Chương 24
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Về lại 75 lần ấy, hắn nhớ tới cái bê dê của hắn. Nó ở phía đằng kia cơ. Cách một cái nhà nữa, một cái bê nữa.
Hắn nhìn những người trong BA này lạ hoắc, chắc ở BD cũng vậy. Đã bao nhiều lớp tù rồi. Chẳng thể nào tìm được một khuôn mặt quen. Hắn nhớ tới Giang, tới Triều Phỉ, tới già Gọi, già Đô. Lớp ấy đã trở thành kỳ cựu ở Q.N. Hắn nhớ tới hai ông Minh trong B. Một ông Minh là máy trưởng, ông Minh máy trưởng về nông thôn chữa máy bơm thuê. Ông lấy tiền nhôm ra đúc piston. Một ông Minh khác là thợ thủ công lấy nhôm lá dập thành xu. Cả hai ông đều phạm pháp. Một ông phá hoại tiền tệ, một ông làm tiền giả. Hai ông gặp nhau ở BD. Giá hai ông gặp nhau trước thì đâu đến nỗi.
Ông Minh máy trưởng mê hắn lắm. Vì những buổi kể chuyện của hắn. Nghe chuyện Cây phong non trùm khăn đỏ ông xuýt xoa: .
- Trời ơi! Cái chỗ chị vợ đánh rơi bó củi, hay quá. Và:
- Đúng. Những rơ-moóc sau này có lắp phanh ấy.
Cứ lúc sắp đi ngủ là hắn kể chuyện cho anh em nghe. Cả B im phăng phắc. Hắn kể Lôi vũ . Hắn kể Người thầy đầu tiên . Dạo ấy hắn còn nhớ. Hắn kể cả câu đối thoại.
Những chuyện kể của hắn làm anh em thích lắm.
Không một tiếng ho. Hút thuốc lào cũng khe khẽ thôi.
Nhưng hắn chỉ kể được mấy chuyện thì bị cấm. Không biết vì sao. Có lẽ người ta không muốn hắn gây ảnh hưởng trong tù. Người ta không muốn phạm nhân quên mất việc phải suy nghĩ về tội lỗi, quên mất sự đau khổ, dù chỉ chốc lát. Chắc ông Minh máy trưởng dược ra rồi. Tội của ông chỉ bị nhiều lắm là sáu tháng.
ở BD hắn đã quen Giang.
Trong tù hoặc là tin tuyệt đối, hoặc là không tin. Và không được nhầm lẫn. Hắn tin Giang ngay, thán Giang ngay. Hắn đã không nhầm lẫn.
Giang cũng yêu hắn, quý hắn. Có thể xả thân vì hắn. Mới mười tám tuổi, Giang đã bị tù lần này là lần thứ hai. Giang là con liệt sĩ. Bố Giang, ông Giang Văn Khoát bước vào cách mạng hồn nhiên như cả lớp thanh niên hồi đó. Cách mạng đúng là một ngày hội. Là cuộc biểu dương ý chí, biểu dương lực lượng. Là những cuộc mít-tinh với hàng trăm, hàng nghìn lá cờ đỏ sao vàng to nhỏ cùng vẫy phất trước cửa Nhà hát Lớn. Là những nắm tay giơ lên hướng về Nam Bộ. Là những bài hát cách mạng đến phố nào, ngõ nào cũng thấy bay lên. Là khát vọng đổi đời đã được thực hiện. Là tiêu diệt bọn thực dân, phát-xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp, kinh hoàng: chấm dứt cảnh chết đói vàng bủng, khô quắt, còng queo ở các vỉa hè, các chợ, các ngã tư...
Nhưng khi bọn Pháp trở lại, cách mạng là cầm súng bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền. Cách mạng là đổ máu.
Anh thanh niên Giang Văn Khoát cầm súng bảo vệ cách mạng cũng hồn nhiên như khi anh tham gia cách mạng. Từ biệt vợ con, anh vào tự vệ và sau này về một đại đội độc lập hoạt động ở ngoại thành. Vợ anh bỏ gánh hàng rong trên vai xuống, từ thành phố dắt con trở về làng, sống với đồng ruộng “Mẹ con cố nuôi nhau. Nó có hỏi, bảo tôi ở lại phải làm ăn. Độc lập tôi về”
Nhưng không phải mãi tới độc lập anh mới về thăm vợ và con gái (khi ấy anh chỉ có một đứa con gái).
Làng anh ở vùng giáp ranh, thỉnh thoảng anh lại có dịp về nhà. Trong một trận chống càn, đơn vị anh đã tham gia bảo vệ huyện ủy. Anh là một trong những người chốt giữ lối đi độc đạo vào làng. Anh cùng một số đồng chí nổ súng, giật mìn, ném lựu đạn, chặn bước tiến của quân Pháp để các đồng chí khác cùng huyện ủy rút an toàn sang bên kia sông. Anh đã ngã xuống và không trở về nữa. Không trở về đơn vị.
Không trở về với con gái, với người vợ đang chửa đứa con thứ hai. Ltíc đó là đầu những năm năm mươi. Cuộc chiến đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
- Đẻ em thì bố em chết rồi. Em không biết mặt bố.
- Không có bố em thì các ông to chết rồi. Các ông ấy hay đến nhà em lắm. Tết nào cũng lại thắp hương ở bàn thờ bố em.
Trong BD, Giang đã thì thầm với hắn như vậy. Giang không biết mặt bố. Chị Hiên thì biết. Biết và nhớ. Chị Hiên hơn Giang mười tuổi. Ngành họ Giang Văn ở thôn Đại Hòa còn lại mỗi bố Giang. Ông nội Giang cũng chỉ sinh được hai con: Một giai, một gái. Cô Miên và bố Giang. Giống như bố mẹ Giang chỉ sinh được hai con: Chị Hiên và Giang. Có điều khác là cô Miên chỉ hơn bố Giang hai tuổi. . Giang là người nối dõi tông đường duy nhất của dòng họ Giang Văn. Bởi vậy thuở nhỏ Giang được gọi bằng cái tên xấu xí: Cứt. Lên năm vẫn gọi là Cứt. Sau mới nghĩ đến chuyện đặt tên cho Cứt. Tên gì? Cô Miên bảo: Thôi thì gọi nó là thằng Giang. Lấy tên họ Giang mà đặt cho nó. Nó là thằng họ Giang cuối cùng còn lại. Từ đấy đứa con trai dộc nhất của liệt sĩ Giang Văn Khoát có tên Giang. Giang Văn Giang.
Giang Van Giang được quý, được chiều. Mẹ chiều. Chị Hiên chiều. Cô Miên càng chiều hơn. Giang lớn lên. Giang đi học. Và Giang bỏ nhà ra đi. Vì mẹ lấy chồng. Giang không chịu được sự có mặt của người bố dượng. Mẹ Giang quấn quít với hạnh phức mới. Nhưng vẫn đi tìm Giang. Chị Hiên cũng đi tìm. Giang về nhà ít hôm rồi lại đi. Cuộc sống lang thang đường phố thích hợp với Giang. Đám bạn bè kbu phố Bờ Sông thích hợp với Giang. Những cuộc ấu đả của bọn trẻ lêu lổng như nam châm hút Giang tới. Cuộc sống lưu manh đường phố nhận thêm một đứa trẻ vào lòng. Giang không kể Giang đã đi móc túi như thế nào. Nhưng hắn biết Giang đã đi móc túi vì Giang dặn:
- Anh cứ để tiền ở túi phía đùi ấy. ở đấy rất khó đá. Để ở túi quần sau, túi ngực là mất ngay đấy.
Giang giảng cho hắn cách đánh hị . Đồng hồ đeo ở cổ tay mà mất đấy. Lấy đồng hồ đeo tay ctĩng không khó lắm. Đi một đứa lấy cũng được: nhưng tốt nhất là đi hai đứa. Còn đánh nghẽo thì phải đánh lúc người ta mới dựng xe, khi còn biết rõ chủ xe. Xe dựng lâu không biết chủ xe đâu là không dám đánh. Đừng tin ổ khóa. Khóa ăn thua gì. Bọn đánh nghẽo mở khóa xe anh còn nhanh hơn anh mở. Bọn lính mổ, lính đá cũng phân chia khu vực đấy. Xâm phạm vào khu vực của nhau là chiến tranh. Bởi thế nên mới có chuyện băng Yên Dương đánh nhau với băng Cầu Đỏ ầm ĩ cả thành phố “Tức là bọn chúng em đánh nhau với bọn Tùng Cốc đấy".
Giang oán gia dình, oán xã hội, oán hờn số phận. Giang oán cả mẹ. Giá mẹ Giang không đi bước nữa thì có lẽ Giang không đến nỗi. Cô Miên thì càng suy nghĩ như vậy. Cô Miên cũng góa. Nhưng cô ở vậy nuôi con. Giang bảo:
- Mẹ em cao số lắm. Lấy ông này mấy năm thì ông ấy bị uốn ván chết.
Khi ông bố dượng chết, Giang hay về nhà hơn.
Ngủ. Xúc gạo, mỳ đem bán. Lấy trộm tiền của chị Hiên, lúc đó đã đi buôn chuyến.
Cả nhà buồn. Mẹ khóc, chị Hiên khóc. Cô Miên khóc. Một hôm, ông huyện ủy đã được bố Giang cứu sống thời kháng chiến đến chơi nhà. Ông là cốp. Cốp nặng. Ông thắp hương trước bàn thờ bố Giang, thì thầm khấl vái, nói chuyện với cả nhà lâu lắm. Ông hứa với vong hồn bố Giang, quyết giúp đỡ mẹ Giang, cứu Giang, dể Giang khỏi trở thành một thiếu niên hư hỏng. Đó là trách nhiệm của ông với người đồng chí đã mất, lòng biết ớn của ông đối với người đã cứu sống ông. Bằng uy tín và ảnh hưởng của ông, ông đã gửi được Giang vào học tập ở trại cải tạo trẻ em. Cả nhà cảm ơn ông. Thôi, nhà không dạy được thì gửi nó vào đấy. Nhờ Nhà nước dạy. ở đó vừa dạy văn hóa. vừa dạy nghề. Mấy năm sau nó sẽ thành một thanh niên khác.
Năm ấy Giang mới mười bốn tuổi. ở đó Giang đã được học thêm văn hóa. Giang biết giồng rau, vun luống khoai. Giang được biết con người sống bằng lao động, sống phải lao dộng. Mọi của cải trên đời dều do lao động làm ra. ở đó Giang được đưa vào khuôn phép. Nhưng ở đó, Giang từ chỗ chỉ quen biết một số bạn phố Bờ Sông, nay đã quen hầu hết bọn thiếu niên hư ở thành phố. Giang còn học được nhiều điều khác. Có chuyện gì lũ trẻ choai choai hư hỏng không nói cho nhau nghe trong những lúc rảnh rỗi, nhớ nhà, buồn chán. Trong những ngày nghỉ, những đêm buông màn đi ngủ. Những ngón đá. Những thành tích. Những chiến công. Trong câu chuyện được thêu dệt thêm, huyền ảo, anh hùng, lấp lánh, kích thích. Cả những đề tài của người lớn, nhưng nhiều đứa đã trải qua, luôn luôn hấp dẫn và mê hoặc: Đàn bà. Một điều nữa Giang học được là: Phải biết trả giá. Tự mình khẳng định mình trước tụi bạn. Nhất là đối với những người nhỏ con như Giang, mà chúng tưởng nuốt được một cách ngon lành. Cần thì trả giá bằng tính mạng mình.
Giang nổi tiếng là lì, là liều. Bọn trại viên Kim Đồng lớn hơn cũng phải kiêng nể, không dám bắt nạt Giang.
Bọn chúng càng nể Giang khi thấy Giang nhất định không ra gặp mặt, không nhận tiếp tế. Nhà đến thăm, Giang không ra. ông cốp nặng đến xem cháu tiến bộ đến dâu. Giang không ra. Ông đi cả xe com-măng-ca, chở không biết bao nhiêu quà tới. Ông gửi quà lại nhờ ông giám thị chuyển cho Giang, Giang không nhận. Giang căm thù ông, căm thù tất cả.
Hai năm sau Giang ra khỏi trại. Giang càng ít về nhà hơn. Vì Giang đã có thêm nhiều bạn. Băng nào cũng thích Giang. Giang nhanh. Hào phóng. Bất cần. Giang biết cư xử. Giang đánh rất liều.
Giang bảo hắn:
- Em biết là chúng em hư. Nhưng xã hội phải chịu trách nhiệm một phần. Một phần lớn. Chúng em cũng như Tám Bính trong Bỉ vỏ.
Thì ra Giang đã đọc Bỉ vỏ. Đã đọc Những ngày thơ ấu. Giang rất yêu nhà văn Nguyên Hồng, ao ước được gặp nhà vàn. Với Giang, Ngnyên Hồng là nhà văn của Giang, của những người như Giang. Hắn chân thành nói với Giang:
- Không, em ạ. Đứng về mặt xã hội là như vậy. Nhưng ở góc độ em, em phải thấy trách nhiệm của mình là lớn, là quyết định.
Giang có cả một lý luận bào chữa cho việc mình đi ăn cắp:
- Xã hội bất công. Người giàu kề nghèo. Người sang kẻ hèn. Những người giàu do buôn bán, mua rẻ bán đắt, những người giàu có do móc ngoặc, do ăn cắp được của Nhà nước, do có một ngành nghề tốt như mậu dịch viên v. v... Lấy của những người đó chút ít chả sao. Họ vẫn cứ tiếp tực giàu. Họ vẫn sống đàng hoàng hơn mọi người. Đối với họ giá đột vòm lấy hết cũng đáng. Chẳng việc gì phải cắn rứt lương tâm. Bọn Giang chỉ làm giảm bớt sự bất công sẵn có.
Hắn nhìn thân hình còm cõi, nhỏ bè của Giang, khuôn mặt già trước tuổi, xương xẩu của Giang, cảm thấy xót xa. Một tình cảm giống như tình cảm cha con bỗng trỗi dậy trong lòng hắn. Giang cũng vậy. Giang quấn quít lấy hắn, tẩm quất cho hắn.
Hắn nói với Giang những bất công mà cuộc đời bao giở cũng có (hắn thú thật giờ đây mới hiểu sâu sắc). Hắn nói con người phải có một ý tưởng để mà theo đuổi. Hắn cho Giang biết Nguyên Hồng là người bạn vong niên của hắn. Nguyên Hồng rất thân với hắn, hay ăn ngủ ở nhà hắn. Thật là một bất ngờ với Giang. Hắn kể chuyện Nguyên Hồng mua vé xổ số, Nguyên Hồng mua miếng nầm chó về nhà hắn giội nước phích, bắt hắn ăn và đánh thức cả vợ hắn đang ngủ phải dậy ăn như thế nào. Giang cười rinh rích khi hắn bảo cả hai vợ chồng hắn không biết ăn thịt chó, nhưng nể nhà văn cứ cho vào mồm nhai trệu trạo rồi nuốt. Giang bảo:
- Khi nào ra, em đến nhà anh thế nào cũng gặp ông Nguyên Hồng đấy nhỉ.
Vẻ háo hức trong câu nói của Giang khién Giang lại đúng là một cậu bé ngay thơ. Hai anh em quý nhau, nhưng cũng phải cẩn thận lắm. Muốn dặn nhau cái gì phải đưa mắt ra hiệu cùng vào nhà mét, nói thầm trong ấy. Rồi người ra trước, người ra sau. Mặt tỉnh khô. Đừng để lộ ra thân thiết với một ai. Người ta sẽ chuyển một trong hai người đi B khác ngay.
Hồi ở BD, một hôm Giang bị gọi ra với nhiều người. Khi về tất cả đều đen nhẻm mười đầu ngón tay và mười đầu ngón chân. Hắn hỏi Giang đi đâu về. Giang bảo đi chụp ẫnh lăn tay. Triều Phỉ cao lớn múa các ngón tay đen sì nhịp nhàng như gõ vào phím đàn:
- Đánh pi-a-nô rồi!
Thế là biết rằng số anh em đó sẽ chuyển. Mấy tối sau, người ta trả tiền lưu ký. Thế nghĩa là hồ sơ, thủ tục đã hoàn tất. Thế nghĩa là sáng mai sẽ đi. Đi đâu? Trại nào
Tối hôm ấy, hắn và Giang không còn giữ ý gì nữa. Đằng nào mai Giang cũng đi rồi. Giang sang hẳn chỗ hắn ngồi. Hai anh em ăn bánh quy, pha nước cam. Giang ôm lấy cổ hắn.
Sáng hôm sau, Giang đi. Không ngờ hai anh em lại gặp nhau ở Q.N. Khi xe ô-tô dưa bọn hắn đến QN. trông thấy Giang đang làm ở sân trại, hắn mừng... Lúc đó Giang còn làm linh tinh bên ngoài. Về sau Giang về toán quản chế. Toán mộc.
Còn ai ở BD nữa nhỉ? Lê. Lê với hai va-li quần áo ăn cắp. Lê với bài phát biểu thao thao bất tuyệt. Lê bóp cổ Voòng Kỷ Mình. Lê đã được ra rồi. Và già Gọi. Già Gọi vào trại trong dịp trước Tết. Bình thường nhà giam chỉ mở cửa ba lần trong một ngày. Sáng hai lần (một lần đi vệ sinh, một lần đi lấy cơm), chiều một lần đi lấy cơm và lấy quần áo phơi ngoài sân. Gần Tết, cửa mở liên tục cả ngày. Cả đêm. Gióng sắt xoang xoảng. Cửa sắt rầm rầm. Nghe mà ghê người. Những người mới vào ngơ ngác. Những người mới vào bình thản. Những người mới vào bê bết máu. máu khô trên tóc, máu khô trên áo. Đó là những lính mổ bị bắt và bị đánh. Dịp Tết, lính mổ hoạt động mạnh. Những người mới vào còn hoa mắt chưa nhận ra ai giữa cái đám đông ngồi trong buồng giam mênh mông này. Những những người trong buồng nhận ra ngay người cùng hội: Chờ cho bạn bình tĩnh, họ mới đến gặp. Thì thầm hỏi thàm tin tức gia đình, hỏi thăm tin bè bạn. Nhìn lên mái buồng giam cao vút suy nghĩ.
Trong cái đám tứ chiếng giang hồ bị bắt vào dịp Tết ấy có gíà Gọi Đầu cắt bốc, râu lởm chởm, mặt vuông, ráng hơi hô, phúc hậu và quê mùa. Vẻ quê mùa chân chất hiện trên nét mặt, hiện trong cử chỉ, trong cách nói.
Bọn tù trẻ xúm lại trêu già.
- Bố làm sao vào đây? Cứ nói mà, không sợ gì cả. Rồi con bảo giám thị tha cho bố.
- Con gái bố đẹp không? Con làm con rể bố nhé.
- Bố có biết Triều Phỉ là ai không? Chính hắn đang đứng trước mặt bố đấy.
- Triều Phỉ ăn thịt người đấy, bố ạ.
- Mắc tội gì, bố thành khẩn khai đi. Không giấu được đâu. Tội gì người ta cũng tìm ra được. Khai thì được khoan hồng. .
Cả bọn đang nhâu nhâu như vậy, bỗng già hỏi:
- Thế tôi hỏi các chú: Khoan hồng là gì, các chú có biết không đã?
Tất cả ớ ra.
- Chịu chưa?
- Chịu. Khoan hồng là gì, bốnói chúng con nghe nào"
Già nghiêm trang:
- Khoan là thong thả. Hồng là máu. Khoan hồng là thong thả rồi hãy giết.
Tất cả cười ồ. Phục già là bậc “Cao thủ võ lâm ".
Già Gọi giải chiến mắc màn dưới gầm sàn, ngay trên nền xi-màng lúc nào cũng chảy nước vì trời nồm.
Nhiều người phải nằm như già. Đông quá. Cũng may, con già đã kịp gửi vào cho già mảnh nilông. Với lại chỉ đến khi kẻng cấm, mắc màn đi ngủ mới phải chịu xuống gầm sàn, còn vẫn được ngồi ké vào một chỗ bên trên. Già rất ít nói. Chỉ bó gối ngồi trầm ngâm và cười hồn hậu trước những lời trêu chọc của cánh trẻ thành phố.
Nhưng khi lên đến trại Q.N, hắn mới hiểu già. Chỉ một mình già dám đứng lên giữa hội trường, đối thoại với ông Lâm, chính giám thị. Già nói oang oang:
- Thưa ông giám thị. Tôi mắc tội gì? Tôi không mắc tội gì mà phải vào đây. Đề nghị ông giám thị cho xem xét lại. Nếu tôi có tội, tôi xin ông đem tôi lên rừng cho hổ báo ăn thịt. Hay vứt tôi xuống nước để tôi trầm hà dáy biển.
Già nói rành rọt, lễ độ và già ngồi xuống. Tất cả đều kính nể già, vì ông Lâm là người ghê gớm. Da sát xương. Răng trắng nhỏ, khi nói cứ rin rít. Tù chỉ mong có ngày mưa để nghỉ. Lúc sắp đi làm, thấy nổi cơn cớ, ai cũng mong mưa ập xuống. Nhưng đến khi đi làm rồi mới mưa. Toán mộc, toán may... làm trong nhà vẫn phải làm việc.
Bọn hắn được về trại vì làm ngoài trời. Về đến nơi, tưởng được nghỉ, nhưng có lệnh ra hội trường học tập. ông Lâm đã cho đặt cái đài Orionton chạy pin và mắc loa xuống phía dưới. Ông tận dụng thời gian, không cho tù được nghỉ.
Ông đứng giảng bài rất có duyên. ông "cù" phạm cười rinh rích. Vừa chửi vừa "cù". Hơi rẻ tiền nhưng hợp với trình độ chung.
- Các anh phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về tội lỗi của bản thân mình. Phải nghiêm khắc với bản thân mình. ăn cắp thì nói ăn cắp. Lại đi nói: Thưa ông tôi, tôi, tôi mắc bệnh tham ô ạ. Hiếp dâm thì nói là tôi mắc bệnh tò mò!
Phạm nhân thoải mái cười. Bỗng ông nghiêm mặt.
- Chúng tôi không đánh các anh như bọn dế quốc. Có anh nào vào đây bị đánh không? Giơ tay lên xem nào. Có thì cứ phát biểu. - ông nhìn bao quát rồi tiếp - Không ai bị đánh, phải không? Chúng tôi không đánh như bọn Pháp. Nó đánh chỉ đau một lúc thôi. Chúng tôi có cách của chúng tôi. Nó êm êm mà đau. Nó ngấm lâu. Ngấm đến cả đời. Ông nói mà không cười. Ông có khuôn mặt lạnh lùng, khinh khỉnh. ông tận tụy với công việc. Ông tin ở công việc ông làm. Thế mà trong lúc ông đang giảng say sưa hào hứng như vậy, già Gọi đứng lên xin được "trầm hà đáy biển nếu như có tội ". Già vững tin ở già như ông giám thị tin ở ông giám thị.
Về lại 75 lần ấy, hắn nhớ tới cái bê dê của hắn. Nó ở phía đằng kia cơ. Cách một cái nhà nữa, một cái bê nữa.
Hắn nhìn những người trong BA này lạ hoắc, chắc ở BD cũng vậy. Đã bao nhiều lớp tù rồi. Chẳng thể nào tìm được một khuôn mặt quen. Hắn nhớ tới Giang, tới Triều Phỉ, tới già Gọi, già Đô. Lớp ấy đã trở thành kỳ cựu ở Q.N. Hắn nhớ tới hai ông Minh trong B. Một ông Minh là máy trưởng, ông Minh máy trưởng về nông thôn chữa máy bơm thuê. Ông lấy tiền nhôm ra đúc piston. Một ông Minh khác là thợ thủ công lấy nhôm lá dập thành xu. Cả hai ông đều phạm pháp. Một ông phá hoại tiền tệ, một ông làm tiền giả. Hai ông gặp nhau ở BD. Giá hai ông gặp nhau trước thì đâu đến nỗi.
Ông Minh máy trưởng mê hắn lắm. Vì những buổi kể chuyện của hắn. Nghe chuyện Cây phong non trùm khăn đỏ ông xuýt xoa: .
- Trời ơi! Cái chỗ chị vợ đánh rơi bó củi, hay quá. Và:
- Đúng. Những rơ-moóc sau này có lắp phanh ấy.
Cứ lúc sắp đi ngủ là hắn kể chuyện cho anh em nghe. Cả B im phăng phắc. Hắn kể Lôi vũ . Hắn kể Người thầy đầu tiên . Dạo ấy hắn còn nhớ. Hắn kể cả câu đối thoại.
Những chuyện kể của hắn làm anh em thích lắm.
Không một tiếng ho. Hút thuốc lào cũng khe khẽ thôi.
Nhưng hắn chỉ kể được mấy chuyện thì bị cấm. Không biết vì sao. Có lẽ người ta không muốn hắn gây ảnh hưởng trong tù. Người ta không muốn phạm nhân quên mất việc phải suy nghĩ về tội lỗi, quên mất sự đau khổ, dù chỉ chốc lát. Chắc ông Minh máy trưởng dược ra rồi. Tội của ông chỉ bị nhiều lắm là sáu tháng.
ở BD hắn đã quen Giang.
Trong tù hoặc là tin tuyệt đối, hoặc là không tin. Và không được nhầm lẫn. Hắn tin Giang ngay, thán Giang ngay. Hắn đã không nhầm lẫn.
Giang cũng yêu hắn, quý hắn. Có thể xả thân vì hắn. Mới mười tám tuổi, Giang đã bị tù lần này là lần thứ hai. Giang là con liệt sĩ. Bố Giang, ông Giang Văn Khoát bước vào cách mạng hồn nhiên như cả lớp thanh niên hồi đó. Cách mạng đúng là một ngày hội. Là cuộc biểu dương ý chí, biểu dương lực lượng. Là những cuộc mít-tinh với hàng trăm, hàng nghìn lá cờ đỏ sao vàng to nhỏ cùng vẫy phất trước cửa Nhà hát Lớn. Là những nắm tay giơ lên hướng về Nam Bộ. Là những bài hát cách mạng đến phố nào, ngõ nào cũng thấy bay lên. Là khát vọng đổi đời đã được thực hiện. Là tiêu diệt bọn thực dân, phát-xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp, kinh hoàng: chấm dứt cảnh chết đói vàng bủng, khô quắt, còng queo ở các vỉa hè, các chợ, các ngã tư...
Nhưng khi bọn Pháp trở lại, cách mạng là cầm súng bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền. Cách mạng là đổ máu.
Anh thanh niên Giang Văn Khoát cầm súng bảo vệ cách mạng cũng hồn nhiên như khi anh tham gia cách mạng. Từ biệt vợ con, anh vào tự vệ và sau này về một đại đội độc lập hoạt động ở ngoại thành. Vợ anh bỏ gánh hàng rong trên vai xuống, từ thành phố dắt con trở về làng, sống với đồng ruộng “Mẹ con cố nuôi nhau. Nó có hỏi, bảo tôi ở lại phải làm ăn. Độc lập tôi về”
Nhưng không phải mãi tới độc lập anh mới về thăm vợ và con gái (khi ấy anh chỉ có một đứa con gái).
Làng anh ở vùng giáp ranh, thỉnh thoảng anh lại có dịp về nhà. Trong một trận chống càn, đơn vị anh đã tham gia bảo vệ huyện ủy. Anh là một trong những người chốt giữ lối đi độc đạo vào làng. Anh cùng một số đồng chí nổ súng, giật mìn, ném lựu đạn, chặn bước tiến của quân Pháp để các đồng chí khác cùng huyện ủy rút an toàn sang bên kia sông. Anh đã ngã xuống và không trở về nữa. Không trở về đơn vị.
Không trở về với con gái, với người vợ đang chửa đứa con thứ hai. Ltíc đó là đầu những năm năm mươi. Cuộc chiến đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
- Đẻ em thì bố em chết rồi. Em không biết mặt bố.
- Không có bố em thì các ông to chết rồi. Các ông ấy hay đến nhà em lắm. Tết nào cũng lại thắp hương ở bàn thờ bố em.
Trong BD, Giang đã thì thầm với hắn như vậy. Giang không biết mặt bố. Chị Hiên thì biết. Biết và nhớ. Chị Hiên hơn Giang mười tuổi. Ngành họ Giang Văn ở thôn Đại Hòa còn lại mỗi bố Giang. Ông nội Giang cũng chỉ sinh được hai con: Một giai, một gái. Cô Miên và bố Giang. Giống như bố mẹ Giang chỉ sinh được hai con: Chị Hiên và Giang. Có điều khác là cô Miên chỉ hơn bố Giang hai tuổi. . Giang là người nối dõi tông đường duy nhất của dòng họ Giang Văn. Bởi vậy thuở nhỏ Giang được gọi bằng cái tên xấu xí: Cứt. Lên năm vẫn gọi là Cứt. Sau mới nghĩ đến chuyện đặt tên cho Cứt. Tên gì? Cô Miên bảo: Thôi thì gọi nó là thằng Giang. Lấy tên họ Giang mà đặt cho nó. Nó là thằng họ Giang cuối cùng còn lại. Từ đấy đứa con trai dộc nhất của liệt sĩ Giang Văn Khoát có tên Giang. Giang Văn Giang.
Giang Van Giang được quý, được chiều. Mẹ chiều. Chị Hiên chiều. Cô Miên càng chiều hơn. Giang lớn lên. Giang đi học. Và Giang bỏ nhà ra đi. Vì mẹ lấy chồng. Giang không chịu được sự có mặt của người bố dượng. Mẹ Giang quấn quít với hạnh phức mới. Nhưng vẫn đi tìm Giang. Chị Hiên cũng đi tìm. Giang về nhà ít hôm rồi lại đi. Cuộc sống lang thang đường phố thích hợp với Giang. Đám bạn bè kbu phố Bờ Sông thích hợp với Giang. Những cuộc ấu đả của bọn trẻ lêu lổng như nam châm hút Giang tới. Cuộc sống lưu manh đường phố nhận thêm một đứa trẻ vào lòng. Giang không kể Giang đã đi móc túi như thế nào. Nhưng hắn biết Giang đã đi móc túi vì Giang dặn:
- Anh cứ để tiền ở túi phía đùi ấy. ở đấy rất khó đá. Để ở túi quần sau, túi ngực là mất ngay đấy.
Giang giảng cho hắn cách đánh hị . Đồng hồ đeo ở cổ tay mà mất đấy. Lấy đồng hồ đeo tay ctĩng không khó lắm. Đi một đứa lấy cũng được: nhưng tốt nhất là đi hai đứa. Còn đánh nghẽo thì phải đánh lúc người ta mới dựng xe, khi còn biết rõ chủ xe. Xe dựng lâu không biết chủ xe đâu là không dám đánh. Đừng tin ổ khóa. Khóa ăn thua gì. Bọn đánh nghẽo mở khóa xe anh còn nhanh hơn anh mở. Bọn lính mổ, lính đá cũng phân chia khu vực đấy. Xâm phạm vào khu vực của nhau là chiến tranh. Bởi thế nên mới có chuyện băng Yên Dương đánh nhau với băng Cầu Đỏ ầm ĩ cả thành phố “Tức là bọn chúng em đánh nhau với bọn Tùng Cốc đấy".
Giang oán gia dình, oán xã hội, oán hờn số phận. Giang oán cả mẹ. Giá mẹ Giang không đi bước nữa thì có lẽ Giang không đến nỗi. Cô Miên thì càng suy nghĩ như vậy. Cô Miên cũng góa. Nhưng cô ở vậy nuôi con. Giang bảo:
- Mẹ em cao số lắm. Lấy ông này mấy năm thì ông ấy bị uốn ván chết.
Khi ông bố dượng chết, Giang hay về nhà hơn.
Ngủ. Xúc gạo, mỳ đem bán. Lấy trộm tiền của chị Hiên, lúc đó đã đi buôn chuyến.
Cả nhà buồn. Mẹ khóc, chị Hiên khóc. Cô Miên khóc. Một hôm, ông huyện ủy đã được bố Giang cứu sống thời kháng chiến đến chơi nhà. Ông là cốp. Cốp nặng. Ông thắp hương trước bàn thờ bố Giang, thì thầm khấl vái, nói chuyện với cả nhà lâu lắm. Ông hứa với vong hồn bố Giang, quyết giúp đỡ mẹ Giang, cứu Giang, dể Giang khỏi trở thành một thiếu niên hư hỏng. Đó là trách nhiệm của ông với người đồng chí đã mất, lòng biết ớn của ông đối với người đã cứu sống ông. Bằng uy tín và ảnh hưởng của ông, ông đã gửi được Giang vào học tập ở trại cải tạo trẻ em. Cả nhà cảm ơn ông. Thôi, nhà không dạy được thì gửi nó vào đấy. Nhờ Nhà nước dạy. ở đó vừa dạy văn hóa. vừa dạy nghề. Mấy năm sau nó sẽ thành một thanh niên khác.
Năm ấy Giang mới mười bốn tuổi. ở đó Giang đã được học thêm văn hóa. Giang biết giồng rau, vun luống khoai. Giang được biết con người sống bằng lao động, sống phải lao dộng. Mọi của cải trên đời dều do lao động làm ra. ở đó Giang được đưa vào khuôn phép. Nhưng ở đó, Giang từ chỗ chỉ quen biết một số bạn phố Bờ Sông, nay đã quen hầu hết bọn thiếu niên hư ở thành phố. Giang còn học được nhiều điều khác. Có chuyện gì lũ trẻ choai choai hư hỏng không nói cho nhau nghe trong những lúc rảnh rỗi, nhớ nhà, buồn chán. Trong những ngày nghỉ, những đêm buông màn đi ngủ. Những ngón đá. Những thành tích. Những chiến công. Trong câu chuyện được thêu dệt thêm, huyền ảo, anh hùng, lấp lánh, kích thích. Cả những đề tài của người lớn, nhưng nhiều đứa đã trải qua, luôn luôn hấp dẫn và mê hoặc: Đàn bà. Một điều nữa Giang học được là: Phải biết trả giá. Tự mình khẳng định mình trước tụi bạn. Nhất là đối với những người nhỏ con như Giang, mà chúng tưởng nuốt được một cách ngon lành. Cần thì trả giá bằng tính mạng mình.
Giang nổi tiếng là lì, là liều. Bọn trại viên Kim Đồng lớn hơn cũng phải kiêng nể, không dám bắt nạt Giang.
Bọn chúng càng nể Giang khi thấy Giang nhất định không ra gặp mặt, không nhận tiếp tế. Nhà đến thăm, Giang không ra. ông cốp nặng đến xem cháu tiến bộ đến dâu. Giang không ra. Ông đi cả xe com-măng-ca, chở không biết bao nhiêu quà tới. Ông gửi quà lại nhờ ông giám thị chuyển cho Giang, Giang không nhận. Giang căm thù ông, căm thù tất cả.
Hai năm sau Giang ra khỏi trại. Giang càng ít về nhà hơn. Vì Giang đã có thêm nhiều bạn. Băng nào cũng thích Giang. Giang nhanh. Hào phóng. Bất cần. Giang biết cư xử. Giang đánh rất liều.
Giang bảo hắn:
- Em biết là chúng em hư. Nhưng xã hội phải chịu trách nhiệm một phần. Một phần lớn. Chúng em cũng như Tám Bính trong Bỉ vỏ.
Thì ra Giang đã đọc Bỉ vỏ. Đã đọc Những ngày thơ ấu. Giang rất yêu nhà văn Nguyên Hồng, ao ước được gặp nhà vàn. Với Giang, Ngnyên Hồng là nhà văn của Giang, của những người như Giang. Hắn chân thành nói với Giang:
- Không, em ạ. Đứng về mặt xã hội là như vậy. Nhưng ở góc độ em, em phải thấy trách nhiệm của mình là lớn, là quyết định.
Giang có cả một lý luận bào chữa cho việc mình đi ăn cắp:
- Xã hội bất công. Người giàu kề nghèo. Người sang kẻ hèn. Những người giàu do buôn bán, mua rẻ bán đắt, những người giàu có do móc ngoặc, do ăn cắp được của Nhà nước, do có một ngành nghề tốt như mậu dịch viên v. v... Lấy của những người đó chút ít chả sao. Họ vẫn cứ tiếp tực giàu. Họ vẫn sống đàng hoàng hơn mọi người. Đối với họ giá đột vòm lấy hết cũng đáng. Chẳng việc gì phải cắn rứt lương tâm. Bọn Giang chỉ làm giảm bớt sự bất công sẵn có.
Hắn nhìn thân hình còm cõi, nhỏ bè của Giang, khuôn mặt già trước tuổi, xương xẩu của Giang, cảm thấy xót xa. Một tình cảm giống như tình cảm cha con bỗng trỗi dậy trong lòng hắn. Giang cũng vậy. Giang quấn quít lấy hắn, tẩm quất cho hắn.
Hắn nói với Giang những bất công mà cuộc đời bao giở cũng có (hắn thú thật giờ đây mới hiểu sâu sắc). Hắn nói con người phải có một ý tưởng để mà theo đuổi. Hắn cho Giang biết Nguyên Hồng là người bạn vong niên của hắn. Nguyên Hồng rất thân với hắn, hay ăn ngủ ở nhà hắn. Thật là một bất ngờ với Giang. Hắn kể chuyện Nguyên Hồng mua vé xổ số, Nguyên Hồng mua miếng nầm chó về nhà hắn giội nước phích, bắt hắn ăn và đánh thức cả vợ hắn đang ngủ phải dậy ăn như thế nào. Giang cười rinh rích khi hắn bảo cả hai vợ chồng hắn không biết ăn thịt chó, nhưng nể nhà văn cứ cho vào mồm nhai trệu trạo rồi nuốt. Giang bảo:
- Khi nào ra, em đến nhà anh thế nào cũng gặp ông Nguyên Hồng đấy nhỉ.
Vẻ háo hức trong câu nói của Giang khién Giang lại đúng là một cậu bé ngay thơ. Hai anh em quý nhau, nhưng cũng phải cẩn thận lắm. Muốn dặn nhau cái gì phải đưa mắt ra hiệu cùng vào nhà mét, nói thầm trong ấy. Rồi người ra trước, người ra sau. Mặt tỉnh khô. Đừng để lộ ra thân thiết với một ai. Người ta sẽ chuyển một trong hai người đi B khác ngay.
Hồi ở BD, một hôm Giang bị gọi ra với nhiều người. Khi về tất cả đều đen nhẻm mười đầu ngón tay và mười đầu ngón chân. Hắn hỏi Giang đi đâu về. Giang bảo đi chụp ẫnh lăn tay. Triều Phỉ cao lớn múa các ngón tay đen sì nhịp nhàng như gõ vào phím đàn:
- Đánh pi-a-nô rồi!
Thế là biết rằng số anh em đó sẽ chuyển. Mấy tối sau, người ta trả tiền lưu ký. Thế nghĩa là hồ sơ, thủ tục đã hoàn tất. Thế nghĩa là sáng mai sẽ đi. Đi đâu? Trại nào
Tối hôm ấy, hắn và Giang không còn giữ ý gì nữa. Đằng nào mai Giang cũng đi rồi. Giang sang hẳn chỗ hắn ngồi. Hai anh em ăn bánh quy, pha nước cam. Giang ôm lấy cổ hắn.
Sáng hôm sau, Giang đi. Không ngờ hai anh em lại gặp nhau ở Q.N. Khi xe ô-tô dưa bọn hắn đến QN. trông thấy Giang đang làm ở sân trại, hắn mừng... Lúc đó Giang còn làm linh tinh bên ngoài. Về sau Giang về toán quản chế. Toán mộc.
Còn ai ở BD nữa nhỉ? Lê. Lê với hai va-li quần áo ăn cắp. Lê với bài phát biểu thao thao bất tuyệt. Lê bóp cổ Voòng Kỷ Mình. Lê đã được ra rồi. Và già Gọi. Già Gọi vào trại trong dịp trước Tết. Bình thường nhà giam chỉ mở cửa ba lần trong một ngày. Sáng hai lần (một lần đi vệ sinh, một lần đi lấy cơm), chiều một lần đi lấy cơm và lấy quần áo phơi ngoài sân. Gần Tết, cửa mở liên tục cả ngày. Cả đêm. Gióng sắt xoang xoảng. Cửa sắt rầm rầm. Nghe mà ghê người. Những người mới vào ngơ ngác. Những người mới vào bình thản. Những người mới vào bê bết máu. máu khô trên tóc, máu khô trên áo. Đó là những lính mổ bị bắt và bị đánh. Dịp Tết, lính mổ hoạt động mạnh. Những người mới vào còn hoa mắt chưa nhận ra ai giữa cái đám đông ngồi trong buồng giam mênh mông này. Những những người trong buồng nhận ra ngay người cùng hội: Chờ cho bạn bình tĩnh, họ mới đến gặp. Thì thầm hỏi thàm tin tức gia đình, hỏi thăm tin bè bạn. Nhìn lên mái buồng giam cao vút suy nghĩ.
Trong cái đám tứ chiếng giang hồ bị bắt vào dịp Tết ấy có gíà Gọi Đầu cắt bốc, râu lởm chởm, mặt vuông, ráng hơi hô, phúc hậu và quê mùa. Vẻ quê mùa chân chất hiện trên nét mặt, hiện trong cử chỉ, trong cách nói.
Bọn tù trẻ xúm lại trêu già.
- Bố làm sao vào đây? Cứ nói mà, không sợ gì cả. Rồi con bảo giám thị tha cho bố.
- Con gái bố đẹp không? Con làm con rể bố nhé.
- Bố có biết Triều Phỉ là ai không? Chính hắn đang đứng trước mặt bố đấy.
- Triều Phỉ ăn thịt người đấy, bố ạ.
- Mắc tội gì, bố thành khẩn khai đi. Không giấu được đâu. Tội gì người ta cũng tìm ra được. Khai thì được khoan hồng. .
Cả bọn đang nhâu nhâu như vậy, bỗng già hỏi:
- Thế tôi hỏi các chú: Khoan hồng là gì, các chú có biết không đã?
Tất cả ớ ra.
- Chịu chưa?
- Chịu. Khoan hồng là gì, bốnói chúng con nghe nào"
Già nghiêm trang:
- Khoan là thong thả. Hồng là máu. Khoan hồng là thong thả rồi hãy giết.
Tất cả cười ồ. Phục già là bậc “Cao thủ võ lâm ".
Già Gọi giải chiến mắc màn dưới gầm sàn, ngay trên nền xi-màng lúc nào cũng chảy nước vì trời nồm.
Nhiều người phải nằm như già. Đông quá. Cũng may, con già đã kịp gửi vào cho già mảnh nilông. Với lại chỉ đến khi kẻng cấm, mắc màn đi ngủ mới phải chịu xuống gầm sàn, còn vẫn được ngồi ké vào một chỗ bên trên. Già rất ít nói. Chỉ bó gối ngồi trầm ngâm và cười hồn hậu trước những lời trêu chọc của cánh trẻ thành phố.
Nhưng khi lên đến trại Q.N, hắn mới hiểu già. Chỉ một mình già dám đứng lên giữa hội trường, đối thoại với ông Lâm, chính giám thị. Già nói oang oang:
- Thưa ông giám thị. Tôi mắc tội gì? Tôi không mắc tội gì mà phải vào đây. Đề nghị ông giám thị cho xem xét lại. Nếu tôi có tội, tôi xin ông đem tôi lên rừng cho hổ báo ăn thịt. Hay vứt tôi xuống nước để tôi trầm hà dáy biển.
Già nói rành rọt, lễ độ và già ngồi xuống. Tất cả đều kính nể già, vì ông Lâm là người ghê gớm. Da sát xương. Răng trắng nhỏ, khi nói cứ rin rít. Tù chỉ mong có ngày mưa để nghỉ. Lúc sắp đi làm, thấy nổi cơn cớ, ai cũng mong mưa ập xuống. Nhưng đến khi đi làm rồi mới mưa. Toán mộc, toán may... làm trong nhà vẫn phải làm việc.
Bọn hắn được về trại vì làm ngoài trời. Về đến nơi, tưởng được nghỉ, nhưng có lệnh ra hội trường học tập. ông Lâm đã cho đặt cái đài Orionton chạy pin và mắc loa xuống phía dưới. Ông tận dụng thời gian, không cho tù được nghỉ.
Ông đứng giảng bài rất có duyên. ông "cù" phạm cười rinh rích. Vừa chửi vừa "cù". Hơi rẻ tiền nhưng hợp với trình độ chung.
- Các anh phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về tội lỗi của bản thân mình. Phải nghiêm khắc với bản thân mình. ăn cắp thì nói ăn cắp. Lại đi nói: Thưa ông tôi, tôi, tôi mắc bệnh tham ô ạ. Hiếp dâm thì nói là tôi mắc bệnh tò mò!
Phạm nhân thoải mái cười. Bỗng ông nghiêm mặt.
- Chúng tôi không đánh các anh như bọn dế quốc. Có anh nào vào đây bị đánh không? Giơ tay lên xem nào. Có thì cứ phát biểu. - ông nhìn bao quát rồi tiếp - Không ai bị đánh, phải không? Chúng tôi không đánh như bọn Pháp. Nó đánh chỉ đau một lúc thôi. Chúng tôi có cách của chúng tôi. Nó êm êm mà đau. Nó ngấm lâu. Ngấm đến cả đời. Ông nói mà không cười. Ông có khuôn mặt lạnh lùng, khinh khỉnh. ông tận tụy với công việc. Ông tin ở công việc ông làm. Thế mà trong lúc ông đang giảng say sưa hào hứng như vậy, già Gọi đứng lên xin được "trầm hà đáy biển nếu như có tội ". Già vững tin ở già như ông giám thị tin ở ông giám thị.