watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đại Đường Song Long Truyện-Hồi 597 - tác giả Huỳnh Dị Huỳnh Dị

Huỳnh Dị

Hồi 597

Tác giả: Huỳnh Dị

Từ Tử Lăng và Khấu Trọng trong lòng thầm kêu hay. Biểu hiện như vậy, ngược lại có thể giải tỏa hết nghi ngờ của mọi người, chẳng còn ai liên tưởng Thái Hành song kiệt với Khấu Trọng và Từ Tử Lăng nữa. Cũng vì người bồi tiếp bọn họ chính là Nhĩ Văn Hoán, một nhân vật trong Trường Lâm quân, tâm phúc của Lý Kiến Thành. Vả lại cả thành Trường An trên dưới đều cho rằng hai gã vẫn đang ở Từ Giản.
Tên thành vệ đó đi thẳng đến bàn ăn, trước tiên chắp tay cung kính thỉnh an mọi người, sau đó cúi đầu nói nhỏ bên tai Diêu Lạc.
Từ Tử Lăng và Khấu Trọng e ngại bị nhãn lực cao minh của các cao thủ như Lý Mật hay Hoảng Công Trác nhìn ra mình đang vận công nghe lén nên hai gã đành phải bỏ qua cơ hội tìm hiểu bí mật được dâng tới tận miệng. Thành vệ đó nói xong rồi lễ phép rời đi, không khí trên lầu liền trở lại như trước.
Nhĩ Văn Hoán hỏi:
- Có chuyện gì vậy? Nếu không tiện thì không cần nói ra cũng được.
Diêu Lạc cười khổ:
- Có gì mà không tiện chứ, còn gì khác ngoài chuyện phiền toái của tên quỷ Đoản Mệnh đó. Bọn ta phải quản thúc một loạt tên Tào Tam do người của các phương đem tới giao nộp ở cổng thành, chắc khối kẻ đang nghĩ mình sẽ phát tài đến nơi. Hiện đã bắt được mười ba tên, làm ta phải mất cả buổi chiều đi xác minh xem thật giả thế nào. Cái tên quỷ Đoản Mệnh này đúng là hại người ta không ít.
Nhĩ Văn Hoán cười phá lên:
- Bị bắt một cách dễ dàng như vậy thì khẳng định không phải là Tào Tam, chẳng cần xem cũng biết là hàng giả.
Khấu Trọng làm ra vẻ không hiểu gì cả, mở miệng thắc mắc.
Nhĩ Văn Hoán giải thích xong rồi nói tiếp:
- Là người đứng đầu Thành Vệ sở, Diêu huynh đây đang bị vụ cướp vô cùng ầm ĩ vừa xảy ra ở thành Trường An làm cho khá bận rộn.
Diêu Lạc than:
- Chỉ hận ta không phải là người đứng đầu đích thực! Người đứng đầu thực sự là Vương Chí đại nhân, tiểu đệ giỏi lắm chỉ là tên chạy việc. Những chuyện lặt vặt đương nhiên là do tiểu đệ phụ trách. Con bà nó! Nếu Tào Tam đúng là rơi vào tay ta, ta sẽ làm cho hắn muốn sống không được, muốn chết cũng chẳng xong.
Khấu Trọng nở nụ cười gian xảo, đoạn nói với vẻ thèm thuồng:
- Nghe nói Đoản Mệnh Tào Tam sau nhiều năm đã cướp được vô số trân bảo. Nếu đúng là hắn đã rơi vào lưới, Diêu huynh có thể kiếm được một món lớn rồi!
Thấy cái nhìn tham lam của gã, Nhĩ Văn Hoán lập tức lưu tâm. Hắn mỉm cười đáp:
- Chuyến này Thái huynh và Khuông huynh giúp việc cho Tư Đồ lão bản có lẽ tiền công rất hậu hĩnh, đúng không?
Từ Tử Lăng gật đầu:
- Cũng không sai mấy, Phúc Vinh gia đối đãi với bọn ta có thể coi là rộng rãi.
Khấu Trọng than:
- Hy vọng có thể trả hết những món nợ cờ bạc!
Nhĩ Văn Hoán hạ giọng:
- Nghe nói Phúc Vinh gia thích đánh bạc tay đôi lúc nhàn rỗi. Không biết là có thật hay không?
Khấu Trọng trong lòng kêu tới rồi, miệng thì hờ hững đáp:
- Phúc Vinh gia không đánh bạc thì thôi, chứ đã đánh thì khó mà dứt ra được. Có điều lão gia không bao giờ tới đổ trường, chỉ đánh với người thân quen thôi.
Từ Tử Lăng không muốn tiếp tục rầy rà với hai kẻ này, bèn lấy cớ phải đi lo chuyện của Tư Đồ Phúc Vinh để cáo từ. Nhĩ Văn Hoán nhất quyết muốn làm người giới thiệu Trường An cho bọn họ, liền hẹn luôn thời gian và địa điểm gặp mặt tối nay rồi mới để hai gã đi. Chắc hắn cho rằng đã câu được hai con cá lớn là Thái Hành song kiệt, chỉ có Khấu Trọng và Từ Tử Lăng mới hiểu rõ ai mới là kẻ bị câu.
Cả hai vội vội vàng vàng chạy đến Bắc Uyển, nhưng Đỗ Phục Uy đã bỏ đi. Lão lưu lại ám ký hẹn Từ Tử Lăng lúc hoàng hôn đến gặp ở chỗ cũ. Hai gã chỉ còn cách về “nhà” xem Tống Sư Đạo có tin tức gì tốt lành hay không, nhưng để làm cho người ta khỏi nghi ngờ, cả hai cố ý đi đến tiệm cầm đồ Vinh Đạt một chuyến.
Khấu Trọng sóng vai Từ Tử Lăng nhàn nhã bước đi trên phố. Với thân phận Thái Hành song kiệt, đương nhiên là có thần khí hơn so với mấy thân phận trước đây. Từ Tử Lăng hỏi:
- Có cảm thấy kẻ nào đang đi theo giám thị không?
Khấu Trọng cười lớn:
- Câu này đáng lẽ ta hỏi ngươi mới đúng.
Từ Tử Lăng nói:
- Chỉ là ta muốn kiểm chứng cảm giác của bản thân. Từ khi rời Phúc Tụ lâu, ta luôn có cảm giác bị theo dõi từ xa. Thủ pháp truy tung cũng khá cao minh, không phải loại bình thường.
Khấu Trọng gật đầu:
- Ta cũng có cảm ứng. Chỉ tiếc hiện tại bọn ta là lão Thái và lão Khuông, nếu không cũng truy tung con bà nó ngược lại một phen, nọc tên đó ra đánh cho một trận rồi tra khảo tới nơi tới chốn. Ha ha!
Từ Tử Lăng cười:
- Lão Thái và Lão Khuông thì có cách của lão Thái và lão Khuông. Nếu như bọn ta tỏ ra hèn yếu, đối phương có thay đổi cách hành động không?
Khấu Trọng nhíu mày:
- Kẻ bám theo nói không chừng là tiểu tử Nhĩ Văn Hoán đó, hắn muốn xem bọn ta đến đâu. Mà sao lại phải lo lắng vì bọn chúng nhỉ?
Từ Tử Lăng đáp:
- Được đấy! Về rồi nói tiếp!

o0o
Hai gã lần đầu bước vào nơi ở tạm thời của Tư Đồ Phúc Vinh theo đường cổng chính. Gặp bọn họ, Lôi Cửu Chỉ kéo qua một bên rồi thông báo:
- Lão bản vẫn đang tiếp khách.
Khấu Trọng và Từ Tử Lăng cũng đã thấy xe ngựa và đám tùy tùng đứng đợi trong khoảng sân rộng trước viện. Thủ hạ của Tiêu Vũ đang dùng ánh mắt dò xét nhìn hai người bọn gã.
Lôi Cửu Chỉ ra lệnh:
- Đi theo ta!
Hai gã theo lão vòng qua đại đường, theo lối bên đi vào nội viện. Khấu Trọng lấy làm lạ hỏi:
- Tiêu Vũ tới trễ hay sao mà đến giờ vẫn còn ngồi đây?
Lôi Cửu Chỉ đáp:
- Hắn đâu có đến muộn. Giám định tranh cổ đương nhiên tốn nhiều thời gian rồi.
Hai gã thất thanh kêu lên:
- Cái gì?
Dừng lại trong vườn, Lôi Cửu Chỉ mỉm cười nói:
- Chẳng phải là bọn ta đang cảm thấy rất khó hiểu việc một người đứng vào hàng nguyên lão đại thần trong Đường triều như Tiêu Vũ lại đến thăm một tên trọc phú mới nổi sao? Bây giờ điều bí ẩn đã được sáng tỏ. Người Tiêu Vũ muốn gặp tuyệt không phải là Phúc Vinh gia, mà là Thân Văn Giang, chuyên gia giám định cổ vật của chúng ta. Lão Tiêu đem theo khoảng năm cuộn tranh cổ, trong đó có cả hàng thật lẫn hàng giả, rõ ràng là để khảo nghiệm công phu của Thân gia. Cũng may người đóng giả là Tống gia còn có chân tài thực học hơn cả Thân gia thật, nếu không chuyến này chúng ta phải bỏ cuộc mà về quê thôi.
Khấu Trọng và Từ Tử Lăng nghe vậy quay mặt nhìn nhau, trong lòng đều trào lên cảm giác cổ quái. Khấu Trọng gãi đầu hỏi:
- Sao lại tấu xảo như vậy? Vụ Hàn Lâm Thanh Viễn đồ vừa mới ầm ĩ tại Trường An thì Tiêu Vũ đã đến thử nhãn lực của Thân gia rồi. Lão Tiêu có nói tranh của mình từ đâu mà có không?
Lôi Cửu Chỉ đáp:
- Lão không nói gì cả. Bọn ta cũng chẳng dám hỏi. Các ngươi vào nội đường trước đi, ta còn phải đi lo việc châm trà rót nước.

o0o
Vừa mới an tọa trong nội đường, Khấu Trọng đã vỗ bàn nói:
- Ta dám đem toàn bộ gia tài ra cá một trận, việc Tiêu Vũ đem tranh tới nhất định là được lệnh của Lý Uyên. Khi đã chứng thực được Thân Văn Giang đúng là bậc tông sư trong việc giám định tranh cổ, Lý Uyên sẽ mời Thân gia vào cung kiểm tra một bức danh họa khác.
Hai mắt sáng rực, Từ Tử Lăng nói chầm chậm nói từng chữ một:
- Đó là một bức tranh cổ có giá trị liên thành.
Khấu Trọng chấn động hỏi lại:
- Không phải là như vậy chứ?
Đang nhìn tên hảo huynh đệ, Từ Tử Lăng bỗng nhiên bật cười:
- Đó gọi là lần ra đầu mối thì mọi sự đều thông. Con bà nó! Suýt nữa thì lạc vào mê hồn trận, tuy muộn nhưng còn hơn không, mà cũng chưa muộn lắm. Chẳng phải trước đây bọn ta không nghĩ ra Duẫn Tổ Văn vì sao lại phải trộm Hàn Lâm Thanh Viễn đồ của Trì Sanh Xuân sao? Cứ suy nghĩ kiểu mò mẫm như vậy đương nhiên là nhìn không ra rồi. Mấu chốt là vì kẻ trộm căn bản không phải Duẫn Tổ Văn, mà là người đứng đầu Lý phiệt, Đại Đường Hoàng đế Lý Uyên. Bởi quá yêu chiều ái phi mà lão phải cam tâm làm trộm.
Đôi lông mày giãn ra, Khấu Trọng cười rũ rượi:
- Đơn giản thế mà làm người ta nghĩ mãi không ra. Nói như vậy, dưới cái tiểu lâu kỳ quái đó của Duẫn Tổ Văn có một bí đạo thông với Hoàng thành để cho Lý Uyên bí mật ra vào. Bọn ta có cần phải vào cung cướp lại tranh không? Việc này sẽ vô cùng kích thích và hứng thú.
Từ Tử Lăng vui vẻ trêu:
- Hứng thú? Nói cho ta biết ngươi có tình nguyện đi cướp tranh quí ở bên người Lý Uyên, rồi để tên Hầu tiểu tử đem giấu tang vật tại Đa Tình Oa?
Khấu Trọng lúng túng:
- Lăng tiểu tử lời lẽ sắc bén chẳng khác gì lão Lý, mà Lý Thế Dân lại là kẻ khắc tinh của số mạng tiểu đệ.
Đoạn gã chuyển chủ đề:
- Không biết vẫn phải đợi bao lâu nữa đây. Ta rất muốn biết kết quả Tống gia gặp mỹ nhân trường chủ ra sao.
Vừa mới dứt lời đã thấy Tống Sư Đạo một mình đi vào. Y chẳng nói chẳng rằng, chỉ thong thả ngồi xuống. Khấu Trọng mỉm cười hỏi:
- Trong số tranh lão Tiêu đem theo có ít nhất một bức là đồ chép lại tác phẩm của Triển Tử Kiền phải không?
Tống Sư Đạo ngây người đáp:
- Không phải một bức mà là hai bức, cả hai đều do cao thủ trong nghề vẽ lại. Nhưng làm sao người biết được?
Dứt lời liền giật mình kêu lên:
- Hàn Lâm Thanh Viễn đồ?
Hai gã cười tủm tỉm gật đầu. Tống Sư Đạo hít sâu một hơi rồi hỏi:
- Kẻ trộm tranh là Lý Uyên?
Từ Tử Lăng trả lời:
- Đó là giải thích hợp lý duy nhất. Đã là Hoàng cung tất có bí đạo phòng khi nguy cấp, bình thường thì có thể dùng làm lối ra vào bí mật. Cửa ra ở một nơi cô tịch trong phủ của Duẫn Tổ Văn, kẻ mà Lý Uyên tín nhiệm. Cho nên tiểu lâu mới được bố trí tinh nhã, phòng ngủ ở tầng dưới chứ không phải tầng trên. Không có dấu vết người ngủ ở đó, bởi dưới giường chính là cửa ra vào của bí đạo, chỉ cần dời đi là có thể phát hiện ra. Ta và tiểu Hầu vì không nghĩ đến khả năng này nên đã bất cẩn bỏ qua.
Tống Sư Đạo gật đầu:
- Cũng chỉ có thân thủ của Lý Uyên mới có thể cướp được tranh quí từ tay hai người bọn Trì Sanh Xuân.
Khấu Trọng hai mắt rực sáng, giọng nói đầy hưng phấn:
- Đêm nay bọn đệ sẽ do thám bí đạo để xem nó thông đến đâu. Nếu có một lối dẫn tới phòng ngủ của Lý Uyên, nói không chừng có thể giết chết lão. Vậy thì vòng vây Lạc Dương có thể tự nhiên mà tan, Đường thất cũng sẽ bị hãm vào cục diện nội chiến.
Từ Tử Lăng tỏ vẻ không bằng lòng:
- Ngươi luyên thuyên cái gì đấy?
Khấu Trọng cười cầu tài:
- Chỉ là nói chơi thôi mà. Ngươi không biết là ta bị Lý tiểu tử áp bức thê thảm thế nào đâu.
Tống Sư Đạo nói:
- Nếu Lý Uyên có gì bất trắc, Trường An sẽ loạn. Kế hoạch đối phó với Trì Sanh Xuân của bọn ta cũng không cách nào tiến hành được.
Khấu Trọng lúng túng:
- Ta thật ra chỉ là thuận miệng nói bừa. Hà, tình hình Tống nhị ca đi gặp Thương mỹ nhân ra sao?
Tống Sư Đạo đáp:
- Nửa câu ta cũng không dám đề cập đến các ngươi, chỉ nói chuyện vòng vo với Tú Tuần cả một canh giờ. Chắc nàng hiểu được vì sao ta đến tìm, mà ta cũng tự biết nếu nhắc đến hai ngươi tất sẽ bị nàng tống ra khỏi cửa.
Hai gã chỉ biết nhìn nhau không nói nên lời.
Hai mắt lóe lên ánh sáng kỳ lạ, Tống Sư Đạo nhẹ nhàng nói:
- Thương Tú Tuần là một nữ tử có tính tình và sở thích vô cùng đặc biệt. Cuộc sống của nàng tịch mịch phi thường, lòng đầy nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, dần dần trở nên cô ngạo kiêu hãnh. Người mang tính cách đó một khi đã nhận định chuyện gì là đúng thì tuyệt không chỉ vài ba câu hoặc cái gọi là giải thích của các ngươi là có thể thay đổi được. Đối với việc của Quân Sước ta đã thất bại một lần, chuyến này không muốn thất bại nữa, vì vậy đã hành động đặc biệt cẩn thận. Ta cùng nàng trao đổi những điểm tâm đắc cũng như cách nhìn nhận về lạc thú sinh hoạt đời thường. Trước tiên cần tranh thủ tình hữu nghị và hảo cảm của Tú Tuần, đợi đến khi nàng có một sự tín nhiệm và nhận thức nhất định về ta, thì ta mới bắt đầu đề cập với nàng về các ngươi.
Hai gã nhớ đến bản lĩnh có thể viết được cả một quyển sách từ việc xem xét một lá trà của y, nên đương nhiên không hoài nghi gì việc y có thể làm cho những người có thói quen sinh hoạt tinh tế cảm thấy thú vị mới mẻ như được thấm nhuần gió xuân. Tống Sư Đạo cười nói:
- Không cần phải lo lắng. Những chuyện như vậy cứ để ta. Ta và nàng đã hẹn mai lại gặp nhau. Cho đến lúc đó ta còn phải tới hai khu chợ của Trường An tìm xem có lễ vật gì thích hợp cho cuộc hẹn ngày mai không.
Từ Tử Lăng và Khấu Trọng mắt gã này nhìn gã kia, trong lòng trào lên niềm vui bất ngờ. Cho đến bây giờ hai gã vẫn luôn lo lắng việc Tống Sư Đạo si tình sẽ đến tiểu cốc mà Phó Quân Sước an nghỉ để sống đến già. Hiện tại dường như vô tình xe duyên, ngoài Phó Quân Sước, Thương Tú Tuần đã khơi lên sự hứng thú và ngưỡng mộ của y đối với một nữ nhân. Tống Sư Đạo có lẽ nghĩ rằng mình làm chuyện này là vì hai gã, nhưng trong quá trình tranh thủ hảo cảm của Thương Tú Tuần, y sẽ phát hiện nhiều nét hấp dẫn của nàng. Vả lại hai người đều xuất thân thế gia vọng tộc, mọi việc đều tỉ mỉ tinh tế, so với mối quan hệ của y với Phó Quân Sước thì gần gũi và dễ phát sinh sự đồng cảm hơn.
Tống Sư Đạo như không thấy thần tình của hai gã, mắt mơ màng nhìn về những đám mây được ráng chiều nhuộm tím xa xa phía Tây. Y bỗng nói:
- Phải mua một tấm khăn thêu hình hoa uất kim hương loại hảo hạng từ Ba Tư. Cái này khoác lên người nàng trông sẽ đẹp lắm.
Chợt Lôi Cửu Chỉ và Nhậm Tuấn đến. Tiểu tử này vì lần đầu thành công với vai trò Tư Đồ Phúc Vinh nên rất hưng phấn và tự tin. Khấu Trọng đem chuyện kẻ trộm tranh là Lý Uyên ra kể, rồi tường tận thuật lại quá trình Nhĩ Văn Hoán lung lạc bọn họ. Gã kết luận:
- Hiện tại mọi việc đều thuận lợi, nên chúng ta càng phải cẩn thận hơn.
Lôi Cửu Chỉ lên tiếng:
- Bọn ta toàn nhờ vào vai Thân Văn Giang mà Tống đệ đóng. Lão đệ nhìn một cái đã nhận ra đó là bản chép lại tranh của Triển Tử Kiền, còn có thể suy luận ra là ai đã mô phỏng. Theo ta thì Thân Văn Giang thật cũng không có bản lĩnh đó.
Tống Sư Đạo khiêm tốn nói:
- Chỉ là tiểu đệ may mắn gặp đúng vật mà thôi. Một là do hàn gia có bức Du Xuân đồ thật của Triển Tử Kiền. Hai là có câu Bắc Đổng Nam Triển, tức là nói phía Bắc có Đổng Bá Nhi và phía Nam có Triển Tử Kiền. Vì đều là người miền Nam cho nên ta đối với ông ấy có chút hiểu biết và quen thuộc hơn. Triển Tử Kiền tuy thành danh với tranh chân dung, nhưng thành tựu lớn nhất của ông lại là tranh sơn thủy. Trước ông, cảnh non xanh nước biếc chỉ đóng vai trò làm nền trong tranh tả người. Đến khi có ngòi bút của ông, sơn thủy mới trở thành chủ đề, con người ngược lại biến thành yếu tố điểm xuyết. Nghe nói Hàn Lâm Thanh Viễn đồ là tác phẩm sơn thủy thuần túy, cho nên trong lịch sử hội họa có ý nghĩa rất lớn. Nếu là đồ thật thì xứng đáng được xem là khoáng thế kỳ trân, vô cùng quý giá.
Khấu Trọng gật đầu tỏ vẻ tán đồng:
- Chẳng trách Lý Uyên không từ thủ đoạn đoạt bức tranh ấy về cho Trương mỹ nhân.
Lôi Cửu Chỉ cười tinh quái:
- Thân gia nói không chừng ngày mai phải nhập cung kiến giá. Các ngươi không được chứng kiến tình huống vừa rồi thật là đáng tiếc, Thân gia mỗi câu nói ra đều làm Tiêu Vũ gật đầu lia lịa. Đảm bảo sau khi quay về, lão sẽ phải nhịn cơn đau ở cổ để báo cáo với Lý Uyên về nhãn quan tuyệt vời của Thân gia.
Tống Sư Đạo bật cười:
- Lôi đại ca nói quá rồi!
Nhậm Tuấn nhịn không được hỏi:
- Bước tiếp theo thì thế nào ạ?
Từ Tử Lăng đáp:
- Chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi! Khấu Trọng sẽ thay ta đi gặp lão gia, ta thì đi gặp Hầu Hy Bạch. Sau đó, hai người bọn ta với thân phận Thái Hành song kiệt nhập bọn với Nhĩ Văn Hoán. Đến khi nào bọn ta nắm chắc toàn bộ tình hình thì mới quyết định được hành động tiếp theo.

o0o
Sau khi khẳng định không bị ai theo dõi Khấu Trọng mới bước chân vào quán. Đỗ Phục Uy đội một chiếc mũ sụp xuống hai mắt đang ngồi ở góc quán, ánh mắt sắc bén quét lên mình gã.
Khấu Trọng đến ngồi bên cạnh lão, trong lòng chợt thấy ấm áp, gã kêu khẽ:
- Cha! Là con đây! Tiểu Trọng đây!
Đỗ Phục Uy nói trong sự rung động mãnh liệt:
- Đúng là ngươi rồi!
Lão đưa tay nắm chặt tay gã.
Khấu Trọng cảm thấy cổ họng như nghẹn lại khó nói nên lời. Tình cảm sâu nặng trào lên trong lòng, gã gật gật đầu:
- Là con đây! Cha!
Vẫn nắm chặt lấy tay gã, Đỗ Phục Uy hạ giọng:
- Ngươi đến Trường An bằng cách nào? Ta chỉ sợ sẽ vĩnh viễn mất ngươi.
Nói xong lão mới nới lỏng tay ra.
Khấu Trọng kể sơ qua tình hình, đoạn cười khổ rồi than thở:
- Lạc Dương hỏng rồi! Hiện tại con chỉ còn biết tính xem có thể đoạt lấy Giang Đô hay không. Nếu không mọi việc đều chẳng còn ý nghĩa.
Đỗ Phục Uy chán nản thở dài một hơi:
- Năm đó tại sao người lại khăng khăng từ chối ý tốt của ta, kế thừa Giang Hoài quân của ta? Nếu ngươi đồng ý thì ta đã không trở nên tâm tro ý lạnh mà đầu quân cho Lý phiệt. Ngươi cũng chẳng phải đôn đáo khốn khổ như thế này.
Khấu Trọng an ủi lão:
- Một ngày Khấu Trọng còn chưa chết, Lý Thế Dân chưa thể nói là thắng.
Đỗ Phục Uy trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Chuyện Tử Lăng nhờ ta làm cũng có chút khả quan. Người này hai ngươi biết đó, mà y cũng có hảo cảm với các ngươi.
Khấu Trọng kinh ngạc:
- Con không nghĩ ra ở Trường An có ai như vậy.
Đỗ Phục Uy đáp:
- Lão không phải người Trường An, mà là bằng hữu giang hồ trước đây của Lý Uyên, hơn nữa cũng là người mà Đại Tiên Hồ Phật kính trọng. Trên giang hồ dù là kẻ cùng hung cực ác cũng phải ít nhiều nể mặt lão.
Khấu Trọng gãi đầu hỏi:
- Rốt cuộc là ai đây?
Đỗ Phục Uy trả lời:
- Là Âu Dương Hi Di!
Khấu Trọng giật mình nói:
- Thì ra là ông ấy! Lão nhân gia đó chẳng phải đã ẩn thân nơi danh sơn không xuất thế nữa ư? Sao lại đến Trường An chứ?
Đỗ Phục Uy đáp:
- Không phải lão tự ý đến Trường An, mà là do Lý Uyên thành tâm thỉnh lão xuất sơn để đến thuyết phục nhạc phụ ngươi đừng ủng hộ ngươi nữa. Điều kiện cũng đã được đưa ra, chỉ cần Thiên Đao Tống Khuyết còn sống thì người của Lý gia sẽ không bước nửa bàn chân vào Lĩnh Nam, Tống Khuyết cũng không cần xưng thần với Lý Uyên. Nếu Tống Khuyết chết đi, Đường thất sẽ phong người thừa kế của ông ta làm Trấn Nam Công. Còn nhiều giao ước nữa, trong đó đương nhiên bao gồm cả việc Đường thất sẽ duy trì huyết thống người Hán, phân ranh giới rạch ròi với người Đột Quyết.
Hít vào một hơi khí lạnh, Khấu Trọng nói:
- Điều kiện thật là ưu đãi!
Đỗ Phục Uy hỏi:
- Thiên hạ ai không sợ Tống Khuyết chứ? Tống Khuyết lại còn thêm Trọng nhi của ta! Hà hà!
Nghĩ đến tình cảnh trước mắt của mình, Khấu Trọng cười khổ:
- Cha không cần phải thổi phồng hài nhi lên. Ài!
Gã dừng lại một chút rồi nhíu mày nói:
- Âu Dương Hi Di thân phận cao quý, cho dù lão đồng ý hậu thuẫn cho Tư Đồ Phúc Vinh cũng chỉ khiến người khác nghi ngờ. Âu Dương Hi Di và Tư Đồ Phúc Vinh là hai dạng người mà có dùng dây thừng lớn cũng không kéo họ lại gần nhau được.
Đỗ Phục Uy không nhịn được cười phá lên:
- Cùng tắc biến, biến tắc thông! Biện pháp tất sẽ do các ngươi nghĩ ra. Mối quan hệ giữa Âu Dương Hi Di và Hồ Phật rất đặc biệt, lão nói gì Hồ Phật cũng sẽ nghe theo. Giả dụ Âu Dương Hi Di bóc trần thân phận của Trì Sanh Xuân thì Hồ Phật ngay cả vì vậy mà mang họa sát thân cũng nhất định sẽ không đem con gái hứa gã cho hắn.
Khấu Trọng than:
- Nếu vấn đề phát triển đến mức đó, đại kế đối phó với Trì Sanh Xuân của chúng ta khẳng định sẽ tan thành mây khói. Nếu Hồ Phật báo cho Lý Uyên, tình hình càng khó thu xếp hơn.
Đỗ Phục Uy nói:
- Cho nên các ngươi phải nghĩ ra phương pháp thích hợp. Âu Dương Hi Di ngày kia sẽ khởi trình đi phương Nam, ta có thể bố trí cho các ngươi bí mật gặp mặt lão.
Đột nhiên trong đầu chợt lóe lên một tia sáng, Khấu Trọng nói:
- Có lý!
Đại Đường Song Long Truyện
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hối 114
Hối 115
Hối 116
Hối 117
Hối 118
Hối 119
Hối 120
Hối 121
Hối 122
HỒI 456
HỒI 457
HỒI 458
HỒI 459
HỒI 460
HỒI 461
HỒI 462
HỒI 463
HỒI 464
HỒI 465
HỒI 466
HỒI 467
HỒI 468
HỒI 469
HỒI 470
HỒI 471
HỒI 472
Hồi 473
Hồi 474
Hồi 475
Hồi 476
Hồi 477
Hồi 478
Hồi 479
Hồi 480
Hồi 481
Hồi 482
Hồi 483
Hồi 484
Hồi 485
Hồi 486
Hồi 487
Hồi 488
Hồi 489
Hồi 490
Hồi 491
Hồi 492
Hồi 493
Hồi 494
Hồi 495
Hồi 496
Hồi 497
Hồi 498
Hồi 499
Hồi 500
Hồi 501
Hồi 502
Hồi 503
Hồi 504
Hồi 505
Hồi 506
Hồi 507
Hồi 508
Hồi 509
Hồi 510
Hồi 511
Hồi 512
Hồi 513
Hồi 514
Hồi 515
Hồi 516
Hồi 517
Hồi 518
Hồi 519
Hồi 520
Hồi 521
Hồi 522
Hồi 523
Hồi 524
Hồi 525
Hồi 526
Hồi 527
Hồi 528
Hồi 529
Hồi 530
Hồi 531
Hồi 532
Hồi 533
Hồi 534
Hồi 535
Hồi 536
Hồi 537
Hồi 538
Hồi 539
Hồi 540
Hồi 541
Hồi 542
Hồi 543
Hồi 544
Hồi 545
Hồi 546
Hồi 547
Hồi 548
Hồi 549
Hồi 550
Hồi 551
Hồi 552
Hồi 553
Hồi 554
Hồi 555
Hồi 556
Hồi 557
Hồi 558
Hồi 559
Hồi 560
Hồi 561
Hồi 562
Hồi 563
Hồi 564
Hồi 565
Hồi 566
Hồi 567
Hồi 568
Hồi 569
Hồi 570
Hồi 571
Hồi 572
Hồi 573
Hồi 574
Hồi 575
Hồi 576
Hồi 577
Hồi 578
Hồi 579
Hồi 580
Hồi 581
Hồi 582
Hồi 583
Hồi 584
Hồi 585
Hồi 586
Hồi 587
Hồi 588
Hồi 589
Hồi 590
Hồi 591
Hồi 592
Hồi 593
Hồi 594
Hồi 595
Hồi 596
Hồi 597
Hồi 598
Hồi 599
Hồi 600
Hồi 601
Hồi 602
Hồi 603
Hồi 604
Hồi 605
Hồi 606
Hồi 607
Hồi 608
Hồi 609
Hồi 610
Hồi 611
Hồi 612
Hồi 613
Hồi 614
Hồi 615
Hồi 616
Hồi 617
Hồi 618
Hồi 619
Hồi 620
Hồi 621
Hồi 622
Hồi 623
Hồi 624
Hồi 625
Hồi 626
Hồi 627
Hồi 628
Hồi 629
Hồi 630
Hồi 631
Hồi 632
Hồi 633
Hồi 634
Hồi 635
Hồi 636
Hồi 637
Hồi 638
Hồi 639
Hồi 640
Hồi 641
Hồi 642
Hồi 643
Hồi 644
Hồi 645
Hồi 646
Hồi 647
Hồi 648
Hồi 649
Hồi 650
Hồi 651
Hồi 652
Hồi 653
Hồi 654
Hồi 655
Hồi 656
Hồi 657
Hồi 658
Hồi 659
Hồi 660
Hồi 661
Hồi 662
Hồi 663
Hồi 664
Hồi 665
Hồi 666
Hồi 667
Hồi 668
Hồi 669
Hồi 670
Hồi 671 - 672
Hồi 673 - 674
Hồi 675 - 676
Hồi 677 - 678
Hồi 679 - 680
Hồi 681
Hồi 683 - 684
Hồi 685 - 686
Hồi 687 - 688
Hồi 689 - 690
Hồi 691 - 692
Hồi 693 - 694
Hồi 695 - 696
Hồi 697 - 698
Hồi 699 - 700
Hồi 701 - 702
Hồi 703 - 704
Hồi 705 - 706
Hồi 707 - 708
Hồi 709 - 710
Hồi 711 - 712
Hồi 713 - 714
Hồi 715 - 716
Hồi 717 - 718
Hồi 719 - 720
Hồi 721 - 722
Hồi 721 - 722
Hồi 723 - 724
Hồi 725 - 726
Hồi 727
Hồi 728
Hồi 729
Hồi 730
Hồi 731
Hồi 732
Hồi 733
Hồi 734
Hồi 735
Hồi 736
Hồi 737
Hồi 738
Hồi 739
Hồi 740
Hồi 741
Hồi 742
Hồi 743
Hồi 744
Hồi 745
Hồi 746
Hồi 747
Hồi 748
Hồi 749
Hồi 750
Hồi 751
Hồi 752
Hồi 753
Hồi 754
Hồi 755
Hồi 756
Hồi 757
Hồi 758
Hồi 759
Hồi 760
Hồi 761
Hồi 762
Hồi 763
Hồi 764
Hồi 765
Hồi 766
Hồi 767 - 768
Hồi 769 - 770
Hồi 771 - 772
Hồi 773 - 774
Hồi 775 - 776
Hồi 777 - 778
Hồi 779 - 780
Hồi 781 - 782
Hồi 783 - 784
Hồi 785 - 786
Hồi 787 - 788
Hồi 789 - 790
Hồi 791
Hồi 792
Hồi 793
Hồi 794
Hồi 795
Hồi 796
Hồi 797
Hồi 798
Hồi 799
Hồi 800 (Kết)