watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chuyện kể năm 2000-Chương 17 - tác giả Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn

Bùi Ngọc Tấn

Chương 17

Tác giả: Bùi Ngọc Tấn

Hắn nhớ lại tất cả.
Hà Nội là thành phố của hắn.
Hà Nội là thành phố những năm tuổi trẻ tươi đẹp nhất của hắn.
Không phải chỉ là thành phố một thời yêu Ngọc.
Đó còn là thành phố một thời tin tưởng. Một thời tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống. Học xong phổ thông, vào thanh niên xung phong, tiếp quản Hà Nội. Ngày 9-10- 1954 từ bốt Hàng Trống trở về nhà thương Đồn Thủy, thao thức không ngủ. Xem đồng hồ, nghe đồng chí Vũ nói: “Giờ này, Tây đang rút khỏi cầu Long Biên ". Đi dọc hành lang sang nửa nhà thương Đồn Thủy bên kia, bọn Tây đóng bên đó đã đi hết cả. Bọn Tây (chắc là nhân viên thầy thuốc) già, to béo vẫn nhìn bọn mình tập thể dục đầu này hành lang, toàn lứa tuổi hai mươi, trẻ măng, nhưng tự tin khi tiếp xúc với họ vì "sau lưng ta là Điện Biên Phủ”. Sớm 10-10 ra khỏi nhà thương Đồn Thủy, sang bên kia đường, nơi vẫn gặp các sĩ quan Pháp để cùng lên ô-tô đi tiếp quản công thự. Muốn òa lên khóc: Nơi ấy đã treo tấm ảnh Bác Hồ gầy gò với chòm râu thưa. Một khẩu hiệu vắt ngang đường: Hoan nghênh đại quân ta vào giải phóng Thủ đô.
Rồi những đêm nhảy múa với công nhân nhà máy điện, nhà máy đèn, nhà máy nước. Cô gái Cửa Bắc xinh đẹp sáng bừng lên khi mời được mình vào nhà chơi. Cả nhà cô, cả mấy nhà gần đấy sáng bừng lên một niềm sung sướng và kiêu hãnh vì bộ quần áo màu cỏ của mình ở trong nhà họ.
Và từ chối đi học nước ngoài. Lúc đó đã được chọn về làm phóng viên báo T. Thỏa mãn khát khao từ khi còn đi học: Trở thành người cầm bút. Sống ở Vácxôvi, Praha, Mạc Tư Khoa thật tuyệt vời nhưng sao bằng sống giữa Thủ đô Hà Nội. Tùy viên văn hóa, kỹ sư, bác sĩ chỉ có thể là những viên chức mẫn cán, sánh sao được với lao động nhà văn. Nguyện vọng cả đời đã thành sự thật. Cánh cửa đời rộng mở. Tự tay mình dựng xây sự nghiệp. Tương lai mình do mình định đoạt. Lăn lộn với cuộc sống. Ghi. Đọc. Viết. Trao đổi với bè bạn. Cả một lớp bạn cùng lứa trẻ trung, vui tươi, thông minh, tài năng, hóm hỉnh, tin tưởng ở nhau, lúc nào cũng là nguồn động viên nhau làm việc.
Những đêm trong buồng tập thể, tuân theo nội quy tắt đèn để khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, ra bật ngọn điện cầu thang ngồi đọc sách tới khuya. Những lúc giành ra-két đánh pinh-pông, quần nhau suốt ngày không mệt. Giọng Nguyễn Vũ Phương liến láu đọc bài tổng kết về các văn nghệ sĩ tên có chữ Xuân:
- Xuân Diệu, Xuân Thiêm là Xuân tượng trưng. Xuân Hồng, Xuân Thâm là Xuân màu sắc. Về khí tượng có Xuân Vũ, Xuân Phong. Xuân âm nhạc là Xuân Cang, Xuân Khánh. Còn nếu bạn muốn nghiên cứu Xuân giáo dực chúng tôi có Xuân Sách, Xuân Trường...
Mình mượn xà-phòng của Vũ Mạc để giặt. Tất cả đứng ở bể nước nhìn mình mài xà-phòng của Vũ Mạc vào bộ quần áo bẩn. Vũ Mạc nhại thơ Nêruđa:
Hãy đến xem
Tuấn xát
xà-phòng
Hãy xem
Tuấn xát xà-phòng
Hãy đến xem Tuấn xát xà-phòng
Đêm ba mươi Tết, xuôi tàu từ Mục Nam Quan về Hà Nội với anh lái xe hỏa. Tới cơ quan là giao thừa, đốt pháo ở cơ quan khói mù mịt. Đập lúa trên sân nhà đồng chí bí thư chi đoàn vùng chiêm trũng Hà Nam. Về Bắc Giang chống hạn, nghiêng sông đổ nước vào đồng. Chuyến đi Thanh Hóa khi mới yêu Ngọc, cả thế gian là sầu nhớ, vừa đến tỉnh đoàn đã vội hỏi đường ra bưu điện, đánh điện về cho Ngọc.
Quốc khánh mùng 2-9, dậy từ lúc cả thành phố còn đang ngủ. Náo nức. Đứng ở cửa chờ Ngọc. Nhìn sang cánh cửa bên kia đường vẫn khép. Rồi nàng mở cửa nhẹ nhàng bước ra áo dài trắng, quần trắng, đồng phục của trường đi đón ngày Quốc khánh. Hai đứa nắm tay nhau đi trên đường phố vang tanh. Không một bóng người. Như thành phố dành riêng cho ta. Vẫn chưa thể quen được với ý nghĩ mình có cả một người con gái để mà yêu quý. Có tên của người ấy để mình lên tiếng gọi. Cảm ơn em về tình em yêu anh. Cảm ơn mẹ cha, mẹ cha sinh em ngày ấy để cho anh 19 năm sau đó. Để bây giờ em là của anh. Để em đi bên anh và để anh yêu. Đi đâu bây giờ em? Còn sớm quá. Em dịu dàng và tinh khiết như bầu trời đêm trước lúc rạng đông này. Phố Tô Hiến Thành trong mơ. Ra tới phố Huế vẫn là trong mơ. Tay trong tay đi mãì trong phố vắng. Kia rồi một cửa hàng vừa mở. Mình và Ngọc là những người đầu tiên bước vào hiệu. Uống cà-phê sữa. Nhìn nhau. Rồi chia tay khi trời rạng sáng. Nàng đi tới trường. Mình đến Ba Đình trong khối các cơ quan trung ương.
Buổi trưa, nàng lại sang. Nàng đã tắm gội, tươi tắn lạ thường. Đến chiều hai đứa ra bờ Hồ Hoàn Kiếm, tìm một chỗ ngồi từ lúc mặt trời vừa lặn để xí một chỗ cho đến tối. Để được ngồi giữa đám đông cũng yêu đời như mình. Để đảm bảo được nhìn thấy pháo hoa trên hồ. Những chùm pháo hoa trên bầu trời mịn như nhung có lẽ là những gì đẹp nhất, kỳ ảo nhất mà con người sáng tạo ra. Mình vừa ngước nhìn pháo hoa vừa quay lại nhìn nàng. Nàng mở to màt nhìn trời. Cặp mắt nàng, gương mặt nàng với bao màu sắc của pháo hoa ngày hội lướt qua. Nàng còn kỳ diệu hơn, xinh đẹp hơn mọi chùm pháo hoa đẹp nhất.



Hắn nhớ lại tất cả.

Hà Nội là thành phố của hắn.

Hà Nội là thành phố những năm tuổi trẻ tươi đẹp nhất của hắn.

Không phải chỉ là thành phố một thời yêu Ngọc.

Đó còn là thành phố một thời tin tưởng. Một thời tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống. Học xong phổ thông, vào thanh niên xung phong, tiếp quản Hà Nội. Ngày 9-10- 1954 từ bốt Hàng Trống trở về nhà thương Đồn Thủy, thao thức không ngủ. Xem đồng hồ, nghe đồng chí Vũ nói: “Giờ này, Tây đang rút khỏi cầu Long Biên ". Đi dọc hành lang sang nửa nhà thương Đồn Thủy bên kia, bọn Tây đóng bên đó đã đi hết cả. Bọn Tây (chắc là nhân viên thầy thuốc) già, to béo vẫn nhìn bọn mình tập thể dục đầu này hành lang, toàn lứa tuổi hai mươi, trẻ măng, nhưng tự tin khi tiếp xúc với họ vì "sau lưng ta là Điện Biên Phủ”. Sớm 10-10 ra khỏi nhà thương Đồn Thủy, sang bên kia đường, nơi vẫn gặp các sĩ quan Pháp để cùng lên ô-tô đi tiếp quản công thự. Muốn òa lên khóc: Nơi ấy đã treo tấm ảnh Bác Hồ gầy gò với chòm râu thưa. Một khẩu hiệu vắt ngang đường: Hoan nghênh đại quân ta vào giải phóng Thủ đô.

Rồi những đêm nhảy múa với công nhân nhà máy điện, nhà máy đèn, nhà máy nước. Cô gái Cửa Bắc xinh đẹp sáng bừng lên khi mời được mình vào nhà chơi. Cả nhà cô, cả mấy nhà gần đấy sáng bừng lên một niềm sung sướng và kiêu hãnh vì bộ quần áo màu cỏ của mình ở trong nhà họ.

Và từ chối đi học nước ngoài. Lúc đó đã được chọn về làm phóng viên báo T. Thỏa mãn khát khao từ khi còn đi học: Trở thành người cầm bút. Sống ở Vácxôvi, Praha, Mạc Tư Khoa thật tuyệt vời nhưng sao bằng sống giữa Thủ đô Hà Nội. Tùy viên văn hóa, kỹ sư, bác sĩ chỉ có thể là những viên chức mẫn cán, sánh sao được với lao động nhà văn. Nguyện vọng cả đời đã thành sự thật. Cánh cửa đời rộng mở. Tự tay mình dựng xây sự nghiệp. Tương lai mình do mình định đoạt. Lăn lộn với cuộc sống. Ghi. Đọc. Viết. Trao đổi với bè bạn. Cả một lớp bạn cùng lứa trẻ trung, vui tươi, thông minh, tài năng, hóm hỉnh, tin tưởng ở nhau, lúc nào cũng là nguồn động viên nhau làm việc.

Những đêm trong buồng tập thể, tuân theo nội quy tắt đèn để khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, ra bật ngọn điện cầu thang ngồi đọc sách tới khuya. Những lúc giành ra-két đánh pinh-pông, quần nhau suốt ngày không mệt. Giọng Nguyễn Vũ Phương liến láu đọc bài tổng kết về các văn nghệ sĩ tên có chữ Xuân:

- Xuân Diệu, Xuân Thiêm là Xuân tượng trưng. Xuân Hồng, Xuân Thâm là Xuân màu sắc. Về khí tượng có Xuân Vũ, Xuân Phong. Xuân âm nhạc là Xuân Cang, Xuân Khánh. Còn nếu bạn muốn nghiên cứu Xuân giáo dực chúng tôi có Xuân Sách, Xuân Trường...

Mình mượn xà-phòng của Vũ Mạc để giặt. Tất cả đứng ở bể nước nhìn mình mài xà-phòng của Vũ Mạc vào bộ quần áo bẩn. Vũ Mạc nhại thơ Nêruđa:

Hãy đến xem

Tuấn xát

xà-phòng

Hãy xem

Tuấn xát xà-phòng

Hãy đến xem Tuấn xát xà-phòng

Đêm ba mươi Tết, xuôi tàu từ Mục Nam Quan về Hà Nội với anh lái xe hỏa. Tới cơ quan là giao thừa, đốt pháo ở cơ quan khói mù mịt. Đập lúa trên sân nhà đồng chí bí thư chi đoàn vùng chiêm trũng Hà Nam. Về Bắc Giang chống hạn, nghiêng sông đổ nước vào đồng. Chuyến đi Thanh Hóa khi mới yêu Ngọc, cả thế gian là sầu nhớ, vừa đến tỉnh đoàn đã vội hỏi đường ra bưu điện, đánh điện về cho Ngọc.

Quốc khánh mùng 2-9, dậy từ lúc cả thành phố còn đang ngủ. Náo nức. Đứng ở cửa chờ Ngọc. Nhìn sang cánh cửa bên kia đường vẫn khép. Rồi nàng mở cửa nhẹ nhàng bước ra áo dài trắng, quần trắng, đồng phục của trường đi đón ngày Quốc khánh. Hai đứa nắm tay nhau đi trên đường phố vang tanh. Không một bóng người. Như thành phố dành riêng cho ta. Vẫn chưa thể quen được với ý nghĩ mình có cả một người con gái để mà yêu quý. Có tên của người ấy để mình lên tiếng gọi. Cảm ơn em về tình em yêu anh. Cảm ơn mẹ cha, mẹ cha sinh em ngày ấy để cho anh 19 năm sau đó. Để bây giờ em là của anh. Để em đi bên anh và để anh yêu. Đi đâu bây giờ em? Còn sớm quá. Em dịu dàng và tinh khiết như bầu trời đêm trước lúc rạng đông này. Phố Tô Hiến Thành trong mơ. Ra tới phố Huế vẫn là trong mơ. Tay trong tay đi mãì trong phố vắng. Kia rồi một cửa hàng vừa mở. Mình và Ngọc là những người đầu tiên bước vào hiệu. Uống cà-phê sữa. Nhìn nhau. Rồi chia tay khi trời rạng sáng. Nàng đi tới trường. Mình đến Ba Đình trong khối các cơ quan trung ương.

Buổi trưa, nàng lại sang. Nàng đã tắm gội, tươi tắn lạ thường. Đến chiều hai đứa ra bờ Hồ Hoàn Kiếm, tìm một chỗ ngồi từ lúc mặt trời vừa lặn để xí một chỗ cho đến tối. Để được ngồi giữa đám đông cũng yêu đời như mình. Để đảm bảo được nhìn thấy pháo hoa trên hồ. Những chùm pháo hoa trên bầu trời mịn như nhung có lẽ là những gì đẹp nhất, kỳ ảo nhất mà con người sáng tạo ra. Mình vừa ngước nhìn pháo hoa vừa quay lại nhìn nàng. Nàng mở to màt nhìn trời. Cặp mắt nàng, gương mặt nàng với bao màu sắc của pháo hoa ngày hội lướt qua. Nàng còn kỳ diệu hơn, xinh đẹp hơn mọi chùm pháo hoa đẹp nhất.
Chuyện kể năm 2000
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61