Chương 26
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Bữa cơm đầu tiên hắn ăn với gia đình hắn. Con Thương và anh nó, thằng Hiệp ngồi đầu nồi. Cả nhà quây quần quanh cái mâm nhôm chỉ có hai món: Một quả trứng bác dành cho bé Dương và một bát ô-tô cá khô nấu với rau diếp, sáng tác của thằng Hiệp. Nó không muốn chơi với thằng Dương. Việc khó khăn ấy, nó đẩy cho em nó. Nó nhận phần nấu cơm.
Sau những giây phút choáng váng vì niềm vui bất ngờ quá lớn, Ngọc đã để ý ngay đến nữa cơm. Nhìn mấy chiếc lá rau diếp chín nhũn trong nồi riêu cá khô, nàng định xuống thang ra Ngã Bảy, nhưng khi biết bé Dương có tiêu chuẩn một quả trứng gà bác với cà chua, hắn nhất định giữ Ngọc lại. Hắn không muốn Ngọc đi đâu cả. Hắn không muốn xa Ngọc trong lúc này.
- Anh ăn kiểu gì cũng ngon mà.
Trừ mỗi mình thằng Hiệp ăn vội. Còn cả nhà vừa ăn vừa nhìn ngắm nhau. Vắng đàn ông lạnh nhà, vắng đàn bà lạnh bếp. Hắn đã về. Căn nhà của mấy mẹ con không lạnh nữa rồi. Cái Thương vừa ăn vừa bón cho em. Nhưng bé Dương không nghe, cứ đòi bố chúc. Nó vẫn chưa hết bỡ ngỡ vì có cả một người bố đang ngồi trước mặt nó, chúc cho nó, ăn cơm cùng với nó, với mẹ Ngọc, với các anh chị. Thỉnh thoảng nó lại ngừng nhai nhìn bố chăm chú. Hắn cũng nhìn nó ân yếm và đưa tay vuốt vuốt đứa con mà hắn biết hắn có từ gần bốn năm nay, nhưng đến giờ mới được nhìn thấy.
Đúng như Ngọc viết trong thư gửi cho hắn khi hắn còn ở tù: Anh cứ hình dung bé Dương giống hệt thằng Hiệp, nhưng lại có lúm đồng tiền nữa. Ai cũng khen xinh. Có hôm nó bảo: Xinh thế mà chẳng được cái gì ăn cả. Buồn cười lắm, anh ạ. Hắn nhìn Ngọc và thấy Ngọc đang nhìn mình như muốn hỏi: “Em nói có đúng hhông”. Hắn gật đầu: “Đúng".
Thằng Hiệp lùa vội mấy bát cơm, buông bát đũa, lấy xe đạp của mẹ xuống gác: “Con đến chú Bình, đến bác Thân đây, rồi mẹ cho con mang xe đạp đi học luôn, không muộn mất, mẹ ạ". Hắn thấy con hắn đứa nào cũng lớn quá. Lạ hẳn. Nhưng hắn vẫn nhận ngay ra là con hắn.
Bé Dương đứng lên, nắm chặt hai tay, răng nghiến lại (để biểu hiện quyết tâm của nó) nói:
- Mẹ về ông bà bắt bốn con gà của con cho bố.
Ngọc và con Thương cười vang. Để hắn hiểu hết ngọn nguồn câu nói ấy, Ngọc bảo:
- Chả là thế này. Em mua cho bốn đứa bốn con gà. Em Dương nhận hết bốn con: Của con, của bố. Con chị chúm chím cái mồm, bắt chước thằng em, rồi bảo:
- Em hôm nay hào phóng thế nhỉ. Cho bố cả bốn con.
Hắn xốc bé Dương lên lòng. Bé vẫn tiếp tục câu chuyện của bé:
- Mẹ phải về ngay đấy.
Bé Dương, cái sinh linh kỳ diệu nhỗ bé của hắn mà hắn đang bồng bế trên tay được nuôi trong bụng mẹ bằng nước mắt là kết quả tình yêu giữa hai vợ chồng trong những ngày tự do cuối cùng của hắn khi hai người còn được gần nhau, khi hắn đưa nàng đi học. Đó là những ngày mãi mãi chói sáng, mãi mãi tươi đẹp, mãi mãi ghi nhớ trong cuộc đời tăm tối của hắn. Bởi bản thân sự tuyệt diệu của những ngày ấy. Bởi sau đó là tù tội, là chia cắt, là đen tối. Nào ngờ chuyến đưa Ngọc lên trường đại học, trở về thì bị... Nào ngờ xa Ngọc lần ấy là đi vào cõi khác. Cuộc đời hai vợ chồng cũng giống như những cây phi lao trồng dọc đường quốc lộ, trồng dọc hai bên đường Thanh Nguyên, từ phà Tắm về nhà bố mẹ.
Khi đưa Ngọc đi, hàng cây xanh tốt biết bao. Khi để Ngọc ở trường trở về, hàng cây mơn mởn đang tuổi trưởng thành với những cành lá kim xanh trĩu nặng xếp thành hình chóp đã bị vặn cụt ngọn, những thớ gỗ ở chỗ gẫy đó xoắn lại đứt phựt như người ta xoắn vặn nắm rau muống. Cái vệt cơn bão số 7 năm 1968 đi qua còn để lại, cơn bão muộn đã gần cuối thu thật hãi hùng. Cũng như cây bị xoắn đứt ngang thân, ít lâu sau hắn bị bắt. Hay đó là điềm báo trước mà hắn không biết. Hạnh phúc và tai họa gần kề nhau như thế đấy. Lúc hàng cây đang xanh, lúc hai vợ chồng ngồi trên tàu hỏa lên Hà Nội và đi tiếp đến trường trong lòng biết bao náo nức là lúc cơn bão đã hình thành đâu đó ở biển Đông. Và cũng lúc ấy người ta đã lập hồ sơ chuẩn bị bắt hắn rồi.
Chuyến đi cùng nhau năm ấy lên trường đại học sẽ vĩnh viễn nằm trong trí nhớ hắn. Chỉ cần quên hết chung quanh, chỉ cần bật một kênh nào đó trong dĩ vãng là có một con tàu đang lăn bánh trong buổi chiều tà hầm hập, tiếng bánh gang dằn vào những chỗ nối, tiếng còi giật lên vang vọng, trong toa người đứng người ngồi chen chúc như nêm.
Và cũng bởi vì còn đang chiến tranh, chưa biết tàu chỉ chạy đến ga nào, đến đâu thì phải xuống để về trưởng. Địa chỉ trường Ngọc sẽ học hoàn toàn mới mẻ đối với cả hai. Nên hắn lấy vé tới ga cuối cùng. Ga Vũ ẻn.
Đó là chuyến tàu đưa Ngọc đến tương lai để bằng chị bằng em, bằng bè bạn. Cuối cùng mơ ước học đại học của Ngọc đã thành sự thật. Nàng đã phấn đấu. Liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Có thừa số năm công tác quy định. Cơ quan đã cử nàng đi. Nàng thức đêm ở giường khi hắn ngồi cày ở bàn. Để ôn tập.
Tàu đi. Tiếng rầm rập mà nghe như tiếng hát ca. Nóng ngột ngạt, nhưng câu chuyện của hành khách trong toa vẫn cứ vui vẻ từ chuyện này nhảy sang chuyện khác. Dù đã tối rồi chẳng nhìn thấy mặt nhau. Đột nhiên tàu đưng lại. Nhao nhao. Đỗ đây à? Còn chay nữa không? Thôi. Cứ xuống đứng cạnh đường sắt một lát cho mát.
Hàng quà nhiều. Đèn con sáng như sao sa. Những bà mẹ, những em bé, những n. ười vợ của một vùng quê mang ra đây nắm cơm nếp đỗ đen, quả bòng, quả na, nồi bún riêu, mẹt thuốc lá. Tàu lại chuyển bánh. Tất cả bám đu lên. Rồi trời đen kịt lại. Tàu đang đi vào một vùng gió mát lạnh hơi nước. Mặt mũi nóng bừng dịu lại. Mưa. Mưa chéo. Gió ào ào bên ngoài. Cánh cửa đóng kín: nhưng vẫn có những giọt nước li ti bắn vào mặt họ. Ngọc ngồi nhích lại gần hắn. Tiếng hồng hộc của con tàu đang lao đi trong đêm mưa gió làm hai người quên được một chút lo lắng đến quãng đường còn lại. Nó có cái gì động viên, kích thích họ. Thế rồi cơn mưa tạnh đột ngột như đã đột ngột trút nước. Gió nhẹ. Cửa mở. Mát lạnh hai má. Tàu dừng hẳn. Lần này thì xuống tàu thật rồi. Hai vợ chồng chờ lấy xe đạp. Về đâu?
Những người bán hàng mời chào. Có cả những quán nhỏ, treo đèn, có ghế có bàn. Hắn và Ngọc ăn phở. Hắn thích ăn phở.
Khi trả tiền ông chủ quán xong, như một phép mầu, số hành khách xuống tàu đã biến đi đâu hết. Chỉ còn lại hai người. ông hàng phở chỉ cho họ biết lối đi ra đường quốc lộ. Con đường tối lượn quành sát một sườn núi bị vạc hoắm vào.
Hắn và Ngọc nhìn nhau. Ngọc nhìn quanh và phát hiện có một ánh đèn giữa cánh đồng phía xa. Họ nhận ra đấy là cánh đồng vì trăng đã lên. Một vầng trăng muộn to lớn trên bầu trời không một hạt bụi. Một vầng trăng muộn tuổi thơ.
Hai người dắt xe về phía đó. Như những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ trong rừng, trèo lên cây cao thấy ánh lửa trong nhà phù thủy đằng xa.
Nhưng họ không phải là những đứa trẻ và đấy cũng không phải là nhà của phù thủy. Đấy là một nhà kho hợp tác giữa đồng. Sân gạch rộng. Lúa tháng Tám xanh trĩu lá chung quanh trải ra đến mờ sương. Làng xóm chỉ là một vệt đen mãi xa.
Hắn dắt xe thiếu nhi Liên xô (anh Chân đã mua cho hắn cái xe này), Ngọc dắt xe Thống Nhất với chậu men, túi dết, ba-lô, túi xách...
Một người đàn ông đứng tuổi đang ngồi lau súng giữa nhà. Nghe hắn trình bày, ông ta vui vẻ:
- Cô chú cứ nghỉ ở đây!
Ông ta pha nước, nói về cơn dông, về đường đi đến cái xã có trường Ngọc học sơ tán. "Cũng gần đây thôi. Hai chục cây số nữa là đến, dễ đi lắm ".
Rồi ông ta đứng dậy:
- Súng đây. Chú trông kho giúp tôi. Hợp tác hôm nay giết lợn. Tôi đi lấy ít lòng ra anh em mình uống rượu.
Người sao đáng yêu. Vừa gặp đã tin ngay. Không hỏi giấy. Không hỏi đăng ký kết hôn. Lại trao cho cả súng. Có lẽ mặt mũi bọn hắn trông cũng lương thiện.
Khi đó con người đối với nhau còn tốt. Còn có lòng tin. Còn coi nhau như anh em.
Đi gần hết sân, ông thủ kho quay lại:
- Bể nước mưa đầy ở đầu nhà đấy. Rửa mặt mũi đi. Hay là tắm luôn cho mát.
Ông đi và mất hút vào cánh đồng mờ mờ hơi nước.
Trong xà lim hắn đã nhiều lần nhớ lại đêm hôm ấy Ngọc cũng biết hắn đang nghĩ tới điều gì. Nàng bảo:
- Chuyến vừa rồi lên thăm anh, em lại đi qua Tam Dương. Cùng một lối đi, anh ạ.
Nàng chỉ nói vậy. Hắn hiểu, điều đó với nàng có ý nghĩa gì. Con đường ấy sáng hôm sau hắn với nàng từ biệt ông thủ kho ra đi. Rồi từ Vĩnh Tường ngược lên. Vừa gò lưng đạp xe trên con đường nhựa hai bên trồng toàn những cây bồ kết dại vừa đọc Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi . Mỏi là ngồi nghỉ. Mua na ngồi ở gốc cây vệ đường mà ăn, mặc người qua lại.
Hắn nhường Ngọc đi xe Thống Nhất bon hơn, dễ đi hơn. Nàng lại đi qua Tam Dương, nghĩa là nàng lại sống lại cái đêm tuyệt vời ấy.
Nàng vợi nước mưa. Bể nước mưa đầy. Nước từ máng vẫn còn chảy ri rỉ xuống bể. Nàng cúi xuống vớt nước lên ngực để quen với nước lạnh. Hắn giội ào. Nước mát làm hai người tỉnh lại, xuýt xoa vì sung sướng, được rửa sạch bụi bậm của cả một ngày. Ngọc cẩn thận nhìn chung quanh và đứng thẳng người lên giội như hắn. Lần đầu tiên hắn thấy trăng vàng chảy trên người, trăng vàng chảy trên da thịt vợ hắn. Trăng chiếu lên người nàng. Trên đầu nàng là vòm trời thu không một gợn mây, chỉ một vầng trăng to tròn, gần như trong suối, im lặng, đang tỏa sáng. Chung quanh nàng là đồng lúa chạy tới mờ sương. Loang loáng phía xa những chuôm ao dát bạc giữa đồng.
Hắn nhìn tấm thân trần của vợ hắn lồ lộ giữa trời như lần đầu tiên hắn được thấy. Đó, nàng lại bước những bước uyển chuyển tới bể. Nàng bước lên bậc và cúi xuống múc nước, một bên vai nhô lên. Nàng bước ra xa bể, nghiêng người giội gáo nước lên vai. Trăng lại chảy trên người nàng. Trăng chảy từ vai đến gót chân nàng, tràn ra sân gạch. Trăng chiếu trên người nàng thành những mảng sáng và tối. ở những bờ sáng tối gặp nhau, rực lên những viền vàng.
Tất cả đang lịm đi. Không một tiếng chó sủa, tiếng gà gáy. Trời đất vừa được tắm rửa sau cơn mưa lành lạnh đêm thu, tinh khiết lạ thường. Hắn nhìn trời, nhìn trăng và lại nhìn Ngọc. Biết hắn đang nhìn, nàng quay lưng về phía hắn. Hắn lùi ra xa hơn để nhìn nàng trong toàn cảnh, để đặt nàng đúng trong bầu trời này, để đặt nàng dưới trăng này, giữa cánh đồng gió nhẹ này. Rồi hắn bước tới bể, múc một gáo nước giội cho nàng. Nàng đứng im, ngoan ngoãn. Những búp tóc đen ướt nước sau gáy càng làm nổi làn da nàng tràng ngần. Nàng đưa tay ra phía sau cuộn lại. Hắn thấy ngay eo nàng, chỗ sống lưng thắt lại trước khi cong ra có một khoảng nước loang và khô đi rất nhanh. Hắn múc một gáo nước giội cho hắn từ đầu xuống. Vẫn ướt đẫm như vậy, hắn ôm nàng, khe khẽ hờ hờ như nàng làm bằng thủy tinh dễ vỡ. Nàng thoát khỏi tay hắn, bảo hắn:
- Mặc quần áo vào đi. Ông thủ kho sắp về.
Điều đó chỉ kích thích thêm hắn - cái việc hai vợ chồng hắn như vụng trộm. Hắn kéo nàng ra giữa sân:
- ở đây có thể nhìn thấy ông ấy từ xa. Không sợ. ở đó trăng càng vằng vặc.
Ngọc đă ở trong vòng tay hắn. Ngọc mát lạnh đêm thu trong tay hắn, đầy đặn, mềm mại và ngoan ngoãn. Hắn hôn lên khắp người Ngọc. ở đâu trên người nàng cũng một mùi nước mưa tươi mát và tinh khiết ấy. Mùi của trăng, của đêm thu, của cánh đồng, của sương, của trời đất sau cơn mưa có trên mọi chỗ da thịt nàng. Hắn bế Ngọc lên, rồi lại đạt Ngọc xuống. Hắn ép Ngọc vào người mình, cảm thấy tim nàng đang đập dồn phía ngoài lồng ngực hắn. Ngọc vẫn ngoan ngoãn và im lặng. Ngọc đứng úp mặt vào vai hắn. Hắn thấy hơi thở Ngọc nóng hổi ngay nơi cổ. Hắn cảm nhận hết người nàng, vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Và bỗng nhiên nàng thức tỉnh.
Nàng ghì lấy hắn, mỗi lúc một mãnh liệt hơn. Nàng rướn lên ép chặt vào người hắn. Nàng đưa tay vuốt dọc người hàn, rồi quay mặt hắn về phía trăng, nhìn ngắm. Môi nàng hé mẻ. Hắn cúi xuống. Cái hôn này còn hơn cả những cái hôn ở nhà anh chị Diệu, còn hơn cả những cái hôn ở Vĩnh Tuy.
Nàng lại lùi ra xa để nhìn hắn trong toàn cảnh. Nhìn hắn từ đầu đến chân như hắn đã nhìn nàng. Mặt nàng tràn đầy ánh trăng. tình yêu và hạnh phúc.
Hắn bước tới, nhẹ như không có trọng lượng. Sân gạch sạch và mát rượi sau cơn mưa. Hắn quỳ xuống, vòng tay về phía sau đỡ lấy nàng. Nàng đứng run rảy như sắp ngã. Hắn áp má vào người nàng vẫn đang mát lạnh. ở đó những giọt trăng vàng li ti còn đọng rối bời làm hắn choáng ngợp. Và bỗng thấy mình lạc giữa mênh mông. Một mênh mông xoai xoải lớn dần lên không còn trời và đất. Một mênh mông im lặng chờ đón hắn và dù có tới đó cả nghìn lần thì đây vẫn là lần đi tới đầu tiên. Như trở về hang động sơ khai.
Như mưa xuân mịn màng một thời thơ ấu. Như lạc giữa một khu rừng nguyên sinh, những cây cao hoang vu ẩm ướt vút lên, khe suối êm đềm chảy và khúc ngoặt sau suối hứa hẹn một thảm cỏ xanh rờn, trên đó là lâu đài cổ tích. Không còn nữa trời đêm, cánh đồng, sân gạch vằng vặc. Chỉ mát rượi nơi má, nơi cánh tay vòng ôm đỡ nàng, mà họng thì khô khát.
Và những giọt tráng sát môi hắn, sát mi mắt hắn cứ lớn dần lên mãi. Hắn chầm chậm ngậm lấy trăng vẫn còn đang chảy xuống, văn còn đang đọng lại lung linh. Trăng tan trên môi, trên miệng. Trăng ngấm vào đầu lưỡi. Một thứ nước thần tiên. Ngọc cong người ép đầu hắn vào đó như người hụt hẫng bám vào điểm tựa, như người. sắp chết chìm giữa biển níu lấy cá phao cứu mạng. Rất nhanh, nàng quỳ xuống, ôm lấy hắn từ phía lưng, thì thầm:
- Để đến đêm. ông thủ kho sắp về.
Bữa cơm đầu tiên hắn ăn với gia đình hắn. Con Thương và anh nó, thằng Hiệp ngồi đầu nồi. Cả nhà quây quần quanh cái mâm nhôm chỉ có hai món: Một quả trứng bác dành cho bé Dương và một bát ô-tô cá khô nấu với rau diếp, sáng tác của thằng Hiệp. Nó không muốn chơi với thằng Dương. Việc khó khăn ấy, nó đẩy cho em nó. Nó nhận phần nấu cơm.
Sau những giây phút choáng váng vì niềm vui bất ngờ quá lớn, Ngọc đã để ý ngay đến nữa cơm. Nhìn mấy chiếc lá rau diếp chín nhũn trong nồi riêu cá khô, nàng định xuống thang ra Ngã Bảy, nhưng khi biết bé Dương có tiêu chuẩn một quả trứng gà bác với cà chua, hắn nhất định giữ Ngọc lại. Hắn không muốn Ngọc đi đâu cả. Hắn không muốn xa Ngọc trong lúc này.
- Anh ăn kiểu gì cũng ngon mà.
Trừ mỗi mình thằng Hiệp ăn vội. Còn cả nhà vừa ăn vừa nhìn ngắm nhau. Vắng đàn ông lạnh nhà, vắng đàn bà lạnh bếp. Hắn đã về. Căn nhà của mấy mẹ con không lạnh nữa rồi. Cái Thương vừa ăn vừa bón cho em. Nhưng bé Dương không nghe, cứ đòi bố chúc. Nó vẫn chưa hết bỡ ngỡ vì có cả một người bố đang ngồi trước mặt nó, chúc cho nó, ăn cơm cùng với nó, với mẹ Ngọc, với các anh chị. Thỉnh thoảng nó lại ngừng nhai nhìn bố chăm chú. Hắn cũng nhìn nó ân yếm và đưa tay vuốt vuốt đứa con mà hắn biết hắn có từ gần bốn năm nay, nhưng đến giờ mới được nhìn thấy.
Đúng như Ngọc viết trong thư gửi cho hắn khi hắn còn ở tù: Anh cứ hình dung bé Dương giống hệt thằng Hiệp, nhưng lại có lúm đồng tiền nữa. Ai cũng khen xinh. Có hôm nó bảo: Xinh thế mà chẳng được cái gì ăn cả. Buồn cười lắm, anh ạ. Hắn nhìn Ngọc và thấy Ngọc đang nhìn mình như muốn hỏi: “Em nói có đúng hhông”. Hắn gật đầu: “Đúng".
Thằng Hiệp lùa vội mấy bát cơm, buông bát đũa, lấy xe đạp của mẹ xuống gác: “Con đến chú Bình, đến bác Thân đây, rồi mẹ cho con mang xe đạp đi học luôn, không muộn mất, mẹ ạ". Hắn thấy con hắn đứa nào cũng lớn quá. Lạ hẳn. Nhưng hắn vẫn nhận ngay ra là con hắn.
Bé Dương đứng lên, nắm chặt hai tay, răng nghiến lại (để biểu hiện quyết tâm của nó) nói:
- Mẹ về ông bà bắt bốn con gà của con cho bố.
Ngọc và con Thương cười vang. Để hắn hiểu hết ngọn nguồn câu nói ấy, Ngọc bảo:
- Chả là thế này. Em mua cho bốn đứa bốn con gà. Em Dương nhận hết bốn con: Của con, của bố. Con chị chúm chím cái mồm, bắt chước thằng em, rồi bảo:
- Em hôm nay hào phóng thế nhỉ. Cho bố cả bốn con.
Hắn xốc bé Dương lên lòng. Bé vẫn tiếp tục câu chuyện của bé:
- Mẹ phải về ngay đấy.
Bé Dương, cái sinh linh kỳ diệu nhỗ bé của hắn mà hắn đang bồng bế trên tay được nuôi trong bụng mẹ bằng nước mắt là kết quả tình yêu giữa hai vợ chồng trong những ngày tự do cuối cùng của hắn khi hai người còn được gần nhau, khi hắn đưa nàng đi học. Đó là những ngày mãi mãi chói sáng, mãi mãi tươi đẹp, mãi mãi ghi nhớ trong cuộc đời tăm tối của hắn. Bởi bản thân sự tuyệt diệu của những ngày ấy. Bởi sau đó là tù tội, là chia cắt, là đen tối. Nào ngờ chuyến đưa Ngọc lên trường đại học, trở về thì bị... Nào ngờ xa Ngọc lần ấy là đi vào cõi khác. Cuộc đời hai vợ chồng cũng giống như những cây phi lao trồng dọc đường quốc lộ, trồng dọc hai bên đường Thanh Nguyên, từ phà Tắm về nhà bố mẹ.
Khi đưa Ngọc đi, hàng cây xanh tốt biết bao. Khi để Ngọc ở trường trở về, hàng cây mơn mởn đang tuổi trưởng thành với những cành lá kim xanh trĩu nặng xếp thành hình chóp đã bị vặn cụt ngọn, những thớ gỗ ở chỗ gẫy đó xoắn lại đứt phựt như người ta xoắn vặn nắm rau muống. Cái vệt cơn bão số 7 năm 1968 đi qua còn để lại, cơn bão muộn đã gần cuối thu thật hãi hùng. Cũng như cây bị xoắn đứt ngang thân, ít lâu sau hắn bị bắt. Hay đó là điềm báo trước mà hắn không biết. Hạnh phúc và tai họa gần kề nhau như thế đấy. Lúc hàng cây đang xanh, lúc hai vợ chồng ngồi trên tàu hỏa lên Hà Nội và đi tiếp đến trường trong lòng biết bao náo nức là lúc cơn bão đã hình thành đâu đó ở biển Đông. Và cũng lúc ấy người ta đã lập hồ sơ chuẩn bị bắt hắn rồi.
Chuyến đi cùng nhau năm ấy lên trường đại học sẽ vĩnh viễn nằm trong trí nhớ hắn. Chỉ cần quên hết chung quanh, chỉ cần bật một kênh nào đó trong dĩ vãng là có một con tàu đang lăn bánh trong buổi chiều tà hầm hập, tiếng bánh gang dằn vào những chỗ nối, tiếng còi giật lên vang vọng, trong toa người đứng người ngồi chen chúc như nêm.
Và cũng bởi vì còn đang chiến tranh, chưa biết tàu chỉ chạy đến ga nào, đến đâu thì phải xuống để về trưởng. Địa chỉ trường Ngọc sẽ học hoàn toàn mới mẻ đối với cả hai. Nên hắn lấy vé tới ga cuối cùng. Ga Vũ ẻn.
Đó là chuyến tàu đưa Ngọc đến tương lai để bằng chị bằng em, bằng bè bạn. Cuối cùng mơ ước học đại học của Ngọc đã thành sự thật. Nàng đã phấn đấu. Liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Có thừa số năm công tác quy định. Cơ quan đã cử nàng đi. Nàng thức đêm ở giường khi hắn ngồi cày ở bàn. Để ôn tập.
Tàu đi. Tiếng rầm rập mà nghe như tiếng hát ca. Nóng ngột ngạt, nhưng câu chuyện của hành khách trong toa vẫn cứ vui vẻ từ chuyện này nhảy sang chuyện khác. Dù đã tối rồi chẳng nhìn thấy mặt nhau. Đột nhiên tàu đưng lại. Nhao nhao. Đỗ đây à? Còn chay nữa không? Thôi. Cứ xuống đứng cạnh đường sắt một lát cho mát.
Hàng quà nhiều. Đèn con sáng như sao sa. Những bà mẹ, những em bé, những n. ười vợ của một vùng quê mang ra đây nắm cơm nếp đỗ đen, quả bòng, quả na, nồi bún riêu, mẹt thuốc lá. Tàu lại chuyển bánh. Tất cả bám đu lên. Rồi trời đen kịt lại. Tàu đang đi vào một vùng gió mát lạnh hơi nước. Mặt mũi nóng bừng dịu lại. Mưa. Mưa chéo. Gió ào ào bên ngoài. Cánh cửa đóng kín: nhưng vẫn có những giọt nước li ti bắn vào mặt họ. Ngọc ngồi nhích lại gần hắn. Tiếng hồng hộc của con tàu đang lao đi trong đêm mưa gió làm hai người quên được một chút lo lắng đến quãng đường còn lại. Nó có cái gì động viên, kích thích họ. Thế rồi cơn mưa tạnh đột ngột như đã đột ngột trút nước. Gió nhẹ. Cửa mở. Mát lạnh hai má. Tàu dừng hẳn. Lần này thì xuống tàu thật rồi. Hai vợ chồng chờ lấy xe đạp. Về đâu?
Những người bán hàng mời chào. Có cả những quán nhỏ, treo đèn, có ghế có bàn. Hắn và Ngọc ăn phở. Hắn thích ăn phở.
Khi trả tiền ông chủ quán xong, như một phép mầu, số hành khách xuống tàu đã biến đi đâu hết. Chỉ còn lại hai người. ông hàng phở chỉ cho họ biết lối đi ra đường quốc lộ. Con đường tối lượn quành sát một sườn núi bị vạc hoắm vào.
Hắn và Ngọc nhìn nhau. Ngọc nhìn quanh và phát hiện có một ánh đèn giữa cánh đồng phía xa. Họ nhận ra đấy là cánh đồng vì trăng đã lên. Một vầng trăng muộn to lớn trên bầu trời không một hạt bụi. Một vầng trăng muộn tuổi thơ.
Hai người dắt xe về phía đó. Như những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ trong rừng, trèo lên cây cao thấy ánh lửa trong nhà phù thủy đằng xa.
Nhưng họ không phải là những đứa trẻ và đấy cũng không phải là nhà của phù thủy. Đấy là một nhà kho hợp tác giữa đồng. Sân gạch rộng. Lúa tháng Tám xanh trĩu lá chung quanh trải ra đến mờ sương. Làng xóm chỉ là một vệt đen mãi xa.
Hắn dắt xe thiếu nhi Liên xô (anh Chân đã mua cho hắn cái xe này), Ngọc dắt xe Thống Nhất với chậu men, túi dết, ba-lô, túi xách...
Một người đàn ông đứng tuổi đang ngồi lau súng giữa nhà. Nghe hắn trình bày, ông ta vui vẻ:
- Cô chú cứ nghỉ ở đây!
Ông ta pha nước, nói về cơn dông, về đường đi đến cái xã có trường Ngọc học sơ tán. "Cũng gần đây thôi. Hai chục cây số nữa là đến, dễ đi lắm ".
Rồi ông ta đứng dậy:
- Súng đây. Chú trông kho giúp tôi. Hợp tác hôm nay giết lợn. Tôi đi lấy ít lòng ra anh em mình uống rượu.
Người sao đáng yêu. Vừa gặp đã tin ngay. Không hỏi giấy. Không hỏi đăng ký kết hôn. Lại trao cho cả súng. Có lẽ mặt mũi bọn hắn trông cũng lương thiện.
Khi đó con người đối với nhau còn tốt. Còn có lòng tin. Còn coi nhau như anh em.
Đi gần hết sân, ông thủ kho quay lại:
- Bể nước mưa đầy ở đầu nhà đấy. Rửa mặt mũi đi. Hay là tắm luôn cho mát.
Ông đi và mất hút vào cánh đồng mờ mờ hơi nước.
Trong xà lim hắn đã nhiều lần nhớ lại đêm hôm ấy Ngọc cũng biết hắn đang nghĩ tới điều gì. Nàng bảo:
- Chuyến vừa rồi lên thăm anh, em lại đi qua Tam Dương. Cùng một lối đi, anh ạ.
Nàng chỉ nói vậy. Hắn hiểu, điều đó với nàng có ý nghĩa gì. Con đường ấy sáng hôm sau hắn với nàng từ biệt ông thủ kho ra đi. Rồi từ Vĩnh Tường ngược lên. Vừa gò lưng đạp xe trên con đường nhựa hai bên trồng toàn những cây bồ kết dại vừa đọc Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi . Mỏi là ngồi nghỉ. Mua na ngồi ở gốc cây vệ đường mà ăn, mặc người qua lại.
Hắn nhường Ngọc đi xe Thống Nhất bon hơn, dễ đi hơn. Nàng lại đi qua Tam Dương, nghĩa là nàng lại sống lại cái đêm tuyệt vời ấy.
Nàng vợi nước mưa. Bể nước mưa đầy. Nước từ máng vẫn còn chảy ri rỉ xuống bể. Nàng cúi xuống vớt nước lên ngực để quen với nước lạnh. Hắn giội ào. Nước mát làm hai người tỉnh lại, xuýt xoa vì sung sướng, được rửa sạch bụi bậm của cả một ngày. Ngọc cẩn thận nhìn chung quanh và đứng thẳng người lên giội như hắn. Lần đầu tiên hắn thấy trăng vàng chảy trên người, trăng vàng chảy trên da thịt vợ hắn. Trăng chiếu lên người nàng. Trên đầu nàng là vòm trời thu không một gợn mây, chỉ một vầng trăng to tròn, gần như trong suối, im lặng, đang tỏa sáng. Chung quanh nàng là đồng lúa chạy tới mờ sương. Loang loáng phía xa những chuôm ao dát bạc giữa đồng.
Hắn nhìn tấm thân trần của vợ hắn lồ lộ giữa trời như lần đầu tiên hắn được thấy. Đó, nàng lại bước những bước uyển chuyển tới bể. Nàng bước lên bậc và cúi xuống múc nước, một bên vai nhô lên. Nàng bước ra xa bể, nghiêng người giội gáo nước lên vai. Trăng lại chảy trên người nàng. Trăng chảy từ vai đến gót chân nàng, tràn ra sân gạch. Trăng chiếu trên người nàng thành những mảng sáng và tối. ở những bờ sáng tối gặp nhau, rực lên những viền vàng.
Tất cả đang lịm đi. Không một tiếng chó sủa, tiếng gà gáy. Trời đất vừa được tắm rửa sau cơn mưa lành lạnh đêm thu, tinh khiết lạ thường. Hắn nhìn trời, nhìn trăng và lại nhìn Ngọc. Biết hắn đang nhìn, nàng quay lưng về phía hắn. Hắn lùi ra xa hơn để nhìn nàng trong toàn cảnh, để đặt nàng đúng trong bầu trời này, để đặt nàng dưới trăng này, giữa cánh đồng gió nhẹ này. Rồi hắn bước tới bể, múc một gáo nước giội cho nàng. Nàng đứng im, ngoan ngoãn. Những búp tóc đen ướt nước sau gáy càng làm nổi làn da nàng tràng ngần. Nàng đưa tay ra phía sau cuộn lại. Hắn thấy ngay eo nàng, chỗ sống lưng thắt lại trước khi cong ra có một khoảng nước loang và khô đi rất nhanh. Hắn múc một gáo nước giội cho hắn từ đầu xuống. Vẫn ướt đẫm như vậy, hắn ôm nàng, khe khẽ hờ hờ như nàng làm bằng thủy tinh dễ vỡ. Nàng thoát khỏi tay hắn, bảo hắn:
- Mặc quần áo vào đi. Ông thủ kho sắp về.
Điều đó chỉ kích thích thêm hắn - cái việc hai vợ chồng hắn như vụng trộm. Hắn kéo nàng ra giữa sân:
- ở đây có thể nhìn thấy ông ấy từ xa. Không sợ. ở đó trăng càng vằng vặc.
Ngọc đă ở trong vòng tay hắn. Ngọc mát lạnh đêm thu trong tay hắn, đầy đặn, mềm mại và ngoan ngoãn. Hắn hôn lên khắp người Ngọc. ở đâu trên người nàng cũng một mùi nước mưa tươi mát và tinh khiết ấy. Mùi của trăng, của đêm thu, của cánh đồng, của sương, của trời đất sau cơn mưa có trên mọi chỗ da thịt nàng. Hắn bế Ngọc lên, rồi lại đạt Ngọc xuống. Hắn ép Ngọc vào người mình, cảm thấy tim nàng đang đập dồn phía ngoài lồng ngực hắn. Ngọc vẫn ngoan ngoãn và im lặng. Ngọc đứng úp mặt vào vai hắn. Hắn thấy hơi thở Ngọc nóng hổi ngay nơi cổ. Hắn cảm nhận hết người nàng, vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Và bỗng nhiên nàng thức tỉnh.
Nàng ghì lấy hắn, mỗi lúc một mãnh liệt hơn. Nàng rướn lên ép chặt vào người hắn. Nàng đưa tay vuốt dọc người hàn, rồi quay mặt hắn về phía trăng, nhìn ngắm. Môi nàng hé mẻ. Hắn cúi xuống. Cái hôn này còn hơn cả những cái hôn ở nhà anh chị Diệu, còn hơn cả những cái hôn ở Vĩnh Tuy.
Nàng lại lùi ra xa để nhìn hắn trong toàn cảnh. Nhìn hắn từ đầu đến chân như hắn đã nhìn nàng. Mặt nàng tràn đầy ánh trăng. tình yêu và hạnh phúc.
Hắn bước tới, nhẹ như không có trọng lượng. Sân gạch sạch và mát rượi sau cơn mưa. Hắn quỳ xuống, vòng tay về phía sau đỡ lấy nàng. Nàng đứng run rảy như sắp ngã. Hắn áp má vào người nàng vẫn đang mát lạnh. ở đó những giọt trăng vàng li ti còn đọng rối bời làm hắn choáng ngợp. Và bỗng thấy mình lạc giữa mênh mông. Một mênh mông xoai xoải lớn dần lên không còn trời và đất. Một mênh mông im lặng chờ đón hắn và dù có tới đó cả nghìn lần thì đây vẫn là lần đi tới đầu tiên. Như trở về hang động sơ khai.
Như mưa xuân mịn màng một thời thơ ấu. Như lạc giữa một khu rừng nguyên sinh, những cây cao hoang vu ẩm ướt vút lên, khe suối êm đềm chảy và khúc ngoặt sau suối hứa hẹn một thảm cỏ xanh rờn, trên đó là lâu đài cổ tích. Không còn nữa trời đêm, cánh đồng, sân gạch vằng vặc. Chỉ mát rượi nơi má, nơi cánh tay vòng ôm đỡ nàng, mà họng thì khô khát.
Và những giọt tráng sát môi hắn, sát mi mắt hắn cứ lớn dần lên mãi. Hắn chầm chậm ngậm lấy trăng vẫn còn đang chảy xuống, văn còn đang đọng lại lung linh. Trăng tan trên môi, trên miệng. Trăng ngấm vào đầu lưỡi. Một thứ nước thần tiên. Ngọc cong người ép đầu hắn vào đó như người hụt hẫng bám vào điểm tựa, như người. sắp chết chìm giữa biển níu lấy cá phao cứu mạng. Rất nhanh, nàng quỳ xuống, ôm lấy hắn từ phía lưng, thì thầm:
- Để đến đêm. ông thủ kho sắp về.