watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 44 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 44

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Cái khoản ba mươi đồng, tiền bán túi ni-lông Len và Giang đưa như một quả tạ ném vào cán cân kinh tế nhà hắn. Ngọc đi đến một quyết định táo bạo: Tổ chức một bữa liên hoan nhân dịp Giang về. Tất nhiên phải có cả bà Phê Đô Thớt. Chỉ bỏ ra dăm đồng thôi là có được một bữa kha khá.
Len nhận lời, nhưng không đến. Lũ trẻ hỏi Giang:
- Cô Len đâu, hả cậu Giang?
Chúng không gọi Giang bằng chú. Chúng gọi Giang bằng cậu. Giang muốn thế. Gọi bằng chú nó thường, nó nhàm. Gọi bằng cậu nghe thân hơn. Giang bảo. “Cậu là em mẹ. Cậu Giang có họ về đằng mẹ Ngọc”.
Ngọc cũng hẫng. Ngọc bảo Giang:
- Hôm nào cô ấy đến đây, chị phải mắng cho một trận.
Giang cười:
- Kệ nó. Hôm nay nó phải về Nam Định.
- Về Nam Định làm gì?
- Bà cô ông bác gì ốm.
Bữa ăn không phải vì thế mà kém vui. Một đĩa thịt gà mua chợ. Một ít thịt lợn (phiếu trẻ em của thằng Dương) làm chả nem. Và bún. Thằng Dương cả thèm chóng chán. Nó giành hai cái gọng. Mặc cho thằng Hiệp tán tỉnh:
- Xương đấy. Cho anh một cái. Em ăn sao hết hai cái. Đi! Dương!
Hắn đã ăn mấy bữa cơm khách: ở nhà anh chị Thân, nhà Bình, nhà anh út thợ gò, em nhận của anh Chân... Ngon. Cá chép hấp. Tôm rán. Mực xào... Thịt gà thịt lợn... Mỗi bữa ăn một thực đơn khác nhau, nhưng cùng có một điểm giống nhau: Không ai hỏi hắn về chuyện hắn đi tù, vì sao hắn bị tù và hắn đã ở trại tù nào... Không ai đả động đến điều chí cốt khiến hắn phải đi xa gần năm năm và bây giờ trở về (do đó nên mới có bữa cơm vui này). Người ta lảng tránh, người ta không hỏi, người ta sợ cái đề tài cấm kỵ ấy. Phải. Đó là một đề tài cấm kỵ. Chính vì vậy mà bữa ăn ngon, đầm ấm, nhưng thiếu sự đồng cảm tinh thần.
Bữa ăn với Giang thì khác. Dù không nói đến kỷ niệm tù vì có lũ trẻ, hắn và Giang vẫn hoàn toàn đồng cảm.
Hai người bàn nhau cách kiếm sống. Giang định đi làm mộc. Cái nghề Giang học được ở trong tù.
Thế rồi Giang kể chuyện chị Giang. Chị Hiên đi buôn bột dong riềng. Lãi lắm. “Anh chưa gặp chị em. Chị em đẹp lắm. Không như em đâu”.
- Hay là anh em mình làm miến?
Đó chỉ là một câu hỏi vu vơ sau bữa ăn, nhưng rồi hoá ra thành sự thật. Thời gian đó làm miến đang phát tài. Nhiều người xây nhà.
Đã có những thuận lợi đầu tiên. Địa điểm, nhờ Phu, người bạn chuyên đi tiếp tế cho Giang. Nhà Phu dưới An Thái, chỗ hồ bơi đi vào. Phu có một mảnh vườn rộng, một căn nhà đã xây tường, nhưng chưa có mái. Giang đưa về nhà hắn một người tên là Ky, ở phố Huyền Trân, hình như do Len giới thiệu với Giang. Ky trông thấy hắn, mê tít:
- Anh Giang có nói với em: Anh em mình thành lập một tổ hợp tác làm miến Về mặt thủ tục anh lo. Tuy mới gặp anh, nhưng em thấy chị và các cháu thế này là em tin. Anh làm tổ trưởng rất tốt. Tuổi anh giao dịch rất đẹp. Với người trẻ cũng được. Với người già cũng được...
Sau này hắn mới biết Ky có nhà mặt đường, nhưng còn bố mẹ. Ky muốn tự lực. Nghề làm miến rõ ràng sống tốt. Nhất là Ky có hai thông tin “chính xác”: Chị Giang buôn bột dong riềng, hắn có một người em làm miến rất giỏi.
Điều thứ nhất đúng, nhưng điều thứ hai Ky bị lừa. Mà chẳng riêng Ky. Giang bị lừa. Hắn cũng bị lừa.
Chính hắn cũng tin rằng “em” hắn biết kỹ thuật miến. Đó là một người họ Đoàn, lớn tuổi hơn hắn, nhưng về vai vế trong làng, họ nội ngoại gần xa lại là em. Gọi hắn là bác. Hắn gọi là chú. Chú Mai. Chú Mai, một trong số ít ỏi người làng ra thăm hắn khi hắn đi tù về. Chú Mai đã từng đi bộ đội hồi kháng chiến chống Pháp, rồi đi dạy học. Và bị ta bắt ít ngày. Rồi được tha. Nhưng bị thải hồi. Dạo đó hắn cũng chẳng quan tâm đến những số phận như Mai. Hắn chỉ biết Mai về làng, làm bún nuôi lợn, con cái buôn gồng bán gánh, nay chợ này mai chợ khác. Đoàn Mai thăm hắn và rủ hắn đến một người bạn học của hắn: Huynh, giám đốc một Công ty xây dựng. Hắn cũng không hiểu vì sao, bằng những nguồn tin nào, Mai lại biết Huynh là bạn hắn. Thật là kỷ tài. Mai cả quyết:
- Nhưng có đúng Huynh cụt tay, Nguyễn Văn Huynh trước ở Uỷ ban kế hoạch, có vợ là bà Nguyên, mới li dị là bạn bác không nào?
Thế thì đúng rồi. Thế là Huynh và Nguyên đã li dị. Thời gian còn làm báo, hắn vẫn gặp Huynh và được Huynh rất tôn trọng. Tôn trọng về sức học. Tôn trọng về tài nàng. Đám cưới Huynh - Nguyên ở Hà Nội, hắn có tới dự. Nguyên, một cô gái xinh đẹp và cho tới năm nám trước vẫn còn là một thiếu phụ xinh đẹp, ăn mặc đúng thời trang.
Nhìn thấy hắn, giám đốc Huynh reo lên:
- Tuấn. Tớ chưa đến được, đừng chửi nhé.
Những người ngồi quanh thấy giám đốc nói với hắn như vậy, ngoái lại nhìn cả vào hắn. Hắn cảm thấy tự tin hơn. Hắn đã chuẩn bị sẵn thái độ. Nếu Huynh có lời nói hay cử chỉ gì trịch thượng hắn sẽ bỏ về ngay. Mai bấm tay hắn, vẻ tin tưởng. Huynh tiếp:
- Ông này là bạn học từ bé. Nay phó thường dân thôi. Nên càng quí. Chờ mình một tý được không? Huynh đứng lên đưa bao thuốc lá cho hắn.
Huynh xử dụng một bàn tay phải còn lại rất thành thạo. Vẫn cái kiểu vừa giữ bao diêm vừa bật diêm như thế. Một cánh tay áo rỗng nhét vào cạp quần như thế.
Huynh trở lại bàn làm việc. Bao nhiêu người xin chữ ký. Hợp đồng san nền. Xin nhượng lại xi-măng. Thanh toán thuyền cát. Ký quyết định biên chế chính thức cho những người hợp đồng. Duyệt giá chữa cần cẩu...
Huynh vừa giải quyết công việc, vừa nói to những lời giải thích: Tại sao được, tại sao không được. Vừa kêu ca chửi bới khâu cung cấp nguyên vật liệu, chửi bới cả một ông uỷ ban quan liêu nào đó. Hắn nghe thấy một người cười hề hề với giọng nịnh ra mặt:
- Thủ trưởng cứ như Phidel Castro ấy.
Cuối cùng chỉ còn bọn hắn.
- Lại đây. Uống nước. Sao? Ngọc có khoẻ không? Thời gian mày đi, tao đến nhà mày mấy lần, nhưng không gặp Ngọc. Mày vẫn khỏe đấy chứ? Trông thì sức khoẻ tốt đây. Đến chơi hay có việc gì? Nhiệt tình. Tốt. ủng hộ ngay khi biết lý do. Và cho qui cách. Nhưng lại nói thêm:
- Phải đi gặp trưởng phòng cung tiêu. Nó trực tiếp làm. Hay là thôi. Chờ một tý. Mình gọi điện cho nó. A lô, Thi đấy phải không? Kế hoạch cọc tre còn không nhỉ? Sao? Đủ rồi à? Phải chờ à? Mấy tháng nữa? Thế hả? ừ! ừ! Được!
Thế có nghĩa là không thành rồi. Mai rất tiếc. Hắn cũng không hỏi Mai vì sao Mai biết Huynh là bạn học với hắn. Chỉ riêng một điều ấy hắn đã tín nhiệm Mai. Hắn tâm sự với Mai về ý định làm miến của hắn. Mai cười thản nhiên:
- Tưởng gì chứ làm miến thì được. Tôi làm mãi rồi. Lập cả một tổ hợp tác bên Xuân Lãng. Nhưng kích rích quá, lại thôi. Tôi có thể giúp bác về kỹ thuật được. Không những thế tôi còn mua cho bác đủ số phên phơi với giá rẻ. Chỉ bằng nửa giá phên mới, ngay bên Xuân Lãng thôi.
Mai nói vậy. Cứ như chuyện dễ ợt. Hắn thấy só hắn thật may. Thế là cái ý làm miến càng được khẳng định. Hắn làm đơn lên tiểu khu, lên phòng thủ công. Tất nhiên cũng phải có dủ các mục: Tên tôi là... số nhà... hoàn cảnh gia đình khó khăn (cụ thể) xin được cấp phát đăng ký lập tổ hợp tác (phải là hợp tác, cá nhân thì đừng hòng.) Làm miến tại... Tôi hứa sẽ... v. v...
Hắn rất hồi hộp. Không biết người ta có duyệt đơn không? Hắn đã nhờ anh Thân và Bình tác động, nói hộ, nhưng cả hai không quen ai ở tiểu khu. Anh Thân bảo. “Cứ làm ở tiểu khu, xong lên phòng thủ công thì anh quen. Thằng Ngoãn, em ông Trần ấy mà”. Anh động viên hắn “họ cho chứ làm gì không cho, làm miến chứ làm gì đâu mà không được”. Hắn cũng nghĩ thế nhưng hắn vẫn lo. Cuộc đời chẳng biết đâu mà lường. Điều gì cũng có thể xảy ra.
Hắn làm đơn xin sản xuất ngay tại nhà mình cho đỡ lôi thôi. Sau khi có giấy phép rồi thì xin chuyển địa điểm sau. Ông tổ trưởng nhận đơn và hẹn hai hôm nữa hắn sang trụ sở. Hai ngày ấy thật là lâu. Ông tổ trưởng này hiền lành không như ông tổ trưởng trước. Có vẻ ông ấy không gây khó khăn gì đâu.
Ông tổ trưởng xác nhận hoàn cảnh hắn. Tiểu khu đồng ý. Ký tên. Đóng dấu. Với lời ghi: Không được làm ảnh hưởng đến trật tự trị an chung, bảo đảm sinh hoạt trong xóm... v. v...
Được giấy tờ, cả nhóm ba người (Bình bảo: “Ngõ ba nhà”) họp nhau ở nhà Giang và quyết định đẩy mạnh mọi hoạt động. Quyết tâm cao: Có miến bán vào dịp rằm tháng Bảy. Hôm ấy đã là mồng 2 tháng Bảy rồi. Chỉ còn hai tuần nữa thôi. Hắn, Giang và Ky ngồi ở phía sân sau, nơi trông ra dòng sông Nhị Bạc. Mẹ Giang, một bà già nhỏ, gầy đanh quánh, cứ mon men ra sân sau, lại bị Giang đuổi:
- Bà đi vào đi
Hắn biết mẹ Giang muốn nói với hắn mấy câu, nhờ hắn trông nom, dạy dỗ, kèm cặp Giang... Hắn biết mẹ Giang đặt rất nhiều tin tưởng vào hắn.
Hắn nhìn dòng sông xám trôi mải miết. Dòng sông loang loáng những gợn đèn từ các căn nhà hắt ra. Dòng sông hắn đã viết trong bản trường ca Đầu cầu, đang nằm ở một két hồ sơ tối tăm, bụi bặm, ẩm thấp của Sở Công an:
Em buông lưỡi câu không mồi
Bên dòng sông loang loáng dầu trôi
Không hay thuyền qua nước gợn
Không hay tàu qua nổi còi
Em chở con cá vàng vây đỏ
Giật lên cá biến thành hoàng tử
Như chuyện bà kể đêm xưa ôm bé vào lòng.
Đầu cầu.
Cổ tích thành dòng sông
Dòng sông thành cổ tích.

“Mình đã ca ngợi thực lòng. Mình đã tô hồng đến thế. Lãng mạn có cánh bay đến thế. Còn gì nữa nhỉ?
Ván gỗ trồi hàng đinh dài nhọn hoắt
Một chiếc thuyền tan bom nổ chậm đáy sông
Hết rồi, thuyền ơi!
Tiếng cười sang ngang
Bên bồi, bên lở
Đêm triều lên, nghe đại dương thở quanh ván gỗ
Ván gỗ trôi, mặt sóng đục ngầu
Nón bài thơ trôi băng băng vô tình hối hả
Nón tráng đẹp như gương mặt ai vừa đây đã không còn nữa
Nón che nghiêng gò má rám hồng
Chán mắt ai nhìn trái tim cuống quít
Nón trôi vun vút
Nón trôi từ đâu
Nón trôi về đâu
Nón trôi giữa những mố cầu
Bom chém dầy thân khắc nghiệt
Nón trôi nước xiết
Như mộ ai trôi
Trôi giữa dòng sông
Một cuộc sống không quen
Mà thân thuộc vô cùng.

Mình làm thơ cũng không đến nỗi nào. Mình đã làm những câu thơ ấy trên yên xe đạp. Trong lúc đợi phà. Trong những đêm một mình xa Ngọc, xa các con. Mấy năm rồi nhỉ?!
Hắn lại mộng du. Vì vậy Giang lại phải nhắc lại một lần nữa:
- Thế nhé. Mỗi người tạm đóng bảy yến . Ngày mai mang tiền đến anh Tuấn. Mua giấy dầu, mua luồng, đắp lò...
Bảy chục. Một món tiền to. Gần bằng cái cán sự bốn. Hơn lương hắn. Hắn chỉ cán ba thôi. Bảy chục.
Hắn đào đâu ra những bảy chục. Hắn nghĩ đến mấy bó túi ni-lông. Đã dán rồi, nhưng chưa giả hàng. Chưa xe xuống ông Quỳnh. Hắn yên tâm.
Hắn chọn ra được ba bó. Loại như Len đã bán lần trước. Hắn cắt những túi to, dày ra làm hai, dán lại một lần nữa, cho vẫn đủ số bó. Hắn đếm lại mỗi bó đúng một trăm túi. Nhưng bà phê Đô Thớt không đến. Bà Phê Đô Thớt có trục trặc gì với Giang. Hỏi Giang, Giang không nói.
Hắn phải mang đi bán. Bình bàn bán cho Thế, cái anh viết vàn không được đã chuyển sang nghề làm nhựa. Vợ Thế có một mẹt dép nhựa, túi ni-lông ở phố Ông ích Khiêm. Hắn cho cả ba bó vào trong một cái làn. Buổi trưa, hắn lò mò đến nhà Thế.
Thế khi đó còn đang ở trên gác, một căn gác hẹp. Thế đang nằm ngủ trên đi-văng. Hắn ngồi im lặng. Hắn biết mình đang làm phiền người khác. Giá như trước đây hắn khẽ hắng giọng, hay e hèm một tiếng và cười bảo Thế:
- Dậy đi. Ngủ thế trộm nó khiêng hết cũng chẳng biết đâu.
Và Thế choàng dậy, thấy hắn, hẳn Thế vui và niềm nở, chuyện như pháo nổ.
Bây giờ hắn ngồi im lặng nhìn Thế ngủ, ý thức được ràng mình đang quấy rầy người khác. Còn hơn thế. Hắn nhìn ba bó túi ni-lông trong làn mà nghĩ rằng hắn giống như một người đem cái tin đầu tiên của mình đến nhà riêng ông tổng biên tập báo uyên bác và từng trải. Giấc ngủ của Thế có vẻ mệt nhọc của người vật lộn với đời. Hắn đã nghe Bình nói: Thế nhờ Bình viết bài trên báo phê bình guốc nhựa, dép nhựa của hợp tác xã Bình Minh chất lượng xấu. (Hợp tác xã Bình Minh là Thế. Phải là một hợp tác xã mới được đăng ký sản xuất. Thế tổ chức một hợp tác xã mà thực chất là Thế và một số người làm thuê)
- Sao nó nhờ mày làm thế. Hàng bán cho ai được.
- Nó được miễn thuế mấy tháng. Nó bảo không bán được hàng vì bài báo.
Thế là bậc đàn anh trong ngành nhựa. Hẳn Thế sẽ giúp hắn trong lúc hoạn nạn này. Nhưng Thế vẫn ngủ. Hắn hy vọng Thế chỉ chợp mắt một lúc. Thế nằm trên đi-văng. Hắn ngắm cái quạt Marelli tuốc- năng hẳn hoi. Quay nhè nhẹ êm ru. Cần mẫn, tận tuỵ, im lặng làm phận sự và vững tin ở giá trị của mình. Hắn ngắm nồi miến gà ăn dở nguội tanh nguội ngắt, cái muôi cắm vào nồi, những sợi miến trương lên. Có cả lòng gà, và những miếng mộc nhĩ thái nhỏ đen đen. Hắn nhìn nồi miến gà ăn dở như nhìn biểu tượng của thiên đường sung túc, một sự thừa mứa, một viễn ảnh ngoài tầm tay, hắn không bao giờ dám nghĩ tới, dám ao ước. Hắn nghĩ đến vợ con, đến bát canh nấu muối trên mâm cơm nhà hắn. Hắn nghĩ đến cái quạt đi-na-mô xe đạp ở nhà Bình mà hắn vẫn thèm khát, đến những cái quạt nan phì phạch suốt đêm ở nhà hắn.
Hắn thở dài.
Không biết Thế còn ngủ đến bao giờ, nếu không có thằng con Thế đi đâu về chào hắn.
Thế tỉnh giấc, ngồi dậy, bảo:
- Sao không gọi tôi? Đến lâu chưa”
Hắn ngượng nghiụ, ấp úng mãi mới lôi ra một bó ni-lông, mặt đỏ gay vì xấu hổ, hình như cả nhục nhã nữa, vì nó tố cáo bước đường cùng của hắn và hắn là một tên ăn cắp.
-Bình nó bảo ông tiêu thụ hộ được cái này.
Thế đỡ lấy bó ni-lông ngắm nghía:
- Cái này không phải mình, mà là bà xã.
Hắn thở dài nghĩ đến cơ đận phải xách làn về:
- Bà ấy ngồi ở phố Ông ích Khiêm à?
- Không, bây giờ bà ấy ra cửa chợ. Tối mới ngồi ở Ông ích Khiêm.
Hắn trầm ngâm, không giấu được vẻ lo lắng, bồn chồn.
- Uống nước đi. Sao? Đã làm ăn gì chưa.
Hắn cười, đau khổ:
- Làm gia công mấy thứ cho công ty bà ấy, hết là nghỉ.
Thế thông cảm:
- Thôi, đưa cho mình cũng được.
Vẻ mặt hắn sáng lên, nhẹ nhõm lên, tươi tắn lên.
Thế nhìn vào cái làn:
- Còn nữa à?
- Ba bó cơ.
Hắn nói như người có lỗi. Thế giật mình trước tình thế khó khăn phức tạp ấy.
Hắn sợ hãi vội nói trước:
- Ông lấy được bao nhiêu thì lấy.
Thế thở dài như thấu hiểu trách nhiệm nạng nề của mình với bạn trong lúc bạn lâm vào bước đường cùng. Anh nhíu mày suy nghĩ rất lung:
- Tôi lấy cho ông hai bó. Mỗi bó hai nhăm đồng. Năm chục tất cả.
Thế đếm tiền. Hắn ngớ ra. Vì hắn tưởng mỗi bó ba chục. Len đã bảo bán lẻ những năm hào. Nhưng thôi. Cũng được. Biết bán ở đâu bây giờ. Mang ra chợ thì hắn không dám rồi.
Hắn cầm năm chục từ tay Thế. Thế bỗng lục lục tủ, miệng lẩm bẩm. “Xem còn tiền không, tôi lấy nốt cho ông, ông đỡ phải mang về. à còn đây! Xem nào. Còn hai chục. Hai chục, được không?”...
Hắn thở dài cám ơn Thế ra về. Thế dặn: Lần sau có cứ mang lên. Ba trăm chứ nữa cũng được. ăn xuống thang. Xong ba bó túi poliester. Bảy chục tất cả. Vừa một suất đóng cổ phần làm miến. Tuy khi đi, han và Ngọc đã tính được chín chục. Sẽ còn thừa hai chục để Ngọc chi tiêu. Hơi đau. Hơi hẫng vì mình đã tính trước. Đã lên kế hoạch. Đã vào sổ trong óc. Đã chắc chắn có chỗ dôi ra.. Nên mới buồn. Thế đúng là loại người như Mác nói, chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Mọi tình cảm đều để lên cán cân lợi nhuận. Hắn oán và khinh Thế. Nhưng hắn lại nghĩ: Không có Thế hắn biết bán cho aì? Của ăn cắp được, tốt lắm rồi. Thế còn phải chi nhiều. Cống nhiều. Như cái mái ngói cho ngôi nhà của ông Tăng bên dưới nhà hắn. Luật đời như vậy. Trấn người này nộp người khác.
Giang, Ky đều có tiền góp đúng hạn. Ba người đi mua tre luồng, gác lên bốn bức tưởng làm mái, mua giấy dầu... Hắn đang cởi trần cưa cắt leo trèo thì thằng Hiệp đến. Đi theo thằng Hiệp là Đoàn Mai, người em họ, kỹ thuật viên làm miến đại tài của hắn. Mai sang nhà hắn, nghe Ngọc nói chuyện, vội bảo thằng Hiệp đưa đến. Nhìn tất cả công việc đang diễn ra với một tốc độ khẩn trương vui vẻ và tin tưởng, Mai sững người. Hắn reo lên:
- Chú Mai Chú thấy được không. Mặt bằng này phơi miến thì vô địch rồi còn gì.
Mai tần ngần nói khẽ:
- Tưởng nói thế thôi. Hoá ra làm ngay à?
Hắn biết có trục trặc gì rồi. Hắn kéo Mai đi uống nước chè ngoài quán. Thì ra Mai không biết làm miến, nhưng cái chỗ phên phơi Mai vẫn bảo đảm cho, giá rẻ thôi. “Họ đang làm, nhưng tôi lấy là họ phải nhượng lại. Dăm chục chiếc giá cũng không được lấy cao”.
Hắn “báo cáo”ngay với nhóm diễn biến ấy. Nhưng Giang bảo “không cần kỹ thuật, chỉ cần phên thôi”.
Hắn về quê gặp Mai. Và cùng Mai sang Xuân Lãng mua phên, chất lên xích-lô, chở qua bến Tắm, về nơi làm miến. Qua lần đi này, hắn hiểu sâu sắc rằng Mai là người nói phét. Đó là toàn bộ số phên của một người làm miến đã giải nghệ lâu rồi. Và đang cần bán. Không biết sao Mai hay nói rộng thế. Bố hắn biết chuyện cũng bảo:
- Cái thằng nói một tấc đến giời.
Khi còn là giáo viên Mai không mẵc chứng ấy. Bị bắt, rồi bị thải hồi, Mai mới sinh ra như vậy. Mãi sau hắn mới biết lí do Mai bị bắt. Mai bị nghi vấn nằm trong một tổ chức phản động. Cái tổ chức phản động ở làng Cầu này bị phát giác là do một ông công an ở Sở về tìm thấy mấy cải kíp mìn giấu trong gầu tát nước treo dưới bếp nhà một tên lính nguỵ. Từ đó lôi ra cả một tổ chức. Hàng chục. Hàng mấy chục. Có cả người họ hàng gần với Đoàn Mai. Mai bị quơ. Rồi được tha. Nhưng bị thải hồi, bị đuổi khỏi ngành giáo dực. Đó là thời gian xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Củng cố, gìn giữ hậu phương đang là vấn đề sống còn của cách mạng.
Người khám phá ra vụ án này từ chỗ không ai chú ý, bỗng được tín nhiệm, được cất nhắc. Một cái bàn đạp để ông ta đi lên. Trong tù hắn đọc báo thấy ông ta được tham gia phái đoàn hội nghị bốn bên ở Tân Sơn Nhất. Ông ta là tượng trưng cho ngành an ninh thành phố. Là sự sắc sảo chính trị, vững chắc như đá tảng về lập trường. (Chính sự vững chắc về lập trường đã quyết định tất cả). Là kiến thức rộng rãi, là nghiệp vụ siêu đẳng, là tinh thần cảnh giác cách mạng tuyệt vời. Là sự thông minh ửng xử không chê vào đâu được với bọn địch ở hội nghị bốn bên. Là niềm tự hào của thành phố, là vinh dự cho những ai quen ông hay chỉ được nói chuyện cùng ông, nói chuyện về ông. Ông là cánh tay phải của ông Trần.
Tên ông là Lê Cộng.



Cái khoản ba mươi đồng, tiền bán túi ni-lông Len và Giang đưa như một quả tạ ném vào cán cân kinh tế nhà hắn. Ngọc đi đến một quyết định táo bạo: Tổ chức một bữa liên hoan nhân dịp Giang về. Tất nhiên phải có cả bà Phê Đô Thớt. Chỉ bỏ ra dăm đồng thôi là có được một bữa kha khá.

Len nhận lời, nhưng không đến. Lũ trẻ hỏi Giang:

- Cô Len đâu, hả cậu Giang?

Chúng không gọi Giang bằng chú. Chúng gọi Giang bằng cậu. Giang muốn thế. Gọi bằng chú nó thường, nó nhàm. Gọi bằng cậu nghe thân hơn. Giang bảo. “Cậu là em mẹ. Cậu Giang có họ về đằng mẹ Ngọc”.

Ngọc cũng hẫng. Ngọc bảo Giang:

- Hôm nào cô ấy đến đây, chị phải mắng cho một trận.

Giang cười:

- Kệ nó. Hôm nay nó phải về Nam Định.

- Về Nam Định làm gì?

- Bà cô ông bác gì ốm.

Bữa ăn không phải vì thế mà kém vui. Một đĩa thịt gà mua chợ. Một ít thịt lợn (phiếu trẻ em của thằng Dương) làm chả nem. Và bún. Thằng Dương cả thèm chóng chán. Nó giành hai cái gọng. Mặc cho thằng Hiệp tán tỉnh:

- Xương đấy. Cho anh một cái. Em ăn sao hết hai cái. Đi! Dương!

Hắn đã ăn mấy bữa cơm khách: ở nhà anh chị Thân, nhà Bình, nhà anh út thợ gò, em nhận của anh Chân... Ngon. Cá chép hấp. Tôm rán. Mực xào... Thịt gà thịt lợn... Mỗi bữa ăn một thực đơn khác nhau, nhưng cùng có một điểm giống nhau: Không ai hỏi hắn về chuyện hắn đi tù, vì sao hắn bị tù và hắn đã ở trại tù nào... Không ai đả động đến điều chí cốt khiến hắn phải đi xa gần năm năm và bây giờ trở về (do đó nên mới có bữa cơm vui này). Người ta lảng tránh, người ta không hỏi, người ta sợ cái đề tài cấm kỵ ấy. Phải. Đó là một đề tài cấm kỵ. Chính vì vậy mà bữa ăn ngon, đầm ấm, nhưng thiếu sự đồng cảm tinh thần.

Bữa ăn với Giang thì khác. Dù không nói đến kỷ niệm tù vì có lũ trẻ, hắn và Giang vẫn hoàn toàn đồng cảm.

Hai người bàn nhau cách kiếm sống. Giang định đi làm mộc. Cái nghề Giang học được ở trong tù.

Thế rồi Giang kể chuyện chị Giang. Chị Hiên đi buôn bột dong riềng. Lãi lắm. “Anh chưa gặp chị em. Chị em đẹp lắm. Không như em đâu”.

- Hay là anh em mình làm miến?

Đó chỉ là một câu hỏi vu vơ sau bữa ăn, nhưng rồi hoá ra thành sự thật. Thời gian đó làm miến đang phát tài. Nhiều người xây nhà.

Đã có những thuận lợi đầu tiên. Địa điểm, nhờ Phu, người bạn chuyên đi tiếp tế cho Giang. Nhà Phu dưới An Thái, chỗ hồ bơi đi vào. Phu có một mảnh vườn rộng, một căn nhà đã xây tường, nhưng chưa có mái. Giang đưa về nhà hắn một người tên là Ky, ở phố Huyền Trân, hình như do Len giới thiệu với Giang. Ky trông thấy hắn, mê tít:

- Anh Giang có nói với em: Anh em mình thành lập một tổ hợp tác làm miến Về mặt thủ tục anh lo. Tuy mới gặp anh, nhưng em thấy chị và các cháu thế này là em tin. Anh làm tổ trưởng rất tốt. Tuổi anh giao dịch rất đẹp. Với người trẻ cũng được. Với người già cũng được...

Sau này hắn mới biết Ky có nhà mặt đường, nhưng còn bố mẹ. Ky muốn tự lực. Nghề làm miến rõ ràng sống tốt. Nhất là Ky có hai thông tin “chính xác”: Chị Giang buôn bột dong riềng, hắn có một người em làm miến rất giỏi.

Điều thứ nhất đúng, nhưng điều thứ hai Ky bị lừa. Mà chẳng riêng Ky. Giang bị lừa. Hắn cũng bị lừa.

Chính hắn cũng tin rằng “em” hắn biết kỹ thuật miến. Đó là một người họ Đoàn, lớn tuổi hơn hắn, nhưng về vai vế trong làng, họ nội ngoại gần xa lại là em. Gọi hắn là bác. Hắn gọi là chú. Chú Mai. Chú Mai, một trong số ít ỏi người làng ra thăm hắn khi hắn đi tù về. Chú Mai đã từng đi bộ đội hồi kháng chiến chống Pháp, rồi đi dạy học. Và bị ta bắt ít ngày. Rồi được tha. Nhưng bị thải hồi. Dạo đó hắn cũng chẳng quan tâm đến những số phận như Mai. Hắn chỉ biết Mai về làng, làm bún nuôi lợn, con cái buôn gồng bán gánh, nay chợ này mai chợ khác. Đoàn Mai thăm hắn và rủ hắn đến một người bạn học của hắn: Huynh, giám đốc một Công ty xây dựng. Hắn cũng không hiểu vì sao, bằng những nguồn tin nào, Mai lại biết Huynh là bạn hắn. Thật là kỷ tài. Mai cả quyết:

- Nhưng có đúng Huynh cụt tay, Nguyễn Văn Huynh trước ở Uỷ ban kế hoạch, có vợ là bà Nguyên, mới li dị là bạn bác không nào?

Thế thì đúng rồi. Thế là Huynh và Nguyên đã li dị. Thời gian còn làm báo, hắn vẫn gặp Huynh và được Huynh rất tôn trọng. Tôn trọng về sức học. Tôn trọng về tài nàng. Đám cưới Huynh - Nguyên ở Hà Nội, hắn có tới dự. Nguyên, một cô gái xinh đẹp và cho tới năm nám trước vẫn còn là một thiếu phụ xinh đẹp, ăn mặc đúng thời trang.

Nhìn thấy hắn, giám đốc Huynh reo lên:

- Tuấn. Tớ chưa đến được, đừng chửi nhé.

Những người ngồi quanh thấy giám đốc nói với hắn như vậy, ngoái lại nhìn cả vào hắn. Hắn cảm thấy tự tin hơn. Hắn đã chuẩn bị sẵn thái độ. Nếu Huynh có lời nói hay cử chỉ gì trịch thượng hắn sẽ bỏ về ngay. Mai bấm tay hắn, vẻ tin tưởng. Huynh tiếp:

- Ông này là bạn học từ bé. Nay phó thường dân thôi. Nên càng quí. Chờ mình một tý được không? Huynh đứng lên đưa bao thuốc lá cho hắn.

Huynh xử dụng một bàn tay phải còn lại rất thành thạo. Vẫn cái kiểu vừa giữ bao diêm vừa bật diêm như thế. Một cánh tay áo rỗng nhét vào cạp quần như thế.

Huynh trở lại bàn làm việc. Bao nhiêu người xin chữ ký. Hợp đồng san nền. Xin nhượng lại xi-măng. Thanh toán thuyền cát. Ký quyết định biên chế chính thức cho những người hợp đồng. Duyệt giá chữa cần cẩu...

Huynh vừa giải quyết công việc, vừa nói to những lời giải thích: Tại sao được, tại sao không được. Vừa kêu ca chửi bới khâu cung cấp nguyên vật liệu, chửi bới cả một ông uỷ ban quan liêu nào đó. Hắn nghe thấy một người cười hề hề với giọng nịnh ra mặt:

- Thủ trưởng cứ như Phidel Castro ấy.

Cuối cùng chỉ còn bọn hắn.

- Lại đây. Uống nước. Sao? Ngọc có khoẻ không? Thời gian mày đi, tao đến nhà mày mấy lần, nhưng không gặp Ngọc. Mày vẫn khỏe đấy chứ? Trông thì sức khoẻ tốt đây. Đến chơi hay có việc gì? Nhiệt tình. Tốt. ủng hộ ngay khi biết lý do. Và cho qui cách. Nhưng lại nói thêm:

- Phải đi gặp trưởng phòng cung tiêu. Nó trực tiếp làm. Hay là thôi. Chờ một tý. Mình gọi điện cho nó. A lô, Thi đấy phải không? Kế hoạch cọc tre còn không nhỉ? Sao? Đủ rồi à? Phải chờ à? Mấy tháng nữa? Thế hả? ừ! ừ! Được!

Thế có nghĩa là không thành rồi. Mai rất tiếc. Hắn cũng không hỏi Mai vì sao Mai biết Huynh là bạn học với hắn. Chỉ riêng một điều ấy hắn đã tín nhiệm Mai. Hắn tâm sự với Mai về ý định làm miến của hắn. Mai cười thản nhiên:

- Tưởng gì chứ làm miến thì được. Tôi làm mãi rồi. Lập cả một tổ hợp tác bên Xuân Lãng. Nhưng kích rích quá, lại thôi. Tôi có thể giúp bác về kỹ thuật được. Không những thế tôi còn mua cho bác đủ số phên phơi với giá rẻ. Chỉ bằng nửa giá phên mới, ngay bên Xuân Lãng thôi.

Mai nói vậy. Cứ như chuyện dễ ợt. Hắn thấy só hắn thật may. Thế là cái ý làm miến càng được khẳng định. Hắn làm đơn lên tiểu khu, lên phòng thủ công. Tất nhiên cũng phải có dủ các mục: Tên tôi là... số nhà... hoàn cảnh gia đình khó khăn (cụ thể) xin được cấp phát đăng ký lập tổ hợp tác (phải là hợp tác, cá nhân thì đừng hòng.) Làm miến tại... Tôi hứa sẽ... v. v...

Hắn rất hồi hộp. Không biết người ta có duyệt đơn không? Hắn đã nhờ anh Thân và Bình tác động, nói hộ, nhưng cả hai không quen ai ở tiểu khu. Anh Thân bảo. “Cứ làm ở tiểu khu, xong lên phòng thủ công thì anh quen. Thằng Ngoãn, em ông Trần ấy mà”. Anh động viên hắn “họ cho chứ làm gì không cho, làm miến chứ làm gì đâu mà không được”. Hắn cũng nghĩ thế nhưng hắn vẫn lo. Cuộc đời chẳng biết đâu mà lường. Điều gì cũng có thể xảy ra.

Hắn làm đơn xin sản xuất ngay tại nhà mình cho đỡ lôi thôi. Sau khi có giấy phép rồi thì xin chuyển địa điểm sau. Ông tổ trưởng nhận đơn và hẹn hai hôm nữa hắn sang trụ sở. Hai ngày ấy thật là lâu. Ông tổ trưởng này hiền lành không như ông tổ trưởng trước. Có vẻ ông ấy không gây khó khăn gì đâu.

Ông tổ trưởng xác nhận hoàn cảnh hắn. Tiểu khu đồng ý. Ký tên. Đóng dấu. Với lời ghi: Không được làm ảnh hưởng đến trật tự trị an chung, bảo đảm sinh hoạt trong xóm... v. v...

Được giấy tờ, cả nhóm ba người (Bình bảo: “Ngõ ba nhà”) họp nhau ở nhà Giang và quyết định đẩy mạnh mọi hoạt động. Quyết tâm cao: Có miến bán vào dịp rằm tháng Bảy. Hôm ấy đã là mồng 2 tháng Bảy rồi. Chỉ còn hai tuần nữa thôi. Hắn, Giang và Ky ngồi ở phía sân sau, nơi trông ra dòng sông Nhị Bạc. Mẹ Giang, một bà già nhỏ, gầy đanh quánh, cứ mon men ra sân sau, lại bị Giang đuổi:

- Bà đi vào đi

Hắn biết mẹ Giang muốn nói với hắn mấy câu, nhờ hắn trông nom, dạy dỗ, kèm cặp Giang... Hắn biết mẹ Giang đặt rất nhiều tin tưởng vào hắn.

Hắn nhìn dòng sông xám trôi mải miết. Dòng sông loang loáng những gợn đèn từ các căn nhà hắt ra. Dòng sông hắn đã viết trong bản trường ca Đầu cầu, đang nằm ở một két hồ sơ tối tăm, bụi bặm, ẩm thấp của Sở Công an:

Em buông lưỡi câu không mồi

Bên dòng sông loang loáng dầu trôi

Không hay thuyền qua nước gợn

Không hay tàu qua nổi còi

Em chở con cá vàng vây đỏ

Giật lên cá biến thành hoàng tử

Như chuyện bà kể đêm xưa ôm bé vào lòng.

Đầu cầu.

Cổ tích thành dòng sông

Dòng sông thành cổ tích.



“Mình đã ca ngợi thực lòng. Mình đã tô hồng đến thế. Lãng mạn có cánh bay đến thế. Còn gì nữa nhỉ?

Ván gỗ trồi hàng đinh dài nhọn hoắt

Một chiếc thuyền tan bom nổ chậm đáy sông

Hết rồi, thuyền ơi!

Tiếng cười sang ngang

Bên bồi, bên lở

Đêm triều lên, nghe đại dương thở quanh ván gỗ

Ván gỗ trôi, mặt sóng đục ngầu

Nón bài thơ trôi băng băng vô tình hối hả

Nón tráng đẹp như gương mặt ai vừa đây đã không còn nữa

Nón che nghiêng gò má rám hồng

Chán mắt ai nhìn trái tim cuống quít

Nón trôi vun vút

Nón trôi từ đâu

Nón trôi về đâu

Nón trôi giữa những mố cầu

Bom chém dầy thân khắc nghiệt

Nón trôi nước xiết

Như mộ ai trôi

Trôi giữa dòng sông

Một cuộc sống không quen

Mà thân thuộc vô cùng.



Mình làm thơ cũng không đến nỗi nào. Mình đã làm những câu thơ ấy trên yên xe đạp. Trong lúc đợi phà. Trong những đêm một mình xa Ngọc, xa các con. Mấy năm rồi nhỉ?!

Hắn lại mộng du. Vì vậy Giang lại phải nhắc lại một lần nữa:

- Thế nhé. Mỗi người tạm đóng bảy yến . Ngày mai mang tiền đến anh Tuấn. Mua giấy dầu, mua luồng, đắp lò...

Bảy chục. Một món tiền to. Gần bằng cái cán sự bốn. Hơn lương hắn. Hắn chỉ cán ba thôi. Bảy chục.

Hắn đào đâu ra những bảy chục. Hắn nghĩ đến mấy bó túi ni-lông. Đã dán rồi, nhưng chưa giả hàng. Chưa xe xuống ông Quỳnh. Hắn yên tâm.

Hắn chọn ra được ba bó. Loại như Len đã bán lần trước. Hắn cắt những túi to, dày ra làm hai, dán lại một lần nữa, cho vẫn đủ số bó. Hắn đếm lại mỗi bó đúng một trăm túi. Nhưng bà phê Đô Thớt không đến. Bà Phê Đô Thớt có trục trặc gì với Giang. Hỏi Giang, Giang không nói.

Hắn phải mang đi bán. Bình bàn bán cho Thế, cái anh viết vàn không được đã chuyển sang nghề làm nhựa. Vợ Thế có một mẹt dép nhựa, túi ni-lông ở phố Ông ích Khiêm. Hắn cho cả ba bó vào trong một cái làn. Buổi trưa, hắn lò mò đến nhà Thế.

Thế khi đó còn đang ở trên gác, một căn gác hẹp. Thế đang nằm ngủ trên đi-văng. Hắn ngồi im lặng. Hắn biết mình đang làm phiền người khác. Giá như trước đây hắn khẽ hắng giọng, hay e hèm một tiếng và cười bảo Thế:

- Dậy đi. Ngủ thế trộm nó khiêng hết cũng chẳng biết đâu.

Và Thế choàng dậy, thấy hắn, hẳn Thế vui và niềm nở, chuyện như pháo nổ.

Bây giờ hắn ngồi im lặng nhìn Thế ngủ, ý thức được ràng mình đang quấy rầy người khác. Còn hơn thế. Hắn nhìn ba bó túi ni-lông trong làn mà nghĩ rằng hắn giống như một người đem cái tin đầu tiên của mình đến nhà riêng ông tổng biên tập báo uyên bác và từng trải. Giấc ngủ của Thế có vẻ mệt nhọc của người vật lộn với đời. Hắn đã nghe Bình nói: Thế nhờ Bình viết bài trên báo phê bình guốc nhựa, dép nhựa của hợp tác xã Bình Minh chất lượng xấu. (Hợp tác xã Bình Minh là Thế. Phải là một hợp tác xã mới được đăng ký sản xuất. Thế tổ chức một hợp tác xã mà thực chất là Thế và một số người làm thuê)

- Sao nó nhờ mày làm thế. Hàng bán cho ai được.

- Nó được miễn thuế mấy tháng. Nó bảo không bán được hàng vì bài báo.

Thế là bậc đàn anh trong ngành nhựa. Hẳn Thế sẽ giúp hắn trong lúc hoạn nạn này. Nhưng Thế vẫn ngủ. Hắn hy vọng Thế chỉ chợp mắt một lúc. Thế nằm trên đi-văng. Hắn ngắm cái quạt Marelli tuốc- năng hẳn hoi. Quay nhè nhẹ êm ru. Cần mẫn, tận tuỵ, im lặng làm phận sự và vững tin ở giá trị của mình. Hắn ngắm nồi miến gà ăn dở nguội tanh nguội ngắt, cái muôi cắm vào nồi, những sợi miến trương lên. Có cả lòng gà, và những miếng mộc nhĩ thái nhỏ đen đen. Hắn nhìn nồi miến gà ăn dở như nhìn biểu tượng của thiên đường sung túc, một sự thừa mứa, một viễn ảnh ngoài tầm tay, hắn không bao giờ dám nghĩ tới, dám ao ước. Hắn nghĩ đến vợ con, đến bát canh nấu muối trên mâm cơm nhà hắn. Hắn nghĩ đến cái quạt đi-na-mô xe đạp ở nhà Bình mà hắn vẫn thèm khát, đến những cái quạt nan phì phạch suốt đêm ở nhà hắn.

Hắn thở dài.

Không biết Thế còn ngủ đến bao giờ, nếu không có thằng con Thế đi đâu về chào hắn.

Thế tỉnh giấc, ngồi dậy, bảo:

- Sao không gọi tôi? Đến lâu chưa”

Hắn ngượng nghiụ, ấp úng mãi mới lôi ra một bó ni-lông, mặt đỏ gay vì xấu hổ, hình như cả nhục nhã nữa, vì nó tố cáo bước đường cùng của hắn và hắn là một tên ăn cắp.

-Bình nó bảo ông tiêu thụ hộ được cái này.

Thế đỡ lấy bó ni-lông ngắm nghía:

- Cái này không phải mình, mà là bà xã.

Hắn thở dài nghĩ đến cơ đận phải xách làn về:

- Bà ấy ngồi ở phố Ông ích Khiêm à?

- Không, bây giờ bà ấy ra cửa chợ. Tối mới ngồi ở Ông ích Khiêm.

Hắn trầm ngâm, không giấu được vẻ lo lắng, bồn chồn.

- Uống nước đi. Sao? Đã làm ăn gì chưa.

Hắn cười, đau khổ:

- Làm gia công mấy thứ cho công ty bà ấy, hết là nghỉ.

Thế thông cảm:

- Thôi, đưa cho mình cũng được.

Vẻ mặt hắn sáng lên, nhẹ nhõm lên, tươi tắn lên.

Thế nhìn vào cái làn:

- Còn nữa à?

- Ba bó cơ.

Hắn nói như người có lỗi. Thế giật mình trước tình thế khó khăn phức tạp ấy.

Hắn sợ hãi vội nói trước:

- Ông lấy được bao nhiêu thì lấy.

Thế thở dài như thấu hiểu trách nhiệm nạng nề của mình với bạn trong lúc bạn lâm vào bước đường cùng. Anh nhíu mày suy nghĩ rất lung:

- Tôi lấy cho ông hai bó. Mỗi bó hai nhăm đồng. Năm chục tất cả.

Thế đếm tiền. Hắn ngớ ra. Vì hắn tưởng mỗi bó ba chục. Len đã bảo bán lẻ những năm hào. Nhưng thôi. Cũng được. Biết bán ở đâu bây giờ. Mang ra chợ thì hắn không dám rồi.

Hắn cầm năm chục từ tay Thế. Thế bỗng lục lục tủ, miệng lẩm bẩm. “Xem còn tiền không, tôi lấy nốt cho ông, ông đỡ phải mang về. à còn đây! Xem nào. Còn hai chục. Hai chục, được không?”...

Hắn thở dài cám ơn Thế ra về. Thế dặn: Lần sau có cứ mang lên. Ba trăm chứ nữa cũng được. ăn xuống thang. Xong ba bó túi poliester. Bảy chục tất cả. Vừa một suất đóng cổ phần làm miến. Tuy khi đi, han và Ngọc đã tính được chín chục. Sẽ còn thừa hai chục để Ngọc chi tiêu. Hơi đau. Hơi hẫng vì mình đã tính trước. Đã lên kế hoạch. Đã vào sổ trong óc. Đã chắc chắn có chỗ dôi ra.. Nên mới buồn. Thế đúng là loại người như Mác nói, chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Mọi tình cảm đều để lên cán cân lợi nhuận. Hắn oán và khinh Thế. Nhưng hắn lại nghĩ: Không có Thế hắn biết bán cho aì? Của ăn cắp được, tốt lắm rồi. Thế còn phải chi nhiều. Cống nhiều. Như cái mái ngói cho ngôi nhà của ông Tăng bên dưới nhà hắn. Luật đời như vậy. Trấn người này nộp người khác.

Giang, Ky đều có tiền góp đúng hạn. Ba người đi mua tre luồng, gác lên bốn bức tưởng làm mái, mua giấy dầu... Hắn đang cởi trần cưa cắt leo trèo thì thằng Hiệp đến. Đi theo thằng Hiệp là Đoàn Mai, người em họ, kỹ thuật viên làm miến đại tài của hắn. Mai sang nhà hắn, nghe Ngọc nói chuyện, vội bảo thằng Hiệp đưa đến. Nhìn tất cả công việc đang diễn ra với một tốc độ khẩn trương vui vẻ và tin tưởng, Mai sững người. Hắn reo lên:

- Chú Mai Chú thấy được không. Mặt bằng này phơi miến thì vô địch rồi còn gì.

Mai tần ngần nói khẽ:

- Tưởng nói thế thôi. Hoá ra làm ngay à?

Hắn biết có trục trặc gì rồi. Hắn kéo Mai đi uống nước chè ngoài quán. Thì ra Mai không biết làm miến, nhưng cái chỗ phên phơi Mai vẫn bảo đảm cho, giá rẻ thôi. “Họ đang làm, nhưng tôi lấy là họ phải nhượng lại. Dăm chục chiếc giá cũng không được lấy cao”.

Hắn “báo cáo”ngay với nhóm diễn biến ấy. Nhưng Giang bảo “không cần kỹ thuật, chỉ cần phên thôi”.

Hắn về quê gặp Mai. Và cùng Mai sang Xuân Lãng mua phên, chất lên xích-lô, chở qua bến Tắm, về nơi làm miến. Qua lần đi này, hắn hiểu sâu sắc rằng Mai là người nói phét. Đó là toàn bộ số phên của một người làm miến đã giải nghệ lâu rồi. Và đang cần bán. Không biết sao Mai hay nói rộng thế. Bố hắn biết chuyện cũng bảo:

- Cái thằng nói một tấc đến giời.

Khi còn là giáo viên Mai không mẵc chứng ấy. Bị bắt, rồi bị thải hồi, Mai mới sinh ra như vậy. Mãi sau hắn mới biết lí do Mai bị bắt. Mai bị nghi vấn nằm trong một tổ chức phản động. Cái tổ chức phản động ở làng Cầu này bị phát giác là do một ông công an ở Sở về tìm thấy mấy cải kíp mìn giấu trong gầu tát nước treo dưới bếp nhà một tên lính nguỵ. Từ đó lôi ra cả một tổ chức. Hàng chục. Hàng mấy chục. Có cả người họ hàng gần với Đoàn Mai. Mai bị quơ. Rồi được tha. Nhưng bị thải hồi, bị đuổi khỏi ngành giáo dực. Đó là thời gian xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Củng cố, gìn giữ hậu phương đang là vấn đề sống còn của cách mạng.

Người khám phá ra vụ án này từ chỗ không ai chú ý, bỗng được tín nhiệm, được cất nhắc. Một cái bàn đạp để ông ta đi lên. Trong tù hắn đọc báo thấy ông ta được tham gia phái đoàn hội nghị bốn bên ở Tân Sơn Nhất. Ông ta là tượng trưng cho ngành an ninh thành phố. Là sự sắc sảo chính trị, vững chắc như đá tảng về lập trường. (Chính sự vững chắc về lập trường đã quyết định tất cả). Là kiến thức rộng rãi, là nghiệp vụ siêu đẳng, là tinh thần cảnh giác cách mạng tuyệt vời. Là sự thông minh ửng xử không chê vào đâu được với bọn địch ở hội nghị bốn bên. Là niềm tự hào của thành phố, là vinh dự cho những ai quen ông hay chỉ được nói chuyện cùng ông, nói chuyện về ông. Ông là cánh tay phải của ông Trần.

Tên ông là Lê Cộng.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61