watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 59 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 59

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Tôi tin lời ông bác sĩ nào đó đã nói với Chủy, nhưng tôi nghĩ đó còn là vấn đề khác nữa. Đó chính là sự sống đã thắng cái chết. Cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ. Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn.
Hắn đọc lại một lần nữa những câu cuối cùng trong truyện ngắn Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương của hắn. Truyện kể về một chị công nhân xi-măng hoạt động bí mật bị Pháp bắt, tra tấn dã man. Đến lúc lấy chồng (một anh thợ lò nung) mỗi khi mang thai chị lại bị ngất và thai sẩy. Trong những lần ngất đi ấy những vết giày đinh phòng nhì Pháp giẫm lên chị năm nào lại hiện về rõ mồn một, tím bầm trên người chi những lỗ tròn nhỏ của đầu đinh, cái gót hình vành cung có cá sắt và cái mũi bè bè của đôi giày lính. Những vết giày đinh ở bắp tay, ở lưng, ở cổ, ở ngực chị. Chiến tranh qua đi nhưng cái bóng dáng ghê tởm của nó chưa chịu buông tha người ta ngay đâu. Sau nhiều lần sa sảy, cuối cùng chị cũng đã vượt qua được tất cả, cái mầm sống trong người chị cũng vượt qua được tất cả. Chị sinh con. Mẹ tròn con vuông. Và từ ấy những vết giày đinh trên người chị biến mất. Những cơn ngất bất thình lình biến mất. Ông bác sĩ bảo đó là sự chuyển hoá trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nhưng hắn nghĩ đấy là sự sống đã thắng cái chết, cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ...
Truyện viết lấy ý từ một cô gái Lâm Động, bí thư chi đoàn khi hắn từ báo T về Lâm Động viết bài cho số báo xuân. Cái chi tiết những vết giày đinh tuồng như bịa đặt, nhưng lại là sự thật với cô bí thư chi đoàn, cô gái cùng quê, bạn hắn. Thời ấy cứ cùng lứa tuổi cùng chí hướng gặp nhau là bè bạn...
Hắn nhìn lại dòng ngày tháng hắn đã ghi khi hoàn thành truyện ngắn. Năm tháng ấy chẳng gợi một ý niệm gì. Một ngày nắng hay một ngày mưa. Lúc viết xong là chiều, sáng hay đêm khuya. Chẳng làm sao nhớ được.
Ngồi mơ màng một lúc, hắn gấp mấy tờ giấy đánh máy lại, cho vào túi ni-lông đựng thư từ. Đó là những trang bản thảo của hắn còn giữ lại được trong số trên một ngàn trang đã bị tịch thu. Nhớ Phượng. Phượng đánh máy thêm một bản mà không ngờ đó là bản duy nhất còn lại đốl với chính người đã viết ra nó.
Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương lần này là lần thứ ba. Ba lần đọc. Mỗi lần một ý nghĩ khác nhau. Đã đành “văn mình, vợ người”, nhưng hắn đọc lại không phẫi để thưởng thức, nhấm nháp văn chương của hắn. Hắn đọc để trở về quá khứ. Đời hắn bây giờ chỉ còn quá khứ. Truyện ngắn ấy như hắn nghĩ, nói được hắn. (Viết bao giờ cũng là sự tự thể hiện mình, dù viết về ai, về điều gì. Hắn lúc nào cũng tin như vậy). Nó nói được khát vọng của hắn, của mọi người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, niềm tin vào cuộc sống mới đó. Khi hỏi cung, các ông công an có vặn vẹo hắn về quan diểm, lập trường, nhìn đời den tối, kêu ca, bất mãn... hắn đã dẫn chứng phản bác lại bằng những trang viết của hắn mà các ông ấy đã tịch thu, trong đó có “Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương”. (Hắn rất muốn nói thẳng với các ông ấy rằng, hắn có quyền bất mãn với những cái xấu và sự bất mãn đó là tích cực, là cách mạng, nhưng không dám. Thôi, đừng khiêu khích các ông ấy làm gì).
“Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn”. Ngày xưa hắn thành thật tin như vậy. Bây giờ đọc lại hắn thấy mình quá ngây thơ. Nỗi đau còn quá nhiều. Nỗi đau còn quá lớn. Nó chỉ thay đổi vẻ mặt, thay đổi y phục mà thôi. Nhiều người đã nhận ra điều ấy, trong đó có hắn. Nhưng còn rất nhiều người chưa nhìn thấy. Lại có vấn đề “đôi mắt” .
“Đôi mắt ngày ấy còn là đôi mắt trẻ thơ mà đã bị qui là phản động rồi. Và đó chính là cái mày gọi là cuộc sống mới”. Hắn chua chát nghĩ. Hắn lẩm bẩm rằng chính bọn hắn phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra trái với những mục tiêu của cách mạng. Hắn cùng bao người đã thành thật ca ngợi cách mạng. Đẩy lên thành sự tô hồng. Rồi đẩy quá nhanh tốc độ của sự tô hồng mà thành thật tin rằng mình chỉ nói sự thật hoặc báo trước sự thật. Để sau này nhìn ra thì không hãm được nữa. Tốc độ ấy cuốn theo cả những người đã tạo ra nó. Bọn hắn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Và hắn lại thấy đổ vỡ, trống rỗng. Một lỗ sâu hoác, không đáy. Cảm giác trống rỗng của thất vọng, của niềm tin sụp đổ. Thà cứ được là con chiên loá mắt trước Chúa, trước nước thiên đàng, còn hơn bỗng nhiên chẳng thấy ảo ảnh đâu mà chỉ có thực tế trần trụi. Và hắn bỗng nhớ tới Dự. Hẳn Dự cũng đã trải qua những cảm giác ấy. Cho dù có đơn giản hơn, nhưng vẫn là những cảm giác ấy.
Đó là những gì hắn nghĩ khi đọc lại truyện hắn viết lần thứ nhất...
Lần thứ hai hắn đọc để rồi đem đốt đi. Sau khi xuống xí nghiệp đánh cá trở về, hắn ra phòng lao động gặp ông Thưởng, hỏi ông về cái giấy giới thiệu đi làm. Ông Thưởng nói như người có lỗi:
- Thằng Khuổng hiểm quá. Nó rất cáo. Nó không dám đặt vấn đề với tôi, mà nó nói với tiểu khu chúng tôi không thể làm được hồ sơ cho anh. Đó là nguyên tắc.
Rồi ông tiếp:
- Tôi cũng đã xuống tiểu khu. Đúng là thằng Khuổng đã chỉ thị cho họ như vậy, nhân danh khu uỷ. Bậy bạ thế chứ. Tôi cũng ở trong khu uỷ . Khu uỷ nào có nghị quyết như vậy.
Hắn cũng đã làm đơn lên tiểu khu, xin được đi làm. Ông phụ trách tiểu khu nhìn hắn vừa như ái ngại, vừa như khinh bỉ:
- Hiện nay chưa có việc gi cho anh đi làm đâu.
Hắn nói rõ là có nơi nhận hắn. Ông tiểu khu như đã biết mọi chuyện:
- Đâu thế mà được. Cơ quan, xí nghiệp nào cần người phải có chỉ tiêu về phòng lao động. Phòng lao động phân bổ cho các tiểu khu. Trên cơ sở ấy tiểu khu mới tuyển. Anh hiểu không? Không thể làm sai nguyên tắc được.
Hắn lại xuống xí nghiệp, chầu chực gặp ông trưởng phòng tổ chức. Ông trưởng phòng tổ chức khẳng định một cách rất vô tư rằng không có giấy của phòng lao động thì không thể tiếp nhận hắn dù có chỉ thị trực tiếp của Tổng cục trưởng.
- Với lại tôi cũng không giấu anh làm gì. Bên an ninh họ can thiệp vào chuyện của anh dữ lắm. Chưa đâu vào đâu, họ đã xuống đây hỏi han, dò xét và nói dứt khoát anh chỉ đựợc đi lao động.
Hắn chân tình nói với ông Thưởng:
- Tôi biết anh đối với tôi rất tốt, nhưng việc này ngoài ý muốn của anh. Tôi chẳng bao giờ quên được tình cảm của anh dành cho tôi.
Hắn hoàn toàn tuyệt vọng. Nguyền rủa cuộc đời, nguyền rủa số phận, nguyền rủa những người rượt theo đánh hắn khi hắn đã ngã gục, hắn quyết làm lại từ đầu. Hắn phải quên hắn đi. Phải chính mình cũng không biết mình là ai như già Đô đã làm. Cài trái cửa, hắn lấy bộ quần áo tù ra ngắm nghía, mặc vào người và đứng trước gương. Tấm gương tây vuông vắn mà thằng Hiệp đánh vỡ hồi nó lên ba, hắn giữ lại mảnh to nhất, vẫn dựng trên bệ lò sưởi. Trong mảnh gương vỡ, một anh tù CR 880 viết bằng sơn đỏ trên ngực. Chiếc quần dải rút xám, số đỏ ngang đùi CR 880. Đây mới thật là hắn. Là cái cuộc đời dành cho hắn. Là cái đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại cùng với hắn. Thành thật thú hết tội lỗi còn giấu giếm hoặc chưa nói hết. Thật thà tố cáo tội lỗi của đồng phạm và bọn phản cách mạng mà mình biết dù chúng đã bị bắt vào trại hay còn ở ngoài xã hội...
Nội quy đấy. Nào. Thử xem còn thuộc nội qui không. Hắn lẩm nhẩm trong óc và lẩm nhẩm thành lời lúc nào chính hắn cũng không biết.
Điều 8. Không được trao đổi tội lỗi cảa mình với người cùng giam. Không được trao đổi khi đi khai cung về hoặc nói những điều đã khai cho người khác biết.
Điều 9. Cấm mang vào trại những loại kim khí, dao, que sắt, vật nhọn sắc, gạch đá, dây thừng, thuốc nổ, dây cháy chậm, mìn, kíp mìn, các loại chất độc nước hay bột, quần áo bộ đội, cảnh sát, rượu, thuốc phiện. Không mang vào buồng giam những loại giấy bút, sách vở, diêm, bật lửa, dao cạo râu nếu không được phép của ban giám thị.
Điều 10. Không được lén lút mang giấy thông hành, chứng minh thư, các loại giấy chứng nhận khác, tiền nong vàng bạc vào trại. Ai có tiền, vàng bạc phải ghi lưu ký, lấy biên lai. Nêú có thể thì cho gửi về gia đình.
Điều 11. Không được tự ý đổi chỗ nằm và đi quá phạm vi đường cấm qui định ở trong trại. Không được sang khu vực khác, buồng khác. Không được đứng hát, nói chuyện, gọi tên người khác cùng giam ở khu vực khác trong trại. Không được tự ý mở cửa sổ con ở buồng giam riêng (xà lim).
Điều 12. Không được dùng bất cử hình thức gì để thông cung liên lạc giữa người nọ với người kia ở trong và ngoài trại.
Điều 13. Không được chuyển thư từ đồ vật cho bất cứ ai...
Hoá ra hắn vẫn nhớ rất rõ từng điều trong bản nội qui. Thì đã bao đêm mất ngủ, hắn cứ đứng ở buồng giam, trước cái bể đựng nước uống, cạnh chỗ nhóin trung tâm nằm, nơi sạch nhất, xa nhà mét nhất, thoáng đãng nhất, học 37 điều nội qui ghi kín một bức tường. Không phải một mình hắn. Nhiều người nữa. Đứng im lặng trong đêm khuya dưới ánh điện vàng vọt lầm rầm như người cầu nguyện. Đứng im lặng ở lối đi giữa hai sàn gỗ, hai bên là hai dãy màn thấp sít nhau. Lúc thì tất cả buồng như thiếp đi. Lúc rộ lên những tiếng mê sảng: “Khéo ngã! Khéo ngã! Con!”. “ối giời ơi! Lạy các ông. Đau quá! ự. ự”. “Mẹ ơi! Con ăn nhé!”. Lạ nhất là mọi người cùng thi nhau nói mê một lúc. Rồi những tiếng lầu bầu, tiếng nghiến răng, tiếng thở dài, chóp chép mồm khi trở mình. Và lại im bặt cùng một lúc. Những khi tù vào nhiều (thường là trước Tết) phải nằm ngủ dưới nền xi-măng ẩm ướt gầm sàn, chân thò ra cả chỗ người đứng học nội quy, nơi ấy có một rãnh nước chạy dọc buồng giam.
Chỗ trước bể nước ấy lúc nào cũng có nhiều người đứng. Đứng một lúc tê chân lại về chỗ, chui vào màn. Nằm ê ẩm lại ra đấy đứng. Đứng đó khi đã có kẻng cấm là phạm nội quy. Nhưng đứng đó học nội quy thì được, thì không phải là vi phạm nội quy. Và dù bất kỳ lúc nào dậy ra đấy lẩm nhẩm “sôi kinh nấu sử” cũng thấy hai ảnh tù trực ca ngồi giữa buồng giam. Cạnh cái sọt đựng điếu cày, gục đầu xuống gối im lặng. Hắn quên nhiều thứ. Trí óc hắn mụ mị, nhưng những điều trong bản nội quy hắn vẫn nhớ rành rành vì nó nhập tâm rồi! Hắn còn nhớ những điều ấy được viết như thế nào trên tường, đến chữ nào thì xuống dòng, chữ nào đã tróc sơn. Hệt như hắn vẫn nhớ cả tranh vẽ minh hoạ đi kèm theo những bài học trong các sách “Đồng ấu”, lớp Dự Bị khi hắn mới lên bảy, lên tám đi học ở trường làng và giờ đây vẫn có thể đọc thông một mạch: “Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé...” “Thầy bảo anh Xuân đọc. Anh đứng dậy, hai tay cầm quyển sách...” Hay Nhà ga. “Nhà ga là nơi xe lửa đậu để cho khách lên xuống. Ga nào cũng có chỗ bán vé, chỗ cân hàng...”
Hắn phấn khởi vì trí nhớ hắn vẫn khá, dù chỉ khá ở mặt nhớ nội quy nhà tù. Và hắn lại tìm cách thử trí nhớ một lần nữa. Hắn tự bảo: Không đọc thứ tự Đọc thứ tự thì ai chả thuộc. Đọc ngay điều 25 Cấm ăn những thức ăn thiu, sống, rau sống quả xanh và các thứ mà ban giám thị cấm. Đúng! Điều 18 Cấm không được tự ý sửa chữa quần áo của trại phát hoặc cho mượn. Đúng rồi. Nhân đôi lên xem nào 18 nhân 2 là 36. Điều 36! Bị can là phạm nhân nào vi phạm nội quy này tuỳ theo mức dộ nặng nhẹ mà xử lý theo các hình thức sau:
- Cảnh cáo ghi hồ sơ.
- Đình chỉ viết thư, nhận quà có thời hạn.
-Phạt giam buồng riêng. Cùm một chân từ l đến 7 ngày.
- Truy tố trước pháp luật.
Đọc luôn điều 37 đi. Điều 37. Điều cuối cùng. Chính dòng này chữ M hoa ở đầu câu bị tróc sơn đây. Mỗi bị can và phạm nhân được vào trại trong vòng hai ngày phải học tập nội quy này để nghiêm chỉnh chấp hành, tuân theo.
Rõ ràng thừa chữ được. Được bị bắt. Được vào trại giam. Được đóng thuế. Được đi dân công. Nhưng đứng ở góc độ nào mà phân tích thì chữ được dùng đúng, chứ không sai đâu, không thừa đâu. Được vào trại giam nghĩa là được cứu vớt, được ngăn chặn. Để khỏi mắc những tội to hơn, khỏi phải tù lâu hơn. Đó là vì lợi ích chính mình. Được đóng thuế xây dựng đất nước. Đất nước của ai? Của mình. Đóng thuế là xây dựng cuộc sống cho chính mình. Đây là vấn đề chỗ đứng. Là lập trường. Có lập trường đúng mới phân biệt được hiện tượng với bản chất. Cùng là hiện tượng đóng thuế nhưng khác nhau về bản chất. Cùng là việc đi phu, nhưng với ta là nghĩa vụ công dân. Cũng là hiện tượng đi tù. nhưng khác nhau về bản chất. Mình đi tù cho chính mình. Vì tương lai của mình. Mà cũng không phải là đi tù. Đấy là đi cải tạo. Chính xác lắm. Không cãi vào đâu được. ở nước ta ai cũng là nhà ngôn ngữ học.
Tự tra khảo mình về bản nội quy, lan man sang chuyện chữ nghĩa, hắn lại lấy thư ra đọc. Thư con Nguyệt năm nó lên 6 tuổi. Thư đầu tiên của Ngọc gửi vào xà lim 76 báo tin Ngọc mang bầu thằng Dương. Thư ông Chân gửi vào trại cho hắn. Và đọc lại Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa. Rồi đốt. Phải chặt bằng được quãng đời trước quăng đi. Quên đi. Đừng luyến tiếc làm gì. Hắn đưa xếp giấy đánh máy bản thảo vào gần ngọn đèn không có thông phong. Tay hắn run lẩy bẩy. Một góc giấy bắt lửa. Hắn nhìn ngọn lửa vàng đang liếm vào góc giấy mà thấy người bỏng rát lên như chính hắn đang bị đốt cháy. Mồ hôi đầm đìa, hắn vội vàng lấy - cả bàn tay ấp lên lửa. Hắn gục đầu im lặng.
Hôm đó nhà vắng. Ngọc đi làm. Lũ trẻ đi học. Bé Dương về quê với ông bà từ tuần trước. Hắn xem lại những trang bản thảo. Ngọn lửa mới bắt vào phần lề. Cũng có trang mất ít chữ.
Hắn hiểu rằng hắn vẫn cứ là hắn. Chẳng thể nào khác được. Chẳng thể nào đốt cháy quá khứ thành tro. Chẳng thể nào thay hết máu trong người, thay cả tim, cả óc. Không thể đầu hàng. Hắn bỗng nhớ đến già Đô và nghĩ: Không biết già có đầu hàng không? Hay chỉ thua thôi. Đi trên đường phố hắn để ý tìm bóng dáng quen thuộc của già, nhưng không thấy. Hắn đau xót nghĩ: Có thể già đã chết rồi. Đám ma già có những ai? Có đông bằng đám ma Xìn Cắm, đám ma Ôtenlô không?
Hắn đang định bàn với Ngọc, bán mấy cân mì lấy tiền đi Hà Nội gặp ông Hoàng, thì Bình tới. Bình bảo Bình nhận cho hắn một suất hợp đồng với nhà xuất bản về tập sách những điển hình tiên tiến, mà trong đó không thể thiếu được người gác đèn biển. Hắn viết cái bút ký về người gác đèn. Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa để tìm lại cái hơi văn đã quên đi.
“Kỷ niệm về biển, kỷ niệm về người”. Anh Lê. Bình xuýt xoa với cái tít.” Khá quá. Mày vẫn là thằng đặt tít vô địch”. Không phải ngẫu nhiên có cái tên ấy đâu Bình ơi. Biển chỉ còn là kỷ niệm. Người cũng chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm xa vời và đã chết hẳn rồi. Hắn viết. Say mê. Dồn nén. Không giống cái truyện ký trước cũng viết về người gác đèn, nặng về thuật thành tích, đây là những khao khát khi còn đang trong lò lửa luyện đan thèm một ngọn gió mát rượi hơi nước từ chân trời thổi đến. Là hôm đi lấy than trong rừng ở trại QN, nhìn thấy hai cô gái Mán váy áo hoa văn sặc sỡ, vòng bạc sáng loá, lông mày cạo nhàn nước da vàng vọt, bỗng nhiên thấy xao xuyến, hiểu rằng một nửa thế giới là phái đẹp và mình đã đánh mất cuộc đời. Là hôm lấy phân xanh ở VQ, tự nhiên nghĩ tới con cá mòi khô và ao ước nhặt được nó trên đường. Bài viết có con chim hải âu bị chém cánh bay đến thả mình cạnh nhà đèn. Anh gác đèn nhận ra nó giữa hàng trăm nghìn con hải âu khác. Có nỗi nhớ cồn cào một bàn tay bật công-tắc điện những lúc nhá nhem để căn buồng sáng bừng lên... Hắn viết và biết rằng đây là lần cuối cùng hắn còn viết được, viết hay. Hắn như bị hút vào trang giấy.
Và cũng trong một đêm khuya ngồi viết, hắn bỗng cảm thấy Ngọc đứng sau lưng. Hắn ngửa người về phía sau, chạm đầu vào ngực nàng. Nàng ôm lấy đầu hắn. Hắn nói như người bị bắt quả tang đang làm một việc xấu xa:
- Anh chỉ viết lần này nữa thôi.
Ngọc nói, thương xót:
- Không hay gì cái nghề này đâu. Nó đã làm chúng ta khổ cả đời rồi.
Hắn viết rất nhanh. Chưa đầy một tuần lễ. Vừa nháp vừa chép lại. Bình kêu lên:
- Trong sáng quá. Tao không ngờ mày vẫn trong sáng như vậy.
Bình ơi! Lòng chúng ta có bao giờ không trong sáng. Có bao giờ chúng ta không yêu mến con người. Có bao giờ chúng ta căm ghét cuộc đời này. Có bao giờ chúng ta thù ghét ca dao Bình nhìn tên tác giả: Anh Lê. Anh bảo:
- Đến một lúc nào đó phải công bố đây là sáng tác của mày. Phải trả cho Xêda những cái gì của Xêda.
Có biết bao Xêda trên cuộc đời này. Hắn phải viết văn chui, đội cái tên phải đổi của Bình. Bình phải đổi tên. Anh Lê. Và Lê Bàn thì đang cố làm cho tên mình xuất hiện ở mọi nơi để nó trở thành quen thuộc. Báo tường ở tiểu khu. Vài dòng lượm lặt gần xa đăng ở góc trang về những ai béo nhất thế giới, ai nhổ nước bọt xa nhất thế giới. Bình được nói rõ: Vẫn được in nhưng phải đổi tên. Còn Bàn thì không ai nói gì. Người ta chỉ không in của anh thôi. Tức là một án treo lơ lửng. án treo có cái nguy hiểm là người ta lảng tránh anh như ngày nay người ta xa lánh người bị bệnh AIDS nhưng cũng có cái lợi là không chính thức tuyên án. Anh tận dụng điều này. “Nụ cười”, “Lựợm lặt gần xa”, ý kiến bạn đọc yêu cầu không vứt chuột chết ra đường. Ký Lê Bàn. Tiến lên viết những bài nếp sống văn hoá mới trên đài phát thanh. Cái loa Ngã Bảy thỉnh thoảng lại vang lên những bài của Lê Bàn dạy mọi người cách chào hỏi, cách cảm ơn, cách xin lửa hút thuốc lá, cách vào bệnh viện thăm bệnh nhân. Dù đang khốn nạn nhưng vì cái tính hài hước chưa chết hẳn, hắn bảo Ngọc và lũ trẻ:
- Im. Nghe bác Lê Bàn dạy mọi người cách hỏi thăm đường...
Chương trình “Phục hồi nhân phẩm”của Lê Bàn còn kéo dài kiên trì, dai dẳng.
Phải nói Lê Bàn có một khả năng vô tận về mặt này. Tiến lên một bước cao hơn, anh viết bài dự thi do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Giữa những bài viết của các vị hoà thượng, linh mục, các nhân sĩ, vàn chương anh cứ lấp lánh lên. Anh trúng giải và so với các vị cai quản các xứ đạo các thượng thư triều Nguyễn, anh còn là con nít. Anh ăn thêm một giải nữa, giải dành cho những người viết văn trẻ vì anh chưa đến sáu mươi hai. Trong thời gian ấy anh vẫn viết chui, đứng tên những người mới viết. Giao dịch với nhà xuất bản là họ, lĩnh nhuận bút là họ, anh được một phần họ đưa cho. Đã có người nhờ anh mà trở thành tác giả quen thuộc, những uỷ viên chấp hành chi hội văn nghệ địa phương. Làm thuê cho những tác giả mới, anh có giọng văn của người mới viết, anh biết phải viết như thế nào trong một đoạn để nhà xuất bản có thể góp ý yêu cầu sửa chữa.
Hẳn là có nhiều Xêda. Những gì phải trả cho Xêda hẳn là không ít. Nhưng đến bao giờ điều ấy được thực hiện? Nó quá xa vời, nó huyền viễn theo cách nói của bố.
Bình đánh giá cao sáng tác mới của hắn, nhưng hắn lại coi là một thứ tầm phào. Ai cũng viết được cái hắn vừa viết xong. Hắn vẫn có tật ấy. Suy nghĩ về những điều đã viết và thể hiện nó trên giấy giống như một trò thi đấu thể thao. Thích thú. Say sưa. Và như mê mụ đi. Nhưng tới khi viết xong thì chán. (Khi in xong lại càng chán nữa). Chán mình vì mình chỉ làm được có vậy. Thấy rõ khả năng hạn chế của mình. (Rổi đi tuyên bố sẽ bẻ bút, không viết nữa để bị kết luận là bất mãn và biến thành tội phạm).
Đưa bản thảo cho Bình, hắn coi như việc ấy đã kết thúc. Giờ đây có mong là mong sách in ra để được ít đồng nhuận bút. Bài này nhà xuất bản có tính mạt hạng cũng phải trên trăm đồng. ý nghĩ ấy động viên hắn nhiều hơn.



Tôi tin lời ông bác sĩ nào đó đã nói với Chủy, nhưng tôi nghĩ đó còn là vấn đề khác nữa. Đó chính là sự sống đã thắng cái chết. Cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ. Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn.

Hắn đọc lại một lần nữa những câu cuối cùng trong truyện ngắn Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương của hắn. Truyện kể về một chị công nhân xi-măng hoạt động bí mật bị Pháp bắt, tra tấn dã man. Đến lúc lấy chồng (một anh thợ lò nung) mỗi khi mang thai chị lại bị ngất và thai sẩy. Trong những lần ngất đi ấy những vết giày đinh phòng nhì Pháp giẫm lên chị năm nào lại hiện về rõ mồn một, tím bầm trên người chi những lỗ tròn nhỏ của đầu đinh, cái gót hình vành cung có cá sắt và cái mũi bè bè của đôi giày lính. Những vết giày đinh ở bắp tay, ở lưng, ở cổ, ở ngực chị. Chiến tranh qua đi nhưng cái bóng dáng ghê tởm của nó chưa chịu buông tha người ta ngay đâu. Sau nhiều lần sa sảy, cuối cùng chị cũng đã vượt qua được tất cả, cái mầm sống trong người chị cũng vượt qua được tất cả. Chị sinh con. Mẹ tròn con vuông. Và từ ấy những vết giày đinh trên người chị biến mất. Những cơn ngất bất thình lình biến mất. Ông bác sĩ bảo đó là sự chuyển hoá trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nhưng hắn nghĩ đấy là sự sống đã thắng cái chết, cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ...

Truyện viết lấy ý từ một cô gái Lâm Động, bí thư chi đoàn khi hắn từ báo T về Lâm Động viết bài cho số báo xuân. Cái chi tiết những vết giày đinh tuồng như bịa đặt, nhưng lại là sự thật với cô bí thư chi đoàn, cô gái cùng quê, bạn hắn. Thời ấy cứ cùng lứa tuổi cùng chí hướng gặp nhau là bè bạn...

Hắn nhìn lại dòng ngày tháng hắn đã ghi khi hoàn thành truyện ngắn. Năm tháng ấy chẳng gợi một ý niệm gì. Một ngày nắng hay một ngày mưa. Lúc viết xong là chiều, sáng hay đêm khuya. Chẳng làm sao nhớ được.

Ngồi mơ màng một lúc, hắn gấp mấy tờ giấy đánh máy lại, cho vào túi ni-lông đựng thư từ. Đó là những trang bản thảo của hắn còn giữ lại được trong số trên một ngàn trang đã bị tịch thu. Nhớ Phượng. Phượng đánh máy thêm một bản mà không ngờ đó là bản duy nhất còn lại đốl với chính người đã viết ra nó.

Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương lần này là lần thứ ba. Ba lần đọc. Mỗi lần một ý nghĩ khác nhau. Đã đành “văn mình, vợ người”, nhưng hắn đọc lại không phẫi để thưởng thức, nhấm nháp văn chương của hắn. Hắn đọc để trở về quá khứ. Đời hắn bây giờ chỉ còn quá khứ. Truyện ngắn ấy như hắn nghĩ, nói được hắn. (Viết bao giờ cũng là sự tự thể hiện mình, dù viết về ai, về điều gì. Hắn lúc nào cũng tin như vậy). Nó nói được khát vọng của hắn, của mọi người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, niềm tin vào cuộc sống mới đó. Khi hỏi cung, các ông công an có vặn vẹo hắn về quan diểm, lập trường, nhìn đời den tối, kêu ca, bất mãn... hắn đã dẫn chứng phản bác lại bằng những trang viết của hắn mà các ông ấy đã tịch thu, trong đó có “Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương”. (Hắn rất muốn nói thẳng với các ông ấy rằng, hắn có quyền bất mãn với những cái xấu và sự bất mãn đó là tích cực, là cách mạng, nhưng không dám. Thôi, đừng khiêu khích các ông ấy làm gì).

“Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn”. Ngày xưa hắn thành thật tin như vậy. Bây giờ đọc lại hắn thấy mình quá ngây thơ. Nỗi đau còn quá nhiều. Nỗi đau còn quá lớn. Nó chỉ thay đổi vẻ mặt, thay đổi y phục mà thôi. Nhiều người đã nhận ra điều ấy, trong đó có hắn. Nhưng còn rất nhiều người chưa nhìn thấy. Lại có vấn đề “đôi mắt” .

“Đôi mắt ngày ấy còn là đôi mắt trẻ thơ mà đã bị qui là phản động rồi. Và đó chính là cái mày gọi là cuộc sống mới”. Hắn chua chát nghĩ. Hắn lẩm bẩm rằng chính bọn hắn phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra trái với những mục tiêu của cách mạng. Hắn cùng bao người đã thành thật ca ngợi cách mạng. Đẩy lên thành sự tô hồng. Rồi đẩy quá nhanh tốc độ của sự tô hồng mà thành thật tin rằng mình chỉ nói sự thật hoặc báo trước sự thật. Để sau này nhìn ra thì không hãm được nữa. Tốc độ ấy cuốn theo cả những người đã tạo ra nó. Bọn hắn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Và hắn lại thấy đổ vỡ, trống rỗng. Một lỗ sâu hoác, không đáy. Cảm giác trống rỗng của thất vọng, của niềm tin sụp đổ. Thà cứ được là con chiên loá mắt trước Chúa, trước nước thiên đàng, còn hơn bỗng nhiên chẳng thấy ảo ảnh đâu mà chỉ có thực tế trần trụi. Và hắn bỗng nhớ tới Dự. Hẳn Dự cũng đã trải qua những cảm giác ấy. Cho dù có đơn giản hơn, nhưng vẫn là những cảm giác ấy.

Đó là những gì hắn nghĩ khi đọc lại truyện hắn viết lần thứ nhất...

Lần thứ hai hắn đọc để rồi đem đốt đi. Sau khi xuống xí nghiệp đánh cá trở về, hắn ra phòng lao động gặp ông Thưởng, hỏi ông về cái giấy giới thiệu đi làm. Ông Thưởng nói như người có lỗi:

- Thằng Khuổng hiểm quá. Nó rất cáo. Nó không dám đặt vấn đề với tôi, mà nó nói với tiểu khu chúng tôi không thể làm được hồ sơ cho anh. Đó là nguyên tắc.

Rồi ông tiếp:

- Tôi cũng đã xuống tiểu khu. Đúng là thằng Khuổng đã chỉ thị cho họ như vậy, nhân danh khu uỷ. Bậy bạ thế chứ. Tôi cũng ở trong khu uỷ . Khu uỷ nào có nghị quyết như vậy.

Hắn cũng đã làm đơn lên tiểu khu, xin được đi làm. Ông phụ trách tiểu khu nhìn hắn vừa như ái ngại, vừa như khinh bỉ:

- Hiện nay chưa có việc gi cho anh đi làm đâu.

Hắn nói rõ là có nơi nhận hắn. Ông tiểu khu như đã biết mọi chuyện:

- Đâu thế mà được. Cơ quan, xí nghiệp nào cần người phải có chỉ tiêu về phòng lao động. Phòng lao động phân bổ cho các tiểu khu. Trên cơ sở ấy tiểu khu mới tuyển. Anh hiểu không? Không thể làm sai nguyên tắc được.

Hắn lại xuống xí nghiệp, chầu chực gặp ông trưởng phòng tổ chức. Ông trưởng phòng tổ chức khẳng định một cách rất vô tư rằng không có giấy của phòng lao động thì không thể tiếp nhận hắn dù có chỉ thị trực tiếp của Tổng cục trưởng.

- Với lại tôi cũng không giấu anh làm gì. Bên an ninh họ can thiệp vào chuyện của anh dữ lắm. Chưa đâu vào đâu, họ đã xuống đây hỏi han, dò xét và nói dứt khoát anh chỉ đựợc đi lao động.

Hắn chân tình nói với ông Thưởng:

- Tôi biết anh đối với tôi rất tốt, nhưng việc này ngoài ý muốn của anh. Tôi chẳng bao giờ quên được tình cảm của anh dành cho tôi.

Hắn hoàn toàn tuyệt vọng. Nguyền rủa cuộc đời, nguyền rủa số phận, nguyền rủa những người rượt theo đánh hắn khi hắn đã ngã gục, hắn quyết làm lại từ đầu. Hắn phải quên hắn đi. Phải chính mình cũng không biết mình là ai như già Đô đã làm. Cài trái cửa, hắn lấy bộ quần áo tù ra ngắm nghía, mặc vào người và đứng trước gương. Tấm gương tây vuông vắn mà thằng Hiệp đánh vỡ hồi nó lên ba, hắn giữ lại mảnh to nhất, vẫn dựng trên bệ lò sưởi. Trong mảnh gương vỡ, một anh tù CR 880 viết bằng sơn đỏ trên ngực. Chiếc quần dải rút xám, số đỏ ngang đùi CR 880. Đây mới thật là hắn. Là cái cuộc đời dành cho hắn. Là cái đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại cùng với hắn. Thành thật thú hết tội lỗi còn giấu giếm hoặc chưa nói hết. Thật thà tố cáo tội lỗi của đồng phạm và bọn phản cách mạng mà mình biết dù chúng đã bị bắt vào trại hay còn ở ngoài xã hội...

Nội quy đấy. Nào. Thử xem còn thuộc nội qui không. Hắn lẩm nhẩm trong óc và lẩm nhẩm thành lời lúc nào chính hắn cũng không biết.

Điều 8. Không được trao đổi tội lỗi cảa mình với người cùng giam. Không được trao đổi khi đi khai cung về hoặc nói những điều đã khai cho người khác biết.

Điều 9. Cấm mang vào trại những loại kim khí, dao, que sắt, vật nhọn sắc, gạch đá, dây thừng, thuốc nổ, dây cháy chậm, mìn, kíp mìn, các loại chất độc nước hay bột, quần áo bộ đội, cảnh sát, rượu, thuốc phiện. Không mang vào buồng giam những loại giấy bút, sách vở, diêm, bật lửa, dao cạo râu nếu không được phép của ban giám thị.

Điều 10. Không được lén lút mang giấy thông hành, chứng minh thư, các loại giấy chứng nhận khác, tiền nong vàng bạc vào trại. Ai có tiền, vàng bạc phải ghi lưu ký, lấy biên lai. Nêú có thể thì cho gửi về gia đình.

Điều 11. Không được tự ý đổi chỗ nằm và đi quá phạm vi đường cấm qui định ở trong trại. Không được sang khu vực khác, buồng khác. Không được đứng hát, nói chuyện, gọi tên người khác cùng giam ở khu vực khác trong trại. Không được tự ý mở cửa sổ con ở buồng giam riêng (xà lim).

Điều 12. Không được dùng bất cử hình thức gì để thông cung liên lạc giữa người nọ với người kia ở trong và ngoài trại.

Điều 13. Không được chuyển thư từ đồ vật cho bất cứ ai...

Hoá ra hắn vẫn nhớ rất rõ từng điều trong bản nội qui. Thì đã bao đêm mất ngủ, hắn cứ đứng ở buồng giam, trước cái bể đựng nước uống, cạnh chỗ nhóin trung tâm nằm, nơi sạch nhất, xa nhà mét nhất, thoáng đãng nhất, học 37 điều nội qui ghi kín một bức tường. Không phải một mình hắn. Nhiều người nữa. Đứng im lặng trong đêm khuya dưới ánh điện vàng vọt lầm rầm như người cầu nguyện. Đứng im lặng ở lối đi giữa hai sàn gỗ, hai bên là hai dãy màn thấp sít nhau. Lúc thì tất cả buồng như thiếp đi. Lúc rộ lên những tiếng mê sảng: “Khéo ngã! Khéo ngã! Con!”. “ối giời ơi! Lạy các ông. Đau quá! ự. ự”. “Mẹ ơi! Con ăn nhé!”. Lạ nhất là mọi người cùng thi nhau nói mê một lúc. Rồi những tiếng lầu bầu, tiếng nghiến răng, tiếng thở dài, chóp chép mồm khi trở mình. Và lại im bặt cùng một lúc. Những khi tù vào nhiều (thường là trước Tết) phải nằm ngủ dưới nền xi-măng ẩm ướt gầm sàn, chân thò ra cả chỗ người đứng học nội quy, nơi ấy có một rãnh nước chạy dọc buồng giam.

Chỗ trước bể nước ấy lúc nào cũng có nhiều người đứng. Đứng một lúc tê chân lại về chỗ, chui vào màn. Nằm ê ẩm lại ra đấy đứng. Đứng đó khi đã có kẻng cấm là phạm nội quy. Nhưng đứng đó học nội quy thì được, thì không phải là vi phạm nội quy. Và dù bất kỳ lúc nào dậy ra đấy lẩm nhẩm “sôi kinh nấu sử” cũng thấy hai ảnh tù trực ca ngồi giữa buồng giam. Cạnh cái sọt đựng điếu cày, gục đầu xuống gối im lặng. Hắn quên nhiều thứ. Trí óc hắn mụ mị, nhưng những điều trong bản nội quy hắn vẫn nhớ rành rành vì nó nhập tâm rồi! Hắn còn nhớ những điều ấy được viết như thế nào trên tường, đến chữ nào thì xuống dòng, chữ nào đã tróc sơn. Hệt như hắn vẫn nhớ cả tranh vẽ minh hoạ đi kèm theo những bài học trong các sách “Đồng ấu”, lớp Dự Bị khi hắn mới lên bảy, lên tám đi học ở trường làng và giờ đây vẫn có thể đọc thông một mạch: “Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé...” “Thầy bảo anh Xuân đọc. Anh đứng dậy, hai tay cầm quyển sách...” Hay Nhà ga. “Nhà ga là nơi xe lửa đậu để cho khách lên xuống. Ga nào cũng có chỗ bán vé, chỗ cân hàng...”

Hắn phấn khởi vì trí nhớ hắn vẫn khá, dù chỉ khá ở mặt nhớ nội quy nhà tù. Và hắn lại tìm cách thử trí nhớ một lần nữa. Hắn tự bảo: Không đọc thứ tự Đọc thứ tự thì ai chả thuộc. Đọc ngay điều 25 Cấm ăn những thức ăn thiu, sống, rau sống quả xanh và các thứ mà ban giám thị cấm. Đúng! Điều 18 Cấm không được tự ý sửa chữa quần áo của trại phát hoặc cho mượn. Đúng rồi. Nhân đôi lên xem nào 18 nhân 2 là 36. Điều 36! Bị can là phạm nhân nào vi phạm nội quy này tuỳ theo mức dộ nặng nhẹ mà xử lý theo các hình thức sau:

- Cảnh cáo ghi hồ sơ.

- Đình chỉ viết thư, nhận quà có thời hạn.

-Phạt giam buồng riêng. Cùm một chân từ l đến 7 ngày.

- Truy tố trước pháp luật.

Đọc luôn điều 37 đi. Điều 37. Điều cuối cùng. Chính dòng này chữ M hoa ở đầu câu bị tróc sơn đây. Mỗi bị can và phạm nhân được vào trại trong vòng hai ngày phải học tập nội quy này để nghiêm chỉnh chấp hành, tuân theo.

Rõ ràng thừa chữ được. Được bị bắt. Được vào trại giam. Được đóng thuế. Được đi dân công. Nhưng đứng ở góc độ nào mà phân tích thì chữ được dùng đúng, chứ không sai đâu, không thừa đâu. Được vào trại giam nghĩa là được cứu vớt, được ngăn chặn. Để khỏi mắc những tội to hơn, khỏi phải tù lâu hơn. Đó là vì lợi ích chính mình. Được đóng thuế xây dựng đất nước. Đất nước của ai? Của mình. Đóng thuế là xây dựng cuộc sống cho chính mình. Đây là vấn đề chỗ đứng. Là lập trường. Có lập trường đúng mới phân biệt được hiện tượng với bản chất. Cùng là hiện tượng đóng thuế nhưng khác nhau về bản chất. Cùng là việc đi phu, nhưng với ta là nghĩa vụ công dân. Cũng là hiện tượng đi tù. nhưng khác nhau về bản chất. Mình đi tù cho chính mình. Vì tương lai của mình. Mà cũng không phải là đi tù. Đấy là đi cải tạo. Chính xác lắm. Không cãi vào đâu được. ở nước ta ai cũng là nhà ngôn ngữ học.

Tự tra khảo mình về bản nội quy, lan man sang chuyện chữ nghĩa, hắn lại lấy thư ra đọc. Thư con Nguyệt năm nó lên 6 tuổi. Thư đầu tiên của Ngọc gửi vào xà lim 76 báo tin Ngọc mang bầu thằng Dương. Thư ông Chân gửi vào trại cho hắn. Và đọc lại Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa. Rồi đốt. Phải chặt bằng được quãng đời trước quăng đi. Quên đi. Đừng luyến tiếc làm gì. Hắn đưa xếp giấy đánh máy bản thảo vào gần ngọn đèn không có thông phong. Tay hắn run lẩy bẩy. Một góc giấy bắt lửa. Hắn nhìn ngọn lửa vàng đang liếm vào góc giấy mà thấy người bỏng rát lên như chính hắn đang bị đốt cháy. Mồ hôi đầm đìa, hắn vội vàng lấy - cả bàn tay ấp lên lửa. Hắn gục đầu im lặng.

Hôm đó nhà vắng. Ngọc đi làm. Lũ trẻ đi học. Bé Dương về quê với ông bà từ tuần trước. Hắn xem lại những trang bản thảo. Ngọn lửa mới bắt vào phần lề. Cũng có trang mất ít chữ.

Hắn hiểu rằng hắn vẫn cứ là hắn. Chẳng thể nào khác được. Chẳng thể nào đốt cháy quá khứ thành tro. Chẳng thể nào thay hết máu trong người, thay cả tim, cả óc. Không thể đầu hàng. Hắn bỗng nhớ đến già Đô và nghĩ: Không biết già có đầu hàng không? Hay chỉ thua thôi. Đi trên đường phố hắn để ý tìm bóng dáng quen thuộc của già, nhưng không thấy. Hắn đau xót nghĩ: Có thể già đã chết rồi. Đám ma già có những ai? Có đông bằng đám ma Xìn Cắm, đám ma Ôtenlô không?

Hắn đang định bàn với Ngọc, bán mấy cân mì lấy tiền đi Hà Nội gặp ông Hoàng, thì Bình tới. Bình bảo Bình nhận cho hắn một suất hợp đồng với nhà xuất bản về tập sách những điển hình tiên tiến, mà trong đó không thể thiếu được người gác đèn biển. Hắn viết cái bút ký về người gác đèn. Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa để tìm lại cái hơi văn đã quên đi.

“Kỷ niệm về biển, kỷ niệm về người”. Anh Lê. Bình xuýt xoa với cái tít.” Khá quá. Mày vẫn là thằng đặt tít vô địch”. Không phải ngẫu nhiên có cái tên ấy đâu Bình ơi. Biển chỉ còn là kỷ niệm. Người cũng chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm xa vời và đã chết hẳn rồi. Hắn viết. Say mê. Dồn nén. Không giống cái truyện ký trước cũng viết về người gác đèn, nặng về thuật thành tích, đây là những khao khát khi còn đang trong lò lửa luyện đan thèm một ngọn gió mát rượi hơi nước từ chân trời thổi đến. Là hôm đi lấy than trong rừng ở trại QN, nhìn thấy hai cô gái Mán váy áo hoa văn sặc sỡ, vòng bạc sáng loá, lông mày cạo nhàn nước da vàng vọt, bỗng nhiên thấy xao xuyến, hiểu rằng một nửa thế giới là phái đẹp và mình đã đánh mất cuộc đời. Là hôm lấy phân xanh ở VQ, tự nhiên nghĩ tới con cá mòi khô và ao ước nhặt được nó trên đường. Bài viết có con chim hải âu bị chém cánh bay đến thả mình cạnh nhà đèn. Anh gác đèn nhận ra nó giữa hàng trăm nghìn con hải âu khác. Có nỗi nhớ cồn cào một bàn tay bật công-tắc điện những lúc nhá nhem để căn buồng sáng bừng lên... Hắn viết và biết rằng đây là lần cuối cùng hắn còn viết được, viết hay. Hắn như bị hút vào trang giấy.

Và cũng trong một đêm khuya ngồi viết, hắn bỗng cảm thấy Ngọc đứng sau lưng. Hắn ngửa người về phía sau, chạm đầu vào ngực nàng. Nàng ôm lấy đầu hắn. Hắn nói như người bị bắt quả tang đang làm một việc xấu xa:

- Anh chỉ viết lần này nữa thôi.

Ngọc nói, thương xót:

- Không hay gì cái nghề này đâu. Nó đã làm chúng ta khổ cả đời rồi.

Hắn viết rất nhanh. Chưa đầy một tuần lễ. Vừa nháp vừa chép lại. Bình kêu lên:

- Trong sáng quá. Tao không ngờ mày vẫn trong sáng như vậy.

Bình ơi! Lòng chúng ta có bao giờ không trong sáng. Có bao giờ chúng ta không yêu mến con người. Có bao giờ chúng ta căm ghét cuộc đời này. Có bao giờ chúng ta thù ghét ca dao Bình nhìn tên tác giả: Anh Lê. Anh bảo:

- Đến một lúc nào đó phải công bố đây là sáng tác của mày. Phải trả cho Xêda những cái gì của Xêda.

Có biết bao Xêda trên cuộc đời này. Hắn phải viết văn chui, đội cái tên phải đổi của Bình. Bình phải đổi tên. Anh Lê. Và Lê Bàn thì đang cố làm cho tên mình xuất hiện ở mọi nơi để nó trở thành quen thuộc. Báo tường ở tiểu khu. Vài dòng lượm lặt gần xa đăng ở góc trang về những ai béo nhất thế giới, ai nhổ nước bọt xa nhất thế giới. Bình được nói rõ: Vẫn được in nhưng phải đổi tên. Còn Bàn thì không ai nói gì. Người ta chỉ không in của anh thôi. Tức là một án treo lơ lửng. án treo có cái nguy hiểm là người ta lảng tránh anh như ngày nay người ta xa lánh người bị bệnh AIDS nhưng cũng có cái lợi là không chính thức tuyên án. Anh tận dụng điều này. “Nụ cười”, “Lựợm lặt gần xa”, ý kiến bạn đọc yêu cầu không vứt chuột chết ra đường. Ký Lê Bàn. Tiến lên viết những bài nếp sống văn hoá mới trên đài phát thanh. Cái loa Ngã Bảy thỉnh thoảng lại vang lên những bài của Lê Bàn dạy mọi người cách chào hỏi, cách cảm ơn, cách xin lửa hút thuốc lá, cách vào bệnh viện thăm bệnh nhân. Dù đang khốn nạn nhưng vì cái tính hài hước chưa chết hẳn, hắn bảo Ngọc và lũ trẻ:

- Im. Nghe bác Lê Bàn dạy mọi người cách hỏi thăm đường...

Chương trình “Phục hồi nhân phẩm”của Lê Bàn còn kéo dài kiên trì, dai dẳng.

Phải nói Lê Bàn có một khả năng vô tận về mặt này. Tiến lên một bước cao hơn, anh viết bài dự thi do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Giữa những bài viết của các vị hoà thượng, linh mục, các nhân sĩ, vàn chương anh cứ lấp lánh lên. Anh trúng giải và so với các vị cai quản các xứ đạo các thượng thư triều Nguyễn, anh còn là con nít. Anh ăn thêm một giải nữa, giải dành cho những người viết văn trẻ vì anh chưa đến sáu mươi hai. Trong thời gian ấy anh vẫn viết chui, đứng tên những người mới viết. Giao dịch với nhà xuất bản là họ, lĩnh nhuận bút là họ, anh được một phần họ đưa cho. Đã có người nhờ anh mà trở thành tác giả quen thuộc, những uỷ viên chấp hành chi hội văn nghệ địa phương. Làm thuê cho những tác giả mới, anh có giọng văn của người mới viết, anh biết phải viết như thế nào trong một đoạn để nhà xuất bản có thể góp ý yêu cầu sửa chữa.

Hẳn là có nhiều Xêda. Những gì phải trả cho Xêda hẳn là không ít. Nhưng đến bao giờ điều ấy được thực hiện? Nó quá xa vời, nó huyền viễn theo cách nói của bố.

Bình đánh giá cao sáng tác mới của hắn, nhưng hắn lại coi là một thứ tầm phào. Ai cũng viết được cái hắn vừa viết xong. Hắn vẫn có tật ấy. Suy nghĩ về những điều đã viết và thể hiện nó trên giấy giống như một trò thi đấu thể thao. Thích thú. Say sưa. Và như mê mụ đi. Nhưng tới khi viết xong thì chán. (Khi in xong lại càng chán nữa). Chán mình vì mình chỉ làm được có vậy. Thấy rõ khả năng hạn chế của mình. (Rổi đi tuyên bố sẽ bẻ bút, không viết nữa để bị kết luận là bất mãn và biến thành tội phạm).

Đưa bản thảo cho Bình, hắn coi như việc ấy đã kết thúc. Giờ đây có mong là mong sách in ra để được ít đồng nhuận bút. Bài này nhà xuất bản có tính mạt hạng cũng phải trên trăm đồng. ý nghĩ ấy động viên hắn nhiều hơn.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61