tập trung chính trị thường thuộc trường phái chân phương) hắn úp miệng điếu vào giữa mồm. Tiếng điếu rúc lên lanh lảnh. Rời điếu ra. Thừ thượt một lúc. Rồi nhả khói. Đê mê.

Có anh bắt tóp mất hẳn thú ấy. Chỉ dám kéo một ít. Dành thuốc và dành cả khói lại trong diếu. Qui trình bi phá vỡ, mà lại vỡ ở phần kết thúc tuyệt vời nhất.

Dự biết ý, thì thào:

- Anh cứ kéo mạnh đi.

Hắn lắc đầu đưa điếu cho Dự: "Đủ rồi”.

Dự kéo cái tóp và làm ra vẻ say sưa. Hắn biết Dự hút thế này chẳng ăn thua gì. Cũng như hắn, chẳng đã. Hắn lấy ra gói thuốc lào chỉ còn lại bằng nắm tay, nhưng ưu điểm là được lèn rất chặt để chống mốc, rút ra mấy sợi đưa cho Dự. Dự vê vê lại: Khoảng ba điếu. Dự gật gật với hắn, ra ý cám ơn. Hắn bảo khẽ: "Hút đi” Dự lắc đầu. Rồi Dự bám vào cái trụ gỗ vuông hẫm bóng, tụt xuống về cho. Dự không hút, Dự để dành. Từ chỗ gần nhà mét, có tiếng Dự: "Tôi, Nguyễn Văn Dự số tù BM229 bắt tóp xong, về chỗ”.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61